Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

THUYẾT MINH DỰ THẢO QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ THIẾT BỊ LẶP THÔNG TIN DI ĐỘNG W-CDMA FDD

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (388.37 KB, 23 trang )

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

THUYẾT MINH DỰ THẢO
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ THIẾT BỊ LẶP THÔNG TIN DI ĐỘNG W-CDMA FDD

Hà Nội – 2011


BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

THUYẾT MINH DỰ THẢO
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ THIẾT BỊ LẶP THÔNG TIN DI ĐỘNG W-CDMA FDD

Hà Nội – 2011


Mục lục
1. TÊN DỰ THẢO QUY CHUẨN......................................................................5
2. ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH ĐỐI TƯỢNG QUY CHUẨN HĨA...................5
2.1. Tình hình trong nước...........................................................................................5
2.2. Tình hình ngồi nước..........................................................................................5

3. KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG, QUẢN LÝ THIẾT BỊ...................10
3.1. Tình hình triển khai 3G trên thế giới.................................................................10
3.2. Tình hình triển khai 3G ở Việt nam...................................................................10
3.3. Thiết bị lặp thơng tin di động W-CDMA FDD..................................................10
3.4. Tình hình sử dụng thiết bị lặp thơng tin di động W-CDMA FDD.....................12
3.4.1. Tình hình sử dụng thiết bị lặp thơng tin di động W-CDMA FDD ở Việt nam...................................12
3.4.2. Tình hình sử dụng thiết bị lặp trong hệ thống thông tin di động 3G trên thế giới..............................12



3.5. Tình hình quản lý thiết bị..................................................................................15

5. SỞ CỨ XÂY DỰNG QUY CHUẨN.............................................................16
5.1. Yêu cầu cụ thể đối với quy chuẩn về thiết bị vô tuyến......................................16
5.2. Các sở cứ........................................................................................................... 16
5.3. Phân tích tài liệu và lựa chọn sở cứ...................................................................17
5.3.1. ETSI EN 301 908-1 V2.2.1 (10/2003)............................................................................................. 17
5.3.2. ETSI EN 301 908-11 V2.3.1 (10/2004)........................................................................................... 17
5.3.3. Lựa chọn sở cứ............................................................................................................................... 18

6. HÌNH THỨC XÂY DỰNG DỰ THẢO QUY CHUẨN..............................19
7. NỘI DUNG CHÍNH CỦA DỰ THẢO QUY CHUẨN................................19
8. KẾT LUẬN....................................................................................................22
Tài liệu tham khảo.............................................................................................22

3


Lời nói đầu

QCVN XXX:YYYY/BTTTT được xây dựng trên cơ sở chấp
thuận áp dụng tiêu chuẩn EN 301 908-11 V2.3.1 (2004-10)
và ETSI EN 301 908-1 V2.2.1 (2003-10) của Viện Tiêu chuẩn
Viễn thông Châu Âu (ETSI).
QCVN XXX:YYYY/BTTTT do Cục quản lý chất lượng
Cơng nghệ Thơng tin và Truyền thơng rà sốt và hồn chỉnh,
Vụ Khoa học và Cơng nghệ trình duyệt, Bộ Thông tin và
Truyền thông ban hành kèm theo Thông tư số …../YYYY/TTBTTTT ngày …. tháng … năm ……….


4


THUYẾT MINH DỰ THẢO
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ THIẾT BỊ LẶP THÔNG TIN DI ĐỘNG W-CDMA FDD
1. TÊN DỰ THẢO QUY CHUẨN
“Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị lặp thơng tin di động W-CDMA
FDD”
2. ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH ĐỐI TƯỢNG QUY CHUẨN HĨA
2.1. Tình hình trong nước
Năm 2010, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành một số quy chuẩn kỹ
thuật cho thiết bị vô tuyến hoạt động trong hệ thống thông tin di động W-CDMA
FDD, bao gồm:
1) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị đầu cuối thông tin di động
W-CDMA FDD, số hiệu QCVN 15:2010/BTTTT;
2) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị trạm gốc thông tin di động
W-CDMA FDD, số hiệu QCVN 16:2010/BTTTT;
Riêng đối với thiết bị lặp thông tin di động W-CDMA FDD, Bộ Thông tin và
Truyền thông chưa ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
Năm 2006, thông qua đề tài “Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn trạm lặp
(UTRRA/FDD) dùng trong thông tin di động 3G UTRA FDD”, mã số 82-06KHKT-TC, Bộ Thông tin và Truyền thông đã giao cho Viện Khoa học kỹ thuật
Bưu điện nghiên cứu và xây dựng dự thảo quy chuẩn đối với thiết bị này. Nội
dung cơ bản của dự thảo quy chuẩn trên đã được hội đồng nghiệm thu đề tài cấp
Bộ thông qua.
Tuy nhiên về hình thức trình bầy của dự thảo quy chuẩn này chưa tuân thủ quy
định về cách trình bầy dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của Bộ Thông tin và
Truyền thông. Hơn nữa tên của dự thảo quy chuẩn này chưa thống nhất với các
quy chuẩn kỹ thuật quốc gia khác trong bộ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hệ
thống thông tin di động W-CDMA FDD đã được ban hành như: QCVN

15:2010/BTTTT và QCVN 16:2010/BTTTT đã nêu ở trên.
Vì vậy dự thảo quy chuẩn này cần được ra soát, hiệu chỉnh cho phù hợp với quy
định của Bộ Thông tin và Truyền thông trước khi ban hành..
2.2. Tình hình ngồi nước
Các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế như: ITU, ETSI, … và các tổ chức tiêu chuẩn
của một số quốc gia như: Vương quốc Anh, Singapore, … đã và đang nghiên
cứu xây dựng một số khuyến nghị, quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật cho các thiết
bị vô tuyến dùng trong hệ thống thông tin di động W-CDMA FDD. Tình hình
nghiên cứu của các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế và của các quốc gia trên trong
5


lĩnh vực này có thể tóm lược như sau:
2.2.1. Tình hình tiêu ch̉n hóa của Liên minh viễn thơng quốc tế (ITU):
Liên minh viễn thông quốc tế (ITU) đã ban hành một số khuyến nghị đối với các
hệ thống di động quốc tế IMT-2000, bao gồm:
1) ITU-R M.687: International Mobile Telecommunications-2000 (IMT2000);
2) ITU-R M.816: Framework for services supported on International
Mobile Telecommunications-2000 (IMT-2000);
3) ITU-R M.818: Satellite operation within International Mobile
Telecommunications-2000 (IMT-2000);
4) ITU-R M.819: International Mobile Telecommunications-2000 (IMT2000) for developing countries;
5) ITU-R M.1034: Requirements for the radio interface(s) for
International Mobile Telecommunications-2000 (IMT-2000);
6) ITU-R M.1035: Framework for the radio interface(s) and radio subsystem functionality for International Mobile Telecommunications2000 (IMT-2000);
7) ITU-R M.1224: Vocabulary of terms for International Mobile
Telecommunications-2000 (IMT-2000);
8) ITU-R M.1311: Framework for modularity and radio commonality
within IMT-2000;
9) ITU-R M.1450: Characteristics of broadband radio local area networks;

10) ITU-R M.1457: Detailed specification of the radio interfaces of
International Mobile Telecommunications-2000 (IMT-2000).
Nhận xét:
Các khuyến nghị trên của ITU đưa ra những khái niệm cơ bản, khuyến nghị các
giao diện vơ tuyến, đặc tính kỹ thuật chung … và không đưa ra các yêu cầu cụ
thể cũng như phương pháp đo kiểm cho từng loại thiết bị trong hệ thống thông
tin di động quốc tế IMT-2000, bao gồm cả thiết bị lặp dùng trong hệ thống thông
tin di động W-CDMA FDD là một trường hợp thiết bị cụ thể của hệ thống này.
2.2.2. Tình hình tiêu ch̉n hóa của Viện Tiêu chuẩn viễn thông châu Âu
(ETSI):
Viện Tiêu chuẩn viễn thông châu Âu (ETSI) đã ban hành một số tiêu chuẩn đối
với các thiết bị trong hệ thống thông tin viễn thông di động tổng hợp (UMTS) và
một số tiêu chuẩn cho mạng tế bào thế hệ thứ ba IMT-2000, bao gồm:
1) ETSI TS 125 106 V7.0.0 (2006-03): Universal Mobile
Telecommunications System (UMTS); UTRA repeater radio
transmission and reception (3GPP TS 25.106 version 7.0.0 Release 7);
2) ETSI TS 125 113 V7.3.0 (2006-03): Universal Mobile
Telecommunications System (UMTS); Base station and repeater
6


electromagnetic compatibility (EMC) (3GPP TS 25.113 version 7.3.0
Release 7);
3) ETSI TS 125 143 V7.0.0 (2006-03): Universal Mobile
Telecommunications System (UMTS); UTRA repeater conformance
testing (3GPP TS 25.143 version 7.0.0 Release 7);
4) ETSI EN 301 908-1 V2.2.1 (2003-10): Electromagnetic compatibility
and Radio spectrum Matters (ERM); Base Stations (BS), Repeaters and
User Equipment (UE) for IMT-2000 Third-Generation cellular
networks; Part 1: Harmonized EN for IMT-2000, introduction and

common requirements, covering essential requirements of article 3.2 of
the R&TTE Directive;
5) ETSI EN 301 908-11 V2.3.1 (2004-10): Electromagnetic compatibility
and Radio spectrum Matters (ERM); Base Stations (BS), Repeaters and
User Equipment (UE) for IMT-2000 Third-Generation cellular
networks; Part 11: "Harmonized EN for IMT-2000, CDMA Direct
Spread (UTRA FDD) (Repeaters) covering essential requirements of
article 3.2 of the R&TTE Directive".
Nhận xét:
Các tiêu chuẩn trên của ETSI là các chuẩn mức cụ thể đối với từng loại thiết bị
sử dụng cho từng mục đích hoạt động trong hệ thống thông tin di động WCDMA FDD. Các tiêu chuẩn trên của ETSI đều được tham chiếu đến các
khuyến nghị, quy định và các tiêu chuẩn của các tổ chức khác và có tính tương
thích cao. Cụ thể là:
a) Tiêu chuẩn ETSI TS 125 106 V7.0.0 thiết lập chỉ tiêu tối thiểu về tần số vô
tuyến cho các thiết bị lặp UTRA bao gồm: các băng tần số và sắp xếp kênh,
công suất ra, độ ổn định tần số, tăng ích ngồi băng, phát xạ khơng mong muốn,
độ chính xác của sự điều chế, xuyên điều chế đầu vào, hệ số nén kênh lân cận.
Bộ tiêu chuẩn này không quy định cho phép độ không bảo đảm của phép đo và
cũng khơng đưa ra các phép đo kiểm tra tính tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật.
b) Tiêu chuẩn ETSI TS 125 113 V7.3.0 quy định các phương pháp đánh giá về
tương thích điện từ (EMC) đối với các trạm gốc, các thiết bị lặp và thiết bị phụ
trợ. Tiêu chuẩn này chỉ định các điều kiện đo có thể áp dụng, các tiêu chuẩn chỉ
tiêu và sự đánh giá chỉ tiêu cho các trạm gốc, các thiết bị lặp và thiết bị phụ trợ
cho một trong các loại sau:
- Các trạm gốc đối với chế độ FDD của UTRA đáp ứng các quy định của TS
25.104, và tuân thủ TS 25.141.
- Các trạm gốc đối với cả hai kiểu chế độ TDD của UTRA đáp ứng các yêu
cầu của TS 25.105 và tuân thủ TS 25.142. Hai kiểu chế độ này là 3,84
Mcps và 1,28 Mcps.
- Các thiết bị lặp đối với chế độ FDD của UTRA đáp ứng các yêu cầu của TS

25.106, và tuân thủ TS 25.143.
7


Các yêu cầu kỹ thuật liên quan đến cổng anten của các trạm gốc hoặc của các
thiết bị lặp không được tính đến trong tiêu chuẩn này. Việc phân loại môi trường
được sử dụng trong tiêu chuẩn này được dựa trên sự phân loại môi trường được
sử dụng trong IEC 61000-6-1 và IEC 61000-6-3.
Các yêu cầu EMC được chọn lọc để bảo đảm mức tương thích thích hợp đối với
thiết bị tại các môi trường công nghiệp nhẹ và các môi trường thương mại, dân
cư.
c) Tiêu chuẩn ETSI TS 125 143 V7.0.0 quy định các phương pháp đo kiểm tần
số vô tuyến (RF) và các yêu cầu tối thiểu cho các thiết bị lặp UTRA. Các
phương pháp đo kiểm này xuất phát và phù hợp với các đặc tả về thiết bị lặp
UTRA được xác định trong ETSI TS 125 106.
d) Tiêu chuẩn ETSI EN 301 908-1 V2.2.1 bao gồm các yêu cầu kỹ thuật chung
và các phép đo kiểm cho các loại thiết bị vô tuyến IMT-2000 như: thiết bị đối
tượng sử dụng, các thiết bị lặp và các trạm gốc, trong đó Phát xạ bức xạ là tham
số kỹ thuật chung được xác định cho trạm gốc và thiết bị lặp, nhằm đảm bảo
thiết bị vô tuyến được thiết kế để sử dụng hiệu quả phổ tần vô tuyến được phân
chia cho thông tin mặt đất/vũ trụ và nguồn tài nguyên quỹ đạo sao cho tránh
khỏi can nhiễu có hại.
e) Tiêu chuẩn ETSI EN 301 908-11 V2.3.1 quy định các yêu cầu kỹ thuật thiết
yếu và các phép đo kiểm cho các thiết bị lặp trong hệ thống IMT-2000 CDMA
trải phổ trực tiếp (UTRA FDD) bao gồm: mặt nạ phổ phát xạ, các phát xạ giả,
công suất ra cực đại, tăng ích ngồi băng, xun điều chế đầu vào, hệ số nén
kênh lân cận, xuyên điều chế đầu ra, nhằm đảm bảo thiết bị vô tuyến được thiết
kế để sử dụng hiệu quả phổ tần vô tuyến được phân chia cho thông tin mặt
đất/vũ trụ và nguồn tài nguyên quỹ đạo sao cho tránh khỏi can nhiễu có hại.
2.2.3. Cơ quan Truyền thông OFCOM của Vương quốc Anh (Ofcom-Office

of Communications):
Cơ quan Truyền thông OFCOM của Vương quốc Anh đã ban hành các yêu cầu
cho các hệ thống di động thế hệ thứ ba sử dụng tại Anh, bao gồm:
UK Interface Requirement 2019: “Third Generation Mobile” (Publication
date: Jul 2005; Version: 1.1; 98/34/EC Notification number: 2001/99/UK).
Nhận xét:
Cơ quan Truyền thông Ofcom đã xây dựng các yêu cầu kỹ thuật tối thiểu cho hệ
thống di động thế hệ thứ ba: máy di động, thiết bị lặp, trạm gốc trong các dải tần
từ 1.899,9MHz – 1.920MHz và từ 1.920MHz – 1.980MHz để cấp phép cho các
thiết bị di động thế hệ thứ ba; UK Interface Requirement 2021 đã sử dụng nhiều
tài liệu của ETSI EN từ ETSI EN 301 908-01 đến ETSI EN 908-11 làm tài liệu
tham chiếu chuẩn.
2.2.4. Cơ quan quản lý phát triển thông tin của Singapore (Infocommunications Development Authority of Singapore - IDA):
8


Cơ quan quản lý phát triển thông tin IDA đã ban hành quy định kỹ thuật sau:
IDA TS 3G-BS, Issue 1, July 2005: “Technical Specification for IMT-2000
Third-Generation (3G) Cellular Base Station and Repeater System”.
Nhận xét:
Thông qua quy định kỹ thuật này, cơ quan IDA đưa ra các yêu cầu kỹ thuật tối
thiểu cho các thiết bị trạm gốc và thiết bị lặp được sử dụng trong các Hệ thống
thông tin di động thế hệ thứ ba (3G) và các dịch vụ sử dụng công nghệ cellular
WCDMA. Các yêu cầu kỹ thuật này chủ yếu là dành cho thiết bị trạm gốc và
không đầy đủ đối với thiết bị thiết bị lặp. Cụ thể là:
• Băng tần hoạt động của trạm gốc và thiết bị lặp trong hệ thống này nằm trong
khoảng: 2.120-2.170 MHz (đối với thiết bị phát) và 1.920-1.980 MHz (đối
với thiết bị thu); với khoảng cách kênh là 5 MHz.
• Các yêu cầu kỹ thuật của IDA TS 3G-BS, Issue 1 tuân thủ các yêu cầu về tần
số vô tuyến, được chỉ định trong các tiêu chuẩn của ETSI sau đây:

1) ETSI EN 301 908-01: “Electromagnetic compatibility and Radio
spectrum Matters (ERM); Base Stations (BS) and User Equipment (UE)
for IMT-2000 Third-Generation cellular networks; Part 1: Harmonized
EN for IMT-2000 Introduction and common requirements, covering
essential requirements of article 3.2 of the R&TTE Directive”;
2) ETSI EN 301 908-03 : “Electromagnetic compatibility and Radio
spectrum Matters (ERM); Base Stations (BS) and User Equipment (UE)
for IMT-2000 Third-Generation cellular networks; Part 3: Harmonized
EN for IMT-2000, CDMA Direct Spread (UTRA FDD) (BS) covering
essential requirements of article 3.2 of the R&TTE Directive”.
Hai tài liệu tiêu chuẩn ETSI EN 301 908-01 và EN 301 908-03 chỉ chủ yếu
quy định các tham số thiết yếu đối với thiết bị trạm gốc UTRA FDD mà
không quy định đủ các tham số thiết yếu đối với thiết bị lặp W-CDMA FDD
• Các yêu cầu kỹ thuật của IDA TS 3G-BS, Issue 1 tuân thủ các yêu cầu về
tương thích điện từ, được chỉ định trong các tiêu chuẩn của ETSI sau đây:
1) ETSI EN 301 489-1: “Electromagnetic compatibility and Radio
spectrum Matters (ERM); Electromagnetic Compatibility (EMC)
standard for radio equipment and services; Part 1: Common technical
requirements”;
2) ETSI EN 301 489-23: “Electromagnetic compatibility and Radio
spectrum Matters (ERM); Electromagnetic Compatibility (EMC)
standard for radio equipment and services;Part 23: Specific Conditions
for IMT-2000 CDMA Direct Spread (UTRA) Base Station (BS) radio,
repeater and ancillary equipment”.
Tài liệu tiêu chuẩn ETSI EN 301 489-1 bao gồm các yêu cầu chung đối với
thiết bị thông tin vô tuyến và thiết bị phụ trợ phối hợp về tương thích điện từ.
9


Tài liệu tiêu chuẩn ETSI EN 301 489-23 chỉ định các điều kiện đo kiểm áp

dụng được, đánh giá chỉ tiêu và các tiêu chuẩn chỉ tiêu của thiết bị trạm gốc
CDMA trải phổ trực tiếp thế hệ thứ 3 (UTRA) và thiết bị phụ trợ phối hợp.
• Các yêu cầu kỹ thuật của IDA TS 3G-BS, Issue 1 tuân thủ các yêu cầu an toàn
về điện, được chỉ định trong các tiêu chuẩn của ETSI sau đây:
1) IEC 60950/EN 60950: “Safety of Information Technology equipment
including electrical business equipment”;
2) IEC 60215/ EN 60215: “Safety requirements for radio transmitting
equipment”.
3. KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG, QUẢN LÝ THIẾT BỊ
3.1. Tình hình triển khai 3G trên thế giới
Tại châu Á, châu Âu và châu Mỹ hiện nay có rất nhiều thiết bị lặp W-CDMA
FDD với chủng loại thiết bị rất đa dạng (cả về đặc tính kỹ thuật và kiểu dáng).
Các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế như ITU, ETSI ... đã đưa ra một số khuyến nghị
và tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan áp dụng cho trạm gốc và thiết bị lặp W-CDMA
FDD.
3.2. Tình hình triển khai 3G ở Việt nam
Hiện tại, các nhà cung cấp dịch vụ di động tại Việt Nam như VMS, GPC,
Viettel, EVN Telecom đã cung cấp một số dịch vụ sử dụng hệ thống thông tin di
động thế hệ thứ ba (3G) như: dịch vụ tương tác gồm thoại thấy hình (video call),
băng rộng di động (mobile broadband), truy cập Internet di động, tin nhắn MMS
và một số dịch vụ nội dung số trên nền 3G khác. Dự kiến, các mạng di động trên
sẽ phủ sóng 3G tồn quốc kể cả ở hải đảo.
Bộ Thơng tin và Truyền thông đã xây dựng và ban hành một số quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia bắt buộc áp dụng cho thiết bị vô tuyến hoạt động trong hệ thống
thông tin di động 3G UTRA FDD, tuy nhiên chưa có quy chuẩn kỹ thuật cho
thiết bị lặp thông tin di động 3G UTRA FDD.
Thiết bị lặp thông tin di động W-CDMA FDD được triển khai để tăng vùng phủ
cho trạm gốc, làm giảm bớt nhiễu trong hệ thống…
3.3. Thiết bị lặp thông tin di động W-CDMA FDD
Thiết bị lặp là thiết bị được đặt ở giữa trạm gốc và máy di động. Nó có 2 anten,

một anten hướng về trạm gốc và một anten hướng về vùng dịch vụ. Thiết bị lặp
khuếch đại các tín hiệu thu được và phát lại chúng theo cả hai hướng đường lên
và đường xuống với độ trễ vài micro giây.
Các thiết bị lặp có thể được sử dụng trong nhiều mục đích khác nhau. Ứng dụng
cổ điển nhất là làm tăng vùng phủ cho trạm gốc, ví dụ tăng vùng phủ trong
đường hầm. Tuy vậy, thiết bị lặp cũng có thể được sử dụng để làm giảm bớt
nhiễu trong hệ thống vì các máy di động truyền thông qua thiết bị lặp cần công
suất ra thấp hơn các máy di động truyền thông không có thiết bị lặp. Đây là một
10


trong số những điều quan tâm đặc biệt trong các hệ thống hạn chế nhiễu, như
các hệ thống dựa trên CDMA, ở đó nhiễu giảm dẫn đến dung lượng tăng.
Thiết bị lặp là thiết bị thu, khuếch đại và phát sóng mang RF bức xạ hoặc truyền
dẫn theo cả hai hướng đường xuống (từ trạm gốc đến vùng di động) và theo
hướng đường lên (từ máy di động đến trạm gốc).
Thiết bị lặp chuyển đổi tín hiệu xuống IF (tần số trung gian), khuếch đại và lọc
nó và chuyển đổi nó lại sang RF. Thiết bị lặp khơng xử lý tín hiệu trong băng
gốc, do đó nó khơng thể giải mã bất cứ thơng tin nào. Vì lý do này, các thiết bị
lặp đã được coi như nằm ngoài phạm vi: khơng có thơng tin được bao hàm trong
báo hiệu, thiết bị lặp không thể biết khi nào phát theo hướng đường lên hoặc
đường xuống.
Các thiết bị lặp đã sử dụng trong các mạng như giải pháp mang lại lợi nhuận đối
với việc mở rộng vùng phủ trong các vùng định cư thưa thớt hoặc các môi
trường với các điều kiện lan truyền đặc biệt như các tòa nhà cao tầng, các đường
hầm, các xe điện ngầm, các sân vận động…
Hình sau đây cho thấy giản đồ trong việc sử dụng thiết bị lặp.

BS
B


Cell B

RNC
BS
A

Trạm lặp
Repeater

BS
C

Cell A
Cell C

Hình 1. Sử dụng thiết bị lặp

11


3.4. Tình hình sử dụng thiết bị lặp thơng tin di động W-CDMA FDD
3.4.1. Tình hình sử dụng thiết bị lặp thông tin di động W-CDMA FDD ở
Việt nam
Hiện nay, thiết bị lặp sử dụng tại Việt nam do nhiều nhà khai thác, nhà sản xuất
trên thế giới và khu vực cung cấp, với chủng loại thiết bị khá đa dạng (cả về mẫu
mã và đặc tính kỹ thuật).
3.4.2. Tình hình sử dụng thiết bị lặp trong hệ thống thơng tin di động 3G
trên thế giới
Trên thị trường châu Á, châu Âu và châu Mỹ hiện có rất nhiều thiết bị lặp với

chủng loại thiết bị rất đa dạng (cả về đặc tính kỹ thuật và kiểu dáng). Sau đây là
một vài loại thiết bị lặp WCDMA được sử dụng phổ biến trên thế giới:
Dekolink Wireless (Israel) ( dẫn đầu thế giới trong
việc phát triển và chế tạo các giải pháp phủ sóng trong các tịa nhà cao tầng với
chất lượng cao, mang lại lợi nhuận bằng cách sử dụng các thiết bị lặp và các bộ
mở rộng tối đa cell cho các nhà khai thác di động.
• Thiết bị lặp compact - Deko2119CR thích hợp với các tiêu chuẩn thông tin
UMTS (WCDMA) và GSM trên băng PCS (1900 MHz). Thiết bị lặp
Compact Deko 2119CR là giải pháp thiết bị lặp linh hoạt trong thị trường.
Deko 2119CR hỗ trợ nhiều kế hoạch phân bổ tần số bằng cấu trúc cải tiến.
Deko 2119CR cung cấp độ chọn lọc cao và loại bỏ được sự triệt các tín hiệu
ngồi băng bằng cách sử dụng các bộ lọc IF-SAW (các sóng âm bề mặt ở tần
số trung gian)

Deko2119CR - Thiết bị lặp compact
• Thiết bị lặp UMTS công suất cao - Deko4021U là thiết bị lặp RF chọn
kênh UMTS công suất cao, thiết bị lặp này cung cấp công suất ra đường
xuống +40 dBm với tăng ích 90 dB. Deko4021U sử dụng cơng nghệ lọc
SAW. Deko4021U hỗ trợ tối đa ba kênh WCDMA và hoàn toàn đáp ứng các
yêu cầu tiêu chuẩn UMTS của 3GPP.
12


Deko4021U -Thiết bị lặp RF chọn kênh, công suất cao UMTS/WCDMA2100MHz
Tập đoàn Coiler (Coiler Corporation - Đài loan) ( />Được thành lập năm 1991, Coiler Corporation là nhà cung cấp dẫn đầu về các
giải pháp phủ sóng RF trong nhà, các giải pháp này cung cấp sự truy nhập đáng
tin cậy và sự truyền dữ liệu tốc độ cao, thoại chất lượng cao qua các mạng
cellular trong bất cứ điều kiện nào.
Coiler chun mơn hóa trong việc thiết kế, sản xuất và tiếp thị trên toàn thế giới
các thiết bị lặp RF cơng suất trung bình và nhỏ, các thiết bị lặp này cải tiến sự

phủ sóng tín hiệu điện thoại di động và sự thu tín hiệu trong các tịa nhà cao
tầng.
• Coiler BR-2200 UMTS - Thiết bị lặp chọn băng UMTS là thiết bị trong họ
thiết bị lặp chọn băng Coiler. BR-2200 là thiết bị lặp lý tưởng đối với các nhà
khai thác mạng UMTS đang tìm kiếm giải pháp nhanh và sinh lãi đối với vấn
đề phủ sóng trong nhà và điều khiển lưu lượng mật độ cao. Coiler BR-2200
cung cấp cơng suất ra tối ưu hóa cho việc phủ sóng các khu vực trong nhà
nhỏ hơn như các hiệu ăn, các cửa hiệu cà phê và các kho hàng viễn thông, và
cho phép những đối tượng sử dụng di động có thơng tin thoại và dữ liệu chất
lượng cao không bị nhiễu loạn. Lợi thế của thiết bị lặp chọn băng UMTS BR2200 :
- Công suất ra +20 dB
- Độ rộng dải thơng có thể thay đổi theo yêu cầu của khách hàng trong dải
10 MHz hoặc 15 MHz
- Tăng ích có thể điều chỉnh được từ 39 dB lên tới 70 dB
- Chức năng quản lý từ xa tích hợp
- Giải pháp phủ sóng sinh lãi cho các khu vực trong nhà nhỏ hơn có lưu
lượng thoại và dữ liệu mật độ cao
13


- Tuân thủ tiêu chuẩn của 3GPP

Coiler BR-2200 UMTS - Thiết bị lặp chọn băng UMTS
Avitec AB (Thụy điển) ( là nhà sản xuất thiết bị lặp hàng
đầu với đủ loại thiết bị lặp cải tiến cell cho nhiều tiêu chuẩn vô tuyến khác nhau
với 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng và thiết kế các giải pháp phủ
sóng vơ tuyến mang lại lợi nhuận đối với các hệ thống lớn phức hợp, Avitec đưa
ra các mức cao nhất về chỉ tiêu và chất lượng, dẫn đến giảm thiểu được tổng chi
phí về quyền sở hữu.
• Thiết bị lặp CSR2222 là thiết bị lặp chọn kênh UMTS công suất trung bình

được trang bị 2 kênh. Các thiết bị lặp chọn kênh cơng suất trung bình được
sử dụng để cung cấp sự phủ sóng đối với các mơi trường ở trong nhà cũng
như ở ngoài trời. Avitec đã thiết kế bộ lọc đáp ứng các yêu cầu cao về độ
chọn lọc cũng như độ trễ. Nhờ sự thiết kế và triển khai bộ lặp cơng suất trung
bình của Avitec, chi phí xây dựng và chi phí hoạt động đã được tiết kiệm
đáng kể.
Mô tả CSR2222:
Dải tần hoạt động

1920-1980 MHz UL (Đường lên)
2110-2170 MHz DL (Đường xuống)

Dải thông hoạt động

60 MHz

Tăng ích

Từ 60 đến 90 dB, có thể điều chỉnh
được theo các bước 1 dB

Khoảng phân cách UTRA/FDD UL/ DL
14

Từ 134,8 MHz đến 245,2 MHz


Kisan Telecom (Korea) ( />• Thiết bị lặp RF - Thiết bị lặp RF CDMA/W-CDMA thích hợp với các khu
vực trải từ các tòa nhà cao tầng đến các khu vực đô thị đông đúc nơi dịch vụ
thoại cải tiến không khả dụng. Để ngăn ngừa tín hiệu thấp dẫn đến các cuộc

gọi rớt, thiết bị lặp RF có thể được triển khai, bằng cách sử dụng các tuyến
quang và các cable RF, để tăng độ lớn tín hiệu một cách hiệu quả trong các
khu vực bị che chắn ở trong nhà và ở ngoài trời. Kisan Telecom hiện đang
cung cấp các giải pháp thiết bị lặp RF lý tưởng kể cả trong các tịa nhà cao
tầng và ở ngồi trời.
• Thiết bị lặp quang - Thiết bị lặp quang CDMA/W-CDMA thích hợp với các
khu vực trải từ các tịa nhà cao tầng đến các khu vực đô thị đông đúc nơi dịch
vụ thoại cải tiến không khả dụng. Để ngăn ngừa tín hiệu yếu dẫn đến cuộc
gọi rớt, thiết bị lặp quang có thể được triển khai, bằng cách sử dụng các
tuyến quang, để tăng cường độ tín hiệu một cách hiệu quả trong các khu vực
bị che chắn ở trong nhà và ở ngoài trời. Kisan Telecom hiện đang cung cấp
các giải pháp thiết bị lặp quang lý tưởng kể cả trong các tòa nhà cao tầng,
đường ngầm và ở ngồi trời.
3.5. Tình hình quản lý thiết bị
- Hiện nay, Bộ Thơng tin và Truyền thơng chưa có quy chuẩn kỹ thuật thiết bị
lặp thông tin di động W-CDMA FDD.
- Thiết bị lặp thông tin di động W-CDMA FDD là thiết bị vô tuyến trong hệ
thống thông tin di động IMT-2000, hoạt động trong dải tần: 1920-1980 MHz,
2110-2170 MHz hoàn toàn phù hợp với tiêu chuẩn IMT-2000 của ITU và quyết
định quy hoạch băng tần cho các hệ thống di động tế bào số ở Việt Nam.
- Việc xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị lặp thông tin di động
W-CDMA FDD là rất cần thiết để phục vụ cho công tác quản lý chủng loại thiết
bị này.
15


4. LÝ DO, MỤC ĐÍCH XÂY DỰNG QUY CHUẨN
- QCVN này đáp ứng những mục tiêu quản lý : Đảm bảo an toàn, bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng.
- QCVN này dùng để: Chứng nhận hợp quy.

5. SỞ CỨ XÂY DỰNG QUY CHUẨN
5.1. Yêu cầu cụ thể đối với quy chuẩn về thiết bị vô tuyến
Quy chuẩn về thiết bị vô tuyến với mục tiêu quản lý và hợp quy thiết bị bao gồm
các yêu cầu kỹ thuật thiết yếu sau đây:
- Yêu cầu kỹ thuật nhằm đảm bảo an toàn và sức khoẻ cho người sử dụng và
cho nhân viên của các nhà khai thác.
- Yêu cầu kỹ thuật nhằm đảm bảo khả năng tương thích điện từ trường.
- Yêu cầu kỹ thuật nhằm bảo vệ mạng lưới đối với các ảnh hưởng có hại.
- Yêu cầu kỹ thuật nhằm đảm bảo sử dụng hiệu quả phổ tần vô tuyến điện.
- Yêu cầu kỹ thuật nhằm đảm bảo khả năng cùng hoạt động với mạng.
- Yêu cầu kỹ thuật nhằm đảm bảo tính tương thích về mặt sử dụng trong các
trường hợp nghiệp vụ phổ cập (thoại cố định, thoại di động).
- Yêu cầu kỹ thuật nhằm đảm bảo một số mục tiêu quản lý đặc biệt.
5.2. Các sở cứ
Sau khi xem xét, nghiên cứu kỹ tình hình tiêu chuẩn hóa trên thế giới đối với
thiết bị lặp thơng tin di động W-CDMA FDD nêu trên, nhóm thực hiện đề tài
nhận thấy chỉ có tiêu chuẩn ETSI EN 301 908-1 V2.2.1 (2003-10) và ETSI EN
301 908-11 V2.3.1 (2004-10) là sở cứ đầy đủ, phù hợp nhất để xây dựng quy
chuẩn ”Thiết bị lặp thông tin di động W-CDMA FDD”.
[1] ETSI EN 301 908-1 V2.2.1 (2003-10): Electromagnetic compatibility and
Radio spectrum Matters (ERM); Base Stations (BS), Repeaters and User
Equipment (UE) for IMT-2000 Third-Generation cellular networks; Part 1:
Harmonized EN for IMT-2000, introduction and common requirements,
covering essential requirements of article 3.2 of the R&TTE Directive”.
[2] ETSI EN 301 908-11 V2.3.1 (2004-10): Electromagnetic compatibility and
Radio spectrum Matters (ERM); Base Stations (BS), Repeaters and User
Equipment (UE) for IMT-2000 Third-Generation cellular networks; Part 11:
"Harmonized EN for IMT-2000, CDMA Direct Spread (UTRA FDD)
(Repeaters) covering essential requirements of article 3.2 of the R&TTE
Directive".


16


5.3. Phân tích tài liệu và lựa chọn sở cứ
5.3.1. ETSI EN 301 908-1 V2.2.1 (10/2003)
Tài liệu này là phần 1 của bộ tiêu chuẩn gồm nhiều phần ETSI EN 301 908-x,
chỉ định các yêu cầu kỹ thuật chung thiết yếu cho các thiết bị lặp, các trạm gốc
và thiết bị đối tượng sử dụng (thiết bị đầu cuối di động) trong hệ thống IMT2000 và các thiết bị phụ được dự kiến dùng chung với các thiết bị vô tuyến đã
nói trên (trừ các thiết bị FDMA/TDMA (DECT) của hệ thống IMT-2000.
Tài liệu này là tiêu chuẩn châu Âu hài hòa tuân thủ theo các yêu cầu trong Điều
3.2 của Chỉ dẫn 1999/5/EC: thiết bị vô tuyến được thiết kế để sử dụng hiệu quả
phổ tần vô tuyến được phân chia cho thông tin vô tuyến mặt đất/vũ trụ và các
nguồn tài nguyên quỹ đạo sao cho tránh khỏi can nhiễu có hại.
Tài liệu này đưa ra 01 yêu cầu kỹ thuật chung cho thiết bị lặp và trạm gốc: Các
phát xạ bức xạ. Tham số kỹ thuật đều có cấu trúc gồm định nghĩa, chỉ tiêu giới
hạn, tham chiếu đo kiểm tuân thủ.
ETSI EN 301 908-1 được xây dựng theo cấu trúc môđun theo Chỉ dẫn Thiết bị
đầu cuối vô tuyến và viễn thông (Chỉ dẫn R&TTE) nhằm:
- Giảm thiểu số tiêu chuẩn cần thiết
- Quy định phạm vi cho các tiêu chuẩn cần được bổ sung
- Đơn giản và dễ dàng sử dụng tiêu chuẩn hài hoà như một biện pháp xác đáng
để đánh giá tính tuân thủ của thiết bị.
5.3.2. ETSI EN 301 908-11 V2.3.1 (10/2004)
Tài liệu này là phần 11 của bộ tiêu chuẩn gồm nhiều phần ETSI EN 301 908-x,
chỉ định 7 yêu cầu kỹ thuật cho các thiết bị lặp trong hệ thống IMT 2000 CDMA
trải phổ trực tiếp (UTRA FDD) thêm vào các yêu cầu kỹ thuật đã được chỉ định
cho thiết bị lặp trong phần 1 của bộ tiêu chuẩn gồm nhiều phần ETSI EN 301
908-x.
Tài liệu này là tiêu chuẩn châu Âu hài hòa tuân thủ theo các yêu cầu trong Điều

3.2 của Chỉ dẫn 1999/5/EC: thiết bị vô tuyến được thiết kế để sử dụng hiệu quả
phổ tần vô tuyến được phân chia cho thông tin vô tuyến mặt đất/vũ trụ và các
nguồn tài nguyên quỹ đạo sao cho tránh khỏi can nhiễu có hại.
Tài liệu này đưa ra 07 yêu cầu kỹ thuật thiết bị lặp (cộng thêm 01 yêu cầu kỹ
thuật đã được chỉ định trong ETSI EN 301 908-1 V2.2.1): Mặt nạ phổ phát xạ,
Các phát xạ giả, Công suất ra cực đại, Xuyên điều chế đầu vào, Tăng ích
ngồi băng, Hệ số nén kênh lân cận, Xuyên điều chế đầu ra. Mỗi tham số kỹ
thuật đều có cấu trúc gồm định nghĩa, chỉ tiêu giới hạn, tham chiếu đo kiểm tuân
thủ.
Tài liệu này đưa ra các phương pháp đo kiểm chi tiết (Điều kiện ban đầu, Thủ
tục) và các yêu cầu đo kiểm dùng trong phịng thí nghiệm đo kiểm, đã được
cơng nhận để kiểm tra đánh giá tính tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật của các thiết
bị hiện có trên thị trường khi cần thiết.
17


ETSI EN 301 908-1 được xây dựng theo cấu trúc môđun theo Chỉ dẫn Thiết
bị đầu cuối vô tuyến và viễn thông (Chỉ dẫn R&TTE) nhằm:
- Giảm thiểu số tiêu chuẩn cần thiết
- Quy định phạm vi cho các tiêu chuẩn cần được bổ sung
- Đơn giản và dễ dàng sử dụng tiêu chuẩn hài hoà như một biện pháp xác đáng
để đánh giá tính tuân thủ của thiết bị.
5.3.3. Lựa chọn sở cứ
Qua việc phân tích tài liệu, nhóm thực hiện đề tài quyết định chọn bộ tài liệu
ETSI EN 301 908-11 V2.3.1 (2004-10) và ETSI EN 301 908-1 V2.2.1 (200310) làm sở cứ với lý do:
- ETSI là Viện tiêu chuẩn châu Âu, là tổ chức tiêu chuẩn hóa nổi tiếng trên thế
giới, tuân theo các quy định, các Khuyến nghị của ITU, tuân theo các Chỉ
dẫn EEC và tham chiếu đến các tổ chức tiêu chuẩn khác...
- Tên của tài liệu ETSI EN 301 908-11 V2.3.1 (2004-10): “Electromagnetic
compatibility and Radio spectrum Matters (ERM); Base Stations (BS),

Repeaters and User Equipment (UE) for IMT-2000 Third-Generation cellular
networks; Part 11: "Harmonized EN for IMT-2000, CDMA Direct Spread
(UTRA FDD) (Repeaters) covering essential requirements of article 3.2 of
the R&TTE Directive" phù hợp với tên của đề cương đăng ký mà Cục Quản
lý chất lượng CNTT & TT đề nghị: “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Thiết
bị lặp thông tin di động W-CDMA FDD”
- ETSI EN 301 908-11 V2.3.1 (2004-10) và ETSI EN 301 908-1 V2.2.1
(2003-10) được xây dựng theo cấu trúc môđun theo Chỉ dẫn Thiết bị đầu cuối
vô tuyến và viễn thông (Chỉ dẫn R&TTE).
- Nội dung của ETSI EN 301 908-11 V2.3.1 (2004-10) và ETSI EN 301 9081 V2.2.1 (2003-10) cung cấp đầy đủ, chi tiết các chỉ tiêu kỹ thuật cũng như
các phương pháp đo đánh giá cho từng thiết bị lặp thông tin di động WCDMA FDD. Các chỉ tiêu được chọn đều nhằm bảo đảm một mức chất lượng
nghiệp vụ được chấp nhận và làm tối thiểu can nhiễu có hại đến các nghiệp
vụ và thiết bị khác, đáp ứng được các yêu cầu cụ thể đối với Tiêu chuẩn
Ngành về thiết bị vô tuyến, phục vụ cho công tác quản lý và đo kiểm chứng
nhận hợp chuẩn thiết bị.
- ETSI EN 301 908-11 V2.3.1 (2004-10) và ETSI EN 301 908-1 V2.2.1
(2003-10) là phiên bản chính thức.
- Tương thích với hồn cảnh sử dụng thiết bị ở Việt Nam
Kết luận: Từ các nhận xét trên đây, nhóm thực hiện đề tài quyết định lựa chọn
tài liệu ETSI EN 301 908-11 V2.3.1 (2004-10) và ETSI EN 301 908-1 V2.2.1
(2003-10) làm sở cứ cho việc xây dựng “Quy chuẩn quốc gia về thiết bị lặp
thông tin di động W-CDMA FDD”. Việc lựa chọn này hồn tồn có cơ sở.
18


6. HÌNH THỨC XÂY DỰNG DỰ THẢO QUY CHUẨN
Trên cơ sở nghiên cứu phân tích các tài liệu trên, nhóm thực hiện đề tài xây
dựng quy chuẩn theo phương pháp chấp thuận áp dụng tiêu chuẩn quốc tế. Nội
dung của tiêu chuẩn quốc tế được chuyển thành nội dung của quy chuẩn theo
hình thức chấp thuận hồn tồn phù hợp.

Nội dung của bản dự thảo quy chuẩn bao gồm 8 yêu cầu kỹ thuật (7 yêu cầu kỹ
thuật của ETSI EN 301 908-11 V2.3.1 (2004-10) và 1 yêu cầu kỹ thuật của
ETSI EN 301 908-1 V2.2.1 (20034-10)); các phép đo kiểm tuân thủ tương ứng
và 4 phụ lục.
Bảng 1 tham chiếu các yêu cầu hợp chuẩn trong dự thảo quy chuẩn với các giá
trị giới hạn tương ứng trong tiêu chuẩn của ETSI
Bảng 1 – Tham chiếu các yêu cầu hợp chuẩn

2.2.2

Mặt nạ phổ phát xạ

Yêu cầu
hợp chuẩn
Bắt buộc

2.2.3
2.2.4
2.2.5
2.2.6
2.2.7
2.2.8
2.2.9

Các phát xạ giả
Công suất ra cực đại
Xuyên điều chế đầu vào
Tăng ích ngoài băng
Hệ số nén kênh lân cận
Xuyên điều chế đầu ra

Các phát xạ bức xạ

Bắt buộc
Bắt buộc
Bắt buộc
Bắt buộc
Bắt buộc
Bắt buộc
Bắt buộc

Tham số yêu cầu hợp chuẩn

Các bảng giá trị
giới hạn tương ứng
Xem 4.2.2.2.1 và
4.2.2.2.2
= ± 5 kHz
Xem 4.2.4.2
Xem 4.2.5.7, bảng 1
Xem 4.2.6.2, bảng 2
= 2,0 ± 10 %
Xem 4.2.8.2
Xem 4.2.9.2, bảng 24

7. NỘI DUNG CHÍNH CỦA DỰ THẢO QUY CHUẨN
Nội dung chính của bản dự thảo quy chuẩn được xây dựng trên cơ sở chấp thuận
các chỉ tiêu kỹ thuật của ETSI EN 301 908-11 V2.3.1 (2004-10) và ETSI EN
301 908-1 V2.2.1 (2003-10).
Nội dung tiêu chuẩn gồm 6 phần chính và 4 phụ lục, bao gồm như sau:
1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi điều chỉnh
1.2. Đối tượng áp dụng
1.3. Tài liệu viện dẫn
1.4. Giải thích từ ngữ
1.5. Chữ viết tắt
2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
2.1. Điều kiện môi trường
19


2.2. Các yêu cầu hợp chuẩn
3. PHƯƠNG PHÁP ĐO
3.1. Điều kiện đo kiểm
3.2. Giải thích các kết quả đo
3.3. Đo kiểm các tham số thiết yếu cho phần vô tuyến
4. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
5. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC CÁ NHÂN
6. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
PHỤ LỤC A (Quy định) Cấu hình trạm lặp
PHỤ LỤC B (Quy định) Yêu cầu đối với điều kiện môi trường
PHỤ LỤC C (Quy định) Mơ hình đo kiểm
PHỤ LỤC D (Quy định) Sơ đồ hệ đo trạm lặp
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Các yêu cầu kỹ thuật của dự thảo quy chuẩn về thiết bị lặp trong hệ thống thông
tin di động W-CDMA FDD được so sánh và đối chiếu với các yêu cầu kỹ thuật
của trạm gốc W-CDMA FDD trong quy chuẩn quốc gia đã được ban hành như
trong Bảng 2.
Bảng 2 – Đối chiếu các yêu cầu kỹ thuật trong quy chuẩn
về trạm gốc và dự thảo quy chuẩn về trạm
STT


1

Yêu cầu
kỹ thuật

Trạm gốc WCDMA FDD

Trạm lặp WCDMA FDD

Phạm vi

Áp dụng cho các trạm gốc cuả
hệ thống thông tin di động
IMT-2000 CDMA trải phổ
trực tiếp (UTRA FDD).

Băng tần số

BS phát: 2..110-2.170 MHz

Áp dụng cho các trạm lặp cuả
hệ thống thông tin di động
IMT-2000 CDMA trải phổ
trực tiếp (UTRA FDD).
Trạm lặp thu: 1.9201.980MHz,

BS thu: 1.920-1.980MHz

Trạm lặp phát: 2.110-2.170

MHz
2

3

Mặt nạ phổ phát xạ

Giống các giá trị mặt nạ phổ
phát xạ của trạm lặp, ngoại
trừ thiếu giá trị : 7,5 MHz ≤
∆f (độ lệch tần của điểm -3dB
của bộ lọc đo) trong bảng
công suất ra cực đại: P ≥ 43
dBm
Tỷ số cơng suất rị kênh lân
cận
20

Khơng có


STT
4

Yêu cầu
kỹ thuật
Phát xạ giả

Trạm gốc WCDMA FDD


Trạm lặp WCDMA FDD

Giới hạn phát xạ giả bắt buộc
của BS giống giới hạn chung
của phát xạ giả trạm lặp đối
với đường xuống

Các giới hạn chung của phát
xạ giả:
Đối với đường xuống:
Đối với đường lên:

4.1

Phát xạ giả khi
cùng tồn tại hoạt
động với GSM 900

Giống nhau

4.2

Phát xạ giả khi
cùng tồn tại hoạt
động với DSC1800

Giống nhau

4.3


Phát xạ giả khi
cùng tồn tại hoạt
động với các dịch
vụ trong những
băng tần lân cận

Giống nhau

Phát xạ giả khi
cùng tồn tại hoạt
động với UTRA
TDD

Giống nhau

4.4

4.5

Phát xạ giả khi trạm
lặp UTRA FDD
cùng tồn tại hoạt
động với trạm gốc
UTRA FDD

Giới hạn phát xạ giả của BS
giống giới hạn phát xạ giả của
trạm lặp UTRA FDD trong
vùng địa lý phủ sóng của máy
thu BS UTRA FDD đối với

hướng đường xuống của trạm
lặp

5

Công suất ra cực Tương tự nhưng không đầy
đại
đủ như định nghĩa và giới hạn
của công suất ra cực đại trạm
lặp UTRA FDD, khơng có giá
trị đối với cơng suất ra biểu
kiến: P < 31 dBm

Giới hạn phát xạ giả của trạm
lặp UTRA FDD trong vùng
địa lý phủ sóng của máy thu
BS UTRA FDD đối với
hướng đường xuống và đường
lên của trạm lặp

7

Xuyên điều chế phát của trạm Xuyên điều chế đầu ra của
gốc tương tự Xuyên điều chế trạm lặp
đầu ra của trạm lặp
Khơng có
Các phát xạ giả của máy thu

8


Các đặc tính chặn

Khơng có

9

Các đặc tính xun điều chế
của máy thu

Khơng có

10

Độ chọn lọc kênh lân cận của
máy thu
Giống nhau

Khơng có

6

11

Các phát xạ bức xạ

21


STT


u cầu
kỹ thuật

Trạm gốc WCDMA FDD

Trạm lặp WCDMA FDD

12

Khơng có

13

Khơng có

14

Khơng có

Xun điều chế đầu vào của
trạm lặp
Tăng ích ngồi băng của trạm
lặp
Hệ số nén kênh lân cận

8. KẾT LUẬN
- Việc xây dựng “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị lặp thông tin di
động W-CDMA FDD” là rất cần thiết để phục vụ cho công tác quản lý thiết bị
lặp thuộc hệ thống thông ti di động 3G W-CDMA FDD và một số cơng tác khác
có liên quan.

- Các tham số quy định trong dự thảo quy chuẩn được so sánh đối chiếu với các
tham số quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đã được ban hành nhằm
đảm bảo tính tương thích trong hệ thống các quy chuẩn kỹ thuật.
- Giá trị giới hạn của các tham số quy định trong dự thảo quy chuẩn được xây
dựng dựa trên các giá trị giới hạn quy định trong các tiêu chuẩn kỹ thuật gốc của
các tổ chức chuẩn hóa quốc tế và phù hợp với hệ thống thiết bị đang hoạt động
tại Việt Nam.
Tài liệu tham khảo
[1] Directive 1999/5/EC of the European Parliament and of the Council of 9
March 1999 on radio equipment and telecommunications terminal equipment
and the mutual recognition of their conformity (R&TTE Directive).
[2] Council Directive 89/336/EEC of 3 May 1989 on the approximation of the
laws of the Member States relating to electromagnetic compatibility (EMC
Directive).
[3] ETSI TS 125 143 (V7.0.0): “Universal Mobile Telecommunications System
(UMTS); UTRA repeater conformance testing (3GPP TS 25.143 version 7.0.0
Release 7)”.
[4] ITU-R Recommendation SM.329-10 (2003): “Unwanted emissions in the
spurious domain”.
[5] ETSI TS 125 141 (V7.4.0): “Universal Mobile Telecommunications System
(UMTS); Base Station (BS) conformance testing (FDD) (3GPP TS 25.141
version 7.4.0 Release 7)”.
[6] ETSI TS 125 106 (V7.0.0): “Universal Mobile Telecommunications System
(UMTS); UTRA repeater radio transmission and reception (3GPP TS 25.106
version 7.0.0 Release 7)”.
22


[7] ETSI EN 301 489 (all parts): “Electromagnetic compatibility and Radio
spectrum Matters (ERM); ElectroMagnetic Compatibility (EMC) standard for

radio equipment and services”.
[8] ITU-R Recommendation SM.1539-1 (2002): “Variation of the boundary
between the out-of-band and spurious domains required for the application of
Recommendations ITU-R SM.1541 and ITU-R SM.329”.
[9] IEC 60068-2-1: “Environmental testing – Part 2: Tests. Tests A: Cold”.
[10] IEC 60068-2-2: “Environmental testing – Part 2: Tests. Tests B: Dry heat”.
[11] ETSI TR 100 028 (all parts) (V1.4.1): “Electromagnetic compatibility and
Radio spectrum Matters (ERM); Uncertainties in the measurement of mobile
radio equipment characteristics”.

23



×