Tải bản đầy đủ (.pdf) (239 trang)

HOẠT ĐỘNG MUA SẮM XANH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.8 MB, 239 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
-----o0o-----

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

HOẠT ĐỘNG MUA SẮM XANH CÁC YẾU TỐ
ĐẦU VÀO CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Ngành: Quản trị kinh doanh

ĐỖ HƢƠNG GIANG

Hà Nội - 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
-----o0o-----

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
HOẠT ĐỘNG MUA SẮM XANH CÁC YẾU TỐ
ĐẦU VÀO CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 9340101

Nghiên cứu sinh: Đỗ Hƣơng Giang
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Thái Phong

Hà Nội - 2020




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án Tiến sỹ “Hoạt động mua sắm xanh các yếu tố
đầu vào của doanh nghiệp Việt Nam” là cơng trình nghiên cứu do chính tơi hồn
thành. Các tài liệu tham khảo, số liệu thống kê được sử dụng trong Luận án có
nguồn trích dẫn đầy đủ và trung thực. Kết quả nêu trong Luận án chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Tác giả luận án


LỜI CẢM ƠN
Luận án này được hoàn thành bằng sự nỗ lực và nghiêm túc nghiên cứu của
tác giả, nhưng không thể thiếu được sự hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình, trách nhiệm
và động viên, chia sẻ của rất nhiều người.
Trước tiên, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS. Lê Thái
Phong, người Thầy đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu
cũng như ln động viên, chỉ bảo, khuyến khích để tác giả sớm hoàn thành Luận án.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám hiệu Nhà trường,
Ban chủ nhiệm và các đồng nghiệp trong Khoa Quản trị kinh doanh – Trường Đại
học Ngoại thương đã ln động viên, những người đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ,
tạo điều kiện trọng suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô Khoa Sau đại học – Trường
Đại học Ngoại thương đã hỗ trợ và tận tình giúp đỡ các thủ tục hành chính trong
suốt q trình tác giả học tập và bảo vệ Luận án.
Đồng thời, tác giả cũng xin chân thành cảm ơn các doanh nghiệp tại Việt
Nam, lãnh đạo các doanh nghiệp Việt Nam đã tham gia phỏng vấn và khảo sát, giúp
tác giả thu thập được các dữ liệu, thông tin một cách chính xác nhất.
Cuối cùng, tác giả xin được bày tỏ tình cảm sâu sắc nhất tới gia đình, bố mẹ

hai bên, chồng, con và bạn bè đã luôn động viên, chia sẻ, thông cảm và hỗ trợ
những lúc tác giả khó khăn, mệt mỏi và bận rộn nhất. Sự giúp đỡ của các thành viên
trong gia đình chính là động lực giúp tác giả hoàn thành Luận án.
Tác giả rất mong muốn tiếp tục nhận được sự hướng dẫn, góp ý, hỗ trợ từ các
Thầy, Cô, các Chuyên gia và các Doanh nghiệp trên bước đường nghiên cứu khoa
học tiếp theo của mình.
Tác giả luận án


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ........................................................... 1
2. Mục tiêu, nhiệm vụ và câu hỏi nghiên cứu ................................................ 3
2.1. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................... 3
2.2. Câu hỏi nghiên cứu........................................................................................... 4
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 4
3.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 4
3.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 4
4. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................ 5
5. Những đóng góp mới của luận án .............................................................. 6
5.1. Ý nghĩa về lý luận............................................................................................. 6
5.2. Ý nghĩa thực tiễn .............................................................................................. 7
6. Kết cấu của luận án ..................................................................................... 8
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ................................. 9
1.1. Nghiên cứu về hoạt động mua sắm của doanh nghiệp ............................. 9
1.2. Nghiên cứu về hoạt động mua sắm xanh của doanh nghiệp .................. 13
1.3. Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động mua sắm xanh

của doanh nghiệp ......................................................................................... 17
1.4. Khoảng trống nghiên cứu ....................................................................... 22
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG MUA SẮM XANH CÁC
YẾU TỐ ĐẦU VÀO CỦA DOANH NGHIỆP ................................................... 24
2.1. Lý luận chung về hoạt động mua sắm xanh các yếu tố đầu vào của doanh
nghiệp ............................................................................................................ 24
2.1.1. Khái niệm về các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp......................................... 24
2.1.2. Khái niệm về mua sắm và mua sắm xanh trong doanh nghiệp...................... 25
2.1.3. Vai trò của hoạt động mua sắm xanh đối với các doanh nghiệp.................... 34
2.1.4. Lịch sử phát triển hoạt động mua sắm xanh..................................................... 36
2.2. Lý thuyết nền tảng giải thích hoạt động mua sắm xanh của doanh


nghiệp ............................................................................................................ 38
2.2.1. Lý thuyết thể chế (Institutional theory) .............................................................. 38
2.2.2. Lý thuyết quản trị dựa trên nguồn lực (Resource based view) ........................ 41
2.2.3. Lý thuyết các bên liên quan (Stakeholder theory)............................................. 43
2.3. Nội dung hoạt động mua sắm xanh các yếu tố đầu vào của doanh
nghiệp ............................................................................................................ 44
2.3.1. Quy trình mua sắm xanh các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp.................... 44
2.3.2. Các nguyên tắc để thực hiện hoạt động mua sắm xanh .................................. 46
2.3.3. Các hoạt động mua sắm xanh cơ bản ................................................................ 48
2.4. Một số quan điểm về các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động mua sắm xanh
của doanh nghiệp ........................................................................................... 49
2.4.1. Các nhân tố thúc đẩy doanh nghiệp thực hiện hoạt động mua sắm
xanh...................................................................................................................50
2.4.2. Các rào cản đối với doanh nghiệp thực hiện hoạt động mua sắm xanh ....... 53
2.5. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động mua sắm xanh các yếu tố đầu
vào của doanh nghiệp và giả thuyết nghiên cứu trong luận án .................. 55
2.5.1. Các quy định môi trường.............................................................................. 56

2.5.2. Áp lực từ phía khách hàng........................................................................... 59
2.5.3. Áp lực cạnh tranh......................................................................................... 60
2.5.4. Rào cản từ phía nhà cung cấp ..................................................................... 62
2.5.5. Trách nhiệm xã hội (CSR) của doanh nghiệp............................................. 63
2.5.6. Cam kết của ban lãnh đạo............................................................................ 64
2.5.7. Lợi ích kỳ vọng ............................................................................................. 65
2.5.8. Rào cản về chi phí ........................................................................................ 67
2.5.9. Rào cản về nhân lực ..................................................................................... 67
2.5.10. Các biến kiểm soát ...................................................................................... 68
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................ 70
3.1. Quy trình nghiên cứu ............................................................................. 70
3.1.1. Tổ chức nghiên cứu ............................................................................................. 70
3.1.2. Quy trình nghiên cứu ........................................................................................... 70
3.2. Mơ hình và giả thuyết nghiên cứu ......................................................... 73
3.2.1. Mơ hình nghiên cứu............................................................................................. 73


3.2.2. Giả thuyết nghiên cứu .......................................................................................... 74
3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................... 75
3.3.1. Nghiên cứu định tính ........................................................................................... 75
3.3.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng sơ bộ ..................................................... 77
3.3.3. Nghiên cứu định lượng chính thức.................................................................... 78
3.4. Xây dựng thang đo lần 1 và thang đo lần 2 .......................................... 79
3.4.1. Thang đo hoạt động mua sắm xanh các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp . 80
3.4.2. Thang đo các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động mua sắm xanh các yếu tố
đầu vào của doanh nghiệp ............................................................................................. 81
3.4.3. Thang đo đặc điểm doanh nghiệp (biến kiểm soát) .......................................... 84
3.5. Thiết kế bảng hỏi ................................................................................... 85
3.6. Chọn điểm nghiên cứu và chọn mẫu nghiên cứu.................................. 85
3.6.1. Chọn điểm nghiên cứu......................................................................................... 85

3.6.2. Chọn mẫu nghiên cứu ......................................................................................... 85
3.7. Kiểm định thang đo sơ bộ ...................................................................... 86
3.7.1. Kết quả kiểm định thang đo................................................................................. 87
3.7.2. Kiểm định giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của thang đo ............................... 88
3.8. Mơ hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu chính thức ................... 92
3.9. Nghiên cứu chính thức ........................................................................... 94
3.9.1. Mẫu và phương pháp chọn mẫu ........................................................................ 94
3.9.2. Phương pháp khảo sát và thu thập số liệu......................................................... 94
3.9.3. Đối tượng khảo sát ............................................................................................... 95
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 96
4.1. Bối cảnh chung về hoạt động mua sắm xanh và vai trò của chính phủ
trong việc thúc đẩy hoạt động mua sắm xanh tại Việt Nam ....................... 96
4.2. Mô tả đặc điểm mẫu nghiên cứu ........................................................... 99
4.3. Đánh giá độ tin cậy của thang đo ........................................................ 101
4.4. Phân tích nhân tố khám phá EFA ....................................................... 102
4.5. Phân tích nhân tố khẳng định CFA .................................................... 104
4.5.1. Kiểm định sự phù hợp của mơ hình ................................................................. 104
4.5.2. Đánh giá độ tin cậy thang đo............................................................................. 105
4.6. Kiểm định độ phù hợp của mơ hình lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu


..................................................................................................................... 110
4.6.1. Kiểm định độ phù hợp của mơ hình lý thuyết ................................................. 110
4.6.2. Kiểm định ước lượng mơ hình lý thuyết .......................................................... 113
4.7. Thực trạng hoạt động mua sắm xanh các yếu tố đầu vào của các
doanh nghiệp Việt Nam ............................................................................. 114
4.8. Mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đến hoạt động mua sắm xanh các
yếu tố đầu vào của doanh nghiệp Việt Nam .............................................. 125
4.8.1. Các quy định mơi trường ................................................................................... 125
4.8.2. Áp lực từ phía khách hàng ................................................................................ 126

4.8.3. Áp lực cạnh tranh ............................................................................................... 127
4.8.4. Rào cản từ phía nhà cung cấp .......................................................................... 128
4.8.5. Cam kết của ban lãnh đạo ................................................................................. 129
4.8.6. Trách nhiệm xã hội của DN .............................................................................. 130
4.8.7. Lợi ích kỳ vọng .................................................................................................... 131
4.8.8. Rào cản về chi phí............................................................................................... 132
4.8.9. Rào cản về nhân lực ........................................................................................... 133
4.9. Sự khác biệt về mua sắm xanh các yếu tố đầu vào theo đặc điểm của doanh
nghiệp........................................................................................................... 134
CHƢƠNG 5: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ
GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG MUA SẮM XANH CÁC YẾU TỐ
ĐẦU VÀO CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI137
5.1. Tóm tắt kết quả nghiên cứu................................................................. 137
5.2. Kết quả và đóng góp chính của nghiên cứu ........................................ 138
5.2.1. Đóng góp về mặt lý thuyết .................................................................................. 138
5.2.2. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................. 139
5.3. Hàm ý và đề xuất giải pháp đối với các doanh nghiệp để thúc đẩy hoạt
động mua sắm xanh các yếu tố đầu vào ..................................................... 140
5.3.1. Tăng cường áp dụng hệ thống quản lý môi trường và đăng ký chứng nhận
quản lý môi trường ISO 14001 .................................................................................... 140
5.3.2. Tăng cường liên kết giữa các nhà cung cấp – nhà sản xuất – nhà phân phối
– khách hàng ................................................................................................................. 142


5.3.3. Nâng cao nhận thức và cam kết của ban lãnh đạo đối với hoạt động trách
nhiệm xã hội và hoạt động mua sắm xanh ................................................................ 143
5.4. Hàm ý và đề xuất giải pháp đối với các cơ quan quản lý để thúc đẩy
hoạt động mua sắm xanh các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp .............. 145
5.4.1. Hoàn thiện khung chính sách, thể chế hỗ trợ và hướng dẫn toàn diện, hiệu
quả về việc thực hiện mua sắm xanh.......................................................................... 145

5.4.2. Thay đổi hành vi tiêu dùng, xây dựng lối sống xanh, thân thiện với môi
trường ............................................................................................................................. 147
5.5. Hạn chế của luận án và hƣớng nghiên cứu tiếp theo.......................... 149
KẾT LUẬN CHUNG......................................................................................... 150
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN
ÁN ĐÃ ĐƢỢC CÔNG BỐ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Phân biệt “purchasing” và “procurement”.............................................. 27
Bảng 2.2: Tổng hợp nghiên cứu của các tác giả/ nhóm tác giả chỉ ra các nhân tố
thúc đẩy DN thực hiện hoạt động mua sắm xanh ................................................... 50
Bảng 2.3: Tổng hợp nghiên cứu của các tác giả/ nhóm tác giả chỉ ra các nhân tố là
rào cản đối với DN khi thực hiện hoạt động mua sắm xanh ................................... 53
Bảng 2.4: Các nhân tố có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động mua sắm xanh .... 55
Bảng 2.5: Các nhân tố có thể ảnh hưởng tới hoạt động trách nhiệm xã hội của DN 56
Bảng 3.1: Tổ chức nghiên cứu ............................................................................... 70
Bảng 3.2: Kết quả nghiên cứu định tính ................................................................. 77
Bảng 3.3: Thang đo hoạt động mua sắm xanh các yếu tố đầu vào .......................... 80
của doanh nghiệp (thang đo lần 1 và thang đo lần 2) ............................................. 80
Bảng 3.4: Các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng tới hoạt động mua sắm xanh các yếu tố
đầu vào của DN (thang đo lần 1 và thang đo lần 2) ................................................ 81
Bảng 3.5: Các nhân tố bên trong ảnh hưởng tới hoạt động mua sắm xanh.................. 83
các yếu tố đầu vào của DN (thang đo lần 1 và thang đo lần 2) ................................... 83
Bảng 3.6: Đặc điểm DN (Biến kiểm soát) .............................................................. 85
Bảng 3.7: Độ tin cậy của các thang đo (nghiên cứu sơ bộ) .................................... 88
Bảng 3.8: Kết quả phân tích EFA cho thang đo hoạt động mua sắm xanh các yếu tố
đầu vào của DN ..................................................................................................... 89

Bảng 3.9: Kết quả phân tích EFA cho thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến ........... 90
hoạt động mua sắm xanh các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp ............................. 90
Bảng 3.10: Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động mua sắm xanh các yếu tố đầu vào
của DN .................................................................................................................. 91
Bảng 4.1: Phân loại theo đặc điểm DN .................................................................. 99
Bảng 4.2: Thông tin cá nhân của người trả lời khảo sát ...................................... 101
Bảng 4.3: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA lần 2 ................................... 103
Bảng 4.4: Các chỉ số đánh giá sự phù hợp của mơ hình với dữ liệu nghiên cứu ... 104
Bảng 4.5: Độ tin cậy tổng hợp và tổng phương sai rút trích các nhân tố............... 105
Bảng 4.6: Các hệ số chưa chuẩn hóa và đã chuẩn hóa .......................................... 105


Bảng 4.7: Đánh giá giá trị phân biệt..................................................................... 107
Bảng 4.8: Tổng phương sai rút trích (AVE) của các nhân tố ............................... 108
Bảng 4.9: Ma trận tương quan giữa các khái niệm ............................................... 108
Bảng 4.10: Kết quả phân tích mơ hình cấu trúc tuyến tính SEM lần 1 ................. 111
Bảng 4.11: Kết quả phân tích mơ hình cấu trúc tuyến tính SEM lần 2 ................. 112
Bảng 4.12: Tóm tắt kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu .................................. 112
được chấp nhận ở mức ý nghĩa 95% ...................................................................... 112
Bảng 4.13: Kết quả ước lượng bootstrap so với ước lượng .................................. 114
Bảng 4.14: Kết quả phân tích sự tác động của biến kiểm soát .............................. 135
Bảng 4.15: Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu về sự khác biệt trong hoạt
động mua sắm xanh các yếu tố đầu vào theo đặc điểm doanh nghiệp................... 135


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Tổ chức là một hệ thống mở .................................................................. 24
Hình 2.2: Quản lý chuỗi cung ứng xanh................................................................. 29
Hình 2.3: Hoạt động quản lý chuỗi cung ứng xanh ................................................ 30
Hình 2.4: Các cấp độ của trách nhiệm xã hội (CSR)................................................ 33

Hình 2.5: Quy trình mua sắm xanh của doanh nghiệp……..………………………44
Hình 2.6: Mơ hình phân tích các nhân tố thúc đẩy các doanh nghiệp có chứng nhận
EMS14001 tại Malaysia thực hiện hoạt động mua sắm xanh ................................. 51
Hình 2.7: Mơ hình phân tích các nhân tố thúc đẩy các doanh nghiệp tại Đài Loan
thực hiện hoạt động mua sắm xanh ........................................................................ 52
Hình 2.8: Mơ hình phân tích các nhân tố bên trong doanh nghiệp tác động tới hoạt
động mua sắm thân thiện với mơi trường ............................................................... 52
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ............................................................................. 71
Hình 3.2: Mơ hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động mua sắm xanh
các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp tại Việt Nam ................................................ 74
Hình 3.3: Mơ hình nghiên cứu chính thức.............................................................. 92
Hình 4.1: Mơ hình phân tích nhân tố khẳng định CFA (chuẩn hóa) ..................... 109
Hình 4.2: Kết quả phân tích mơ hình cấu trúc tuyến tính SEM lần 1 .................... 110
Hình 4.3: Kết quả phân tích mơ hình cấu trúc tuyến tính SEM lần 2 .................... 111
Hình 4.4: Mức độ thực hiện hoạt động mua sắm xanh của doanh nghiệp ............. 115
Hình 4.5: Mơ hình hệ thống quản lý mơi trường .................................................. 117
Hình 4.6: Xác định các yếu tố của khía cạnh mơi trường ..................................... 121
Hình 4.7: Mức độ ảnh hưởng của các quy định mơi trường ................................. 126
Hình 4.8: Mức độ ảnh hưởng của khách hàng ...................................................... 127
Hình 4.9: Mức độ ảnh hưởng bởi áp lực cạnh tranh ............................................. 127
Hình 4.10: Mức độ ảnh hưởng của rào cản từ phía nhà cung cấp ......................... 129
Hình 4.11: Mức độ ảnh hưởng của cam kết của ban lãnh đạo .............................. 130
Hình 4.12: Mức độ ảnh hưởng của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ............ 131
Hình 4.13: Mức độ ảnh hưởng của lợi ích kỳ vọng .............................................. 131
Hình 4.14: Mức độ ảnh hưởng của rào cản về chi phí .......................................... 132
Hình 4.15: Mức độ ảnh hưởng của rào cản về nhân lực ....................................... 133


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Tên chữ

viết tắt
Các thuật ngữ Tiếng Việt
BHXH
BTNMT
BVTV
DN
ĐBSCL
HTQLMT
KCN
LĐTB&XH
MSX
NCC
NVL
QCVN
TNHH
TP.HCM
Các thuật ngữ Tiếng Anh
AMOS
Analysis of MOment Structures
CFA
Confirmatory Factor Analysis
CFI
Comparative Fit Index
CSR

Corporate Social Responsibility

DF
EFA
EMS

FDI
F&B
GDP
GFI

Degrees of freedom
Exploratory Factor Analysis
Environmental Management System
Foreign Direct Investment
Food & Beverage Service
Gross Domestic Product
Goodness of fit index
International Organization for
Standardization
Structural Equation Model
Statistical Package for the Social
Sciences
Tucker-Lewis index
Waste Electrical and Electronic
Equipment
World Trade Organization

ISO
SEM
SPSS
TLI
WEEE
WTO

Diễn giải

Bảo hiểm xã hội
Bộ Tài nguyên và Môi trường
Bảo vệ thực vật
Doanh nghiệp
Đồng bằng song Cửu Long
Hệ thống quản lý môi trường
Khu công nghiệp
Lao động thương binh và xã hội
Mua sắm xanh
Nhà cung cấp
Nguyên vật liệu
Quy chuẩn Việt Nam
Trách nhiệm hữu hạn
Thành phố Hồ Chí Minh
Phân tích cấu trúc mơ măng
Phân tích nhân tố khẳng định
Chỉ số thích hợp so sánh
Trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp
Bậc tự do
Phân tích nhân tố khám phá
Hệ thống quản lý mơi trường
Đầu tư trực tiếp nước ngồi
Ẩm thực và đồ uống
Tổng sản phẩm quốc nội
Chỉ số thích hợp tốt
Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa
Mơ hình cấu trúc tuyến tính
Phần mềm thống kê phân tích dữ
liệu

Chỉ số Tucker & Lewis
Cộng đồng châu Âu về chất thải
thiết bị điện và điện tử
Tổ chức Thương mại Thế giới


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Theo đánh giá của Liên hợp quốc, ô nhiễm môi trường là một trong những mối
đe dọa lớn nhất đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội lồi người thế kỉ XXI. Sự
nóng lên của tồn cầu, biến đổi khí hậu và suy giảm hệ sinh thái đã và đang tác động
trực tiếp tới mọi quốc gia, mọi vùng lãnh thổ và đặc biệt là các quốc gia đang phát triển
trong đó có Việt Nam.
Khí thải từ các phương tiện giao thông, các ngành công nghiệp sản xuất cũng
như từ cháy rừng và nhiệt điện là nguyên nhân gây ra cái chết của 7 triệu người hàng
năm1. Có khả năng đến năm 2050 hàng triệu người tại Châu Á, Trung Đơng và Châu
Phi có nguy cơ chết sớm vì những vấn đề ơ nhiễm khơng khí và ô nhiễm nguồn nước.
Cuộc khủng hoảng an ninh năng lượng, khủng hoảng môi trường đã đặt con người
trước sự lựa chọn. Tiếp tục tăng trưởng bằng mọi giá, bất chấp những hệ lụy và nhanh
chóng đẩy nền kinh tế thế giới đến điểm tới hạn cùng kiệt; hay tìm kiếm cách thức tăng
trưởng khác, vừa đảm bảo có tăng trưởng nhanh, vừa đảm bảo hài hòa giữa kinh tế, xã
hội và mơi trường trong phạm vi nguồn lực có hạn. Và, cách thức lựa chọn đúng đắn là
phát triển bền vững.
Việt Nam cũng chịu tác động to lớn của ô nhiễm mơi trường và biến đổi khí hậu
đến hầu hết các trụ cột của phát triển bền vững. Tính trung bình trong 20 năm qua, Việt
Nam nằm trong nhóm sáu nước chịu thiệt hại nặng nề nhất thế giới do biến đổi khí hậu
theo nghiên cứu và khảo sát của tổ chức phi chính phủ về mơi trường Germanwatch
(Đức). Năm 2018, Việt Nam có 71.000 người chịu tác động của ơ nhiễm mơi trường,

trong đó 50.000 người tử vong vì ảnh hưởng bởi khơng khí độc hại. Thiệt hại kinh tế do
ơ nhiễm khơng khí ở thời điểm này ước tính 10,82-16,63 tỷ USD, tương đương 240.000
tỷ đồng, chiếm 4,45-5,64% GDP cả nước2. Tháng 9 năm 2019, tổ chức Airvisual toàn cầu
nhận xét, Hà nội là một trong 10 thành phố hàng đầu có chất lượng khơng khí kém với chỉ
số AQI luôn trên mức trên 200. Nồng độ bụi PM2.5 trong khơng khí tại Hà Nội và TP. Hồ
Chí Minh là từ 28 đến trên 50,5 vượt mức cho phép từ hai đến ba lần theo khuyến nghị của
WHO và có xu hướng duy trì ở ngưỡng cao.

1
2

/> />

2

Một trong những nguyên nhân chính của hiện tượng này đã được Liên hợp quốc
chỉ ra là do sự gia tăng quá mức hoạt động của con người, trong đó có hoạt động sản
xuất và tiêu dùng tạo ra chất thải gây ô nhiễm môi trường dẫn đến nhiệt độ bề mặt trái
đất nóng dần lên. Đặc biệt là các hoạt động của doanh nghiệp (DN) như khai thác tài
nguyên thiên nhiên, tìm kiếm, mua sắm nguyên liệu đầu vào, hoạt động sản xuất và
hoạt động logistics đã gây tác động tiêu cực đến môi trường. Các nguồn tài nguyên
thiên nhiên không thể tái tạo (như: than đá, dầu mỏ), tài ngun đất, nước và khống
sản (như: sắt, thép, nhơm, cacbon, silic, kẽm và đồng) dần bị cạn kiệt do quản lý thiếu
đồng bộ, công nghệ khai thác lạc hậu, khai thác quá mức và sử dụng chưa hợp
lý. Lượng nước thải, rác thải (đặc biệt là rác thải nhựa) và khí thải (như khí CO2, CO,
SO2,NOx...) từ các nhà máy, các khu công nghiệp và từ hoạt động sinh hoạt hàng ngày
nếu không được xử lý tốt cũng gây ô nhiễm nặng nề tới đất, nước và không khí. Theo
báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2018, tại Việt Nam, một số lưu vực sông
bị ô nhiễm khá nghiêm trọng, nhiều đoạn sông chất lượng nước ở mức kém và rất kém,
điển hình là lưu vực sơng Nhuệ - Đáy. Hầu hết các lưu vực sông trên lãnh thổ Việt

Nam đều có giá trị TSS và độ đục trong nước khá cao, ở mức vượt QCVN 08MT:2015/BTNMT (A2), nhiều khu vực còn vượt mức B1 của QCVN nhiều lần, đặc
biệt là vào mùa lũ.
Cùng với sự gia tăng dân số và sự gia tăng về tiêu dùng của xã hội, Việt Nam cũng
như nhiều nước trên thế giới đang đứng trước những thách thức to lớn về bảo vệ mơi
trường và phát triển bền vững. Vì vậy, việc triển khai và áp dụng các chính sách tiêu
dùng xanh, mua sắm xanh (MSX) ở Việt Nam nhằm khuyến khích sản xuất và tiêu
dùng bền vững là một nhu cầu bức thiết. Việt Nam cần thực hiện nhiệm vụ tái cơ cấu
nền kinh tế, thực hiện chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo chiều sâu và thực hiện xanh
hóa nền kinh tế, bao gồm xanh hóa sản xuất, xanh hóa tiêu dùng và xanh hóa lối sống
để đảm bảo phát triển bền vững. Năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt
Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2030. Mục tiêu của Chương trình là từng bước thay đổi mơ hình sản
xuất và tiêu dùng theo hướng nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn tài nguyên và năng
lượng; tăng cường sử dụng các nguyên vật liệu (NVL), sản phẩm thân thiện môi
trường; giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế chất thải; duy trì tính bền vững của hệ sinh


3

thái tại tất cả các khâu trong vòng đời sản phẩm từ khai thác, cung ứng nguyên liệu đến
sản xuất, chế biến, phân phối, tiêu dùng và thải bỏ sản phẩm (Lê Minh Ánh, 2016).
Nhiều doanh nghiệp trên thế giới đã và đang tổ chức hoạt động sản xuất, kinh
doanh gắn liền với việc bảo vệ môi trường và coi đó là chiến lược trọng tâm quyết định
đến sự phát triển bền vững của họ trong những năm gần đây. Các kết quả nghiên cứu
tại các quốc gia phát triển như Hoa Kỳ, Tây Ban Nha, Nhật Bản và các nước đang phát
triển trong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan và Malaysia cho thấy doanh nghiệp đã
bắt đầu tích hợp nhiều loại chiến lược phát triển bền vững vào hệ thống quản lý của
cơng ty. Điển hình là một số doanh nghiệp đã thực hiện các hoạt động nghiên cứu về tái
chế và tái sử dụng, một số doanh nghiệp khác lại cố gắng giải quyết các vấn đề trọng
tâm xuất phát từ khâu đầu tiên của vòng đời sản phẩm như tiêu thụ năng lượng sạch

hoặc sử dụng nguyên vật liệu xanh.
Tại Việt Nam, có một số nghiên cứu về hoạt động mua sắm thân thiện với môi
trường của các cá nhân; hoạt động mua sắm công xanh, hoạt động quản lý chuỗi cung
ứng xanh và logistics xanh của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, những nghiên cứu này
cịn rất hạn chế và chưa có tác giả nào nghiên cứu về hoạt động mua sắm xanh, đặc biệt
là hoạt động mua sắm xanh các yếu tố đầu vào. Vì vậy, nghiên cứu hoạt động mua sắm
xanh với mục tiêu phát hiện thực trạng, đưa ra các biện pháp nhằm tăng cường hoạt động
mua sắm xanh các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp trong cuộc sống hiện đại có ý nghĩa
lý luận và thực tiễn hết sức quan trọng.
Xuất phát từ các vấn đề nêu trên, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài nghiên cứu
“Hoạt động mua sắm xanh các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp Việt Nam” để có
thể đem lại một cái nhìn tổng quát, đánh giá thực trạng, phân tích các nhân tố ảnh
hưởng tới hoạt động mua sắm xanh các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp Việt Nam;
đồng thời, đưa ra một số đề xuất nhằm thúc đẩy hoạt động mua sắm xanh của doanh
nghiệp, góp phần hướng tới mục tiêu phát triển bền vững của đất nước.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ và câu hỏi nghiên cứu
2.1. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của luận án là nghiên cứu về hoạt động MSX yếu tố đầu vào của các DN,
các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động MSX yếu tố đầu vào của các DN sản xuất Việt


4

Nam, đánh giá thực trạng hoạt động MSX và đưa ra một số đề xuất nhằm thúc đẩy hoạt
động MSX các yếu tố đầu vào cho các DN.
2.1.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa và xây dựng khung lý thuyết về hoạt động MSX và các nhân tố ảnh
hưởng đến hoạt động MSX các yếu tố đầu vào của DN
- Hoàn thiện thang đo hoạt động MSX và thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt

động MSX của DN
- Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố bên trong và bên ngoài DN tới hoạt
động MSX.
- Đánh giá thực trạng hoạt động MSX các yếu tố đầu vào của DN sản xuất Việt
Nam và sự khác biệt về hoạt động MSX theo đặc điểm DN.
- Đưa ra một số đề xuất cho DN và hàm ý cho các cơ quan quản lý nhằm thúc đẩy
hoạt động MSX các yếu tố đầu vào cho các DN Việt Nam.
2.2. Câu hỏi nghiên cứu
Luận án cần làm rõ được các câu hỏi nghiên cứu sau đây:
(1) Nội hàm của hoạt động MSX các yếu tố đầu vào của DN là gì? Các nhân tố
nào ảnh hưởng đến hoạt động MSX các yếu tố đầu vào của DN sản xuất Việt Nam?
Nhân tố nào có ảnh hưởng tích cực, nhân tố nào có ảnh hưởng tiêu cực? Mức độ ảnh
hưởng của các nhân tố đó như thế nào?
(2) Mức độ tham gia của các DN sản xuất Việt Nam vào hoạt động MSX các
yếu tố đầu vào hiện nay như thế nào? Có sự khác biệt về hoạt động MSX các yếu tố
đầu vào theo đặc điểm của DN hay khơng?
(3) Những giải pháp nào có thể thúc đẩy hoạt động MSX các yếu tố đầu vào của
các DN Việt Nam?
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận án là hoạt động mua sắm xanh và các nhân tố
ảnh hưởng đến hoạt động MSX yếu tố đầu vào của các DN sản xuất Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Tác giả đi sâu phân tích hoạt động MSX của DN và các nhân tố
ảnh hưởng đến hoạt động MSX yếu tố đầu vào của DN sản xuất Việt Nam.


5

- Phạm vi về yếu tố đầu vào: Để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh, một

DN cần có rất nhiều yếu tố đầu vào, như: vốn, công nghệ, nguồn nhân lực, nguyên vật
liệu và thông tin. Tuy nhiên, trong Luận án, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu các yếu tố
đầu vào, đó là: (1) các nguyên liệu, vật liệu chính phục vụ cho q trình sản xuất kinh
doanh của từng DN; (2) các nguyên liệu, vật liệu phụ như: chất phụ gia, sản phẩm dùng
để đóng gói (bao bì, túi, thùng carton).
- Về khơng gian: Luận án nghiên cứu trên các DN sản xuất Việt Nam. Theo
Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014: “Doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp được thành
lập hoặc đăng ký thành lập theo pháp luật Việt Nam và có trụ sở chính tại Việt Nam”.
Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam được nghiên cứu trong luận án bao gồm các DN
nhà nước, DN tư nhân và DN FDI bởi các DN này có đăng lý thành lập theo pháp luật
Việt Nam, hoạt động theo luật pháp tại Việt Nam và có trụ sở chính tại Việt Nam3.
DN sản xuất và DN thương mại đều cần có các yếu tố đầu vào trong quá trình
thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, DN sản xuất có sử dụng các yếu
tố đầu vào đặc trưng như: nguyên liệu, vật liệu, trang thiết bị… có thể dự trữ4 và hoạt
động dựa trên một chuỗi kết hợp giữa NVL, nhân công và các trang thiết bị để tạo nên
sản phẩm. Do vậy, để nội dung của luận án được tập trung và các nhận định đủ sâu,
luận án chỉ nghiên cứu tại các DN sản xuất Việt Nam. Các DN được nghiên cứu chủ
yếu là các DN trong một số ngành phổ biến trong lĩnh vực sản xuất, ví dụ như: ngành
dệt may, da giày, sản xuất giấy, và sản xuất linh kiện điện tử.
- Về thời gian: Phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian của Luận án là trong giai
đoạn 2017 – 2020, thời gian điều tra là năm 2019.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Với mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, Luận án sử dụng kết hợp hai phương pháp
nghiên cứu, đó là: phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định
lượng. Bên cạnh đó, Luận án cũng sử dụng các phương pháp tổng hợp, hệ thống hóa,
thống kê, phân tích, so sánh và đối chiếu. Tác giả nghiên cứu tổng quan về hoạt động
MSX qua các tài liệu trong nước và quốc tế. Từ các kết quả phân tích tài liệu sẽ hình
thành khung lý thuyết, các giả thuyết nghiên cứu, mơ hình nghiên cứu và thang đo lần 1.
3


Ví dụ: Cơng ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam có trụ sở chính tại KCN Yên Phong 1, xã Yên Trung,
huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
4
/>

6

- Phương pháp nghiên cứu định tính: tác giả tiến hành phỏng vấn sâu chuyên gia
để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của các doanh nghiệp vào hoạt động
MSX. Đối tượng được phỏng vấn là các giám đốc/ phó giám đốc doanh nghiệp, trưởng/
phó phịng mua hàng - họ là những người am hiểu và/ hoặc thực làm các hoạt động mua
sắm NVL đầu vào của DN, biết được bản chất của công việc, do đó sẽ có những đánh giá
chính xác về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động MSX. Sau đó, dựa vào kết quả thu
được, tác giả tiến hành hiệu chỉnh thang đo lần 1, bổ sung các biến quan sát và phát triển
thang đo hoàn chỉnh cho các yếu tố này.
- Phương pháp nghiên cứu định lượng: tác giả thực hiện phát phiếu khảo sát để
nhận diện và kiểm định tác động của các yếu tố thông qua đánh giá độ tin cậy và mức độ
phù hợp của các thang đo, kiểm định mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu,
xác định mức độ tham gia và các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của các doanh
nghiệp vào hoạt động MSX. Ngoài ra, phương pháp nghiên cứu định lượng cũng được
thực hiện nhằm kiểm định có hay không sự khác biệt về sự tham gia của các doanh
nghiệp và hoạt động MSX theo đặc điểm của doanh nghiệp.
Ngoài ra, tác giả kết hợp với phương pháp nghiên cứu tình huống (case study) để
nghiên cứu thực trạng hoạt động MSX của các DN tại Việt Nam.
5. Những đóng góp mới của luận án
Luận án có những đóng góp về lý luận và thực tiễn thơng qua việc xây dựng,
kiểm định mơ hình, giả thuyết và đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động MSX
các yếu tố đầu vào trong các doanh nghiệp Việt Nam, cụ thể như sau:
5.1. Ý nghĩa về lý luận
- Thứ nhất, kết quả nghiên cứu đóng góp vào hệ thống các nghiên cứu về hoạt

động MSX của DN. Cụ thể, kết quả nghiên cứu đã xác định có bảy nhân tố ảnh hưởng
trực tiếp đến hoạt động MSX các yếu tố đầu vào của DN, bao gồm ba nhân tố bên ngồi
và bốn nhân tố nội tại DN. Trong đó, có hai nhân tố bên ngồi DN có tác động tích cực
và mạnh nhất đến hoạt động MSX các yếu tố đầu vào của DN là áp lực khách hàng và
các quy định mơi trường. Hai nhân tố có tác động trực tiếp và ngược chiều đến hoạt động
MSX của DN đó là rào cản từ phía nhà cung cấp và rào cản về chi phí.
- Thứ hai, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra bốn nhân tố ảnh hưởng gián tiếp và tích
cực đến hoạt động MSX của DN thơng qua nhân tố trách nhiệm xã hội (TN), đó là: áp
lực từ phía khách hàng, các quy định mơi trường, áp lực cạnh tranh và cam kết của ban


7

lãnh đạo. Phát hiện này đã củng cố thêm ý nghĩa của lý thuyết thể chế về vai trị của
chính phủ, và lý thuyết các bên liên quan trong hoạt động thúc đẩy DN áp dụng các sáng
kiến xanh và thực hiện trách nhiệm xã hội.
- Thứ ba, kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt về hoạt động MSX các yếu
tố đầu vào của doanh nghiệp Việt Nam theo đặc điểm của doanh nghiệp như: quy mô
DN, loại hình của DN và thị trường của DN. Cụ thể, theo loại hình DN thì các DN FDI
thực hiện mua xanh nhiều nhất, sau đó đến DN tư nhân và thấp nhất ở nhóm DN nhà
nước. Về thị trường: các DN có thị trường xuất khẩu mua xanh nhiều hơn các DN có thị
trường trong nước. Về quy mơ DN: các DN lớn mua xanh nhiều hơn các DN có quy mơ
vừa và nhỏ, hoặc siêu nhỏ. Kết quả nghiên cứu bổ sung cho nguồn dữ liệu tham khảo về
MSX tại Việt Nam, kết quả khảo sát về MSX của các DN tại một số thành phố lớn tại
Việt Nam trong nghiên cứu này có thể là một nguồn dữ liệu tốt, có tính chất tham khảo
và bổ sung, giúp các nhà hoạch định chính sách định hướng tốt hơn về MSX.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
MSX các yếu tố đầu vào của DN có ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn phát triển
kinh tế bền vững. Kết quả nghiên cứu của luận án giúp cho các nhà nghiên cứu, các nhà
quản lý doanh nghiệp Việt Nam nhận định được các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động

MSX của doanh nghiệp. Đây là điều kiện để tiếp tục triển khai những nghiên cứu ứng
dụng và đưa ra những giải pháp phù hợp để thúc đẩy doanh nghiệp tham gia vào hoạt
động mua xanh trong tương lai.
Luận án đã đề xuất được một số giải pháp hợp lý, dựa trên bằng chứng nghiên cứu
nghiêm túc nhằm thúc đẩy hoạt động MSX các yếu tố đầu vào của DN. Các giải pháp
nếu được thực thi có thể có hiệu quả thiết thực, giảm thiểu lãng phí trong các chương
trình chính sách kinh tế có liên quan. Cụ thể, các yếu tố quan trọng cần thúc đẩy như
được gợi ý từ nghiên cứu này là Chính phủ cần triển khai và hồn thiện các quy định về
mơi trường, khuyến khích và hỗ trợ các DN sản xuất theo công nghệ sạch. Tuyên truyền,
nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về ý nghĩa của việc mua sắm sản phẩm xanh,
thực hiện lối sống xanh hóa.
MSX có thể mang lại những lợi ích như bảo vệ môi trường, nâng cao năng suất,
tiết kiệm năng lượng và cải thiện hình ảnh của DN. Do đó, các DN có thể xem hoạt động
mua xanh như một trong những công cụ chiến lược để cải thiện hiệu quả hoạt động sản
xuất kinh doanh, thể hiện cam kết của DN về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.


8

Để vượt qua những rào cản khi thực hiện MSX, kết quả nghiên cứu cho thấy các
DN sản xuất sản phẩm xanh cần đẩy mạnh sự sẵn có của sản phẩm thông qua các kênh
bán hàng (như thông qua sự tăng cường hiện diện, quảng cáo, trưng bày, gắn nhãn sinh
thái, thiết lập các kênh bán hàng ở các cửa hàng nhỏ, tiện ích…) để dễ dàng tiếp cận với
các DN cần tìm mua. Các cơ quan quản lý cần có chính sách hỗ trợ (VD: ưu đãi tài
chính, giảm thuế, tài trợ,…) để thúc đẩy các DN MSX các yếu tố đầu vào.
6. Kết cấu của luận án
Luận án bao gồm 5 chương và được trình bày theo những nội dung sau đây:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận về hoạt động mua sắm xanh các yếu tố đầu vào của
doanh nghiệp

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Đánh giá kết quả nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp thúc đẩy hoạt
động mua sắm xanh các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới


9

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Ở chương này, tác giả tiếp cận tổng quan tình hình các nghiên cứu trên thế giới
và tại Việt Nam theo hướng từ chung đến riêng (từ các nghiên cứu về hoạt động mua
sắm đến hoạt động MSX của DN và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động MSX). Đồng
thời, tác giả cũng tiếp cận các nghiên cứu về hoạt động mua sắm và MSX của DN theo
thời gian (từ khởi thủy các cơng trình nghiên cứu đầu tiên cho đến các cơng trình mới
được cơng bố).
1.1. Nghiên cứu về hoạt động mua sắm của doanh nghiệp
Hoạt động mua sắm của DN được các nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu từ
những năm cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX và mô tả thông qua các thuật ngữ là
“buying”, “procurement” hoặc “purchasing”. Tổng hợp lại, có năm giai đoạn nghiên
cứu về hoạt động mua sắm của DN như sau:
Giai đoạn 1 (trước 1945, bao gồm chiến tranh thế giới lần thứ II): Trước những
năm 1900, hoạt động mua sắm chưa nhận được nhiều sự chú ý. Hầu hết các nghiên cứu
bằng tiếng Đức vào đầu thế kỷ XX đều liên quan đến các vấn đề pháp lý của hoạt động
mua, thảo luận về cách tổ chức quy trình đặt hàng và bộ phận mua hàng, cùng những
đặc điểm cần thiết của DN mua sắm thành công (Kaufmann, 2002). Năm 1910,
Redtmann tuyên bố “Sẽ là sai lầm lớn nếu bỏ qua những lợi ích đáng kể của việc tổ
chức một bộ phận mua hàng tốt. Kinh nghiệm cho thấy điều này tác động tiêu cực đến
sự thành công của một tổ chức. Các DN có kinh nghiệm sẽ thành lập bộ phận mua hàng
trong cơng ty”. Sau đó, Nicklisch là nhà nghiên cứu đầu tiên sử dụng thuật ngữ quản lý
mua và cung ứng vào năm 1912 và cung cấp một danh sách đầy đủ các bước trong quy

trình mua sắm. Đến năm 1924, Findeisen đã đưa ra khái niệm hồn chỉnh đầu tiên về
quản lý cung ứng. Ơng đã phân tích sự khác biệt giữa hoạt động mua bị động và mua
chủ động, đồng thời chỉ ra tầm quan trọng của các khía cạnh khu vực trong việc tổ chức
các hoạt động mua sắm trong DN. Trong các bài báo của tạp chí học thuật “Die
Betriebswirtschaft” năm 1935, Sandig là nhà nghiên cứu đầu tiên phân chia các nhiệm
vụ mua sắm thành các nhiệm vụ nội bộ của công ty và các nhiệm vụ định hướng thị
trường cung ứng. Do đó, ơng đã phát triển cách tiếp cận mới đối với hoạt động mua, đó
là phân tích thị trường đầu vào. Sandig đã mở rộng định nghĩa mua cho các đối tượng
như nhân sự, tài sản và vốn.


10

Nghiên cứu của Fearon (1968) đã chỉ ra trong cuốn sách “Nền kinh tế của máy
móc và sản xuất” của Charles Babbage xuất bản năm 1832, mua sắm được mô tả là một
chức năng quan trọng trong DN. Ông cũng viết rằng vào năm 1866, công ty đường sắt
Pennsylvania đã thiết lập bộ phận mua hàng dưới tên gọi là bộ phận cung ứng, và cuốn
sách đầu tiên về chức năng mua sắm được viết bởi công ty Comptroller (Chicago) và
công ty đường sắt Northwestern. Sách được xuất bản năm 1887 và có tên gọi “Xử lý vật
tư đường sắt – Mua sắm và thanh lý”. Cuốn sách thứ hai về chủ đề này được xuất bản năm
1905, mang tên “Cuốn sách về mua sắm”, đã mô tả những hướng dẫn cơ bản và đưa ra
bằng chứng về các hình thức và quy trình mua sắm được sử dụng trong các ngành công
nghiệp khác nhau. Đáng chú ý nhất trong giai đoạn này là hai bài báo của Lewis đăng trên
tạp chí Harvard Business Review vào năm 1932 và 1936, cùng hai cuốn sách của ông năm
1933 và 1935, ông cho rằng mua sắm có vai trị tích cực trong việc phản ánh doanh số bán
hàng và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đo lường hiệu quả mua sắm. Trong giai đoạn
này, việc mua sắm thường được cho là không quan trọng với DN.
Giai đoạn 2 (từ năm 1946 đến những năm 1960s): Sự kết thúc của Thế chiến II
và cuộc cải cách tiền tệ khiến nhu cầu tìm NCC của các DN trên thế giới tăng cao. Khi
phần lớn nền kinh tế trong nước bị phá hủy, các công ty trong nhiều trường hợp đã phải

bắt đầu các hoạt động mua bán quốc tế. Vào cuối những năm 1950, Sundhoff là người
đầu tiên tách biệt các hoạt động mua sắm hàng ngày ngắn hạn và các chính sách mua
sắm dài hạn. Beste đã có một phân tích chun sâu về cách tính tốn các quyết định
mua sắm từ góc độ kế tốn chi phí vào năm 1956, cùng năm khi Grochla nhấn mạnh
tầm quan trọng của cấu trúc tổ chức theo định hướng thị trường cung ứng đối với việc
mua sắm. Đầu những năm 1960, Mellerowicz đã chỉ ra ba vấn đề thực tế quan trọng
của việc mua sắm, đó là: thứ nhất, sự tham gia của việc mua sắm trong các quyết định
mua hoặc bán trong toàn DN; thứ hai, cần phải chủ động định hình mối quan hệ với các
NCC và thứ ba, cần phải xử lý rủi ro cụ thể khi giao dịch với các NCC quốc tế.
Năm 1946, Lewis đã tuyên bố rằng mua sắm có một vị trí cực kỳ chiến lược
trong DN. Ông cũng chứng minh làm thế nào chức năng mua có thể đóng góp cho việc
phân tích giá trị của một DN. Năm 1958, Bergqvist đã phát triển các biện pháp để đánh
giá hiệu quả của việc mua sắm, trong đó có sử dụng thẻ điểm cân bằng trong khi mua.
Thời gian sau chiến tranh là thời kỳ tăng trưởng chưa từng có trong thế giới phương Tây.


11

Trong giai đoạn này, hoạt động mua sắm bị mất đi sự cơng nhận có được trong những năm
chiến tranh vì các chức năng khác trở nên quan trọng hơn (ví dụ: việc làm hài lịng khách
hàng hay quản lý tài chính là ưu tiên hàng đầu của các DN trong thời điểm đó).
Giai đoạn 3 (từ năm cuối 1960s đến 1980s): Dấu mốc quan trọng trong giai
đoạn này là cuốn sách “Quản trị nguyên vật liệu” của tác giả Ammer. Ơng khơng chỉ
đưa ra những vai trị đặc trưng của hoạt động mua sắm trong quản lý nguyên vật liệu
mà cịn có những khái niệm về sự phát triển của NCC, hàm ý về sự tham gia sớm của
các NCC trong giai đoạn phát triển sản phẩm và quy trình (Ammer, 1968). Ammer
cũng là người đầu tiên chỉ ra khả năng vận hành chức năng mua sắm là trung tâm lợi
nhuận của DN vào cuối những năm 1960 (Ammer, 1969). Trong thập niên 1960 và
1970, hệ thống hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu (MRP – Material Requirements
Planning) và hệ thống hoạch định nguồn lực sản xuất (MRPII – Manufacturing

Resource Planning) được phát triển. Những hệ thống này cho phép các DN nhận thấy
được tầm quan trọng của quản trị NVL. Họ có thể đánh giá được mức độ tồn kho trong
sản xuất, lưu giữ và vận chuyển. Chức năng mua sắm dần được công nhận khi các công
ty thực hiện quản lý NVL thiết lập một bộ phận chịu trách nhiệm cho tất cả các quyết
định liên quan đến việc xử lý NVL sản xuất (ví dụ: mua sắm, kiểm soát hàng tổn kho,
giao nhận và lưu kho). Khái niệm quản lý NVL phần lớn phổ biến trong những năm
đầu 1980s bởi các cách tiếp cận về hoạt động logistics và các chiến lược tìm nguồn
cung ứng khác nhau.
Giai đoạn 4 (1980s đến giữa 1990s): Trong giai đoạn này, hoạt động mua sắm
được nhiều nhà nghiên cứu nhìn nhận như một nguồn của lợi thế cạnh tranh trong DN
khi cạnh tranh toàn cầu ngày càng tăng cao (Pearson, 1990). Cuối những năm 1980, các
công ty bắt đầu tập trung nỗ lực thực hiện những hoạt động mà họ làm tốt nhất, hay nói
cách khác là tập trung vào năng lực cốt lõi. Hầu hết các công ty thu hẹp hoạt động của
mình và th ngồi những hoạt động khác trong chuỗi giá trị (Porter, 1985). Điều này
dẫn đến việc phân chia lao động và tái cấu trúc trong các ngành công nghiệp. Đặc biệt
trong ngành công nghiệp ô tơ và máy tính, việc thực hiện các chiến lược tìm nguồn
cung ứng và thực hiện JIT (just in time: mua sắm hàng hóa sao cho lượng hàng hóa đó
được sử dụng một cách tức thời, tránh tồn đọng không cần thiết, đảm bảo đúng sản
phẩm - đúng số lượng - đúng nơi - đúng thời điểm) rất phát triển. Nhiều DN thiết lập


12

mối quan hệ hợp tác tìm nguồn cung ứng NVL và dịch vụ có tầm quan trọng chiến lược
cho DN của họ. Các đối tác phải có chung mục tiêu và cùng làm việc với DN để cải
thiện các khía cạnh thiết kế, chất lượng, giao hàng và sản xuất các sản phẩm nhằm đạt
được lợi thế cạnh tranh (Akacum và Dale, 1995). Xu hướng này hướng tới hợp tác
nhiều người mua và NCC hơn, và có tác động đáng kể đến việc: thay đổi cơ cấu cơ sở
cung ứng, thông tin liên lạc của bên mua và NCC, NCC tham gia thiết kế sản phẩm và
phát triển các NCC. Các DN vận dụng JIT và chiến lược quản trị chất lượng toàn diện

(TQM) nhằm cải tiến chất lượng, nâng cao hiệu quả sản xuất và thời gian giao hàng.
Mô hình tái cấu trúc cơ sở cung ứng và tích hợp NCC của Nhật Bản được coi là một
chuẩn mực thực hành tốt nhất và được áp dụng trong hầu hết các DN giai đoạn này
(Wildemann, 1990).
Giai đoạn 5 (giữa 1990s đến nay): Hầu hết các nghiên cứu trong giai đoạn này
đều tập trung làm rõ định nghĩa, quy trình thực hiện các hoạt động quản lý chuỗi cung
ứng cũng như hoạt động mua sắm của DN; đồng thời, nhấn mạnh vai trò chiến lược của
hoạt động mua sắm cũng như tầm quan trọng của việc thiết lập mối quan hệ giữa DN
và các NCC. Cụ thể, trong cuốn “Mua sắm và quản lý chuỗi cung ứng” xuất bản năm
1998 của Monczka và cộng sự (tr.11), các tác giả cho rằng hoạt động mua sắm là hoạt
động đầu tiên trong quản lý chuỗi cung ứng của DN, bao gồm: việc lựa chọn nhà cung
cấp, mua, đàm phán và ký kết hợp đồng, nghiên cứu thị trường cung cấp, đo lường và
cải thiện hiệu suất của NCC, phát triển hệ thống mua sắm. Mua sắm được đề cập như là
các hoạt động để có được 5 điều sau: đúng số lượng, đúng chất lượng, đúng thời gian,
đúng nguồn và đúng giá. Mua sắm là một chức năng mở rộng ranh giới quan trọng giúp
kết nối DN với các NCC hàng hóa và dịch vụ cần thiết cho quy trình sản xuất sản
phẩm, dịch vụ của công ty mua hàng (Zsidisin và Siferd, 2000). Bên cạnh đó, trong
những năm đầu thể kỷ XXI, xu hướng nghiên cứu về hoạt động mua sắm trực tuyến (eprocurement hay e-purchasing) trở nên phổ biến hơn nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ
của công nghệ thông tin và an ninh mạng. Đến năm 2016, nghiên cứu “Tác động của
cuộc CMCN 4.0 tới hoạt động mua sắm và quản lý cung ứng: khái niệm và phân tích
định tính” của Glas và Kleemann đã chỉ ra rằng CMCN 4.0 cho phép tự động hóa tồn
bộ quy trình mua sắm và hợp tác mua bán hàng hóa, dịch vụ tự do, vượt qua biên giới
của các tổ chức. Mua sắm không chỉ giới hạn ở nội dung cách tiếp cận là mua sắm trực


×