Tải bản đầy đủ (.ppt) (64 trang)

NGOẠI KHOA (NGOẠI cơ sở SLIDE) (chữ biến dạng do slide dùng font VNI times, tải về xem bình thường)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.08 MB, 64 trang )


Ngoại khoa
Phương

pháp chữa bệnh: dùng phẫu thuật để

sửa chữa các thương tổn, các khuyết tật của
các bộ phận, các tạng trong cơ thể.
Phẫu

thuật: người thầy thuốc phải bộc lộ

và phơi bày các tạng ra ngoài để mắt nhìn
thấy. Vì phải để lộ các tạng ra ngoài nên
được gọi là Ngoại khoa.
Để

xử lý các thương tổn người ta thường

dùng các dụng cụ như dao, kéo, kềm, cặp, cưa,
búa, đục, kim chỉ … để xử lý thương tổn.


Phẫu thuật viên


Người thầy thuốc ngoại khoa
 hiểu biết toàn diện về bệnh tật: cơ bản của bệnh, tiền

sử, bệnh sử, cách thăm khám lâm sàng, nhận định các
triệu chứng cận lâm sàng, cách chẩn đoán bệnh, cách tìm


nguyên nhân sinh bệnh, phương hướng xử trí, nguyên tắc
điều trị cũng như tiên lượng bệnh...


Khác nhau của thầy thuốc nội khoa và thầy thuốc

ngoại khoa là thầy thuốc nội khoa dùng thuốc men để
trị bệnh còn thầy thuốc ngoại khoa, ngoài thuốc men
còn biết dùng phẫu thuật.


Ngoại tổng quát & Ngoại chuyên khoa


Lúc mới hình thành: ngoại khoa hoạt động theo

hướng tổng quát, bác só chữa mọi bệnh tật thuộc
ngoại khoa.


Để công tác chữa bệnh có hiệu quả hơn: ngoại

khoa được chia ra các chuyên ngành hẹp như chuyên
khoa thần kinh sọ não, lồng ngực mạch máu, gan mật
lách tụy, hậu môn trực tràng, niệu khoa, xương khớp,
sản phụ, mắt, tai mũi họng, đầu mặt cổ, RHM…


Ngày nay: các chuyên khoa sâu hơn.



Ngoại khoa cấp cứu


Chữa bệnh theo kế hoạch, theo chương trình, theo lịch hẹn

như bướu cổ, sỏi thận, sỏi niệu quản…


Phải có thời gian chuẩn bị vài ngày để nâng cao thể

trạng bệnh nhân, để làm dịu bớt tình trạng nhiễm trùng
tại chỗ, để bệnh nhân được mổ trong những hoàn cảnh
thuận lợi hơn như hẹp môn vị… cấp cứu trì hoãn.


Phải mổ khẩn cấp sau khi nhận bệnh nhân 1-2 giờ như

viêm phúc mạc, tắc ruột, thoát vị bẹn nghẹt,


Có khi phải mổ tối khẩn ngay sau khi tiếp nhận bệnh

nhân do mất máu nhiều và cấp tính vì vết thương tim,
vết thương mạch máu lớn …


NK thời bình & NK thời chiến



Ngoại khoa thời bình là công tác ngoại khoa chữa

trị các bệnh tật xảy ra trong đời sống thường
ngày như các bệnh sỏi mật, sỏi niệu, ung thư
đường tiêu hóa, viêm ruột thừa…


Ngoại khoa thời chiến là công tác ngoại khoa chữa

trị các thương tích do bom mìn, súng đạn, chất nổ,
trái phá … Trong ngoại khoa thời bình, bệnh nhân
đến bệnh viện lẻ tẻ. Trong ngoại khoa thời chiến
thương binh thường đến các trạm cấp cứu ở mặt
trận hay các bệnh viện hậu phương hàng loạt, có
khi là hàng chục, hàng trăm người một lúc.


NK thời bình & NK thời chiến


Thương binh nhiều khi trong tình trạng rất nặng, mất nhiều

bộ phận của cơ thể, mất máu trầm trọng. Thương binh thì
nặng, đông, trạm cứu thương ngoài mặt trận lại vô cùng
thiếu thốn, không có phương tiện cần thiết cho việc cấp
cứu hàng loạt. Một khó khăn rất lớn nữa là vấn đề chọn
lọc. Chọn lọc để biết ai phải xử lý tại chỗ, ai chuyển về
tuyến sau, để biết mổ ai trước, mổ ai sau …



Nhiều tai nạn xảy ra trong thời bình không phải do súng đạn

bom mìn nhưng tính chất lại giống thời chiến như tai nạn máy
bay rơi, xe lửa trật bánh, ô tô chở khách rớt vực, đám
cháy lớn … cũng thuộc lãnh vực ngoại khoa thời chiến.


Ngoại khoa & Nội khoa


Có những bệnh hoàn toàn chữa bằng nội khoa



Có những bệnh chữa hoàn toàn bằng ngoại khoa



Có những bệnh chữa bằng nội khoa nhưng khi có biến

chứng thì phải chữa bằng ngoại khoa


Có những bệnh chủ yếu điều trị bằng nội khoa nhưng

khi nội khoa thất bại thì phải dùng phẫu thuật


Ngoài ra cùng một bệnh, cùng một tình huống nhưng theo


thời gian phương pháp điều trị thay đổi do có những hiểu
biết mới, những phương tiện mới, như bệnh hẹp động
mạch vành tim trùc kia là mổ bắc cầu qua chỗ hẹp hiện
nay chuyển dần sang nong động mạch hẹp ...


Lịch sử ngoại khoa


Thời nguyên thủy: bệnh tật là do thần linh,

ma quái nhập vào cơ thể. Muốn khỏi bệnh
phải xua đuổi chúng bằng tế lễ, gõ chiêng,
đánh trống, hy sinh các động vật tế thần ...
1. Y học thời cổ đại
2. Y học thời trung cổ
3. Y học thời phục hưng
4. Y học thời cận đại


Y học thời cổ đại
Năm

2250

trước

công

nguyên người Ai cập đã

thực

hiện

những

phẫu

thuật đầu tiên như mổ
bướu cổ, rạch ung nhọt,
nắn xương gẫy. Người Ấn
độ mổ mắt bị kéo mây,
mổ thẩm mỹ, mổ bướu.
Người Péru biết cưa chân
tay, khoan sọ.


Hippocrates
(Hy Lạp, 460-377 trước công nguyên)
Cha

đẻ của nền Y học phương tây. Ông được sinh ra,

lớn lên, giáo dục ở trong nhà thờ của Hy Lạp. Ông
cho rằng bệnh tật là do những thay đổi vật chất
trong cơ thể chứ không phải là ý muốn của Thượng
đế, thần linh ma quái. Quan điểm trên đây khác với
luận thuyết duy tâm thời đó. Ông đã mô tả nhiều
bệnh sản khoa, ngoại khoa, nhi khoa. Những quan điểm
về bệnh tật duy vật của ông đã giải phóng người

thầy thuốc ra khỏi cách suy nghó mang tính chất tôn
giáo thần bí của nhiều thế kỷ trước.
Lời

thề của Hippocrate.


Galen
(129-199 sau công nguyên, Hy Lạp)


Ông nghiên cứu nhiều về cơ thể học súc vật. Ông

viết khá nhiều sách về Y học. Ông là tác giả của
trên 300 công trình nghiên cứu Y học về giải phẫu học,
sinh lý học, bệnh học, dược học … Các công trình của
ông xuất phát từ những nghiên cứu mang tính duy vật,
xác định mối liên quan giữa cấu trúc giải phẫu và
hoạt động chức năng. Nhưng ông chịu nhiều ảnh hưởng
của triết học duy tâm nên có nhiều cách giải thích sai
lệch. Chính vì vậy Y học thời cổ đại đã bị kìm hãm
hàng chục thế kỷ.


Y học thời trung cổ


Thời kỳ này kéo dài hàng ngàn năm. Trong thời kỳ

này, nhà thờ thống trị xã hội, tạo nên “Thời đại của

lòng tin”. Nhà thờ đã sử dụng những quan điểm của
Galen và đàn áp những ý kiến ngược lại. Khỏi bệnh
là do Thượng đế. Mổ xẻ là không cần thiết. Ngoại
khoa bị thoái triển nghiêm trọng.


Trường Salerno (Italia) không phụ thuộc vào nhà thờ.

Trường này phát triển mạnh vào thế kỷ 12. Là cái
nôi đào tạo các thầy thuốc có danh tiếng và đã
phát huy mạnh mẽ ảnh hưởng sang các nước phương
tây khác.


Y học thời trung cổ


Ở đại học Y khoa Paris, theo lệnh của hội đồng nhà

thờ Tours năm 1163, ngoại khoa bị cấm giảng dạy.
Lúc này có hai loại phẫu thuật viên. Phẫu thuật
viên áo dài xuất thân từ trường Saint Côme (Italia).
Phẫu thuật viên áo ngắn gồm những người thợ cạo,
học theo kinh nghiệm. Mổ xẻ chỉ là công việc thủ
công, được giao cho thợ cắt tóc, thợ cạo, đao phủ.


Ở Anh, những người làm công việc mổ xẻ bị các

thầy thuốc nội khoa coi thường. Họ không được coi là

Bác só.


Y học thời phục hưng


Cùng với những thay đổi trong xã hội, ngành ngoại khoa có

những thay đổi theo chiều hướng tiến bộ. Y học được phép mổ
xác. Nhiều họa só chuyển vẽ gôtic sang vẽ giải phẫu học như
nhà danh họa hàng đầu người Italia là Leonard de Vinci (14521519).


Giải phẫu học



Andreas Vesalius (1514-1564, Pháp) nhận học vị Tiến só Y khoa,

trở thành giáo sư ngoại khoa năm 23 tuổi. 5 năm liền sau đó
ông mổ xác để nghiên cứu. Năm 1543, lúc 29 tuổi ông viết
quyển giải phẫu học De humani corporis fabrica, gồm 7 tập, được
coi là có giá trị nhất trong các sách Y học.


Velasius được coi là cha đẻ của ngành giải phẫu học.


Y học thời phục hưng



Phẫu thuật



Ở Pháp, Ambroise Paré (1509-1590, Pháp) được coi là phẫu

thuật viên vó đại nhất của thời kỳ phục hưng. Ông xuất
thân từ nghề thợ cạo, sau đó là ngự Y cho 5 đời vua. Ông
có rất nhiều kinh nghiệm trong phẫu thuật, đặc biệt là
trong xử trí vết thương do hỏa khí. Ông là người đề xướng
phương pháp thắt mạch máu để cầm máu mà trước đó
để cầm máu người ta phải đốt nóng.


Ở Đức, Von Hildon (1560-1634, Đức) xuất thân từ nghề thủ

công, ông đứng đầu ngành ngoại khoa nước Đức, được coi
là phẫu thuật viên giỏi nhất của ngoại khoa kinh nghiệm.


Y học thời cận đại


Lịch sử ngoại khoa thì đã từ lâu nhưng

mới thực sự phát triển từ thế kỷ 19 và
20. Phát triển được là do những khám
phá của khoa học, trong đó có những
phát minh có liên quan trực tiếp hay gián

tiếp đến ngành ngoại khoa.


NHỮNG PHÁT MINH Y HỌC
LIÊN QUAN ĐẾN
NGOẠI KHOA


Gây mê – Hồi sức


Vô cảm tốt để bệnh nhân không lo lắng,

không sợ hãi, mất cảm giác đau đớn và nằm im.
Nằm im không cử động rất cần thiết để thực
hiện các động tác kỹ thuật chính xác.


Trong thời kỳ khởi đầu của phẫu thuật, vô cảm

bằng cách đánh mạnh vào cơ thể người bệnh
gây choáng váng, bằng bóp cổ, bằng uống
nhiều rượu cho say … Với phương pháp vô cảm
này, chỉ dám làm các phẫu thuật nhỏ và phải
làm thật nhanh.


Gây mê – Hồi sức



Ete đã được biết từ thế kỷ16, 1842

mới được Grawford Long nghiên cứu về
tính chất. Ngày16 tháng 10 năm 1846
một thầy thuốc nha khoa ở Boston là
William T.G. Morton (1819-1868) trình diễn
gây mê bằng ête thành công ở bệnh
viện Massachuetts và được coi như một
dấu mốc của lịch sử phẫu thuật.


Gây mê – Hồi sức
○ Với gây mê toàn thân, bệnh nhân mất hoàn toàn tri

giác, hết lo lắng sợ sệt và mất hoàn toàn cảm giác
đau, phẫu thuật viên có thể tiến hành các phẫu thuật
lớn và các phẫu thuật kéo dài nhiều giờ, có thể thực
hiện phẫu thuật ở các bộ phận mà trước kia không
dám đụng tới.
○ Ngày nay có nhiều loại gây tê: tê tại chỗ, tê vùng, tê

trong xương với nhiều loại thuốc tê và nhiều loại mê: mê
tónh mạch, mê hô hấp với ống nội khí quản, mê hạ
huyết áp, mê hạ thể nhiệt với rất nhiều loại thuốc mê.


Gây mê – Hồi sức
Với gây mê toàn thân, bệnh nhân mất hoàn toàn tri
giác, hết lo lắng sợ sệt và mất hoàn toàn cảm giác
đau, phẫu thuật viên có thể tiến hành các phẫu thuật

lớn và các phẫu thuật kéo dài nhiều giờ, có thể thực
hiện phẫu thuật ở các bộ phận mà trước kia không
dám đụng tới.
Ngày nay có nhiều loại gây tê: tê tại chỗ, tê vùng, tê
trong xương với nhiều loại thuốc tê và nhiều loại mê: mê
tónh mạch, mê hô hấp với ống nội khí quản, mê hạ
huyết áp, mê hạ thể nhiệt với rất nhiều loại thuốc mê.


Gây mê – Hồi sức
○ Trong phẫu thuật công tác hồi sức và nuôi dưỡng

người bệnh rất quan trọng. Alfred Blalock (1889-1964)
một phẫu thuật viên có nhiều đóng góp cho
những hiểu biết về bệnh sinh của sốc. Francis D.
More là một phẫu thuật viên có nhiều khảo cứu
về chuyển hóa ở bệnh nhân mổ. Jonathan Rhoads
một giáo sư ngoại khoa có nhiều đóng góp cho ngoại
khoa, có công trình nổi tiếng về nuôi dưỡng đặc
biệt là nuôi dưỡng bằng đường tónh mạch.


Truyền máu


James Blundell, một bác só sản khoa người Anh, 1818 lần đầu

tiên truyền máu cho một sản phụ bị băng huyết.



1900 Karl Landsteiner (1868-1943) nhà bệnh học và miễn dịch học

người o phát hiện các nhóm máu người, được giải thưởng
Nobel năm 1930. Từ lúc ấy truyền máu mới thực sự bắt đầu.


Nhiều bệnh nhân đến bệnh viện trong tình trạng mất máu

trầm trọng vì nôn máu dữ dội như do bệnh lý vỡ tónh mạch
thực quản dãn,vỡ gan …


Mất máu nhiều làm tụt huyết áp. Nếu bệnh nhân không

được truyền máu nâng huyết áp lên thì không thể tiến hành
phẫu thuật được.


Vô trùng


Quan điểm “mủ đáng tán dương” đã tồn tại trong nhiều

thế kỷ thì nay không còn nữa. Mủ không cần thiết cho sự
lành vết thương, ngược lại nó cản trở sự lành vết thương.


Louis Pasteur (Pháp, 1825-1895) đã tìm ra vi trùng. Vi trùng

là nguyên nhân của các bệnh nhiễm trùng.



Joseph Lister (Anh, 1827-1912) là người đầu tiên sử dụng

phương pháp sát trùng trong phẫu thuật. Nhờ vô trùng
mà ngoại khoa đã làm được những phẫu thuật lớn như
thay khớp háng, mổ tim hở, ghép tạng… Vô trùng bắt
buộc đối với mọi động tác trong ngoại khoa.


×