Tải bản đầy đủ (.doc) (89 trang)

Bai giang chi tiet tam li hoc dai cuong 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 89 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN SƯ PHẠM KĨ THUẬT
TỔ BỘ MÔN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC
-----------------------------------NGUYỄN THỊ TUYẾT

BÀI GIẢNG CHI TIẾT

TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG

HÀ NỘI- 2015

1


1. THÔNG TIN CHUNG VỀ MÔN HỌC
1. Tên học phần: Tâm lý học đại cương (General Psychology)
2. Mã số:

ED3110

3. Khối lượng:

4(3.1.0.6)

Lý thuyết: 45 giờ
Bài tập/BTL:
15 giờ
4. Đối tượng tham dự: Sinh viên đại học các ngành kỹ thuật
5. Mục tiêu học phần: Học xong học phần, người học có khả năng:
 Nắm


vững khái niệm tâm lý học, đối tượng, bản chất, một số nét về sự ra

đời, các qui luật hình thành và phát triển tâm lý-ý thức của lồi người và
của cá thể,có được tri thức cơ bản, hiện đại và khoa học về đời sống tâm lý
người.
 Hiểu

được khái niệm và cấu trúc tâm lí hoạt động, giao tiếp, nhân cách.

Mối quan hệ hoạt động, giao tiếp với quá trình hình thành, phát triển tâm
lý, ý thức, nhân cách.
Hiểu về bản chất, quy luật, con đường hình thành và phát triển các hiện
tượng tâm lý người;
 .Vận

dụng những hiểu biết trên vào học tập các bộ môn khoa học khác và

giải quyết các vấn đề trong cuộc sống, lao động nghề nghiệp.
Có kỹ năng nghiên cứu, phân tích tâm lý và giải thích các hiện tượng tâm
lý trong cuộc sống để tự hiểu mình và hiểu người khác, có kỹ năng vận
dụng vào học tập, lao động và rèn luyện nghề nghiệp


Có thái độ đúng đắn và khoa học trong việc giải thích hiện tượng tâm lý

người trong cuộc sống, tạo xúc cảm tích cực trong học tập, coi trọng, hứng
thú rèn luyện tay nghề và tự hào về nghề nghiệp đang theo học.

2



7. Nội dung vắn tắt học phần: Môn Tâm lý học đại cương trang bị cho người
học những kiến thức cơ bản nhất về đời sống tâm lý con người: Khái niệm cơ
bản của tâm lý học như: tâm lý, ý thức, hoạt động, giao tiếp, nhân cách và các
hoạt động cơ bản của tâm lý người; Đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp
nghiên cứu của Tâm lý học; Bản chất, quy luật, con đường hình thành và phát
triển các hiện tượng tâm lý người; Cơ sở tự nhiên và cơ sở xã hội của các hiện
tượng tâm lý người: Di truyền, não bộ; Hoạt động, giao tiếp.
Phần cốt lõi của chương trình là chương nhân cách và các hoạt động nhận thức,
tình cảm, ý chí, trí nhớ. Các chương này có liên quan nhiều đến việc học các học
phần về tâm lý học nghề nghiệp, tâm lí học lứa tuổi thanh niên sinh viên và Sư
phạm kĩ thuật, giáo dục học nghề nghiệp, rèn luyện nghiệp vụ Sư phạm cũng
như lí luận dạy học …vv.Trên cơ sở đó, người học có thể vận dụng để giải
quyết các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống, cũng như trong hoạt động nghề
nghiệp sau này.
8. Nhiệm vụ của sinh viên:
 Đọc trước tài liệu giáo trình, chuẩn bị sẵn các câu hỏi về bài học.
 Dự lớp đầy đủ theo qui chế, làm đủ các bài kiểm tra, bài tập nhóm theo
yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và qui chế.
 Tích cực tư duy môn học, phát hiện thắc mắc theo hệ thống mẫu câu hỏi mà giảng viên hỗ trợ- trong học giáp mặt và trong tự học.
 Tự đọc sách có hướng dẫn của giảng viên.
 Xác định mục tiêu học tập một cách đúng đắn và đầy đủ.
 Có thái độ hợp tác tích cực với giảng viên.
 Chuẩn bị các bài trình diễn của bài tập nhóm
 Tham gia đầy đủ các buổi thảo luận(nếu có)
9. Đánh giá kết quả: KT/BT(0.3)-T(TN/TL:0.7)
Điểm q trình: trọng số 0.3
- Hồn thành bài tập điều kiện
- Bài kiểm tra giữa kỳ, bài thảo luận


3


Thi cuối kỳ (trắc nghiệm và tự luận): trọng số 0.7
10. Tài liệu học tập
1. Phạm Minh Hạc: Tâm lý học. Nhà xuất bản giáo dục, 2001
2. Nguyễn Quang Uẩn, Trần Quốc Thành, Trần Hữu Luyến: Tâm lý học. Nhà
xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, 2000
3. Nguyễn Thị Tuyết: Bài giảng môn học Tâm lý học (Phần đại cương – Cho
sinh viên các lớp chuyên ngành kỹ thuật), Trường Đại học Bách khoa Hà
Nội, 2015
4. Trần Trọng Thuỷ: Bài tập thực hành Tâm lý học. Nhà xuất bản Đại học
quốc gia Hà Nội, 2002
5. Bùi Văn Huệ: Giáo trình Tâm lý học. Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà
Nội, 2000
11. Nội dung bài giảng chi tiết :

4


PHẦN I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA TÂM LÍ HỌC

Chương I: TÂM LÝ HỌC LÀ MỘT KHOA HỌC
1.Tâm lý học là một môn khoa học
1.1. Khái niệm về TLH
Đời sống tâm lý của con người được bao gồm nhiều hiện tượng phong phú, đa
dạng, phức tạp như cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy, tưởng tưởng, tình cảm, ý chí, khí
chất, năng lực, lý tưởng, niềm tin..v.v
Trong tiếng Việt, thuật ngữ “tâm lý”, “tâm hồn” đã có từ lâu. Từ điển tiếng Việt
(1988) định nghĩa một cách tổng quát rằng: “tâm lý” là ý nghĩ, tình cảm… làm thành

đời sống nội tâm, thế giới bên trong của con người.
Theo nghĩa đời thường thì từ “tâm” được dùng với các cụm từ “nhân tâm”, “tâm
đắc”, “tâm địa”, “tâm can”… có nghĩa như chữ “lịng”, thiên về tình cảm, cịn chữ
“hồn” lại dùng diễn đạt tư tưởng, tinh thần, ý thức, ý chí… của con người. “Tâm
hồn”, ln được gắn với thể xác.
Định nghĩa: TLH chính là khoa học nghiên cứu về các hiện tượng tâm lý người.
Tức là toàn bộ những hiện tượng tâm lý, ý thức, tinh thần, được nảy sinh, hình thành,
biểu hiện và biến đổi trong mỡi con người, nhóm người và cả lồi người.
Đặc điểm của hiện tượng tâm lý:
• Là hiện tượng tinh thần
• Có tính trừu tượng
• Tồn tại trong từng con người cụ thể
• Có sức mạnh vơ cùng to lớn trong đời sống con người
• Chức năng của hiện tượng tâm lý:
• Nhận thức: Phản ánh thế giới khách quan.
• Định hướng: Dựa vào hình ảnh tâm lý con người chuẩn bị cho hành động của
mình.
• Điều khiển: Dựa vào hình ảnh tâm lý con người thực hiện hành động của mình.
• Điều chỉnh: Dựa vào hình ảnh tâm lý con người sửa chữa sai lầm của mình.
1.2.

Khái niệm về tâm lý

5


Tâm lý là gì và phải nghiên cứu nó như thế nào? Đó là một trong những vấn đề
khó khăn đối với tri thức con người. Tâm lý là vật chất hay là linh hồn thuần tuý, nếu
là vật chất sao khơng nhìn thấy nó, sờ thấy nó? Nếu là linh hồn thuần tuý sao nó lại sai
khiến bắp thịt và con người cử động? Vấn đề này còn nhiều điều chưa lý giải được.

Trong cuộc sống hàng ngày, người ta thường hiểu tâm lý như là một tài đoán ý người
khác, sự đáp ứng đúng một yêu cầu nào đó, một kiểu thơng cảm, một kiểu đối xử, một
loại thái độ giữa người này với người khác,... Những hiện tượng này văn minh cổ đại
gọi là hồn, tâm hồn, linh hồn để chỉ những gì đặc trưng rất thiêng liêng ở con người,
phần hồn được biểu hiện hết sức sinh động trong đời sống của mỗi con người và của
cả lồi người. Để hiểu nó và làm chủ được nó khơng dễ dàng, đồng thời hiểu được
tâm lý của người khác để cư xử đúng lại càng khó hơn.
Tóm lại: Tâm lý là cuộc sống tinh thần của con người. Nghĩa là tâm lý bao
gồm tất cả những hiện tượng tinh thần được nảy sinh trong đầu óc con người, gắn liền
và điều khiển mọi hành động và hoạt động của con người.

2. Sơ lược lịch sử TLH
TLH với tư cách là một khoa học về linh hồn có cách đây 2000 năm. Để trở
thành khoa học thực sự, TLH phải trải qua thời gian rất dài với sự đấu tranh giữa quan
điểm duy tâm và duy vật. Cuối cùng sự ra đời của TLH Macxit là kết quả tất yếu của
cuộc đấu tranh.
Lúc đầu TLH là bộ phận của triết học. Nó phản ánh những tư tưởng, triết lý,
của các nhà triết học cổ đại. Trong thời kỳ này một số danh y cũng nêu lên mối quan
hệ giữa tâm lý và não nhưng do khoa học còn chưa phát triển nên những ý kiến đúng
đắn bị lãng quên và trong suốt thời kỳ cổ đại- trung cổ, sự nhận thức loài người bị
những quan điểm duy tâm tôn giáo thống trị.
Đến thế kỷ 17 do sự phát triển chung của các ngành khoa học, người ta cũng có
nhiều quan sát chứng tỏ rằng hiện tượng tâm lý người có liên quan chặt chẽ với mơi
trường bên ngồi và hành động con ngừơi có liên quan tới tác nhân kích thích bên
ngồi. Những quan sát đó làm cho thuyết linh hồn bị lung lay: phải chăng cơ thể chúng
ta khi bị tác nhân kích thích bên ngồi thì có thể xảy ra các hiện tượng tâm lý khác
nhau.
Cuối thế kỷ 17, đầu thế kỷ 18 quan niệm cơ giới (máy móc) có ảnh hưởng rất
lớn đến việc xem xét của con người đối với các hiện tượng của thế giới trong đó có
hiện tượng tâm lý người. Trong thời kỳ này xuất hiện trào lưu kinh nghiệm trong TLH

gắn liền với tên tuổi nhà triết học Anh J.Lốc(1632 - 1704). Theo J.Lốc: mọi cái trong

6


thế giới nội tâm chúng ta đều hình thành từ giác quan và tâm lý của chúng ta chẳng
qua chỉ là một thứ kinh nghiệm mà thôi. Những kinh nghiệm bên ngoài do hiện thực
khách quan tác động vào giác quan gây nên còn những kinh nghiệm bên trong do “ý
thức bên trong” tạo nên, tự nó hoạt động, tự nó hiểu được nó chứ khơng ai hiểu được.
Đến thế kỷ 18 các nhà duy vật Pháp như Đi-đơ-rô, Hôn Bách và các nhà triết học duy
vật Đức như Buych.ne, Phôgơtơ, Môlêsốt kịch liệt phản đối tâm lý kinh nghiệm
nhưng quan niệm của họ về tâm lý lại là quan điểm duy vật máy móc: xem hành động
tâm lý con người như một quá trình vật chất. Việc não in lại hình ảnh thế giới bên
ngồi giống như một miếng sáp in hình, và việc phản ánh tâm lý giống như chiếc
gương soi.
Sang thế kỷ 19 sinh lý học về giác quan và não bộ được phát triển rất mạnh, đặc
biệt là sự ra đời của học thuyết Đac-Uyn đã giúp người ta giải thích nguồn gốc sự nảy
sinh và phát triển các hiện tượng tâm lý từ thấp đến cao. ở thế kỷ này câu hỏi đặt ra là
“Tại sao hiện tượng tâm lý là hiện tượng tinh thần lại có thể đưa đến hậu quả vật chất
(cử chỉ, hành vi)? Làm thế nào để nghiên cứu hiện tượng tâm lý tinh thần trong mối
liên hệ biện chứng với hiện tượng vật chất mà khoa học không rơi vào vịng luẩn quẩn
của chủ nghĩa duy tâm cũng như khơng sa vào thuyết duy vật tầm thường? ”. Để giải
đáp được vấn đề này các nhà TLH duy tâm đã đưa ra thuyết tâm lý và sinh lý song
song cho rằng trong đời sống con người thì các hiện tượng tâm lý và sinh lý tồn tại
song song với nhau. Tuy trùng hợp với nhau nhưng chúng hoàn toàn độc lập, không
phụ thuộc, không ảnh hưởng và không chế ước lẫn nhau.
Cuối thế kỷ 19, do nhu cầu phát triển trong nền công nghiệp Tư Bản Chủ
Nghĩa, TLH bắt đầu tách khỏi triết học để trở thành khoa học độc lập. Lần đầu tiên,
TLH sử dụng phương pháp thực nghiệm rút ra từ khoa học thực nghiệm. Năm 1879 tại
leipzig (Đức) V.Vundt (1832 - 1920) đã sáng lập ra phòng thí nghiệm TLH đầu tiên

trên thế giới. Chính ơng đã góp phần làm thoả mãn các điều kiện cần thiết cho sự ra
đời của một khoa học: đó là khẳng định được đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp
nghiên cứu.
Sang thế kỷ 20 nổ ra cuộc khủnh hoảng trong TLH thế giới và có nhiều trường
phái TLH khác nhau (TLH hành vi, phân tâm học...). Đến đây lịch sử TLH đã chứng
minh rằng muốn hiểu biết đúng đắn tâm lý con người thì khơng thể dựa vào triết học
theo quan điểm của chủ nghĩa duy tâm cũng như theo quan điểm của chủ nghĩa duy
vật máy móc. Chỉ có triết học theo quan điểm của chủ nghĩa Mác– Lênin mới giúp
chúng ta hiểu được tâm lý người một cách khoa học.

7


3. Đối tượng, nhiệm vụ, nguyên tắc và phương pháp nghiên cứu TLH
3.1.

Đối tượng của TLH
Cái tâm lý là đối tượng của tâm lý học. Những hoạt động và giao tiếp là nơi

biểu hiện cũng như vận hành của tâm lý nên chúng cũng trở thành đối tượng của tâm
lý học. Tâm lý học nghiên cứu quy luật của sự chuyển tiếp từ vận động đối tượng sang
vận động xã hội, tìm ra bản chất của sự phản ánh thế giới khách quan vào não con
người để sinh ra cái tâm lý với tư cách là hiện tượng tinh thần.
Khi tiếp cận đối tượng này, tâm lý học sẽ nghiên cứu bản chất và quy luật của
tâm lý - ý thức để xác định các vấn đề cốt lõi của nó. Nó tìm ra bản chất của các hoạt
động tâm lý, xác định đặc tính của q trình nảy sinh, phát triển và cơ chế hình thành
của chúng. Các phạm trù cơ bản của nó là tâm lý, ý thức, nhân cách, hoạt động và giao
tiếp.
Nó tìm hiểu những đặc trưng của các nét tâm lý của cá nhân và của nhóm xã
hội, các đặc điểm tâm lý của hoạt động cũng như giao tiếp nhóm của chủ thể. Các hiện

tượng tâm lý được tồn tại với tư cách là một hiện tượng tinh thần, do sự vật và hiện
tượng của thực tại theo thời gian, không gian tác động vào não người mà sinh ra. Cái
đó sẽ được gọi chung là hoạt động tâm lý. Tâm lý học nghiên cứu quy luật của sự hình
thành, vận hành, biểu hiện và phát triển của cái tâm lý.
3.2.

Nhiệm vụ của TLH:
Nghiên cứu các quy luật nảy sinh, hình thành và phát triển của hịên tượng tâm
lý người, cụ thể là:
 Xác định những yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành tâm lý.
 Vạch được cơ sở sinh lý của hiện tượng tâm lý.
 Nhận diện các biểu hiện tâm lý trong đời sống con người
 Vạch được mối liên hệ và sự tác động qua lại giữa các hiện tượng tâm lý khác
nhau trong một con người hoàn chỉnh.
3.3.
Nguyên tắc nghiên cứu của TLH:
 Đảm bảo tính khách quan: xác định rõ khách thể, đối tượng nghiên cứu, tìm những
phương pháp, kỹ thuật nghiên cứu có thể định tính và định lượng được.
 Đảm bảo tính xã hội - lịch sử: hiểu được bản chất, nguồn gốc, cái bên trong, cái
đặc thù, cá biệt trong tâm lý mỗi cá nhân cũng như mỡi nhóm người.

8


 Nghiên cứu tâm lý trong quá trình nảy sinh, hình thành, phát triển và biến đổi:
hiểu được tính quy luật của các hiện tượng tâm lý và tìm cách tác động phù hợp.
 Nghiên cứu tâm lý theo quan điểm nhân cách – hoạt động- giao lưu: nghiên cứu
trong một nhân cách cụ thể, vận hành, biểu hiện trong quá trình giao lưu, hoạt động cụ
thể của chủ thể.
3.4.

Phương pháp nghiên cứu TLH:
 Phương pháp quan sát: sử dụng một cách có chủ định, có hệ thống các giác quan để
ghi nhận những biểu hiện bên ngoài của tâm lý (hành động, cử chỉ, lời nói, nét mặt,
dáng điệu,...) diễn ra trong điều kiện sinh hoạt tự nhiên bình thường của con người để
từ đó có kết luận về tâm lý bên trong.
Phương pháp này đơn giản, không tốn kém, nhưng có thể thu thập những tài
liệu phong phú, dễ áp dụng ở mọi nơi, mọi lúc. Đồng thời phương pháp này mang tính
thụ động, chờ đợi, yếu tố ngẫu nhiên nhiều, phải có sự phân tích khoa học.
 Phương pháp trị chuyện: phân tích các phản ứng bằng lời đối với những câu hỏi đã
được chuẩn bị sẵn (tránh những câu hỏi gợi ý trước câu trả lời)
 Phương pháp điều tra bằng phiếu: xây dựng hệ thống câu hỏi trên phiếu để đối
tượng nghiên cứu trả lời bằng cách đánh dấu vào những ý phù hợp hoặc cũng có thể
để mở cho đối tượng viết trả lời tuỳ ý.
 Phương pháp Test (đo nghiệm, trắc nghiệm):
Được áp dụng rộng rãi trên thế giới để kiểm tra trình độ phát triển trí tuệ, chọn những
đặc điểm tâm sinh lý, giám định lao động,...
 Phương pháp thực nghiệm sư phạm:
Phương pháp nghiên cứu có tính chủ động gây ra hiện tượng cần nghiên cứu sau khi
đã tạo ra những điều kiện cần thiết.
∗ Thực nghiệm trong phịng thí nghiệm: có trang bị kỹ thuật, cung cấp tài liệu tinh
vi, chính xác nhưng người bị nghiên cứu biết là mình đang bị thực nghiệm
∗ Tiến hành trong điều kiện tự nhiên: đối tượng thực nghiệm khơng biết mình đang
bị thực nghiệm và tiến hành các điều kiện thực nghiệm một cách tự nhiên
 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động của học sinh:
Sản phẩm của hoạt động rất rộng: nhật ký, bài báo, bài làm, sản phẩm lao
động,...Phân tích kỹ sản phẩm dưới góc độ TLH ta sẽ thấy ở đó biểu hiện trình độ,
năng lực, phẩm chất, cá tính của chủ thể hoạt động.

4. Bản chất của hiện tượng tâm lý người:


9


4.1. Những quan niệm duy tâm.
Từ thời cổ đại cho đến nay vẫn tồn tại quan niệm cho rằng linh hồn là lực lượng
siêu nhân, bất diệt do thượng đế, trời, phật ban cho con người. Con người luôn bất lực
trước thế giới linh thiêng và huyền bí. Trong lịch sử triết học, TLH, nhiều học giả cũng
có những quan niệm tương tự như vậy. Chẳng hạn Khổng Tử (551 - 479 T.C.N) và
những học trị của ơng cho rằng: số phận con người là do trời định và không thể thay
đổi các thứ hạng đẳng cấp “quân tử” và “tiểu nhân” trong xã hội. ở phương tây thì
Platon (437 - 347 T.C.N) cho rằng “ý niệm” là vĩnh cửu, chúng không chết đi, không
liên quan, không phụ thuộc vào không gian, thời gian. Linh hồn chỉ tạm thời bị giam
hãm trong ngục tối của thân thể chúng ta và có thể nhập vào thể xác khác.

4.2. Những quan niệm duy vật thơ sơ.
Ngay từ thời cổ đại cũng có các quan niệm cho rằng tâm lý, ý thức của con
người cũng là một “chất“ gì đó giống như một dạng vật chất đặc biệt. Đêmơcrít (460 370 T.C.N) cho rằng tâm hồn cũng là do các nguyên tố tạo nên giống như nước, lửa,
khơng khí. Cuốn sách “bàn về linh hồn” của Aritstốt (384 - 322 T.C.N) đã mô tả thế
giới tâm hồn của con người một cách cụ thể, rất gần gũi cuộc sống thực. Đó là những
cảm giác kèm với cảm xúc khi ta nhìn, nghe, sờ mó, là những ước muốn, đam mê, suy
nghĩ, tưởng tượng của con người. Ơng cịn phân tích đời sống tâm hồn của con người
ra các thứ bậc: tâm hồn dinh dưỡng, tâm hồn thụ cảm, tâm hồn suy nghĩ,... Có thể đây
là cuốn sách TLH đầu tiên có giá trị. Tuy nhiên ở thời kỳ đó ơng chưa thể phân tích
được những hiện tượng tâm lý phức tạp, chưa thể trình bày rõ được nguồn gốc, bản
chất, sự hình thànhn tâm lý ở người ta như thế nào.

4.3.

Tâm lý học Freud:


S. Freud (1856 - 1939) là bác sỹ tâm thần nổi tiếng người áo từ quá trình nghiên
cứu, chữa bệnh, ông đã hình thành nên trường phái phân tâm học. Ơng có cơng lao to
lớn nghiên cứu các hiện tượng tâm lý, ở “tầng sâu” thầm kín nhất của con người và
phân tích nó gắn với việc lý giải mọi hiện tượng trong đời sống hàng ngày nhất là
những hành vi của người bệnh.
Ông coi bản năng nhất của bản năng là bản năng sinh dục của con người là nguồn gốc
thúc đẩy mọi hành vi của con người, thậm chí cả các sáng tạo khoa học, nghệ
thuật...Ơng cho rằng cấu trúc tâm lý trong con người gồm ba khối: vô thức (I), tiền ý
thức (II) và ý thức (III). Nhân cách của con người bao gồm trong cái đó: “cái nó” (I),
“cái tơi” (II) và “siêu tơi” (III). Theo ơng khối một ln có sức mạnh thơi thúc địi thoả
mãn và hạn chế bản năng của con người, là bản năng tình dục. Khối hai điều chỉnh
hành vi con người theo những điều kiện hiện thực, để ngăn cản hoặc cho phép thoả

10


mãn, đòi hỏi của bẳn năng sao cho phù hợp với sự kiểm duyệt của khối III. Khối III
chứa đựng những khn phép, chuẩn mực của xã hội địi hỏi con người phải ức chế
bản năng vươn tới những ý tưởng cao siêu. Theo Freud, ba lực lượng đó trong con
người luôn mâu thuẫn nhau và khối bản năng, vô thức luôn bị chèn ép, dồn nén, làm
cho con người luôn ở trong trạng thái căng thẳng, bất mãn hoặc sống với những uẩn
ức, với những mặc cảm tội lỗi làm cho nhân cách bị biến dạng, sinh ra bệnh hoạn.
Cũng có thể những bản năng vơ thức bị ức chế được thăng hoa trở thành những năng
lượng và khát vọng sáng tạo khoa học nghệ thuật của con người!

4.4.

Tâm lý học hành vi:

Người có nhiều cơng lao phát triển dòng phái TLH hành vi là G.Watson (1878

- 1958) và một số người khác ở Mỹ, sau là B.Skinner (1904). Họ chủ trương khơng
quan tâm tìm hiểu thế giới ý thức, tâm hồn phức tạp, mù mờ mà chủ yếu nghiên cứu
hành vi bên ngoài của con người. Hành vi được hiểu là tổng số các cử động bề ngoài
được nảy sinh để đáp lại một kích thích nào đó theo cơng thức kích thích - phản ứng (S
- R). Họ quan niệm chỉ cần nghiên cứu hệ thống những kích thích và các kích thích
nào đó tạo ra được những hành vi phản ứng có lợi là được.
Quan niệm đó một mặt đưa lại những thành tựu để khách quan hố, qui trình
hố, kỹ thuật hố q trình đào tạo học sinh, huấn luyện cơng nhân, qn đội,... có
hiệu quả, mặt khác đưa đến chủ nghĩa thực dụng, coi con người như cái máy hay một
thực thể sinh vật trừu tượng chỉ cốt khai thác và củng cố các phản ứng nào có lợi nhất
cho giới chủ.

4.5.

Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng.

Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng tâm lý chính là sự phản ánh hiện thực
khách quan của não, nó mang tính chủ thể và có bản chất xã hội lịch sử.
a) Tâm lý là sự phản ánh hiện thực khách quan của não:
 Lý luận về phản ánh:
∗ Phản ánh chính là quá trình tác động qua lại giữa hai hệ thống vật chất, đồng thời là
kết quả của sự tác động đó, là sự sao chép những đặc điểm của hệ thống này lên hệ
thống kia dưới một hình thức khác.
Phản ánh là thuộc tính chung của mọi vật chất: vật chất nào cũng có khả năng
phản ánh bởi vì vật chất luôn vận động, tác động lẫn nhau và để lại dấu vết, Nhưng chỉ
có sự phản ánh của vật chất có tổ chức cao là bộ não thì mới có sự phản ánh tâm lý.
∗ Có 3 mức độ phản ánh cơ bản:

11



+ Phản ánh vật lý: phản ánh của vật chất không sống (gồm cơ học, lực học, quang
học).
+ Phản ánh sinh lý: phản ánh của những sinh vật sống nhưng chưa có hệ thần kinh
phát triển (khơng có hệ thần kinh).
+ Phản ánh tâm lý: phản ánh của những vật chất đạt đến trình độ não bộ. Đây là
những hình thức phản ánh cao nhất bởi vì nó mang tính tích cực có ảnh hưởng trực
tiếp đến sự tồn tại và phát triển tiếp theo của chủ thể phản ánh. Đồng thời sự phản ánh
này cũng mang tính sống động. Cùng một hiện thực khách quan có thể có sự phản ánh
khác nhau.
+ Hiện thực khách quan là toàn bộ thế giới vật chất tinh thần, tồn tại ngoài ý muốn
con người, mà con người bao giờ cũng phải tồn tại giữa một hiện thực khách quan, có
quan hệ với mơi trường tự nhiên và xã hội nhất định. Đó là hoàn cảnh thiên nhiên mối
quan hệ xã hội, những giá trị vật chất và tinh thần của các thế hệ trước để lại, là chính
cả bản thân mình. Đó là đối tượng mà con người hướng vào để phản ánh. Do vậy hiện
thực khách quan vừa là nguồn gốc vừa là nội dung tâm lý của chủ thể phản ánh và cơ
quan vật chất để phản ánh là não bộ.
Như vậy điều kiện có sự phản ánh tâm lý là phải có hiện thực khách quan. Hiện thực
khách quan càng đa dạng, phong phú thì tâm lý cũng càng đa dạng phong phú, và phải
có não bộ phát triển bình thường.
b) Tâm lý mang tính chủ thể:
Q trình phản ánh hiện thực khách quan được diễn ra ở từng bộ não cụ thể,
mà bộ não của mỗi người không ai giống ai hoàn toàn về mặt giải phẫu sinh lý, vì vậy
tâm lý mỡi người đều mang cái riêng của người đó. Mặt khác mỡi người sống trong
những hồn cảnh cụ thể khác nhau có vốn sống và vốn kinh nghiệm khác nhau, sở
thích, nhu cầu khác nhau, hay nói cách khác có thế giới nội tâm khác nhau cho nên sự
phản ánh hiện thực khách quan cũng khác nhau.
c) Tâm lý có bản chất xã hội - lịch sử:
Tâm lý con người chỉ được hình thành trong điều kiện môi trường xã hội, đồng
thời tâm lý phản ánh toàn bộ những mối quan hệ xã hội mà người đó có. Hay nói cách

khác tâm lý ln ln phản ánh đời sống xã hội mà xã hội luôn luôn vận động, biến
đổi và phát triển cho nên tâm lý con người cũng vận động, biến đổi và phất triển theo.
5. Phân loại hiện tượng tâm lý
 Quá trình tâm lý: Là những hiện tượng tâm lý có nảy sinh, diễn biến và kết thúc
nhằm biến tác động bên ngoài thành hình ảnh tâm lý bên trong. Như vậy thời gian tồn
tại của quá trình tâm lý phụ thuộc vào thời gian tồn tại của tác nhân kích thích.

12


Quá trình tâm lý lại chia ra:
∗ Quá trình nhận thức: phản ánh sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan.
∗ Quá trình xúc cảm: biểu thị thái độ của con người đối với thế giới khách quan.
∗ Quá trình ý chí: biểu hiện nghị lực, quyết tâm, mong muốn của con người trong
hành động cải tạo thế giới khách quan.
 Trạng thái tâm lý: Là những hiện tượng tâm lý ln ln đi kèm theo các q
trình tâm lý, giữ vai trị như cái “phơng”, cái “nền” cho qúa trình tâm lý. Vì trạng thái
tâm lý bao giờ cũng diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định tạo thành cái
nền cho quá trình tâm lý cho nên nó khơng phải là hiện tượng tâm lý độc lập và thời
gian tồn tại của họ lâu hơn so vời thời gian tồn tại của quá trình tâm lý.
 Thuộc tính tâm lý: Là những hiện tượng tâm lý tương đối ổn định đặc trưng cho
mỗi người, làm cho người này khác với người kia. Khi hoàn cảnh sống thay đổi, và
thể chất biến đổi (từ trẻ đến già) thì thuộc tính tâm lý cũng biến đổi theo.
Câu hỏi và bài tập
1. Tâm lý là gì? Chức năng, các loại hình, cơ chế hình thành và bản chất của nó? Tâm
lý học là gì? Đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp của nó?

2.Từ việc phân tích bản chất hiện tượng tâm lý hãy rút ra những kết luận cần
thiết trong công tác dạy học và giáo dục?
3. Chia trang giấy thành hai phần: Bên phải ghi những hiện tượng mà theo bạn

những những hiện tượng tâm lý; Bên trái là những hiện tượng không phải là
những hiện tượng tâm lý. Cố gắng ghi được 10 tên ở phần bên phải.

13


CHƯƠNG 2. HOẠT ĐỘNG, GIAO TIẾP VÀ SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT
TRIỂN TÂM LÝ, Ý THỨC
I. Cơ sở tự nhiên của tâm lý người
1. Di truyền và tâm lý
- Di truyền là mối liên hệ kế thừa của cơ thể sống đảm bảo sự tái tạo ở thế
hệ mới những nét giống nhau về mặt sinh vật đối với thế hệ trước, đảm
bảo năng lực đáp ứng những đòi hỏi của hoàn cảnh theo một cơ chế đã
định sẵn.
- Di truyền đóng vai trị tiền đề vật chất trong sự hình thành và phát triển
tâm lý con người.
2. Não và tâm lý
2.1. Não bộ
Não người trung bình nặng khoảng 1400 gam, gồm có vỏ não và các phần dưới
vỏ.

1. Vùng thị giác
Vùng thính giác
Vùng vị giác
Vùng cảm giác cơ thể
Vùng vận động
Vùng ngơn ngữ viết
Vùng ngơn ngữ nói
Vùng nghe hiểu
Vùng nhìn hiểu


14


Vỏ não:
 Có diện tích 2200 cm2, dày từ 2-5 mm, gồm khoảng từ 14-16 tỷ các nơ ron thần
kinh
 Được họp bởi 7 lớp tế bào khác nhau về hình dạng và chức năng
∗ Lớp ở trên (từ 1- 4) đóng vai trị chính trong hoạt động phản xạ có điều kiện, nhận
hưng phấn từ giác quan truyền tới và nối liền các miền vở não với nhau.
∗ Lớp dưới (5-7) nhận hưng phấn từ các lớp trên và truyền xuống các phần thấp của
não bộ và tuỷ sống để gây ra hoạt động phản xạ
 Trên vỏ não có nhiều khe rãnh và khúc uốn trong đó có 3 rãnh sâu nhất là: rãnh
giữa (Rôlăngđô), rãnh bên (xinviúyt) và khe thẳng góc chia vỏ não thành 4 thùy:
∗ Thuỳ trán (miền vận động )
∗ Thuỳ đỉnh (miền xúc giác)
∗ Thuỳ chẩm (miền thị giác )
∗ Thuỳ thái dương (miền thính giác )
 Theo Brốt man, vỏ não có khoảng 50 vùng
∗ Các vùng tương ứng: liên hệ trực tiếp với các giác quan, cơ, tuyến dịch,…
∗ Các vùng trung gian: chiếm hơn 1/2 vỏ não, nối liền các vùng vỏ não với nhau
 Riêng ở người có miền thực hiện chức năng ngơn ngữ đó là:
∗ Miền nói (trung khu Brôca) nằm ở thuỳ trán trái.
∗ Miền nghe (trung khu Vecnicke) nằm ở thuỳ thái dương.
∗ Miền nhìn (trung khu Đêgiêrin) nằm ở thuỳ chẩm.
 Toàn bộ vỏ não thực hiện 2 chức năng là:
∗ Điều hoà, điều chỉnh hoạt động của các cơ quan nội tạng.
∗ Đảm bảo sự cân bằng giữa hoạt động cơ thể với môi trường.

15



Các phần dưới vỏ:
 Tiểu não: Là trung khu phối hợp các cử động và duy trì trương lực bình thường của
các cơ.
 Trụ não gồm có:
∗ Hành tuỷ: Là trung khu điều khiển các phản xạ không điều kiện như hô hấp nhai,
nuốt, tim mạch và các phản xạ tự vệ (ho, hắt hơi, chớp mắt,…)
∗ Não giữa: gồm có củ não sinh tư và cuống não, là trung khu đảm bảo sự phân phối
đồng đều trương lực của cơ và tham gia thực hiện các phản xạ thăng bằng của cơ thể,
định hướng đối với kích thích thị giác và thính giác.
∗ Não trung gian: Có vùng Đồi thị, là cửa ngõ kiểm sốt mọi kích thích đi lên vỏ
não.
 Cấu tạo hình lưới (võng trạng) gồm các tế bào có hình thù to, kết lại với nhau theo
kiểu đan lưới, nằm rải rác khắp trụ não. Nó giữ vai trị đáng kể đối với các trạng thái
tích cực và tiêu cực, tỉnh táo và uể oải, vui vẻ và buồn sầu, . . trong cơ thể.

- Tâm lý là chức năng của não.
- Có não hoạt động mới có tâm lý.

16


2.2.

Nơron thần kinh - dây thần kinh

Nơ ron thần kinh (tế bào thần kinh) là đơn vị cơ sở cấu trúc nên HTK. Nơ ron
có nhiều hình dạng khác nhau: hình tháp, hình que,… nhưng phổ biến và đặc trưng là
hình sao.


Thân tế bào
Nhánh ngắn
Màng Miêlin
4-5. Các nhánh lan toả từ
sợi trục

Cấu tạo nơ ron thần kinh gồm có:
 Thân bào: có nhiệm vụ ni cả đơn vị thần kinh sơ bộ phân tích các xung động
thần kinh qua nó và giữ lại các “vết” do xung động thần kinh để lại.
 Nhánh ngắn (gai lơng ): có nhiệm vụ nhận xung động thần kinh từ các tế bào khác
và dẫn vào thân bào.
 Nhánh dài: có nhiệm vụ truyền xung động thần kinh sang tế bào khác. Trên

nhánh dài có màng bọc miêlin có tác dụng ngăn cách xung động thần kinh.
Nhánh dài lại có các nhánh lan toả và nối với các nơ ron khác tạo thành xi náp.
Xi náp có nhiệm vụ làm cho các xung động thần kinh được truyền theo 1 chiều.
Nhiều nhánh dài của nhiều nơ ron thần kinh hợp lại thành bó dây thần kinh được
bao bọc bởi lớp vỏ trong đó có hai loại: Dây thần kinh hướng tâm có nhiệm vụ đưa
luồng thần kinh từ bộ phận nhận cảm đến trung khu thần kinh; Dây thần kinh ly tâm
có nhiệm vụ dẫn các luồng thần kinh từ trung khu thần kinh đến các bộ phận hoạt động
của cơ thể.
Về chức năng: Các nơ ron thần kinh có chức năng nhận kích thích, tạo ra luồng xung
động thần kinh làm cho quá trình hưng phấn xảy ra, đồng thời nó truyền xung động
thần kinh đến các nơron khác khi xung động thần kinh đạt tới độ mạnh nhất định.
2.3.

Tuỷ sống

Về cấu tạo: Có hình trụ nằm trong cột sống dài 36- 40 cm, nặng 27-28 gam


17


 Từ bên tuỷ sống có 31 đơi dây thần kinh hỡn hợp trong đó gần 3/4 là sợi hướng
tâm, còn lại là sợi ly tâm.
 Tuỷ sống gồm 2 phần chính
∗ Chất xám: gồm trên 1 triệu thân bào, là trung khu điều khỉên hoạt động phản xạ
không điều kiện
∗ Chất trắng: nằm ngoài chất xám, gồm những sợi dây thần kinh dẫn truyền hưng
phấn giữa các đoạn khác nhau của tuỷ sống và giữa tuỷ sống với não bộ.
Về chức năng: Điều khiển các hoạt động phản xạ giản đơn của những phần thân thể
nối với từng đoạn của tuỷ sống và chịu sự điều khiển của não bộ.

2.4. Vấn đề định khu chức năng trong não
- Trong não có các vùng (miền), mỡi vùng là cơ sở vật chất của các hiện
tượng tâm lý tương ứng, có thể tham gia vào nhiều hiện tượng tâm lý. Các
vùng phục vụ cho một hiện tượng tâm lý tập hợp thành hệ thống chức
năng. Hệ thống chức năng này hoạt động một cách cơ động, tuỳ thuộc vào
yêu cầu của chủ thể, vào đặc điểm không gian, thời gian và khơng có tính
bất di bất dịch.
- Trong não có sự phân công rất chặt chẽ giữa các vùng của vỏ não như:
vùng chẩm gọi là vùng thị giác; vùng thái dương gọi là vùng thính giác;
vùng đỉnh gọi là vùng vận động; vùng trung gian giữa thái dương và đỉnh
là vùng định hướng không gian và thời gian; ở người cịn có các vùng
chun biệt như vùng nói (Brơca), vùng nghe hiểu tiếng nói (Vecnicke),
vùng nhìn hiểu chữ viết (Đêjêrin), vùng viết ngôn ngữ.
- Nguyên tắc phân công kết hợp chặt chẽ với nguyên tắc liên kết rất nhịp
nhàng tạo nên hệ thống chức năng cơ động trong từng chức năng tâm lý.
- Các hệ thống chức năng được thực hiện bằng nhiều tế bào não từ các

vùng, các khối của toàn bộ não tham gia: khối năng lượng đảm bảo trương
lực; khối thông tin đảm bảo việc thu nhận, xử lý và giữ gìn thơng tin; khối
điều khiển đảm bảo việc chương trình hố, điều khiển, điều chỉnh, kiểm
tra. Các khối này liên kết chặt chẽ với nhau cùng tham gia thực hiện hoạt
động tâm lý.
18


3. Hoạt động thần kinh cấp cao
3.1. Đây là hoạt động của 2 bán cầu đại não nhằm đảm bảo mối quan hệ phức tạp,
tinh vi và chính xác của toàn cơ thể với thế giới bên ngoài. Hoạt động thần kinh cấp
thấp là hoạt động của não trung gian, não giữa, tiểu não và hành tuỷ và tuỷ sống, có
nhiệm vụ đảm bảo đời sống sinh vật đời trường của cơ thể. Hoạt động thần kinh cấp
thấp là hoạt động phản xạ khơng điều kiện.
3.2. Hai q trình cơ bản của hoạt động thần kinh cấp cao: quá trình hưng phấn và ức
chế
 Quá trình hưng phấn
Là quá trình thần kinh, giúp cho hệ thần kinh thực hiện hay tăng nhanh độ mạnh của 1
hay nhiều phản xạ.
VD- Học sinh say sưa nghe thầy giáo giảng bài (toàn bộ hoạt động của cơ thể đều
hướng vào bài giảng của thầy: nghe, nhìn, viết, ngoảng đầu về phía thầy...). Nếu có
một kích thích khác gây ra một hưng phấn mạnh hơn hưng phấn khác ta có điểm hưng
phấn ưu thế.
 Quá trình ức chế
Là quá trình thần kinh, làm cho hệ thần kinh kìm hãm hoặc làm mất đi 1 hay nhiều
phản xạ. VD: Lời ru nhẹ nhàng của mẹ làm cho đứa bé đang khóc thổn thức rồi thiu
thiu ngủ...
Hưng phấn và ức chế là 2 mặt của quá trình thống nhất. Bất cứ quá trình thần
kinh nào cũng vừa phải dựa vào hưng phấn vừa phải dựa vào ức chế.


3.3.

Phản xạ có điều kiện và tâm lý

- Phản xạ có điều kiện là cơ sở sinh lý của các hiện tượng tâm lý.
- Các thói quen, tập tục, hành vi, hành động, hoạt động đều có cơ sở sinh lý
thần kinh là phản xạ có điều kiện.
Phản xạ khơng điều kiện và phản xạ có điều kiện:
 Khái niệm về phản xạ và cung phản xạ.
∗ Phản xạ là những phản ứng tất yếu có tính quy luật của cơ thể đáp lại những tác
động bên ngoài, được thực hiện nhờ hoạt động của hệ thần kinh.
∗ Chuỗi tế bào thần kinh thực hiện 1 phản xạ gọi là cung phản xạ gồm có 4 khâu:
+ Khâu tiếp nhận: Nhận kích thích, truyền xung động thần kinh về não.
+ Trung ương: Quá trình thần kinh xảy ra ở não bộ.
+ Vận động: Tác động bên ngoài cơ thể, thực hiện theo mệnh lệnh của não.

19


+ Liên hệ ngược: Gồm các tín hiệu từ cơ quan vận động về não, báo hiệu diễn biến và
kết quả đã thực hiện.
 Phản xạ không điều kiện: Là những phản xạ bẩm sinh được truyền từ thế hệ trước
sang thế hệ sau. Phản xạ không điều kiện đảm bảo mối liên hệ thường xuyên giữa cơ
thể và môi trường giúp cho cơ thể thích ứng với mơi trường. Phản xạ không điều kiện
ở người chịu ảnh hưởng của điều kiện xã hội- lịch sử vì vậy ít nhiều khác với ở động
vật.
 Phản xạ có điều kiện: Là những phản xạ tập luyện được trong cuộc sống. Nó được
hình thành trong q trình phát triển của mỡi cá thể.
 Đặc điểm của phản xạ điều có kiện:
+ Là phản xạ tự tạo: chỉ được hình thành trong quá trình sống và phát triển của mỡi cá

thể.
+ Báo hiệu gián tiếp kích thích khơng điều kiện sẽ tác động vào cơ thể.
+ Cơ sở sinh lý của phản xạ có điều kiện nằm ở vỏ não. Vì vậy, có hoạt động bình
thường của vỏ não thì mới có phản xạ có điều kiện.
 Điều kiện để thành lập phản xạ có điều kiện.
+ Phải dựa vào một phản xạ khơng điều kiện đã có trước. (VD- nếu chưa ăn chanh thì
khơng thể tiết nước bọt khi nhìn thấy chanh).
+ Kích thích có điều kiện phải tác động trước hoặc đồng thời với kích thích khơng
điều kiện (VD: muốn thực hiện cơng việc có kết quả, bao giờ cũng phải vạch rõ mục
đích, u cầu, ý nghĩa).
+ Kích thích có điều kiện khơng được q mạnh (nếu q mạnh thì các khu vực còn
lại của vỏ não sẽ bị ức chế).
+ Vỏ não phải ở trong trạng thái tỉnh táo, sẵn sàng hoạt động.
+ Tuổi của não bộ ảnh hưởng nhất định tới sự thành lập phản xạ có điều kiện
+ Tránh các tác nhân ngoại lai khó thành lập phản xạ có điều kiện.

 Cơ chế thành lập phản xạ có điều kiện.
Theo thí nghiệm của Páplốp: trước khi cho chó ăn ơng bật đèn, sau nhiều lần như vậy,
chỉ cần bật đèn là chó tiết nước bọt. ở thí nghiệm trên ta thấy:
+ Thức ăn tác động vào lưỡi sẽ tạo ra luồng xung động thần kinh (XĐTK), truyền về
trung khu vị giác trên vỏ não, làm cho trung khu này hưng phấn, truyền XĐTK đến
phát động tuyến nước bọt làm việc.
+ ánh đèn tác động vào mắt tạo ra luồng XĐTK truyền về trung khu thị giác trên vỏ
não, làm cho trung khu này hưng phấn.

20


+ Như vậy, cùng một lúc trên vỏ não có hai điểm cùng hưng phấn. Hai điểm này lan
truyền XĐTK sang nhau nhiều lần sẽ tạo thành đường liên hệ thần kinh tạm thời giữa

hai trung khu thần kinh (trung khu vị giác và thị giác trên vỏ não).
+ Nhờ có đường liên hệ thần kinh tạm thời đó, cho nên khi bật đèn thì trung khu thị
giác ở trên vỏ não hưng phấn sau đó được truyền sang trung khu vị giác (qua đường
liên hệ thần kinh tạm thời) làm cho trung khu này hưng phấn và phát động tuyến nước
bọt làm việc.

4. Các quy luật hoạt động của não và tâm lý
4.1. Quy luật hệ thống định hình
- Khi muốn phản ánh sự vật một cách trọn vẹn hoặc phản ánh các sự vật,
hiện tượng liên quan với nhau hay một hồn cảnh phức tạp thì các vùng
trong não phải phối hợp với nhau, tập hợp các kích thích thành nhóm,
thành bộ, tập hợp các mối liên hệ thần kinh tạm thời thành hệ thống chức
năng.
- Hoạt động định hình là các hoạt động phản xạ có điều kiện kế tiếp nhau
theo một thứ tự nhất định. Một khi có một hoạt động định hình trong não
thì một phản xạ này xảy ra kéo theo các phản xạ khác cũng xảy ra.
4.2. Quy luật lan toả vào tập trung
Khi trên vỏ não có một điểm (vùng) hưng phấn hoặc ức chế nào đó thì
q trình hưng phấn và ứng chế đó sẽ khơng dừng lại ở điểm ấy, nó sẽ lan toả ra
xung quanh. Sau đó, trong những điều kiện bình thường chúng tập trung vào
một nơi nhất định. Hai quá trình lan toả và tập trung xảy ra kế tiếp nhau trong
một trung khu thần kinh.
4.3. Quy luật cảm ứng qua lại
- Hai quá trình thần kinh cơ bản ảnh hưởng tới nhau theo quy luật một quá
trình thần kinh này tạo ra một quá trình thần kinh kia hay nói cách khác
một q trình thần kinh này gây ra một ảnh hưởng nhất định đến quá
trình thần kinh kia.
- Quy luật cảm ứng qua lại có 4 dạng biểu hiện cơ bản:

21



+ Cảm ứng qua lại đồng thời là hưng phấn ở điểm này gây ra ức chế ở điểm
kia hay ngược lại.
+ Cảm ứng qua lại tiếp diễn là trường hợp ở một điểm có hưng phấn chuyển
sang ức chế ở chính điểm đó hay ngược lại.
+ Cảm ứng dương tính là hiện tượng hưng phấn làm cho ức chế sâu hơn hay
ngược lại ức chế làm cho hưng phấn mạnh hơn.
+ Cảm ứng âm tính là hiện tượng ức chế làm giảm hưng phấn, hưng phấn
làm giảm ức chế.
4.4. Quy luật phụ thuộc vào cường độ kích thích
Trong trạng thái tỉnh táo, khoẻ mạnh bình thường của vở não độ lớn của
phản ứng tỉ lệ thuận với cường độ của kích thích: kích thích mạnh thì phản ứng
lớn và ngược lại.
5. Hệ thống tín hiệu thứ 2
- Hệ thống tín hiệu thứ 2 chỉ có ở người. Đó là hệ thống tín hiệu về tín hiệu
thứ nhất, tín hiệu của tín hiệu. Những tín hiệu này do tiếng nói và chữ viết
(ngơn ngữ) tạo ra.
- Hệ thống tín hiệu thứ 2 là cơ sở sinh lý của tư duy ngơn ngữ, tư duy trừu
tượng, ý thức, tình cảm.
II. Hoạt động và tâm lý
1. Khái niệm hoạt động
Khái niệm về hoạt động.
+ Dưới góc độ sinh lý: Hoạt động là toàn bộ sự tiêu hao năng lượng thần kinh và
cơ bắp nhằm thoả mãn nhu cầu nào đó của cá nhân và xã hội
+Dưới góc độ cấu trúc hoạt động: Hoạt động là toàn bộ hành động được thống
nhất theo mục đích chung nhằm thực hiện một chức năng xã hội nào đó.
+Dưới góc độ TLH:
∗ ĐN 1: Hoạt động là quá trình con người tác động vào đối tượng nhằm đạt được
những mục đích và thoả mãn nhu cầu của mình.


22


∗ ĐN 2: Hoạt động là mối quan hệ qua lại giữa con người với thế giới (khách thể) để
tạo ra sản phẩm cả về phía thế giới cả về phía con người (chủ thể). Trong mối quan hệ
đó có hai q trình diễn ra:
- Q trình đối tượng hố (xuất tâm): Là quá trình chuyển năng lực từ con
người vào trong đối tượng, ghi dấu vết của con người vào sản phẩm lao động.
- Q trình chủ thể hố (nhập tâm): Con người phản ánh những thuộc tính của đối
tượng, của cơng cụ, phương tiện, trong q trình sử dụng để tạo ra và làm phong phú
tâm lý, ý thức của bản thân mình thơng qua q trình chiếm lĩnh thế giới.
∗ ĐN 3: Hoạt động là hình thức quan hệ tích cực với mơi trường xung quanh mà qua
đó thì những mối liên hệ có thực của con người với hiện thực mới được thiết lập

2. Đặc điểm của hoạt động
 Đối tượng hoạt động là cái con người cần tạo ra .
 Mục đích hoạt động là làm biến đổi thế giới (khách thể) và biến đổi bản thân chủ
thể
 Chủ thể hoạt động có thể là một hay nhiều người thực hiện
 Hoạt động vận hành theo nguyên tắc gián tiếp. Con người tác động đến khách thể
qua hình ảnh tâm lý ở trong đầu, qua việc sử dụng các công cụ lao động và ngôn ngữ.

3. Cấu trúc của hoạt động
A.N.Lêônchiev nêu lên cấu trúc vĩ mô của hoạt động gồm 6 thành tố và
mối quan hệ của 6 thành tố: Hoạt động; Hành động; Thao tác; Động cơ; Mục
đích; Phương tiện.
Hoạt động được thúc đẩy bởi một động cơ nhất định.
Động cơ là cái quan trọng nhất trong tâm lý con người. Có động cơ gần và
động cơ xa. Động cơ xa là mục đích chung của hoạt động; Động cơ gần là mục

đích bộ phận. Mục đích bộ phận là mục đích của từng hành động.
Hành động là bộ phận hợp thành của hoạt động. Mỡi hoạt động có thẻ
gồm một hay nhiều hành động tạo nên. Ngược lại một hành động có thể tham
gia một hay nhiều hoạt động khác nhau.
Hành động nhằm giải quyết một nhiệm vụ cụ thể trong điều kiện cụ thể.
Tuỳ mục đích và điều kiện cụ thể nơi diễn ra hành động mà xác định cách thức

23


cụ thể giải quyết nhiệm vụ. Cách thức này chính là các thao tác tạo nên hành
động.
Mục đích hành động thực hiện được là nhờ thực hiện thao tác. Ngược lại,
các thao tác được quyết định bởi các công cụ, điều kiện bên ngồi.
Tóm lại, cuộc sống của con người là một dòng các hoạt động. Dòng các
hoạt động này bao gồm các hoạt động riêng rẽ theo các động cơ tương ứng. Hoạt
động được hợp thành bởi các hành động theo một mục đích nhất định. Hành
động do các thao tác hợp thành và tuỳ thuộc các điều kiện cụ thể. Đó là cấu trúc
vĩ mơ của hoạt động ở con người.
Cần đặc biệt chú ý tới mối quan hệ qua lại giữa các thành tố trong cấu trúc
hoạt động. Sáu thành tố cùng với các mối quan hệ giữa chúng tạo thành cấu trúc
vĩ mô của hoạt động. Hoạt động là sự vận động của từng người, các thành tố và
quan hệ giữa chúng là sản phẩm nảy sinh chính trong sự vận động của hoạt động.
Hoạt động

Động cơ

Hành động

Mục đích


Thao tác

Điều kiện

Sơ đồ cấu trúc vĩ mơ của hoạt động
4. Phân loại hoạt động
Có nhiều cách phân loại hoạt động
Xét về phương diện cá thể
Ở con người có 4 loại hoạt động:
-

Hoạt động vui chơi

24


-

Hoạt động học tập

-

Hoạt động lao động

-

Hoạt động xã hội

Xét về phương diện sản phẩm (vật chất hay tinh thần)

Có hai hoạt động lớn :
-

Hoạt động thực tiễn là loại hoạt động hướng vào vật thể hay quan hệ, tạo
ra sản phẩm vật chất là chủ yếu.

-

Hoạt động lý luận là hoạt động diễn ra với hình ảnh, biểu tượng, khái
niệm… tạo ra sản phẩm tinh thần.
Hai loại hoạt động này ln tác động qua lại, bổ sung cho nhau.

Có cách phân loại lại chia hoạt động thành 4 loại :
-

Hoạt động biến đổi.

-

Hoạt động nhận thức.

-

Hoạt động định hướng giá trị.

-

Hoạt động giao lưu.

4. Vai trò của hoạt động trong sự hình thành và phát triển tâm lý

Hoạt động đóng vai trị quan trọng trong q trình hình thành và phát triển
tâm lý người; nó là hình thức quan trọng nhất của mối quan hệ tích cực giữa con
người với thế giới khách quan; là phương thức tồn tại của con người.
II. Giao tiếp
Sống trong xã hội, con người khơng chỉ có quan hệ với thế giới sự vật
hiện tượng bằng hoạt động có đối tượng mà cịn có quan hệ giữa con người với
con người, giữa con người và xã hội - đó là quan hệ giao tiếp.
1. Khái niệm

25


×