Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (346.37 KB, 5 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
<b>PHÒNG GD – ĐT</b>
<b> LƯƠNG TÀI</b>
<b>ĐỀ THI GIÁO VIÊN GIỎI THCS NĂM HỌC 2009 - 2010</b>
<b>Môn thi : Âm nhạc</b>
<b>Thời gian : 120 phút ( không kể thời gian giao đề )</b>
<b></b>
<b>---Câu I (1điểm): Đồng chí hãy nêu mục tiêu chương trình mơn học âm </b>
nhạc ở bậc học THCS ?
<b>Câu II (2điểm): Dịch giọng là gì? Nêu các cách dịch giọng? Hãy xác </b>
định giọng của câu nhạc sau đây và dịch câu nhạc đó sang giọng cmoll
( Dịch giọng bằng cách dịch chuyển nốt nhạc)?
<b>Câu III (3điểm): Qng là gì? Có mấy loại qng? Hãy xác định tên </b>
của các quãng sau:
<b>Câu IV (2điểm): Hãy xác định tên và dạng (thể gốc hay thể đảo mấy)</b>
của các hợp âm sau:
<b>Câu V (2điểm): Đồng chí hãy trình bày cụ thể các bước tiến hành dạy</b>
bài hát “Khúc hát chim Sơn Ca” (Tiết 12 sgk âm nhạc lớp 7)
<b>BÀI LÀM:</b>
<b>Câu 1: Mục tiêu chương trình mơn học Âm nhạc ở bậc học THCS:</b>
- Chương trình Âm nhạc THCS được xây dựng dựa trên đặc điểm tâm
sinh lí lứa tuổi và năng lực tiếp thu của học sinh THCS.
- Cung cấp cho học sinh một số kiến thức âm nhạc cần thiết, phù hợp
với lứa tuổi, phát huy khả năng âm nhạc, tạo cho các em có một trình độ văn
hố âm nhạc nhất định góp phần giáo dục tồn diện, hài hồ.
- Rèn luyện những kĩ năng đơn giản về ca hát và tập đọc nhạc, nghe
nhạc và biết hát có diễn cảm. Nghe nhạc để nâng cao hiểu biết về đời sống
âm nhạc, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục văn hố âm nhạc cho học
sinh.
- Hình thành năng lực cảm thụ âm nhạc, tạo cho học sinh niềm hứng
thú, niềm vui trong học tập, làm cho đời sống tinh thần của các em thêm
phong phú, lành mạnh.
<b>Câu 2: + Khái nệm về dịch giọng.</b>
- Dịch giọng là đem một bản nhạc đang được ghi ở giọng này ghi sang
một giọng khác. Như vậy, từ một giọng đầu tiên ta có thể dịch sang 14 giọng
khác nhau cùng điệu thức ( trưởng dịch sang trưởng, thứ dịch sang thứ ).
+ Các cách dịch giọng.(có 3 cách dịch giọng)
- Dịch bằng chuyển quãng:
Trước hết phải xác định quãng cách giữa giọng cũ và giọng mới,
quãng này có thể tính theo hướng đi lên hoặc đi xuống.
Sau đó ghi hố biểu của giọng mới.
Chuyển dịch toàn bộ các nốt của bài nhạc theo quãng đã xác định.
Ghi lại dấu hố bất thường (nếu có) cho phù hợp với giọng mới.
- Dịch giọng bằng thay khoá:
Giữ nguyên nốt nhạc.
Thay khoá mới sao cho nốt ghi âm chủ cũ đọc thành âm chủ mới.
Ghi hoá biểu của giọng mới và ghi lại dấu hố bất thường (nếu có).
Khi bài nhạc đang ở khoá Son, muốn nâng lên quãng ba, ta thay
bằng khoá Pha. Ngược lại, khi đang ở khoá Pha, muốn hạ xuống quãng
ba, ta thay bằng khoá Son.
- Dịch giọng nửa cung crômatic:
Ta chỉ cần thay đổi hoá biểu và dấu hoá bất thường còn mọi cái
vẫn giữ nguyên.
+ Xác định giọng của câu nhạc và dịch câu nhạc sang
giọng cmoll (dịch giọng bằng cách dịch chuyển nốt nhạc).
- Câu nhạc trên được viết ở giọng La thứ hoà thanh.
- Dịch câu nhạc trên sang giọng cmoll bằng chuyển nốt nhạc.
<b>Câu 3:</b>
+ Khái niệm về quãng trong âm nhạc.
- Quãng là sự kết hợp giữa hai âm. Trừ trường hợp kết hợp bởi hai âm
giống nhau (quãng đồng âm), mọi quãng đều có âm thấp gọi là âm gốc, âm
cao gọi là âm ngọn.
- Khi hai âm của quãng vang lên lần lượt, ta có quãng giai điệu. Quãng
- Khi hai âm của quãng cùng vang lên một lúc, ta có qng hồ âm.
Khi này quãng được ghi bằng hai nốt chồng lên nhau.
Ví dụ:
+ Các loại quãng trong âm nhạc. (gồm có 5 loại qng chính).
- qng trưởng ( T )
- quãng giảm ( - )
Ngồi ra cịn có qng tăng đơi ( ++ ) và quãng giảm đôi ( - - ).
Xác định tên các quãng sau:
Quãng7t quãng3T quãng2t quãng7T quãng2+
Quãng5Đ quãng7- quãng2++ quãng4 –
<b>Câu 4: Tên và dạng của hợp âm sau.</b>
hợp âm Cđảo1 hợp âm Dm đảo2 hợp âm C7 gốc hợp âm G7m gốc
<b>Câu 5: Các bước tiến hành dạy bài hát”Khúc hát chim Sơn Ca”.</b>
(Gồm 7 bước)
+ Bước 1: - Giới thiệu bài hát.
-tên bài hát ( Khúc hát chim Sơn Ca)
-tên tác giả (Đỗ Hoà An)
-nội dung bài hát ( từ tiếng hót của chim sơn ca, tác giả đã khéo léo
liên hệ đến những bạn nhỏ có giọng hát như chim sơn ca. Tác giả mong cho
tiếng hát của các em bay cao, bay xa khắp mọi nơi để mọi người cùng chung
sống trong tình thân ái, đồn kết.
-giới thiệu ảnh tác giả hoặc tranh ảnh liên quan đến nội dung bài hát
(giới thiệu ảnh nhạc sĩ Đỗ Hoà An và tranh về các lồi chim có giọng hót
hay).
+ Bước 2: Cho học sinh nghe bài hát.
-nghe qua băng, đĩa mẫu bài hát.
-Giáo viên tự trình bày bài hát(kết hợp đệm đàn)
+ Bước 3: Chia đoạn, chia câu hát.
-giáo viên chia bài hát làm 2 đoạn
đoạn 1: từ đầu đến “khúc hát mê say”
đoạn 2: từ “ơi sơn ca” đến hết
-giáo viên cho học sinh đứng tại chỗ, dùng đàn đàn âm mẫu và hướng
dẫn học sinh thực hiện.
(chú ý: tư thế học sinh đứng luyện thanh, lấy hơi, mở khẩu hình…)
+ Bước 5: Tập hát từng câu.
-giáo viên tiến hành dạy từng đoạn, từng câu theo lối móc xích.
trước tiên giáo viên dịch giọng bài nhạc trên đàn phím xuống sao cho phù
hợp với tầm cữ học sinh (Em – 2) đàn từng câu ngắn, hát mẫu cho học sinh
nghe và hát theo, giáo viên có thể đánh đàn câu hát và để học sinh nghe và
hát theo. Ghép các câu hát, các đoạn hát.
+ Bước 6: Tập hát cả bài.
-khi học sinh hát đủ các câu hát trong bài, giáo viên cho học sinh hát
ghép các câu hát thành bài hát hoàn chỉnh.
( giáo viên chọn giọng, tốc độ phù hợp đệm đàn cho học sinh hát. Giáo viên
hướng dẫn học sinh hát đúng sắc thái, tình cảm của bài hát cần thể hiện. Bài
hát chỉ hát một lượt khơng có quay lại. Giáo viên hướng dẫn học sinh hát
theo nhóm, tổ, hát nối tiếp, hát đuổi…)
+ Bước 7: Củng cố và kiểm tra.
-giáo viên chỉ định cá nhân, nhóm hay cho học sinh xung phong lên
trình bày bài hát.
-củng cố nội dung và dặn dò học sinh về nhà.