Tải bản đầy đủ (.pdf) (192 trang)

Nghiên cứu đa dạng thực vật tại khu bảo tồn thiên nhiên chạm chu tỉnh tuyên quang làm cơ sở cho công tác bảo tồn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (17.03 MB, 192 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
------------------------

Phạm Thị Oanh

NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG THỰC VẬT TẠI KHU BẢO TỒN
THIÊN NHIÊN CHẠM CHU, TỈNH TUYÊN QUANG
LÀM CƠ SỞ CHO CÔNG TÁC BẢO TỒN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC

HÀ NỘI - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
------------------------

Phạm Thị Oanh

NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG THỰC VẬT TẠI KHU BẢO TỒN
THIÊN NHIÊN CHẠM CHU, TỈNH TUYÊN QUANG
LÀM CƠ SỞ CHO CÔNG TÁC BẢO TỒN

Chuyên ngành: Thực vật học
Mã số: 62420111
LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. Nguyễn Trung Thành


2. TS. Đỗ Thị Xuyến

HÀ NỘI - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án "Nghiên cứu đa dạng thực vật tại khu Bảo tồn
thiên nhiên Chạm Chu, tỉnh Tuyên Quang làm cơ sở cho công tác bảo tồn" là
cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu, kết quả phân tích nêu trong luận
án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì cơng trình nào. Những số
liệu, hình ảnh kế thừa đã được chỉ rõ nguồn và được sự cho phép sử dụng của các
tác giả. Các hình và ảnh sử dụng trong cơng trình là của tác giả.

Tác giả luận án

Phạm Thị Oanh


LỜI CẢM ƠN
Nhân dịp này tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS.
Nguyễn Trung Thành và TS. Đỗ Thị Xuyến, Bộ môn Thực vật học, Khoa Sinh
học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN, đã tận tình hướng dẫn, chỉ
bảo và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tơi trong suốt q trình làm luận án.
Tơi cũng xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới các thầy, cơ giáo, cán bộ
Khoa Sinh học, Phịng Sau đại học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, đặc biệt
các thầy, cô giáo, cán bộ Bộ môn Thực vật học và Bảo tàng Thực vật, những
người đã tận tình giúp đỡ, đưa ra nhiều ý kiến góp ý quý báu về chuyên môn, đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tơi trong suốt q trình học tập, q trình cơng tác
thực địa cũng như rèn luyện các kỹ năng nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa Khoa học

Tự nhiên, Trường Đại học Hải Phòng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi yên
tâm học tập, nghiên cứu trong suốt quá trình thực hiện luận án.
Tơi xin cảm ơn Quỹ phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia
(NAFOSTED-106-NN.03-2016.01) và dự án "Tiềm năng sinh học của nguyên
liệu sinh học ở Việt Nam" đã hỗ trợ hồn thành luận án.
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các cán bộ của Chi cục kiểm lâm tỉnh
Tuyên Quang; Hạt kiểm lâm Hàm Yên; Khu Bảo tồn thiên nhiên Chạm Chu; các
Trạm kiểm lâm trên địa bàn các xã Phù Lưu, Yên Thuận, Trung Hà, Hà Lang vì
tất cả những sự giúp đỡ quý báu mà các anh đã ưu ái dành cho tôi trong suốt thời
gian thu mẫu.
Tôi cũng gửi lời cảm ơn tới gia đình và tồn thể bạn bè, đồng nghiệp đã
luôn ở bên tôi, giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình làm luận án.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2019
Tác giả

Phạm Thị Oanh


MỤC LỤC
Trang
Mở đầu

1

Chương 1. Tổng quan tài liệu

4

1.1. Một số khái niệm về đa dạng sinh học


4

1.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu đa dạng thực vật

8

1.2.1. Tình hình nghiên cứu đa dạng hệ thực vật

8

1.2.1.1. Trên thế giới

8

1.2.1.2. Ở Việt Nam

14

1.2.2. Tình hình nghiên cứu thảm thực vật

21

1.2.2.1. Trên thế giới

21

1.2.2.2. Ở Việt Nam

24


1.3. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội Khu BTTN Chạm Chu

29

1.3.1. Vị trí địa lý

29

1.3.2. Địa hình

31

1.3.3. Địa chất

31

1.3.4. Khí hậu

31

1.3.5. Thủy văn

32

1.3.6. Điều kiện kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu

32

1.3.6.1. Dân số


32

1.3.6.2. Lao động, tập quán và kinh tế

32

1.3.6.3. Cơ sở hạ tầng

33

Chương 2. Đối tượng, phạm vi, nội dung và phương pháp nghiên cứu

35

2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

35

2.2. Nội dung nghiên cứu

35

2.3. Phương pháp nghiên cứu

35

2.3.1. Phương pháp kế thừa

35


2.3.2. Phương pháp chuyên gia

36

2.3.3. Phương pháp nghiên cứu hệ thực vật

36

i


2.3.3.1. Thu mẫu và xử lý

36

2.3.3.2. Xác định tên khoa học

40

2.3.3.3. Xây dựng bảng danh lục thực vật

40

2.3.4. Phương pháp đánh giá đa dạng sinh học

40

2.3.4.1. Đánh giá đa dạng của các taxon bậc ngành, họ, chi


40

2.3.4.2. Đánh giá tính đa dạng về các yếu tố địa lý thực vật

41

2.3.4.3. Đánh giá tính đa dạng về dạng sống

41

2.3.5. Phương pháp nghiên cứu thảm thực vật

41

2.3.6. Phương pháp điều tra nguyên nhân suy giảm đa dạng thực vật

43

Chương 3. Kết quả nghiên cứu và bàn luận
3.1. Đa dạng hệ thực vật Khu BTTN Chạm Chu, tỉnh Tuyên Quang

44
44

3.1.1. Xác định loài và xây dựng danh lục thực vật

44

3.1.2. Đa dạng về phân loại hệ thực vật


50

3.1.2.1. Đa dạng ở mức độ ngành

50

3.1.2.2. Đa dạng ở mức độ họ

55

3.1.2.3. Đa dạng ở mức độ chi

59

3.1.3. Đa dạng về các yếu tố địa lý cấu thành hệ thực vật

61

3.1.3.1. Đa dạng các yếu tố địa lý của các chi

61

3.1.3.2. Đa dạng các yếu tố địa lý của các loài

63

3.1.4. Đa dạng về dạng sống của hệ thực vật

68


3.1.5. Đa dạng về giá trị tài nguyên của hệ thực vật

70

3.1.5.1. Đa dạng về giá trị sử dụng

70

3.1.5.2. Đa dạng về các loài nguy cấp, quý, hiếm

80

3.2. Đa dạng các kiểu thảm thực vật Khu BTTN Chạm Chu, tỉnh
Tuyên Quang

96

3.2.1. Hệ thống các kiểu thảm thực vật

96

3.2.2. Mô tả các đơn vị phân loại trong hệ thống thảm thực vật

97

3.2.2.1. Các kiểu thảm thực vật ở độ cao trên 700m

97

3.2.2.2. Các kiểu thảm thực vật ở độ cao dưới 700m


106

ii


3.3. Nguyên nhân gây suy giảm đa dạng thực vật ở Khu BTTN Chạm
Chu, tỉnh Tuyên Quang

117

3.4. Đề xuất các giải pháp bảo tồn đa dạng thực vật tại Khu BTTN
Chạm Chu, tỉnh Tuyên Quang

120

3.4.1. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách

120

3.4.1.1. Chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội cho người
dân vùng đệm, vùng lõi

120

3.4.1.2. Chính sách về quản lý đất đai

121

3.4.1.3. Cho th mơi trường rừng


121

3.4.1.4. Chính sách đầu tư và tín dụng

122

3.4.2. Giải pháp về bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng

122

3.4.3. Giải pháp cho công tác bảo tồn

124

3.4.3.1. Nâng cao nhận thức về công tác bảo tồn

124

3.4.3.2. Nâng cao đời sống cộng đồng

125

3.4.3.3. Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ công tác bảo tồn

125

Kết luận và kiến nghị

126


Danh mục cơng trình khoa học đã cơng bố

129

Tài liệu tham khảo

130

Phụ lục

iii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

BTTN

Bảo tồn thiên nhiên

CBD

Convention on Biological Diversity - Công ước đa dạng
sinh học

CBKDLS


Chế biến kinh doanh lâm sản

CITES

Convention on International Trade in Endangered Species
of Wild Fauna and Flora - Công ước quốc tế về bn bán
các lồi động thực vật hoang dã nguy cấp

ĐDSH

Đa dạng sinh học

FAO

Food and Agriculture Organization of the United Nations Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc

HTV

Hệ thực vật

IPGRI

International Plant Genetic Resources Institute - Viện Tài
nguyên di truyền Quốc tế

IUCN

International Union for Conservation of Nature - Hiệp hội
Quốc tế bảo vệ thiên nhiên


OTC

Ô tiêu chuẩn

VPHC

Vi phạm hành chính

VQG

Vườn quốc gia

UNEP

United Nations Environment Programme - Chương trình
mơi trường Liên hợp quốc

UBND

Ủy ban nhân dân

WWF

World Wildlife Fund - Quỹ bảo vệ thiên nhiên Quốc tế

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG
TT


Tên bảng

Trang

Bảng 2.1.

Các tuyến nghiên cứu tại Khu BTTN Chạm Chu, tỉnh
Tuyên Quang

36

Bảng 3.1.

Sự phân bố các taxon trong các ngành của HTV Khu
BTTN Chạm Chu

44

Bảng 3.2.

Tỷ trọng của HTV Khu BTTN Chạm Chu so với HTV
Việt Nam

51

Bảng 3.3.

Sự phân bố của các taxon trong ngành Hạt kín của
HTV Khu BTTN Chạm Chu


52

Bảng 3.4.

Các chỉ số đa dạng ở các cấp độ của các ngành và cả hệ
thực vật

54

Bảng 3.5.

Các họ đa dạng nhất của HTV Khu BTTN Chạm Chu

55

Bảng 3.6.

Các chi đa dạng nhất của HTV Khu BTTN Chạm Chu

59

Bảng 3.7.

Sự phân bố yếu tố địa lý bậc chi của HTV Khu BTTN
Chạm Chu

62

Bảng 3.8.


Sự phân bố yếu tố điạ lý các loài của HTV Khu BTTN
Chạm Chu

64

Bảng 3.9.

Số lượng lồi và tỉ lệ các nhóm dạng sống của HTV
Khu BTTN Chạm Chu

68

Bảng 3.10.

Số lượng và tỉ lệ phần trăm các nhóm dạng sống chính
thuộc nhóm Ph

69

Bảng 3.11.

Giá trị sử dụng của HTV Khu BTTN Chạm Chu

71

Bảng 3.12.

Đa dạng giá trị sử dụng của HTV Khu BTTN Chạm Chu


72

Bảng 3.13.

Thống kê các loài nguy cấp, quý, hiếm ở Khu BTTN Chạm
Chu theo Sách Đỏ Việt Nam năm 2007, phần Thực vật;
Danh lục Đỏ của IUCN phiên bản 3.1 (2018-1), Nghị định
32/2006/NĐ-CP, phần Thực vật

81

Bảng 3.14.

Tổng hợp số loài quý hiếm theo Sách Đỏ Việt Nam năm
2007, phần Thực vật; Danh lục Đỏ của IUCN phiên bản 3.1
(2018-1), Nghị định 32/2006/NĐ-CP, phần Thực vật

95

v


DANH MỤC CÁC HÌNH
TT

Tên hình

Trang

Hình 1.1.


Bản đồ hành chính Khu BTTN Chạm Chu

30

Hình 2.1.

Các tuyến nghiên cứu tại Khu BTTN Chạm Chu

39

Hình 3.1.

Sự phân bố các taxon trong các ngành của HTV Khu
BTTN Chạm Chu

44

Hình 3.2.

Rungia khoii D.V. Hai, Y.F. Deng & Joongku Lee (Rung
khơi)

46

Hình 3.3.

Strobilanthes hossei C. B. Clarke (Chàm lơng)

47


Hình 3.4.

Aristolochia chlamydophylla C.Y. Wu ex S.M. Hwang
(Mộc hương)

48

Hình 3.5.

Ficus squamosa Roxb. (Sung vẩy)

49

Hình 3.6.

Tỷ trọng các ngành thực vật bậc cao có mạch của HTV
Khu BTTN Chạm Chu

50

Hình 3.7.

Phổ so sánh tỉ lệ phần trăm số loài trong các ngành của
HTV Khu BTTN Chạm Chu với HTV Việt Nam

52

Hình 3.8.


Một số lồi thuộc lớp Một lá mầm và Hai lá mầm

53

Hình 3.9.

Tỷ trọng hai lớp trong ngành Hạt kín ở HTV Khu BTTN
Chạm Chu

54

Hình 3.10.

Tỷ lệ phần trăm của 10 họ đa dạng nhất của HTV Khu
BTTN Chạm Chu ở bậc chi và bậc lồi

56

Hình 3.11.

Một số lồi thuộc 10 họ đa dạng nhất tại Khu BTTN Chạm
Chu

57

Hình 3.12.

Một số loài thuộc 10 chi đa dạng nhất tại Khu BTTN Chạm
Chu


60

Hình 3.13.

Tỉ lệ phần trăm số lồi của 10 chi đa dạng nhất của HTV
Khu BTTN Chạm Chu

61

Hình 3.14.

Phổ yếu tố địa lý của các chi trong HTV Khu BTTN
Chạm Chu

63

vi


Hình 3.15.

Một số lồi thuộc các yếu tố địa lý khác nhau tại Khu BTTN
Chạm Chu

65

Hình 3.16.

Phổ yếu tố địa lý của các lồi trong HTV Khu BTTN
Chạm Chu


67

Hình 3.17.

Phổ nhóm yếu tố địa lý bậc lồi của HTV Khu BTTN
Chạm Chu

68

Hình 3.18. Phổ dạng sống HTV Khu BTTN Chạm Chu

69

Hình 3.19.

Tỉ lệ số lồi các dạng sống của nhóm cây chồi trên HTV
Khu BTTN Chạm Chu

70

Hình 3.20.

Tỉ lệ phần trăm các lồi có giá trị sử dụng của HTV Khu
BTTN Chạm Chu

71

Hình 3.21.


Một số lồi cây thuốc tại Khu BTTN Chạm Chu

73

Hình 3.22. Một số lồi cây gỗ tại Khu BTTN Chạm Chu

77

Hình 3.23. Một số lồi làm cảnh tại Khu BTTN Chạm Chu

78

Hình 3.24. Một số lồi rau ăn tại Khu BTTN Chạm Chu

79

Hình 3.25.

Một số lồi nguy cấp, q, hiếm tại Khu BTTN Chạm Chu

93

Hình 3.26.

Rừng kín thường xanh mưa mùa á nhiệt đới trên đỉnh
Đá Trắng

97

Hình 3.27. Rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới trên núi đá vơi


100

Hình 3.28. Rừng kín hỗn giao cây lá rộng lá kim trên đỉnh Bãi Chị

102

Hình 3.29. Rừng thưa thường xanh cây lá rộng phục hồi sau khai thác

104

Hình 3.30. Rừng thưa thường xanh cây lá rộng phục hồi sau khai thác

105

Hình 3.31. Rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới trên đất thấp

107

Hình 3.32. Rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới trên đất thấp

108

Hình 3.33. Rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới trên núi đá vơi

110

Hình 3.34. Rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới trên núi đá vơi

111


Hình 3.35. Thảm cây lâm nghiệp (Keo)

113

vii


Hình 3.36

Thảm cây cơng nghiệp (Chè)

114

Hình 3.37. Hoa màu được trồng ven rừng trong khu bảo tồn

114

Hình 3.38. Ruộng đồng trong khu bảo tồn

115

Hình 3.39. Diện tích trồng cam đã được quy hoạch

116

Hình 3.40. Trồng chè kết hợp với trồng cam và cây lâm nghiệp

116


Hình 3.41.

Chốt bảo vệ rừng Cao Đường

viii

118


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Việt Nam là một trong những quốc gia có tính đa dạng sinh học cao trên
thế giới. Ý thức được điều đó, ngay từ năm 1962 việc điều tra khảo sát lựa chọn
địa điểm và xây dựng các khu rừng đặc dụng đã được tiến hành. Trải qua hơn
năm thập kỉ hình thành và phát triển, đến nay hệ thống các khu BTTN của Việt
Nam được phê duyệt quy hoạch đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 gồm 176
khu rừng đặc dụng (bao gồm 34 VQG, 72 Khu BTTN, 61 khu bảo vệ cảnh quan,
9 khu nghiên cứu thực nghiệm khoa học) và 16 khu bảo tồn biển chứa đựng các
hệ sinh thái, cảnh quan đặc trưng với giá trị đa dạng sinh học tiêu biểu cho hệ
sinh thái trên cạn và trên biển đã và đang được xây dựng trên khắp các vùng,
miền trên cả nước. Đây là những tài sản thiên nhiên q báu khơng chỉ có giá trị
trước mắt cho thế hệ hơm nay mà cịn là di sản của nhân loại mãi mãi về sau.
Tuyên Quang là một tỉnh miền núi nằm ở vùng Đông Bắc Việt Nam. Đối
với tỉnh Tuyên Quang, rừng là nguồn tài nguyên quý giá, là một trong những
nguồn lực quan trọng cho quá trình tăng trưởng, phát triển kinh tế của tỉnh trước
mắt và lâu dài. Rừng là một bộ phận quan trọng của môi trường sinh thái, là nhu
cầu, là đối tượng hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội,… của nhân dân
Tuyên Quang. Trong suốt hai thập kỷ 1970-1990, tài nguyên rừng của Tuyên
Quang đã suy giảm một cách nghiêm trọng, độ che phủ của rừng đạt 68% vào
những năm 1970 giảm xuống 32% vào năm 1986 và đến năm 1991 thì độ che

phủ của rừng chỉ cịn 28%. Hiện nay, tổng diện tích rừng của Tun Quang là
395.055,28 ha. Trong đó diện tích rừng tự nhiên là 229.145,72 ha, diện tích rừng
trồng là 165.909,56 ha và đang phấn đấu tăng độ che phủ của rừng đạt trên
64,8% vào năm 2025.
Khu BTTN Chạm Chu thuộc hai huyện Hàm Yên và Chiêm Hoá, tỉnh
Tuyên Quang. Những nghiên cứu về khu hệ thực vật ở đây đã được tiến hành từ
lâu. Khởi đầu là năm 2000, đoàn điều tra khu hệ động, thực vật của Viện Sinh
thái và Tài nguyên Sinh vật đã khảo sát và thu thập mẫu vật. Kết quả bước đầu
xác nhận toàn HTV ở đây có gần 500 lồi. Tuy nhiên, các kết quả chỉ mới ở mức

1


độ lập danh lục mà chưa cơng bố, trong đó có ghi nhận một số lồi q hiếm
đang hiện diện như Pơ mu, Nghiến, Đinh, Trai, Sến,…
Trên cơ sở đó, ngày 21 tháng 9 năm 2001, tỉnh Tuyên Quang đã ra Quyết
định công nhận Rừng đặc dụng Chạm Chu là Khu BTTN Chạm Chu.
Tuy nhiên, cho tới nay công tác điều tra và nghiên cứu hệ thực vật Khu
BTTN Chạm Chu vẫn còn nhiều vấn đề chưa được quan tâm đúng mức, đặc biệt
là việc nghiên cứu và đánh giá tính đa dạng hệ thực vật, thảm thực vật được đầy
đủ là rất cần thiết.
Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của vấn đề trên, NCS chọn đề
tài:"Nghiên cứu đa dạng thực vật tại khu Bảo tồn thiên nhiên Chạm Chu, tỉnh
Tuyên Quang làm cơ sở cho công tác bảo tồn".
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xây dựng được danh lục các loài thực vật ở Khu BTTN Chạm Chu
- Đánh giá được tính đa dạng HTV, thảm thực vật ở Khu BTTN Chạm Chu
- Đề xuất được các giải pháp bảo tồn đa dạng thực vật ở Khu BTTN Chạm
Chu
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

- Cung cấp dữ liệu chi tiết về tính đa dạng thực vật ở Khu BTTN Chạm
Chu.
- Đề xuất được các giải pháp cho công tác quản lý bảo tồn đa dạng thực
vật tại Khu BTTN Chạm Chu.
- Đề tài là tư liệu nhằm góp phần vào cơng tác quản lý, sử dụng, phát triển
bền vững tài nguyên thực vật tại Khu BTTN Chạm Chu.
4. Điểm mới của luận án
Xây dựng được danh lục gồm 1.083 loài, 596 chi trong 160 họ thuộc 6
ngành thực vật bậc cao có mạch (Psilotophyta, Lycopodiophyta, Equisetophyta,
Polypodiophyta, Pinophyta, Magnoliophyta).
Góp phần cơng bố 1 lồi mới cho khoa học là Rung khôi - Rungia khoii
D.V. Hai, Y.F. Deng & Joongku Lee (họ Ơ rơ - Acanthaceae).

2


Bổ sung 2 loài mới cho HTV Việt Nam là loài Mộc hương - Aristolochia
chlamydophylla C.Y. Wu ex S.M. Hwang (họ Mộc hương - Aristolochiaceae) và
loài Sung vảy - Ficus squamosa Roxb. (họ Dâu tằm - Moraceae).
Ghi nhận vùng phân bố ở Việt Nam cho 1 lồi có mặt trên lãnh thổ Việt
Nam là lồi Chàm lơng - Strobilanthes hossei C. B. Clarke (họ Ơ rơ Acanthaceae).
5. Bố cục của luận án
Luận án có kết cấu 140 trang, 14 bảng, 41 hình, gồm các phần chính như sau:
Mở đầu (3 trang)
Chương 1. Tổng quan tài liệu (30 trang)
Chương 2. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu (10 trang)
Chương 3. Kết quả nghiên cứu (82 trang)
Kết luận và kiến nghị (3 trang)
Tài liệu tham khảo (11 trang với 163 tài liệu)
Phụ lục


3


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC

Thuật ngữ Đa dạng sinh học (ĐDSH) (Biodiversity) xuất hiện lần đầu tiên
vào năm 1980 trong hai bài viết của Lovejoy, Norse và McManus. Lovejoy làm
việc cho Quỹ bảo vệ Thiên nhiên Quốc tế (WWF), Lovejoy cho rằng ĐDSH hay
đa dạng sự sống được xác định trước hết bằng tổng số các loài sinh vật đang tồn
tại hiện nay. Còn Norse và McManus là hai nhà sinh thái học, khi đề cập tới
ĐDSH tồn cầu có đưa ra hai khái niệm liên quan là đa dạng gen (genetic
diversity) và đa dạng sinh thái (ecological diversity) (Lovejoy, 1980; Norse &
McManus, 1980).
Từ đó đến nay, định nghĩa ĐDSH và các nội dung liên quan đến ĐDSH đã
được thảo luận một cách rộng rãi trên phạm vi toàn cầu. Hiện nay, có rất nhiều
định nghĩa về ĐDSH đã được đưa ra:
Quỹ bảo vệ Thiên nhiên Quốc tế - WWF (1990) quan niệm:"ĐDSH là sự
phồn thịnh của sự sống trên trái đất, là hàng triệu loài thực vật, động vật và vi
sinh vật, là những gen chứa đựng trong các lồi và là những hệ sinh thái vơ
cùng phức tạp cùng tồn tại trong môi trường". Do vậy, ĐDSH bao gồm 3 cấp độ
là: đa dạng gen, đa dạng loài và đa dạng hệ sinh thái (dẫn theo Nguyễn Nghĩa
Thìn, 2005).
Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc - FAO: "ĐDSH
là tính đa dạng của sự sống dưới mọi hình thức, mức độ và mọi tổ hợp, bao gồm
đa dạng gen, đa dạng loài và đa dạng hệ sinh thái". Theo đó, ĐDSH được tổ chức
ở nhiều cấp độ, từ các hệ sinh thái phức tạp đến các cấu trúc hóa học là cơ sở
phân tử của vật chất di truyền. Do đó, thuật ngữ này bao hàm các hệ sinh thái,
các loài, các gen khác nhau và sự phong phú tương đối của chúng (dẫn theo Lê

Trọng Cúc, 2002).
Theo cơng ước ĐDSH - CBD (1992) thì "ĐDSH là sự biến đổi giữa các
sinh vật ở tất cả mọi nguồn, bao gồm hệ sinh thái trên đất liền, trên biển và các hệ
sinh thái nước khác, sự đa dạng thể hiện trong từng loài, giữa các loài và các hệ
sinh thái". ĐDSH bao gồm sự đa dạng trong loài (đa dạng di truyền và đa dạng
gen), giữa các loài (đa dạng loài) và các hệ sinh thái (đa dạng các hệ sinh thái).
Đa dạng di truyền là sự phong phú những biến dị trong cấu trúc di truyền của các
4


cá thể bên trong loài hoặc giữa các loài, những biến dị bên trong hoặc giữa các
quần thể. Đa dạng lồi là sự phong phú về các lồi được tìm thấy trong các hệ
sinh thái tại một vùng lãnh thổ xác định thông qua việc điều tra, kiểm kê. Đa
dạng hệ sinh thái là sự phong phú về các kiểu hệ sinh thái khác nhau ở cạn cũng
như ở nước tại một vùng nào đó (dẫn theo Phạm Bình Quyền và Nguyễn Nghĩa
Thìn, 2002).
Theo hiệp hội Quốc tế bảo vệ Thiên nhiên (IUCN) đã đưa ra định nghĩa
ĐDSH như sau:"ĐDSH là thuật ngữ chỉ sự phong phú của sự sống trên trái đất
của hàng triệu loài thực vật, động vật, vi sinh vật cùng nguồn gen của chúng
và các hệ sinh thái mà chúng là thành viên. Từ đó, ĐDSH được định nghĩa là
sự đa dạng của các sinh vật từ tất cả các nguồn, trong đó bao gồm các hệ sinh
thái trên cạn, dưới biển, các thủy vực và các phức hệ sinh thái mà chúng cấu
thành. ĐDSH bao gồm sự đa dạng của loài, giữa các loài và các hệ sinh thái"
(IUCN, 1994).
Sự đa dạng về sinh học hay sự ĐDSH nói một cách ngắn gọn chính là
sự đa dạng của sự sống trên trái đất. Khái niệm bao gồm các loài thực vật,
động vật và vi sinh vật trên cạn, ở sông hồ và biển. ĐDSH gồm 3 mức độ:
lồi, hệ sinh thái và thơng tin di truyền/nguồn gen (dẫn theo Markus Schmidt
et al., 2012).
Tóm lại, ĐDSH là khoa học nghiên cứu về tính đa dạng của vật sống trong

tự nhiên, từ các sinh vật phân cắt đến các động vật và thực vật (trên cạn cũng như
dưới nước) và cả loài người chúng ta, từ mức độ phân tử đến các cơ thể, các loài
và các quần xã mà chúng ta sống. ĐDSH gồm đa dạng về di truyền, đa dạng về
loài và đa dạng về hệ sinh thái.
ĐDSH có vai trị sống cịn đối với trái đất. ĐDSH có nhiều giá trị to lớn
tập trung vào 3 nhóm: giá trị kinh tế, giá trị xã hội - nhân văn, giá trị tài nguyên
và môi trường.
Về giá trị kinh tế, ĐDSH là nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm hầu
như là duy nhất cho con người. ĐDSH còn là nguồn cung cấp nhiều loại nguyên
liệu quý cho cơng nghiệp chế biến. Theo tính tốn của các nhà khoa học trên thế
giới, hằng năm ĐDSH cung cấp cho lồi người một lượng sản phẩm có giá trị là
33.000 tỷ USD (Costanza et al., 2014).
5


Giá trị xã hội - nhân văn của ĐDSH là những giá trị không thể thay thế
được đối với cuộc sống của con người. Tính phong phú, vẻ đẹp mn màu của
thiên nhiên cung cấp cho con người giá trị thẩm mỹ, đem lại cho con người sự
thư thái bình yên và lòng yêu quê hương, đất nước, đặc biệt là tạo công ăn việc
làm và nâng cao đời sống.
Giá trị tài nguyên và môi trường của ĐDSH được thể hiện ở vai trị duy trì
cân bằng sinh học, cân bằng sinh thái và bảo vệ môi trường, là chức năng tự
nhiên khơng thể thay thế được. Các lồi sinh vật tự dưỡng (chủ yếu là thực vật)
thông qua quá trình quang hợp đã chuyển hóa các chất vơ cơ thành hữu cơ, tạo
nên nguồn chất hữu cơ duy nhất trên trái đất ni sống mn lồi sinh vật, trong
đó có con người. Các lồi sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân hủy chuyển hóa các
chất hữu cơ thành vơ cơ, làm khép kín chu trình chuyển hóa vật chất trên trái đất.
Chuyển hóa vật chất cùng với trao đổi năng lượng, trao đổi thơng tin là động lực
duy trì sự tồn tại và phát triển của sự sống, sự tiến hóa của mn lồi.
Sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của q trình cơng nghiệp hóa nền

kinh tế đã gây nên nhiều tác động to lớn và sâu sắc lên ĐDSH. Cùng với những
nhận thức chưa đầy đủ, sự thiếu hiểu biết, thiếu quan tâm đến bảo vệ và phát triển
của ĐDSH, đã góp phần làm cho ĐDSH bị suy thoái, các chức năng sinh thái bị
nhiễu loạn, con người sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của thiên tai như hạn hán,
lốc, lũ qt, lũ ống, xói mịn, ô nhiễm,… (dẫn theo Bộ Tài nguyên và Môi
trường, 2005).
Nhận thức được điều đó, nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đã
và đang chung tay bảo vệ ĐDSH, thể hiện bằng việc cùng nhau tham gia vào
nhiều công ước quốc tế về ĐDSH như: công ước ĐDSH (có khoảng hơn 190
quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia); cơng ước Ramsar về các cùng đất ngập
nước có tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt là nơi cư trú của chim nước (với khoảng
140 nước tham gia); công ước CITES về bn bán quốc tế các lồi động thực vật
hoang dã đang bị nguy cấp;… Bên cạnh đó, nhiều tổ chức quốc tế đã ra đời để
hướng dẫn, giúp đỡ và tổ chức đánh giá, bảo tồn và phát triển sinh vật trên phạm
vi toàn cầu như: Hiệp hội Quốc tế bảo vệ Thiên nhiên (IUCN); Quỹ Quốc tế bảo
vệ Thiên nhiên (WWF); Chương trình mơi trường Liên hợp quốc (UNEP); Viện
tài nguyên Di truyền Quốc tế (IPGRI),…
6


Việt Nam được đánh giá là quốc gia giàu có về ĐDSH, được xếp thứ 16
trên thế giới về mức độ đa dạng của tài nguyên sinh vật, được công nhận là một
trong các quốc gia cần được ưu tiên cho bảo tồn ĐDSH tồn cầu. Chính vì vậy
cơng tác bảo tồn ĐDSH ở Việt Nam có vai trị rất quan trọng. Để hiện thực hóa
điều đó, Việt Nam tham gia tích cực các Hiệp ước Quốc tế về ĐDSH và nỗ lực
thực hiện nghiêm túc các hiệp ước sau khi kí kết như cơng ước Ramsar, cơng ước
ĐDSH, cơng ước CITES,… Bên cạnh đó từ những năm 60 của thế kỉ trước, Đảng
và Nhà nước ta đã có những chính sách bảo vệ các khu rừng nguyên sinh, cho
đến nay đã có một hệ thống các khu bảo tồn được thành lập trên khắp cả nước.
Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách quan trọng để định hướng cho

công tác bảo vệ, bảo tồn ĐDSH gắn với phát triển kinh tế - xã hội và nhiều văn
bản luật, văn bản dưới luật được triển khai thực hiện trên thực tế. Nhiều chiến
lược có liên quan đã được xây dựng, bao gồm Chiến lược Bảo vệ môi trường
quốc gia đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 (Chính phủ nước CHXHCN
Việt Nam, 2003); Chiến lược Phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 2020 (Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, 2007); Chiến lược Quản lý hệ thống
rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa Việt Nam đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam,
2014a); Quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nước đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030 (Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, 2014b); Chiến lược bảo vệ môi
trường quốc gia đến 2020, tầm nhìn đến 2030 (Chính phủ nước CHXHCN Việt
Nam, 2012),… Một hệ thống luật pháp liên quan đến lĩnh vực bảo tồn và phát
triển đã được Chính phủ Việt Nam xây dựng và ban hành, trong đó quan trọng
nhất là Luật Bảo vệ môi trường (ban hành năm 1993, sửa đổi năm 2005), Luật
Tài nguyên nước (1999), Luật ĐDSH (2008), Luật Bảo vệ và phát triển rừng (ban
hành năm 1991, sửa đổi năm 2005) và Luật Biển (2015). Đặc biệt là, Luật ĐDSH
về bảo tồn và phát triển bền vững ĐDSH đã nhấn mạnh sử dụng bền vững hệ
sinh thái tự nhiên, các loài sinh vật và tài nguyên di truyền, phục vụ cho phát
triển kinh tế - xã hội,… (dẫn theo Võ Thanh Sơn, 2015). Thêm vào đó, tháng 7
năm 2013, Chiến lược quốc gia về ĐDSH đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
đã chính thức được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trở thành định hướng mới
cho công tác bảo tồn đa dạng; hướng tới nền kinh tế xanh và ứng phó với biến

7


đổi khí hậu trong giai đoạn hiện nay (Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam,
2013a; Bộ Tài nguyên và MT, 2014).
1.2. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG THỰC VẬT

1.2.1. Tình hình nghiên cứu đa dạng hệ thực vật

1.2.1.1. Trên thế giới
Việc nghiên cứu thực vật trên thế giới đã được tiến hành từ rất lâu, chia
làm 3 thời kì. Thời kì đầu tiên là thời kì phân loại nhân tạo, trong thời kì này
Theophrastus (370 - 285 trước Công nguyên) được coi như "cha đẻ của thực vật
học" với tác phẩm "Enquiry into Plants" và "The Causes of Plants" đã mơ tả 480
lồi cây khác nhau; Gaius Plinius Secundus (23 - 79 sau Công nguyên) với 37 tập
bách khoa tồn thư về cây thuốc "Naturalis Historiỉ"; Albertus Magnus (1193 1280) phân loại và mô tả cây thuốc cùng với sự phân biệt giữa Một lá mầm và
Hai lá mầm trong tác phẩm "De Vegetabilis"; Andrea Caesalpino (1519 - 1603)
phân loại dựa vào các đặc điểm của cây trong cuốn "De Plantis libri"; Carl
Linnaeus (1707 - 1778) đã dựa trên số lương nhị để phân loại và dùng danh pháp
hai từ để gọi tên lồi và mơ tả hơn 8000 lồi cây (dẫn theo Nguyễn Nghĩa Thìn,
2004a, 2006),… Tiếp đến là thời kì của các hệ thống phân loại tự nhiên, hệ thống
này phản ánh mối quan hệ tự nhiên của thực vật, các nhà nghiên cứu điển hình
của thời kì này như Antoine Laurent De Jussieu (1748 - 1836), De Candolle
(1778 - 1841); George Bentham (1800 - 1884); Joseph Dalton Hooker (1817 1911),… Thời kì thứ ba phát triển vào thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20, là thời kì của các
hệ thống phát sinh chủng loại. Do tác động của học thuyết Darwin, các nhà phân
loại đã cố gắng sắp xếp các nhóm cây tự nhiên theo dịng tiến hóa từ đơn giản
đến phức tạp nhất. Các hệ thống phân loại lần lượt ra đời như hệ thống Eichler hệ thống này rất được ưa chuộng ở châu Âu; hệ thống của Charles Bessey; hệ
thống Hutchinson; hệ thống Takhtajan (1966, 1969, 1980, 1997) được sử dụng
rộng rãi ở Liên Xơ cũ (dẫn theo Nguyễn Nghĩa Thìn, 2006); hệ thống Thorne
(Thorne, 1968, 2000; Thorne & Reveal, 2007); hệ thống Goldberg (Goldberg,
1986, 1989); hệ thống Cronquist (Cronquist, 1968, 1981); hệ thống Judd (Judd et
al., 2016). Gần đây nhất, một nhóm các nhà khoa học đã hợp tác với nhau nhằm
đưa ra một hệ thống chung để áp dụng phân loại một cách ổn định cũng như một
điểm tham khảo chính thức trên tồn thế giới. Hệ thống này được gọi là
8


Angiosperm Phylogeny Group viết tắt là APG, sử dụng việc phân tích trình tự
các chuỗi ADN để xác định mối quan hệ giữa các nhóm thực vật. Hệ thống APG

đầu tiên được xuất bản năm 1998, từ đó đến nay có thêm ba bản nữa (2003, 2009,
2016) lần lượt được cơng bố. Đây được coi là một hệ thống có ảnh hưởng khá lớn
khi mà nó đang được sử dụng ở khắp nơi trên thế giới và dần thay thế cho các hệ
thống trước đó (APG, 2016).
Cùng với các nghiên cứu về phân loại là các nghiên cứu thống kê về số
lượng loài thực vật trên thế giới:
Theo Engler (1882) số lồi thực vật hiện có trên thế giới là 275.000 lồi,
trong đó thực vật có hoa là 155.000 - 160.000 lồi, thực vật khơng có hoa là
130.000 - 135.000 lồi (dẫn theo Nguyễn Nghĩa Thìn, 2004a).
Brummitt trong cuốn "Vascular plant families and genera" đã thống kê tiêu
bản thực vật bậc cao có mạch trên thế giới vào 13.884 chi, 511 họ thuộc 6 ngành
thực vật bậc cao. Trong đó, Angiospermae (ngành Hạt kín) có 13.477 chi, 454
họ, chia thành 2 lớp là Dicotyledoneae (lớp Hai lá mầm) và Monocotyledoneae
(lớp Một lá mầm) (Brummitt, 1992).
Theo một tính tốn của David Bramwell (2002) bằng cách cộng gộp số
lượng loài thực vật có hoa của mỗi vùng, kết quả là 421.968 lồi. Con số này
cũng trùng khớp với ước tính của Raphael Govaerts làm việc cho Royal Botanic
Gardens, Kew khi sử dụng một phương pháp tính tốn khác cũng đưa ra con số là
422.127 lồi thực vật có hoa (dẫn theo BBC News, 2002; Chapman, 2005).
Theo một công bố gần đây nhất của Takhtajan -"Flowering plants" - thống
kê và phân chia khoảng 260.000 lồi thực vật Hạt kín vào 2 lớp là Magnoliopsida
(lớp Mộc lan) và Liliopsida (lớp Hành). Trong đó, Magnoliopsida bao gồm 8
phân lớp, 126 bộ, 440 họ, gần 10.500 chi và khơng dưới 195.000 lồi; Liliopsida
gồm 4 phân lớp, 31 bộ, 120 họ, hơn 3.000 chi và khoảng 65.000 loài (Takhtajan,
2009).
Theo Chapman số loài thực vật trên thế giới ước tính khoảng 390.800 lồi
(khoảng 310.129 lồi đã được mơ tả). Trong đó thực vật bậc cao có mạch ước
tính trên tồn cầu là 368.050 lồi, đã mơ tả được 281.621 lồi; ngành Hạt kín có
khoảng 269.600 lồi trên tổng số lồi ước tính là 352.000 lồi (Chapman, 2009).


9


Theo Pimm và Joppa ước tính tổng số lồi Hạt kín trên trái đất có 450.000
lồi, trong đó 10 - 20% vẫn chưa được biết đến, và 2/3 trong số đó là phân bố ở
vùng nhiệt đới (Pimm & Joppa, 2015).
Trong một báo cáo gần đây của Royal Botanic Garden, ước tính có
391.000 lồi thực vật bậc cao có mạch đã được khoa học biết đến, trong đó
369.000 lồi (chiếm 94%) là thực vật có hoa. Trong vịng 10 năm (2004 - 2013)
có hơn 21.000 tên lồi mới được cơng bố, trung bình có khoảng 2000 lồi mới
được phát hiện và mơ tả mỗi năm. Trong đó Brazil, Úc và Trung Quốc là 3 quốc
gia có số lồi mới được phát hiện nhiều nhất (Sharrock et al., 2014; Royal
Botanic Garden, 2016).
Bên cạnh đó, ở mỗi quốc gia đều nghiên cứu, soạn thảo và cơng bố thực
vật chí. Đây là tài liệu thống kê và mô tả tài nguyên thực vật ở mỗi nước, khu
vực, được biên soạn công phu, kéo dài trong nhiều năm, có thể kể đến một số
cơng trình như: "Flora Reipublicae Popularis Sinicae (FRPS, Flora of China,
Chinese Edition)" gồm 80 tập (dẫn theo De-Zhu Li, 2008) hoặc gần đây có "Flora
of China Illustrations" bằng tiếng Anh xuất bản tập 1 năm 1994 đến nay đã có 25
tập (Wu & Raven (Editor) et al., 1994 - 2013); "Flora of Pennisular Malaysia"
gồm 2 seri, trong đó seri II về thực vật có hạt đến nay đã xuất bản được 6 tập
(Kiew et al., 2010 - 2017). "Flora of Thailand" 12 tập (Larsen (editor), 1970 2014). "Flore du Cambodge, du Laos et du Vietnam" (1960 - 2014 ) 35 tập
(Aubréville et al., 1960 - 2014).
Nhằm duy trì và phát triển bền vững giá trị của ĐDSH nói chung và đa
dạng thực vật nói riêng, từ năm 1964 IUCN đã đưa ra danh sách về tình trạng bảo
tồn và đa dạng của các lồi hoang dã trên thế giới, trong đó có thực vật trong một
danh sách mang tên "Danh mục Đỏ IUCN" (tên tiếng Anh là "IUCN Red List of
Threatened Species", "IUCN Red List", "Red Data List", hay "The IUCN Plant
Red Data Book" ). Kể từ đó đến nay, danh sách này đã được tái bản nhiều lần có
chỉnh sửa và bổ sung. Theo cách đánh giá của IUCN thì các loài thực vật được

xếp vào 8 bậc theo các tiêu chí về mức độ đe dọa tuyệt chủng như tốc độ suy
thối (rate of decline), kích thước quần thể (population size), phạm vi phân bố
(area of geographic distribution), mức phân tách quần thể và khu phân bố (degree
of population and distribution fragmentation). Trên cơ sở danh sách này, các
quốc gia và vùng lãnh thổ cũng xây dựng "Sách Đỏ" riêng để đánh giá tình trạng
10


đe dọa của các loài thực vật ở mỗi nước như "Red Data Book of Endangered
Vascular Plants in Korea", "Southern Africa Plant Red Data Lists", "Red List of
South African Plants", "China Plant Red Data Book", "The Indian Plant Red Data
Book"…
*Nghiên cứu phổ dạng sống của HTV
Khi nghiên cứu về HTV, bên cạnh việc nghiên cứu đa dạng thành phần loài
các nhà nghiên cứu còn quan tâm tới các dạng sống của HTV đó.
Humboldt (1806) là người đầu tiên đề xuất thuật ngữ "Dạng sống" (life forms) trong nghiên cứu thảm thực vật, ông cũng đưa ra việc phân loại các kiểu
thảm thực vật dựa trên cơ sở vật lý học (dẫn theo Batalha & Martins, 2002;
Usharani et al., 2015). Thuật ngữ này sau đó được nhiều nhà địa thực vật và sinh
thái học sử dụng dưới nhiều cách khác nhau như: "growth - forms" (Warming &
Vahl, 1909), hoặc "biological types" hoặc "life-forms" (Raunkiaer, 1903) (dẫn
theo Smith, 1913).
Warming (1884) cũng đưa ra hệ thống phân loại dạng sống thực vật dựa
vào tuổi của cây và chiều cao của chồi hóa gỗ. Drude (1890) phân chia dạng sống
thực vật dựa vào diện mạo và chức năng. Raunkiaer (1934) - nhà sinh thái học
Đan mạch phân chia dạng sống thực vật dựa trên dạng sống cơ bản của thực vật
vào mùa bất lợi,… Theo đó, hệ thống của Raunkiaer là khác biệt hẳn với những
hệ thống khác (dẫn theo Clement, 1920).
Trong hệ thống của Raunkiaer, phổ dạng sống (Biological Spectrum, kí
hiệu là SB) là tổng tỷ lệ mỗi dạng sống đặc trưng cho HTV nghiên cứu.
Hệ thống của Raunkiaer đã được Mueller Dombois & Ellenberg (1974)

điều chỉnh, bao gồm cả các đặc điểm của thực vật trong mùa thuận lợi mà ban
đầu Raunkiaer (1934) đã bỏ qua. Mặc dù đôi khi bị chỉ trích nhưng hệ thống
của Raunkiaer vẫn là hệ thống đơn giản nhất trong phân loại các dạng sống
thực vật. Hệ thống này đã được áp dụng rộng rãi để phân loại các dạng sống
thực vật ở nhiều dạng thảm thực vật khác nhau ví dụ như Sa mạc (Qadir &
Shevty, 1986; El - Demerdash et al., 1994; El-Ghani, 1998), đồng cỏ (Beaman
& Andresen, 1966), thảm thực vật Địa Trung Hải (Dimopoulus & Georgiadis,
1992; Christodoulakis, 1996), thảo nguyên (Stalter et al., 1991), sa van (Cole
& Brown, 1976; Sarmiento & Monasterio, 1983), rừng ôn đới (Buell &
11


Wilbur, 1948; Gao & Chen, 1998), lãnh nguyên (Raunkiaer, 1934), đồng cỏ
nhiệt đới (Cain et al.,1956),… (dẫn theo Batalha & Martins, 2002). Bên cạnh
đó, hệ thống cũng được áp dụng trong nghiên cứu dạng sống và phổ dạng sống
thực vật cho hầu khắp các khu vực, quốc gia trên thế giới như khu vực Ấn Độ
của Bharucha và Ferreira (1941); Rao (1968); Reddy et al., (1999; 2000);
Pattanail et al., (2007) (dẫn theo Paul, 2012),… Khu vực Bắc Mỹ của Cain
(1950); Tansley (1939) và Shimwell (1968) cho thực vật tại Anh, thực vật tại
Mexico (dẫn theo Zavala-Hurtado et al., 1996).
Theo đó, thơng qua các dấu hiệu vị trí chồi so với mặt đất trong thời gian
bất lợi của năm, Raunkiaer đã chia thực vật thành 5 nhóm dạng sống cơ bản:
- Phanerophytes (Ph): nhóm cây có chồi ở cao trên mặt đất, bao gồm:
+ Megaphanerophytes (Mg): Cây có chồi trên lớn, cao trên 30m
+ Mesophanerophytes (Me): Cây có chồi trên vừa, từ 8 - 30m
+ Microphanerophytes (Mi): Cây có chồi trên nhỏ, từ 2 - 8m
+ Nanophanerophytes (Na): Cây có chồi trên lùn, dưới 2m
+ Lianas phanerophytes (Lp): Cây có chồi trên đất, leo cuốn
+ Epiphytes (Ep): Cây có chồi trên đất, sống bì sinh
+ Herb phanerophytes (PhH): Cây có chồi trên đất, thân thảo

+ Succelent phanerophytes (Suc): Cây có chồi trên đất, mọng nước
- Chamaetophytes (Ch): nhóm cây có chồi sát đất
- Hemicryophytes (Hm): nhóm cây chồi nửa ẩn
- Crytophytes (Cr): nhóm cây chồi ẩn
- Therophytes (Th): nhóm cây chồi 1 năm
Raunkiaer đã tính tốn cho hơn 1.000 lồi cây ở các vùng khác nhau trên
thế giới và tìm được tỉ lệ phần trăm bình cách (vai trị ngang nhau) cho từng loài,
gộp lại thành phổ dạng sống tiêu chuẩn - Natural Spectrum, kí kiệu là SN- Phổ
dạng sống điển hình và cơng thức phổ dạng sống là:
SN = 46Ph + 9Ch + 26Hm + 6Cr + 13Th
Phổ dạng sống của vùng - Biological Spectrum, được kí hiệu là SB. Ở
vùng nhiệt đới ẩm, nhóm cây chồi trên - Phanerophytes (Ph) chiếm khoảng 80%,
20% là nhóm cây chồi sát đất - Chamaephytes (Ch), các nhóm cịn lại khơng
12


đáng kể. Cịn ở vùng khơ hạn thì ngược lại, nhóm cây một năm - Therophytes
(Th) và nhóm cây chồi ẩn - Crytophytes (Cr) lại có tỷ lệ khá cao, cịn tỷ lệ nhóm
cây chồi trên - Phanerophytes (Ph) thì giảm xuống (Raunkiaer, 1934).
* Nghiên cứu về yếu tố địa lý thực vật
Ngoài dạng sống thực vật, khi nghiên cứu về HTV các nhà nghiên cứu còn
quan tâm đến yếu tố địa lý thực vật. Địa lý thực vật là một phần của địa sinh vật
học, nghiên cứu về sự phân bố của các loài thực vật theo sinh cảnh và không
gian.
Năm 1804, Alexander Von Humboldt đã xuất bản 26 tập về thực vật và
các dữ liệu môi trường liên quan mà ơng thu thập được trong q trình khám
phá khắp Nam Mỹ. Năm 1805, ông tiếp tục xuất bản một bài báo ngắn về địa
lý thực vật "Essay on the Geography of plants". Ông được coi là "cha đẻ của
địa lý thực vật" khi đi khắp châu Âu, Bắc Phi và châu Mỹ để thám hiểm, tìm
kiếm, thu thập những bằng chứng để xác định mối tương quan giữa sự phân bố

của thực vật với với các đặc tính vật lý của cảnh quan (Raup, 1942;
Romanowski (Trans.) & Jackson (Ed.), 2009).
Suốt hai thế kỉ, nhiều thuật ngữ về địa lý thực vật được các nhà nghiên cứu
sử dụng như "bio geography" (Wilkinson, 2003), "plant geography" (De
Candolle, 1855; Cain, 1944), "pflanzengeographie" (Schmithusen, 1968),
"phytogeography", "geobotany", "chorology" (bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp,
"Chora" nghĩa là nơi cư trú) hay "arealkunde" kể từ khi "Essay on the Geography
of plants" của Humboldt ra đời (dẫn theo Moreira-Moz, 2007). Tuy nhiên có
thể hiểu đơn giản địa lý thực vật là sự phân bố của các sinh vật trong không gian
và thời gian (Wilkinson, 2003).
Sau Humboldt (1804); Schouw (1822); Edward Forbes (1846); Alphonse
de Candolle (1855); Lyell (1853); Darwin (1859); Hooker (1862); Warming
(1895; 1909); Schimper (1898; 1903) cũng đưa ra các quan điểm của mình về sự
phân bố địa lý của thực vật (các yếu tố địa lý thực vật) và mối quan hệ giữa thực
vật với môi trường sống,… (dẫn theo Raup, 1942; Wulff, 1943; Nelson, 1978).
Bước sang thế kỉ 20, vào năm 1912, Alfred Wegener đã giới thiệu
thuyết Lục địa trôi dạt (Theory of Continental Drift), mặc dù ban đầu nó
khơng được chấp nhận rộng rãi cho đến những năm 1960 nhưng lý thuyết này
13


×