Tải bản đầy đủ (.pdf) (171 trang)

Xưng hô trong tiếng việt nhìn từ góc độ mạng quan hệ xã hội (trên cứ liệu phim truyện việt nam)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.03 MB, 171 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BÙI THỊ DIỆU TRANG

XƯNG HƠ TRONG TIẾNG VIỆT NHÌN TỪ
GĨC ĐỘ MẠNG QUAN HỆ XÃ HỘI
(TRÊN CỨ LIỆU PHIM TRUYỆN VIỆT NAM)

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƠN NGỮ HỌC
MÃ SỐ: 62.22.02.40

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BÙI THỊ DIỆU TRANG

XƯNG HƠ TRONG TIẾNG VIỆT NHÌN TỪ
GĨC ĐỘ MẠNG QUAN HỆ XÃ HỘI
(TRÊN CỨ LIỆU PHIM TRUYỆN VIỆT NAM)

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
MÃ SỐ: 62.22.02.40
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN THỊ KIM TUYẾN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2018



MỤC LỤC BẢNG BIỂU TRONG LUẬN VĂN
Stt
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

Tên bảng
Bảng 1.1: Hệ thống đại từ xưng hô trong tiếng Việt
Bảng 2.1: Phương thức xưng hô nhân vật ông Minh (Phim “Hôn
nhân trong ngõ hẹp”)
Bảng 2.2: Phương thức xưng hô nhân vật ông Diệp (Phim “Miền
đất Phúc”)
Bảng 2.3: Hệ thống xưng hô cha - con trong mạng gia đình
(Phim “Hơn nhân trong ngõ hẹp”- “Miền đất phúc”)
Bảng 2.4: Phương thức xưng hô nhân vật bà Minh (Phim “Hôn
nhân trong ngõ hẹp”)
Bảng 2.5: Phương thức xưng hô nhân vật bà Diệp (Phim “Miền
đất Phúc”)
Bảng 2.6: Hệ thống xưng hô mẹ - con trong mạng gia đình
(Phim “Hơn nhân trong ngõ hẹp” - “Miền đất phúc”)
Bảng 2.7: Phương thức xưng hô nhân vật Phương (Phim “Hôn

nhân trong ngõ hẹp”)
Bảng 2.8: Phương thức xưng hô nhân vật Danh (Phim “Hôn nhân
trong ngõ hẹp”)
Bảng 2.9: Hệ thống xưng hơ vợ - chồng trong mạng gia đình (Phim
“Hơn nhân trong ngõ hẹp”)
Bảng 2.10: Hệ thống xưng hô chị - em trong mạng gia đình (Phim
“Hơn nhân trong ngõ hẹp”)

Trang số
22
37 - 40
42
43
44 - 47
49 - 50
51
55 - 57
59 - 60
61
63


MỤC LỤC SƠ ĐỒ TRONG LUẬN VĂN
Tên sơ đồ

Stt
1
2
3
4

5
6
7

Sơ đồ 1.1: Minh họa cấu trúc mạng xã hội đơn giản trong gia
đình
Sơ đồ 1.2: Minh họa hội thoại của một nhân vật A
Sơ đồ 2.1: Mối quan hệ gia đình ông bà Minh (Phim “Hôn nhân
trong ngõ hẹp”)
Sơ đồ 2.2: Mối quan hệ gia đình ơng bà Diệp (Phim “Miền đất
Phúc”)
Sơ đồ 3.1: Mơ hình phác họa mạng quan hệ xã hội nhân vật
Lâm
Sơ đồ 3.2: Mơ hình mạng quan hệ xã hội gia đình xã trưởng
(Phim “Miền đất phúc”)
Sơ đồ 3.3: Mơ hình phác họa mạng quan hệ xã hội nhân vật
Danh (Phim “Hôn nhân trong ngõ hẹp”)

Trang số
13
27
35
36
83
87
88


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,

kết quả nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng được cơng bố
ở bất kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả luận văn

Bùi Thị Diệu Trang


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ts. Trần Thị Kim Tuyến đã dành
rất nhiều thời gian và tâm huyết để hướng dẫn tơi hồn thành luận văn này.
Đồng thời tôi cũng vô cùng biết ơn các thầy cô đã dạy dỗ, truyền đạt cho tôi
những kiến thức cần thiết trong thời gian học tập để tơi có đủ năng lực thực
hiện nghiên cứu này.
Tơi cũng xin cảm ơn phịng Sau đại học, bộ mơn Ngơn ngữ học và thầy
cô trong thư viện trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ
Chí Minh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi tìm kiếm tài liệu, hồn thành các
thủ tục cần thiết để bảo vệ luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn

Bùi Thị Diệu Trang


MỤC LỤC
DẪN NHẬP ................................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu .................................................................................................................. 2
3. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................................... 7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 7
4.1 Đối tượng nghiên cứu............................................................................................7
4.2 Phạm vi nghiên cứu ...............................................................................................7

5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu .................................................................... 8
5.1 Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................8
5.2 Nguồn ngữ liệu ......................................................................................................8
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .............................................................................................. 8
6.1 Ý nghĩa khoa học ..................................................................................................8
6.2 Ý nghĩa thực tiễn ...................................................................................................9
7. Bố cục luận văn ........................................................................................................................ 9
Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ NGỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ............................. 10
1.1 Tổng quan về lý thuyết mạng quan hệ xã hội ............................................................. 10
1.1.1 Khái niệm mạng quan hệ xã hội.......................................................................10
1.1.2 Cấu trúc của mạng quan hệ xã hội ...................................................................13
1.1.3 Các kiểu mạng quan hệ xã hội .........................................................................15
1.1.3.1 Về quy mô tổ chức ........................................................................................15
1.1.3.2 Về khả năng liên kết ......................................................................................16
1.1.4 Đặc điểm của mạng quan hệ xã hội .................................................................18
1.1.4.1 Sự ràng buộc của các liên kết trong mạng quan hệ xã hội ............................18
1.1.4.2 Vị thế giao tiếp trong mạng quan hệ xã hội ..................................................19
1.1.4.3 Áp lực các liên kết trong mạng quan hệ xã hội .............................................20
1.2 Từ xưng hô trong tiếng Việt ............................................................................................. 21
1.2.1 Khái niệm xưng hô ...........................................................................................21
1.2.2 Phân loại từ xưng hô ........................................................................................23


1.2.3 Đặc điểm của từ xưng hô trong tiếng Việt .......................................................25
1.2.4 Các chức năng của từ xưng hô .........................................................................26
1.2.4.1 Chức năng định vị của từ xưng hô ................................................................26
1.2.4.2 Chức năng chiếu vật ......................................................................................28
1.2.4.3 Chức năng thể hiện quan hệ liên cá nhân ......................................................30
1.3 Về cứ liệu phim truyện Việt Nam ................................................................................... 31
1.4 Tiểu kết chương.................................................................................................................... 33

Chương 2: XƯNG HÔ VÀ VỊ THẾ TRONG MẠNG QUAN HỆ XÃ HỘI ............. 34
2.1 Biểu hiện của xưng hô trong thể hiện vị thế xã hội .................................................... 34
2.1.1 Mạng gia đình ..................................................................................................34
2.1.1.2 Xưng hơ trong mạng gia đình .......................................................................35
2.1.2 Các mạng ngồi gia đình ..................................................................................63
2.1.2.1 Mạng bạn bè ..................................................................................................63
2.1.2.2 Mạng đồng nghiệp.........................................................................................66
2.1.2.3 Mạng láng giềng ............................................................................................70
2.2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn từ xưng hô trong mạng quan hệ xã hội 72
2.2.1 Vị thế giao tiếp .................................................................................................73
2.2.2 Sự chi phối của liên kết mạnh ..........................................................................75
2.2.3 Thái độ của nhân tố giao tiếp ...........................................................................76
2.2.4 Định chế của mạng quan hệ xã hội ..................................................................78
2.3 Tiểu kết chương.................................................................................................................... 79
Chương 3: XƯNG HÔ VÀ SỰ BIẾN ĐỔI CỦA MẠNG QUAN HỆ XÃ HỘI ....... 81
3.1 Ảnh hưởng của mạng quan hệ xã hội trong lựa chọn hình thức xưng hơ............. 81
3.2 Đặc trưng của biến đổi xưng hô trong mạng quan hệ xã hội .................................. 89
3.2.1 Tính dị biến ......................................................................................................89
3.2.2 Tính thương lượng ...........................................................................................92
3.2.3 Tính thích nghi .................................................................................................98
3.3 Điều kiện để những thay đổi trong xưng hô biến đổi mạng quan hệ xã hội ...... 102
3.4 Tiểu kết chương ................................................................................................................ 103


KẾT LUẬN ................................................................................................................................ 104
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 108
PHỤ LỤC 1: BẢNG THỐNG KÊ NGỮ CẢNH ĐẦY ĐỦ SỬ DỤNG TRONG
LUẬN VĂN ............................................................................................................................... 112
PHỤ LỤC 2: BẢNG THỐNG KÊ TỔNG HỢP XƯNG HÔ NGỮ LIỆU PHIM ... 144



DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài
Xã hội là một tổng hòa các mối quan hệ tác động và chi phối lẫn nhau. Con
người không thể tồn tại và phát triển ngồi xã hội. Đây là mơi trường mà mỗi cá nhân
sẽ đối mặt, bộc lộ bản thân thông qua giao tiếp hằng ngày. Ngôn ngữ của cá nhân sẽ
thay đổi linh hoạt, biến động tùy vào hoàn cảnh, liên hệ hay nhu cầu sống. Mối quan
hệ giữa người với người tạo nên các mạng quan hệ vừa gắn bó mật thiết vừa đan chéo
phức tạp. Chính vì thế mạng ngôn ngữ của mỗi cá nhân hợp thành một tổng thể đầy
lí thú cho các nghiên cứu xã hội học và ngôn ngữ học.
Mạng quan hệ xã hội là một cơng cụ hữu ích để giải thích, phân tích tính hệ
thống của sự biến đổi ngôn ngữ cá nhân và cộng đồng trong những môi trường khác
nhau. Trên thế giới, cơng cụ này đã có một lịch sử phát triển lâu dài với nhiều nghiên
cứu công phu, thực nghiệm ở những môi trường đa dạng và thu được nhiều kết quả
lý thú.
Tuy nhiên, ở Việt Nam, đây còn là một mảng trống cịn bỏ ngỏ của Ngơn ngữ
học xã hội. Các lí thuyết về mạng quan hệ xã hội được giới thiệu một cách vắn tắt. Lí
thuyết mạng xã hội hầu như chỉ được biết đến trong lĩnh vực Xã hội học trong khi đối
với Ngôn ngữ học đây là một phương thức tốt để phân tích các đặc tính của ngôn ngữ
trong giao tiếp của con người.
Mỗi ngôn ngữ đều gắn bên mình văn hóa của đất nước. Xưng hô trong tiếng
Việt rất đặc biệt so với các loại hình ngơn ngữ khác, là một phương tiện để biểu đạt
văn hóa giao tiếp của người Việt. Nghiên cứu xưng hơ mở ra nhiều điểm nhìn để phân
tích thói quen, hành động cũng như cách thức thể hiện ngôn ngữ của cá nhân và cộng
đồng. Từ góc độ mạng quan hệ xã hội, xưng hô là một cứ liệu hữu hiệu để minh họa
cho nghiên cứu.
Tiếp xúc với những lí thuyết này gợi cho chúng tôi một sự hứng thú và tị mị
để đi đến với đề tài “Xưng hơ trong tiếng Việt nhìn từ góc độ mạng quan hệ xã hội
ngôn ngữ trên cứ liệu phim truyện Việt Nam”. Với đề tài này, chúng tôi mong muốn


1


sẽ phác họa tồn diện lí thuyết về mạng quan hệ xã hội, đưa ra những ví dụ thiết thực
trong tiếng Việt phục vụ cho công tác nghiên cứu Ngôn ngữ học xã hội nói riêng và
giảng dạy Ngơn ngữ học nói chung.
2. Lịch sử nghiên cứu
Xưng hơ trong tiếng Việt từ lâu đã thu hút được sự chú ý của giới nghiên cứu
ngôn ngữ học Việt Nam với một số lượng cơng trình đa dạng ở nhiều khía cạnh.
Ngược lại, mạng quan hệ xã hội vẫn còn là một khái niệm xa lạ, dù được nghiên cứu
cũng chưa được gọi tên một cách chính danh, các cơng trình hầu hết chỉ xử lý trên
nền tảng lý thuyết này.
Xem xét lịch sử nghiên cứu, trên cơ sở những tài liệu có được, do hạn chế về
mặt khách quan cũng như chủ quan, chúng tơi nhận thấy đã có nhiều thành tựu đạt
được ở nhiều mặt.
Về các cơng trình liên quan đến lý thuyết mạng quan hệ xã hội trên thế giới,
chúng tơi tiếp cận được một số cơng trình:
-

Language and social networks, Lesley Milroy, (1980), tác giả đưa ra các định

nghĩa về mạng quan hệ xã hội, các đặc điểm, tính chất của chúng. Đồng thời giới
thiệu các phương pháp thực nghiệm để nghiên cứu trên nền tảng lý thuyết mạng quan
hệ xã hội.
-

Linguistic change, social network and speaker innovation, James Milroy and

Lesley Milroy (1985), nghiên cứu được tiến hành trên sự biến đổi về ngữ âm của ba
vùng cộng đồng dân cư: Anderstown, Braniel và Lurgan trong âm /a/; /æ/; /æ:/;/ε/;

/ε:/; /ḙ/ trên phương pháp thực nghiệm, điền dã để thu về dữ liệu chứng minh sức
mạnh của các liên kết trong mạng quan hệ xã hội.
-

Social network and social class: Toward an integrated socialinguistic model,

Lesley Milroy and James Milroy (1992), trong nghiên cứu này hai tác giả chủ yếu sử
dụng các lý thuyết về mạng quan hệ xã hội để tìm ra sự liên kết giữa các tầng lớp kinh
tế xã hội trong ngôn ngữ. Đồng thời trên đối tượng là vùng Bắc Ireland và
Philadelphia, các nhà nghiên cứu cũng sử dụng lý thuyết về lực liên kết yếu (weak

2


network ties) trong mối quan hệ xã hội vĩ mô để giải thích ích lợi của sợi dây liên kết
lỏng trong các biến đổi ngôn ngữ xã hội hiện đại.
-

Sociolinguistics method and interpretation, Milroy Lesley and Matthew

Gordon (2003), ngoài những phần liên quan đến ngôn ngữ học xã hội, cuốn sách có
18 trang (tr.116-134) giới thiệu những lý thuyết cơ bản về mạng quan hệ xã hội cũng
như các loại liên kết trong mạng này.
-

The role of social networks in understanding language maintenance and shift

in post-colonial multilingual communities – The case of the Republic of Palau in the
Western Pacific, Kazuko Matsumoto (2009), tác giả nghiên cứu trên địa bàn đất nước
Palau với ba cộng đồng dân cư gồm Palauan- người thuần Palau, chỉ sống ở đây; Nhật

Bản- Palau 1- có quốc tịch Nhật, di chuyển liên tục giữa hai nơi, cịn gọi là gia đình
hồi hương; Nhật Bản- Palau 2 là gia đình kết hợp của người Nhật và Palau nhưng họ
khơng có quốc tịch Nhật và khơng dịch chuyển. Đặc điểm sử dụng ngơn ngữ của các
gia đình mang đặc điểm trên được nghiên cứu, so sánh để tìm ra các mối liên kết giữa
đặc điểm xã hội và khả năng pha trộn, sử dụng ngôn ngữ của họ. Tác giả đã có những
khám phá thú vị về sự khác nhau và độ thay đổi trong ngôn ngữ trong bối cảnh liên
kết khơng tương đồng này.
Về các cơng trình liên quan đến lý thuyết mạng quan hệ xã hội ở Việt Nam:
-

Ngôn ngữ học xã hội, Nguyễn Văn Khang (2014), đây là một cơng trình dày

dặn về những vấn đề liên quan đến cơ sở lí thuyết của đề tài, tác giả đã bước đầu đưa
ra những khái niệm cơ bản về xưng hơ, các hình thức xưng hơ, thống kê cụ thể [17:
361 - 371]; Vấn đề lựa chọn ngôn ngữ trong giao tiếp [17: 372 - 392]; Một vấn đề
hầu như chưa được đề cập ở những cơng trình khác là mạng xã hội đã được tác giả
mô tả ban đầu về khái niệm, các thông số liên quan để phân tích cấu trúc mạng xã hội
đồng thời gợi ý một số phương pháp nghiên cứu mạng xã hội trong ngôn ngữ học
[17: 49 - 47].
Về các cơng trình nghiên cứu kết hợp từ xưng hơ với các lý thuyết liên quan
trực tiếp hoặc gián tiếp với mạng quan hệ xã hội:

3


-

Đại cương ngữ dụng học - Tập 2 Ngữ dụng học, Đỗ Hữu Châu (1993), tác giả

đề cập, phân tích vai trò của ngữ cảnh, các quan hệ liên cá nhân trong giao tiếp cũng

như vị thế giao tiếp [3: 15 - 18].
-

Ứng xử ngôn ngữ trong giao tiếp gia đình người Việt, Nguyễn Văn Khang

(chủ biên), (1996), có 5 bài viết liên quan đến ngôn ngữ giao tiếp qua từ xưng hơ, cụ
thể: “Nghi thức lời nói trong giao tiếp gia đình người Việt” (Nguyễn Văn Khang, tr.
5 - 33); “Các cung bậc của ngôn ngữ trong giao tiếp của vợ chồng người Việt” (Mai
Xuân Huy, tr. 34-54); “Xưng hơ giữa các thành viên trong gia đình người Việt” (Bùi
Minh Yến, tr. 83 - 157); “Sự bộc lộ giới tính trong giao tiếp ngơn ngữ gia đình người
Việt” (Nguyễn Văn Khang, tr. 176 - 188): các bài viết đều đi sâu tìm hiểu các khía
cạnh, đặc điểm, nhân tố ảnh hưởng đến giao tiếp xưng hơ trong gia đình người Việt.
-

Ngữ dụng học, (tập 1), Nguyễn Đức Dân (1998), tác giả đề cập và phân tích

các mối quan hệ cá nhân một cách chi tiết, cách xưng hô trong mỗi mối quan hệ. [8:
121 - 128].
-

Về hiện tượng xưng hô trong giao tiếp quảng cáo, Mai Xuân Huy, tạp chí

Ngơn ngữ, số 8, (2004), tác giả thống kê và phân loại các hình thức xưng hơ trong
quảng cáo ở Việt Nam và đưa ra những nhận xét khái quát về tình hình chung, sắc
thái diễn đạt của các từ xưng hơ trong chương trình quảng cáo.
-

Mối quan hệ giao tiếp và cách xưng hô của người Việt, Nguyễn Thiện Giáp,

Web Văn hóa học, đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh,

(2008), tác giả khảo sát các nhân tố liên quan đến xưng hô trong giao tiếp như: tuổi
tác, giới tính, cương vị xã hội và mức độ thân hữu. Xưng hơ thích hợp có thể tạo nên
sự thân mật và qua đó góp phần đạt được hiệu quả giao tiếp mong muốn.
-

Từ xưng hơ trong giao tiếp của người Việt, tạp chí Nghiên cứu khoa học,

Trương Thị Minh Phương (2012), bài viết đưa ra một số đặc điểm cơ bản liên quan
đến việc sử dụng từ xưng hô trong tiếng Việt và soi chiếu các đặc điểm đó vào việc
sử dụng từ xưng hô trong thực tiễn của một số sinh viên trong trường Đại học Yersin
Đà Lạt. Tác giả cho rằng “để sử dụng từ xưng hô đúng, bản thân người giao tiếp cần
định vị vị thế của mình đối với đối tượng giao tiếp”[24: 47]. Về vai trò của từ xưng

4


hô trong giao tiếp, tác giả viết “từ xưng hô sử dụng trong giao tiếp cảu người Việt
Nam thể hiện truyền thống văn hóa, cung cách ứng xử của người Việt Nam đối với
nhau trong cuộc sống. Hơn nữa từ xưng hơ cịn thể hiện tri thức của người giao tiếp”
[24: 50].
-

Chiến lược giao tiếp xưng hô trong giao lưu trực tuyến giữa người hâm mộ

với nghệ sĩ (Qua hành vi khen và hồi đáp khen), tạp chí Ngơn ngữ và Đời sống, số
10, Phạm Thị Hà (2013), tác giả khảo sát 500 cặp thoại khen và tiếp nhận lời khen,
phân loại các cách thức xưng hô trong hành vi khen. Tác giả cho rằng “cách gọi của
nghệ sĩ và người hâm mộ rất linh hoạt. Việc sử dụng cách gọi linh hoạt này phụ thuộc
vào nhiều nhân tố, chủ yếu là tuổi và giới” [13: 10]
-


Xưng hô trong thương lượng mua bán (trên cứ liệu các hội thoại mua bán của

sinh viên tại các chợ sinh viên ở Hà Nội), Chu Thị Phong Lan, tạp chí Ngơn ngữ và
Đời sống, số 5, (2014), tác giả thu thập các hội thoại trao đổi mua bán, phân loại theo
cách sử dụng các từ xưng hô khác nhau và rút ra kết luận: “những thay đổi trong việc
dùng đại từ xưng hô của người mua và người bán, nhất là đối với người mua (tầng
lớp sinh viên) chắc chắn có ảnh hưởng nhất định từ tâm lý, lứa tuổi và vai xã hội”
[21: 24]
-

Chiến lược giao tiếp xưng hô của thành viên ban giám khảo trong chương

trình truyền hình thực tế bằng tiếng Việt và tiếng Anh, Trần Thị Thanh Hương, tạp
chí Ngôn ngữ và Đời sống, số 7, (2014), tác giả khảo sát một số chương trình thực tế
Việt - Mỹ, đi vào thống kê, phân tích và mơ tả kỹ lưỡng các chiến lược giao tiếp xưng
hô của ban giám khảo trong chương trình truyền hình thực tế phiên bản Việt và Mỹ.
Bài viết nhận định rõ quan điểm “cách xưng hô đã thể hiện rõ chiến lược giao tiếp
liên nhân của chủ thể” đồng thời rút ra kết luận “giao tiếp xưng hô của người Việt và
người Mỹ đều rất năng động” nhưng “xưng hô của người Việt mang nhiều sắc thái
và đa chiều hơn”[15: 61]
-

Xưng hô trong giao tiếp vợ chồng người nông dân Việt (Trên cứ liệu một số

tác phẩm văn học giai đoạn 1930 - 1945), Khuất Thị Lan, tạp chí Ngơn ngữ và Đời
sống, số 7, (2014), tác giả đi sâu mô tả, khái quát các đặc điểm xưng hô trong giao

5



tiếp vợ chồng nông dân Việt giai đoạn 1930 - 1945. Đồng thời đưa ra kết luận “xưng
hơ có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Xưng hô thể hiện thái độ, tình cảm, hiện trạng
giữa các thành viên giao tiếp” và “xưng hơ gắn liền với mục đích giao tiếp” và “việc
sử dụng từ xưng hô như thế nào còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: nhân vật
giao tiếp, nội dung giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp và quan trọng hơn là mục đích giao
tiếp. Xưng hơ cũng được xem như là một trong những chiến lược giao tiếp giúp hội
thoại nhanh đến đích hoặc thành cơng như mong muốn” [22: 25].
-

Giao tiếp xưng hô tiếng Việt bằng từ thân tộc và việc sử dụng chúng trong

giao tiếp cơng quyền, Nguyễn Văn Khang, tạp chí Ngơn ngữ và Đời sống, số 10,
(2014), bài viết mô tả chi tiết các khái niệm về từ xưng hô, từ xưng hô thân tộc và
việc sử dụng chúng trong giao tiếp cơng quyền, phân tích các ý kiến về việc nên hay
không nên sử dụng vốn từ xưng hô này trong các cơ quan công quyền. Tác giả nhấn
mạnh “các từ xưng hơ thân tộc có vai trị đặc biệt quan trọng trong giao tiếp xưng hô
của người Việt từ trong gia đình đến ngồi xã hội, từ giao tiếp phi quy thức đến giao
tiếp quy thức” [19: 46]
-

Sắc thái biểu cảm của từ xưng hơ trong ca dao trữ tình Đồng bằng sơng Cửu

Long, Trần Thị Ngọc Diễm, tạp chí Khoa học Xã hội số 1, (2015), bài viết khảo sát
các từ xưng hơ trong ca dao trữ tình Đồng bằng sơng Cửu Long, phân tích sắc thái
biểu cảm để khẳng định tính thẩm mỹ của từ xưng hơ. Tác giả khẳng định “trong cách
xưng hô, cư dân đồng bằng sông Cửu Long chịu ảnh hưởng lớn từ môi trường sống,
có tính cách mạnh mẽ, khống đạt” [9: 79]
Trên đây là những cơng trình mà chúng tơi có thể tiếp cận được từ các thư viện
cũng như thông tin trực tuyến. Việc tiếp cận nguồn tư liệu của các nghiên cứu ngơn

ngữ học miền Bắc với chúng tơi cịn gặp nhiều khó khăn nên trong chừng mực nào
đó, chúng tơi cố gắng phác thảo bức tranh cơ bản nhất về những thành tựu đã đạt
được trong nghiên cứu lý thuyết mạng quan hệ xã hội. Nhìn chung, các cơng trình
nước ngoài liên quan đến khái niệm mạng quan hệ xã hội mà chúng tơi có cơ hội tiếp
cận sử dụng lý thuyết này để phân tích những biến đổi của ngôn ngữ trong các liên
hệ của xã hội. Những thành tựu đạt được trong phương pháp nghiên cứu, biện pháp

6


thực nghiệm là rất hữu dụng. Ở Việt Nam, tuy khơng sử dụng trực tiếp khái niệm
nhưng cũng có những phân tích rất gần với. Việc ứng dụng lý thuyết này trên nền
tảng là một ngữ liệu ngôn ngữ dày dặn vẫn chưa được triển khai. Chính vì vậy, chúng
tơi mong muốn luận văn này sẽ lần đầu tiên thực hiện việc phân tích mạng quan hệ
xã hội từ ngữ liệu cụ thể.
Như vậy, các cơng trình đi trước, ở một mức độ nào đó đã khai thác đa chiều
về nội dung và hình thức thay đổi giao tiếp xưng hô. Vấn đề khai thác từ mạng quan
hệ xã hội ở Việt Nam vẫn còn là điều mới mẻ. Tuy nhiên, một mặt nào đó, đây là
những tiền đề quan trọng và bổ ích giúp đi vào nghiên cứu luận văn.
3. Mục đích nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài “Xưng hơ trong tiếng Việt nhìn từ góc độ mạng quan
hệ xã hội ngôn ngữ trên cứ liệu phim truyện Việt Nam” là một đề tài hồn tồn mới,
mục đích của đề tài bao gồm:
(1) Sử dụng từ xưng hô trong nghiên cứu và minh họa lý thuyết mạng quan hệ xã
hội.
(2) Hệ thống hóa lý thuyết mạng quan hệ xã hội.
(3) Cung cấp nguồn ngữ liệu phong phú thông qua các tình huống giả định giao
tiếp trong cứ liệu phim truyện Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là từ xưng hô với chất liệu minh chứng là
các mạng quan hệ xã hội trong bối cảnh giao tiếp giả định của người Việt. Trong luận
văn, xưng hô không được khảo sát chi tiết qua các hình thức sử dụng, nó chủ yếu chỉ
là cơng cụ để làm rõ những biến chuyển trong các liên kết xã hội của lý thuyết mạng
quan hệ xã hội.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn giới hạn trong việc khảo sát ở phương diện
mạng quan hệ xã hội qua từ xưng hô được dùng trong 5 bộ phim truyền hình. Những

7


kết luận về mạng quan hệ xã hội đưa ra ở đề tài này được đưa ra dựa trên phân tích
nguồn ngữ liệu.
5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu
5.1 Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận và nghiên cứu về xưng hô trong Ngôn ngữ học, các lí thuyết
sơ lược về mạng quan hệ xã hội, luận văn cố gắng xem xét và bước đầu tìm hiểu đề
tài qua các phương pháp sau:
-

Phương pháp miêu tả: tiến hành miêu tả các trường hợp sử dụng của từ xưng

hơ trong ngữ liệu dựa trên các tiêu chí cụ thể để đưa ra được những kiến thức thiết
thực, cụ thể phục vụ cho q trình phân tích, tổng hợp ngữ liệu.
-

Phương pháp phân tích diễn ngơn: dựa trên tất cả nguồn tư liệu đã được miêu

tả và phân tích để đưa ra các đặc điểm, biểu hiện của mạng quan hệ xã hội trên bình

diện xưng hơ.
5.2 Nguồn ngữ liệu
Ngữ liệu được sử dụng là 5 bộ phim Việt Nam sau:
-

Đất và người (VFC- 2002).

-

Chạy án (VFC- 2004).

-

Miền đất phúc (TFS- 2005).

-

Hôn nhân trong ngõ hẹp (VFC- 2015).

-

Tiếng cú đêm ( New Day Film- 2015).
Ngữ liệu được chọn lựa trên nguyên tắc là phim Việt Nam, đã được phát sóng

trọn vẹn, khơng chuyển thể từ kịch bản của nước ngồi, có bối cảnh xã hội gần gũi
với đời sống.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
6.1 Ý nghĩa khoa học
-


Giới thiệu các vấn đề lý thuyết về mạng quan hệ xã hội.

8


-

Cung cấp những kiến thức trực quan, cụ thể về xưng hơ dưới góc độ mạng

quan hệ xã hội phục vụ công tác tra cứu, lý luận và giảng dạy Ngôn ngữ học xã hội.
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
-

Nguồn tài liệu giúp người nước ngồi tìm hiểu văn hóa của người Việt Nam

thơng qua sự đa dạng các hình thức xưng hô trong tiếng Việt.
-

Nâng cao kiến thức trong lý luận dạy học tiếng Việt cho người nước ngoài,

giúp người học tiếng Việt, nói tiếng Việt tự nhiên.
7. Bố cục luận văn
Để giải quyết vấn đề nêu ra ở đề tài, chúng tôi đi vào giới thiệu mảng lý thuyết
mạng quan hệ xã hội, minh họa thông qua từ xưng hô trong sự tồn tại tĩnh và động
của các mối quan hệ. Ngoài phần Dẫn nhập và Kết luận, luận văn gồm ba chương
chính:
-

Chương 1 Cơ sở lí thuyết và ngữ liệu nghiên cứu, chương này nêu ra những


tiền đề lý thuyết phục vụ cho việc nghiên cứu luận văn như vấn đề xưng hô trong
tiếng Việt, các mối quan hệ cá nhân, đồng thời giới thiệu lý thuyết về mạng quan hệ
xã hội trên thế giới và Việt Nam.
-

Chương 2 Xưng hô và vị thế trong mạng quan hệ xã hội, chương này đi sâu

vào miêu tả, phân tích các đặc điểm của xưng hô thể hiện trong mạng quan hệ xã hội
tĩnh.
-

Chương 3 Xưng hô và sự biến đổi mạng quan hệ xã hội, chương này đi vào

miêu tả, phân tích sự biến đổi của xưng hơ khi mạng quan hệ xã hội thay đổi, đồng
thời thiết lập, minh họa bằng một mơ hình hình vẽ về mạng quan hệ xã hội.
Để phục vụ việc tra cứu và tham khảo, luận văn cịn có hai phần phụ lục là các
đoạn hội thoại đầy đủ được gỡ băng từ năm bộ phim sử dụng để phân tích trong luận
văn và phần thống kê xưng hô của các nhân vật trong các bộ phim.

9


Chương 1

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ NGỮ LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan về lý thuyết mạng quan hệ xã hội
1.1.1 Khái niệm mạng quan hệ xã hội
Khái niệm mạng quan hệ xã hội xuất phát từ lĩnh vực xã hội học. Mạng quan
hệ xã hội đi liền với vốn xã hội, thường được các nhà xã hội học phân tích như một
bộ khung trong các nhân tố phát triển của một tổ chức. Từ năm 1976, các nhà ngôn

ngữ học bắt đầu áp dụng khái niệm này như một phương tiện hữu ích để phân tích sự
biến đổi của ngơn ngữ. Tiêu biểu có thể điểm qua một số quan niệm định nghĩa khái
niệm này khi được áp dụng nghiên cứu trên các bình diện của ngơn ngữ học như sau:
Ngay từ năm 1976, Laumann & Pappicho đề xuất khái niệm cho rằng thuật
ngữ mạng quan hệ xã hội đề cập đến sự liên quan của các mối quan hệ xã hội giữa
các cá nhân, gia đình, hộ gia đình, làng mạc, cộng đồng, vùng v.v… Mỗi thành viên
trong các mạng có thể đóng vai trị kép, hoạt động như một đơn vị hoặc nút của một
mạng quan hệ xã hội.
Theo Lesley Milroy (1982) thì mạng quan hệ xã hội của một cá nhân là tổng
hòa các mối quan hệ - giao kèo với người khác. Một mạng quan hệ xã hội chung
chính là mơ hình rộng lớn vơ tận của hàng loạt các mạng quan hệ xã hội cá nhân được
liên kết lại.
Kimball Martin (2014), xã hội bao gồm một tập hợp các cá nhân không tách
rời nhau. Ở dạng thức đơn giản nhất, các mối quan hệ này được biểu diễn bởi các
mạng lưới (network) hoặc đồ thị (graph). Những mơ hình này chính là mạng quan hệ
xã hội. Xem xét các mạng này giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc về các mối liên hệ
tương tác lẫn nhau trong đời sống xã hội, tương tác với thế giới xung quanh cũng như
nhân tố ảnh hưởng đến hành vi của mỗi người.
Tại Việt Nam, khái niệm này cũng được phát triển theo hai hướng là chuyên
về nghiên cứu xã hội học và áp dụng trong nghiên cứu ngôn ngữ. Đề tài này chỉ xem
xét khái niệm trong các nghiên cứu ngôn ngữ học, tuy nhiên sự đề cập này còn khá
khiêm tốn.
10


Trong cuốn Ngôn ngữ học xã hội (2014), tác giả Nguyễn Văn Khang nhắc đến
khái niệm mạng quan hệ xã hội bằng thuật ngữ mạng xã hội. Điều này lần đầu được
chính tác giả đề cập chính là trong cuốn sách Ngôn ngữ học xã hội những vấn đề cơ
bản xuất bản năm 1999 . Tác giả định nghĩa: Mạng xã hội là cấu trúc chỉ quan hệ xã
hội được hình thành theo ý nguyện các nhân của mọi người. Thí dụ mối quan hệ bạn

bè tạo nên mạng bạn bè, mối quan hệ đồng nghiệp tạo nên mạng đồng nghiệp, mối
quan hệ thân thuộc tạo nên mạng gia đình. Trong q trình xã hội hóa với tư cách là
tổng hịa các mối quan hệ xã hội, con người có vô vàn mối quan hệ. Khái niệm “mạng”
là một khái niệm rộng, nên mỗi người có thể là thành viên của nhiều mạng với đặc
trưng riêng trong tư cách là thành viên của mỗi mạng. [18: 273 - 274]
Trịnh Thị Cẩm Lan cũng có giới thiệu về lý thuyết mạng xã hội ngôn ngữ
thông qua khái niệm cộng đồng ngôn từ. Theo đó tác giả giới thiệu quan điểm cho
rằng “ cộng đồng ngôn từ như một loại mạng xã hội (social network) với tập hợp của
các cá nhân trên cơ sở một loại quan hệ nào đó. Có rất nhiều loại quan hệ được tính
đến ở đây như quan hệ xóm giềng (neighbours), quan hệ cùng màu da hay quan hệ
sắc tộc (skin), quan hệ đồng nghiệp (workmates) rồi thậm chí cả quan hệ đồng mơn
(colleagues). Và, theo các nhà nghiên cứu thì mỗi cá nhân có thể thuộc về một hay
một số mạng xã hội khác nhau tùy theo ý nguyện của cá nhân đó” [20: 67].
Thời điểm tác giả Nguyễn Văn Khang đưa ra khái niệm mạng xã hội chưa có
sự phát triển ồ ạt của các loại hình mạng xã hội Facebook, Twister, Zalo,… nên thuật
ngữ này rất phù hợp, ngắn gọn, sát nghĩa (social network). Thế nhưng, xét trên bối
cảnh xã hội hiện nay, khi nhắc đến khái niệm mạng xã hội, sở chỉ luôn được quy về
là các mạng xã hội trên Internet. Điều này gây khó khăn khi trình bày thuật ngữ.
Chúng tơi đề nghị sử dụng một thuật ngữ có tính phân biệt là mạng quan hệ xã hội
trong suốt quá trình trình bày luận văn này.
Trong các mạng quan hệ xã hội, ngơn ngữ đóng vai trị đặc biệt quan trọng.
Đây chính là phương tiện để xác định, củng cố và biến đổi mối quan hệ. Một mối
quan hệ được đánh giá là tốt hay xấu, thân mật hay xa cách thường dựa vào các tín
hiệu ngơn ngữ. Ngay khi ngơn ngữ biến chuyển theo hướng tích cực hoặc tiên cực thì

11


mối quan hệ đó đã thay đổi. Ví dụ một người mẹ vì giận đứa con hư sẽ dùng những
lời lẽ xa cách cay đắng thường thấy như: “tao / tôi /…” không dạy nổi “mày/ anh /

chị / cô / các người / mấy người…”. Nhưng nếu trong mối quan hệ u thương thì có
thể là mẹ u con / con là niềm tự hào của mẹ,…
Trước hết, ngôn ngữ sẽ phản ảnh vị thế, giới hạn của vai giao tiếp trong những
bối cảnh cụ thể. Chẳng hạn, một người con trong gia đình sẽ có những quy chuẩn
nhất định trong lựa chọn lời nói sao cho thể hiện truyền thống “kính trên nhường
dưới” nhưng cũng với cùng một người đó, khi tham gia vào một mạng khác với vị
thế khác như cấp trên/ lãnh đạo trong một công ty, quyền lựa chọn lời nói được mở
rộng hơn, các từ ngữ sẽ mạnh mẽ và thể hiện quyền lực. Ngơn ngữ như là cái khung
vơ hình buộc mỗi cá nhân phải lựa chọn sao cho đúng với mối quan hệ lâm thời hiện
có.
Ngồi ra, ngơn ngữ được dùng như một công cụ để củng cố, xác định, nhắc
nhở, giới hạn vai của các yếu tố. Khi ở mỗi vị thế khác nhau ngơn ngữ hồn tồn
được biến chuyển. Một người cấp trên/ lãnh đạo khi giao việc cho nhân viên có quyền
lựa chọn ngơn ngữ sao cho ngắn gọn, thể hiện quyền lực nhất. Đó là cách để củng cố
vị thế, tăng hiện quả, đạt được mục đích giao tiếp đề ra. Ở vị thế càng cao thì ngơn
ngữ càng có nhiều sự lựa chọn đa dạng hơn. Thêm vào đó, trong một mối liên kết
càng chồng chéo, càng nằm trong nhiều mạng thì chủ thể buộc phải dùng ngôn ngữ
để đánh dấu các mối quan hệ khác nhau.
Như vậy, ngơn ngữ chính là phương tiện hữu hiệu để đánh giá một mạng quan
hệ xã hội. Trong phạm vi đề tài, khái niệm được chúng tôi thống nhất sử dụng để triển
khai luận văn như sau: Mạng quan hệ xã hội là toàn bộ các tương tác, biến đổi về
mặt ngôn ngữ nhằm biểu thị những mối quan hệ được con người thiết lập trong đời
sống xã hội. Các mối liên hệ này và ngôn ngữ tác động hai chiều qua lại lẫn nhau để
duy trì, ổn định hay phá vỡ liên kết mạng.

12


1.1.2 Cấu trúc của mạng quan hệ xã hội
Khi xem xét khái niệm được thiết lập nên trên, chúng tôi cho rằng mạng quan

hệ xã hội được cấu trúc từ hai thành phần chính: chủ thể mạng và các mối quan hệ xã
hội.
Chủ thể mạng ở đây được hiểu là con người đi kèm với các hoạt động tương
tác của con người với những đối tượng khác trong mạng. Dưới góc độ ngơn ngữ, đây
là chủ thể phát ngơn, cá nhân giao tiếp. Các hoạt động là toàn bộ những tín hiệu ngơn
ngữ và phi ngơn ngữ được chủ thể sử dụng trong đời sống trong mạng này.
Thành phần thứ hai là các mối quan hệ xã hội, nghĩa là sự liên kết xã hội giữa
các chủ thể này với các chủ thể khác trong mạng quan hệ xã hội. Mỗi chủ thế khơng
bao giờ tách biệt hồn tồn mà sẽ có sự tương tác với các chủ thể khác. Cá nhân
khơng vì mong muốn chủ quan mà nằm ngồi quy luật chi phối của các liên kết xã
hội. Nhờ vào những mối quan hệ này mà mà các chủ thể sẽ tác động, trợ giúp qua lại
giúp duy trì mạng quan hệ xã hội này. Trong nghiên cứu ngôn ngữ, các mối liên hệ
này được biểu thị bằng lời nói khi giao tiếp.
Ví dụ ta có một mạng quan hệ xã hội đơn giản nhất của một nam và một nữ
khi lập gia đình, họ thiết lập mạng:
Bố vợ Nam

Bố Nam

Vợ Nam

Nam

Mẹ vợ Nam

Mẹ Nam

Sơ đồ 1.1: Minh họa cấu trúc mạng xã hội đơn giản trong gia đình
Nhìn vào mạng này, ta sẽ thấy có hai thành phần cơ bản:
-


Thành phần 1 gồm các cá nhân trong mạng như Nam, vợ Nam, bố Nam, mẹ

Nam, mẹ vợ Nam, bố vợ Nam, trong đó Nam và vợ Nam là trung tâm của mạng. Các

13


trao đổi ngôn ngữ qua lại giữa các thành viên cũng thuộc vào thành phần 1 này. Nói
cách khác, chủ thể giao tiếp chính là chủ thể mạng.
-

Thành phần 2 gồm các mối quan hệ như: vợ - chồng; bố - con; mẹ - con; mẹ

vợ - con rể; bố vợ - con rể; mẹ chồng - con dâu; bố chồng - con dâu; sui gia. Ở đó,
ngơn ngữ cho mỗi mối quan hệ được quy định, lựa chọn kỹ lưỡng theo tôn ti trong
vai thứ, giới hạn quyền và vai trò của thành viên. Các liên kết được duy trì chủ yếu
qua các hoạt động giao tiếp hàng ngày và mỗi sự lựa chọn sai trong ngôn ngữ đều có
thể dẫn đến sự rạn nứt hay đổ vỡ cho các liên kết.
Để phân tích cấu trúc của mạng quan hệ xã hội, Nguyễn Văn Khang [18: 49 52] nêu ra ba khái niệm như sau:
(1) Mật độ (density; kí hiệu là D)
Là tỉ lệ giữa hệ số quan hệ thực tế (kí hiệu là Na) với tồn bộ mối quan hệ có
thể có giữa các thành viên trong mạng (N: mối quan hệ). Tất cả được thể hiện bằng
công thức sau:
Na x 100%
D=
N
Khi phát triển một mạng quan hệ xã hội, việc phân bổ các sợi dây liên kết
trong mạng là hoàn toàn tự nhiên, chỉ số về mật độ trong mạng quan hệ xã hội sẽ giúp
người nghiên cứu hiểu được quá trình phát triển, sức mạnh chi phối của mạng đó. Ví

dụ như qua sơ đồ 1.1, số lượng mối quan hệ thực có của mạng là (1) vợ - chồng; (2)
mẹ - con gái; (3) mẹ - con trai; (4) bố - con gái; (5) bố - con trai; (6) bố vợ - con rể;
(6) mẹ vợ - con rể; (7) mẹ chồng - con dâu; (8) bố chồng – con dâu; (9) ông sui - bà
sui; (10) bà sui - bà sui; (11) ông sui - ông sui ; tổng là 11 mối quan hệ. Mối quan hệ
có thể có cũng là 11. Như vậy mật độ mạng là (11/11*100%) = 100%.
(2) Độ phức hợp (multiplexity, kí hiệu là M)
Độ phức hợp nhằm chỉ mối quan hệ giữa các thành viên trong mạng là đơn
hay phức. Mối quan hệ đơn là mối quan hệ một - một (hoặc… hoặc…). Mối quan hệ
phức (Nm) là chỉ các mối quan hệ đồng thời (vừa… vừa).

14


Độ phức hợp của mạng phản ánh đặc điểm nội dung của mạng xã hội. Tất cả
được thể hiện bằng công thức sau:
Nm x 100%
M=
N
Một thành viên trong mạng quan hệ xã hội có khi chỉ đóng một vai trị đơn
nhất nhưng cũng có khi đóng rất nhiều vai trị, càng đóng nhiều vai trị thì sự ràng
buộc về ngơn ngữ càng lớn. Khi các mối quan hệ chồng chéo lên nhau, sự ràng buộc
để chọn từ xưng hô sao cho thảo mãn cùng lúc nhiều vai trị vì thế lại càng tăng cao
hơn nữa.
(3) Độ tụ hợp (cluster; kí hiệu là C)
Độ tụ hợp chỉ bộ phận hợp thành nào đó ở trong mạng. Mật độ của bộ phận
này cao hơn hẳn các bộ phận khác trong mạng. Nếu một bộ phận các thành viên trong
mạng mà có độ tụ hợp cao và độ phức hợp cao thì sẽ sinh ra một lực kết tụ mạnh,
theo đó, các thành viên sẽ duy trì được tính thống nhất ở hành động và hình thành
được các tiêu chí riêng cho các hành động trong đó có hành động ngơn từ. So với
tồn mạng thì bộ phận có độ tụ hợp cao này có ảnh hưởng mạnh đến việc hình thành

chuẩn.
Độ tụ hợp đồng thời sẽ thể hiện sự phức tạp trong các mối liên kết chồng chéo
ở trong một bộ phận của mạng quan hệ xã hội. Các thành viên ở bộ phận này luôn bị
ràng buộc bởi nhiều yếu tố, sự va chạm của yếu tố này với yếu tố kia sẽ dễ dàng làm
tổn thương các mối quan hệ cịn lại. Bộ phận nào có độ tụ hợp càng cao thì ở đó sức
chi phối của nó với các bộ phận khác trong mạng càng cao.
Các khái niệm này sẽ được chúng tơi sử dụng trong việc phân tích sự biến đổi
của các liên kết trong mạng quan hệ xã hội ở chương 3.
1.1.3 Các kiểu mạng quan hệ xã hội
1.1.3.1 Về quy mô tổ chức
Xét về quy mô tổ chức mạng quan hệ xã hội, theo quan điểm của chúng tơi có
thể chia ra làm hai loại gồm mạng quan hệ xã hội vĩ mô và mạng quan hệ xã hội vi
mô.
15


Mạng quan hệ xã hội vĩ mô bao gồm các hình thức mạng có liên kết rộng, liên
quan đến một cấu trúc phân tầng của xã hội. Chẳng hạn mạng quan hệ xã hội của giới
doanh nhân; mạng quan hệ xã hội của trẻ vị thành niên; mạng quan hệ xã hội của tổ
chức tôn giáo… Ở các mạng này, ngơn ngữ được phân hóa một cách mạnh mẽ, có
những trường từ vựng riêng biệt, thuật ngữ khái quát hóa cao, hình thức trình bày
cũng được chú trọng sao cho đạt được những chuẩn mực tối ưu.
Mạng quan hệ xã hội vi mơ bao gồm các hình thức liên kết mạng cá thể, gắn
bó chặt chẽ với từng cá nhân. Xét về tên gọi của mối quan hệ trong mạng ta có thể
chia nhỏ mạng để gọi tên gồm: mạng gia đình, mạng đồng nghiệp, mạng bạn bè, mạng
khách hàng, mạng xóm giềng,…Ngơn ngữ ở mạng này sẽ chịu sự tác động mạnh mẽ
từ chủ thể của mạng, sắp xếp theo tơn ti, thứ bậc, tình cảm, quan hệ chặt chẽ hay lỏng
lẻo… Sự lựa chọn hình thức ngơn ngữ là hết sức uyển chuyển và phong phú.
1.1.3.2 Về khả năng liên kết
Xét về khả năng liên kết, theo Milroy Lesley, ta có hai mơ hình mạng quan hệ

xã hội gồm (1) liên kết mạnh và (2) liên kết yếu [35: 560 - 565]
(1)

Liên kết mạnh (strong tie) là loại mạng quan hệ xã hội tập trung ở những

mối liên hệ trực tiếp, thuộc hàng đầu của mạng. Ở đó các cá nhân có quan hệ chặt
chẽ, lệ thuộc vào từng biến đổi nhỏ của các thành viên.
Ví dụ như cấu trúc của mạng quan hệ xã hội trong sơ đồ 1.1 trang 13, các liên
kết mạnh có thể kể đến bao gồm: vợ - chồng, ba mẹ - con cái. Các liên kết này đòi
hỏi sự chặt chẽ trong giao tiếp bởi tần suất đối thoại cũng như chuẩn mực: tôn ti trong
thứ bậc, giới hạn quyền lực của vai trò.
(2)

Liên kết yếu (weak tie) là loại mạng quan hệ xã hội gián tiếp, không

phải là kết cấu bậc 1 trong mạng. Các liên kết trong mạng hầu như ít bị ảnh hưởng
khi mạng lớn có những mâu thuẫn, xung đột.
Ví dụ cũng trong sơ đồ 1.1 trang 13 các liên kết yếu như quan hệ sui gia là
liên kết khơng trực tiếp liên hệ, hầu như ít bị ảnh hưởng khi mạng lớn xung đột.
Nhà xã hội học người Mỹ Mark Granovetter đưa ra học thuyết “Sức mạnh của
các liên hệ yếu”, ơng đưa ra các tiêu chí để phân định hai loại liên kết này gồm (1) độ

16


×