Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Nhận dạng tự động ảnh tài liệu tiếng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.7 MB, 102 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-----------------------

Đặng Thị Thanh Hằng

NGHIÊN CỨU ĐỊA MẠO ĐỤN CÁT PHỤC VỤ QUẢN LÝ
BỜ BIỂN HỘI AN - TAM KỲ, TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - 2021


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-----------------------

Đặng Thị Thanh Hằng

NGHIÊN CỨU ĐỊA MẠO ĐỤN CÁT PHỤC VỤ QUẢN LÝ
BỜ BIỂN HỘI AN - TAM KỲ, TỈNH QUẢNG NAM
Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên và môi trƣờng
Mã số
: 8850101.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Đặng Kinh Bắc
XÁC NHẬN HỌC VIÊN ĐÃ CHỈNH SỬA THEO GÓP Ý CỦA HỘI ĐỒNG
Giáo viên hướng dẫn


Chủ tịch hội đồng chấm
luận văn thạc sĩ khoa học

TS. Đặng Kinh Bắc

PGS.TS. Phạm Quang Tuấn

Hà Nội - 2021


LỜI CẢM ƠN
Luận văn được hồn thành tại bộ mơn Địa mạo và Địa lý - Môi trường biển,
Khoa Địa lý, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, dưới sự hướng dẫn của TS. Đặng
Kinh Bắc. Em xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc sự hướng dẫn tận tình của Thầy trong
suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Đồng thời, em xin chân thành cảm ơn tập thể các thầy giáo, cô giáo trong
khoa Địa lý đã trực tiếp giảng dạy và hướng dẫn em trong suốt những năm vừa qua.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu và quan trọng của các thầy
giáo: PGS. TS. Đặng Văn Bào, PGS. TS. Vũ Văn Phái, TS. Ngô Văn Liêm và các
anh chị trong bộ môn Địa mạo và Địa lý - Môi trường biển đã hướng dẫn và tạo
điều kiện cho em trong quá trình học tập, cũng như nghiên cứu khoa học để hồn
thành luận văn.
Em xin bày tỏ lịng biết ơn tới PGS. TS. Đặng Văn Bào, chủ nhiệm đề tài
―Luận cứ khoa học cho việc thiết lập và giải pháp quản lý hành lang bảo vệ bờ biển
Việt Nam”, mã số KC.09.17/16-20 đã cho phép sử dụng dữ liệu, tài liệu của đề tài.
Nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ
Quốc gia (NAFOSTED) trong đề tài mã số 105.07-2020.04.
Em xin gửi lòng biết ơn sâu sắc nhất đến gia đình và bạn thân, những
người đã đồng hành cùng em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn
thiện luận văn.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 20

HỌC VIÊN

\

Đặng Thị Thanh Hằng


MỤC LỤC
CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT ............................................................................ iii
DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ ........................................................................ iv
DANH MỤC HÌNH................................................................................................... v
1. Tính cấp thiết......................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu: ............................................................................................ 2
3. Nội dung và nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................... 2
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 2
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ............................................................................. 3
6. Cơ sở tài liệu để thực hiện luận văn .................................................................... 3
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 5
1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................ 5
1.1.1. Quan niệm về đụn cát ............................................................................... 5
1.1.2. Phân loại đụn cát ....................................................................................... 5
1.1.3. Dịch vụ hệ sinh thái và dịch vụ hệ sinh thái đụn cát ............................... 9
1.1.4. Địa mạo đụn cát và mối quan hệ giữa nghiên cứu địa mạo đụn cát với
dịch vụ hệ sinh thái ........................................................................................... 12

1.1.5. Quan điểm tiếp cận ................................................................................. 21
1.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan đến đụn cát ven biển ................. 22
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ......................................................... 22
1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ........................................................... 26
1.3. Các phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 29
1.3.1. Phương pháp thu thập, phân tích - tổng hợp tài liệu ............................... 29
1.3.2. Phương pháp điều tra và khảo sát thực địa ............................................. 29
1.3.3. Phương pháp viễn thám và GIS .............................................................. 32
1.3.4. Phương pháp định lượng dịch vụ hệ sinh thái trên cơ sở tham vấn chuyên
gia ...................................................................................................................... 34
Chƣơng 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA MẠO ĐỤN CÁT KHU VỰC...................................... 39
HỘI AN - TAM KỲ, TỈNH QUẢNG NAM ............................................................. 39
2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của đụn cát khu vực
Hội An-Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam ............................................................................ 39
2.1.1. Đặc điểm khí hậu .................................................................................... 39
2.1.2. Chế độ hải văn ........................................................................................ 41
2.1.3. Thực vật .................................................................................................. 43
2.1.4. Tác động nhân sinh ................................................................................. 45

i


2.2. Các đặc trưng địa mạo đụn cát khu vực Hội An-Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam ..... 51
2.2.1. Bãi biển và đụn cát phôi thai .................................................................. 51
2.2.2. Đụn cát tiền tiêu ...................................................................................... 51
2.2.3. Đụn cát vàng ........................................................................................... 52
2.2.4. Đụn cát xám ............................................................................................ 54
2.2.5. Đụn cát trắng ........................................................................................... 55
2.2.6. Đụn cát nâu ............................................................................................. 55
2.3. Các đặc trưng phân đoạn bờ biển và hiện trạng lớp phủ bề mặt khu vực Hội

An-Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam ................................................................................... 58
Chƣơng 3. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ DỊCH VỤ HỆ SINH THÁI .............. 67
ĐIỀU TIẾT CỦA CÁC DẠNG ĐỊA MẠO ĐỤN CÁT KHU VỰC ................... 67
HỘI AN-TAM KỲ, TỈNH QUẢNG NAM............................................................ 67
3.1. Tiềm năng cung cấp dịch vụ hệ sinh thái đụn cát khu vực Hội An-Tam Kỳ, tỉnh
Quảng Nam ............................................................................................................... 67
3.1.1. Dịch vụ cung cấp .................................................................................... 67
3.1.2. Dịch vụ điều tiết ...................................................................................... 70
3.1.3. Dịch vụ văn hóa ...................................................................................... 71
3.2. Đánh giá sự biến động giá trị dịch vụ hệ sinh thái điều tiết của các đụn cát khu
vực Hội An-Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam ...................................................................... 73
3.2.1. Ma trận dịch vụ hệ sinh thái điều tiết ..................................................... 73
3.2.2. Giá trị dịch vụ hệ sinh thái điều tiết trên đụn cát từ năm 2010 đến 2019
khu vực Hội An-Tam Kỳ .................................................................................. 74
3.3.2. Đánh giá chức năng điều tiết của các hệ sinh thái trên đụn cát tiền tiêu
khu vực Hội An-Tam Kỳ .................................................................................. 79
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ......................................................................... 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 89

ii


CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
CSD

Coastal Sand Dune
(Đụn cát ven biển)

ES


Ecosystem Services
(Dịch vụ hệ sinh thái)

ESV

Ecosystem Services Value
(Giá trị dịch vụ hệ sinh thái)

GIS

Geographic Informations System
(Hệ thông tin địa lý)

m

Mét

MNDWI

Modified Normalized Difference Water Index
(Chỉ số khác biệt nước đơn giản hóa)

nnk

Nhóm nghiên cứu

NTTS

Nuôi trồng thủy sản


NDVI

Normalized Differential Vegetation Index
(Chỉ số khác biệt thực vật được đơn giản hóa)

NDBI

Normalized Difference Build-up Index
(Chỉ số khác biệt xây dựng được đơn giản hóa)

RNM

Rừng ngập mặn

iii


DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
Bảng 1.1: Dữ liệu viễn thám và GIS được sử dụng trong nghiên cứu........................ 4
Bảng 1.2: Phân loại các đụn cát ven biển (Theo tác giả) [19,20, 27,40,50] ............... 8
Bảng 1.3: Giá trị NDVI các năm 2010 và 2019........................................................ 33
Bảng 1.4: Giá trị NDBI ............................................................................................. 34
Bảng 1.5: Giá trị MNDWI ........................................................................................ 34
Bảng 1.6. Các hệ sinh thái được đưa vào đánh giá chất lượng dịch vụ hệ sinh thái
đụn cát ....................................................................................................................... 35
Bảng 1.7. Kết quả đánh giá tiềm năng cung cấp dịch vụ hệ sinh thái với sự tham gia
của 21 nhà khoa học trong nước và quốc tế.............................................................. 37
Bảng 2.1: Diện t ch, dân số và mật độ dân số các huyện, thành phố ven biển
Hội An-Tam Kỳ ........................................................................................................ 46
Bảng 2.2: Đặc điểm địa hình, địa mạo và hiện trạng lớp phủ bề mặt tại một số

khu vực ven biển dải ven biển Hội An - Tam Kỳ ..................................................... 58
Bảng 3.1: Sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng từ 2014 - 2017 tỉnh Quảng
Nam .......................................................................................................................... 68
Bảng 3.2: Diện t ch NTTS phân theo huyện/thành phố từ 2014 - 2017 tỉnh Quảng
Nam .......................................................................................................................... 69
Bảng 3.3: Sản lượng thủy sản phân theo huyện/thành phố từ 2014 - 2017 tỉnh
Quảng Nam .............................................................................................................. 69
Bảng 3.4: Kết quả đánh giá tiềm năng cung cấp dịch vụ hệ sinh thái điều tiết ........ 74
Bảng 3.5: Kiểu sử dụng đất ven biển khu vực Hội An-Tam Kỳ .............................. 79
Biểu đồ 3.1: ESV điều tiết trên các dạng địa mạo đụn cát khu vực ven biển
Hội An-Tam Kỳ ........................................................................................................ 74
Biểu đồ 3.2: ESV điều tiết các năm 2010 và 2019 khu vực ven biển Hội An-Tam Kỳ
................................................................................................................................... 77
Biểu đồ 3.3: Khả năng cung cấp ES điều tiết của từng kiểu lớp phủ
khu vực ven biển Hội An-Tam Kỳ. .......................................................................... 78

iv


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Sơ đồ khu vực nghiên cứu dải ven biển Hội An - Tam Kỳ,
tỉnh Quảng Nam .......................................................................................................... 3
Hình 1.2: Các kịch bản phát triển đụn cát ven biển, dựa vào cán cân trầm tích cồn và
bãi. (Nguồn: Theo Nickling và Davidson-Arnott 1990) ........................................... 15
Hình 1. 3. Khu vực An Bàng: khu đất đã bị san ủi, khơng cịn đê cát tiền tiêu với
rừng phịng hộ, hiện tượng xói lở mạnh; khu vực lối đi xuống biển bị sóng tác động
sâu hơn. ..................................................................................................................... 30
Hình 1. 4. Khu vực ven biển Tan Thanh: Bãi biển hiện đại chỉ rộng 30m, ngay sát
vách vẫn thấy có các tích tụ do sóng hiện đại, chỉ rộng 3-5m, phía ngồi là bãi biển
nghiêng thoải. Đường bờ trong tại đây cắt vào hệ thống đụn cát phôi thai, bãi trên

triều, được thể hiện rõ trên ảnh. ................................................................................ 30
Hình 1. 5. Đụn cát/đê cát tiền tiêu với hệ sinh thái tự nhiên đang được biến đổi tại
khu vực phía bắc Cửa Đại. ........................................................................................ 31
Hình 1. 6. Rìa phía biển của xã Duy Hải, nơi chịu tác động mạnh của sóng bão, biến
động bờ mạnh. Bờ bị biến động mạnh, song theo xu hướng tích tụ, thể hiện khá rõ
bởi các lạch nước ph a trong đụn cát ngoài cùng – dấu vết của đường bờ cổ. ......... 31
Hình 1. 7. Bờ biển phía nam khu du lịch Nam Hội An. Mặc dù là bờ biển tích tụ,
song dấu vết của bão với sóng biển cao vẫn thể hiện khá rõ. Hàng cây phi lao của
rừng phịng hộ trên đụn cát tiền tiêu có tác dụng chống bão khá tốt. Theo người dân,
trong 20 năm qua t có sự biến động bờ trong. ......................................................... 31
Hình 1. 8. Điểm kháo sát nằm ở phía nam của làng Bích hoạ Tam Thanh. Mức độ
quy hoạch ven biển tốt với rừng phi lao có tuổi tầm 40 năm nằm trên dụn cát vàng,
ph a dưới trân có dứa dại và cỏ gà; chuyển tiếp tới là đường giao thônng rộng
khoảng 5m. Đụn cát tiền tiêu phát triển chủ yếu là muống biển với độ rộng là 15m.
Đụn cát phơi thai cũng bắt đầu hình thành thực vật với độ rộng khoảng 10m trước
khi ra ngoài khu vực triều cao................................................................................... 32
Hình 2.1: Một số lồi cây giúp cố định vật chất hình thành các đụn cát phơi thai và
tiền tiêu (Ảnh Đặng Thị Thanh Hằng, 2/ 2020) ........................................................ 45
Hình 2.2: Các ngư dân đang thu hoạch hải sản sau một đêm đánh bắt tại xã Tam
Thanh, Tp.Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam (Nguồn ảnh: Đặng Thị Thanh Hằng, 2/2020)
................................................................................................................................... 47

v


Hình 2.3: Kè cọc tre trước các hàng quán tại bãi biển Cửa Đại, Tp. Hội An,
tỉnh Quảng Nam (Nguồn ảnh: Đặng Thị Thanh Hằng, 3/2019) ............................... 49
Hình 2.4: Kè mềm bằng các bao tải cát tại bãi biển Cửa Đại, bãi biển bị thu hẹp,
khách du lịch tắm nắng, nghỉ ngơi ngay trên cơng trình bờ kè này
(Nguồn ảnh: Đặng Thị Thanh Hằng, 3/2019) ........................................................... 49

Hình 2.5: Bờ kè đá đang được xây dựng và khu du lịch bỏ hoang bị phá tan
bởi sóng bão tại đoạn bờ biển phía bắc khu Vinpearl Resort & Spa Hội An
(Nguồn ảnh Đặng Thị Thanh Hằng, 3/2019) ............................................................ 50
Hình 2.6: Cơng trình đê kè dọc bờ biển Tam Thanh tương đối ổn định, hệ thống đụn
cát tiền tiêu được bảo vệ tốt (Ảnh Đặng Thị Thanh Hằng, 2/2020) ......................... 50
Hình 2.7: Một đoạn đụn cát tiền tiêu còn được giữ lại tại bãi biển khu Hidden Beach
Hội An (ảnh Đặng Thị Thanh Hằng, 2/2020) ........................................................... 52
Hình 2. 8: Dân cư tập trung tại các khu vực có nhiều dải trũng rộng, phát triển nông
nghiệp trên các dải trũng - ẩm hơn này..................................................................... 53
Hình 2. 9: Trên bề mặt thềm biển cao 4-6m cấu tạo bởi cát trắng xám, nhiều nơi nổi
lên các đụn cát xám vàng cao 3-4m. Các đụn do gió vun cát lên cao. Cát đụn được
hình thành sau biển tiến Holocen, tuổi Holocen giữa – muộn.................................. 54
Hình 2. 10: Bề mặt thềm cát khá phẳng, trên độ cao 10-12m. Cát màu xám hạt
trung, mài trịn chọn lọc tốt. Đơi nơi cát được vun lên thành các đụn có độ cao 23m. Hầu hết trên thềm cát là cỏ và cây bụi. .............................................................. 54
Hình 2. 11: Bề mặt thềm cát trắng, nhiều nơi được phủ bởi thực vật tự nhiên; hầu
như chưa được khai thác, sử dụng. ........................................................................... 55
Hình 2. 12: Bề mặt đụn cát vàng nâu có dạng vịm nổi cao bên trái ảnh cao trên
20m, phía phải ảnh là bề mặt thềm cát trắng, bề mặt tương đối bằng phẳng, cắt vào
thềm cát vàng nâu. .................................................................................................... 56
Hình 2.13: Sơ đồ thành tạo cát biển dải đồng bằng Hội An-Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
................................................................................................................................... 57
Hình 3.1: Bãi tắm An Bàng thuộc phường Cẩm An, thành phố Hội An. ................. 72
Hình 3.2: Sơ đồ các điểm vui chơi, giải trí du lịch tỉnh Quảng Nam [33]................ 72
Hình 3.3: Đụn cát tiền tiêu cao 3-4m với thảm rừng phòng hộ mật độ dày,
bãi biển cịn hoang sơ chưa tại xã Bình Minh, huyện Thăng Bình
(ảnh: Đặng Thị Thanh Hằng, 2/2020) ....................................................................... 75

vi



Hình 3.4: Bãi biển tại Four Seasons Resort The Nam Hải, Hội An đã chịu
sự tác động của con người khơng cịn các đụn cát tiền tiêu, bãi biển có vách dốc
(ảnh: Đặng Thị Thanh Hằng, 2/2020) ....................................................................... 75
Hình 3.5: ESV điều tiết trên đụn cát tiền tiêu đoạn từ Hội An đến Tam Kỳ,
tỉnh Quảng Nam ........................................................................................................ 83
Hình 3.6: Hiện trạng xói lở bờ biển tại bãi biển Cửa Đại (nguồn ảnh Ngơ Văn Liêm,
3/2019) ...................................................................................................................... 84
Hình 3.7: Hiện trạng xói lở khu khách sạn trên đường Âu Cơ, Hội An (nguồn ảnh
Ngơ Văn Liêm, 3/2019) ............................................................................................ 84
Hình 3.8: Các hàng quán được xây dựng sau đường đê dọc bờ biển tại Tam Thanh,
Tp. Tam Kỳ (nguồn ảnh Đặng Thị Thanh Hằng, 2/2020) ........................................ 85
Hình 3.9: Đầm ni tơm được người dân xã Bình Hải, Huyện Thanh Bình
ni trồng trên đụn cát tiền tiêu, sau dải rừng phòng hộ (Ảnh Đặng Thị Thanh
Hằng, 2/2020). .......................................................................................................... 85

vii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Đụn cát ven biển là một thành tạo tự nhiên không thể tách rời của đới bờ biển, là
dạng địa hình phổ biến của dải ven biển trên thế giới và ở Việt Nam. Là một quốc gia
ven biển với đường bờ biển trải dài hơn 3.260km nhưng các đụn cát ở Việt Nam chỉ tập
trung phân bố chủ yếu ở dải ven biển miền Trung, trong đó có tỉnh Quảng Nam.
Dải ven biển Hội An - Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam là nơi có mặt đầy đủ của
một cấu trúc đụn cát từ trẻ cho đến trưởng thành đã tạo nên hệ sinh thái đụn cát đặc
trưng cho vùng. Hệ thống đụn cát này đóng vai trò quan trọng đối với con người và
cung cấp nhiều dịch vụ hệ sinh thái thiết yếu khác nhau. Tùy thuộc vào đặc điểm
hình thái và trạng thái sinh thái của các đụn cát mà chúng có thể bảo vệ con người
và cơ sở hạ tầng khỏi các mối nguy cơ tự nhiên như: lũ lụt ven biển, tác động của

sóng, nước dâng do bão,…Đồng thời, ở một mức độ nhất định nào đó mà các đụn cát
ven biển có tác dụng đến việc làm giảm thiểu xói lở bờ biển, biến đổi khí hậu và xâm
nhập mặn.
Tuy nhiên, hiện nay nhu cầu phát triển kinh tế tại khu vực ven biển Hội AnTam Kỳ ngày càng cao, khuynh hướng tiến ra biển, khai thác biển, làm giàu từ biển
ngày càng được đẩy mạnh nhưng thường đi kèm với đó lại là các phương thức khai
thác thiếu tính bền vững. Nhờ sự giàu có về tài nguyên thiên nhiên mà Hội An-Tam
Kỳ đã và đang thu hút nhiều sự quan tâm của cá nhân cũng như các doanh nghiệp
đầu tư. Điều này dẫn tới chuyển đổi sử dụng đất ngay trên các nền địa hình là đụn
cát và việc xuất hiện các mâu thuẫn, xung đột trong quá trình khai thác, sử dụng tài
nguyên là không thể tránh khỏi. Dưới tác động của q trình đơ thị hóa, khai thác
cát, mở rộng nông nghiệp như phát triển nuôi trồng thủy sản trên cát dẫn đến các
hình thức suy thối khác nhau như các đụn cát bị phân nhỏ, ngắt đoạn, ô nhiễm môi
trường, mất nơi sinh sống của một số loại thực động vật, nghiêm trọng hơn nữa là
có một số các đụn cát đã bị mất hoàn toàn do bị san bằng để xây dựng cơng trình,
điển hình như khu vực Cửa Đại, Hội An.
Việc hài hòa giữa lợi ch thu được từ các hệ sinh thái đụn cát ven biển với
các vấn đề môi trường, giảm thiểu thiệt hại và phịng tránh thiên tai và duy trì giá trị
văn hóa nghiên cứu, đánh giá về chúng cần được sự quan tâm nhiều hơn.
Trên cơ sở các vấn đề nêu trên, học viên đã chọn đề tài: “Nghiên cứu địa
mạo đụn cát phục vụ quản lý bờ biển Hội An-Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam” cho
luận văn của mình.

1


2. Mục tiêu nghiên cứu:
Đánh giá tiềm năng cung cấp dịch vụ hệ sinh thái điều tiết trên các đơn vị địa
mạo đụn cát làm cơ sở khoa học phục vụ quản lý bờ biển Hội An - Tam Kỳ, tỉnh
Quảng Nam.
3. Nội dung và nhiệm vụ nghiên cứu

Nội dung:
- Tổng quan cơ sở lý luận về địa mạo đụn cát cho định hướng sử dụng hợp lý
các hệ sinh thái đụn cát;
-

Nghiên cứu đặc điểm và quy luật phân bố các địa mạo đụn cát tại khu vực

ven biển Hội An - Tam Kỳ;
-

Phân t ch và đánh giá sự biến đổi giá trị dịch vụ hệ sinh thái điều tiết trên các

địa mạo đụn cát trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến 2019 tại khu vực ven biển
Hội An-Tam Kỳ;
-

Luận giải về q trình tiến hóa đụn cát và sự biến đổi sử dụng đất trên các

địa mạo đụn cát trong quá khứ. Trên cơ sở kết hợp giữa nghiên cứu lý thuyết và
thực nghiệm đưa ra những nhận xét, từ đó, nghiên cứu đưa ra các kiến nghị về giải
pháp nhằm phát triển bền vững khu vực ven biển tỉnh Quảng Nam.
Nhiệm vụ:
-

Thu thập, phân tích và xử lí các tài liệu liên quan đến địa mạo đụn cát và

dịch vụ hệ sinh thái đụn cát;
-

Khảo sát thực địa khu vực Hội An-Tam Kỳ để xác định đặc điểm địa hình,


địa mạo và hiện trạng sử dụng đất tại khu vực nghiên cứu;
-

Xây dựng bản đồ địa mạo và sơ đồ các thành tạo đụn cát khu vực Hội An-

Tam Kỳ, Quảng Nam;
-

Xử lí ảnh Landsat năm 2010 và 2019 để phân loại và xác định được diện tích

các đối tượng sử dụng đất trên các dạng địa mạo. Từ đó có thể t nh được giá trị dịch
vụ hệ sinh thái điều tiết của từng đối tượng dựa vào bảng ma trận dịch vụ hệ sinh thái.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Là các đơn vị địa mạo đụn cát và các đối tượng sử dụng
trên đụn cát đó.
- Phạm vi không gian: Hệ thống đụn cát ven biển phân bố dọc theo ven biển từ
thành phố Hội An đến thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Ranh giới dải đụn cát
khu vực nghiên cứu được giới hạn ngoài là đường bờ trong và giới hạn trong là
điểm cuối cùng phát hiện các thành tạo đụn cát tuổi Pleistocen.

2


Hình 1.1: Sơ đồ khu vực nghiên cứu dải ven biển Hội An - Tam Kỳ,
tỉnh Quảng Nam
- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu quá trình biến đổi của các đối tượng sử dụng trên
đụn cát các năm 2010 và 2019.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học: Góp phần bổ sung cơ sở lý luận và khoa học cho việc nghiên

cứu phục vụ quản lý, khai thác, sử dụng đụn cát ven biển của khu vực Hội An-Tam
Kỳ, Quảng Nam.
- Ý nghĩa thực tế: Kết quả nghiên cứu giúp các nhà hoạch định ch nh sách có được
cái nhìn tổng thể về thực trạng phát triển bền vững khu vực Hội An-Tam Kỳ, Quảng
Nam.
6. Cơ sở tài liệu để thực hiện luận văn
Đề tài được thực hiện trên cơ sở:
1. Luận văn được thực hiện với những hỗ trợ từ đề tài cấp nhà nước: “Luận cứ
khoa học cho việc thiết lập và giải pháp quản lý hành lang bảo vệ bờ biển Việt
Nam”. Mã số KC.09.17/16.20 do PGS.TS. Đặng Văn Bào chủ nhiệm.
2. Các dữ liệu thu thập được trong quá trình khảo sát thực địa và cơng tác
nghiên cứu trong phịng.
3. Các cơng trình nghiên cứu đã cơng bố có liên quan đến nội dung nghiên cứu
của luận văn.
4. Dữ liệu viễn thám, GIS và các bản đồ của khu vực nghiên cứu như được
trình bày tại bảng 1.1.
3


Bảng 1. 1: Dữ liệu viễn thám và GIS được sử dụng trong nghiên cứu
1. Dữ liệu viễn thám: Ảnh vệ tinh Landsat
[Nguồn: US Geological Science />Ngày,
Loại ảnh

Hàng/cột

tháng,
năm chụp

Độ phân

giải

Kênh ảnh

Mục đích sử

khơng

sử dụng

dụng

gian

Landsat 5 TM

049/124

12/6/2010

30mx30m

2,3,4,5

Landsat 8

049/124

04/7/2018


30mx30m

3,4,5,6

vật, mặt nước

2019

10mx10m

1,2,3,4

Phân tích hiện
trạng lớp phủ

Sentinel-2

- Tính chỉ số
đơ thị, thực

2. Dữ liệu GIS
Loại bản đồ

Dạng dữ liệu

Tỷ lệ gốc

Biên tập năm

Bản đồ địa mạo Quảng

Nam

shapefile

1:50.000

2020

shapefile

1:50.000

2018

3. Dữ liệu phụ trợ
shapefile
1:100.000

2010

Bản đồ các dạng địa
mạo đụn cát tại khu vực
Hội An-Tam Kỳ
Bản đồ sử dụng đất
Nguồn thông tin từ dữ
liệu GoogleEarth

4



Chƣơng 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Quan niệm về đụn cát
Đụn cát có tên tiếng anh là ―sand dune‖, có thể dịch ra là đụn hay cồn cát.
Hiện nay, trên thế giới có nhiều quan điểm về là đụn cát.
Theo quan điểm của David Holmes (2001) [38] thì đụn cát chỉ đơn giản là
sự tích tụ của các hạt cát, hình thành nên các đụn (cồn) hoặc các gị bởi gió dưới
tác động của trọng lực. Các đụn cát được tìm thấy ở bất cứ nơi nào cát khơ xốp
được gió thổi mạnh: trong sa mạc, trên bờ biển và thậm chí một số nơng trại bị xói
mịn và bị bỏ hoang tại một số vùng phía tây bắc của Ấn Độ và phía tây nam Hoa
Kỳ.
Patrick A. Hesp [41] lại cho rằng đụn cát được hình thành tại bề mặt chung
giữa biển và đất liền. Chúng được hình thành từ cát và đá bị xói mịn, bắt nguồn từ
mặt đất (ví dụ băng hay sơng) và các nguồn đại dương (v dụ các rạn san hơ).
Cịn theo Bách khoa tồn thư thế giới (New world Encyclopedia) [42] thì
định nghĩa đụn cát là một ngọn đồi cát được hình thành bởi q trình gió thổi. Các
đụn cát có thể mang hình thức và kích cỡ khác nhau, dựa trên sự tương tác của
chúng với gió. Hầu hết các loại đụn đều có sườn dài hơn về ph a hướng gió thổi, nơi
các hạt cát được đẩy lên đụn cát và ngắn hơn ở phía khuất gió (bên được che chắn
gió). Các ―thung lũng‖ hoặc ―máng‖ giữa các đụn được gọi là một ―slack‖ (dải
trũng). Một dải đụn cát là một khu vực được bao phủ bởi những đụn cát rộng lớn.
Theo Hồ Đắc Thái Hoàng [15] đụn cát là các thành tạo do gió, phủ trên bề
mặt hệ thống đê cát ven bờ và các thềm biển có tuổi cổ hơn.
Ở nghiên cứu này đụn cát được hiểu là các thành tạo cát, những trầm tích
tích tụ ở đụn cát được vận chuyển chủ yếu bởi sóng và gió.
1.1.2. Phân loại đụn cát
Dựa trên sự khác biệt của đụn cát về đặc điểm mơi trường có thể phân đụn
cát ra thành đụn cát sa mạc và đụn cát ven biển.
Đụn cát sa mạc hay còn gọi là các đồi cát được hình thành bởi q trình gió
thổi (Bách khoa tồn thư thế giới). Các đồi cát có thể mang hình thức và kích cỡ

khác nhau, dựa trên sự tương tác của chúng với gió. Hầu hết các đồi cát thường dài
hơn về ph a hướng gió thổi và ngắn hơn ở phía khuất gió.
Đụn cát ven biển (CSD) thường được hình thành cát trên bờ đã khơ và được
gió thổi trở lại bãi biển, để tích tụ bên trên mực nước thủy triều cao, đặc biệt là

5


những nơi sự tích tụ xảy ra trước các vật cản như gỗ trôi dạt hoặc trong đống rác
hoặc thực vật. Các CSD khác với các đụn cát sa mạc ở chỗ chúng có thể là một đối
tượng đa dạng hơn về các quá trình, bao gồm cả tác động của sóng và thực vật, ảnh
hưởng đến k ch thước, hình dạng, sự tiến hóa và sự tồn tại lâu dài của chúng. Chúng
t có xu hướng phát triển trong khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới do vận tốc gió
thấp hơn và cát ẩm ướt hơn. Kể cả cho đến khi thảm thực vật đã dày đặc, đụn cát
vẫn là một môi trường rất mong manh và nặng về sử dụng, ví dụ như hoạt động vui
chơi giải trí chẳng hạn, có thể gây ra sự phá hủy của bộ rễ cây, dẫn đến sự phá hủy
hệ thống đụn cát.
Mặc dù có sự khác biệt về mơi trường địa lý, các đụn cát đều được xếp vào
cùng một dạng hệ sinh thái đặc thù do có chung một số đặc điểm như: kết cấu rời rạc,
độ phì thấp, khả năng trữ nước và chất dinh dưỡng kém, thảm thực vật chủ yếu là các
loại cây bụi có khả năng chống chọi lại các điều kiện khắc nghiệt [47].
CSD được coi là một phần của đới bờ biển, các đặc điểm nội tại của chúng
phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm của đới bờ. CSD được coi là đơn vị năng động,
với các giai đoạn và tác động qua lại giữa các thời kỳ bồi tụ và xói mịn [38]. Đây là
vùng đất không ổn định, nhạy cảm, dễ tổn thương. Mặc dù, là một loại hình đất đai
cực kỳ mong manh nhưng CSD là một phần của nguồn tài ngun cộng đồng ngày
càng được ưa chuộng. Chính vì vậy, CSD đang được khai thác sử dụng cho nhiều
mục đ ch khác nhau như phát triển dân cư, phát triển kinh tế (cơng nghiệp, nơng,
lâm nghiệp, khai thác khống sản, nước ngầm); giải trí và du lịch. Thực tế này, đã
gây ra những tổn hại đáng kể và làm suy thối mơi trường sống đụn cát ven biển,

dẫn đến những cảnh báo về một trong những môi trường sống đe dọa nhiều nhất.
Ở Việt Nam, trong các nghiên cứu thì các đụn cát được gọi tên dựa trên tiêu
chí màu sắc của cát và hiện được sử dụng bởi nhiều nhà khoa học (bảng 1.2).
a. Đụn cát phôi thai
Đụn cát phơi thai là những đụn cát nhỏ, do sóng và gió vun lên, nhờ sự có
mặt của một lồi vật cản nào đấy mà tạo thành những đống cát nhỏ. Do đụn cát phơi
thai chưa có sự xuất hiện của thực vật làm cố định chúng lại nên hình dạng của
chúng sẽ thường xuyên bị thay đổi bởi tác động của sóng và gió, nhanh chóng xuất
hiện và cũng nhanh chóng mất đi.

6


b. Đụn cát tiền tiêu
Trong thời gian lan truyền của bãi biển, các đụn cát phôi thai được liên kết lại
và tăng trưởng về độ cao, cuối cùng hình thành dãy đụn cát liên tục để phát triển
thành đụn cát tiền tiêu mới và cắt đứt nguồn trầm tích cung cấp cho các đụn cát cổ
hơn về ph a đất liền. Đụn cát tiền tiêu trở nên cao hơn và rộng hơn do t ch tụ tiếp tục,
tùy thuộc vào mức cung cấp cát do gió thổi và sự tiến triển đường bờ. Những loài
thực vật đầu tiên xuất hiện trên các đụn cát tiền tiêu là những loài thân thảo bị lan có
sức sống dẻo dai, chịu mặn, chịu gió và chống chịu được cát vùi. Chúng giúp cho cát
được t ch lũy nhanh hơn và đụn cát cũng nhờ đó mà đụn cao lên nhanh chóng.
c. Đụn cát vàng
Xuất hiện sau khi có xác thực vật tích tụ nhiều và xuất hiện những lớp mùn
cây đầu tiên trên mặt đụn. Cát trên đụn vẫn còn hơi mặn với độ pH kiềm nhẹ
(khoảng 7,5) với những tích tụ muối kiềm và kiềm thổ nên thường có màu rám vàng
trên bề mặt đụn. Những tích tụ mùn cây làm cho khả năng t ch lũy chất dinh dưỡng
và hơi nước tăng lên khiến cho thảm thực vật trên đụn cát cũng đa dạng hơn. Độ cao
của đụn cát màu vàng có thể đạt từ 5 -10m, thực vật che phủ đến 80% diện tích các
đụn màu vàng. Những lồi bị sát nhỏ và động vật gặm nhấm đầu tiên cũng đến cư

trú tại các đụn màu vàng nhờ sự phong phú của nguồn thức ăn thực vật và độ ẩm.
d. Đụn cát xám
Là thế hệ đụn cát thứ tư, ổn định hơn và xuất hiện nhiều thực vật bậc thấp
như rêu và địa y giữa các khóm cây bụi, khiến cho độ che phủ thực vật trên đụn cát
màu xám có thể đạt đến 100% diện tích. Những khóm cây bụi xuất hiện khiến cho
môi trường trong khoảng cách 50-100m kể từ mép nước biển trở lên thuận lợi cho
các sinh vật sống. Bởi mùn cây t ch lũy thành lớp trên mặt đụn khiến cho đụn có
màu xám, độ pH giảm dần khiến cho đất chuyển sang chua. Nước xuất hiện ở lớp
cát sâu nên chỉ có những lồi cây với bộ rễ đâm sâu mới th ch nghi được. Độ cao
của đụn cát màu xám có thể đạt đến 10-12m.
e. Đụn cát trắng
Đụn cát màu trắng tinh khiết có tuổi Pleistocen và tuổi Holocen giữa. Cát
màu trắng là cát thạch anh đê cát ven bờ được thành tạo do sóng có độ chọn lọc và
mài trịn tốt, hàm lượng thạch anh chiếm >95%. Cát vẫn giữ được màu trắng lâu dài
là do chúng không chịu sự tác động của nước ngầm theo chu kỳ oxy hóa- khử. Cát
có màu xám trắng là cát phân bố ở vùng triều hiện đại có hàm lượng thạch anh cao,
độ mài trịn và chọn lọc tốt.
f. Đụn cát nâu

7


Xuất hiện cách mép nước biển hàng trăm mét. Những lớp đất điển hình xuất
hiện trên mặt đụn kéo theo sự hình thành của lớp thực vật thân gỗ và cây bụi. Đây
cũng thường là vùng canh tác của dân cư ven biển với cây trồng thường là cây lấy
gỗ, cây ăn trái và hoa màu. Giữa đụn trưởng thành và đụn cát màu xám, hoặc xen kẽ
giữa các đụn cát trưởng thành thường có các bàu nước, có thể là nước ngọt chất
lượng tốt, nước lợ thậm ch là nước mặn tùy theo cấu trúc thủy văn của vùng đụn.
Đặc trưng của bàu nước này là môi trường tù hãm và thường là nơi thuận lợi cho
việc hình thành than bùn.

g. Đụn cát đỏ
Cát màu đỏ là màu thứ sinh đặc trưng cho cát đỏ Bình Thuận. Điều kiện cần
và đủ để cát đạt tới màu đỏ rượu vang và đỏ nhạt là: Địa hình gị đồi và mực nước
mặt và nước ngầm lên xuống có chu kỳ theo 2 mùa: mùa mưa (chế độ khử) nước
ngầm mang Fe(OH)2 đến làm ướt cát thạch anh. Mùa khô (chế độ oxy hóa)
Fe(OH)2 + O2 = Fe2O3.nH2O sản phẩm này bao gồm limonit, gơtit ở dạng vơ định
hình bao quanh tất cả các hạt thạch anh thành lớp vỏ mỏng đủ tạo cho cát có màu đỏ
nhạt hoặc vàng rơm. Kh hậu khơ nóng đặc thù của khu vực Bình Thuận đã biến
limoit, gơtit màu vàng thành hematit màu đỏ rượu vang.
Bảng 1.2: Phân loại các đụn cát ven biển (Theo tác giả) [15,16, 22, 29, 38]

Tuổi địa
chất

David Holmes
(2001)

Hiện đại

Đụn trẻ nhất
(The Strand
Line)

Holocen
muộn

Đụn phôi thai
(Embryo
Dunes)
Đụn di động

(Fore Dune)

Holocen
giữa

Viện Quy
Hoạch và
thiết kế nơng
nghiệp Việt
Nam và Phan
Liêu (1981)
-

Đụn cát trắng
vàng

Trần
Nghi

nnk.
(2006)

Hồ Đắc
Thái
Hồng
và nnk.
(2015)

-


Bãi biển
và đụn
cát phôi
thai

Đụn
cát
vàng
nhạt

Đụn cát
vàng pha

Đụn
cát
trắng

Đụn cát
trắng

8

Nguyễn Văn
Tuấn và
nnk. (2018)

Phân loại
dùng trong
nghiên cứu


-

Bãi biển và
đụn cát
phôi thai

-

Đụn cát
tiền tiêu
Đụn cát
vàng

Đụn cát
vàng nhạt

Đụn cát
xám


Holocen
sớm

Pleistocen
muộn

Pleistocen
giữa –
muộn


Đụn cát bán cố
định
(Semistabilised
dunes)
Đụn cát ổn
định
(Stabilised
dunes)

-

-

-

Đụn cát xám
nâu

-

Đụn cát đỏ

Đụn
cát
vàng
nghệ

Đụn cát
vàng


Đụn cát
trắng

Đụn cát
trắng

Đoạn đụn
trũng (Dune
Slack)

-

-

-

Đụn cát đỏ
rượu vang

Đụn cát
nâu

Đụn cây bụi
(Dune Scrub)

Đất cát

-

Đụn cát

đỏ

Đụn cát đỏ
đậm

Đụn cát đỏ

Đụn cây Thạch
nam (Dune
Heath)

-

-

-

-

-

1.1.3. Dịch vụ hệ sinh thái và dịch vụ hệ sinh thái đụn cát
Định nghĩa:
Các định nghĩa về dịch vụ hệ sinh thái (ES) được thể hiện trong nhiều tài liệu
khác nhau dưới góc độ sinh thái hoặc kinh tế:
- Dịch vụ hệ sinh thái là những lợi ích mà các hệ sinh thái cung cấp cho con
người (Đánh giá hệ sinh thái thiên niên kỷ - MA, 2005).
- Dịch vụ hệ sinh thái là những đóng góp trực tiếp hoặc gián tiếp của các hệ
sinh thái đối với phúc lợi của loài người (Kinh tế học của các hệ sinh thái và đa
dạng học-TEEB, 2010).

- Dịch vụ hệ sinh thái liên quan đến những đóng góp của thế giới tự nhiên,
được sử dụng để sản xuất ra các hàng hóa mà con người coi trọng (Đánh giá hệ sinh
thái quốc gia của Vương quốc Anh-UKNEA, 2011)
- Dịch vụ hệ sinh thái là những đóng góp của các hệ sinh thái cho phúc lợi của
loài người (Phân loại quốc tế chung về dịch vụ hệ sinh thái-CICES, 2012).
Có thể định nghĩa: Dịch vụ hệ sinh thái là những lợi ch mà con người nhận
được từ môi trường tự nhiên, bao gồm các dịch vụ tác động trực tiếp đến con người
(dịch vụ cung cấp, dịch vụ điều tiết, dịch vụ văn hóa) và dịch vụ cần thiết để duy trì
các dịch vụ khác cũng như các điều kiện sống trên Trái đất (dịch vụ hỗ trợ).
Phân loại: Dịch vụ hệ sinh thái được chia thành bốn loại chính:
9


- Dịch vụ cung cấp là những sản phẩm từ hệ sinh thái như thực phẩm, chất xơ,
nhiên liệu, nguồn gen, hóa sinh, thuốc thiên nhiên, dược liệu và nước ngọt.
Dịch vụ cung cấp của hệ sinh thái đụn cát: Độ phì nhiêu của đất trong đụn
cát khá kém và do đó các nhà khoa học thường khơng chú ý nhiều đến ES cung cấp
đụn cát như cung cấp thực phẩm. Tuy nhiên, các hoạt động nuôi trồng thủy sản đã
được phát triển dọc theo bờ biển Việt Nam và mang lại thu nhập ổn định từ việc thu
hoạch cá và hải sản cho người dân địa phương. Ở Việt Nam, hầu hết các khu vực
rừng ven biển đã được sử dụng để chống xói mịn và giảm thiểu xói mịn. Do đó,
rừng sản xuất cung cấp gỗ chỉ có thể được tìm thấy phân bố khơng đồng nhất giữa
các mục đ ch sử dụng đất khác trong hệ sinh thái đụn cát.
Một số tài nguyên khoáng sản bao gồm cát, zircon và ilmenit có thể được
khai thác từ các đụn cát của Việt Nam. Đầu tư liên quan đến việc sử dụng các
nguồn năng lượng phi sinh học như năng lượng gió và mặt trời chưa xuất hiện nhiều
ở Việt Nam. Không giống như ES cung cấp khác, tài nguyên khoáng sản thường
yêu cầu các cơ sở và thiết bị khác nhau được khai thác, sản xuất và vận chuyển.
Ngoài ra, các tài nguyên này là tài nguyên phi sinh học không thể tái tạo (De Groot
et al., 2002) nhưng chúng được coi là ES bởi nhiều nhà khoa học (ví dụ: HainesYoung và Potschin, 2010a, 2010b). Trong hệ thống phân loại ES CICE V5.1 được

cập nhật vào năm 2019, lợi ích từ các hoạt động thăm dị vật liệu được coi là ES
cung cấp phi sinh học. Lợi nhuận kinh tế cao đạt được từ thăm dị khống sản cũng
như từ các nguồn năng lượng phi sinh học, một mặt, đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến
các quyết định chính sách và chiến lược sử dụng đất (Burkhard et al., 2014) [37].
Mặt khác, quản lý tài nguyên khoáng sản có thể có tác động đến các ES khác
(Kandziora et al., 2013b). Do đó, ES cung cấp khống sản nên được đưa vào đánh
giá ES.
- Dịch vụ điều tiết là những lợi ích từ các q trình điều tiết của hệ sinh thái
như điều hịa khí hậu và chất lượng khơng khí, hấp thụ và lưu trữ các-bon, hạn chế
tác động của các hiện tượng cực đoan (như lũ lụt, hạn hán, bão,…), lọc sạch nước,
chống xói lở và duy trì độ màu của đất, thụ phấn và kiếm sốt sinh học.
Dịch vụ điều tiết của hệ sinh thái đụn cát: Các ES điều tiết đụn cát phổ biến
như điều tiết khí hậu (Aggenbach et al., 2017; Beaumont et al., 2014) hoặc chất
lượng không kh , đặc biệt là nguy cơ tự nhiên và chống xói mịn hệ sinh thái đụn
cát đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà khoa học (Hanley và cộng sự, 2014; Huang
và Yim, 2014; Liquete et al., 2013; Meixler, 2017).

10


ES điều tiết chất lượng khơng khí là cần thiết để làm sạch ô nhiễm từ các
nguồn khác nhau như cơng nghiệp, hộ gia đình, giao thơng và các hoạt động nơng
nghiệp. Nitơ dư thừa có thể nhanh chóng xâm nhập vào hệ sinh thái đụn cát, và
tương tự như hệ thống lọc nước ES của hệ sinh thái đụn cát, nồng độ nitơ khác nhau
ở đụn cát trẻ và già tùy thuộc vào độ dày của lớp đất, thời gian và sử dụng đất như
lớp đất ngập nước theo mùa trong dải trũng đụn cát (Everard et al., 2010; Harris et
al., 2015). Ngoài ra, Nowak et al. (2014) cho thấy rằng nếu nồng độ ơ nhiễm khơng
khí thấp hơn 1%, cây có khả năng loại bỏ ơ nhiễm và trở thành thành phần chính
cho sức khỏe con người tốt hơn. ES quy định chất lượng khơng kh cũng có tác
động đáng kể đến các ES khác như cung cấp cây trồng, điều tiết chất lượng nước và

giải trí ở đụn cát. Do đó ES này đã được t nh đến trong nghiên cứu này.
- Dịch vụ văn hóa là lợi ích phi vật chất từ hệ sinh thái như sức khỏe thể
chất, làm giàu đời sống tinh thần, phát triển nhận thức, sự suy nghĩ, giá trị giải trí,
du lịch sinh thái, giá trị thẩm mĩ, cảm hứng văn hóa, nghệ thuật và thiết kế, trải
nghiệm tâm linh và bản sắc địa phương.
Dịch vụ văn hóa của hệ sinh thái đụn cátTrong hệ sinh thái đụn cát, sáu loại
ES văn hóa thường được chú ý: (1) giải trí và du lịch, (2) thẩm mỹ cảnh quan, (3) hệ
thống tri thức, (4) di sản văn hóa, (5) bản sắc khu vực và (6) di sản thiên nhiên
(Garcia Coleues và cộng sự, 2017; Nehren et al., 2016). ES văn hóa thường được
đánh giá dựa trên các phương pháp văn hóa xã hội như phỏng vấn và bảng câu hỏi
về sở thích của người dân (Barrena et al., 2014; Tenerelli et al., 2016). Trong ma
trận ES của Burkhard et al. (2014a), hệ sinh thái bãi biển, đụn cát và đồng bằng cát
cung cấp lượng ES văn hóa rất cao bao gồm giải trí và du lịch, thẩm mỹ cảnh quan
và hệ thống kiến thức. Người dân ở các khu vực đô thị ven biển hiện đại thường thể
hiện nhu cầu cao về ES văn hóa liên quan đến giải trí, trong khi bản sắc văn hóa và
thẩm mỹ cảnh quan dường như phù hợp hơn với người dân địa phương từ các cộng
đồng ven biển truyền thống hơn. Theo Milcu và cộng sự. (2013), việc cung cấp ES
văn hóa ở các thành phố phát triển ở Việt Nam bị ảnh hưởng bởi các đặc tính kinh
tế xã hội địa phương, đặc biệt là liên quan đến nghèo đói và tham nhũng ở các khu
vực nghèo và khoa học và công nghệ ở các khu vực phát triển.
- Dịch vụ hỗ trợ: Ngoài ba dịch vụ sinh thái trên, trong hệ thống phân loại
của Đánh giá hệ sinh thái thiên niên kỷ còn có thêm dịch vụ hỗ trợ. Dịch vụ hỗ trợ
là những dịch vụ cần thiết để tạo ra các ES khác như chu trình dinh dưỡng, quá
trình hình thành đất, quang hợp, mơi trường sống cho các lồi và duy trì sự đa
dạng nguồn gen.

11


Sự khác biệt giữa dịch vụ hỗ trợ và các ES khác là sự khác biệt giữa các ES

―trung gian‖ và cuối cùng‖. ES trung gian là các quá trình tự nhiên góp phần vào sự
vận hành của các ES khác nhưng khơng trực tiếp đóng góp cho việc sản xuất ra các
sản phẩm để con người tiêu dùng (UKNEA, 2011). Các ES cuối cùng là thành phần
cuối cùng trong chuỗi các chu trình tự nhiên, cung cấp đầu hệ sinh thái được sử dụng
làm lần đầu vào trong quá trình sản xuất ra các hàng hóa để tạo ra các sản phẩm (hàng
hóa hoặc dịch vụ) phục vụ con người như một số ES nhân tạo (ví dụ: cây cối được sử
dụng để tạo ra gỗ) và một số ES khác được tiêu dùng trực tiếp (ví dụ: thiên nhiên được sử
dụng cho mục đ ch giải trí) (UKNEA, 2011).
1.1.4. Địa mạo đụn cát và mối quan hệ giữa nghiên cứu địa mạo đụn cát với dịch
vụ hệ sinh thái
Địa mạo đụn cát ven biển là nghiên cứu về đụn cát, nguồn gốc và sự biến đổi
hình thái đụn cát. Khác với đụn cát sa mạc, đụn cát ven biển là một đối tượng đa
dạng hơn về các nhân tố quá trình hình thành đụn cát. Sự tăng trưởng và định hình
của chúng liên quan đến nguồn cát có thể được di chuyển bởi sóng, gió, các kiểu xói
mịn, tích tụ, sinh vật và các hoạt động của con người.
Các CDS được hình thành qua nhiều quy mơ thời gian khác nhau, nhưng hầu
hết được tạo ra trong Holocen từ cát bãi biển được cung cấp từ đáy biển (đặc biệt là
trong biển tiến Holocen) và các nguồn dọc bờ, như các vách trong đá cát kết mềm
hoặc các tích tụ do băng trơi. Trên một số bờ biển, các đụn cát Holocen phủ lên trên
và được ngăn chặn về ph a đất liền bởi các thành tạo đụn cát bắt nguồn trong
Pleistocen, một số trong đó có thể đã được hình thành trong các pha mực nước biển
hạ thấp, khi gió tới bờ cuốn cát từ đáy biển đang dần lộ ra.
Địa hình CDS bao gồm các dãy, gị-đống, thềm và vùng thấp trũng. Các
vùng thấp trùng có thể bị xâm chiếm tạm thời hoặc vĩnh viễn bởi các hồ giữa các
cồn liên quan đến mực nước ngầm, và các vùng trũng ẩm ướt (thường lầy) được gọi
là lạch trũng (slack).
Gió
Cát là đầu vào trầm t ch cơ bản tới các CDS, nó được vận chuyển về ph a đất
liền từ bãi biển bởi các q trình gió. Đặc tính của gió, tốc độ gió và chiều rộng của
bãi biển là rất quan trọng trong việc cung cấp trầm t ch đến đụn cát (Nickling và

Davidson-Arnott, 1990; Houser, 2009).
Cát đụn có những đặc trưng tương tự như cát bãi biển mà từ đó chúng được
bắt nguồn và thường bao gồm thạch anh, fenspat và các hạt chứa vôi (bao gồm

12


trùng lỗ, động vật hình rêu, vụn vỏ sị ốc và san hơ), đơi khi với các khống chất
nặng như rutil và ilmenit.
Cát được thổi lên từ bãi biển thường là cát hạt mịn (hạt cát có đường kính
0,1-0,3 mm, là cấp hạt dễ dàng di chuyển nhất do hoạt động của gió), cũng được
mài trịn và chọn lọc tốt hơn. Phân t ch k ch thước hạt cho thấy rằng, cát ở đụn
thường (nhưng không phải luôn luôn) nhỏ hơn, được chọn lọc tốt hơn so với cát bãi
và thường có bề mặt hạt bị đánh bóng cao. Sự làm tròn của chúng một phần là do
mài mòn trong q trình vận chuyển do gió.
Sự chun chở cát do gió phụ thuộc vào dịng khơng khí gần bề mặt và hình
thái bề mặt. Cát có độ mài trịn và chọn lọc tốt được nâng lên dễ dàng hơn do gió
so với cát gồm các hạt khơng đồng đều hơn. Sự suy giảm cát từ bãi biển bị ngăn
chặn bởi độ ẩm. Cát ướt thường gắn kết hơn và thực tế ít bị di chuyển do tác động
của gió trên bờ biển. Trên cát khơ và bở rời, dịng gió gây ra một gradient áp lực
nâng các hạt lên, sau đó, đi xi theo hướng gió bằng cách nhảy (nảy lên), kéo lê
(lăn) hoặc nếu gió mạnh thì cát sẽ bay (trong trạng thái lơ lửng). Chuyển động cát
do hoạt động của gió bị ảnh hưởng bởi hình dạng của hạt cát, bởi vì các hạt trịn
hơn sẽ lăn dễ dàng hơn, còn các hạt phẳng hơn như mica lại dễ dàng bị giảm đi.
Bề mặt cát thi thoảng có các gợn sóng hình thành bởi hoạt động của gió, tương tự
như gợn sóng được hình thành bởi các dịng chảy ven bờ. Ngoài ra, trên một số bãi
biển, sạn-sỏi hoặc vụn vỏ sị ốc được tích tụ trên bề mặt bãi ở những nơi cát được
sàng lọc bởi gió hoặc bị cuốn trơi đi bởi sóng tiếp tục ngăn cản sự vận chuyển cát
do gió (Pye, 1983).
Cát dễ dàng bị quạt đi nhất từ các bãi biển có cát hạt nhỏ (nhưng khơng nhất

thiết có độ chọn lọc tốt) và có các hạt khơng đều về hình dạng. Lượng cát bị cuốn
theo gió phụ thuộc vào sức mạnh của gió tới bờ, và bị giới hạn bởi chiều rộng bãi
biển. Một lượng cát nhiều hơn có thể được thổi từ bãi biển đến đụn cát ở bờ sau do
gió tới bờ chéo góc so với gió tới đường bờ dưới một góc vng.
Các mối tương tác bãi biển - đụn cát xảy ra khi gió tới bờ mang cát từ bãi
đến các đụn cát ở bờ sau và khi gió thổi cát từ đụn tới bãi biển, hoặc sóng bão làm
xói lở cát từ đụn cát và kết hợp nó tại bãi biển (Psuty, 1988). Q trình đầu tiên có
xu hướng để lại cát thơ hơn, nhưng chọn lọc kém hơn trên bãi so với cát cồn, nhưng
quá trình thứ hai có thể làm mờ sự khác biệt như vậy.
Sóng và các kiểu xói mịn, tích tụ
Ngồi gió ra thì sự tăng trưởng và định hình của các CDS cũng chịu ảnh
hưởng bởi các q trình sóng và các kiểu xói mịn và tích tụ.

13


Không gian và thời gian là quan trọng để cho phép các đụn cát phơi thai qua
khỏi xói lở do sóng dồn trong các cơn bão nhỏ và để tăng k ch thước, tạo ra một dãy
đụn cát tiền tiêu đủ lớn để qua khỏi các cơn bão hàng năm hoặc các cơn bão có tần
suất và độ mạnh lớn hơn. Xói lở do các cơn bão có thể tạo ra những vách xói lở
thẳng đứng của đụn cát tiền tiêu. Các quá trình địa mạo và sinh học đang hình thành
các cồn cát tiền tiêu tự nhiên đã được tổng quan trong các cơng trình của Hesp
(1989, 1991, 2002). Trên các bờ biển có cán cân trầm t ch dương hoặc gần cân
bằng, sự tích tụ sau bão sẽ thay thế trầm tích trên bãi biển và phần biển của đụn cát
tiền tiêu sẽ bắt đầu cải biến do một bờ dốc của đụn cát. Vách dốc của đụn cát vừa là
nguồn cát, vừa là đường dẫn để phân phát trầm tích về phía nội địa (Aagaard và
đồng nghiệp, 2004). Do đó, việc xây dựng đụn cát diễn ra do một loạt pha tích tụ và
xói lở khơng liên tục. Trong điều kiện tự nhiên, việc thiết lập các tập hợp hình thái và
thảm thực vật của đụn cát tiền tiêu có thể mất đến 10 năm (Woodhouse và đồng
nghiệp, 1977; Maun, 2004).

Xói lở do sóng làm giảm chiều rộng của bãi biển và di dời cát từ các đụn cát,
do đó, cán cân trầm tích bãi lâu dài là rất quan trọng trong việc xác định tính sẵn có
của trầm tích và tần suất, mà tại đó đụn cát là bị tấn công (Psuty, 1988; Hesp, 2002).
Nếu cán cân trầm tích bãi là âm mạnh, thì xói lở đụn cát là tương đối thường xuyên
và đỉnh đụn cát có thể bị xói rửa tràn, với trầm t ch được di dời về phía nội địa
(Hình 1.2a). Trên các bờ biển, mà ở đó, khối lượng trầm tích cung cấp cho bãi được
cân bằng hoặc hơi âm, thì chiều rộng bãi biển là vừa phải và vách đụn cát xảy ra
trong lúc có bão lớn. Hành động của gió tiếp theo sẽ bổ sung cát trong đụn cát và
đụn cát sẽ được đặc trưng bởi một dãy đụn cát tiền tiêu cao và rộng (Hình 1.2b).
Trên bờ biển, mà ở đó, khối lượng cát được phân tán cho bãi biển vượt quá đầu ra,
thì sự tiến triển đường bờ xảy ra, dẫn đến sự hình thành nhiều dãy đụn cát tiền tiêu
được tách rời nhau bởi các rãnh thấp hơn (Hình 1.2c). Các dãy cao hơn thường biểu
lộ các vị trí, mà ở đó, đụn cát tiền tiêu đã ổn định trong thời gian tương đối dài và
nó được xây dựng trên qua nhiều sự kiện thổi cát. Tốc độ tiến triển cao có xu hướng
để tạo ra nhiều dãy đụn cát hơn, nhưng thấp hơn về độ cao.

14


Hình 1.2: Các kịch bản phát triển đụn cát ven biển, dựa vào cán cân trầm tích cồn
và bãi. (Nguồn: Theo Nickling và Davidson-Arnott 1990)
Sự phát triển các đụn cát phía sau bờ được giúp đỡ bởi gió tới bờ thường
xuyên mạnh mẽ và sự sẵn có các bãi cát rộng như một vùng nguồn: nó cũng bị ảnh
hưởng bởi các q trình sóng, đặc biệt là khi sóng bão đẽo gọt rìa phía biển của
các đụn.
CDS thường được tìm thấy phía sau các bãi tiêu tán rộng và thoải hơn so với
phía sau các bãi phản xạ hẹp, dốc và vật liệu thô hơn; các đụn cát mới được hình
thành thường gắn liền với sự tiến triển của bờ cát. Đụn cát cũng được phát triển tốt
ở những nơi có biên độ thủy triều lớn, như trên bờ Đại Tây Dương của Anh, nơi gió
tây thịnh hành đã thổi cát vào phía bờ từ bãi biển, như các đụn ở Ainsdale, ở

Lancashire. Trên bờ Biển Bắc, các đụn cát nằm sâu trong các bãi biển rộng ở lân
cận đảo Hoy và dọc theo bờ Moray Firth (Culbin Sands) và được mở rộng ở Bỉ, Hà
Lan, Đức và Đan Mạch (Bakker và đồng nghiệp, 1990).
Ngay cả những nơi có biên độ thủy triều nhỏ, các CDS cũng được hình thành
ở nơi nguồn cung cấp cát tích tụ để gió thổi lên bờ từ phía bãi. Các bãi cát hình
thành bởi sóng lừng đại dương thường được hỗ trợ bởi các đụn trên các bờ biển của
Australia, Châu Phi và Châu Mỹ, mặc dù một số hệ thống cát cổ hơn (đặc biệt là các
đụn cát chứa vôi) bao gồm cát được mang vào nội địa do hoạt động của gió từ đáy
15


×