Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi môn sinh học 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (325.15 KB, 75 trang )

Ngày soạn: 10 / 9 /2020
Ngày dạy:
/
/ 2020
Tiết 1, 2, 3.
Chuyên đề 1: KHÁI QUÁT VỀ CƠ THỂ NGƯỜI
A. Mục tiêu
- HS nắm được cấu tạo cơ thể người, cấu tạo và chức năng quan trong của tế bào,
mô.
- Chứng minh được tế bào vừa là đơn vị cấu tạo cơ thể vừa là đơn vị chức năng.
- Nắm được cấu tạo của nơron, khái niệm cung phản xạ, vòng phản xạ.
- Biết vận dụng làm câu hỏi, bài tập liên quan đến bài học.
B. Chuẩn bị
- Học tốt Sinh học 8, Kiến thức & ôn tập Sinh học 8, Kiến thức cơ bản Sinh học 8,
SGK Sinh 8, sách tuyển chọn đề thi bồi dưỡng HSNK sinh 6,7,8, sách bồi dưỡng
giỏi sinh học 8.
C. Bài mới. Gv cùng HS giải quyết các vấn đề nêu ra.
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN.
I.1: Khái quát về cơ thể người:
- Cấu tạo cơ thể người
I.1:1. Cấu tạo cơ thể người. được bao bọc bởi lớp da
a - Gồm 3 phần:
+ Đầu
+ Thân gồm 2 khoang: .Khoang ngực: tim, phổi
. Khoang bụng: dạ dày, ruột, gan, tuỵ, thận, bóng đái, cơ quan sinh
dục.
+ Tứ chi.
b - Các hệ cơ quan: Bảng: Thành phần, chức năng của các hệ cơ
quan.
Hệ cơ
Các cơ quan trong từng


Chức năng từng hệ cơ quan
quan
hệ cơ quan
Vận động Cơ, xương
Vận động và di chuyển
Tiêu hoá
ống tiêu hoá và tuyến tiêu Tiếp nhận và biến đổi thức ăn thành chất
hoá
dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể
Vận chuyển TĐC dinh dưỡng tới các tế
Tuần hoàn Tim , hệ mạch
bào, mang chất thải, CO2 từ tế bào đến cơ
quan bài tiết.
Hô hấp
Đường dẫn khí. Phổi
Thực hiện TĐK CO2, O2 giữa cơ thể và
mơi trường
Bài tiết
Thận, ống dẫn nước tiểu, Lọc từ máu các chất thải để thải ra ngoài
1


bóng đái
Thần kinh Não, tuỷ, dây thần kinh, Điều hồ, điều khiển hoạt động của cơ
hạch thần kinh
thể
I.1: 2. Cấu tạo tế bào
- Tế bào là đơn vị cấu tạo cúng là đơn vị chức năng của cơ thể.
- Tế bào gồm 3 phần:
+ Màng sinh chất

+ Chất tế bào: lưới nội chất, bộ máy gôngi, Ribôxôm, ti thể, trung thể.
+ Nhân: NST con, nhân con.
I.1:3. Thành phần hóa học của tế bào Gồm:
a: Chất hữu cơ
+ Prôtein: C, O, N, P, S.
+ Gluxit: C,H,O.
+ Lipit: C, H, O.
+ Axit nucleic: ADN, ARN.
b : Chất vơ cơ
+ Muối khống: Ca, K, Na, Fe, Cu...
I.1:4 . Hoạt động sống của tế bào.
Gồm: TĐC, sinh trưởng, sinh sản, phân chia, cảm ứng...
- Tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể vì:
+ TB thực hiện TĐC với mơi trường trong cơ thể: là cơ sở để cơ thể thực hiện TĐC
với mơi trường ngồi.
+ Sự sinh trưởng, sinh sản, cảm ứng của tế bào là cơ sở cho sự sinh trưởng sinh
sản, cảm ứng của cơ thể.
I.1:5. Khái niêm về mô.
- Mơ là tập hợp các tế bào chun hố, có cấu trúc giống nhau, cùng thực hiện một
chức năng nhất định. Mô gồm: Tế bào và phi bào
- Các loại mơ:
Nội
Mơ biểu bì
Mơ liên kết
Mơ cơ
Mơ thần kinh
dung
Phủ ngồi da, ở khắp cơ thể, rải Gắn
vào Nằm ở não. tuỷ
lót trong các cơ rác trong chất xương, thành sống, tận cùng các

1. Vị quan
rỗng: nền.
ống tiêu hố, cơ quan.
trí Ruột, bóng đái,
mạch
máu,
mạch máu...
bóng đái, tim,
tử cung.
2.
+ Chủ yếu là + Gồm tế bào và + Gồm tế bào + các TB thần kinh
Cấu TB, khơng có phi bào.
và phi bào rất (nơron) và tế bào
tạo phi bào.
+ Có thêm Ca và ít.
thần kinh đệm.
+ TB có nhiều sụn.
+ Tế bào có + Nơron có thân
hình dạng: dẹt, + Gồm:
vân ngang hay nối với sợi trục và
2


đa giác trụ,
khối.
+ Các TB xếp
sít nhau thành
lớp dày.
+ Gồm: BB da,
BB tuyến.

3.
+ Bảo vệ,
Chức thụ, bài tiết
năng sinh sản:
nhiệm vụ
sản.

. Mơ sợi
. Mơ sụn
. Mơ xương
. Mơ mỡ.

khơng có vân sợi nhánh.
ngang.
+ Các tế bào
xếp thành lớp,
bó.
+ Gồm mơ cơ:
vân; tim; trơn

hấp
(mô
làm
sinh

+ Nâng đỡ
+ Co dãn tạo + Tiếp nhận kích
+ Chức năng dinh nên sự vận thích
dưỡng:
vận động của các + Dẫn truyền xung

chuyển chất dd, cơ quan và sự thần kinh
oxi đến TB và vận động của + Xử lí thơng tin
vận chuyển các cơ thể
+ Điều hoà hoạt
chất thải ra hệ bài
động các cơ quan.
tiết.
I.1:6. Cấu tạo và chức năng của nơron
1- Cấu tạo:
- Thân: + Nhân
+ Sợi nhánh (nhiều, ngắn).
- Sợi trục: chỉ có một, dài, thờng có bao miêlin.
2- Chức năng cơ bản + Cảm ứng
+ Dẫn truyền
3- Các loại nơron + Hướng tâm: CQTC -> TWTK (cảm giác).
+ Trung gian: Nơron -> nơron (liên lạc).
+ Li tâm: TWTK -> CQ phản ứng (vận động).
I.1:7. Phản xạ: là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của mơi trờng thơng
qua HTK.
- Cung phản xạ: - Các thành phần của một cung phản xạ:
+ Cơ quan thụ cảm (da...)
+ Nơron hướng tâm
+ Nơron trung gian
+ Nơron li tâm
+ Cơ quan phản ứng.
* Điểm khác biệt cung phản xạ và vòng phản xạ.
Cung phản xạ
Vịng phản xạ.
- Mang tính chất đơn giản, chi phối một - Mang tính chất phức tạp, chi phối nhiều
phản ứng.

phản ứng.
- Xảy ra nhanh, có tính bản năng
- Xảy ra chậm, có sự tham gia của ý thức
- Khơng có luồng thơng tin ngược
- Có luồng thơng tin ngược kết quả phản
xạ chính xác hơn.
II. CÂU HỎI - BÀI TẬP.
3


a. Câu hỏi - bài tập: Vận dụng hiểu biết.
1: Cơ thể người gồm mấy phần ? Kể tên các phần đó ?
2: Vì sao tế bào được xem là đơn vị cấu tạo của cơ thể ? Hãy giải thích và minh
hoạ.
HD: Cơ thể được cấu tạo từ nhiều hệ cơ quan , mỗi hệ cơ quan do nhiều cơ quan
hợp lại, mỗi cơ quan do tập hợp bởi nhiều mơ có chức năng giống nhau, mỗi mơ
do nhiều TB có hình dạng cấu tạo và chức năng giống nhau hợp thành.
Tất cả mọi Tb trong cơ thể đều có thể thức cấu tạo rất giống nhau bao gồm:
- Màng sinh chất.
- Chất Tb với các nội quan như ti thể, bộ máy gôngi, lưới nội chất, ribôxôm, trung
thể.
- Nhân tb gồm nhiễm sắc thể và nhân con.
3: Hãy chứng minh Tb là đơn vị chức năng của cơ thể.
HD: Tất cả các hoạt động sống của cơ thể đều xảy ra ở Tb như:
- Màng sinh chất giúp Tế bào thực hiện quá trình trao đổi chất giữa Tế bào và môi
trường.
- Tế bào chất là nơi xảy ra các hoạt động sống như:
+ Tithể là nơi tạo ra năng lượng cho hoạt động của tế bào và cơ thể.
+ Ribôxôm là nơi tổng hợp prôtêin.
+ Bộ máy gơngi thu nhận hồn thiện và phân phối sản phẩm.

+ Trung thể tham gia vào quá trình phân chia và sinh sản của TB.
+ Lưới nội chất : tổng hợp và vận chuyển các chất.
Tất cả các hoạt động nói trên là cs cho sự sống, sự lớn lên và ss của cơ thể,
đồng thời giúp cơ thể phản ứng chính xác các tác động của mơi trường sống.
Vì vậy Tb được xem là đơn vị chức năng và là đơn vị của sự sống cơ thể.

4: Hãy giải thích cấu tạo và chức năng của mỗi thành phần hoá học của tế bào.
1. Chất hữu cơ: gồm có prơtêin, gluxit, lipip. A xit nuclêic mỗi thành phần này có
cấu tạo và chức năng như sau :
a. Prơtêin: Có cấu tạo phức tạp gồm các nguyên tố : cacbon (C) , hiđrô (H), xi
(O), nitơ (N). Lưu huỳnh (S), phốt pho (P), trong đó N là nguyên tố dặc trưng.
Protein có chức năng chủ yếu là tham gia xây dựng các thành phần cấu tạo của Tế
bào và cơ thể.
b. Glu xit: Có cấu tạo từ 3 nguyên tố là C, H, O.
Gluxit có chức năng chủ yếu là tham gia vào việc tạo năng lượng cho hoạt động
của Tế bào và cơ thể.
c. Lipit : Lipit được cấu tạo từ 3 nguyên tố là C, H và O.
Lipit có chức năng tạo năng lượng và chất dự trử của tế bào .
4


d. Axit nuclêic gồm có hai loại là AND và ARN. Axit nuclêic được cấu tạo từ các
nguyên tố C, H, N, và P.
Axit nuclêic tham gia vào chức năng di truyền cho tế bào và cơ thể.
2. Chất vô cơ:
Bao gồm các loại muối khoáng chứa các nguyên tố như canxi (Ca), kali (K),
natri (Na), sắt (Fe), đồng (Cu).
5. Bằng một ví dụ em hãy phân tích vai trị cảu hệ thần kinh trong sự điều hoà
hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể.
HD: Cơ chế điều hịa huyết áp: Khi huyết áp tăng thì thụ thể áp lực của máu tiếp

nhận và báo về trung khu điều hòa tim mạch ở hành não. Từ trung khu điều hòa
tim mạch, xung tk theo dây li tâm đến tim và mạch máu, làm tim giảm nhịp, giảm
lực co bóp, mạch máu giãn rộng. Kết quả là huyết áp giảm xuống và trở lại bình
thường. Sự thay đổi huyết áp ở mạch máu lúc này lại được thụ thể áp lực ở mạch
máu tiếp nhận và thông báo về trung khu điều hòa tim mạch ở hành não (liên hệ
ngược).
b. Câu hỏi - bài tập nâng cao.
1. Nêu điểm # nhau và k.nhau giữa cơ vân, cơ trơn và cơ tim về cấu tạo & chức
năng.
a. Giống nhau: - Tb đều có cấu tạo dạng sợi.
- Đều có chức năng co giãn và tạo ra sự chuyển động.
b. Khác nhau:
* Về cấu tạo: - Tb cơ vân và Tb cơ tim có nhiều nhân và có vân ngang.
- Tb cơ trơn chỉ có 1 nhân và khơng có vân ngang.
* Về chức năng:
- Cơ vân liên kết với xương --> Co dãn tạo nên sự vận động của các cơ quan và sự
vận động của cơ thể.
- Cơ trơn: tham gia cấu tạo các nội quan như dạ dày, ruột, thành mạch, bóng
đái, ..., thực hiện chức năng tiêu hóa, dinh dưỡng ... của cơ thể.
- Cơ tim tham gia vào cấu tạo tim và co giãn để giúp cho sự tuần hoàn máu.
c. Bài tập về nhà.
1. Nêu khái niệm phản xạ. Hãy so sánh cung phản xạ và vòng phản xạ.
D. Dặn dò.
- Học bài và trả lời các câu hỏi.
- Ôn tiếp phần kiến thức: Vận động

Ngày soạn: 11 / 09 / 2020
5



Ngày dạy:

/

/ 2020

Tiết 4, 5, 6.
Chuyên đề 2:

VẬN ĐỘNG

A. Mục tiêu:
- Trình bày được các thành phần chính của bộ xương và xác định vị trí các xương
chính ngay trên cơ thể mình. Phân biệt được x. dài, x. ngắn, x. dẹt về hình thái, cấu
tạo.
- Phân biệt được các loại khớp xương, nắm vững cấu tạo khớp động.
- Nắm được cấu tạo chung của một xương dài, từ đó giải thích được sự lớn lên của
xương và khả năng chịu lực của xương.
- Xác định được thành phần hóa học của xương để chứng minh được tính đàn hồi
và cứng rắn của xương.
- Giải thích được tính chất cơ bản của bắp cơ là sự co cơ và nêu được ý nghĩa của
sự co cơ.
- Biết vận dụng làm câu hỏi, bài tập liên quan đến bài học.
B. Chuẩn bị:
- Học tốt Sinh học 8, Kiến thức & ôn tập Sinh học 8, Kiến thức cơ bản Sinh học 8,
SGK Sinh 8,
C. Bài mới. Gv cùng HS giải quyết các vấn đề nêu ra.
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
I.1: Môi trường trong cơ thể:
1.1. Các bộ phận chính của bộ xương

1. Vai trò cuả bộ xương.
- Tạo khung giúp cơ thể có hình dạng nhất định.
- Là nơi bám của các cơ
- Bảo vệ các nội quan
2. Thành phần chính của bộ xương.
Gồm 3 phần:
a: Xương đầu: + Sọ mặt phát triển
+ Mặt: Nhỏ, có xương hàm.
b: Xương thân:
+ Cột sống gồm nhiều đốt khớp lại, có 4 chổ cong, chia làm 5 đoạn.
+ Lồng ngực: các xương sườn gắn với cột sống và xương ức => lồng ngực.
c: Xương chi:
+ Tay gồm: đai vai (x.đòn và x.bả) - xương cánh - xương cẳng - xương bàn - các
xương ngón tay.

6


+ Chân gồm: đai hông (x.chậu, x.háng, x. ngồi) - xương đùi, xương cẳng - xương
bàn.
1.2. Phân biệt các loại xương.
Dựa vào hình dạng cấu tạo chia làm 3 loại xương:
+ Xương dài: hình ống ở giữa chứa tủy đỏ.
+ Xương ngắn: ngắn, nhỏ.
+ Xương dẹt: hình bản, dẹt, mỏng và đặc.
1.3. Sự to và dài ra của xương
- Thành phần hóa học và tính chất của xương
1.4. Các loại khớp xương Gồm 3 loại:
a: Khớp động: Cử động dễ dàng
. Hai đầu xơng có lớp sụn

. Giữa là dịch khớp (bao hoạt dịch)
. Ngoài: dây chằng
-> Đảm bảo sự hoạt động linh hoạt của tay, chân.
b: Khớp bán động: giữa 2 đầu xơng là đĩa sụn
-> Cử động hạn chế.
-> Tạo thành khoang bảo vệ (khoang ngực) giúp cơ thể mềm dẻo trong dáng đi
thẳng và lao động phức tạp.
c: Khớp bất động: Các xương gắn chặt bởi khớp răng ca. Không cử động được.
-> Giúp xương tạo thành hợp thành khối để bảo vệ nội quan (hộp sọ) hoặc nâng đỡ
(x. chậu).
1.5. Cấu tạo bắp cơ và tế bào cơ.
a: Cấu tạo bắp cơ: gồm nhiều bó cơ.
- Ngồi là màng liên kết, 2 đầu thon có gân, phần bụng phình to.
- Trong: có nhiều sợi cơ tập trung thành bó cơ.
b: Tế bào cơ (sợi cơ) (tơ cơ) gồm:
- Tơ cơ dày: có mấu sinh chất -> tạo vân tối.
- Tơ cơ mảnh: trơn -> vân ngang.
 xếp xen kẽ nhau theo chiều dọc -> vân ngang (vân tối và vân sáng xen kẽ).
- Đơn vị cấu trúc là giới hạn giữa tơ cơ dày và tơ cơ mảnh (đĩa tối ở giữa, 2 nữa
đĩa sáng ở 2 đầu).
Chứng minh được cơ co sinh ra công. Công của cơ đợc sử dụng vào lao động và di
chuyển.
- Trình bày đợc nguyên nhân của sự mỏi cơ và nêu biện pháp phòng chống mỏi cơ.
- Nêu được ý nghĩa của sự luyện tập cơ, từ đó vận dụng vào cuộc sống, thường
xuyên luyện tập TDTT và lao động vừa sức.
1.6. Nguyên nhân của sự mỏi cơ.
+ Do cơ thể khơng đợc cung cấp đủ ơxi nên tích tụ axit lắctic đầu độc cơ.
7



+ Năng lợng cung cấp ít.
+ Làm việc quá sức và kéo dài.
Biện pháp chống mỏi cơ.
- Nghỉ ngơi thở sâu kết hợp với xoa bóp cho máu lưu thơng nhanh.
- Cần có thời gian lao động, học tập và nghỉ ngơi hợp lí.
1.7. Sự tiến hóa cảu hệ cơ ngời so với hệ cơ thú .
- Cơ nét mặt biểu thị trạng thái khác nhau
- Cơ vận động lỡi phát triển.
- Cơ tay phân hóa thành nhiều nhóm nhỏ nh: cơ gập duỗi tay, cơ co duỗi các ngón,
đặc biệt là cơ co ở ngón cái.
- Cơ chân lớn khỏe.
- Cơ gập ngữa thân.
II. CÂU HỎI - BÀI TẬP.
a. Câu hỏi - bài tập: Vận dụng hiểu biết.
Câu 1: Xương dài ra nhờ đâu ? Hãy vẽ sơ đồ mơ tả thí nghiệm và chứng minh điều
đó ?
HD:
- Xương dài ra nhờ hai đĩa sụn tăng trưởng nằm tiếp giáp giữa hai đầu xương
với thân xương.
- Sơ đồ: H8.5sgk. Dựa vào sđ để mơ tả thí nghiệm.
Câu 2: Sự mỏi cơ là gì? Nguyên nhân của hiện tượng mỏi cơ?
HD:
- Mỏi cơ là hiện tượng cơ giảm dần dẫn đến khơng cịn phản ứng với những
kích thích của mt. Trong lao động mỏi cơ biển hiện ở việc giảm khả năng tạo
công, các thao tác trong lao động thiếu chính xác và kém hiệu quả.
- Nguyên nhân: Nguồn năng lượng cho sự co cơ lấy từ sự ơxi hóa các chất
dinh dưỡng do máu mang đến. Qúa trình co cơ sẽ sản sinh ra nhiệt và chất
thải là khí CO2.
- Nếu lượng oxi cc cho qt co cơ không đủ, sản phẩm tạo ra của qt oxi hóa
khơng chỉ có năng lượng, nhiệt, khí CO2 mà cịn có sản phẩm trung gian là

axit lắc tích. Thiếu oxi cùng với sự tích tụ axit lactic trong cơ thể khiến cơ bị
đầu độc và mỏi. Nl cung cấp không đầy đủ cũng là một trong những nguyên
nhân của sự mỏi cơ.
Câu 3: Giải thích sự lớn lên và dài ra của xương?
Câu 4: Trình bày thí nghiệm chứng minh thành phần hóa học và tính chất của
xương
- Để tìm hiểu thành phần cấu tạo của xương người ta tiến hành các thí nghiệm sau :
* Thí nghiệm 1 :

8


- Vật liệu và dụng cụ thí nghiệm: 1 xương đùi ếch trưởng thành, 1 cốc đựng dung
dịch HCL 10 %, 1 cốc nước lã để rữa xương
- Tiến hành thí nghiệm : Ngâm xương đùi ếch trong dung dịch HCL 10 % khoảng
10 - 15 phút .
- Kết quả thí nghiệm: Thấy có bọt khí nổi lên.
Xương mềm có thể uốn cong được.
- Giải thích thí nghiệm: Bọt khí nổi lên là khí cacbơnic, điều đó chứng tỏ trong
thành phần của xương có muối cacbơnat, khi tác dụng với axit sể giải phóng khí
cacbơnic. Phần cịn lại xương vẫn cịn giữ ngun hình dạng nhưng mềm dẻo đó là
chất cốt giao ( chất hữu có).
*Thí nghiệm 2:
-Vật liệu và dụng cụ thí nghiệm: 1 xương đùi ếch, 1 đèn cồn.
- Tiến hành đốt xương đùi ếch trên ngọn lữa đèn cồn đến khi xương khơng cịn
cháy nữa.
- Kết quả thí nghiệm Xương sau khi bị đốt vẫn giữ nguyên hình dạng nhưng khi
bóp thì bị vở vụn ra
- Giải thích khi đốt: chất cốt giao bị cháy hết phần cịn lại là chất vơ cơ nên khi
đập nhẹ là xương vở tan.

Từ kết quả của hai thí nghiệm trên ta có kết luận: Thành phần hố học
của xương là chất cốt giao (chất hữu cơ) và muối khoáng.
Câu 5: Tìm những điểm giống nhau và khác nhau giữa xương tay và xương chân
a. Giống nhau: Đều được tạo bởi hai bộ phận phần đai và phần cử động tự do
b. Khác nhau :

Kích thước

Xương đai

Xương bánh
chè
Bàn

Xương tay
Xương tay ngắn hơn

Xương chân
Xương chân có kích thước dài
hơn. Chi dài và khoẻ do chịu toàn
bộ trọng lượng cơ thể
Đai vai được cấu tạo bởi một Đai hơng có cấu tạo vững chắc
đơi xương địn và một đơi hơn, ít linh động.
xương bả
Gồm xương hơng, xương chậu và
xương toạ.
Khơng có
Có xương bánh chè tạo tư thế
đứng thẳng
Ngón cái đối diện với các ngón Xương sắp xếp dạng trịn, bàn

khác, cầm nắm dễ dàng .
chân vòm giảm chấn động cơ thể
và giúp cơ thể đi nhanh hơn

9


Kết luận: Xương tay và xương chân có các phần tương ứng giống nhau nhưng
phân hố khác nhau để thích nghi với lao động và tư thế đứng thẳng.
Câu 6: Khả năng cử động của khớp động và khớp bán động khác nhau như thế
nào ?
Vì sao có sự khác nhau đó ?
HD: Khả năng cử động của khớp động linh hoạt hơn khớp bán động vì cấu tạo của
khớp động có diện khớp ở hai đầu trịn và lớn, có sụn trơn và bóng và giữa khớp có
bao chứa dịch khớp, còn diện khớp của khớp bán động phẳng và hẹp
Câu 7. Vì sao ở người già xương dễ bị gãy và khi gãy thì chậm hồi phục ?
- Người già xương dễ bị gãy và chậm hồi phục: do tỉ lệ chất hữu cơ và chất vô cơ
thay đổi theo lứa tuổi. ở người già chất hữu cơ giảm xuống nên xương giảm tính
dẻo dai và rắn chắc đồng thời xương trở nên xốp dòn dễ bị gảy khi va chạm mạnh.
- Chất hữu cơ ngoài chức năng tạo dẽo dai cho xương cón hổ trợ q trình dinh
dưỡng cho xương. Do tuổi già tỉ lệ chất hữu cơ giảm nên khi xương gảy rất chậm
hồi phục
Câu 8: Hãy mô tả cấu tạo của sợi cơ vân và hoạt động của các tơ cơ khi co cơ.
* Sợi cơ vân (còn gọi là tế bào cơ) được cấu tạo bởi:
+ Bên ngồi có màng liên kết bao bọc.
+ Bên trong là chất tế bào có nhiều nhân và tơ cơ. Có hai loaị tơ cơ xếp xen kẽ
nhau là tơ cơ dày và tơ cơ mảnh. Tơ cở mảnh thì trơn, tơ cơ dày có mấu sinh chất.
+ Tế bào cơ gồm nhiều đơn vị cấu trúc nối liền nhau nên tế bào cơ dài .
* Hoạt động của các tơ cơ khi cơ co :
Khi cơ co các tơ cơ mảnh trượt và luồn sâu vào các tơ cơ dày làm cho tế bào cơ

ngắn lại. Hiện tượng này làm cho bó cơ và bắp cơ cũng rút ngắn kéo xương chuyển
dịch và vận động.
Câu 9: Hãy giải thích những đặc điểm của hệ cơ thích ứng với chức năng co rút và
vận động .
* Chức năng co rút và vận động đã qui định hệ cơ có những đặc điểm thích ứng
như sau:
+ Tế bào cơ có cấu tạo dạng sợi. Trong sợi có nhiều tơ cơ. Hai loại tơ cơ tơ cơ
mảnh và tơ cơ dày) có khả năng lồng vào nhau khi cơ co và làm cho sợi cơ co rút
lại và tạo ra lực kéo.
+ Nhiều Tb bào cơ hợp thành bó cơ có màng liên kết bao bọc, nhiều bó cơ hợp
thành bắp cơ. Các bắp cơ nối vào xương. Do đó khi sợi cơ co dãn đến các bắp cơ
co rút lại và kéo chuyển dịch cơ thể vận động.
+ Số lượng cơ của cơ thể rất nhiều (khoảng 600 cơ) đủ để liên kết với toàn bộ
xương để tạo ra bộ máy vận động của cơ thể.
Câu 10. Những đặc điểm cấu tạo của bộ xương người giúp người thích nghi với tư
thế đứng thẳng và đi bằng hai chân.
10


+ Hộp sọ phát triển, xương mặt kém phát triển.
+Cột sống cong hình chữ S.
+ Lồng ngực hẹp trước sau nhưng nở rộng về hai bên.
+ Xương chi dưới có đai vững chắc hơn, ít linh động. Chi dài và khoẻ nên chịu
đựng được toàn bộ trọng lượng cơ thể.
+ Xương bàn chân xếp dạng vòm nhằm giảm chấn động cơ thể.
+ Xương bánh chè đảm bảo tư thế đứng thẳng và bước đi vững chắc.
Câu 11: Hãy phân tích để chứng minh tay người vừa là cơ quan, vừa là sản phẩm
của quá trình lao động
1. Tay người vừa là cơ quan lao động:
- Ở động vật chi trước và chi sau đều tham gia vào quá trình di chuyển cơ thể.

- Ở người: Chi trước (đôi tay) đã tách khỏi mặt đất nhờ sự đi thẳng.Từ đây đôi tay
bắt đầu tham gia vào việc cầm nắm, chế tạo cơng cụ lao động và lao động có mục
đích.
Vì vậy mà tay người là cơ quan lao động.
2. Tay người là sản phẩm của lao động:
- Thông qua việc chế tạo các cộng cụ lao động, con người phải thường xuyên
cầm nắm và cử động các xương tay đặc biệt là xương ngón tay.
- Thơng qua các hoạt động lao động, đôi tay thường xuyên tác động vào môi
trường sống .
- Chính những hoạt động trên đã làm cho đơi tay người thường xuyên được rèn
luyện. Bên cạch đó từ lao động con người đã sản xuất ra thức ăn và các phương
tiện thức đẩy cơ thể phát triển và hồn thiện , trong đó có đơi tay.
Vì vậy tay người cũng là sản phẩm của lao động.
Câu 12: Phân tích những đặc điểm cấu tạo của bộ xương và hệ cơ của người
thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi bằng hai chân
Đặc điểm cấu tạo
Sự thích nghi
Lồng ngực nở rộng sang hai Để dồn trọng lượng các nôi quan lên
bên và hẹp theo hướng trước xương chậu và tạo cử động dễ dàng cho
sau
chi trên ( đôi tay ) khi lao động .
Cột sống đứng, có hình chữ S Chịu đựng trọng lượng của cơ thể và tác
và cong 4 chổ
dụng chấn động từ các chi dưới ( đôi
chân ) dồn lên lúc di chuyển.
Xương chậu nở rộng, xương Chịu đựng được trọng lượng của các nội
quan và của cơ thể.
Xương dùi to
Xương gót phát triển và lồi ra Để dễ di chuyển và giảm bớt chấn động
phía sau, các xương bàn chân có thể gây tổn thương chân và cơ thể khi

khớp với nhau tạo hình vòm.
vận động .

11


Các xương cử động của chi trên Để chi trên cử động được theo nhiều
khớp động và linh hoạt, đặc hướng và bàn tay có thể cầm nắm, chế
biệt là các xương ngón tay
tạo cơng cụ lao động và thực hiện động
tác lao động.
Xương sọ phát triển tạo điều Để định hướng trong lao động và phát
kiện cho não và hệ thần kinh triển nhận thức tốt hơn.
phát triển.
Các cơ vận động chi như cơ Tạo cử động linh hoạt giúp cơ thể di

đùi, cơ bắp chân, cơ bắp tay chuyển và lao động.
phát triển
b. Câu hỏi - bài tập nâng cao.
1. Chứng minh xương là một tổ chức sống.
2. Vì sao phải tập thể dục nhất là tuổi thiếu niên ?
3. Tại sao khi ngủ dậy, đôi khi ta thấy tồn thân mệt mỏi?
c. Bài tập về nhà.
Có 4 mẫu xương người, 1 xương cánh tay, 1 xương đùi (kt gần bằng nhau), 1 x.
đốt sống thắt lưng, 1 đốt x.ngực. hãy nêu điểm khác nhau cơ bản để nhận biết các
x. đó và giải thích vì sao có sự khác nhau đó ?
D. Dặn dị.
- Học bài và trả lời các câu hỏi.
- Ôn tiếp phần kiến thức: Tuần hoàn


Ngày soạn: 20 / 09 / 2020
Ngày dạy:
/ / 2020
Tiết 7, 8, 9.
Chuyên đề 3:

TUẦN HOÀN

A. Mục tiêu:
- Xác định các chức năng mà máu đảm nhiệm liên quan đến các thành phần cấu
tạo. Sự tạo thành nước mô từ máu và chức năng của nước mô. Máu cùng nước mơ
tạo thành mơi trường trong của cơ thể.
- Trình bày được khái niệm miễn dịch, huyết áp
- Nêu hiện tượng đông máu và ý nghĩa của sự đông máu, ứng dụng;
- Ý nghĩa của sự truyền máu.

12


- Trình bày cấu tạo tim và hệ mạch liên quan đến chức năng của chúng; Chu kì hđ
của tim; sự thay đổi tốc độ vận chuyển máu trong các đoạn mạch và ý nghĩa của
nó; điều hồ tim mạch phổ biến và cách đề phịng.
- Trình bày được sơ đồ vận chuyển máu và bạch huyết trong cơ thể.
- Biết vận dụng làm câu hỏi, bài tập liên quan đến bài học.
B. Chuẩn bị
- Học tốt Sinh học 8, Kiến thức & ôn tập Sinh học 8, Kiến thức cơ bản Sinh học 8,
SGK Sinh 8.
C. Bài mới. Gv cùng HS giải quyết các vấn đề nêu ra.
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN.
I.1: Môi trường trong cơ thể:

- Gồm:
+ Máu
+ Nước mơ
+ Bạch huyết
- Vai trị: Giúp các TB trong cơ thể thường xun liên hệ với mơi trường ngồi qua
TĐC.
- Mối quan hệ giữa các yếu tố của môi trường trong cơ thể.`
I.2: Thành phần cấu tạo của máu:
- Máu là một loại mô liên kết, lỏng, màu đỏ.
- Vai trò: Vận chuyển O2 đi đến các TB và vận chuyển các chất thải ra ngoài cơ thể.
- Cấu tạo: Huyết tương & các TB máu ( hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu (cấu tạo SGK
bài 13).
I.3: Miễn dịch: (bài 14 sgk).
- Khá niệm:
- Các loại miễn dịch: MD tự nhiên & miến dịch nhân tạo.
I.4: Đông máu – nguyên tắc truyền máu (bài 15 sgk).
a. Đông máu:
- Khái niệm
- Cơ chế đơng máu
+ Ngun nhân
+ Q trình đơng máu
- Ý nghĩa của sự đông máu
- Tiêm thuốc giúp cho q trình đơng máu
- Trong y tế mgười ta cất máu bằng cách cho một chất hoá học vào máu để chống
đơng.
b. Ngun tắc truyền máu
* Các nhóm máu
- Có 4 nhóm máu
13



- Máu người: TB máu & huyết tương
* Nguyên tắc truyền máu:
+ Xét nghiệm kĩ, tìm nhóm máu phù hợp để truyền, tránh ngưng máu.
+ Xét nghiệm loại bỏ các vi khuẩn, vi rút gây bệnh.
+ Vô trùng kĩ dụng cụ y tế, tránh nhiễm bệnh.
II. CÂU HỎI - BÀI TẬP.
a. Câu hỏi - bài tập: Vận dụng hiểu biết.
Câu 1: Phân tích đặc điểm cấu tạo của hồng cầu phù hợp với chức năng vận
chuyển khí ?
HD:
+ Hình đĩa dẹt, lõm hai mặt -> tăng S TĐK, giúp hồng cầu vận chuyển nhiều khí
O2.
+ Huyết sắc tố kết hợp lỏng lẻo với O2 và CO2 -> khi đi qua TB dễ nhường O2 và
kết hợp CO2
Hb + O2 -> Hb O2
Phổi
Tế bào
HB CO2 <- CO2 + Hb
+ Là Tb không nhân
+ Hồng cầu thường xuyên được đổi mới và số lượng hồng cầu lớn. Ví dụ: 1mm3
có khoảng 4,5 triệu Tb hồng cầu. Cứ 1giây có 10 triệu hồng cầu được sinh ra và
cũng có 10 triệu hồng cầu bị tiêu diệt.
 Qua những đặc điểm trên cho ta thấy hồng cầu thích nghi với chức năng
vận chuyển khi phù hợp với hoạt động sống phức tạp.
Câu2: Sự tương tác giữa kháng nguyên và kháng thể.
DH: - Khái niệm: Kháng nguyên; ví dụ
Khái niệm: Kháng thể; ví dụ
Cơ chế: Chìa khố - ổ khố. Đó là 3 hàng rào:
+ Thực bào

+ Tế bào lim phô B
+ Tế bào lim phơ T
Câu3: Giải thích cơ chế bảo vệ cơ thể của tế bào lim phô B.
HD:
+ Cơ chế bảo vệ cơ thể của tế bào lim phô B (tế bào B).
+ Cơ chế bảo vệ cơ thể của tế bào lim phơ T (tế bào T).
Câu 4: Vì sao máu chảy trong mạch không bao giờ đông hễ ra khỏi mạch là đông
ngay ? HD:
+ Máu chảy trong mạch không bao giờ đông: Tiểu cầu không bị phá vỡ, …
+ Máu chảy ra khỏi mạchn ra là đông ngay:
14


Câu 5: Hãy hoàn thành sơ đồ về mối quan hệ cho và nhận giữa các nhóm máu.

Câu 6: So sánh hai q trình đơng máu và ngưng máu ? ý nghĩa.
a. Giống nhau:
+ Đều là máu loãng biến thành cục
+ Đều xảy ra trong mô máu
b. Khác nhau: Đông máu
Ngưng máu
c. Ý nghĩa: đông máu & ngưng máu.
I.5. Cơ chế vận chuyển máu trong hệ mạch.
a. Lí thuyết
1. Cấu tạo hệ tuần hoàn. + Tim: các ngăn tim, các van.
+ Hê mạch: động, tỉnh, mao mạch.
2. Cấu tạo của mạch
3. Sự lưu thơng của máu trong cơ thể: có 2 vịng tuần hồn.
Giải thích sự vận chuyển máu trong hai vịng đó.
4. Lưu thơng bạch huyết.

- Cấu tạo gồm hai phân hệ: lớn, nhỏ & chức năng của chúng.
- Con đường luân chuyển – vai trò.
b. Câu hỏi - bài tập nâng cao.
1. Bằng cách nào mà tế bào cơ thể thường xun TĐC với mơi trường ngồi ?
2. Các TB của cơ thể được bảo vệ khỏi tác nhân gây nhiểm vi rút như thế nào ?
3. Cơ thể đã có cơ chế như thế nào để tự bảo vệ mình khi vết thương, vỡ mạch máu
là chảy máu ?
4. Nêu đặc điểm cấu tạo của tim ? Giải thích tại sao tim hđ suốt cả cuộc đời mà
khơng biết mệt mỏi ?
5. Chúng ta có thể tính được nhịp tim trong một phút được không ? Sơ đồ ?
6. Huyết áp là gì ? Huyết áp tối đa ? Huyết áp tối thiểu ? Vì sao mắc bệnh huyết áp
hay suy tim ?
7. Nêu ý nghĩa của sự đông máu ? Ngăn chặn đông máu bằng cách nào ? Giải thích
?
8. Có mấy nhóm máu ? Căn cứ vào đâu người ta chia các nhóm máu đó ?
c. Bài tập về nhà.
1. Có 4 người thuộc 4 nhóm máu khác nhau. Thắng nhận được máu của Lan và
Hương mà không xảy ra tai biến. Lấy máu của Hương truyền cho Lan hoặc lấy
máu của Nguyên truyền cho Hương thì xảy ra tai biến. Tìm nhóm máu của mỗi
người ? Sơ đồ ?
lỏng màu đỏ chảy ra, đó là chất gì? Vì sao có màu đỏ?
15


D. Dặn dò.
- Học bài và trả lời các câu hỏi.
- Ơn tiếp phần kiến thức: Tuần hồn - Hơ hấp ở Người và hô hấp ở Thỏ.

Ngày soạn: 27 / 09 / 2020
Ngày dạy:

/ / 2020
Tiết 10, 11, 12.
Chuyên đề 3: TUẦN HỒN (tiếp theo)
A. Mục tiêu:
- Trình bày được sơ đồ vận chuyển máu và bạch huyết trong cơ thể.
- Biết vận dụng làm câu hỏi, bài tập liên quan đến bài học.
B. Chuẩn bị.
- Học tốt Sinh học 8, Kiến thức & ôn tập Sinh học 8, Kiến thức cơ bản Sinh học 8,
SGK Sinh 8, sách bồi dưỡng HSG sinh học 8, ôn và luyện thi học sinh năng khiếu
sinh học 678.
C. Bài mới. Gv cùng HS giải quyết các vấn đề nêu ra.
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
II. CÂU HỎI ÔN TẬP
Câu 1. Sự khác nhau giữa đông máu và ngưng máu. Ý nghĩa sự đông máu và thử
máu khi truyền.
Câu 2. Cấu tạo hồng cầu của người phù hợp với chức năng của nó như thế nào ?
Câu 3. Giải thích tại sao nhóm máu AB là mhóm máu chuyên nhận, nhóm máu O
là nhóm máu chuyên cho.
HD:
- Thành phần của máu gồm: hồng cầu, bạch cầu, tiểu càu và huyết tương. Trên
màng hồng cầu có chứa các chất bị ngưng (ngưng kết nguyên). Trong huyết
tương có chứa các chất gây ngưng (ngưng kết tố). Có 2 chất ngưng A và B
và có hai loại chất gây ngưng tương ứng là anpha và bêta.
- Trong cơ thể không bao giờ tồn tại chất ngưng và chất gây ngưng tương ứng,
Vì nếu có thì sẽ bị phản ứng ngưng kết hồng cầu làm tắc mạch máu gây tai
biến.
- Căn cứ vào sự có mặt của chất ngưng và chất gây ngưng, người ta chia ra
làm 4 nhóm máu: A, B, AB, và O.
16



Nhóm máu
Chất ngưng có mặt
Chất gây ngưng có mặt
A
A
Bêta
B
B
Anpha
AB
A và B
Khơng có anpha và bêta
O
Khơng có A và B
Anpha và bêta
- Người có nhóm máu O trong máu có chất gây ngưng Anpha và bêta nên họ
không thể nhận máu của các nhóm máu khác, trái lại máu của họ khơng có
chất ngưng A và B nên có thể cho máu tất cả các nhóm khác mà khơng gây
tai biến cho người nhận. Do đó nhóm máu O là nhóm máu chuyên cho.
- Người có nhóm máu AB trong máu có chất ngưng Avà B nên họ khơng thể
cho máu các nhóm khác, trái lại trong máu của họ khơng có chất gây ngưng
Anpha và Bêta nên có thể nhận máu tất cả các nhóm khác. Do đó nhóm máu
AB là nhóm máu chuyên nhận
- Sơ đồ. Ghi chú nhóm máu O: chuyên cho
Nhóm máu AB: chuyên nhận.
Câu 4. Hãy giải thích sơ đồ sau giữa cho và nhận các nhóm máu?
HD:
Phong


Thảo

Bình

Cúc
- Vì Bình nhận được máu của Phong và Thảo mà khơng xảy ra tai biến nên
Bình có nhóm máu AB (vì trong nhóm máu AB hồng cầu có cả A và B,
huyết tương khơng có anpha và bêta) nên khơng gây hiện tượng kết dính
hồng cầu.
- Vì nếu khi lấy máu cuat Phong truyền cho Thảo thì xảy ra hiện tượng tai
biến nên Phong có nhóm máu A, Thảo có nhóm máu O (vì trong nhóm máu
A hồng cầu chỉ có A, huyết tưong khơng có an pha mà chỉ có bêta, cịn trong
nhóm máu O, hồng cầu khơng có cả A và B, huyết tương có cả anpha và bêta
nên khi lấy máu của người có nhóm máu A truyền cho người có nhóm máu
O sẽ gây hiện tượng kết dính hồng cầu.
- Vì nếu khi lấy máu cuả Cúc truyền cho Phong thì xảy ra hiện tượng tai biến
nên Cúc có nhóm máu B (vì trong nhóm máu B hồng cầu chỉ có B, huyết
tương khơng có bêta, chỉ có anpha cịn nhóm máu của Phong (hhồng cầu chỉ
17


có A, huyết tương khơng có bêta nên khi lấy máu của Cúc truyền cho Phong
sẽ gây hiện tượng kết dính hồng cầu.
Câu 5.
a, Vì sao khi bị đỉa hút máu, ở chỗ vết máu chảy lại lâu đông?
B, Một người sống ở đồng bằng chuyển lên vùng cao sinh sống, sau một thời gian
số lượng hồng cầu trong máu người này thay đổi như thế nào? Vì sao?
HD
a, Vì: Khi đỉa bám vào da động vật hay con người, chỗ gần giác bám của đỉa có bộ
phận tiết ra 1 loại hóa chất tên là hirudin. Chất này có tác dụng ngăn cản quá trình

tạo tơ máu và làm máu không đông, kể cả khi con đỉa bị gạt ra khỏi chỗ bám trên
cơ thể thì máu vẫn tiếp tục chảy khá lâu mới dừng lại do chất hirudin hòa tan chưa
đẩy ra hết.
b, Số lượng hồng cầu trong máu người này sẽ tăng vì: càng lên cao khơng khí càng
lỗng, nồng độ oxi thấp, khả năng vận chuyển oxi của hồng cầu giảm, thân sẽ tiết
HM kích thích tủy xương tăng sinh hồng cầu để tăng vận chuyển oxi đáp ứng nhu
cầu cơ thể.
Câu 6. Các bạch cầu đã tạo nên những hàng rào phòng thủ nào để bảo vệ cơ thể?
HD:
- Sự thực bào do các bạch cầu trung tính và đại thực bào thực hiện
- Sự tiết ra kháng thể để vơ hiệu hóa các kháng nguyên do các bạch cầu limphô B
thực hiện
- Sự phá hủy các tế bào cơ thể đã nhiễm bệnh do các tế bào limphô T thực hiện.
Câu 7. Miễn dịch là gì? Sự khác nhau giữa miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân
tạo?
HD:
*Miễn dịch: là nhiều người có khả năng khơng bị mắc một số bệnh nào đó mặc dù
sống trong một nơi có nhiều vi khuẩn gây bệnh. hiện tượng này gọi là sự miễn dịch
* Sự khác nhau của miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo
Miễn dịch tự nhiên có được một cách ngẫu nhiên, bị động, sau khi cơ thể đã miễn
dịch.
Miễn dịch nhân tạo có được một cách khơng ngẫu nhiên, chủ động, khi cơ thể
chưa bị nhiễm bệnh
Miễn dịch tự nhiên
+ Miễn bẩm sinh
+ Miễn dịch tập nhiễm
Miễn dịch nhân tạo:
+ Chủ động
+ Bị động
Câu 8. Phân biệt sự đông máu với ngưng máu?

18


HD:
*Đơng máu:
- KN: Là q trình máu chảy ra khỏi cơ thể thì đơng lại.
- NN: trình bày theo cơ chế đông máu ở SGK sinh 8: Do trong tiểu cầu khi vỡ ra
giải phóng 1 loại enzim biến chất sinh tơ máu trong huyết tương thành tơ máu ôm
giữ các tế bào máu tạo khối máu đơng bịt kín vết thương.
- Ý nghĩa:
+ Bảo vệ cơ thể tránh bị mất máu.
+ Chế tạo các chất làm máu chóng đơng, chậm đông trong y học và trong cuộc
sống.
*Ngưng máu:
- KN: Là quá trình máu trong mạch của người nhận máu khi tiếp nhận máu người
khác bị ngưng kết hồng cầu nên tắc mạch.
-NN: Khi trong máu người cho có Hồng cầu chứa Kháng nguyên A / B gặp huyết
tương của người nhận có kháng thể tương ứng là anfa/ bêta gây hiện tượng kết
dính hồng cầu trong máu người nhận làm máu trong mạch bị tắc không chảy được.
- Hậu quả, ý nghĩa:
+ Gây tử vong ở người nhận máu khi xảy ra tai biến.
+ Tìm ra 4 nhóm máu , sơ đồ truyền máu, nguyên tắc cho nhận máu.
Câu 9. Vì sao khi bị thương, sau một vài giờ ở chổ vết thương và chổ gần vết
thương lại bị sưng đỏ lên.
Trả lời:
Sau khi bị thương một vài giờ, ở chỗ vết thương và chỗ gần vết thương bị
sưng đỏ lên vì lúc này, vi khuẩn đã xâm nhập vào vết thương nên mạch máu ở
vết thương và chỗ gần vết thương nở rộng để bạch chui ra tiêu diệt vi khuẩn.
Sự nở rộng của nhiều mạch máu lúc này đã làm cho vết thương sưng đỏ lên.
Câu 10: Tại sao trước khi truyền máu người ta phải xét nghiệm máu? Vì sao người

có nhóm máu B khơng thể truyền được cho người có nhóm máu A?
Trả lời:
- Trước khi truyền máu người ta phải xét nghiệm máu để lựa chọn loại máu
truyền cho phù hợp, tránh tai biến( HC người cho bị kết dính trong HT người nhận
gây tắc mạch) và tránh nhận máu nhiễm các tác nhân gây bệnh
- Người có nhóm máu B khơng thể truyền được cho người có nhóm máu A
Vì: Trong hồng cầu của người có nhóm máu B có kháng nguyên B, trong huyết
tương của người có nhóm máu A có kháng thể (bêta) nên người có nhóm máu B
truyền máu cho người có nhóm máu A thì sẽ xảy ra hiện tượng HC người cho bị
kết dính trong huyết tương người nhận gây tắc mạch
Câu 11: So sánh động mạch với tĩnh mạch về cấu tạo và chức năng?
19


Trả lời:
* Giống nhau:
- Về cấu tạo: Thành ĐM và TM đều gồm 3lớp: lớp mô liên kết, lớp cơ trơn và
lớp biểu bì
- Về chức năng: Đều có c/n dẫn máu
* Khác nhau:
- Về cấu tạo:
ĐM
TM
- Lớp mô liên kết, lớp cơ trơn dày - Lớp mô liên kết, lớp cơ trơn mỏng
- Lịng hẹp
- Lịng rộng
- Khơng có van
- Có van 1 chiều ở những nơi máu
phải chảy ngược chiều trọng lực
- Về chức năng:

+ ĐM: Thích hợp với c/n dẫn máu từ tim đến các TB khắp cơ thể
+ TM: Thích hợp với c/n dẫn máu từ các TB khắp cơ thể trở về tim

Ngày soạn:
Ngày dạy:

/ 09 / 2020
/ / 2020

Tiết 13, 14, 15.
Ôn tập các chuyên đề 1,2,3
A. Mục tiêu
- HS nắm chắc các kiến thức cơ bản và nâng cao trong chuyên đề: Khái quát cơ
thể người, vận động, tuần hoàn.
B. Chuẩn bị
- Kiến thức & ôn tập Sinh học 8, Kiến thức cơ bản Sinh học 8, SGK Sinh 8, sách
bồi dưỡng HSG sinh học 8, ôn và luyện thi học sinh năng khiếu sinh học 678.
20


- Các câu hỏi ôn tập, đáp án.
C. Bài mới
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
GV yêu cầu HS lần lượt nhắc lại các kiến thức cơ bản đã học trong 3 chuyên
đề. Khái quát thành sơ đồ tư duy.
II. CÂU HỎI ÔN TẬP
Câu 1: Xương dài ra nhờ đâu ? Hãy vẽ sơ đồ mơ tả thí nghiệm và chứng minh
điều đó ?
Câu 2: Sự mỏi cơ là gì? Ngun nhân của hiện tượng mỏi cơ?
Câu 3: Giải thích sự lớn lên và dài ra của xương?

Câu 4: Trình bày thí nghiệm chứng minh thành phần hóa học và tính chất của
xương
Câu 5: Tìm những điểm giống nhau và khác nhau giữa xương tay và xương chân
Câu 6: Khả năng cử động của khớp động và khớp bán động khác nhau như thế nào
?
Vì sao có sự khác nhau đó ?
Câu 7. Vì sao ở người già xương dễ bị gãy và khi gãy thì chậm hồi phục ?
Câu 8: Hãy mô tả cấu tạo của sợi cơ vân và hoạt động của các tơ cơ khi co cơ.
Câu 9: Hãy giải thích những đặc điểm của hệ cơ thích ứng với chức năng co rút và
vận động .
Câu 10. Những đặc điểm cấu tạo của bộ xương người giúp người thích nghi với tư
thế đứng thẳng và đi bằng hai chân.
Câu 11. Hãy phân tích để chứng minh tay người vừa là cơ quan, vừa là sản phẩm
của quá trình lao động
Câu 12. Phân tích những đặc điểm cấu tạo của bộ xương và hệ cơ của người thích
nghi với tư thế đứng thẳng và đi bằng hai chân
Câu 13. Chứng minh xương là một tổ chức sống.
Câu 14. Vì sao phải tập thể dục nhất là tuổi thiếu niên ?
Câu 15. Tại sao khi ngủ dậy, đôi khi ta thấy toàn thân mệt mỏi?
Câu 16. Cơ thể người gồm mấy phần ? Kể tên các phần đó ?
Câu 17 Vì sao tế bào được xem là đơn vị cấu tạo của cơ thể ? Hãy giải thích và
minh hoạ.
Câu 18: Hãy chứng minh Tb là đơn vị chức năng của cơ thể.

Câu 19. Hãy giải thích cấu tạo và chức năng của mỗi thành phần hoá học của tế
bào.
Câu 20. Bằng cách nào mà tế bào cơ thể thường xun TĐC với mơi trường
ngồi ?
21



Câu 21. Các TB của cơ thể được bảo vệ khỏi tác nhân gây nhiểm vi rút như thế nào
?
Câu 22. Cơ thể đã có cơ chế như thế nào để tự bảo vệ mình khi vết thương, vỡ
mạch máu là chảy máu ?
Câu 23. Nêu đặc điểm cấu tạo của tim ? Giải thích tại sao tim hoạt động suốt cả
cuộc đời mà không biết mệt mỏi ?
Câu 24. Chúng ta có thể tính được nhịp tim trong một phút được không ? Sơ đồ ?
Câu 25. Huyết áp là gì ? Huyết áp tối đa ? Huyết áp tối thiểu ? Vì sao mắc bệnh
huyết áp hay suy tim ?
Câu 26. Nêu ý nghĩa của sự đông máu ? Ngăn chặn đơng máu bằng cách nào ? Giải
thích ?
Câu 27. Có mấy nhóm máu ? Căn cứ vào đâu người ta chia các nhóm máu đó?
Câu 28. Sự khác nhau giữa đông máu và ngưng máu. Ý nghĩa sự đông máu và thử
máu khi truyền.
Câu 29. Cấu tạo hồng cầu của người phù hợp với chức năng của nó như thế nào ?
Câu 30. Giải thích tại sao nhóm máu AB là mhóm máu chuyên nhận, nhóm máu O
là nhóm máu chun cho.
D. Dặn dị.
- Học bài và trả lời các câu hỏi.
- Ôn tập kiểm tra.
--------------------------------------------------------------------------------------------------Ngày soạn:
/ / 2020
Ngày dạy:
/ / 2020
Tiết 16, 17, 18: Kiểm tra
A. Mục tiêu
- Kiểm tra các kiến thức đã học qua các chuyên đề: Khái quát cơ thể
người, vận động, tuần hoàn. Đánh giá được mức độ nhận thức của đội tuyển
HSNK.

- Hình thức: Tự luận và trắc nghiệm khách quan.
- Rèn kỹ năng trình bài khoa học.
- Giáo dục ý thức tự giác, độc lập khi làm bài của học sinh.
B. Chuẩn bị
- Đề, đáp án.
C. Bài mới
ĐỀ BÀI
I. PHẦN TNKQ (3 điểm)
Câu 1: Cấu tạo cơ thể người được chia làm mấy phần:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
22


Câu 2: Đơn vị chức năng của cơ thể là:
A. Tế bào B. Các nội bào
C. Môi trường trong cơ thể
D. Hệ thần kinh
Câu 3: Chất tế bào(Tb) và nhân có chức năng lần lượt là:
A. Trao đổi chất với mơi trường ngồi. B. Trao đổi chất với mơi trường trong cơ
thể
C. Điều khiển hoạt động và giúp Tb trao đổi chất D. Trao đổi chất và điều khiển
hoạt động của Tb
Câu 4: Mơ biểu bì có đặc điểm chung là:
A. Xếp xít nhau phủ ngồi cơ thể hoặc lót trong các cơ quan
B. Liên kết các tế bào nằm rải rác trong cơ thể
C. Có khả năng co dãn tạo nên sự vận động.
D. Tiếp nhận kích thích và xử lý thông tin.

Câu 5: Máu thuộc được xếp vào loại mơ:
A. Biểu bì B. Liên kết
C. Cơ
D. Thần kinh
Câu 6: Xương đầu được chia thành 2 phần là:
A. Mặt và cổ
B. Mặt và não
C. Mặt và sọ
D. Đầu và
cổ
Câu 7: Trong các khớp sau: khớp ngón tay, khớp gối, khớp sọ, khớp đốt sống
thắt lưng, khớp khủy tay. Có bao nhiêu khớp thuộc loại khớp động:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 8: Sụn tăng trưởng có chức năng:
A. Giúp xương giảm ma sát
B. Tạo các mô xương xốp
C. Giúp xương to ra về bề ngang
D. Giúp xương dài ra.
Câu 9: Xương trẻ nhỏ khi gãy thì mau liền hơn vì:
A. Thành phần cốt giao nhiều hơn chất khoáng
B. Thành phần cốt giao ít hơn
chất khống
C. Chưa có thành phần khống
D. Chưa có thành phần cốt giao
Câu 10: Mơi trường trong của cơ thể gồm:
A. Nước mô, các tế bào máu, kháng thể.
B. Máu, nước mô, bạch huyết

C. Huyết tương, các tế bào máu, kháng thể
D. Máu, nước mô, bạch cầu
Câu 11: Loại bạch cầu tham gia vào quá trình thực bào là:
A. Limpho T B. Limpho B
C. Trung tính và mono
D. Tất cả các ý
trên.
Câu 12: Tiêm phòng vacxin giúp con người:
A. Tạo sự miễn dịch tự nhiên
B. Tạo sự miễn dịch nhân tạo
C. Tạo sự miễn dịch bẩm sinh
D. Tất cả các ý A,B,C
Câu 13: Đâu là nhóm máu chuyên cho:
A. Nhóm O
B. Nhóm A
C. Nhóm B
D. Nhóm AB

23


Câu 14: Là tế bào khơng có nhân, lõm 2 mặt giúp cơ thể vận chuyển và trao
đổi O2, CO2:
A. Bạch cầu
B. Tiểu cầu
C. Sinh tơ
D. Hồng cầu
Câu 15: Thành cơ tim dày nhất là:
A. Thành tâm nhĩ trái
B. Thành tâm nhĩ phải

C. Thành tâm thất trái
D. Thành tâm thất phải
II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
1. Miễn dịch là gì? Cơ thể có những loại miễn dịch chủ yếu nào?
2. Có người cho rằng: "Tiêm vacxin cũng giống như tiêm thuốc kháng sinh giúp
cho cơ thể nhanh khỏi bệnh". Điều đó có đúng khơng? Vì sao?
Câu 2 (1,5 điểm)
1. Chức năng của các thành phần hóa học trong xương?
2. Vì sao ở người già xương dễ bị gãy và khi gãy thì chậm phục hồi?
Câu 3 (1,5 điểm)
1. Máu thuộc loại mơ gì? Giải thích?
2. Mơ tả đường đi của máu trong vịng tuần hồn nhỏ và trong vịng tuần hồn lớn
ở cơ thể người.
Câu 4 (2,0 điểm): Lấy máu của 4 người: Anh, Bắc, Công, Dũng.
Mỗi người là một nhóm máu khác nhau, rồi tách ra thành các phần riêng biệt
(Huyết tương và hồng cầu riêng), sau đó cho hồng cầu trộn lẫn với huyết tương,
thu được kết quả thí nghiệm theo bảng sau:
Huyết
tương
Hồng cầu

Anh

Bắc

Cơng

Dũng


Anh

-

-

-

-

Bắc

+

-

+

+

Cơng

+

-

-

+


Dũng

+

-

+

-

Dấu (+) là phản ứng dương tính, hồng cầu bị ngưng kết.
Dấu (-) phản ứng âm tính, hồng cầu khơng bị ngưng kết.
Hãy xác định nhóm máu của 4 người trên?
ĐÁP ÁN
I. PHẦN TNKQ
Câu 1
2
3
ĐA A A D

4
A

5
B

6
C

7

B
24

8
D

9
A

10
B

11
B

12
B

13
A

14
D

15
C


II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1 (2,0 điểm)

1.
- Miễn dịch là khả năng cơ thể không bị mắc một số bệnh nào đó.
- Cơ thể có 2 loại miễn dịch chính:
- Miễn dịch tự nhiên: Cơ thể người không bao giờ bị mắc một số bệnh của các
động vật khác (MD bẩm sinh) hoặc đã một lần bị bệnh và không mắc lại bệnh đó
nữa (MD tập nhiễm)
- Miễn dịch nhân tạo: Cơ thể được tiêm phòng văcxin của một bệnh nào đó sẽ
miễn dịch với bệnh đó.
2.
- Ý kiến đó là sai:
- Tiêm vacxin là tiêm các loại vi khuẩn, virut gây bệnh đã được làm yếu để kích
thích cơ thể tạo ra kháng thể để chống lại bệnh đó (chủ động).
- Tiêm kháng sinh là tiêm trực tiếp kháng thể kháng bệnh vào cơ thể giúp cơ thể
khỏi bệnh (bị động).
Câu 2 (1,5 điểm)
1. Chức năng của các thành phần hóa học trong xương:
- Chất hữu cơ (cốt giao): tạo ra tính bền dẻo cho xương.
- Muối khống (chất vơ cơ): tạo nên tính bền chắc cho xương.
2. Người già dễ bị gãy xương và chậm phục hồi là do:
- Tỉ lệ chất hữu cơ và chất vô cơ trong xương thay đổi theo lứa tuổi.
- Ở người già, tỉ lệ chất hữu cơ giảm → xương giảm tính dẻo và đàn hồi, trở nên
xốp, giòn nên dễ bị gãy khi có va chạm mạnh.
- Ở người già, sự phân hủy cao và quá trình tạo xương chậm (ở màng xương và sụn
tăng trưởng) nên khi xương bị gãy, rất chậm phục hồi và không chắc chắn.
Câu 3 (1,5 điểm)
1. Máu thuộc loại mơ liên kết dinh dưỡng, vì:
- Máu cấu tạo gồm 2 thành phần là các tế bào máu chiếm 45% (thứ yếu) về thể tích
và huyết tương chiếm 55% (chủ yếu)
- Các tế bào máu nằm rải rác trong chất nền là huyết tương.
- Máu thực hiện chức năng dinh dưỡng và liên kết các cơ quan trong cơ thể, là

thành phần tạo nên môi trường trong cơ thể.
2.
- Vịng tuần hồn nhỏ (vịng tuần hồn phổi): Dẫn máu qua phổi, giúp máu trao đổi
O2 và CO2 với phổi: Máu giàu CO2 (đỏ thẫm) từ tâm thất phải qua động mạch phổi
→ mao mạch phổi và trao đổi khí (thải khí CO 2 và nhận khí O2) với phế nang →
Máu giàu O2 (đỏ tươi) qua tĩnh mạch phổi về tâm nhĩ trái.

25


×