Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Nghiên cứu công tác quản lý đảm bảo an toàn lao động trong thi công xây dựng dự án nhà máy nhiệt điện vĩnh tân 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.92 MB, 107 trang )

Luận văn Thạc Sỹ
Học viên: Trần Nam Phong

Lớp: 24QLXD21-CS2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

TRẦN NAM PHONG

NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẢM BẢO AN TỒN
LAO ĐỘNG TRONG THI CƠNG XÂY DỰNG DỰ ÁN NHÀ
MÁY NHIỆT ĐIỆN VĨNH TÂN 4

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TPHCM, NĂM 2018


Luận văn Thạc Sỹ
Học viên: Trần Nam Phong

Lớp: 24QLXD21-CS2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

TRẦN NAM PHONG


NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẢM BẢO AN TỒN
LAO ĐỘNG TRONG THI CƠNG XÂY DỰNG DỰ ÁN NHÀ
MÁY NHIỆT ĐIỆN VĨNH TÂN 4

Chuyên ngành: Quản lý Xây dựng
Mã số: 8580302

NGƯỜI HƯỚNG DẪN:

1. TS. Võ Công Hoang
2. PGS.TS. Đồng Kim Hạnh

TPHCM, NĂM 2018


Luận văn Thạc Sỹ
Học viên: Trần Nam Phong

Lớp: 24QLXD21-CS2

TRẦN NAM PHONG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
TPHCM, NĂM 2018


Luận văn Thạc Sỹ
Học viên: Trần Nam Phong

Lớp: 24QLXD21-CS2


LỜI CAM ĐOAN
Tôi, Trần Nam Phong học viên lớp cao học 24QLXD21-CS2 chuyên ngành “Quản lý
xây dựng” niên hạn 2016 - 2018, Trường Đại học Thủy Lợi – Cơ sở 2 TP HCM.
Là tác giả luận văn thạc sĩ với đề tài “Nghiên Cứu Cơng Tác Quản lý Đảm bảo An
Tồn Lao Động Trong Thi Công Xây Dựng Dự Án Nhà Máy Nhiệt Điện Vĩnh Tân
4” đã được Hiệu trưởng trường Đại học Thủy Lợi giao nghiên cứu tại Quyết định số
4208/QĐ-ĐHTL ngày 26 tháng 12 năm 2017. Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên
cứu của bản thân. Các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực,
không sao chép từ bất kỳ một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào. Việc tham khảo
các nguồn tài liệu (nếu có) đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo
đúng quy định.
Tác giả luận văn

Trần Nam Phong


Luận văn Thạc Sỹ
Học viên: Trần Nam Phong

Lớp: 24QLXD21-CS2

LỜI CÁM ƠN
Sau một thời gian thu thập tài liệu, nghiên cứu và thực hiện, đến nay tác
giả đã hoàn thành Luận văn Thạc sĩ với đề tài luận văn: “Nghiên cứu giải pháp
nâng cao chất lượng cơng tác an tồn lao động trong thi công xây dựng dự án
nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4”, chuyên ngành Quản lý Xây dựng.
Tác giả xin cảm ơn Thầy TS. Võ Công Hoang, Cô PGS.TS Đồng Kim Hạnh,
Giảng viên Trường Đại học Thủy Lợi, đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ để hoàn
thành tốt nhiệm vụ của luận văn đề ra.
Tác giả cũng xin trân trọng cảm ơn các thầy cô Ban giám hiệu trường Đại

học Thủy lợi, các Thầy Cơ phịng Đào tạo đại học và sau đại học, các thầy cô ở
thư viện, Khoa Cơng trình đã tạo điều kiện, nhiệt tình giúp đỡ tác giả trong quá
trình thực hiện luận văn.
Cuối cùng, tác giả xin cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè
đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên, khích lệ trong suốt q trình học tập và thưc
hiện luận văn.
Mặc dù Luận văn đã hoàn thành với tất cả sự cố gắng, nhiệt tình cũng như
năng lực bản thân, tuy vậy cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tác
giả kính mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của quý thầy cô, và đồng nghiệp để
cố gắng hồn thiện hơn trong q trình cơng tác và nghiên cứu sau này.
Xin chân thành cảm ơn!
TpHCM, ngày … tháng … năm 2018
Tác giả

Trần Nam Phong

5


Luận văn Thạc Sỹ
Học viên: Trần Nam Phong

Lớp: 24QLXD21-CS2

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH ......................................................................................8
CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ AN TỒN LAO ĐỘNG TRONG XÂY DỰNG 16


1.1

Tình hình ATLĐ tại Việt Nam trong một số năm qua .....................................16

1.2

Tình hình ATLĐ trong ngành Xây dựng một số năm qua...............................23

1.3

Tình hình ATLĐ trong ngành Điện một số năm qua .......................................25

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHÁP LÝ VỀ ATLĐ TRONG THI CÔNG
XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH ........................................................................................40
2.1

Khái niệm chung về ATLĐ..............................................................................40

2.1.1

An tồn – vệ sinh lao động ........................................................................40

2.1.2

Bảo hộ lao động.........................................................................................40

2.1.3

Điều kiện lao động ....................................................................................41


2.1.4

Tai nạn lao động ........................................................................................43

2.1.5

Mục đích, ý nghĩa, tính chất và nội dung của cơng tác ATVSLĐ ............43

2.2

Biện pháp phịng ngừa TNLĐ ..........................................................................45

2.2.1

Giải pháp kỹ thuật: ....................................................................................45

2.2.2

Biện pháp quản lý:.....................................................................................45

2.2.3

Biện pháp tuyên truyền, huấn luyện:.........................................................46

2.3

Quản lý ATLĐ trong Xây dựng. ......................................................................46

2.4


Cơ sở pháp lý về ATLĐ trong Xây dựng. .......................................................52

2.4.1

Bộ Luật, Luật và các văn bản dưới Luật ...................................................52

2.4.2

Tổ chức thực hiện ......................................................................................57

CHƯƠNG 3
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ AN TỒN
LAO ĐỘNG TẠI CƠNG TRƯỜNG XÂY DỰNG NMNĐ VĨNH TÂN 4 .................58
3.1

Tổng quan về Cơng trình NMNĐVT 4 ............................................................58

3.1.1

Giới thiệu về Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 .........................................58

3.1.2

Quy mô sản xuất và Công nghệ sản xuất ..................................................58

3.1.3

Kết cấu cơng trình .....................................................................................62


3.1.4

Điều kiện tự nhiên khu vực dự án .............................................................68

3.2

Công tác thi công xây dựng NMNĐVT 4 ........................................................71

3.2.1

Công tác đất ...............................................................................................72

3.2.2

Công tác cọc ..............................................................................................72

6


Luận văn Thạc Sỹ
Học viên: Trần Nam Phong

Lớp: 24QLXD21-CS2

3.2.3

Công tác bê tông cốt thép ..........................................................................73

3.2.4


Công tác lắp đặt kết cấu thép và thiết bị ...................................................74

3.2.5

Công tác thi công lắp đặt kết cấu phụ trợ ..................................................76

3.3

Thực trạng cơng tác an tồn lao động tại công trường NMNĐ Vĩnh Tân 4 ....81

3.3.1

Những yêu cầu chung ................................................................................81

3.3.2

Kế hoạch Quản lý ATVSMT tại dự án .....................................................82

3.3.3

Một vài sự cố chính trong xây dựng cơng trình ........................................88

3.4 Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng cơng tác quản lý an tồn lao động
tại cơng trình xây dựng NMNĐ Vĩnh Tân 4 .............................................................97
3.4.1

Một số biện pháp với đơn vị quản lý.........................................................97

3.4.2 Biện pháp tăng cường Quản lý ATVSLĐ khi thi công Dự án NMNĐ Vĩnh
Tân 4 100

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................107

7


Luận văn Thạc Sỹ
Học viên: Trần Nam Phong

Lớp: 24QLXD21-CS2

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1-1: Sập cần cẩu thi cơng đường ơ tơ cao tốc Hà Nội - Hải Phịng ..................17
Hình 1-2: Vụ sập giàn giáo tại công trường Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp
Formosa – Hà Tĩnh........................................................................................................18
Hình 1-3: Rơi vận thăng ở tồ nhà Lilama (Hà nội) ...................................................19
Hình 1-4: Sập giàn giáo cơng trình tại TP Cần Thơ ...................................................19
Hình 1-5: Ssạt lở vách đá tại mỏ đá ở Yên Định, Thanh hố. .....................................20
Hình 1-6: Nổ nồi hơi tại Cơ sở chế biến Gion Lan Anh, tỉnh Thái Bình ....................21
Hình 1-7: Vụ đứt dây cáp cẩu dầm cầu Ba Vì – Việt Trì .............................................22
Hình 1-8: Vụ nổ khoan thủng bức tường phía sau nhà kho và làm đổ sập tường bao
nơi giáp ranh với cơng ty TNHH My Sơn ......................................................................37
Hình 1-9: Hiện trường vụ tai nạn tại dự án NMNĐ Sơng Hậu 1 ................................38
Hình 2-1: Các yếu tố nguy hiểm trong lao động sản xuất ...........................................42
Hình 2-2: Các yếu tố có hại trong lao động sản xuất .................................................42
Hình 3-1: Sơ đồ tổ chức công tác EHS tại Vinh Tan 4 TPP........................................86
Hình 3-2: Cẩu bị gãy nằm trên mặt đất .......................................................................88
Hình 3-3: Cọc PHC bị gãy làm ba (03) đoạn. .............................................................89
Hình 3-4: Sập tường cừ chống đỡ làm hố móng ngập nước .......................................90
Hình 3-5: Sập tường cừ chống đỡ làm hố móng ngập nước .......................................90
Hình 3-6: Cháy Tháp hấp thụ số 1 ..............................................................................92


8


Luận văn Thạc Sỹ
Học viên: Trần Nam Phong

Lớp: 24QLXD21-CS2

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1-1: Thống kê tình hình TNLĐ trong các năm qua .............................................23
Bảng 1-2: Thống kê tình hình TNLĐ trong các năm qua của ngành Xây dựng. ..........24
Bảng 1-3: Thống kê tình hình TNLĐ trong các năm qua của ngành Điện ...................36
Bảng 3-1: Thơng số lị hơi NMĐ Vĩnh Tân 4 ................................................................59
Bảng 3-2: Thông số Tua bin hơi NMĐ Vĩnh Tân 4 ......................................................59
Bảng 3-3: Thông số máy phát điện NMĐ Vĩnh Tân 4 ..................................................60
Bảng 3-4: Tình hình số liệu khí tượng thuỷ văn và hải dương học trong vùng. ...........69
Bảng 3-5: Nhiệt độ khơng khí tại trạm Phan Rang, giai đoạn 1993-2013 (0C) ...........69
Bảng 3-6: Tốc độ gió cực đại tại ga Phan Rang (m/s) .................................................70
Bảng 3-7: Lượng mưa và số ngày mưa tại trạm Cà Na, giai đoạn 1978-2013. ...........71
Bảng 3-8: Danh sách các tài liệu và thông tin chính ...................................................86
Bảng 3-9: Một số hình ảnh minh họa sau sự cố cháy FGD#1 .....................................93

9


Luận văn Thạc Sỹ
Học viên: Trần Nam Phong

Lớp: 24QLXD21-CS2


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ
(Xếp theo thứ tự A, B, C của chữ cái đầu viết tắt)
AT – An toàn
ATLĐ – an toàn lao động
ATVSLĐ – an toàn vệ sinh lao động.
BLĐTBXH – Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
CĐT – Chủ đầu tư
DHI – Doosan Heavy Industries & Construction – Công ty Công nghiệp nặng và Xây
dựng Doosan.
EHS – Environmental, Health and Safety – Mơi trường, Sức khoẻ và An tồn.
EP – Environment Plan – Kế hoạch Mơi trường.
EVN – Tập đồn Điện lực Việt Nam
GĐ – Giám đốc
GS – Giám sát
GSAT – Giám sát an toàn
GSV – Giám sát viên
HSP – Health and Safety Plan – Kế hoạch An toàn và sức khoẻ
JICA – Japan International Cooperation Agency – Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản.
NLĐ – Người lao động
NMNĐ – Nhà máy nhiệt điện
NTP – Nhà thầu phụ
NSDLĐ – Người sử dụng lao động
TNLĐ – Tai nạn lao động
10


Luận văn Thạc Sỹ
Học viên: Trần Nam Phong


Lớp: 24QLXD21-CS2

TNGT – Tai nạn giao thông.
Vinh Tan 4 TPP – Vĩnh Tan 4 Thermal Power Project.

11


Luận văn Thạc Sỹ
Học viên: Trần Nam Phong

Lớp: 24QLXD21-CS2

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Q trình lao động tạo ra của cải vật chất cho con người, xã hội, NLĐ ln phải
tiếp xúc với các máy móc thiết bị và có tác động tương hỗ với cơng cụ lao động, mơi
trường xung quanh. Q trình này rất đa dạng và phức tạp, luôn tiềm ẩn và phát sinh
những rủi ro làm cho NLĐ có thể bị thương tật và bệnh nghề nghiệp. Không chỉ tại VIệt
Nam, xây dựng là ngành sản xuất đang phát triển rất mạnh với sự tham gia của nhiều
thành phần kinh tế, thúc đẩy và song hành cùng sự phát triển của xã hội nhưng xây dựng
cũng ngành có nhiều rủi ro, nguy hiểm cho người lao động. thực tế cho thấy, hầu hết các
trường hợp TNLĐ xảy ra do nguyên nhân thiếu sót biện pháp BHLĐ. Điều quan trọng
nhất trong công tác xây dựng là đề ra biện pháp thi công tối ưu với yêu cầu quan trọng
nhất là bảo đảm ATLĐ sau đó mới là tiến độ và chất lượng.
Ngành xây dựng với đặc thù làm việc trong không gian rộng, điều kiện tự nhiên
(thời tiêt, địa hình, địa chất…) khác nhau, NLĐ thường xuyên phải tiếp xúc với nhiều
loại máy móc thiết bị khác nhau, đa số trong đó là những máy móc thiết bị có yêu cầu
nghiêm ngặt về ATLĐ nên luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro xảy ra TNLĐ, thậm chí là rất cao
dẫn đến chết người hoặc thương tật vĩnh viễn gây mất khả năng lao động.

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển và hội nhập của nền kinh tế,
ngày càng nhiều các nhà thầu xây dựng nước ngoài với yêu cầu về ATVSLĐ rất cao.
Thêm vào đó cơng tác đảm bảo an tồn lao động ngày càng được các cấp, các cơ quan
ban ngành chú trọng và quan tâm sâu sắc. Trong bối cảnh đó, tác giả đã lựa chọn đề tài
về quản lý an tồn trong xây dựng cơng trình để nghiên cứu.
Cùng với tốc độ đơ thị hóa và cơng nghiệp hóa cao của đất nước thì vấn đề đảm
bảo an tồn trong thi cơng xây dựng cơng trình đang là vấn đề được quan tâm nhất hiện
nay. Hiện nay trên cả nước, có nhiều cơng trình xây dựng mới nhà máy điện cũng như
cải tạo nâng cấp các nhà máy điện hiện hữu để đáp ứng nhu cầu sử dụng năng lượng của
nền kinh tế, đồng thời đảm bảo an ninh năng lượng. Trong quá trình xây dựng và cải
tạo, nâng cấp này, sẽ huy động và sử dụng một lượng lớn về vốn đầu tư, về máy móc
thiết bị và con người. Các máy móc thiết bị này đa phần đều có yêu cầu nghiêm ngặt khi

12


Luận văn Thạc Sỹ
Học viên: Trần Nam Phong

Lớp: 24QLXD21-CS2

vận chuyển, lắp dựng, vận hành; cùng với đó là nhu cầu đảm bảo an toàn lao động là hết
sức cần thiết.
Theo thơng báo của Bộ LĐTBXH, trong năm 2017 trên tồn quốc đã xảy ra 8.956
vụ tai nạn lao động (TNLĐ) làm 9.173 người bị nạn:
- Số vụ TNLĐ chết người: 898 vụ
- Số vụ TNLĐ có hai người bị nạn trở lên: 101 vụ
- Số người chết: 928 người
- Số người bị thương nặng: 1.915 người
- Nạn nhân là lao động nữ: 2.727 người

Trước thực trạng này, nhiều năm qua, được sự giúp đỡ của các cấp chính quyền,
các tổ chức quốc tế như JICA, AES …, đến nay các quy định về an toàn lao động cơ
bản đã đáp ứng kỹ thuật trong xây dựng cơng trình. Tuy nhiên, do thói quen nên cịn
nhiều người lao động chưa sử dụng các phương tiện bảo hộ lao động cá nhân trong q
trình lao động. Bên cạnh đó, việc các Nhà thầu và Chủ đầu tư xem nhẹ vấn đề an toàn
lao động cũng làm tăng khả năng mất an toàn trong q trình thi cơng xây dựng cơng
trình. Nếu khắc phục được các điểm yếu này sẽ đảm bảo sức khỏe và tăng khả năng lao
động của người lao động tại công trường cũng như giảm đi rủi ro tai nạn lao động đáng
kể.
Ngành điện là ngành quan trọng trong sự phát triển của đất nước, cung cấp năng
lượng (điện) cho hầu hết các hoạt động sản xuất. Các dự án xây dựng nhà máy điện là
dự án xây dựng nhưng mang ý nghĩa về việc cung cấp năng lượng cho các ngành kinh
tế, cho xã hội nên có những đặc thù riêng của ngành điện.
Với ý nghĩa đó, cùng với mong muốn tìm hiểu rõ hơn và đề xuất một số giải pháp
góp phần giảm thiểu TNLĐ, đề tài “Nghiên cứu cơng tác quản lý đảm bảo an tồn lao
động trong thi công xây dựng nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4” được tác giả lựa chọn để
nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề xuất giải pháp quản lý phù hợp nhằm đảm bảo an toàn lao động trong thi công
ở công trường xây dựng NMNĐVT 4.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

13


Luận văn Thạc Sỹ
Học viên: Trần Nam Phong

Lớp: 24QLXD21-CS2


- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu về công tác quản lý an tồn lao động trên
cơng trường xây dựng nói chung và cơng trường xây dựng nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân
4 nói riêng.
- Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu cơng tác quản lý an tồn lao động trên công trường
xây dựng nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4
4. Phương pháp nghiên cứu và thu thập dữ liệu
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, cập nhật các thông tin từ người lao động trên
công trường.
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Điều tra, thống kê và tổng hợp tài liệu nghiên cứu
đã có ở trong và ngồi nước có liên quan đến đề tài.
- Phương pháp chuyên gia: Tham khảo các tài liệu trong và ngoài nước, ý kiến của các
nhà khoa học có trình độ chun môn cao và nhiều kinh nghiệm thực tế trong quá trình
nghiên cứu.
- Phương pháp thống kê mơ tả: Sử dụng các phần mềm xác suất thống kê chuyên ngành
để phân tích các số liệu điều tra, khảo sát cũng như số liệu tham vấn chuyên gia để chỉ
ra các yếu tố chính gây mất an tồn lao động và các giải pháp hiệu quả nâng cao an toàn
lao động.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Công tác quản lý an tồn lao động trên cơng trường xây dựng là một q trình
địi hỏi sự kết hợp của các bên liên quan trong q trình xây dựng cơng trình và kéo dài
trong suốt q trình xây dựng cơng trình; từ lúc bắt đầu thi cơng xây dựng cho đến lúc
hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng.
Đề tài luận văn mà học viên nghiên cứu được áp dụng cụ thể vào cơng tác quản
lý an tồn lao động trên công trường xây dựng nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4, qua đó
đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng cơng tác quản lý an tồn lao động cho các dự án
đầu tư xây dựng cơng trình. Vì lẽ đó, nội dung luận văn của học viên vừa có ý nghĩa về
mặt khoa học vừa mang ý nghĩa thực tế.

14



Luận văn Thạc Sỹ
Học viên: Trần Nam Phong

Lớp: 24QLXD21-CS2

6. Bố cục luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, nội dung của luận văn gồm 3 chương.
Chương 1, tác giả nêu tổng quan về an toàn lao động trong một số năm qua trên
phạm vi cả nước nói chung, trong ngành xây dựng và trong ngành điện nói riêng.
Trong chương 2, tác giả trình bày các cơ sở khoa học và cơ sở pháp lý về an toàn
lao động trong thi cơng xây dựng cơng trình.
Ở chương 3, tác giả tập trung nghiên cứu và đề xuất các giải pháp quản lý an tồn
lao động tại cơng trường xây dựng Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4.

15


Luận văn Thạc Sỹ
Học viên: Trần Nam Phong

CHƯƠNG 1
DỰNG
1.1

Lớp: 24QLXD21-CS2

TỔNG QUAN VỀ AN TỒN LAO ĐỘNG TRONG XÂY

Tình hình ATLĐ tại Việt Nam trong một số năm qua

Theo thông báo số 653 /TB – LĐTBXH [1] của Bộ Lao động – Thương binh và

Xã hội ngày 27 tháng 02 năm 2015 về tình hình tai nạn lao động năm 2014 như sau:
năm 2014 trên toàn quốc đã xảy ra 6.709 vụ TNLĐ làm 6.941 người bị nạn trong đó:
-

Số vụ TNLĐ chết người: 592 vụ

-

Số vụ TNLĐ có hai người bị nạn trở lên: 166 vụ

-

Số người chết: 630 người

-

Số người bị thương nặng: 1.544 người

-

Nạn nhân là lao động nữ: 2.136 người
 Một số vụ tai nan nghiêm trọng trong năm 2014 như sau:
 Vụ tai nạn cháy xảy ra vào 23g30 ngày 15/01/2014 làm 06 người chết và 01
người bị thương nặng tại Công ty TNHH MTV than Đồng Vơng, phường Trưng
Vương, thành phố ng Bí, tỉnh Quảng Ninh.
 Vụ tai nạn ngạt khí xảy ra vào 10g30 ngày 11/4/2014 làm 03 người chết và 03
người bị thương tại công ty cổ phần Vĩnh Phát, Khu Công nghiệp Phú Bài, thị xã
Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên Huế.

 Vụ tai nạn đá lăn xảy ra vào 13g30 ngày 23/4/2014 làm 02 người chết tại mỏ đá
núi Đồng Thung thuộc Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng 125- Cencol, đường
Thành Thái, phường Đơng Thọ, thành phố Thanh Hố, tỉnh Thanh Hóa.
 Vụ tai nạn lao động sập cẩu xảy ra vào 7g30, ngày 09/7/2014 làm chết 2 người
và bị thương 4 người tại công trường thi công Dự án Đường ơ tơ cao tốc Hà NộiHải Phịng (gói thầu EX 10, NTP là Công ty cổ phần cầu 12), thuộc địa bàn
phường Hải Thành, quận Dương Kinh, thành phố Hải Phòng.

16


Luận văn Thạc Sỹ
Học viên: Trần Nam Phong

Lớp: 24QLXD21-CS2

Hình 1-1: Sập cần cẩu thi công đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng
 Vụ tai nạn lao động sụp đổ xảy ra vào 08g00, ngày 27/7/2014 làm 03 người chết
và 02 người bị thương tại cơng trình Bể chứa nước tinh khiết thuộc nhà máy xử
lý nước sạch Formusa, Hà Tĩnh.
 Vụ tai nạn lao động sạt lở, đá trượt xảy ra vào 18g00, ngày 01/8/2014 làm chết
05 người tại khu vực mỏ đá A Công ty cổ phần khai thác khoáng sản Kiên Giang.
 Vụ tai nạn lao động do ngạt khí xảy ra vào 09g30 phút ngày 11/8/2014 làm 01
người chết và 04 người bị thương tại Hầm phụ thi công số 3, hạng mục Hầm áp
lực dự án xây dựng Nhà máy Thủy điện Chu Linh - Cốc San tại thơn Chu Can
Hồ, xã Tịng Sành, huyện Bát Xát, Tỉnh Lào Cai.
 Vụ tai nạn lao động do nổ hóa chất xảy ra vào 15g30 ngày 17/10/2014 làm 03
người chết tại công ty TNHH sản xuất dịch vụ thương mại Đặng Huỳnh, phường
Thới An, quận 12, TP Hồ Chí Minh.
Theo thơng báo số 537/TB – LĐTBXH [2] của Bộ Lao động – Thương binh và
Xã hội ngày ngày 26 tháng 02 năm 2016, năm 2015 trên toàn quốc đã xảy ra 7.620 vụ

TNLĐ làm 7.785 người bị nạn trong đó:
-

Số vụ TNLĐ chết người: 629 vụ

-

Số vụ TNLĐ có hai người bị nạn trở lên: 79 vụ

17


Luận văn Thạc Sỹ
Học viên: Trần Nam Phong

Lớp: 24QLXD21-CS2

-

Số người chết: 666 người

-

Số người bị thương nặng: 1.704 người

-

Nạn nhân là lao động nữ: 2.432 người
 Một số vụ TNLĐ nghiêm trọng trong năm 2015
 Vụ tại nạn do sập giàn giáo tại khu vực thi cơng đúc giếng chìm của công ty

Samsung tại dự án Formusa khu kinh tế Vũng Áng, Hà Tĩnh vào lúc 19h50 ngày
25/3/2015 làm 13 người chết, 29 người bị thương.

Hình 1-2: Vụ sập giàn giáo tại công trường Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp
Formosa – Hà Tĩnh.
 Vụ tai nạn do bục nước tại lị khai thác than xóm Xiềng, xã Lỗ Sơn, huyện Tân
Lạc, tỉnh Hịa Bình vào 8h ngày 18/11/2015 làm 03 người chết.
 Vụ tai nạn do sập lị vơi tư nhân thuộc xã Lại Xuân, Huyện Thủy Nguyên, tp Hải
Phòng vào 9h ngày 20/11/2015 làm 03 người chết.
 Vụ tai nạn do rơi vận thăng lồng xảy ra vào khoảng 10h30 ngày 04/12/2015, tại
Cơng trình xây dựng Văn phịng làm việc, trung tâm thương mại và nhà ở hỗn
hợp, 52 Lĩnh Nam, phường Mai Động, Hoàng Mai, Hà Nội làm 03 người chết.

18


Luận văn Thạc Sỹ
Học viên: Trần Nam Phong

Lớp: 24QLXD21-CS2

Hình 1-3: Rơi vận thăng ở toà nhà Lilama (Hà nội)
 Vụ tai nạn do sập cơng trình xây dựng cây xăng tại Xã Sơn Kim 1, huyện Hương
Sơn, tỉnh Hà Tĩnh vào 14h ngày 9/12/2015 làm 2 người chết và 06 người bị
thương.
 Vụ tai nạn do đổ sập tại Công trình xây dựng trung tâm tiệc cưới và hội nghị quốc
tế Hoàng Tử, Khu Vực I, Phường Cái Khế, Quận Ninh Kiều, Tp Cần Thơ vào13h
ngày 03/10/2015 làm 01 người chết và 04 người bị thương.

Hình 1-4: Sập giàn giáo cơng trình tại TP Cần Thơ


19


Luận văn Thạc Sỹ
Học viên: Trần Nam Phong

Lớp: 24QLXD21-CS2

Theo thông báo số 1152/TB – LĐTBXH [3] của Bộ Lao động – Thương binh và
Xã hội ngày 27 tháng 03 năm 2017, năm 2016 trên toàn quốc đã xảy ra 7.588 vụ TNLĐ
làm 7.806 người bị nạn trong đó:
-

Số vụ TNLĐ chết người: 655 vụ

-

Số vụ TNLĐ có hai người bị nạn trở lên: 95 vụ

-

Số người chết: 711 người

-

Số người bị thương nặng: 1.855 người

-


Nạn nhân là lao động nữ: 2.291 người.
 Một số vụ TNLĐ nghiêm trọng trong năm 2016
 Vụ tai nạn ngạt khí xảy ra vào 16g30 ngày 01/01/2016 tại lị vơi khu vực núi đá
n Thái, xã Hồng Giang, huyện Nơng Cống, tỉnh Thanh Hóa làm 08 người
chết và 01 người bị thương nặng.
 Vụ tai nạn sạt lở vách đá xảy ra vào 10g30 ngày 22/01/2016 tại mỏ đá của Doanh
nghiệp TNHH Tuấn Hùng, xã Yên Lâm, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa làm
08 người chết.

Hình 1-5: Ssạt lở vách đá tại mỏ đá ở Yên Định, Thanh hoá.

20


Luận văn Thạc Sỹ
Học viên: Trần Nam Phong

Lớp: 24QLXD21-CS2

 Vụ tai nạn sập mái công trường xây dựng xảy ra vào 10g30 ngày 04/4/2016 tại
Cơng trình thi cơng Nhà văn hóa xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Bảo, tp Hải Phịng
làm 09 người bị thương.
 Vụ tai nạn nổ đường ống dẫn dầu của máy ép thủy lực xảy ra vào 9g45 ngày
18/4/2016 tại khu vực ép ván thuộc Công ty cổ phần thế giới gỗ Việt Nam, Khu
công nghiệp Nam Cấm, huyện Nghị Lộc, tỉnh Nghệ An làm 11 người bị thương.
 Vụ nổ nồi hơi vào 10h ngày 30/10/2016 tại Cơ sở chế biến Gion Lan Anh thôn
Quang Lang, xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình làm 04 người chết
và 11 người bị thương.

Hình 1-6: Nổ nồi hơi tại Cơ sở chế biến Gion Lan Anh, tỉnh Thái Bình

 Vụ nổ lị hơi vào 14h chiều ngày 10/11/2016 tại khu vực xưởng sản xuất của
Công ty cổ phần xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng Thái Nguyên làm 02
người chết và 06 người bị thương.
Theo thông báo số 908/TB-LĐTBXH [4] ngày 08 tháng 03 năm 2018, trong năm
2017 trên trên toàn quốc đã xảy ra 8.956 vụ tai nạn lao động (TNLĐ) làm 9.173 người
bị nạn (bao gồm cả khu vực có quan hệ lao động và khu vực người lao động làm việc
không theo hợp đồng lao động) trong đó:
-

Số vụ TNLĐ chết người: 898 vụ

21


Luận văn Thạc Sỹ
Học viên: Trần Nam Phong

Lớp: 24QLXD21-CS2

-

Số vụ TNLĐ có hai người bị nạn trở lên: 101 vụ

-

Số người chết: 928 người

-

Số người bị thương nặng: 1.915 người


-

Nạn nhân là lao động nữ: 2.727 người
 Một số vụ TNLĐ nghiêm trọng trong năm 2017
 Vụ tai nạn ngạt khí xảy ra tại Cơng ty Cổ phần Foodtech (liên doanh với Thái
Lan), Chi nhánh Phú Yên vào lúc 10h40 ngày 12/01/2017 làm 05 công nhân chết
dưới hầm chứa nước hấp cá.
 Vụ tai nạn xảy ra tại Điện lực Phan Rang- Tháp Chàm, Công ty Điện lực Ninh
Thuận vào lúc 14h22 ngày 26/04/2017 do dây chằng tại trụ 471TC/188 bị đứt
làm trụ bị gãy và đổ xuống làm 01 người chết và 01 người bị thương.
 Vụ tai nạn điện giật xảy ra tại Khuôn viên Huyện ủy Con Cuông, K2 Thị trấn
Con Cuông, Nghệ an vào lúc 10h ngày 21/05/2017 làm 01 người chết và 02 người
bị thương.
 Vụ tai nạn đứt cáp cẩu xảy ra vào 15h00 ngày 19/6/2017 tại cơng trường xây
dựng cầu Việt Trì - Ba Vì, thuộc địa phận xã Phú Cường, huyện Ba Vì, thành phố
Hà Nội làm 02 người chết.

Hình 1-7: Vụ đứt dây cáp cẩu dầm cầu Ba Vì – Việt Trì

22


Luận văn Thạc Sỹ
Học viên: Trần Nam Phong

Lớp: 24QLXD21-CS2

 Vụ tai nạn rơi thang máy vào khoảng 12h00 ngày 22/8/2017 tại Chung cư
Newlife Tower đang thi công xây dựng tại phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long,

tỉnh Quảng Ninh do Công ty cổ phần đầu tư và xuất nhập khẩu Hà Nội làm chủ
đầu tư, làm 3 người chết.
 Vụ tai nạn sập giàn giáo vào khoảng 15h30 ngày 10/9/2017 tại thơn Ngoan A, xã
Xn Quang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang làm 3 người chết, 6 người bị
thương.
 Vụ tai nạn nổ tàu lai dắt vào khoảng 16h00 ngày 12/11/2017, tại Cơng ty đóng
tàu Phà Rừng (thị trấn Minh Đức, huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng) làm 4
người chết.
 Vụ tai nạn sập giàn giáo vào khoảng 16h30 phút ngày 21/11/2017, tại số nhà 20,
Lô B5, khu phố 11, Phường Tân Phong, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, làm
02 người chết.
Chỉ tiêu thống kê

TT

Năm
2014

Năm
2015

Năm
2016

Năm
2017

1

Số vụ


6.709

7.620

7.588

7.749

2

Số nạn nhân

6.943

7.785

7.806

7.907

3

Số vụ có người chết

592

629

655


648

4

Số người chết

630

666

711

666

5

Số người bị thương nặng

1.544

1.704

1.855

1.681

6

Số lao động nữ


2.136

2.432

2.291

2.317

7

Số vụ có 2 người bị nạn trở
lên

166

79

95

70

Bảng 1-1: Thống kê tình hình TNLĐ trong các năm qua
1.2 Tình hình ATLĐ trong ngành Xây dựng một số năm qua
Từ các thơng báo phổ biến tình hình ATLĐ đã nêu ở trên của Bộ Lao động Thương binh
và Xã hội, có bảng thống kê tình hình ATLĐ trong ngành xây dựng một số năm qua như
sau
Chỉ tiêu thống kê

TT

1

Số vụ

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
2221

23

2682

1899

1612


Luận văn Thạc Sỹ
Học viên: Trần Nam Phong
2

Số người chết

Lớp: 24QLXD21-CS2
11

13

6

4


Bảng 1-2: Thống kê tình hình TNLĐ trong các năm qua của ngành Xây dựng.
 Một số vụ tai nạn điển hình:
1. Vụ tai nạn lao động xảy ra vào khoảng 8 giờ 15 sáng 25/4 tại cơng trình đang xây
dựng trên khu đất số 244, đường Ngự Bình, Phường Trường An, thành phố Huế.
Đây là cơng trình xây dựng cửa hàng xăng dầu thuộc hệ thống cửa hàng xăng dầu
Thủy Tân. Phần cơng trình bị sập là phần mái che cửa hàng, khi các công nhân
xây dựng đang đổ dầm bê tơng. 9 người bị thương, trong đó có 1 phụ nữ nhà ở
gần cơng trình tham gia phụ hồ.
2. Vào ngày 7-3-2017, tại cơng trình nhà ở xã hội chung cư cao tầng Tân Thới Nhất
(Topaz Home, phường Tân Thới Nhất, quận 12) cũng đã xảy ra tai nạn ngã cẩu
tháp. Theo đó, một tay cần cẩu của cơng trình xây dựng nhà ở Topaz Home bất
ngờ gãy, đè lên 3 nhà trọ, 1 xưởng gỗ khiến ít nhất 2 người bị thương.
3. Khoảng 16h40 chiều ngày 18/4/2017, một số công nhân đang thi công dự án xây
nhà tái định cư 21 tầng nằm trên đường Cây Keo nằm trên địa bàn phường Tam
Bình, quận Thủ Đức, TP HCM thì xảy ra sự cố sập giàn giáo. Các nạn nhân được
xác định rơi từ tầng 9 xuống đất. Vụ tai nạn làm nạn nhân Võ Văn Điền (25 tuổi,
ngụ huyện Nhà Bè, TP HCM) tử vong tại chỗ. Anh Nguyễn Văn Thanh Tâm (24
tuổi, ngụ tỉnh An Giang) bị chấn thương nặng.
4. Khoảng 8h45 sáng 20/4/2017, ngôi nhà số 296 trên đường Trần Hưng Đạo, TP
Quy Nhơn (Bình Định) bất ngờ đổ sập. Vụ tai nạn khiến cụ Phạm Văn Thủ (84
tuổi, ở nhà bị sập) tử vong. Đồng thời, làm hư hỏng một phần tường nhà 294, làm
gãy bảy trụ điện chiếu sáng, cáp quang, viễn thông... Về nguyên nhân sập nhà,
“Đánh giá sơ bộ do quá trình đào móng xây dựng nhà số 298 Trần Hưng Đạo
chưa bảo đảm các quy định, dẫn đến làm sập hoàn toàn căn nhà hai tầng số 296.”
Nhiều vụ TNLĐ nghiêm trọng đã không được khai báo, thống kê đầy đủ theo
quy định, thân nhân người bị TNLĐ thường thỏa thuận với chủ sử dụng lao động để
nhận chế độ “bồi thường một cục”, thay vì khai báo, làm thủ tục để được giải quyết chế
độ bảo hiểm xã hội do TNLĐ. Ngoài ra, một số doanh nghiệp vừa và nhỏ ngành xây
dựng cũng xem thường việc tuân thủ các biện pháp đảm bảo ATLĐ trong thi cơng các

cơng trình cao tầng, như thiếu biện pháp che chắn, lưới phòng hộ, dây treo an toàn, đặc
biệt là thiếu tổ chức huấn luyện, đào tạo định kỳ bài bản về công tác ATLĐ cho người
lao động.
Trong quy định pháp lý về ATLĐ, Bộ luật Lao động đã dành hẳn một chương
(Chương IX) với 20 điều quy định về công tác ATLĐ cũng như các biện pháp về ATLĐ
đối với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh và trong
mối quan hệ sử dụng lao động. Nếu quy chụp cho nhận thức của người lao động thì
khơng hồn tồn đúng. “Chủ đầu tư cần phải thay đổi cả trong nhận thức lẫn thực tế.
Một cơng trình nếu có hệ thống, quy trình lao động an tồn, trang bị đầy đủ đồ bảo hộ
24


Luận văn Thạc Sỹ
Học viên: Trần Nam Phong

Lớp: 24QLXD21-CS2

và có quy định chặt chẽ về an toàn lao động, chế tài xử phạt thì người lao động sẽ phải
tuân thủ. Ngoài ra, Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 cũng quy định rõ ràng, cụ
thể về các biện pháp ATLĐ, cũng như trách nhiệm của người sử dụng lao động, cơ quan,
doanh nghiệp trong công tác ATLĐ.
Thế nhưng vẫn chưa đủ chế tài hiệu quả cho tình trạng người sử dụng lao động,
tức doanh nghiệp, chưa quan tâm đúng mức vấn đề ATLĐ, thiếu các quy trình, biện
pháp làm việc đảm bảo ATLĐ. Theo thống kê mỗi năm, Việt Nam có khoảng 1 triệu lao
động trẻ bước vào thị trường lao động nhưng tình hình mất an tồn lao động ngày càng
nóng bỏng. Các lao động trẻ ở độ tuổi từ 15 đến 24 tuổi có tỷ lệ thương tích và bệnh
nghề nghiệp cao hơn 40% so với những người lao động lớn tuổi. Nguyên nhân là do có
lỗ hổng kiến thức về an tồn lao động. Để lấp được lỗ hổng này, cần đưa kiến thức về
an toàn lao động vào giáo dục. Bà Valentine - đại diện dự án an toàn và sức khỏe cho
lao động trẻ thuộc ILO, khuyến cáo, Việt Nam nên lồng ghép an toàn sức khỏe nghề

nghiệp vào giáo dục tại tất cả các cấp học đường hiện nay
1.3 Tình hình ATLĐ trong ngành Điện một số năm qua
Theo thông báo số 5317/EVN-AT [5] ngày 27 tháng 12 năm 2014, trong năm
2014, các đơn vị trực thuộc EVN đã để xảy ra 22 vụ TNLĐ làm 04 người chết, 13 người
bị thương nặng và 06 người bị thương nhẹ.
 Một số vụ tai nạn điển hình:
1. TNLĐ xảy ra tại Cơng ty Điện lực Bạc Liêu – Tổng Công ty Điện lực Miền Nam:
Lúc 9h30’ ngày 18 tháng 1 năm 2014, ông Nguyễn Thanh Toàn, trưởng ca trực
vận hành đăng ký cắt điện với Điều độ để xử lý sứ đứng pha C tiếp xúc không tốt tại
trụ 3.3 tuyến 471 Bạc Liêu. Đội công tác gồm: Huỳnh Quang Khương, bậc AT 5/5
là người chỉ huy trực tiếp (CHTT), Trương Ứng Huê (1985), bậc AT 5/5, Trần Đức
Tân, bậc AT 5/5, Nguyễn Văn Hậu, bậc AT 5/5 và Lê Tuấn Anh, bậc AT 5/5 thực
hiện xử lý vị trí trên theo phiếu cơng tác số 44/01/14.
Lúc 10h00’ ơng Nguyễn Thanh Tồn nhận lệnh Điều độ đương ca là ông Hồ Văn
Hải thực hiện cô lập các tuyến 471BL, 472BL, 75BL để thực hiện công tác. 11h25’,
anh Hải báo đã mở cầu dao phía hướng ra đường dây các tuyến nêu trên, ơng Tồn
thơng báo ơng Tuấn Anh tiến hành các thủ tục để cho phép đơn vị công tác (ĐVCT)
làm việc. ĐVCT xử lý sứ đứng pha C tuyến 471 Bạc Liêu hồn tất lúc 11h50’. Sau
đó anh H tháo tiếp địa, khi tháo được hai đầu tiếp địa (pha C và B) và đang tiến
hành tháo đầu cồn lại (pha A) thì một đầu tiếp địa đã tháo chạm vào dây pha C tuyến
472 Bạc Liêu gây phóng điện làm anh Huê bị bỏng ở hai tay, vùng ngực, cổ và bụng.
25


×