Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Vai trò của nhân tố nhà trường và sự hỗ trợ từ gia đình, xã hội trong việc giáo dục nhân cách cho học sinh tiểu học ở nhật bản (từ nửa sau thế kỷ xx đến nay)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.07 MB, 81 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
CẤP TRƯỜNG NĂM 2017

----------

TÊN CƠNG TRÌNH:
VAI TRÒ CỦA NHÂN TỐ NHÀ TRƯỜNG
VÀ SỰ HỖ TRỢ TỪ GIA ĐÌNH, XÃ HỘI
TRONG VIỆC GIÁO DỤC NHÂN CÁCH CHO HỌC SINH
BẬC TIỂU HỌC Ở NHẬT BẢN (TỪ NỬA SAU THẾ KỶ XX ĐẾN NAY)

Sinh viên thực hiện:
Chủ nhiệm: Nguyễn Quốc Khánh, Lớp Nhật 1, Khóa 2014 – 2018
Thành viên: Nguyễn Huỳnh Như, Lớp Nhật 2, Khóa 2014 – 2018
Trần Nguyễn Quỳnh Như, Lớp Nhật 2, Khóa 2014 – 2018
Trần Thị Phương Thanh, Lớp Nhật 2, Khóa 2014 – 2018
GV hướng dẫn: ThS. Trần Bảo Ngọc, ngành Châu Á học, Khoa Nhật Bản học.

Tp. Hồ Chí Minh, Tháng 04/2017


LỜI CẢM ƠN
Để có thể hồn thành bài nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu đã nhận
sự hỗ trợ và giúp đỡ rất lớn từ quý thầy cô Trường Đại học Khoa học xã hội
và Nhân văn và Khoa Nhật Bản học.
Nhóm nghiên cứu xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cơ Phịng Quản
lý khoa học – Dự án đã tổ chức các lớp chuyên đề, tập huấn về phương pháp
và kỹ năng Nghiên cứu khoa học.


Nhóm cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô Khoa
Nhật Bản học đã giảng dạy, cung cấp một nền tảng kiến thức làm cơ sở để
nhóm tiến hành nghiên cứu.
Trên hết, chúng tôi vô cùng biết ơn sự hướng dẫn, và giúp đỡ tận
tình từ cơ Trần Bảo Ngọc, giảng viên hướng dẫn đề tài. Cảm ơn cô đã quan
tâm, đốc thúc để nhóm hồn thành đề tài nghiên cứu đúng thời hạn, đưa ra
những lời khuyên để nhóm có kinh nghiệm trong quá trình thực hiện đề tài
nghiên cứu.
Cuối cùng, nhóm nghiên cứu kính chúc q thầy cơ dồi dào sức
khỏe và thành công trong công tác nghiên cứu và giảng dạy.
Trân trọng.

1


MỤC LỤC
TĨM TẮT CƠNG TRÌNH ............................................................................. 5
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 7
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 7
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài ...................................................... 8
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................ 10
3.1. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................10
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................10

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 11
4.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................11
4.2. Phạm vi nghiên cứu .....................................................................................11

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu .............................................. 11
5.1. Cơ sở lý luận................................................................................................11

5.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................11

6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn .................................................... 12
7. Kết cấu của đề tài ..................................................................................... 12
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NỀN GIÁO DỤC NHẬT BẢN HIỆN
ĐẠI.................................................................................................................. 14
1.1. Cơ sở lý luận: Khái niệm Nhân cách và giáo dục nhân cách ............... 14
1.2. Mục tiêu và nội dung cải cách giáo dục bậc tiểu học ở Nhật Bản ở giai
đoạn hiện nay (nửa sau thế kỷ XX) ............................................................. 16
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ............................................................................... 24

2


CHƯƠNG II. VAI TRÒ CỦA NHÂN TỐ NHÀ TRƯỜNG TRONG
VIỆC GIÁO DỤC NHÂN CÁCH TRẺ EM Ở BẬC TIỂU HỌC ............ 26
2.1. Mục tiêu giáo dục đạo đức trong chương trình học tiểu học ................ 26
2.2. Nội dung giáo dục đạo đức trong chương trình học tiểu học ............... 29
2.3. Hoạt động dạy và học trong nhà trường ............................................... 32
2.4. Hoạt động trải nghiệm và hoạt động tập thể ngoài giờ......................... 37
TIỂU KẾT CHƯƠNG II .............................................................................. 41
CHƯƠNG 3. VAI TRÒ HỖ TRỢ CỦA GIA ĐÌNH VÀ CỘNG ĐỒNG
TRONG KHU VỰC ĐỐI VỚI VIỆC GIÁO DỤC NHÂN CÁCH TRẺ
EM Ở BẬC TIỂU HỌC ................................................................................ 42
3.1. Vai trị của gia đình ............................................................................... 42
3.1.1. Nề nếp, thói quen sinh hoạt ......................................................................42
3.1.2. Mối quan hệ trong gia đình ......................................................................46

3.2. Vai trò của cơ ̣ng đồ ng khu vực ............................................................. 49
3.3. Mô ̣t số đề xuấ t cho viêc̣ giáo du ̣c nhân cách cho ho ̣c sinh bâ ̣c tiể u ho ̣c ở

Viê ̣t Nam hiê ̣n nay ....................................................................................... 54
3.3.1. Về phương diện giáo dục Nhà trường ......................................................54
3.3.2. Về phương diện giáo dục trong gia đình ..................................................55
3.3.3. Về phương diện cộng đồng ......................................................................57

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ............................................................................... 59
KẾT LUẬN .................................................................................................... 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 64
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 70

3


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Số giờ học của khối tiểu học trong một năm .................................. 29
Bảng 2.2: Hệ thống các mơn học trong khung chương trình giáo dục học sinh
cấp tiểu học...................................................................................................... 29
Bảng 2.3: Các mảng giáo dục đạo đức trong trường tiểu học Nhật Bản ........ 31

4


TĨM TẮT CƠNG TRÌNH
Với mong muốn tìm hiểu về mối quan hệ cũng như vai trị của nhà
trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục nhân cách trẻ em Nhật Bản,
nhóm đã thực hiện đề tài nghiên cứu về Vai trò của nhân tố nhà trường và
sự hỗ trợ từ gia đình, xã hội trong việc giáo dục nhân cách cho học sinh
tiểu học ở Nhật Bản (từ nửa sau thế kỷ XX đến nay).
Mục tiêu của bài nghiên cứu là tìm hiểu về vai trị của nhà trường và

vai trị của gia đình, cộng đồng xã hội trong việc hỗ trợ, phối hợp cùng nhà
trường định hình, giáo dục nhân cách của trẻ em Nhật Bản bậc tiểu học – lứa
tuổi quan trọng, chịu ảnh hưởng nhiều nhất với các môi trường xung quanh,
và là giai đoạn nền tảng để định hình các xu hướng tính cách sau này. Từ đó
đưa ra một số đề xuất trong việc giáo dục nhân cách trẻ em bậc tiểu học ở
Việt Nam hiện nay. Thực hiện bài nghiên cứu này, nhóm sử dụng các phương
pháp nghiên cứu như phương pháp tổng hợp và phân tích các tài liệu liên
quan đến giáo dục cho trẻ em Nhật Bản bậc tiểu học, từ đó phân tích vai trị
của nhà trường, gia đình và cộng đồng trong khu vực trong việc định hình,
phát triển nhân cách cho học sinh bậc tiểu học; phương pháp đối chiếu các số
liệu để chứng minh cho vai trị mang tính quyết định của nhà trường và vai trị
hỗ trợ của gia đình và cộng đồng khu vực trong giáo dục nhân cách trẻ em;
phương pháp phỏng vấn trên một số phụ huynh người Nhật đang có con theo
học tiểu học tại các trường tiểu học ở Nhật Bản để tìm ra những điểm chung
trong cách giáo dục con của người Nhật.
Qua trao đổi với giáo viên hướng dẫn, nội dung của bài nghiên cứu
được thống nhất gồm 3 chương như sau: Chương 1 – Tổng quan về nền giáo
dục Nhật Bản hiện đại, Chương 2 – Vai trò của nhân tố nhà trường trong việc
giáo dục nhân cách trẻ em ở bậc tiểu học và Chương 3 – Vai trị hỗ trợ của gia
đình và cộng đồng trong khu vực đối với việc giáo dục nhân cách trẻ em ở
bậc tiểu học. Chương 1 giải thích các khái niệm về nhân cách, giáo dục nhân
5


cách; trình bày quá trình cải cách và các nội dung mục tiêu giáo dục của Nhật
Bản từ sau Thế chiến thứ II. Chương 2 trình bày cách thức giáo dục, phát triển
nhân cách trẻ em được áp dụng tại trường tiểu học Nhật Bản, cách phân bố số
lượng môn, thời lượng tiết học, hình thức giảng dạy, nội dung một số môn
học. Nhân cách của học sinh tiểu học Nhật Bản không chỉ được giáo dục, rèn
luyện, bồi dưỡng qua mơn học có vai trị quan trọng nhất là mơn Giáo dục đạo

đức, mà cịn thể hiện ở các hoạt động trong trường học, các buổi ngoại khóa.
Từ đó làm rõ hơn vai trò mang yếu tố chủ đạo, quyết định của nhà trường
trong việc định hình, phát triển nhân cách của học sinh tiểu học. Chương 3
trình bày vai trị của gia đình và cộng đồng xã hội trong khu vực trong việc hỗ
trợ nhà trường giáo dục nhân cách trẻ em thông qua các mối quan hệ giữa các
thành viên trong gia đình với trẻ, các hoạt động được tổ chức trong cộng đồng.
Qua bài nghiên cứu này, nhóm đã có cái nhìn sâu hơn về nền giáo dục
Nhật Bản ở bậc tiểu học. Từ đó có thể lí giải được những hành vi của trẻ em
Nhật Bản nói riêng và người Nhật nói chung trong cuộc sống hàng ngày,
những câu chuyện về nhân cách, đức tính tốt đẹp của người Nhật mà khiến
mọi người trên thế giới đều từ ngỡ ngàng, xúc động đến cúi đầu kính phục.

6


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nhật Bản là một quốc gia có nền giáo dục phát triển, trong đó giáo dục
đạo đức con người được Chính phủ và người dân đặc biệt chú trọng ngay từ
khi học sinh ngồi vào ghế nhà trường. Cho đến nay, có rất nhiều câu chuyện
cảm động liên quan đến đạo đức, nhân cách cao cả của người dân Nhật Bản
được lan truyền đến các quốc gia trên thế giới. Điển hình trong số đó là hình
ảnh người dân Nhật Bản nhường nhịn, giúp đỡ lẫn nhau, kiên nhẫn xếp hàng
để nhận hàng cứu trợ sau thảm họa động đất sóng thần kép xảy ra tại vùng
Tohoku vào ngày 11 tháng 3 năm 2011. Và gần đây nhất là sau trận động đất
tại tỉnh Kumamoto vào giữa tháng 4 năm 2016 thì hình ảnh đó một lần nữa lại
làm sáng ngời nhân cách của con người Nhật Bản. Vì sao mà trong lúc khó
khăn nhất, thiếu thốn nhất, người Nhật Bản vẫn luôn nhường nhịn, chia sẻ
nhau từng miếng ăn, thức uống, xếp hàng ngay ngắn để nhận hàng cứu trợ mà
không có một chút phàn nàn, tranh giành hay thậm chí cướp giật nhau?

Những hành vi này, đức tính này khơng phải tự nhiên sinh ra mà có, mà phải
trải qua một quá trình giáo dục lâu dài, sống trong một mơi trường mà có
những người cùng ứng xử như thế. Qua đó có thể thấy rằng, giáo dục con
người đóng một vai trị quan trọng trong việc đình hình, phát triển nhân cách
của mỗi cá nhân, từ đó có những hành vi ứng xử phù hợp. Vậy giáo dục con
người vào thời điểm nào là quan trọng nhất? Có thể trả lời rằng, giáo dục con
người là một quá trình rèn luyện lâu dài, của cả “một trăm năm” để “trồng
người”, trong đó giai đoạn “uốn cây từ thuở cịn non, dạy con cịn thuở con
cịn bi bơ” nói cách khác là giai đoạn lúc trẻ cịn nhỏ thì việc giáo dục, định
hình và phát triển nhân cách đóng một vai trị quyết định đến hình thành các
đức tính, hành vi ứng xử sau này.
Xem giáo dục là quốc sách hàng đầu, Việt Nam cũng đang từng ngày
cố gắng hoàn thiện, đổi mới hệ thống giáo dục, tạo nhiều cơ hội học tập suốt
7


đời cho người dân. Đặc biệt, trong giai đoạn phát triển đất nước, cùng với xu
thế hội nhập thế giới, Việt Nam cần rất nhiều nhân tài cùng nhau chung tay,
góp sức xây dựng và phát triển đất nước. Những nhân tài này chính là kết quả
của một q trình giáo dục lâu dài thông qua từng cấp học. So với Nhật Bản,
giáo dục Việt Nam vẫn còn nhiều điểm hạn chế, cần phải khắc phục. Bước
vào thế kỷ XXI, thì cải cách giáo dục Việt Nam đang là một vấn đề nóng hổi,
đáng quan tâm của dư luận và xã hội. Cải cách như thế nào, tiến hành ra sao,
nội dung cần thay đổi như thế nào,... là những vấn đề được đặt ra nhận được
nhiều sự quan tâm của toàn thể xã hội. Là sinh viên Khoa Nhật Bản học, đang
học về ngôn ngữ Nhật Bản và các kiến thức về đất nước mặt trời mọc này,
nhóm nghiên cứu chúng tôi hi vọng bằng khả năng hiện tại của mình, có thể
làm điều gì đó để đóng góp vào quá trình phát triển của đất nước. Giáo dục
nhân cách một con người không chỉ là trách nhiệm của trường học, mà còn là
trách nhiệm chung của cả gia đình và xã hội, điều mà dường như đang bị bỏ

qua tại Việt Nam. Chính vì vậy, nhóm nghiên cứu của chúng tôi quyết định
bắt tay vào nghiên cứu đề tài “Vai trò của nhân tố nhà trường và sự hỗ trợ từ
gia đình và xã hội trong việc giáo dục nhân cách cho học sinh bậc tiểu học ở
Nhật Bản (từ nửa sau thế kỷ XX đến nay) để từ việc tìm hiểu những thành tựu
giáo dục Nhật Bản, rút ra những kinh nghiệm cho cải cách giáo dục ở nhà
trường phổ thông Việt Nam giai đoạn hiện nay.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Qua tìm hiểu của nhóm, tại Việt Nam, Nhật Bản và trên thế giới có khá
nhiều sách, cơng trình nghiên cứu viết về đề tài giáo dục Nhật Bản. Tuy nhiên,
trong khả năng tìm hiểu của nhóm, hiện tại chưa có nhiều cơng trình nghiên
cứu về mối quan hệ và vai trị giữa nhân tố nhà trường, gia đình và cộng đồng
trong khu vực trong việc giáo dục nhân cách trẻ em bậc tiểu học tại Nhật Bản
(từ nửa sau thế kỷ XX đến nay). Ở Việt Nam, có các cơng trình nghiên cứu về
giáo dục Nhật Bản tiêu biểu như “Fukuzawa Yukichi và Nguyễn Trường Tộ:
Tư tưởng cải cách giáo dục” của PGS.TS. Nguyễn Tiến Lực viết về quan
8


điểm cải cách giáo dục của hai nhà tư tưởng Fukuzawa Yukichi và Nguyễn
Trường Tộ. Từ việc so sánh sự giống và khác nhau của tư tưởng trên đưa ra
nhiều giải thích về sự thành cơng trong việc thực thi tư tưởng cải cách của
Fukuzawa tại Nhật Bản và lí do vì sao tư tưởng của Nguyễn Trường Tộ hầu
như khơng được thực thi ở Việt Nam. Ngồi ra, cơng trình “Cải cách giáo dục
tại Việt Nam và Nhật Bản – vai trị của q trình tập đồn hóa các trường đại
học” – cơng trình dự thi giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka lần
thứ XIV năm 2012 của Ngô Huyền Trân; Luận văn thạc sĩ “So sánh quá trình
hình thành và phát triển của hệ thống giáo dục Việt Nam và Nhật Bản ( Từ
cuối thế kỉ XIX đến trước chiến tranh thế giới thứ hai)” của Võ Thị Hoàng Ái;
“Giáo du ̣c Nhâ ̣t Bản hiê ̣n đa ̣i” của GS.TS. Đoàn Văn An,…cũng tập trung
trình bày về những yếu tố kinh tế, xã hội, văn hố và những ngun nhân dẫn

đến sự hình thành hệ thống giáo dục Nhật Bản hiện đại.
Ngồi ra, cịn có các cơng trình nghiên cứu đến giáo dục Nhật Bản ở
Nhật Bản đã tiếp cận được như “Yêu thương không cấm đoán” của Ohmae
Kenichi viết về cách giáo dục con của gia đình Ohmae; “Cải cách giáo dục
Nhật Bản” của Ozaki Mugen viết về quá trình cải cách giáo dục ở Nhật Bản
từ thời Minh Trị, trong đó nói đến những cột mốc quan trọng trong lịch sử
phát triển giáo dục hiện đại của Nhật Bản như sau Chiến tranh thế giới thứ 2
và những năm 80 của thế kỷ XX, và nhờ những cuộc cải cách đó mà Nhật bản
trở thành một nền kinh tế lớn trên thế giới; hay “Hiê ̣n đa ̣i hóa giáo du ̣c Nhâ ̣t
Bản” của Toshio Nakuchi, Hajime Tajima, Toshiko Saito; “Nhâ ̣t Bản cách tân
giáo du ̣c thời Minh Tri”̣ của Fukuzawa Yukichi; “Giáo du ̣c Nhâ ̣t Bản” của
Seiya Munakata, “Kĩ năng hình mẫu của thế kỷ 21 là gì - So sánh quốc tế về
cải cách giáo dục dựa trên năng lực” (21 世紀型スキルとは何か―コンピ
テンシーに基づく教育改革の国際比較, 株式会社明石書店) của Matsuo
Tomoaki (松尾知明)

9


Bên cạnh đó, ở nước ngồi có các cơng trình nghiên cứu đến giáo dục
Nhật Bản đã tiếp cận được như “Giáo dục Nhật Bản từ năm 1945: một nghiên
cứu dựa trên các tài liệu” (Japanese Education since 1945: A documentary
study) của Edward R. Beauchamp viết về nền giáo dục thời hậu chiến của
Nhật Bản, nhằm mục đích làm sáng tỏ sự phát triển chính sách giáo dục của
Nhật Bản…
Nhìn chung, tuy đều viết về giáo dục Nhật Bản, nhưng những tài liệu
trên chưa cung cấp những thông tin mang tính tổng hợp về những ảnh hưởng
từ phía nhà trường, gia đình cũng như xã hội đến sự hình thành, phát triển
nhân cách của trẻ em bậc tiểu học ở Nhật Bản trong giai đoạn từ nửa sau thế
kỉ XX đến nay.

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu và làm rõ vai trị của nhân tố nhà trường, gia đình và xã hội
trong việc giáo dục nhân cách trẻ em tiểu học Nhật Bản trong giai đoạn từ nửa
sau thế kỷ XX đến nay. Đây là giai đoạn mà nhiều cuộc cải cách giáo dục đã
được tiến hành và thành công của chúng kéo theo sự phát triển của nền kinh tế
- xã hội Nhật Bản, đưa Nhật Bản từ một nước bại trận sau chiến tranh trở
thành một trong những cường quốc phát triển nhất thế giới với những con
người có những đức tính cao đẹp khiến thế giới ngưỡng mộ.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất, tìm hiểu khái niệm nhân cách, nội dung, mục tiêu giáo dục
Nhật Bản qua các cuộc cải cách.
Thứ hai, tìm hiểu vai trị mang tính chủ yếu của nhà trường trong việc
định hình, phát triển nhân cách trẻ em tiểu học ở Nhật Bản.
Thứ ba, tìm hiểu vai trị của gia đình và xã hội trong việc hỗ trợ nhà
trường giáo dục, phát triển nhân cách trẻ em tiểu học.
10


Cuối cùng, từ những gì đã tìm hiểu, đưa ra các đề xuất trong việc giáo
dục nhân cách trẻ em bậc tiểu học ở Việt Nam hiện nay.
4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trong bài nghiên cứu này là vai trị của nhân tố
nhà trường, gia đình và cộng đồng trong khu vực đối với việc giáo dục nhân
cách học sinh bậc tiểu học ở Nhật Bản trong giai đoạn hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về nội dung, mục tiêu giáo dục, phương pháp giảng
dạy, hình thức tổ chức những hoạt động trong và ngồi nhà trường (gia đình,

cộng đồng) hướng tới hình thành, phát triển nhân cách, kĩ năng sống cho học
sinh ở độ tuổi tiểu học tại Nhật Bản trong giai đoạn từ nửa sau thế kỷ XX đến
nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận của đề tài này dựa trên quan điểm Triết học của Chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Nghĩa là phải đặt các
hiện tượng giáo dục trong thời gian, không gian cụ thể, trong mối quan hệ
tương tác với các hiện tượng khác trong xã hội. Hoạt động giáo dục luôn vận
động và phát triển vì vậy phải nghiên cứu nó trong sự vận động và phát triển.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp tổng hợp và phân tích: tổng hợp các tài liệu liên quan
đến mục tiêu, chính sách giáo dục Nhật Bản qua các thời kỳ, sách hướng dẫn
về nội dung và phương pháp giảng dạy của từng môn học, những tài liệu và
số liệu đề cập đến các hoạt động của hội phụ huynh và của cộng đồng cư dân
đối với việc nuôi dưỡng về thể chất và tinh thần cho thế hệ trẻ. Từ những tài

11


liệu tổng hợp được, phân tích vai trị của nhà trường, gia đình và xã hội trong
việc định hình nhân cách cho học sinh bậc tiểu học tại Nhật Bản.
Phương pháp đối chiếu: đối chiếu số liệu để tìm ra sự tương quan giữa
nhu cầu xã hội và mục tiêu giáo dục đối với chương trình và phương pháp
giảng dạy trong nhà trường tiểu học để góp phần ni dưỡng nhân cách cho
học sinh. Thêm vào đó, đề tài đối chiếu các bảng thống kê của Bộ Giáo dục
Nhật Bản và các cơ quan nghiên cứu giáo dục Nhật Bản về mức độ tác động
của những hoạt động mang tính thói quen trong gia đình và những sự kiện
cộng đồng đối với việc hình thành ý thức và tính cách của học sinh tiểu học
Nhật Bản.

Phương pháp phỏng vấn: tiến hành phỏng vấn một số phụ huynh người
Nhật có con hiện đang học tiểu học tại các trường tiểu học Nhật Bản. Dựa
trên nội dung của bản phỏng vấn, phân tích, đánh giá, tìm ra những điểm
chung trong cách giáo dục con cái của gia đình người Nhật trong giai đoạn
hiện nay. Trong khả năng của nhóm, nhóm đã thực hiện phỏng vấn các phụ
huynh có con theo học tại trường tiểu học Nishitera ở Hiroshima.
6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
Ý nghĩa khoa học: Đề tài cung cấp những thông tin chi tiết, đầy đủ và
hữu ích về các phương pháp giáo dục nhân cách cho học sinh tiểu học Nhật
Bản trong giai đoạn hiện tại. Làm rõ vai trị của gia đình và cộng đồng trong
khu vực trong việc hỗ trợ nhà trường giáo dục, phát triển nhân cách trẻ em
Nhật Bản. Từ đó đưa ra các đề xuất trong việc giáo dục nhân cách trẻ em Việt
Nam dựa trên kinh nghiệm của Nhật Bản.
Ý nghĩa thực tiễn: đề tài sẽ là nguồn tài liệu tham khảo dành cho những
đối tượng quan tâm đến giáo dục Nhật Bản.
7. Kết cấu của đề tài
Nội dung chính gồm 3 chương:
12


Chương 1 – Tổng quan về nền giáo dục Nhật Bản hiện đại. Chương 1
giải thích các khái niệm về nhân cách, giáo dục nhân cách; trình bày quá trình
cải cách và các nội dung mục tiêu giáo dục của Nhật Bản từ sau Thế chiến thứ
II.
Chương 2 – Vai trò của nhân tố nhà trường trong việc giáo dục nhân
cách trẻ em ở bậc tiểu học. Chương 2 trình bày các phương pháp giáo dục
được áp dụng tại trường tiểu học Nhật Bản, cách phân bố số lượng môn, thời
lượng tiết học, hình thức giảng dạy, nội dung một số môn học. Nhân cách của
học sinh tiểu học Nhật Bản không chỉ được giáo dục, rèn luyện, bồi dưỡng
qua mơn học có vai trị quan trọng nhất là mơn Giáo dục đạo đức, mà còn thể

hiện trong các hoạt động trong trường học, các buổi ngoại khóa. Từ đó làm rõ
hơn vai trò mang yếu tố chủ đạo, quyết định của nhà trường trong việc định
hình, phát triển nhân cách của học sinh tiểu học.
Chương 3 – Vai trò hỗ trợ của gia đình và cộng đồng trong khu vực đối
với việc giáo dục nhân cách trẻ em ở bậc tiểu học. Chương 3 trình bày vai trị
của gia đình và cộng đồng xã hội trong khu vực trong việc hỗ trợ nhà trường
giáo dục nhân cách trẻ em thông qua các mối quan hệ giữa các thành viên
trong gia đình với trẻ, các hoạt động được tổ chức trong cộng đồng.

13


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NỀN GIÁO DỤC NHẬT BẢN
HIỆN ĐẠI
1.1. Cơ sở lý luận: Khái niệm Nhân cách và giáo dục nhân cách
Khi tìm hiểu về vai trị của mơi trường xã hội, cụ thể là nhà trường, gia
đình và xã hội, trong việc giáo dục nhân cách cho học sinh tiểu học Nhật Bản
ở giai đoạn hiện nay, trước hết chúng ta sẽ đi tìm hiểu khái niệm nhân cách và
giáo dục nhân cách là gì? Trong cuốn Giáo dục học đại cương, xuất bản năm
2004, Khoa Tâm lý giáo dục, trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh, khái
niệm nhân cách 1 được trình bày khá đầy đủ trên các phương diện: tâm lý học,
quan niệm truyền thống, cách tiếp cận giá trị và giáo dục học.
Theo tâm lý học, thì nhân cách là tổ hợp các thái độ, thuộc tính riêng
trong quan hệ hành động của từng người với thế giới tự nhiên, thế giới đồ vật
do con người sáng tạo ra, với xã hội và với bản thân (Phạm Minh Hạc, Một số
vấn đề giáo dục và khoa học giáo dục, 1986). Nhân cách là bộ mặt tâm lý –
đạo đức của mỗi người – đó là tồn bộ những đặc điểm, phẩm chất tâm lý qui
định giá trị xã hội và hành vi xã hội của người đó. Theo đó, nhân cách của
con người được đánh giá ở ba mức độ khác nhau: mức độ bên trong cá nhân:
thể hiện ở dạng cá tính, sự khác biệt của người này với những người khác;

mức độ giữa các cá nhân: thể hiện trong mối quan hệ, liên hệ mà nó tham gia
trong hoạt động cộng đồng, thể hiện trong các hành vi, cử chỉ xã hội của nó;
và mức độ cao nhất: nhân cách vượt ra ngồi khn khổ của cá tính và những
mối quan hệ, liên hệ với các cá nhân khác, ở đây nhân cách được xem như
một chủ thể hoạt động, giá trị của nó thể hiện ở những tác động mà nhân cách
này gây ra đối với những biến đổi của các nhân cách khác. Như vậy, nhân
cách con người là mức độ phù hợp giữa thang giá trị và thước đo giá trị của

Nguyễn Thị Bích Hồng và Võ Văn Nam (2004), Giáo dục học đại cương – Khoa Tâm lý giáo dục,
trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh, trang 58 – trang 61.
1

14


người ấy với thang giá trị và thước đo giá trị của xã hội, độ phù hợp càng cao
thì nhân cách càng lớn.
Còn theo quan niệm truyền thống, nhân cách là sự kết hợp thống nhất
giữa phẩm chất và năng lực của cá nhân bao gồm các phẩm chất chính trị, tư
tưởng, đạo đức, tác phong và các năng lực, sở trường, năng khiếu. Người có
nhân cách phải là người thống nhất được hai mặt phẩm chất và năng lực, tức
là thống nhất giữa mặt đức và tài.
Theo cách tiếp nhận giá trị thì cốt lõi của nhân cách là hệ thống định
hướng giá trị mà mỗi cá nhân lực chọn cho mình, bao gồm các giá trị tư tưởng
(lý tưởng, niềm tin,...), các giá trị đạo đức (lương tâm, trách nhiệm, lòng nhân
ái, lòng trung thực,..), các giá trị nhân văn (học vấn, nghề nghiệp, tình yêu,
thời trang, tài năng,…).
Theo giáo dục học, nhân cách bao gồm tất cả các nét, các mặt, các
phẩm chất có ý nghĩa xã hội trong một con người. Nhân cách là toàn bộ các
đặc điểm tâm sinh lý của cá nhân được xã hội đánh giá tạo nên giá trị của cá

nhân đó. Tùy theo trình độ phát triển của xã hội mà các đặc điểm của cá nhân
được nhìn nhận và đánh giá khác nhau. Những đặc điểm của cá nhân cũng
được đánh giá khác nhau tương ứng với những vai trò khác nhau của họ.
Định nghĩa giáo dục nhân cách có thể được hiểu là quá trình hình thành
và phát triển nhân cách con người một cách tự giác thông qua những nhân tố
tác động có mục đích, có tổ chức của xã hội. Nhân tố đó có bao gồm nhà
trường, gia đình và xã hội. Trong đó, nhà trường và gia đình có ảnh hưởng
trực tiếp và tác động thường xuyên, mạnh mẽ đến sự hình thành và phát triển
nhân cách của trẻ em. Việc tổ chức giáo dục nhân cách chủ yếu được những
người có kinh nghiệm, có chuyên môn đảm nhận như các nhà giáo dục, sư
phạm. Nhà trường là nơi tổ chức quá trình giáo dục một cách có hệ thống, có
kế hoạch chặt chẽ nhất.

15


Trong các giai đoạn giáo dục và phát triển nhân cách của trẻ, thì giai
đoạn từ 6 đến 11 tuổi, tức là giai đoạn học sinh tiểu học, là giai đoạn trẻ bắt
đầu tham gia vào hoạt động học tập mang tính xã hội hóa mạnh mẽ để tiếp
nhận hệ thống tri thức khoa học của loài người. Dưới ảnh hưởng của hoạt
động học tập, nhân cách của trẻ có nhiều biến đổi phong phú và sâu sắc. Đặc
điểm nhân cách của học sinh tiểu học nổi bật ở những nét như khả năng nhận
thức phát triển nhanh chóng nhờ hoạt động học tập; đời sống xúc cảm, tình
cảm chiếm ưu thế hơn và chi phối mạnh mẽ đến các hoạt động, nhận thức của
trẻ; tính hồn nhiên, vui tươi hướng về những cảm xúc tích cực; hay bắt chước
những người gần gũi, có uy tín với trẻ (cha mẹ, thầy cơ, bạn bè,…); hành vi ý
chí chưa cao, bản tính hiếu động, khó kiềm chế, kém tự chủ nên dễ phạm lỗi,
nhất là đối với các yêu cầu có tính nghiêm ngặt, địi hỏi sự tập trung cao độ,
gây căng thẳng. Nhân cách của học sinh tiểu học chịu ảnh hưởng của nhiều
yếu tố: gia đình, nhà trường và xã hội. Trong đó những ảnh hưởng từ cha mẹ,

thầy cô là rất quan trọng vào đầu tuổi và sau đó là các ảnh hưởng từ bạn bè và
phương tiện thông tin đại chúng (sách báo, phim ảnh,…)2.
Trong bài nghiên cứu này, chúng tôi sẽ dựa vào định nghĩa khái niệm
nhân cách theo giáo dục học làm cơ sở để phân tích vai trị của các yếu tố nhà
trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục nhân cách học sinh tiểu học bậc
tiểu học Nhật Bản.
1.2. Mục tiêu và nội dung cải cách giáo dục bậc tiểu học ở Nhật Bản
ở giai đoạn hiện nay (nửa sau thế kỷ XX)
Tháng 8 năm 1945, Nhật đầu hàng quân Đồng Minh vô điều kiện và
tiếp nhận tuyên ngôn Postdam sau khi Mĩ ném hai trái bom nguyên tử xuống
Hiroshima và Nagasaki. Tuyên ngôn Postdam là văn bản được đưa ra sau Hội
nghị Postdam (Đức), một trong những nội dung chính của Hội nghị này là yêu
Nguyễn Thị Bích Hồng và Võ Văn Nam (2004), Giáo dục học đại cương – Khoa Tâm lý giáo dục,
trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh, trang 81 – trang 82.
2

16


cầu Nhật đầu hàng và đưa ra phương châm quản lí nước Nhật thời hậu chiến.
Ngày 30 tháng 8, Tư lệnh tối cao quân đội Liên hợp quốc Mac Arthur đã đến
căn cứ Atsuki. Từ tháng 9, sự chiếm đóng của quân đội Liên hợp quốc chính
thức bắt đầu. Đến ngày 2 tháng 9, lễ kí văn bản đầu hàng đã được diễn ra trên
chiến hạm Missouri.
Trong bối cảnh đó, Bộ trưởng Bộ giáo dục lúc bấy giờ là Maeda Tamon
một mặt tiến hành việc giải trừ thể chế giáo dục dưới thời chiến như bãi bỏ
động viên lao động đối với học sinh, sinh viên; một mặt tích cực bày tỏ
phương châm giáo dục sau chiến tranh. Trong văn bản có tên Phương châm
giáo dục nhằm xây dựng nước Nhật mới (15/9/1945) có viết: “Giáo dục từ
bây giờ trở đi sẽ vừa tiếp tục giữ gìn quốc thể vừa loại trừ tư tưởng quân

phiệt và những chính sách của nó, khiêm tốn phản tỉnh nhằm xây dựng quốc
gia hịa bình”. Văn bản này nhắm tới mục đích xóa bỏ chủ nghĩa qn phiệt,
duy trì trật tự chính trị với Thiên hồng là trung tâm để thốt ra khỏi tình thế
khó khăn.
Từ tháng 10 đến tháng 12, Bộ Tổng tư lệnh tối cao quân Đồng Minh
(GHQ – General Headquarters of the Supreme Commander for the Allied
Powers) – hoạt động như một cơ quan giám sát các hoạt động của Nhật Bản –
đã ban hành Bốn chỉ thị lớn về cải cách giáo dục. Chỉ thị thứ nhất mang tên
Chính sách quản lí đối với chế độ giáo dục Nhật Bản đã thể hiện những
nguyên tắc cơ bản của việc quản lí giáo dục như loại trừ triệt để chủ nghĩa
quan phiệt, chủ nghĩa quốc gia cực đoan ra khỏi giáo dục và chủ trương để
làm được điều đó sẽ tiến hành kiểm tra nội dung giáo dục và những người liên
quan tới giáo dục, điều tra các sách giáo khoa, tài liệu giảng dạy,... Chỉ thị thứ
hai Về việc điều tra, loại trừ, chấp thuận giáo viên và viên chức giáo dục
(30/10) đưa ra các nguyên tắc loại trừ những người không đủ tiêu chuẩn ra
khỏi công việc giáo dục. Chỉ thị thứ ba là Về việc cơng bố đình chỉ và giám
sát sự bảo hộ, trợ giúp, duy trì của chính phủ đối với đạo Shinto (15/12) có
nội dung nghiêm cấm việc tài trợ, duy trì, tiến hành nghi lễ, giáo dục liên
17


quan đến đạo Shinto. Chỉ thị thứ tư là Về việc đình chỉ mơn Tu thân, Lịch sử
Nhật Bản và Địa lí (31/12) quy định chấm dứt giờ học ba mơn: Tu thân, Lịch
sử Nhật Bản và Địa lí trong nhà trường. Lý do của việc đình chỉ ba mơn học
này là do nội dung của ba môn học cũ khơng phù hợp với mục tiêu dân chủ
hóa giáo dục. Cụ thế, môn Tu thân dạy người Nhật trung thành với Thiên
hồng, mơn Lịch sử có chứa nội dung khơng được chứng minh bằng tư liệu
hay môn Địa lý trước đây chỉ ra lãnh thổ nước Nhật bao gồm thuộc địa. Môn
giáo khoa mới như Nghiên cứu xã hội, Nghiên cứu tự do ra đời nhằm thực
hiện dân chủ hoá hệ thống và chương trình giáo dục để giúp học sinh hoàn

thiện nhân cách và rèn luyện kỹ năng.
Vào tháng 3 năm 1946, Sứ đoàn giáo dục Mĩ do J.D. Stodard (người
đứng đầu hành chính giáo dục bang New York) đến Nhật và cuối tháng trình
lên Mac Acthur Bản báo cáo giáo dục của Sứ đoàn giáo dục Mĩ. Trong bản
báo cáo này, nêu rõ về chế độ trường học, thiết lập giáo dục nghĩa vụ với sáu
năm tiểu học, ba năm trung học bậc thấp và ở phía trên là ba năm trung học
bậc cao, miễn học phí, khơng có thi tuyển, thực hiện nam nữ cùng học chung.
Về hành chính giáo dục, đề xuất cắt giảm quyền lực của Bộ Giáo dục, tiến
hành phân tán quyền lực, ở từng phủ, tỉnh, đạo thiết lập các Ủy ban giáo dục.
Dựa trên đề án này, hành chính Bộ Giáo dục được giới hạn trong hành chính
chỉ đạo, hướng dẫn và sự phân quyền cho các địa phương trong hành chính
giáo dục được xúc tiến3. Về khóa trình giáo dục, nhấn mạnh lấy cá nhân làm
xuất phát điểm để biên soạn nội dung giáo dục nhằm đạt được mục tiêu “thừa
nhận sự khác biệt giữa các cá nhân học sinh, đặt trọng tâm vào việc phát
triển những năng lực tiềm tàng có sẵn trong các cá nhân, làm cho họ tham
gia có hiệu quả vào các đồn thể xã hội thích hợp”4, phủ định môn Tu thân

3
Ozaki Mugen (1999), Nguyễn Quốc Vương dịch (2013), Cải cách giáo dục Nhật Bản, NXB Từ
điển Bách khoa, Hà Nội, trang 220-223.

(1979), Báo cáo của Sứ đoàn giáo dục Mĩ ( ア メ リ カ 教 育 使 節 団 報 告 書 ), Kodansha
Gakujutsubunko (講談社学術文庫).
4

18


vốn đặt trọng tâm vào việc giáo dục nên tư tưởng tuân phục tuyệt đối, chủ
trương tiến hành giáo dục đạo đức thơng qua tồn thể khóa trình giáo dục.

Bên cạnh đó, về giáo viên, bản báo cáo đã đưa ra một số đề xuất như: việc
đào tạo giáo viên phải là giáo dục con người theo nghĩa rộng chứ không phải
là chỉ đào tạo nên những giáo viên thiên về tri thức, kĩ thuật chuyên môn hạn
hẹp, việc đào tạo giáo viên nên mở rộng với tất cả trường đại học nói chung,
giáo dục xã hội cũng cần được tổ chức với các hoạt động tích cực nhằm hỗ trợ
việc học tập của công dân.
Nhiều bộ luật về giáo dục cũng đã được ban hành trong thời gian này.
Trong Luật giáo dục cơ bản5 (tháng 3/1947) trong phần “Lời nói đầu” có đưa
ra triết lí: “Chúng ta coi trọng sự tôn trọng cá nhân, hi vọng giáo dục nên
những con người theo đuổi hịa bình và chân lí, đồng thời triệt để thực hiện
phổ cập giáo dục nhằm sáng tạo ra văn hóa phong phú đặc sắc và mang tính
phổ biến”. Điều 1 (Mục đích giáo dục) nêu rõ: “Giáo dục phải được thực hiện
nhằm hoàn thiện nhân cách và giáo dục nên quốc dân khỏe mạnh cả về thể
chất lẫn tinh thần, tràn đầy tinh thần tự chủ, với tư cách là người xây dựng xã
hội và quốc gia hịa bình, u chân lí và chính nghĩa, tơn trọng giá trị cá
nhân, coi trọng lao động và trách nhiệm”. Mục đích giáo dục này “phải được
thực hiện ở tất cả mọi lúc, mọi nơi” (Điều 2). Một số tổ chức ra đời cùng với
phong trào tự học giúp khuyến khích, hỗ trợ giáo dục xã hội như: tổ chức cha
mẹ (Hahaoya Gakkyu), tổ chức thanh niên (Seinen Gakkyu),... Nhiều bảo
tàng và thư viện cũng được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân,
thực hiện mục đích giáo dục “mọi lúc, mọi nơi”.
Trên cơ sở đó, nhiều bộ luật giáo dục liên quan cũng được ban hành
như Luật giáo dục trường học (3/1947), Luật tổ chức Bộ giáo dục (5/1949),
Luật Ủy ban giáo dục (7/1947)... Chẳng hạn, trong Luật giáo dục trường học

5

Luật giáo dục cơ bản (教育基本法):

/>

19


(3/1947) cũng đưa ra các quy định chi tiết về việc thành lập trường học các
cấp, tiêu chuẩn của đội ngũ giáo viên, mục tiêu giáo dục, thời gian theo học,
khóa trình giáo dục, giám sát trường học; về sách giáo khoa, luật quy định
đình chỉ chế độ quốc định, tiến hành chế độ kiểm định.
Tháng 3 năm 1947, Bộ Giáo dục Nhật Bản ban hành Bản hướng dẫn
học tập. Đây là văn bản quy định về mục tiêu, nội dung, phương pháp chỉ đạo
học tập, thời gian dành cho từng môn học cũng như các hoạt động khác trong
trường phổ thông từ bậc mầm non tới trung học phổ thơng. Đối với từng cấp
học sẽ có một Bản hướng dẫn học tập tổng quát và các bản “Giải thích bản
Hướng dẫn học tập” đối với từng môn học. Bản hướng dẫn học tập (1947) có
một số nội dung nổi bật như:
Thứ nhất, về sách giáo khoa, chế độ sách giáo khoa quốc định sẽ được
thay thế bằng chế sách giáo khoa kiểm định. Nghĩa là các nhà xuất bản sách
giáo khoa sẽ dựa vào nội dung Bản hướng dẫn học tập tiến hành biên soạn nội
dung sách. Nội dung của sách sẽ được kiểm duyệt khắt khe bởi Hội đồng
thẩm định do Bộ giáo dục thành lập năm 1949. Nếu nội dung sách được đảm
bảo được nội dung được đề ra trong Bản hướng dẫn học tập, sẽ được phép
xuất bản trên thị trường. Chính nhờ sự cạnh tranh giữa các nhà xuất bản tư
nhân trong việc ban hành sách giáo khoa dưới sự kiểm duyệt của Hội đồng
thẩm định mà nội dung cũng như chất lượng của sách giáo khoa ngày càng
được nâng cao, mang tính thực tiễn cao, phù hợp với từng địa phương, khu
vực.
Thứ hai, về phương pháp học tập, phương pháp thảo luận được khuyến
khích áp dụng nhằm thúc đẩy tính chủ động trong học tập của học sinh thông
qua các hoạt động tương tác với nhóm. Hình thức giảng dạy được làm phong
phú hơn thông qua việc đưa vào các hoạt động như thực nghiệm, sử dụng
thiết bị nghe nhìn, quan sát thực tế, thu thập dữ liệu,... để thay cho phương


20


pháp giáo dục lạc hậu trước đây đó là học sinh tiếp nhận thụ động nội dung
bài giảng của giáo viên.
Thứ ba, chế độ trường học mới 6-3-3-4 được ban hành: 6 năm tiểu học,
3 năm trung học cơ sở, 3 năm trung học phổ thông, 4 năm đại học. Các trường
học nắm quyền tự trị thay vì chịu sự chi phối của Bộ Giáo dục.
Thứ tư, đội ngũ giáo viên được chú trọng tuyển chọn để đảm bảo về
trình độ chuyên môn cao và cả đạo đức nghề nghiệp. Để trở thành một giáo
viên tiểu học, bắt buộc phải trải qua các vòng kiểm tra khắt khe, từ kiểm tra
kiến thức chuyên môn liên quan đến luật giáo dục, các phương pháp giáo dục
cơ bản bằng một bài thi viết, đến kiểm tra khả năng giảng dạy của người giáo
viên thông qua một tiết học mô phỏng mà học sinh ở đây chính là những
người trong ban kiểm tra trong một thời gian quy định (15 phút). Ngoài ra,
các giáo viên tương lai còn được kiểm tra về khả năng chơi một loại nhạc cụ
như Piano, hay thổi sáo,... sẽ dùng trong các tiết học về Âm nhạc. Bài kiểm
tra cuối cùng là đứng phát biểu cảm nghĩ của mình về một đề tài mà ban kiểm
tra đưa ra, chẳng hạn như là “Suy nghĩ về câu: nhân tài là tài sản của một
quốc gia”.
Các Bản hướng dẫn học tập chủ yếu được biên soạn bởi Hội đồng
chuyên môn được lập ra trong Bộ giáo dục với thành viên là các nhà khoa học.
Ngoại trừ bản Hướng dẫn học tập đầu tiên được công bố năm 1947, các bản
Hướng dẫn học tập về sau đều do “Hội đồng thẩm định khóa trình giáo dục”
biên soạn. Hội đồng này được lập ra trong Bộ Giáo dục năm 1950 và đến năm
2001 thì hợp nhất các hội đồng khác như “Hội đồng thẩm định học tập suốt
đời”, “Hội đồng thẩm định giáo dục sản xuất và giáo dục khoa học”... trở
thành “Hội đồng thẩm định giáo dục trung ương”. Trên website của Bộ Giáo
dục Nhật Bản có cơng khai q trình xây dựng Bản hướng dẫn học tập với vai

trò chủ đạo của “Hội đồng thẩm định giáo dục trung ương” như sau:

21


1. Bộ trưởng đề nghị “Hội đồng thẩm định giáo dục trung ương” biên
soạn mới Bản hướng dẫn học tập.
2. Hội đồng thẩm định giáo dục trung ương nghiên cứu, thảo luận và
công bố kết quả bằng văn bản.
3. Kết quả được cơng bố rộng rãi để cơng chúng bình luận, đánh giá.
4. “Hội đồng thẩm định giáo dục trung ương” tiếp nhận ý kiến đánh
giá, thảo luận và đưa ra kết luận.
5. Bộ trưởng Bộ Giáo dục chính thức công bố Bản hướng dẫn học tập.
Ngay sau khi Bản hướng dẫn học tập được công bố, “Hội đồng thẩm
định giáo dục trung ương” lại tiếp tục làm việc để chuẩn bị cho việc sửa đổi
văn bản này theo định kỳ khoảng 10 năm một lần cho phù hợp với tình hình
thực tế và đưa vào các lý luận, kết quả nghiên cứu mới.
Thông thường, các Bản hướng dẫn học tập tổng quát dành cho từng cấp
học sẽ có cấu tạo thành ba phần “Tổng quy”, “Nội dung” và “Phục lục”. Phần
“Tổng quy” trình bày ngắn gọn về “phương châm biên soạn khóa trình giáo
dục”, “những điểm chung về nội dung giữa các môn học và hoạt động giáo
dục”, “lưu ý về thực hiện số giờ học”, “những điểm cần lưu ý khi xây dựng kế
hoạch chỉ đạo học tập ở trường học”. Phần “nội dung” là nội dung của chương
trình giáo dục. Phần “Phụ lục” là bảng phân phối giờ học dành cho từng môn
học và hoạt động giáo dục có tính chất tham khảo. Bản hướng dẫn học tập
được áp dụng cho tất cả các trường phổ thông không kể quốc lập, công lập
hay tư thục. Tuy nhiên trên thực tế, ảnh hưởng của văn bản này đối với các
trường tư thục yếu hơn so với các trường công lập và quốc lập.6
Để chuẩn bị cho nước Nhật bước vào thế kỉ XXI, Chính phủ nước này
tiến hành cải cách giáo dục thêm một lần nữa. Cuộc cải cách lớn lần thứ ba

bắt đầu triển khai từ giữa thập niên 80 của thế kỉ XX.

Nguyễn Quốc Vương (2016), Giáo dục Việt Nam học gì từ Nhật Bản – giáo dục và giáo dục lịch
sử trong cái nhìn so sánh Việt Nam – Nhật Bản, NXB Phụ Nữ, Hà Nội, trang 80-82.
6

22


Một số mục tiêu lớn của cuộc đại cải cách giáo dục lần thứ ba7:
Một là hướng tới hoàn thiện giáo dục nhân cách. Tăng cường giáo dục
đạo đức, nhân cách trong nhà trường. Đồng thời nâng cao khả năng kết hợp
giáo dục với gia đình, địa phương, cũng như giữa gia đình và địa phương, đặc
biệt là trong giáo dục đạo đức. Đào tạo đội ngũ giáo viên có năng lực và tận
tâm với nghề, xem đây là nền tảng cho việc đào tạo được những thế hệ học
sinh vừa có năng lực vừa có đạo đức. Xây dựng các mối quan hệ hòa đồng,
thân thiện trong nhà trường, phát huy năng lực sáng tạo của cả giáo viên và
học sinh.
Hai là thực hiện chế độ trường học để phát huy cá tính của từng học
sinh, tạo ra nhiều cơ hội lựa chọn cho học sinh. Với mục tiêu này có một số
nội dung như sau: Thứ nhất, thay thế hệ thống giáo dục 6-3-3-4 với 9 năm bắt
buộc như hiện nay bằng hệ thống giáo dục mới 6-6-4 (gồm 6 năm tiểu học, 6
năm trung học phổ thông và 4 năm đại học, với 12 năm đi học bắt buộc). Thứ
hai là linh hoạt việc tuyển chọn vào đại học theo hướng để học sinh tự do phát
triển năng khiếu, sở thích. Thứ ba là đổi mới phương pháp giáo dục và nội
dung giảng dạy nhằm nâng cao tính sáng tạo cho thầy và trị, gắn nhà trường
với môi trường và cộng đồng, kết hợp giá trị truyền thống của dân tộc và tính
quốc tế trong các mơn học,…
Ba là chấn hưng nghiên cứu và cải cách giáo dục đại học theo hướng
phù hợp với vị thế cường quốc trong môi trường vừa cạnh tranh vừa hợp tác

cùng phát triển.
Có thể thấy, trong cuộc cải cách giáo dục lần thứ ba này, Nhật Bản đã
đã dành sự quan tâm nhiều hơn cho việc giáo dục đạo đức, nhân cách cho học
sinh, tiến hành đổi mới nhiều hình thức, nội dung giảng dạy của giáo viên
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục để phù hợp với vị thế cường quốc thế giới.
7
ThS. Trần Thị Thu Mai, 2003, Làm giàu nguồn lực con người trong các cuộc cải cách giáo dục ở
Nhật Bản, ĐHSP. TP.HCM, Tạp chí khoa học – Khoa học xã hội và nhân văn, Năm thứ 18, tập 29, số
01/2002.

23


TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Theo Giáo dục học, nhân cách được định nghĩa là bao gồm tất cả các
nét, các mặt, các phẩm chất có ý nghĩa xã hội trong một con người. Nhân cách
là toàn bộ các đặc điểm tâm sinh lý của cá nhân được xã hội đánh giá tạo nên
giá trị của cá nhân đó. Tùy theo trình độ phát triển của xã hội mà các đặc
điểm của cá nhân được nhìn nhận và đánh giá khác nhau. Những đặc điểm
của cá nhân cũng được đánh giá khác nhau tương ứng với những vai trò khác
nhau của họ.
Định nghĩa giáo dục nhân cách có thể được hiểu là quá trình hình thành
và phát triển nhân cách con người một cách tự giác thông qua những nhân tố
tác động có mục đích, có tổ chức của xã hội. Nhân tố đó có bao gồm nhà
trường, gia đình và xã hội. Trong đó, nhà trường và gia đình có ảnh hưởng
trực tiếp và tác động thường xuyên, mạnh mẽ đến sự hình thành và phát triển
nhân cách của trẻ em.
Trong các giai đoạn giáo dục và phát triển nhân cách của trẻ, thì giai
đoạn từ 6 đến 11 tuổi, tức là giai đoạn học sinh tiểu học, là giai đoạn trẻ bắt
đầu tham gia vào hoạt động học tập mang tính xã hội hóa mạnh mẽ để tiếp

nhận hệ thống tri thức khoa học của loài người. Dưới ảnh hưởng của hoạt
động học tập, nhân cách của trẻ có nhiều biến đổi phong phú và sâu sắc.
Bản hướng dẫn học tập là văn bản quy định về mục tiêu, nội dung,
phương pháp chỉ đạo học tập, thời gian dành cho từng môn học cũng như các
hoạt động khác trong trường phổ thông từ bậc mầm non tới trung học phổ
thông. Các Bản hướng dẫn học tập chủ yếu được biên soạn bởi Hội đồng
chuyên môn được lập ra trong Bộ giáo dục với thành viên là các nhà khoa học.
Nó được áp dụng cho tất cả các trường phổ thông không kể quốc lập, công lập
hay tư thục. Thông qua những hướng dẫn của Bản hướng dẫn học tập, nhà
trường và đội ngũ giảng dạy có thể tổ chức những hoạt động phù hợp với từng
khối lớp giúp phát triển kỹ năng sống và hoàn thiện nhân cách.
24


×