Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Khai thác du lịch văn hóa tâm linh nhìn từ góc độ phát triển du lịch bền vững tại giáo xứ tắc sậy, tỉnh bạc liêu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 116 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
………………………………………

HỒ MINH TỐNG

KHAI THÁC DU LỊCH VĂN HĨA TÂM LINH
NHÌN TỪ GĨC ĐỘ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
TẠI GIÁO XỨ TẮC SẬY, TỈNH BẠC LIÊU

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: VIỆT NAM HỌC

Tp. Hồ Chí Minh - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
………………………………………

HỒ MINH TỐNG

KHAI THÁC DU LỊCH VĂN HĨA TÂM LINH
NHÌN TỪ GĨC ĐỘ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
TẠI GIÁO XỨ TẮC SẬY, TỈNH BẠC LIÊU

Luận văn Thạc sĩ ngành: VIỆT NAM HỌC
Mã số: 60220113

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. TRẦN THỊ MAI


Thành phố Hồ Chí Minh – 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu thực sự của cá nhân
tơi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS. Trần Thị Mai.
Tất cả các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực. Mọi tài liệu
tham khảo, trích dẫn khoa học đều có nội dung chính xác. Các kết luận khoa học chưa
cơng bố ở bất kỳ cơng trình nào khác.
Tơi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày.....tháng….năm 2018
Tác giả luận văn

HỒ MINH TỐNG


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn và kính trọng đến PGS. TS. Trần Thị
Mai – Cô đã dạy tôi chuyên đề “Lịch sử ngoại giao Việt Nam” và tận tình hướng dẫn
tơi trong suốt q trình hồn thành luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến Ban Giám hiệu,
Phòng Sau đại học và Khoa Việt Nam học, quý Thầy Cô giáo đã quan tâm hỗ trợ tơi
trong suốt q trình nghiên cứu và hồn thành luận văn.
Tiếp theo, tôi xin chân thành cảm ơn Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bạc
Liêu đã luôn tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ và cung cấp những kinh nghiệm thực
tiễn, số liệu cần thiết để tơi hồn thành luận văn tốt nghiệp.
Cuối cùng tơi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Nhà thờ Tắc Sậy, cộng đồng địa
phương tại Giáo xứ Tắc Sậyvà khách du lịch đã nhiệt tình giúp đỡ tơi hồn thành
phiếu khảo sát để có số liệu thực tế cho luận văn tốt nghiệp. Cảm ơn tất cả Anh Chị
em đồng nghiệp, những người bạn và gia đình đã ln chia sẻ, giúp đỡ và ln động

viên tơi vượt qua mọi khó khăn.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn

HỒ MINH TỐNG


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT

Viết tắt

Diễn giải

1

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

2

GX

Giáo xứ

3

QL


Quốc lộ

4

PTBV

5

TP

Thành phố

6

TX

Thị xã

7

UBND

8

VHTTDL

Phát triển bền vững

Uỷ ban nhân dân

Văn hóa Thể thao và Du lịch


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ

STT

Tên bảng biểu/hình vẽ

Số trang

1

Hình 1.1. Mơ hình phát triển bền vững

19

2

Hình 1.2. Một góc Nhà thờ Tắc Sậy

30

3

Hình 2.1. Khách hành hương cầu nguyện xin

39

ơn tại phòng xin lễ Nhà thờ Tắc Sậy

4

Bảng 2.1. Thông kê một số cơ sở lưu trú tại

46

Giáo xứ Tắc Sậy
5

Bảng 2.2. Mức độ hài lòng của khách du lịch
đối với hoạt động du lịch văn hóa tâm linh tại
Giáo xứ Tắc Sậy

53


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

STT

Tên biểu đồ

Số trang

1

Biểu đồ 2.1. Hiện trạng khách du lịch đến Bạc

49


Liêu trong giai đoạn 2001 - 2012
2

Biểu đồ 2.2. Mục đích khách du lịch đến Giáo

51

xứ Tắc Sậy
3

Biểu đồ 2.3. Thời gian lưu trú của khách du

52

lịch đến với Giáo xứ Tắc Sậy
4

Biểu đồ 2.4. Mức chi tiêu của khách du lịch

55

khi đến với Giáo xứ Tắc Sậy
5

Biểu đồ 2.5. Tác động tiêu cực của du lịch văn

57

hóa tâm linh đến các lĩnh vực của đời sống cư
dân tại Giáo xứ Tắc Sậy

6

Biểu đồ 2.6. Thu nhập của người dân địa

60

phương tại Giáo xứ Tắc Sậy
7

Biểu đồ 2.7. Nghề nghiệp trước đây của các
hộ dân hoạt động kinh doanh du lịch tại Giáo
xứ Tắc Sậy

61


MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................... 3
3. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................ 5
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ......................................................... 6
5. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi và giới hạn thời gian nghiên cứu .................. 6
6. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu .................................................. 7

7. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................. 8
8. Bố cục đề tài ................................................................................................... 11
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
................................................................................................................................... 13
1.1. Cơ sở lý luận ................................................................................................. 13
1.1.1. Khái niệm ............................................................................................ 13
1.1.2. Các lý thuyết tiếp cận .......................................................................... 22
1.1.3. Vai trò của du lịch văn hóa tâm linh ................................................... 25
1.1.4. Quan điểm của nhà nước về khai thác du lịch văn hóa tâm linh ........ 26
1.2. Tổng quan địa bàn nghiên cứu...................................................................... 29
1.2.1. Khái quát về Giáo xứ Tắc Sậy ............................................................ 29
1.2.2. Đặc điểm kinh tế - văn hóa – xã hội tại Giáo xứ Tắc Sậy .................. 34
1.2.3. Vai trò của Giáo xứ Tắc Sậy trong định hướng phát triển du lịch tỉnh
Bạc Liêu .............................................................................................. 35
Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 36


Chương 2: THỰC TRẠNG KHAI THÁC DU LỊCH VĂN HÓA TÂM LINH
TẠI GIÁO XỨ TẮC SẬY ...................................................................................... 38
2.1. Hiện trạng nguồn tài nguyên và vấn đề đầu tư, khai thác du lịch văn hóa tâm
linh tại Giáo xứ Tắc Sậy ............................................................................................ 38
2.1.1. Tài nguyên du lịch tâm linh ................................................................ 38
2.1.2. Quy hoạch – đầu tư ............................................................................. 40
2.1.3. Đơn vị chủ quản và khai thác ............................................................. 42
2.1.4. Hoạt động du lịch văn hóa tâm linh và các loại hình dịch vụ tại Giáo
xứ Tắc Sậy ................................................................................................................ 43
2.2. Hiện trạng du khách đến tham quan Giáo xứ Tắc Sậy ................................. 49
2.3. Đánh giá thực trạng phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại Giáo xứ Tắc Sậy
dưới góc độ bền vững ................................................................................................ 56
2.3.1. Mối quan hệ giữa hiệu suất khai thác du lịch văn hóa tâm linh với mơi

trường tự nhiên .......................................................................................................... 56
2.3.2. Mối quan hệ giữa hiệu suất khai thác du lịch văn hóa tâm linh với mơi
trường xã hội ............................................................................................................. 59
Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 68
Chương 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT
TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TÂM LINH THEO HƯỚNG BỀN VỮNG ....... 69
3.1. Kinh nghiệm của Việt Nam và các nước trong khu vực trong khai thác và
phát triển du lịch văn hóa tâm linh ............................................................................ 69
3.1.1. Ở Việt Nam ......................................................................................... 69
3.1.2. Các nước trong khu vực...................................................................... 71
3.2. Bài học kinh nghiệm .................................................................................... 73
3.3. Một sô giải pháp đề xuất nhằm phát triển du lịch văn hóa tâm linh theo
hướng phát triển bền vững ........................................................................................ 75
3.3.1. Giải pháp ngắn hạn ............................................................................. 75
3.3.2. Giải pháp dài hạn ................................................................................ 76
Tiểu kết chương 3 .................................................................................................... 83


KẾT LUẬN .............................................................................................................. 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 89
PHỤ LỤC


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Du lịch văn hóa tâm linh đang là một xu hướng phát triển của ngành du lịch
trên thế giới. Ở Việt Nam loại hình này xuất hiện khơng lâu và chưa có một số liệu
thống kê cụ thể nào. Những năm qua thực tế cho thấy ngành du lịch Việt Nam tăng

trưởng mạnh mẽ, trong đó du lịch tâm linh có nhiều đóng góp to lớn và bền vững vào
sự tăng trưởng đó. Những lợi ích của du lịch tâm linh khơng chỉ về kinh tế mà còn là
những giá trị tinh thần cho đời sống dân cư, xã hội. Theo đánh giá của UNWTO
(United Nation World Tourism Organization), du lịch tâm linh là loại hình du lịch có
nhiều tiềm năng phát triển, đặc biệt tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, trong đó
có Việt Nam. Ơng Zoltán Somogyi – Phó Tổng Thư kí kiêm Giám đốc điều hành Tổ
chức Du lịch Thế giới nhận định “Việt Nam ngày càng nổi lên là một điểm đến hấp
dẫn trong khu vực châu Á và có tiềm năng lớn để phát triển du lịch tâm linh.” (Mai
Thanh, 2013)
Du lịch văn hóa tâm linh khơng chỉ đơn thuần là hoạt động hành hương, tơn
giáo tín ngưỡng thuần túy mà nó cịn là cách thức để thế hệ hôm nay bày tỏ sự tưởng
nhớ và ngưỡng mộ đối với công lao của các thế hệ đi trước. Việc phát triển du lịch
văn hóa tâm linh góp phần thúc đẩy giao lưu văn hóa, hiểu biết lẫn nhau giữa các dân
tộc, mở ra cơ hội hợp tác, góp phần quan trọng tạo việc làm, tăng thu nhập người dân
địa phương. Bên cạnh đó cịn góp phần bảo tồn, tôn vinh những giá trị truyền thống
và suy tôn những giá trị nhân văn cao cả. Do đó, việc phát triển du lịch văn hóa tâm
linh theo hướng bền vững là cấp thiết.
Bạc Liêu có nhiều ưu thế về kinh tế, văn hóa – xã hội, nhất là loại hình du lịch
văn hóa tâm linh, tín ngưỡng, là một trong số ít những tỉnh thành sở hữu tài nguyên
du lịch văn hóa tâm linh tại Việt Nam. Nơi đây đang ngày càng hấp dẫn và thu hút
du khách bởi dịng sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh với một số điểm du lịch nổi bật
như khu Quán âm Phật đài và đặc biệt hơn là Giáo xứ (GX) Tắc Sậy . Theo thống kê


2

của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tỉnh Bạc Liêu năm 2013 những địa
điểm du lịch văn hóa tâm linh thu hút khoảng hơn 360.000 lượt khách, trong đó ước
tính khách đến GX Tắc Sậy trung bình khoảng 200 lượt khách mỗi ngày, mang lại
mức doanh thu hàng trăm tỉ đồng cho ngành kinh tế Bạc Liêu. Mặc dù ngành du lịch

Bạc Liêu đang thu hút ngày càng nhiều khách đến thăm nhưng nhìn một cách tổng
thể việc khai thác du lịch, đặc biệt là du lịch văn hóa tâm linh hiện nay vẫn tồn tại
nhiều bất cập, thiếu tầm nhìn, chưa có những hướng đi cụ thể và chưa được khai thác
một cách bài bản. Điều này đang đặt ra những trăn trở và yêu cầu tìm giải pháp cho
vấn đề phát triển bền vững trên nhiều mặt về kinh tế, xã hội, môi trường,…Sự thiếu
bền vững về kinh tế thể hiện ở chỗ sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh chưa đa dạng,
chủ yếu đến Nhà thờ Tắc Sậy dự thánh lễ, viếng cha Trương Bửu Diệp. Địa phương
chưa tạo ra nhiều hoạt động để có thể níu chân khách ở lại lâu hơn, chưa đáp ứng
được các dịch vụ hỗ trợ như về lưu trú, vui chơi giải trí, mua sắm,…Về mặt xã hội sự
phát triển du lịch làm cho khoảng cách chênh lệch thu nhập có xu hướng tăng lên, có
sự chưa tương đồng giữa các đối tượng. Các tệ nạn xã hội như mê tín, số đề,…hoạt
động ngày càng tinh vi. Về mặt môi trường, lượng du khách đến càng đông thì lượng
rác thải tăng lên, đặc biệt là rác thải từ các nhà hàng, quán ăn,…điều này tạo sức ép
lớn cho mơi trường xã Tân Phong nói riêng, thị xã (TX) Giá Rai nói chung. Nhìn ở
góc độ phát triển, việc khai thác du lịch hướng vào những lợi ích trước mắt, không
đầu tư lâu dài và không hướng đến tương lai sẽ để lại những hệ lụy khó lường cho
các thế hệ sau. Từ đó vấn đề đặt ra là nếu khơng có các nhóm giải pháp hữu hiệu sẽ
khơng chỉ tạo nên những hình ảnh khơng tốt trong mắt khách du lịch mà còn tác động
xấu đến những vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội và mơi trường của địa phương.
Nhằm hướng đến mục tiêu phát triển du lịch văn hóa tâm linh một cách bền
vững, có chiều sâu, tác giả quyết định chọn đề tài “Khai thác du lịch văn hóa tâm linh
nhìn từ góc độ phát triển du lịch bền vững tại Giáo xứ Tắc Sậy, tỉnh Bạc Liêu” làm
luận văn thạc sĩ. Thông qua kết quả nghiên cứu, luận văn sẽ làm rõ thực trạng du lịch
văn hóa tâm linh ở Tắc Sậy, những thuận lợi và khó khăn, từ đó đề xuất ra những
nhóm giải pháp tối ưu cho mục tiêu phát triển du lịch văn hóa tâm linh bền vững gắn


3

với việc bảo tồn toàn vẹn các yếu tố văn hóa truyền thống và mơi trường của địa

phương.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Việc xây dựng và đưa vào khai thác một loại hình du lịch bao giờ cũng cần
phải nghiên cứu các điều kiện cần và đủ trước khi thực hiện.Trong đó có yếu tố phát
triển bền vững. Vì thế cho nên ngành du lịch các nước, ngành du lịch Việt Nam, các
tổ chức có liên quan đến hoạt động du lịch, các nhà nghiên cứu hoạch định chính sách
phát triển du lịch đã có nhiều sự quan tâm đến vấn đề này. Xét ở Việt Nam, tính từ
khi ngành du lịch được xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn và khi
loại hình du lịch văn hóa tâm linh du nhập vào nước ta đã có nhiều cơng trình nghiên
cứu về loại hình này. Tuy tài liệu nghiên cứu về du lịch văn hóa tâm linh cũng khá
phong phú, nhưng nghiên cứu du lịch văn hóa tâm linh gắn với yếu tố phát triển bền
vững nhìn chung cịn hạn chế. Đặc biệt là tại địa bàn tỉnh Bạc Liêu thì chưa có bất kỳ
cơng trình nào nghiên cứu về vấn đề này.
Một số cơng trình nghiên cứu được tác giả sử dụng làm tài liệu tham khảo gồm:
Đề tài “Tác động của hoạt động du lịch đến đời sống văn hóa - xã hội của dân cư địa
phương tại khu du lịch văn hóa tâm linh Núi Chùa Bái Đính Ninh Bình” của tác giả
Phạm Thị Thanh Xuân năm 2012. Với đề tài này tác giả đã phân tích và đánh giá một
cách tổng thể khu du lịch văn hóa tâm linh Núi chùa Bái Đính- Ninh Bình, những
thuận lợi và khó khăn trong việc khai thác. Bên cạnh đó tác giả đã nêu ra và phân tích
sự tác động của q trình khai thác du lịch tâm linh tại Chùa Bái Đính ở nhiều góc
độ, trong đó có góc độ mơi trường và đời sống kinh tế. Tuy nhiên bài viết chưa đi sâu
vào nghiên cứu sự tương tác giữa du lịch văn hóa tâm linh đối với đời sống văn hóa
của cư dân địa phương, các giá trị truyền thống và các hệ giá trị của đời sống văn hóa
có biến đổi như thế nào qua một thời gian tiếp nhận và khai thác du lịch văn hóa tâm
linh.
Tác giả Kiều Khánh Vũ cũng có những đóng góp tích cực qua đề tài “Du lịch
tâm linh Nam Định” năm 2012. Tác giả thông qua việc khảo sát, đánh giá các điều
kiện cũng như hiện trạng khai thác du lịch văn hóa tâm linh của Nam Định, khẳng



4

định tiềm năng và sức hút của loại hình du lịch này tại vùng đất có bề dày truyền
thống văn hóa. Từ đó, tác giả đã đưa ra những đề xuất với những hướng đi phù hợp
để có thể phát huy hiệu quả thế mạnh của du lịch tâm linh ở Việt Nam nói chung và
ở Nam Định nói riêng. Bài nghiên cứu này đi sâu tìm hiểu các điều kiện, thực trạng
phát triển của du lịch văn hóa tâm linh ở Nam Định nhưng cũng chưa nghiên cứu sâu
về yếu tố phát triển bền vững.
Trước đó cũng đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về tâm linh và văn hóa
tâm linh như: “Văn hóa tâm linh Nam Bộ” và “Văn hóa tâm linh” của Nguyễn Đăng
Duy, “Nghiên cứu hoạt động du lịch văn hóa tâm linh của người Hà Nội” của tác giả
Nguyễn Thị Huyền Trang năm 2010 hay “Du lịch tơn giáo và vấn đề giữ gìn bản sắc
văn hóa dân tộc” của tác giả Nguyễn Phạm Hùng. Các cơng trình nghiên cứu vừa
điểm qua tuy chưa nghiên cứu sâu vào vấn đề phát triển bền vững tuy nhiên đây là
những cơng trình nghiên cứu có giá trị tham khảo tốt. Đặc biệt, tác giả Nguyễn Thị
Huyền Trang đã nghiên cứu một cách khá chi tiết về cơ sở lý luận cũng như thực tiễn
về du lịch văn hóa tâm linh cũng như xu hướng du lịch của người Hà Nội, từ đó góp
phần vào việc xúc tiến và định hình cho các hoạt động du lịch trong tương lai. Bên
cạnh đó các cơng trình nghiên cứu cũng đã đề cập đến vấn đề khai thác du lịch tôn
giáo gắn với bảo tồn bản sắc dân tộc đã đưa ra được những giải pháp và định hướng
phát triển du lịch tôn giáo trong tương lai. Tác giả nhận thấy rằng các cơng trình vừa
đề cập ở trên có nhiều thành quả nghiên cứu mà tác giả có thể kế thừa và phát triển
thêm ở trong luận văn của tác giả.
Trên thế giới và khu vực cũng có rất nhiều cơng trình hay về vấn đề du lịch
tâm linh. Trong đó phải kể đến cuốn sách Tourism, Religion and Spiritual Journeys
của Dallen J. Timothy and Daniel H. Olsen (2006). Trong cuốn sách này tác giả đã
kiểm chứng các cơ sở lý luận làm nền tảng cho sự hợp nhất giữa tôn giáo và du lịch
thông qua việc làm nổi bật những vấn đề về nhận thức là kim chỉ nam cho những kiến
thức học thuật về nhận thức tâm linh, phát triển hoạt động thăm viếng các cơ sở tôn
giáo đặt trong sự tôn trọng không gian riêng và trong mối quan hệ với các hình thức

khác nhau của du lịch. Các học giả đã phân tích và nhận thấy rằng không gian và thời


5

gian chính là những hạn chế nhất thiết làm ảnh hưởng đến giới hạn phạm trù niềm tin
của các tôn giáo. Nhận định này bao gồm một hệ thống niềm tin cụ thể được căn cứ
dựa trên tính khả dụng của thông tin và chuyên môn. Trong phương pháp này, có sự
đóng góp những nỗ lực của cả những học giả nghiên cứu học thuật và những tín đồ
về tín ngưỡng. Cuốn sách này đã cung cấp cái nhìn sâu sắc về những yếu tố về du
lịch tâm linh và tơn giáo bao gồm những ví dụ từ tơn giáo và nhiều nơi trên thế giới,
với các trường hợp thực nghiệm đáng kể được đưa từ Ấn Độ giáo, Hồi giáo, Do Thái
giáo, Công giáo, đạo Mormon (Giáo Hội của Chúa Giêsu Kitô của Thánh Hữu Ngày
Sau), phong trào New Age, đạo Sikh, Phật giáo và các triết lý, tinh thần của Đông
Á,…cũng như các truyền thống tôn giáo quan trọng khác trên khắp thế giới và du lịch
hành hương và một khái niệm nền tảng cho nghiên cứu sau này trên phạm vi toàn cầu.
Tác giả luận văn nhận thấy rằng vấn đề phát triển du lịch văn hóa tâm linh
nhìn từ góc độ phát triển du lịch bền vững, đặc biệt tại địa bàn GX Tắc Sậy là một
nội dung nghiên cứu khá mới và còn nhiều vấn đề cần phải tìm hiểu và tiếp cận,
nghiên cứu, phân tích, đánh giá để có thể có những kết luận thỏa đáng. Chọn đề tài
“Khai thác du lịch văn hóa tâm linh nhìn từ góc độ phát triển du lịch bền vững tại
Giáo xứ Tắc Sậy, tỉnh Bạc Liêu” để nghiên cứu, tác giả sẽ tập trung làm rõ những
tiền đề lý luận và thực tiễn, những tác động qua lại giữa hoạt động khai thác du lịch
với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội tại Tắc Sậy, cũng như những biến đổi
đang diễn ra. Từ đó đưa ra những kiến nghị, giải pháp nhằm phát triển du lịch văn
hóa tâm linh tại địa phương một các bền vững.
3. Mục đích nghiên cứu
Đề tài luận văn tập trung tìm hiểu, đánh giá thực trạng hoạt động du lịch văn
hóa tâm linh tại GX Tắc Sậy, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm phát triển hoạt động
du lịch văn hóa tâm linh theo định hướng bền vững.

Mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể
Tìm hiểu hoạt động du lịch văn hóa tâm linh tại GX Tắc Sậy trong bối cảnh
phát triển du lịch tỉnh Bạc Liêu.


6

Đánh giá hiện trạng phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại GX Tắc Sậy qua
việc phân tích đánh giá thuận lợi, khó khăn cũng như sự tương tác của nó với các yếu
tố kinh tế, mơi trường, đời sống của cư dân, văn hóa, xã hội của cư dân địa phương.
Đề xuất quan điểm, mục tiêu phát triển du lịch văn hóa tâm linh Bạc Liêu gắn
với việc phát triển đời sống cư dân bản địa, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống
và bảo vệ mơi trường theo hướng bền vững.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
4.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả của đề tài sẽ bổ sung thêm nhận thức, quan điểm cho hướng nghiên cứu
về du lịch văn hóa tâm linh.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài nghiên cứu du lịch văn hóa tâm linh nhìn từ góc độ phát triển du lịch
bền vững mang tính thực tế, thiết thực. Đây là một gợi ý cho các cơ quan quản lý nhà
nước trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch, lữ
hành,...trong việc khai thác và quy hoạch phát triển du lịch văn hóa tâm linh có chiều
sâu.
Kết quả của đề tài cũng là một trong những nguồn tài liệu tham khảo bổ ích
cho cơng tác giảng dạy, học tập của giảng viên và sinh viên ngành du lịch nói riêng
và những ngành có liên quan nói chung.
5. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi và giới hạn thời gian nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu hoạt động tổ chức khai thác du lịch văn hóa tâm linh tại GX
Tắc Sậy nhìn từ góc độ phát triển du lịch bền vững đặt trong bối cảnh chung của

ngành du lịch Bạc Liêu.
5.2. Phạm vi và giới hạn thời gian nghiên cứu
Không gian nghiên cứu: GX Tắc Sậy (xã Tân Phong, TX Giá Rai, tỉnh Bạc
Liêu)


7

Thời gian nghiên cứu:
Từ năm 1997 đến nay. Sở dĩ chọn mốc năm 1997 là vì trong thời gian này
Giáo xứ Tắc Sậy chính thức được giáo phận Cần Thơ nâng lên thành Trung tâm hành
hương thánh Phanxicô và cũng trong thời gian này tỉnh Bạc Liêu chính thức được tái
lập sau khi chia tách từ tỉnh Minh Hải. Đây là một cột mốc ý nghĩa cho việc phát triển
du lịch văn hóa tâm linh của tỉnh Bạc Liêu.
6. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
6.1. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: Hoạt động du lịch văn hóa tâm linh tại GX Tắc Sậy đã và đang diễn
ra như thế nào?
Câu hỏi 2: Việc khai thác và phát triển du lịch văn hóa tâm linh có ảnh hưởng
ra sao đối với các yếu tố môi trường, đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội của cư dân
tại GX Tắc Sậy và ngược lại, các yếu tố đó định hình nên hoạt động du lịch văn hóa
tâm linh tại đây như thế nào?
Câu hỏi 3: Giải pháp nào để hướng đến mục tiêu phát triển du lịch văn hóa tâm
linh theo định hướng phát triển du lịch bền vững?
6.2. Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết 1: Hiện nay, việc khai thác và phát triển du lịch văn hóa tâm linh
đang ngày càng phát triển, lượng khách du lịch đến GX Tắc Sậy ngày càng nhiều, do
đó hiện đang tác động tích cực lẫn tiêu cực đến mơi trường, đời sống kinh tế - văn
hóa – xã hội của cư dân và các giá trị văn hóa truyền thống.
Giả thuyết 2: Mối tương quan giữa phát triển du lịch văn hóa tâm linh và các

yếu tố kinh tế, mơi trường và đời sống kinh tế - văn hóa – xã hội của cư dân địa
phương là có tính hai chiều, tương hỗ.
Giả thuyết 3: Do vậy khai thác và phát triển du lịch văn hóa tâm linh theo hướng
bền vững, trước hết cần phải cần phải dựa vào các cộng đồng. Các mục tiêu kinh tế,
xã hội và văn hóa phải là thể thống nhất, hài hồ và có sự tham gia của tất cả các cá
nhân cũng như các tổ chức trong việc vừa khai thác du lịch, vừa gắn với việc bảo tồn


8

các giá trị văn hóa truyền thống, bảo vệ mơi trường để đáp ứng yêu cầu phát triển
kinh tế - văn hóa - xã hội của địa phương.
7. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả sẽ sử dụng các phương pháp luận và
phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp luận:
- Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử: là phương pháp luận chung
nhất cho các ngành khoa học. Cụ thể với đề tài này tác giả sử dụng phương pháp luận
duy vật biện chứng và duy vật lịch sử là một phương pháp áp dụng trong nghiên cứu
lịch sử xã hội, nhìn nhận trong mối quan hệ nhân quả. Tức là nhìn nhận du lịch văn
hóa tâm linh trong trạng thái động; khơng cứng nhắc, cố định khi tình hình đã thay
đổi. Bên cạnh đó khi nghiên cứu về vấn đề du lịch văn hóa tâm linh theo hướng phát
triển bền vững cần phải chú ý đến không gian và thời gian. Vì khơng gian xã hội là
hoạt động sống của con người trong các chế độ xã hội và thời gian xã hội là thước đo
về sự biến đổi của quá trình xã hội, có đặc điểm là trải qua khơng đều vì tuỳ thuộc
vào tính chất tiến bộ hay lạc hậu của chế độ xã hội. Vì thế cho nên muốn nhận thức
đúng về du lịch văn hóa tâm linh nhìn từ góc độ phát triển du lịch bền vững tại GX
Tắc Sậy nhất thiết phải có quan điểm lịch sử cụ thể, xem xét nó trong khơng gian,
thời gian nhất định, đồng thời phải dự báo, dự đoán sự vận động của nó.
- Vận dụng lý thuyết có sẵn như: Lý thuyết chức năng, lý thuyết phát triển bền vững

làm cơ sở lý luận cho đề tài.
Phương pháp nghiên cứu cụ thể:
-

Phương pháp nghiên cứu của ngành:
Phương pháp Khu vực học: Khu vực học lấy không gian xã hội – văn hóa

bao gồm các lĩnh vực hoạt động của con người và quan hệ tương tác giữa con người
với điều kiện tự nhiên làm đối tượng nghiên cứu. Mục đích của khu vực học nhằm
đạt tới những nhận thức tổng hợp về một khơng gian văn hóa – xã hội, tìm ra những
đặc điểm của tự nhiên và của đời sống con người trong khơng gian văn hóa – xã hội
đó. Do vậy khi nghiên cứu về du lịch văn hóa tâm linh trong sự phát triển bền vững


9

(PTBV) tại GX Tắc Sậy cũng vậy. Tức là nghiên cứu tại một khơng gian cụ thể trong
đó có hoạt động của con người (khách du lịch, cộng đồng cư dân,...) và giữa con
người có sự tương tác với điều kiện tự nhiên.
-

Phương pháp bổ trợ:
Phương pháp quan sát tham dự: Việc nghiên cứu đề tài này đòi hỏi tác giả

phải quan sát và tham gia vào các hoạt động tại Giáo xứ Tắc Sậy như các hoạt động
của khách du lịch khi đến thăm, các hoạt động chính trong giờ thánh lễ đến các hoạt
động của các hộ dân tại Giáo xứ để tác giả có cái nhìn khách quan thực tế về thực
trạng khai thác du lịch văn hóa tâm linh tại đây. Do đó tác giả sử dụng phương pháp
này để thu thập thơng tin, hình ảnh thông qua việc quan sát các hoạt động, đặc điểm
của đối tượng nghiên cứu và ghi chép lại những thông tin cần thiết. Các hoạt động

trong phương pháp này bao gồm: Quan sát, chụp ảnh, ghi chép,…Do đó trong đề tài
này, tác giả sử dụng phương pháp này để làm công cụ thu thập thông tin thực tế.
Phương pháp định lượng: Nhằm nâng cao tính thực tiễn của đề tài, tác giả đã
sử dụng phương pháp định lượng thông qua việc điều tra bằng bảng hỏi với hai đối
tượng bao gồm: khách du lịch đến du lịch tại Giáo xứ Tắc Sậy và các hộ dân tại địa
bàn ấp 2 xã Tân Phong, thị xã Giá Rai nhằm mang lại cái nhìn khách quan hơn, thực
tế hơn cho đề tài khai thác du lịch văn hóa tâm linh nhìn từ góc độ phát triển du lịch
bền vững tại Giáo xứ Tắc Sậy, tỉnh Bạc Liêu. Quá trình thực hiện bao gồm 3 giai
đoạn:
Giai đoạn 1: Thiết lập các bảng câu hỏi và chọn mẫu
Thiết lập bảng câu hỏi: Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu các tài liệu liên
quan đến việc khai thác du lịch văn hóa tâm linh tại Giáo xứ Tắc Sậy và cùng với
việc khảo sát sơ bộ, tác giả đã xác định được mục tiêu thông tin cho đề tài. Tiếp theo
đó, tác giả đã tiến hành truyền tải các thông tin này vào bảng câu hỏi dành cho khách
du lịch (Phụ lục 1) gồm 10 câu hỏi và bảng câu hỏi cho các hộ dân tại ấp 2, xã Tân
Phong, TX Giá Rai (Phụ lục 2) gồm 10 câu hỏi. Để đánh giá tính minh bạch của bảng
câu hỏi, tác giả đã tiến hành tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn và đã có
những điều chỉnh hợp lý nhằm tạo điều kiện dễ dàng trong việc thu thập ý kiến.


10

Chọn mẫu: Tác giả thực hiện theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên tức là
việc điều tra sẽ được chọn ngẫu nhiên đối với cả đối tượng bao gồm cả khách du lịch
và các hộ dân.
Giai đoạn 2: Tiến hành khảo sát
Tác giả tiến hành điều tra, khảo sát từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2017
Tác giả đề tài nghiên cứu tiến hành khảo sát ngẫu nhiên trên địa bàn nghiên
cứu với các đối tượng sau:
Đối với các hộ dân tại ấp 2, xã Tân Phong, TX Giá Rai: việc khảo sát gặp

nhiều khó khăn về thời gian và việc tiếp cận đối tượng khảo sát để thu thập được ý
kiến của người dân trong khai thác du lịch văn hóa tâm linh thơng qua bảng hỏi. Với
số phiếu phát ra là 35 phiếu, thu về 30 phiếu, số phiếu hợp lệ là 30 phiếu, chiếm tỉ lệ
100%.
Đối với khách du lịch đến GX Tắc Sậy: do khó khăn trong việc tiếp xúc với
các khách du lịch do nhiều ngun nhân trong đó chủ yếu là khách khơng có thời
gian, thứ hai là khách du lịch cũng dè chừng. Bên cạnh đó để thu được trả lời khách
quan hơn, tác giả tiến hành thu thập ở nhiều đoàn khách du lịch khác nhau (bao gồm
khách đoàn, khách lẻ với độ tuổi khác nhau) vì vậy nên việc khảo sát của tác giả cũng
mất rất nhiều thời gian. Theo đó, tác giả phát ra 110 phiếu, thu về 100 phiếu, hợp lệ
là 100 phiếu, chiếm tỉ lệ 100%
Trong quá trình khảo sát, tác giả cũng tiến hành song song việc kiểm tra đơn
vị trong mẫu có đúng đối tượng nghiên cứu hay khơng? Để xem việc khảo sát có
mang lại kết quả mong muốn như mục tiêu đặt ra hay khơng. Nếu chưa đạt được sự
mong muốn thì tác giả tiến hành điều chỉnh sao cho phù hợp và mang lại kết quả tối
ưu nhất.
Giai đoạn 3: Tổng hợp và xử lý số liệu và cho ra kết quả khảo sát
Từ các kết quả nghiên cứu điều tra, tác giả đã tiến hành tổng hợp thơng tin, xử
lí kết quả điều tra, phân tích những thực trạng về hoạt động du lịch văn hóa tâm linh
tại Giáo xứ Tắc Sậy. Từ những cơ sở đó xây dựng các giải pháp. Song song đó, tác
giả khẳng định tính khả thi của những giải pháp này thơng qua ý kiến đóng góp của


11

giảng viên hướng dẫn. Tác giả đã dùng phương pháp thống kê truyền thống thủ công
kết hợp với phần mềm Microsoft Excel, SPSS. Thông qua các kết quả thu được, tác
giả làm cơ sở cho việc đi phân tích, đánh giá thực trạng khai thác du lịch văn hóa tâm
linh tại Giáo xứ Tắc Sậy một cách khách quan và cũng trên nền tảng này có thể đưa
ra được các nhóm giải pháp đề xuất.

Phương pháp nghiên cứu lịch sử: sử dụng phương pháp này để xem xét quá
trình vận động, sự thay đổi của việc phát triển loại hình du lịch văn hóa tâm linh tại
tỉnh Bạc Liêu, từ lúc bắt đầu khai thác cho đến nay. Từ đó tìm ra bản chất, quy luật
vận động và phát triển của đối tượng để kế thừa những thành tựu đã có trong lịch sử.
Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu thứ cấp: phương pháp này được sử
dụng để thu thập các nguồn thơng tin, tài liệu sẵn có từ các sở, ban ngành liên quan
như tài liệu thống kê của Sở Văn hóa,Thể thao và Du lịch tỉnh Bạc Liêu, Tổng cục
Thống kê, các giáo trình, các đề tài nghiên cứu, từ cộng đồng địa phương, từ các tổ
chức kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh, các bài viết trên sách báo, tạp chí,
internet,...Trên cơ sở các tài liệu thu thập được, tác giả thực hiện xử lý để có thể sử
dụng đúng mục đích nghiên cứu của đề tài đặt ra.
8. Cấu trúc luận văn
Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và các phụ lục thì
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN
CỨU
Chương này trình bày những vấn đề lý luận trong đó tìm hiểu các khái niệm,
tiếp cận các lý thuyết chức năng, lý thuyết phát triển bền vững, các chính sách của
Đảng và Nhà nước có liên quan và tổng quan về địa bàn nghiên cứu Giáo xứ Tắc Sậy
để làm tiền đề cho việc đi sâu vào nghiên cứu các khía cạnh của du lịch văn hóa tâm
linh tại Giáo xứ Tắc Sậy.


12

Chương 2: THỰC TRẠNG KHAI THÁC DU LỊCH VĂN HÓA TÂM LINH
TẠI GIÁO XỨ TẮC SẬY
Chương này trình bày thực trạng khai thác du lịch văn hóa tâm linh tại Giáo
xứ Tắc Sậy thơng qua việc trình bày và đánh giá các yếu tố như tài nguyên du lịch
tâm linh, các sản phẩm du lịch, nguồn nhân lực du lịch, khách du lịch,…Đây là cơ sở

cho việc kiến nghị các giải pháp ở chương 3.
Chương 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TÂM LINH THEO HƯỚNG BỀN VỮNG
Chương này đề cập đến kinh nghiệm khai thác du lịch văn hóa tâm linh ở các
địa phương và các nước trong khu vực. Qua đó đề xuất các giải pháp khai thác và
phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại GX Tắc Sậy có mục tiêu và hướng đến phát
triển bền vững trong tương lai.


13

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN
NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm
1.1.1.1. Khái niệm du lịch
Thực tế cho thấy du lịch đã xuất hiện từ rất lâu, ngay trong thời kỳ cổ đại với
các nền văn hóa lớn như Ai Cập, Hy Lạp đã xuất hiện hình thức đi du lịch, tuy đó chỉ
là hoạt động mang tính tự phát, đó chỉ là các cuộc hành hương về các thánh địa, đất
thánh, đền chùa, các nhà thờ Kitô giáo, các cuộc du ngoạn của các vua chúa và quý
tộc… Đến thế kỷ XVII, thời kỳ phục hưng ở các nước châu Âu, kinh tế - xã hội phát
triển, các lĩnh vực như thông tin, giao thơng vận tải theo đó phát triển nhanh chóng,
điều đó càng thúc đẩy du lịch phát triển mạnh mẽ.
Năm 1841 là năm đánh dấu bước ngoặt lớn trong lịch sử ngành du lịch thế
giới bằng việc Thomas Cook đã thực hiện ý tưởng của mình bằng việc tổ chức một
chuyến tham quan đặc biệt trên tàu hỏa đi từ Leicester tới Longborough (dài 12 dặm)
và ngược lại cho 570 khách đi dự hội nghị. Với giá trọn gói của chuyến đi là 1 shilling/
một hành khách. (Hà Thùy Linh, 2007, tr.12)
Ông đã liên lạc với hãng tàu hoả để có giá vé giảm đặc biệt, cung cấp thực
phẩm và nước uống trên tàu, tổ chức sắp xếp cho 570 người ở Longborough… đó là

những hoạt động thể hiện bản chất của ngành lữ hành hiện đại.
Nhận ra tiềm năng to lớn này năm 1842, Thomas Cook đăng ký đại lý hướng
dẫn và hoạt động trong việc kinh doanh tổ chức các cuộc hành trình du lịch. (Hà Thùy
Linh, 2007, tr.12)
Năm 1877 để mở rộng hoạt động của mình, Thomas Cook đã đặt đại diện của
mình ở Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Úc, Trung Đông và Ấn Độ. Năm 1890 để chủ động
cho việc kinh doanh, Thomas Cook đã lập đội tàu riêng và ơng đã có 15 chiếc tàu.
Năm 1892 Thomas Cook qua đời hãng kinh doanh lữ hành của ông dưới sự quản lý
của con trai vẫn tiếp tục hoạt động. (Hà Thùy Linh, 2007, tr.14)


14

Ngày nay với sự phát triển của nền kinh tế ở các quốc gia, du lịch khơng cịn
là một ngành kinh tế đơn thuần mà nó đã trở thành một hiện tượng kinh tế - xã hội.
Du lịch chính là nhu cầu không thể thiếu đối với con người ở mọi lứa tuổi và ở mỗi
quốc gia. Xét về mặt kinh tế, du lịch đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng, ở
một số quốc gia còn xếp du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát
triển kinh tế xã hội. Với mục đích tạo thêm nguồn thu ngoại tệ, thúc đẩy sự phát triển
của hoạt động ngoại thương và các ngành khác góp phần vào các cân thanh toán cũng
như tạo nhiều cơ hội để giải quyết việc làm. Còn xét trên phạm vi tồn thế giới du
lịch là một ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, du lịch đã trở thành ngành
kinh tế đứng thứ tư sau các ngành: công nghệ thơng tin - truyền thơng, cơng nghiệp
dầu khí và cơng nghiệp chế tạo xe hơi.
Do có ý nghĩa về nhiều mặt và nội dung các phạm trù du lịch rộng lớn, nên
việc nhận thức về du lịch cũng có nhiều quan niệm khác nhau, có người cho rằng: Du
lịch là một ngành cơng nghiệp khơng khói, là một ngành công nghiệp đẻ trứng vàng,
là ngành kinh tế hỗn hợp, là ngành kinh tế xuất khẩu tại chỗ, hay đơn giản du lịch là
ngành dịch vụ đáp ứng những nhu cầu nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí…Nhưng cũng có
quan niệm cho rằng du lịch là một trong những tác nhân phá hoại nghiêm trọng các

nguồn tài nguyên tự nhiên, tài ngun nhân văn, làm xói mịn các giá trị đạo đức, tinh
thần và truyền thống của các dân tộc và cũng là môi trường thuận lợi cho các tệ nạn
xã hội phát sinh và phát triển. Do đó để có cơ sở nhận thức đầy đủ về du lịch, hãy bắt
đầu từ việc tìm hiểu những khái niệm cơ bản về du lịch. Mặt khác, việc thống nhất
và chuẩn hóa các khái niệm cơ bản về du lịch sẽ giúp cho công tác nghiên cứu lập qui
hoạch, kế hoạch, các nhà thống kê, các nhà đầu tư, các đơn vị kinh doanh du lịch xác
định được cung cầu trong du lịch và có những định hướng phát triển và kinh doanh
du lịch phù hợp. Khi nói đến du lịch, thường thì người ta nghĩ đến một chuyến đi đến
nơi nào đó để tham quan, nghỉ dưỡng, thăm viếng bạn bè, họ hàng và dùng thời gian
rảnh để tham gia các hoạt động thể dục thể thao, đi dạo, phơi nắng, thưởng thức ẩm
thực, xem các chương trình biểu diễn nghệ thuật,… hay chỉ đơn giản là quan sát môi


15

trường xung quanh. Hoặc ở khía cạnh rộng hơn, có thể kể đến những người tìm các
cơ hội kinh doanh (business traveller) đi công tác, dự hội nghị, hội thảo hay đi học
tập, nghiên cứu khoa học - kĩ thuật…Do hoàn cảnh khác nhau về điều kiện kinh tế xã
hội, thời gian và khơng gian, và cũng do các góc độ nghiên cứu khác nhau, nên mỗi
ngành khoa học, mỗi người đều có cách hiểu khác nhau về du lịch. Du lịch là một
ngành động và có mối liên hệ mật thiết với nhiều ngành nghề khác trong xã hội như
giao thơng, nhà hàng, khách sạn, hàng khơng,…vì thế, khi tìm hiểu về du lịch phải
xét trên bình diện tổng thể và phải mang tính liên ngành. Ở đây tác giả chỉ đề cập đến
các khái niệm liên quan đến những đặc trưng cơ bản của du lịch:
Theo các từ điển quốc tế về du lịch, du lịch còn gọi là "chuyến du lịch" (tour)
trong tiếng Anh và tiếng Pháp có nghĩa là một cuộc hành trình (a journey), một chuyến
lưu hành (a circulative trip). (Biju, 2006, tr. 42)
Tổ chức du lịch thế giới UNWTO (United Nations World Tourist
Oragnization) thì cho rằng:
Du lịch là hoạt động về chuyến đi đến một nơi khác với môi trường sống

thường xuyên của con người và ở lại đó để thăm quan, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí hay
các mục đích khác ngồi các hoạt động để có thù lao ở nơi đến với thời gian liên tục
ít hơn 1 năm. (Commission of the European Communities, Organisation for
Economic Co-operation and Development, United Nations and World Tourism
Organization [UNWTO], 2001, tr. 1)
Còn theo International Union of Official travel Oragnization (Liên hiệp các
tổ chức lữ hành chính thức viết tắt là IUOTO) thì “Du lịch được hiểu là hành động
du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xun của mình nhằm mục đích
khơng phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh
sống.” (Stephen, 2013)
Khoản 1, điều 4, Luật du lịch năm 2005 ghi rõ: “Du lịch là các hoạt động có
liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm
đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời
gian nhất định.” (Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, 2005, tr. 10)


×