Tải bản đầy đủ (.doc) (184 trang)

Công cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc ở nước Cộng hòa Bolivar Venezuela từ năm 1999 đến năm 2013.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (982.54 KB, 184 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

ĐẶNG CƠNG THÀNH

CÔNG CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN
TỘC Ở NƯỚC CỘNG HÒA BOLIVAR VENEZUELA
TỪ NĂM 1999 ĐẾN NĂM 2013

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Chuyên ngành: Lịch sử phong trào cộng sản,
công nhân quốc tế và giải phóng dân tộc

Hà Nội - 2018


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

ĐẶNG CƠNG THÀNH

CÔNG CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN
TỘC Ở NƯỚC CỘNG HÒA BOLIVAR VENEZUELA
TỪ NĂM 1999 ĐẾN NĂM 2013

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Chuyên ngành: Lịch sử phong trào cộng sản,
công nhân quốc tế và giải phóng dân tộc
Mã số: 62 22 03 12

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS. TS. Nguyễn Hữu Cát
2. PGS. TS. Nguyễn Thị Thúy Hà



Hà Nội - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan, đây là cơng trình nghiên
cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong
luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được
trích dẫn đầy đủ theo quy định.

TÁC GIẢ

Đặng Cơng Thành


3
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

10

1.1. NHỮNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC

13


1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN TẬP TRUNG LÀM RÕ

26

CHƯƠNG 2: QUAN NIỆM VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC VÀ NHÂN TỐ

TÁC ĐỘNG ĐẾN CÔNG CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP
DÂN TỘC Ở VENEZUELA TỪ NĂM 1999 ĐẾN NĂM 2013

28

2.1. QUAN NIỆM VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC VÀ BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC

28

2.2. NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CÔNG CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP
DÂN TỘC Ở VENEZUELA

35

CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ Q TRÌNH TRIỂN KHAI CƠNG

CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở VENEZUELA
TỪ NĂM 1999 ĐẾN NĂM 2013

68

3.1. NỘI DUNG BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở VENEZUELA

68


3.2. QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI CÁC CHỦ TRƯƠNG, BIỆN PHÁP ĐẤU TRANH
BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC VÀ KẾT QUẢ

83

CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ

ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA VENEZUELA TỪ NĂM 1999 ĐẾN NĂM
2013 VÀ KINH NGHIỆM

119

4.1. ĐÁNH GIÁ CÔNG CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở
VENEZUELA

119

4.2. KINH NGHIỆM

146

KẾT LUẬN

157

DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CƠNG
BỐ

159


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

160

PHỤ LỤC

173


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tiếng nước ngoài

Tiếng Việt Nam

CNĐQ

:

Chủ nghĩa đế quốc

CNTB

:

Chủ nghĩa tư bản

CNE


Consejo Nacional Electoral

Hội đồng Bầu cử quốc gia

CNXH

:

Chủ nghĩa xã hội

ĐCS

:

Đảng Cộng sản

ĐLDT

:

Độc lập dân tộc

EU

Euro Union

Liên minh châu Âu

GCCN


:

Giai cấp công nhân

GCTS

:

Giai cấp tư sản

GCVS

:

Giai cấp vô sản

GDP

Gross domestic product

Tổng sản phẩm quốc nội

IMF

International Monetary Fund

Quỹ Tiền tệ quốc tế

LLSX


:

Lực lượng sản xuất

Nxb

:

Nhà xuất bản

OPEC

Organization of Petroleum
Exporting Countries

Tổ chức các nước xuất khẩu
dầu mỏ

PSUV

Partido Socialista Unido de
Venezuela

Đảng Xã hội chủ nghĩa thống
nhất Venezuela

PDVSA

Petróleos de Venezuela, S.A.


Cơng ty Dầu lửa Venezuela

TBCN

:

Tư bản chủ nghĩa

TLSX

:

Tư liệu sản xuất

TTXVN

:

Thông tấn xã Việt Nam

USD

United States dollar

XHCN

:

Đô la Mỹ

Xã hội chủ nghĩa

WB

World Bank

Ngân hàng Thế giới

WTO

World Trade Organization

Tổ chức Thương mại thế giới


6

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kể từ năm 1999, Tổng thống Hugo Chavez Frias lên nắm quyền ở Venezuela
đã mở đầu cho một “làn sóng cánh tả” ở khu vực. Các đảng cánh tả ở khu vực Mỹ
Latinh, bằng con đường bầu cử dân chủ đã giành được chính quyền và thực hiện
nhiều cải cách tích cực mang khuynh hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), đánh dấu thời
kỳ phát triển mạnh mẽ của các đảng cánh tả (Venezuela, Chile, Brasil, Argentina,
Uruguay, Enxanvado, Bolivia, Ecuador, Nicaragua, Honduras, Guatemala, Paraguay).
Đây là sự kiện rất đáng được quan tâm bởi trong bối cảnh chính trị phức tạp của thế
giới hiện nay, khi mà cơn khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội (CNXH) hiện thực khởi
đầu bằng sự sụp đổ của mô hình CNXH ở Liên Xơ và Đơng Âu vẫn cịn dư chấn;
công cuộc cải cách, đổi mới ở các nước XHCN hiện nay tuy đã đạt nhiều thành tựu ở
tầm lịch sử, song vẫn cịn khơng ít khó khăn trong quá trình xây dựng CNXH, trong

khi các thế lực thù địch với CNXH vẫn đang tiếp tục cơng kích, phản bác…
Dù đã có được thời kỳ phát triển mạnh mẽ và đảng cánh tả trở thành đảng
cầm quyền ở nhiều quốc gia thông qua tranh cử hợp pháp; nhưng không phải nơi
nào trong khu vực, cánh tả đều mạnh và cầm quyền đều thành công và bền vững
như nhau. Tuy nhiên, những đóng góp của cánh tả trong giai đoạn nói trên có ý
nghĩa lịch sử đối với từng quốc gia và cả khu vực, cũng như đối với phong trào
cộng sản, công nhân quốc tế, phong trào dân chủ và đấu tranh xã hội trên phạm vi
toàn thế giới.
Nổi bật nhất trong phong trào cánh tả ở Mỹ Latinh, đó là Venezuela dưới sự
lãnh đạo của Tổng thống Hugo Chavez. Với những nỗ lực không mệt mỏi trong công
cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc (ĐLDT) từ khi Ơng giữ chức Tổng thống nước
Cộng hịa Bolivar Venezuela (tháng 02/1999) cho đến khi qua đời (tháng 03/2013),
Ông được coi là người đi đầu trong phong trào cánh tả ở Mỹ Latinh bằng việc khẳng
định xây dựng một xã hội mới theo tư tưởng Bolivar. Từ những quan điểm, chủ trương
đến những biện pháp thực hiện cũng như những kết quả đạt được trong công cuộc đấu
tranh bảo vệ ĐLDT ở Venezuela đã mang lại những đóng góp to lớn. Đóng góp thứ
nhất là đưa các vấn đề thiết yếu đối với đời sống của người dân lao động trong xã
hội


vào tâm điểm chính sách của nhà nước. Đó là những vấn đề như phát triển kinh tế - xã
hội, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống, bảo đảm an
sinh xã hội, công bằng xã hội và dân chủ, bảo vệ môi trường sinh thái, đẩy lùi các các
nhân tố bất lợi bên ngoài lợi dụng con người và nguồn tài nguyên. Đóng góp thứ hai là
chấm dứt thời kỳ áp đặt chính sách của các nước tư bản, đế quốc bên ngoài để tạo nên
sự cân bằng thực sự hài hòa giữa phát triển kinh tế ổn định và bền vững với công bằng
xã hội. Nhiều người coi đó là bằng chứng của việc người dân và khu vực tự giải phóng
mình khỏi những kìm kẹp và áp bức trước đây. Độc lập, tự chủ trong định hướng chính
sách tạo vị thế và điều kiện thuận lợi cần thiết để đất nước chủ động, tích cực vận hành
q trình hội nhập khu vực và quốc tế một cách bình đẳng nhất, thích hợp nhất, có lợi

nhất. Đóng góp thứ ba là với vai trò đầu tàu, Venezuela đã thúc đẩy sự gắn kết và hợp
tác giữa Venezuela và các nước trong khu vực trên tất cả các lĩnh vực với nhiều hình
thức, cấp độ hợp tác vừa liên kết, bổ sung, vừa tăng cường vai trò, ảnh hưởng với các
tổ chức hợp tác và liên kết khu vực đã được thành lập và hoạt động từ trước đó.
Cơng cuộc đấu tranh bảo vệ ĐLDT ở Venezuela chưa được bao lâu thì việc
Tổng thống Chavez qua đời đã để lại một khoảng trống lãnh đạo lớn trong phong
trào cánh tả Mỹ Latinh nói chung và Venezuela nói riêng. Song, điều đó khơng có
nghĩa cuộc Cách mạng Bolivar do ông khởi xướng đã chấm dứt. Dù khơng ít thách
thức, khó khăn và sóng gió, nhưng “con tàu” mà Hugo Chavez làm “thuyền trưởng”
vẫn đang tiến lên phía trước, với sự tin tưởng của nhân dân Venezuela. Như vậy có
thể nói, cơng cuộc đấu tranh bảo vệ ĐLDT ở Venezuela từ năm 1999 đến năm 2013
đã đại diện cho một trào lưu mới ở Mỹ Latinh, công cuộc đấu tranh bảo vệ ĐLDT
của Venezuela cũng như tuyên bố xây dựng “Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI” đã,
đang được sự quan tâm theo dõi đặc biệt của nhiều chính phủ, bởi đây là những bài
học kinh nghiệm hết sức quý báu cho các lực lượng tiến bộ đang đấu tranh cho một
trật tự thế giới mới hịa bình, dân chủ, bình đẳng, hợp tác và phát triển.
Từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài “Công cuộc đấu tranh bảo vệ
độc lập dân tộc ở nước Cộng hòa Bolivar Venezuela từ năm 1999 đến năm 2013”
làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử phong trào cộng sản,
công nhân quốc tế và giải phóng dân tộc.


2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu làm rõ nội dung và quá trình triển khai đấu
tranh bảo vệ ĐLDT của nước Cộng hòa Bolivar Venezuela từ năm 1999 đến năm
2013 trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, đối ngoại, quốc phịng, an
ninh. Qua đó đóng góp những thành cơng, hạn chế, kinh nghiệm và những vấn đề
đặt ra cần giải quyết trong đấu tranh bảo vệ ĐLDT đối với Venezuela trong thời gian
tiếp theo.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận án có những nhiệm vụ phải giải quyết sau:
- Phân tích những nhân tố tác động đến cơng cuộc đấu tranh bảo vệ ĐLDT
của Cộng hòa Bolivar Venezuela giai đoạn 1999 - 2013.
- Phân tích chủ trương, biện pháp và quá trình triển khai đấu tranh bảo vệ ĐLDT
của Venezuela trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, đối ngoại, quốc
phịng, an ninh dưới thời Tổng thống Hugo Chavez từ năm 1999 đến năm 2013.
- Đánh giá về những thành công, hạn chế từ công cuộc cuộc đấu tranh bảo vệ
ĐLDT của nước Cộng hòa Bolivar Venezuela, vấn đề đặt ra cần giải quyết và rút ra
những kinh nghiệm.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án
Là công cuộc đấu tranh bảo vệ ĐLDT ở nước Cộng hòa Bolivar Venezuela
dưới thời Tổng thống Hugo Chavez Frias giai đoạn 1999 - 2013.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án
- Về nội dung của luận án: tập trung nghiên cứu về công cuộc đấu tranh bảo
vệ ĐLDT ở Venezuela trên tất cả các lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,
đối ngoại và quốc phịng, an ninh.
- Về khơng gian: Nước Cộng hịa Bolivar Venezuela trong bối cảnh đấu tranh
bảo vệ ĐLDT dưới thời Tổng thống Hugo Chavez.
- Về thời gian: Thời gian nghiên cứu của đề tài được giới hạn từ năm 1999
đến năm 2013. Mốc thời gian 1999, là thời điểm Ông Hugo Chavez nhậm chức


Tổng thống nước Cộng hòa Bolivar Venezuela ngày 02/02/1999. Mốc 2013, Lãnh
tụ Cách mạng Bolivar - Tổng thống Hugo Chavez qua đời ngày 05/03/2013.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Đề tài dựa trên quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về hình thái kinh
tế - xã hội, về nhà nước và giai cấp, dân tộc, thời đại, đảng cầm quyền trong hệ thống

chính trị, về mơ hình xây dựng CNXH…; đồng thời vận dụng những quan điểm cơ
bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về ĐLDT, các văn kiện của Nhà nước Cộng hịa
Bolivar Venezuela về đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ nền ĐLDT.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở nguyên lý, phương pháp luận cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử cùng với hệ thống, phương pháp luận sử học mácxít
là cơ sở hình thành phương pháp nghiên cứu của luận án.
Trong đó, luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu logic, lịch sử để phân
chia, trình bày q trình phát triển của nước Cộng hịa Bolivar Venezuela giai đoạn
1999 - 2013, trên cơ sở đó rút ra những kết luận cần thiết.
Ngồi ra cịn sử dụng các phương pháp khác như: phân tích, tổng hợp, so sánh,
đối chiếu, thống kê, dự báo... để nghiên cứu và trình bày nội dung luận án.
Q trình thu thập, tích luỹ tư liệu sẽ hướng tới trước tiên là những nhận định
về phong trào cánh tả của khu vực Mỹ Latinh nói chung và Venezuela nói riêng.
Đây được xem là bộ khung lý thuyết cơ bản để đánh giá về công cuộc đấu tranh bảo
vệ ĐLDT ở Venezuela giai đoạn 1999 - 2013. Các văn kiện chính thống của Đảng Xã
hội chủ nghĩa thống nhất Venezuela (PUSV), các tuyên bố của các lãnh tụ - nguyên
thủ quốc gia Mỹ Latinh, kết quả nghiên cứu của các cơng trình trước cũng là hướng
quan trọng để nghiên cứu sinh thu thập nguồn tài liệu trong luận án.
5. Đóng góp mới về khoa học và ý nghĩa của luận án
- Luận án góp phần làm sáng tỏ thêm về một trong nhiều con đường đấu
tranh bảo vệ ĐLDT của các nước trong bối cảnh quốc tế hiện nay.
- Đánh giá về những thành công, hạn chế và tác động của các chính sách,
biện pháp trên các lĩnh vực mà Chính quyền Tổng thống Chavez đã thực hiện trong


giai đoạn 1999 - 2013 đối với việc giải quyết những vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội,
đối ngoại, quốc phịng, an ninh trong cơng cuộc đấu tranh bảo vệ ĐLDT.
- Từ những thành tựu và đóng góp trong công cuộc đấu tranh bảo vệ ĐLDT ở
Venezuela, rút ra những kinh nghiệm bước đầu trong lý luận và thực tiễn phát triển

của các nước đang phát triển trong giai đoạn hiện nay.
- Luận án cịn có thể là tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy về
Lịch sử thế giới hiện đại, Lịch sử phong trào cộng sản, cơng nhân quốc tế và giải phóng
dân tộc ở các trường đại học. Đồng thời góp phần cung cấp cứ liệu cho hoạt động đối
ngoại của Việt Nam đối với khu vực Mỹ Latinh nói chung và Venezuela nói riêng.
6. Bố cục của luận án
Ngồi phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận
án bao gồm 04 chương, 08 tiết với các nội dung của các chương như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu.
Chương 2: Quan niệm về độc lập dân tộc và nhân tố tác động đến công cuộc
đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc ở Venezuela từ năm 1999 đến năm 2013.
Chương 3: Nội dung và quá trình triển khai cơng cuộc đấu tranh bảo vệ độc
lập dân tộc ở Venezuela từ năm 1999 đến năm 2013.
Chương 4: Đánh giá về công cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc ở
Venezuela từ năm 1999 đến năm 2013 và kinh nghiệm.


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu về cơng cuộc đấu tranh bảo vệ ĐLDT của các nước đang phát
triển nói chung, các nước trong khu vực Mỹ Latinh nói riêng là chủ đề được quan
tâm, thu hút sự chú ý của nhiều học giả, nhà nghiên cứu, chính trị gia trong và
ngoài nước từ trước tới nay. Là quốc gia nằm trong khu vực Mỹ Latinh, trong tiến
trình phát triển dân tộc của Venezuela luôn gắn với sự vận động và phát triển chung
của khu vực. Vì vậy, các nguồn tài liệu nghiên cứu về quốc gia này cũng có sự liên
quan mật thiết với các cơng trình nghiên cứu về Mỹ Latinh nói chung.
Để đảm bảo tính khoa học, trong khn khổ luận án, tác giả có tham khảo
một số tư liệu, tài liệu gốc như sau:
(1) Các tài liệu tiếng Tây Ban Nha: Hiến pháp nước Cộng hịa Bolivar
Venezuela - “Constitución de la república Bolivar Venezuela”, do Bộ Thông tin và

Truyền thông Venezuela xuất bản lần thứ hai năm 2006 [158]. Hiến pháp Venezuela
1999 đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong việc thiết lập các yếu tố cấu thành nên
hệ thống chính trị xã hội của nhà nước. Hiến pháp thể hiện một quá trình hợp hiến
không chỉ xây dựng những cơ sở mới cho việc tái thiết đất nước mà còn phản ánh
khát vọng về những thay đổi chính trị trong khu vực. Hiến pháp Venezuela bao gồm
9 Phần (Phần 1. Các nguyên tắc cơ bản; Phần 2. Các không

gian địa lý và phân khu

chính trị; Phần 3. Nghĩa vụ, quyền con người và bảo lãnh; Phần 4. Công quyền; Phần
5. Tổ chức Cơ quan Thẩm quyền Quốc gia công; Phần 6. Hệ thống kinh tế xã hội;
Phần 7. An ninh quốc gia; Phần 8. Bảo vệ Hiến pháp; Phần
9. Cải cách Hiến pháp) với 350 Điều khoản. Đây là một hệ thống quy định những
nguyên tắc chính trị căn bản và thiết lập kiến trúc, thủ tục, quyền hạn và trách
nhiệm của chính quyền, bảo đảm các quyền nhất định của nhân dân. Đây là Đạo
luật cơ bản nhất của Nhà nước Cộng hòa Venezuela từ năm 1999 đến nay.
Cuốn “Partido Socialista Unido de Venezuela - III Congreso” (Sách Đỏ), là
cuốn sách của Đảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Venezuela (PSUV) [160]. Sách
Đỏ đã được phê duyệt tại Đại hội bất thường của PSUV vào tháng 04/2010, được
coi là di sản về đường lối điều hành đất nước của PSUV để lại cho đội ngũ đảng


viên, hay đúng hơn là những nguyên tắc cơ bản bắt nguồn từ tư tưởng của những
anh hùng kiệt xuất của Venezuela như Simon Bolivar, Zamora và Simon Rodriguez.
Sách đỏ của PSUV được cấu trúc thành ba phần. Phần “Giới thiệu” mơ tả bối cảnh
lịch sử và chính trị mà nhân dân Venezuela đang trải qua, với đặc trưng là cuộc khủng
hoảng nghiêm trọng nhất của CNTB đang đe dọa không chỉ là hạnh phúc của phần
lớn nhân dân trên thế giới, nhưng cũng đặt sự sống trên hành tinh trước những nguy
hiểm; mà mặt khác, cũng xuất hiện đông đảo những con người đang đấu tranh cho
một xã hội bình đẳng, với cuộc Cách mạng Bolivar là trọng tâm chính. Cuốn sách đề

cập tới di sản của Simón Rodríguez (Samuel Robinson), Simon Bolivar, Ezequiel
Zamora và những đóng góp mang tính cách mạng của C.Mác, V.I.Lênin, Che
Guevara và tất cả những ai đã hy sinh đời mình cho một thế giới tốt đẹp hơn. Như:
bối cảnh lịch sử của cuộc cách mạng trong cuộc đấu tranh giành ĐLDT; cuộc nổi dậy
quân sự của ngày 04/02/1992; chiến thắng bầu cử của Tổng thống Chavez năm 1998
và việc ra đời Hiến pháp nước Cộng hịa Bolivar Venezuela vào năm 1999. Phần
chính của Sách Đỏ được chia thành ba yếu tố: “Tuyên bố Nguyên tắc”, những “Điều
lệ” và “Chương trình cơ sở” của PSUV. Những điều lệ bao gồm những nguyên tắc
về hoạt động và cơ cấu tổ chức cần thiết trong việc xây dựng “Chủ nghĩa Xã hội thế
kỷ XXI”. Theo điều lệ của PSUV, tổ chức chính trị này tuân theo nguyên tắc tổ chức
tập trung dân chủ, mà qua đó, các quy tắc, chiến lược, chương trình, chiến thuật và kế
hoạch hành động được bàn luận một cách dân chủ

và tuân theo trật tự kỷ cương.

Nguyên tắc cơ bản của Đảng. “Những nguyên tắc cơ bản”, còn gọi là “nguyên tắc
chung” và là một phần của Sách Đỏ, là một trong những nền tảng cần thiết mà
PSUV xây dựng làm nền tảng chính trị của mình.
(2) Các tài liệu tiếng Tây Ban Nha được Đại sứ quán Venezuela tại Việt Nam
dịch sang tiếng Việt: Cuốn “Simon Bolivar - Libertador De Nationes, creador De
Patrias” (Simon Bolivar - Người anh hùng giải phóng dân tộc, người sáng lập đất
nước), do Bộ Thơng tin và Truyền thông Venezuela ấn hành, được Đại sứ quán nước
Cộng hòa Bolivar Venezuela tại Việt Nam dịch sang tiếng Việt và xuất bản tháng
10/2010 [13]. Cuốn sách đề cập đến tiểu sử, con đường đấu tranh và những cuộc phiêu
lưu của nhà giải phóng dân tộc với những lý tưởng chính trị và xã hội siêu việt. Cuốn


sách đưa ra cách nhìn tổng quan về sự thừa nhận của quốc tế đối với cuộc đấu tranh của
Simon Bolivar vì tự do và một châu Mỹ đồn kết trong bối cảnh 30 năm đầu thế kỷ
XIX của nghĩa quân châu Mỹ nổi dậy chống lại chủ nghĩa thực dân Tây Ban Nha. Sự

tôn vinh của nhân dân Venezuela đối với anh hùng giải phóng dân tộc khơng chỉ qua
cách họ tự gọi mình là người Bolivar mà cịn ở cách họ tiếp tục cuộc đấu tranh chống
đế quốc, cuộc đấu tranh cho sự đoàn kết và thống nhất của các dân tộc.
Cuốn “Plan De La Patria” (Programa De Gobierto Bolivariano 2013 - 2019)
Kế hoạch tổ quốc (Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội theo định hướng XHCN lần
thứ hai, 2013 - 2019) [14]. Đại sứ quán nước Cộng hòa Bolivar Venezuela tại Việt
Nam dịch sang tiếng Việt và đã được xuất bản. Đây là bản báo cáo của Tổng thống
Venezuela trước Quốc hội để giới thiệu một giai đoạn phát triển mới có hoạch định
rõ ràng cho đất nước với các mục tiêu là: Bảo vệ và củng cố tài sản quý giá nhất mà
nhân dân đã giành được sau 200 năm: ĐLDT; Tiếp tục công cuộc xây dựng “Chủ
nghĩa xã hội thế kỷ XXI” tại Venezuela như là sự lựa chọn thay thế cho hệ thống chủ
nghĩa tư bản (CNTB) và qua đó bảo đảm an ninh xã hội, ổn định chính trị, hạnh phúc
nhiều nhất cho nhân dân; Phấn đấu đưa Venezuela trở thành cường quốc về mặt kinh
tế, chính trị, văn hóa, xã hội trong khối các cường quốc mới nổi tại khu

vực Mỹ

Latinh và Caribbean, nhằm đảm bảo hịa bình, ổn định, thống nhất cho tồn khu vực;
Đóng góp cho việc phát triển địa chính trị quốc tế mới, với việc chú trọng xây dựng
thế giới đa cực và đa trung tâm để tiến tới cơng bằng và hịa bình cho thế giới; Bảo vệ
cuộc sống trên hành tinh và cứu vớt nhân loại.
Cuốn “El Libro Azul” (Sách Xanh), Đại sứ quán nước Cộng Hòa Bolivar
Venezuela tại Việt Nam dịch sang tiếng Việt, xuất bản lần thứ hai tại Venezuela tháng
12/2013 [15]. Đây là ấn phẩm đã thể hiện tư tưởng của Tổng thống Hugo Chavez.
Tác phẩm gồm ba phần; Phần thứ nhất giới thiệu, Phần thứ hai tập trung vào trình
bày tư tưởng ba gốc rễ: Robinson, Bolivar và Zamorar, Phần thứ ba đề ra đường lối
chiến lược tổng quát của Dự án Quốc gia Simon Bolivar.
Cuốn “Sứ mệnh Venezuela”, do Bộ Thông tin và Truyền thông Venezuela ấn
hành năm 2014, cuốn sách đã được xuất bản bằng nhiều thứ tiếng [159], đề cập tới
29 chương trình hay gọi là Sứ mệnh của Chính phủ Venezuela từ năm 2003 đến



năm 2014 trên các lĩnh vực, giáo dục, y tế, lương thực, thực phẩm, quốc phòng, an
ninh, từ mục tiêu đến nhiệm vụ cũng như kết quả cụ thể và sinh động của từng sứ
mệnh. Cuốn sách là bức tranh thể hiện khá cụ thể về kết quả những gì mà Chính
quyền Tổng thống Chavez đã làm được với đất nước Venezuela.
Bên cạnh đó, nghiên cứu sinh đã tiếp cận với một khối lượng tài liệu tham
khảo lớn của các nhà nghiên cứu Venezuela, các học giả nước ngoài và các nhà khoa
học Việt Nam. Đây là nguồn tài liệu quan trọng tập trung nghiên cứu trên nhiều
phương diện: địa lý, lịch sử, văn hoá, phong trào cánh tả ở khu vực với việc xây dựng
“Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI”, đặc điểm tình hình chính trị, phát triển kinh tế - xã
hội, chiến lược phát triển kinh tế vĩ mơ, đối ngoại, quốc phịng, an ninh của các nước
Mỹ Latinh và Venezuela. Đây còn là cơ sở và là cứ liệu quan trọng để nghiên cứu
sinh tập hợp nguồn tư liệu khoa học nhằm tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về những vấn
đề liên quan đến nội dung của luận án.
1.1. NHỮNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC
1.1.1. Về lịch sử phát triển của phong trào cánh tả Mỹ Latinh và mơ
hình “Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI” ở Venezuela
Luận án đã tìm hiểu một số tài liệu của các nhà nghiên cứu ở nước ngoài:
Tác giả D.L.Raby, trong cuốn sách “Democracy and Revolution: Latin America
and Socialism Today” [162], đã đề cập tiến trình dân chủ hóa, phong trào cánh tả
và xu hướng đi lên CNXH của các quốc gia Mỹ Latinh ngày nay. Tác giả cũng
phân tích những thành quả, thuận lợi và khó khăn, thách thức của trào lưu XHCN
ở khu vực này, đặc biệt là tại Cuba, Venezuela, Nicaragua, Bolivia và Ecuador.
Cuốn sách đã so sánh tiến trình cách mạng Venezuela với các nước khác trong
khu vực, đó là cuộc cách mạng của các sỹ quan quân đội đứng dậy chống chế
độ dân chủ đã mất uy tín và xác định những khát vọng của mình, hướng tới
một phong trào rộng lớn, lấy cảm hứng từ nền văn hóa truyền
thống và tinh thần tiến bộ quốc tế.
Hai tác giả George Philip và Francisco Panizza với cuốn sách “The Triumph

of Politics: The Return of the Left in Venezuela, Bolivia and Ecuador” [161], đã đề
cập về sự hồi sinh và phát triển của phong trào cánh tả ở Venezuela, Bolivia,


Ecuador từ cuối những năm 1990 như một thắng lợi to lớn của tiến trình chính trị
khu vực Mỹ Latinh. Tác giả đã phân tích và đánh giá nhiều mặt trong công cuộc
xây dựng “Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI” ở ba quốc gia trên cùng những ảnh hưởng
chính trị tích cực của nó.
Tác giả Richard S.Hillman và Thomas D.J.Agostino trong cuốn sách
“Understanding contemporary Latin America” [154]. Cuốn sách bao gồm 14 phần,
đã giới thiệu về địa lý, lịch sử của Mỹ Latinh, nghiên cứu tình hình chính trị, quân
đội, kinh tế của Mỹ Latinh, mối quan hệ quốc tế, vấn đề mơi trường, dân số, đơ thị
hóa, vấn đề chủng tộc, tính sắc tộc, giai cấp và chủ nghĩa dân tộc, vai trị của phụ nữ,
gia đình và phát triển, tôn giáo, triển vọng của Mỹ Latinh. Với Venezuela, tác giả đã đề
cập tới bức tranh chính trị ở quốc gia này, đó là cuộc đấu tranh giữa Tổng thống
Chavez với phe đối lập, giữa những thuận lợi và thách thức của cả hai bên.
Cuốn “Latin America’s Turbulent Transitions: The Future of 21 st Century
Socialism”, của Roger Burbach, Michael Fox và Federico Fuentes [144], đề cập
tới trào lưu “Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI” ở Mỹ Latinh những năm gần đây như
một sự thay đổi mạnh mẽ. Các tác giả khơng chỉ khái qt tiến trình “Chủ nghĩa
xã hội thế kỷ XXI” ở Mỹ Latinh mà còn chỉ ra những tác động nhiều chiều, nhiều
mặt của nó đối với đời sống xã hội, nhấn mạnh đến những chủ trương, quyết định
bất ngờ của các lãnh tụ cánh tả như Hugo Chavez, Evo Morales, Rafael Correa.
Bài viết “Chủ nghĩa xã hội Cuba trên đất Venezuela”, bản dịch của Lệ
Thuỷ [122], ngoài những nghiên cứu về ảnh hưởng sâu rộng của Cuba với đất
nước của mơ hình “Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI” đã nhận định cần quan tâm:
“Bản thân các nhà lãnh đạo cao nhất của Chính phủ Venezuela cũng chưa hiểu rõ
ràng về mơ hình chủ nghĩa xã hội ở Venezuela”.
Chuyên đề “Venezuela và chủ nghĩa xã hội mới” của Pol Koksort [52], tổng
hợp những nghiên cứu về đặc trưng của mơ hình Venezuela. Tác giả đã phân tích

các dấu hiệu đặc trưng của kết quả cải cách và những vấn đề phải đối diện. Có một
cảnh báo về tốc độ và cách thức của cải cách đang diễn ra.
Tác giả Alex Durand có bài nghiên cứu “The Chavez Paradox: Assessing the
Bolivarian Revolution” [148], đề cập tới vai trò đặc biệt của Tổng thống Hugo


Chavez đối với cuộc “Cách mạng Bolivar” đi lên CNXH do ơng khởi xướng và lãnh
đạo. Tác giả phân tích khá kỹ vai trò này, đánh giá những thành quả và hạn chế; đồng
thời nhấn mạnh những khác biệt trong cách điều hành, chỉ đạo và quyết định của
Chavez. Bên cạnh đó, bài nghiên cứu cũng đã chỉ ra sự lựa chọn cho Venezuela để
đảm bảo vấn đề phát triển khi giá dầu trên thế giới giảm sút.
Trong quá trình nghiên cứu, nghiên cứu sinh cũng đã tiếp cận được các kết
quả nghiên cứu về Mỹ Latinh nói chung và Venezuela nói riêng của các học giả
Việt Nam. Những cơng trình đáng chú ý là:
Tác giả Nguyễn Văn Thanh với cuốn sách tham khảo “Nhận diện chủ nghĩa
tự do mới” [106]. Cuốn sách gồm 4 phần: Phần I - Vài nét lịch sử của chủ nghĩa tự
do mới. Phần II - Chủ nghĩa tự do mới vấp phải sự phản kháng ở các nước tư bản
phát triển. Phần III - Các nước đang phát triển chống lại sự thâm nhập của chủ
nghĩa tự do mới. Phần IV - Nói khơng với chủ nghĩa tự do mới. Nội dung tổng quát
là đề cập đến nguồn gốc ra đời, sự phát triển của chủ nghĩa tự do mới, sự xâm nhập
và ảnh hưởng của nó đối với khu vực Mỹ Latinh trong đó có Venezuela, sự phản
kháng chủ nghĩa tự do mới ở các nước tư bản phát triển và việc ngăn chặn sự thâm
nhập của nó ở các nước đang phát triển.
Nhằm cung cấp thông tin về Mỹ Latinh, Viện 70, Tổng Cục II, Bộ Quốc
phòng đã xuất bản cuốn sách “Nghiên cứu cơ bản về Mỹ Latinh” [90]. Đây là tài
liệu được biên soạn công phu, cung cấp tài liệu nghiên cứu về Mỹ Latinh, của
khu vực cũng như từng quốc gia. Ngoài phần giới thiệu, kết luận, phụ lục cuốn
sách đã được trình bày trên bốn nội dung chính: Những vấn đề chung về Mỹ
Latinh; Phong trào cánh tả và một số tổ chức khu vực Mỹ Latinh; Chiến lược của
Mỹ, Trung Quốc, Nga, EU đối với Mỹ Latinh, quan hệ Việt Nam - Mỹ Latinh;

Những nét cơ bản về một số nước Mỹ Latinh trên các lĩnh vực đời sống xã hội.
Đặc biệt, cuốn sách đã phân tích cụ thể những tác động chiến lược của các nước
lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nga, EU đối với khu vực. Cũng như các quốc gia khác,
khi đề cập đến Venezuela, cuốn sách cho chúng ta thấy được bức tranh tổng quát
về vị trí địa lý, lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, đối ngoại và quốc phịng,
an ninh.


Đề cập tới việc lựa chọn đường phát triển ở Mỹ Latinh có cuốn sách “Về
triển vọng của chủ nghĩa xã hội trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI”, của tác giả
Nguyễn An Ninh (chủ biên) [77]. Các tác giả đã đưa ra quan niệm về triển vọng của
CNXH, các nhân tố tác động và có những đánh giá riêng về xu hướng đi lên CNXH
ở từng khu vực, những thách thức và vấn đề đặt ra với các khu vực, trong đó có Mỹ
Latinh. Đáng chú ý là những nhận định về thế giới thứ ba và vai trị của nó, đặc thù
chính trị - xã hội cùng những nét riêng quy định sắc thái CNXH ở khu vực này. Với
việc đi sâu phân tích điển hình ở nước Cộng hòa Bolivar Venezuela đã cho thấy sự
thức tỉnh ý thức tự chủ, tự tôn dân tộc của các tầng lớp xã hội, đã dấy lên phong trào
đấu tranh ngày càng mạnh mẽ của giai cấp công nhân và nhân dân lao động vì mục
tiêu dân sinh, dân chủ, tiến bộ và nhất là công bằng xã hội. Họ đến với cánh tả như
một niềm hi vọng vào sự thay đổi. Đây là điều kiện thuận lợi để các lực lượng cánh
tả đẩy mạnh hoạt động và trở thành lực lượng đi đầu cuộc đấu tranh chống chủ
nghĩa tự do mới, chống sự lệ thuộc vào Mỹ, bảo vệ độc lập chủ quyền, bình đẳng
trong quan hệ quốc tế và công bằng xã hội trong phát triển. Cùng với nội dung trên,
tác giả cịn có cơng trình nghiên cứu “Quan điểm cơ bản về chủ nghĩa xã hội của
các đảng cánh tả ở khu vực Mỹ Latinh - những giá trị cần tham khảo” là một
chuyên đề cho đề tài: “Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay - những quan điểm lý
luận cơ bản” của tác giả Trần Thành - Viện Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ
Chí Minh chủ nhiệm (2008 - 2010) [79]. Tác giả đã phân tích những đặc điểm về
bối cảnh, chủ thể, đặc thù khu vực và những quan niệm cơ bản cùng một số đánh
giá về giá trị, đóng góp của nó đối với lý luận về CNXH hiện đại.

Để tìm hiểu về nguồn gốc kinh tế, xã hội dẫn đến việc các chính phủ cánh tả đã
đưa người của mình lên nắm quyền ở Mỹ Latinh mà mở đầu là trường hợp của
Venezuela với Tổng thống Hugo Chavez, thắng cử năm 1998. Quá trình, cách thức để
các đảng và phong trào cánh tả lên nắm quyền; khó khăn, thách thức phải đối mặt trong
giải quyết những vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội; phản ứng của các thế lực đối lập trước
hiện tượng này; sự phân tích, đánh giá của giới chính trị và học thuật về những vấn đề
trên là những nội dung đề được đề cập rõ trong tập thông tin chuyên đề “Lực lượng cánh
tả Mỹ Latinh: Những góc nhìn khác biệt” [38], bao gồm một loạt bài viết của nhiều tác
giả, với những quan điểm, cách nhìn đa dạng, thậm chí hồn tồn trái ngược.


Với những diễn biến trên chính trường Venezuela dưới thời Tổng thống
Chavez, tác giả Thái Văn Long đã có một số các bài viết như: “Mỹ và cuộc đảo
chính bất thành ở Venezuela”, đăng trên Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 10/2002, đã
đề cập về tình hình căng thẳng ở Venezuela vào tháng 04/2002 [57], đó là cuộc biểu
tình đòi lật đổ Tổng thống Hugo Chavez. Tác giả đã đề cập đến những nguyên nhân
sâu xa của biến động này, trong đó có nguyên nhân khách quan, bên cạnh đó tác giả
cho rằng rõ ràng đã có sự can thiệp từ phía Mỹ nhằm ủng hộ phe đối lập thực hiện
cuộc đảo chính này. “Trưng cầu dân ý ở Venezuela” đăng trên Tạp chí Châu Mỹ ngày
nay, số 09/2004 [58], viết về nguyên nhân, diễn biến, kết quả cuộc trưng cầu ý dân
ngày 15/08/2004 tại Venezuela về việc nắm Chính quyền Tổng thống Chavez. Tác giả
lý giải những nguyên nhân sâu xa và nhu cầu mạnh mẽ của phe đối lập, đồng thời
khẳng định việc Tổng thống Chavez vượt qua một cách ngoạn mục (với 59% số
phiếu) đã khẳng định vai trị xứng đáng của ơng cũng như vị thế của cánh tả tại
Venezuela. Bên cạnh đó, tác giả đề cập đến đánh giá của dư luận quốc tế, tác động
của thắng lợi này, cũng như những khó khăn cịn ở phía trước.
Ngồi ra cịn có khá nhiều bài viết đăng trên các tạp chí chun ngành,
như: Nguyễn Hồng Giáp, Nguyễn Thị Quế “Bước phát triển mới của trào lưu
cánh tả Mỹ Latinh” [20], là một nghiên cứu về phong trào cánh tả Mỹ Latinh hiện
nay. Các tác giả đã bước đầu lý giải vì sao cánh tả thắng lợi vang dội và dự báo về

triển vọng của phong trào này. Bài viết “Khuynh hướng xã hội chủ nghĩa bước đầu
của cánh tả Mỹ Latinh”, của tác giả Nguyễn Khắc Sứ [101]. Bài viết xây dựng tổng
quan về tình hình cải cách của Mỹ Latinh. Đáng lưu ý là hai nhận định: 1/ Coi hiện
tượng này là một “khuynh hướng xã hội chủ nghĩa bước đầu” - đây có thể coi là
một nhận định có tính đóng góp cho việc nghiên cứu hiện tượng Mỹ Latinh. 2/ Tác
giả, với tư cách là người đã từng hoạt động thực tiễn tại khu vực này (nguyên là đại
sứ Việt Nam tại Cuba) đã cung cấp nhiều thông tin, tư liệu và cả một phác thảo về
mơ hình “Chủ nghĩa xã hội ở thế kỷ XXI” của Mỹ Latinh. Bài viết “Chủ nghĩa xã
hội thế kỷ XXI ở Venezuela - Những nhiệm vụ cơ bản và cấp bách”, của tác giả
Nguyễn Viết Thảo [109], viết về những nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết trong công
cuộc xây dựng CNXH tại Venezuela. Tác giả đưa ra những luận điểm và khẳng


định những nhiệm vụ cần thiết về chính trị, kinh tế, xã hội, đối ngoại ở Venezuela để
vừa đáp ứng các nhu cầu nảy sinh, vừa giữ vững được chủ trương, đường lối của
“Cách mạng Bolivar” và mơ hình “Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI”. Bài viết “Phong
trào cánh tả và hệ lụy của chủ nghĩa tự do mới ở Mỹ Latinh” của tác giả Lại Lâm
Anh [01]. Bài viết đã đề cập những tác động của chủ nghĩa tự do mới ở khu vực,
không giải quyết được vấn đề cơ bản của xã hội, dân sinh, dân chủ, xóa đói giảm
nghèo, giảm chênh lệch thu nhập giàu nghèo, xóa nạn mù chữ… đây là một trong
những lý do đa số dân Mỹ Latinh muốn thoát khỏi chủ nghĩa tự do mới, đây cũng là
một trong những nguyên nhân để phong trào cánh tả Mỹ Latinh liên tiếp thắng lợi.
Trong chuyên san của Tạp chí Cộng sản với nhan đề “Venezuela - “Ngọn
cờ đầu của phong trào cánh tả Mỹ Latinh” [41], bao gồm tổng hợp những bài
viết của nhiều tác giả khái quát về đất nước con người, tình hình kinh tế, chính
trị, văn hóa, xã hội của đất nước Venezuela, những thành tựu của cuộc cách
mạng cũng như khó khăn trong q trình Tổng thống Chavez lãnh đạo đất nước.
Bên cạnh đó, chuyên san cũng đã đề cập đến những thực trạng Venezuela thời Tổng
thống Maduro như thách thức về chính trị, thách thức về kinh tế, sự chống phá của
các thế lực thù địch…

Đề tài khoa học tháng 09/2008 của Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng
sản Việt Nam (KHBD-16), Quá trình cải cách dưới thời tổng thống H.Chavez ở
Venezuela thực trạng và triển vọng do Dương Minh (Chủ biên) [70], là một nghiên
cứu khá rõ về bức tranh và công cuộc cải cách đất nước Venezuela dưới thời Tổng
thống Chavez. Từ khái quát tình hình khu vực Mỹ Latinh, tình hình Venezuela, các
nhân tố bên trong và bên ngồi tác động đến q trình lãnh đạo của các chính phủ
Mỹ Latinh, trong đó có Venezuela, đề tài đã phân tích, đánh giá thực trạng và triển
vọng của q trình cải cách, những thành cơng, hạn chế của q trình này, những
thuận lợi khó khăn, những nguy cơ có thể tác động đến cải cách. Đề tài cũng đã làm
rõ một số điểm về lý luận và thực tiễn của “Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI” ở
Venezuela, mơ hình phát triển kinh tế của nước này trong thời gian tới và tầm quan
trọng của một chính đảng cách mạng Venezuela trong bối cảnh nhiều nước đang tìm
kiếm mơ hình phát triển trong giai đoạn q độ lên CNXH.


Đề tài cấp bộ “Phong trào cánh tả Mỹ Latinh: thực trạng và triển vọng”
[137], đã nghiên cứu khá rõ về vấn đề mà luận án quan tâm. Đáng chú ý là những
phản ánh về thực trạng, đánh giá và tổng thuật về phong trào cánh tả Mỹ Latinh.
Đặc biệt, đề tài đã có nội dung lớn đề cập tới cánh tả Venezuela dưới thời Tổng
thống Chavez, như: cải cách dân chủ, đa dạng hóa nền kinh tế, cải cách ruộng đất,
cải cách trên lĩnh vực xã hội - giáo dục, y tế, liên kết khu vực cũng như xây dựng
“Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI”. Đề tài cũng phân tích những quan điểm của ĐCS
Việt Nam về phong trào này. Với sự nhìn nhận chiến lược XHCN ở Mỹ Latinh là
mềm dẻo, linh hoạt và kiên trì với mục tiêu CNXH, song vẫn cịn nhiều khó khăn
đang chờ phía trước. Thậm chí có nhiều ý kiến khác nhau về một vấn đề ngay trong
nhóm tham gia nghiên cứu đề tài này (chẳng hạn quan niệm về triển vọng).
Đi sâu vào nghiên cứu về mơ hình “Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI” ở
Venezuela, đã có các cơng trình nghiên cứu đáng chú ý là: Kỷ yếu hội thảo cùng tên
do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Đại sứ quán nước Cộng hòa
Bolivar Venezuela tại Việt Nam phối hợp xuất bản bằng song ngữ tiếng Tây Ban Nha

và tiếng Việt Nam [40]. Cuốn sách “Tư tưởng chính trị Hugo Chavez Frias - chủ
nghĩa xã hội thế kỷ XXI” gồm nhiều bài viết của nhiều nhà nghiên cứu về nguồn
gốc, giá trị và những nội dung đặc sắc trong tư tưởng chính trị Hugo Chavez, về mơ
hình “Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI” ở Mỹ Latinh, sự phát triển của phong trào cánh
tả Mỹ Latinh từ 1991 đến nay cũng như một số nét chính trong tiểu sử của Tổng
thống Hugo Chavez Frias. Phong trào cánh tả ở Mỹ Latinh và quan niệm về mô hình
“Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI” - đó là mơ hình CNXH khơng hồn tồn lặp lại các
mơ hình CNXH trước đó, mà xây dựng trên việc tiếp thu những kinh nghiệm được
tích lũy hàng ngày, với tư tưởng thấm nhuần tình đồn kết, tình anh em, tình u,
tinh thần tự do và bình đẳng.
1.1.2. Nghiên cứu về chủ trương, chính sách, q trình triển khai trên

các lĩnh vực nhằm đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc
Vào những năm cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, sự thay đổi mạnh mẽ và
nhanh chóng trên hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội của các nước Mỹ Latinh
nói chung và Venezuela nói riêng đã dành được sự quan tâm sâu sắc của dư luận


quốc tế. Trong vấn đề này có các cơng trình nghiên cứu của học giả nước ngoài đã
đề cập đến, tiêu biểu như:
Tác giả Iain Bruce trong cuốn “The Real Venezuela: Making Socialism in the
21st Century” [143], đã tìm hiểu, phát hiện, phân tích chi tiết những thành cơng, đổi
mới của đời sống, dân chủ, nền kinh tế và xã hội Venezuela trong tiến trình đi lên
CNXH. Điểm nổi bật của cuốn sách tạo nên sức thuyết phục là những thành quả
được nêu ra trên đủ mọi lĩnh vực, với những con số cụ thể và sự lý giải, đánh giá
đáng tin cậy, trái ngược hẳn với những quan điểm, thông tin của nhiều sách báo
phương Tây viết về CNXH ở Venezuela.
Tác giả Carlos González Irago với cuốn sách”Venezuela nhân quyền và dân
chủ (1999 - 2009)” [23]. Với 5 chương của cuốn sách là: Khuôn khổ Pháp lý của
Quan điểm tồn diện và đa văn hóa về Nhân quyền. Quyền cơ bản về an sinh lịch sử

phát triển tại Venezuela. Chủ quyền lương thực: thực phẩm - nhân quyền cơ bản
đầu tiên về an sinh. Tiến tới quyền an sinh thứ hai: giáo dục bắt buộc và miễn phí.
Tiến tới quyền an sinh thứ ba: sức khỏe cho người dân. Tác giả đã đề cập đến những
vấn đề dân chủ, nhân quyền, an ninh lương thực, y tế của Venezuela, so sánh những
thay đổi dưới thời cách mạng Bolivar với thời kỳ của Nền Cộng hòa thứ tư trong các
lĩnh vực này. Tương lai cần được xây đắp và mục tiêu của Cách mạng Bolivar là tạo
nên một mơ hình lý luận có khả năng bảo vệ những thành tựu cách mạng, đồng thời
chỉ ra một mơ hình an ninh và sinh kế mới theo định hướng XHCN với trọng tâm là
xây dựng các thể chế và khuyến khích quyền tham gia của cơng dân nhằm hướng tới
dân chủ hóa nhân quyền.
Tác giả Carlos Lozada đã có bài viết “Mỹ Latinh”, do Lê Thị Thu dịch đăng
tải trên Tạp chí Châu Mỹ ngày nay [61], đã phân tích khá sâu sắc về những hạn chế
trong chính sách phát triển của các nước trong khu vực như: Những thất bại trong cải
cách về tự do thị trường, quản lý xã hội, tình trạng tham nhũng, tồn cầu hóa khiến
Mỹ Latinh thành khu vực bất bình đẳng, phụ thuộc vào nguồn tài nguyên thiên nhiên,
vấn đề quan hệ Mỹ với các nước Mỹ Latinh. Đối với Venezuela, Tác giả tập trung đề
cập tới vấn đề dân chủ đã thay thế chủ nghĩa độc quyền và vấn đề phụ thuộc vào
nguồn tài nguyên dầu mỏ.


Vào thời điểm Chính phủ Venezuela tiến hành kiểm sốt những doanh nghiệp
tư nhân sản xuất và phân phối gạo vì những thủ đoạn trong việc kiểm sốt giá cả.
Tạp chí CETRI đã cơng bố bài viết về nền chính trị cơng của Venezuela trên bình
diện lương thực với tiêu đề “Etat à la résitances dans le Sud - 2009. Face à la crise
alimentaire” của hai tác giả Lettitina Montilla và Hector Lucena [73]. Bài viết này đã
được Nguyễn Khánh Vân dịch và đăng tải trên Tạp chí Châu Mỹ ngày nay,

số

05/2009. “Venezuela: Những chính sách cơng và tổ chức xã hội trước tình trạng phụ

thuộc về lương thực”, bài viết đã đề cập tới các tầm quan trọng của lương thực trong
chiến lược cơng ở Venezuela, q trình thực hiện các chiến lược nhằm tự chủ được về
lương thực, ngăn chặn khủng hoảng sẽ tác động đến toàn cầu và những xung đột
giữa Chính phủ và các tập đồn tư nhân lớn…
Về vấn đề này, các nhà nghiên cứu Việt Nam cũng đã công bố một số lượng tài
liệu lớn, với một số nội dung được chuyển tải như:
Các tác giả Trịnh Trọng Nghĩa, Vũ bá Thể, Nguyễn Thị Hạnh, Lê Thị Thu đã
có những bài viết nghiên cứu về lĩnh vực kinh tế của Venezuela đăng tải trên Tạp
chí Châu Mỹ ngày nay như: Bài viết “An ninh kinh tế trong điều kiện hiện nay ở
khu vực Mỹ Latinh”, (Trịnh Trọng Nghĩa) [76], với tám vấn đề lớn, bài viết đã chỉ ra
một số yếu tố quan trọng nhất trong an ninh kinh tế khu vực Mỹ Latinh: Phát triển
kinh tế - nền tảng an ninh kinh tế; Dự đoán - tiền đề của ổn định; Hệ thống tiền tệ
lành mạnh - điều kiện của an ninh kinh tế; Nợ nước ngoài - dấu hiệu báo động; Vốn
xuyên quốc gia không phải là liều thuốc vạn năng; Tội phạm kinh tế, nguy cơ gia
tăng; Tin tưởng vào cơ cấu chính quyền cơ sở của lành mạnh kinh tế; Sự nguy hiểm
của tình trạng tiếp thu một cách máy móc kinh nghiệm nước ngồi. Bài viết “Phong
trào cánh tả Mỹ Latinh và vai trị của nó đối với việc giải quyết vấn đề kinh tế - xã
hội”, (Nguyễn Thị Hạnh) [31]. Bài viết đã điểm lại những thắng lợi, nguyên nhân
thắng của phong trào cánh tả ở Mỹ Latinh. Những cải cách mới trong việc giải quyết
vấn đề kinh tế - xã hội ở mỗi nước bước đầu đã đạt được những thành tựu nhất
định, tuy nhiên cũng còn khơng ít những khó khăn trước mắt. Bài viết “Một số chính
sách ổn định kinh tế ở khu vực Mỹ Latinh sau khủng hoảng”, (Vũ Bá Thể) [111], bài
viết đã đề cập tới những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu năm 2008
tới thế giới nói chung và khu vực Mỹ Latinh nói riêng, tuy nhiên các nước trong


khu vực đã có những chính sách phản ứng mang tính đặc thù riêng của chính sách tài
chính, chính sách tiền tệ, tín dụng, chính sách kinh tế đối ngoại. Bài viết “Một số tác
động của văn hóa, xã hội đến phát triển kinh tế Mỹ Latinh”, (Lê Thị Thu) [120], bài
viết đã khẳng định đã có sự tác động đến kết quả phát triển và các dự án phát triển.

Cùng với xã hội, kinh tế và môi trường, văn hóa được xem như là trụ cột thứ tư của
phát triển bền vững, phát triển bền vững chỉ có thể đạt được nếu như có sự hài hịa và
liên kết giữa mục tiêu đa dạng văn hóa và cơng bằng xã hội, trách nhiệm đối với môi
trường và khả năng phát triển kinh tế.
Đi sâu vào phân tích về kinh tế của Venezuela có các tác giả Nguyễn Hồng
Sơn, Lê Thị Thu Trang đã có các bài viết trên Tạp chí Châu Mỹ ngày nay: “Kinh tế
và kế hoạch cơng nghiệp hóa nền kinh tế của Chính phủ Hugo Chavez”, (Nguyễn
Hồng Sơn) [98]. Từ khái quát về địa lý, lịch sử cũng như những diễn biến chính trị
của Venezuela sau cuộc bầu cử tổng thống năm 2007, tác giả đã đề cập khá rõ về tình
hình kinh tế của Venezuela giai đoạn này, đặc biệt chú ý đề cập đến kế hoạch cơng
nghiệp hóa của Chính quyền Tổng thống Chavez với mục tiêu đưa đất nước thoát
khỏi nghèo nàn, lạc hậu. Tác giả cịn có bài viết “Kinh tế xã hội Venezuela dưới thời
Tổng thống Hugo Chavez” [99]. Với những chỉ số kinh tế xã hội trong vòng 10 năm
ở Venezuela từ 1998 đến 2008, bài viết đã đánh giá về những thành tựu về kinh tế xã
hội ở Venezuela dưới thời Tổng thống Hugo Chavez. Venezuela đã vượt qua những
khó khăn thử thách để ổn định chính trị, xã hội và phát triển kinh tế. Bài viết
“Venezuela dưới thời của Tổng thống Hugo Chavez”, (Lê Thị Thu Trang) [125]. Tác
giả đã khái quát về sự thay đổi tình hình kinh tế Venezuela thời Tổng thống Chavez
so với trước đây, đặc biệt là những thành tựu đã đạt được. Những cải cách về thể chế,
thông qua nhiều đạo luật mới, quốc hữu hóa ngành dầu mỏ - trụ cột của nền kinh tế
đất nước, tiến hành nhiều cải cách xã hội như chiến dịch xóa mù chữ, xóa đói giảm
nghèo, nâng cấp hạ tầng cơ sở, xây dựng thêm nhiều trường học, cải thiện dịch vụ
y tế.
Đề cập tới phương diện chính trị ở Venezuela, trên Tạp chí Châu Mỹ ngày
nay đã đăng tải các cơng trình nghiên cứu của các tác giả, như: Đỗ Vũ Hưng,
Nguyễn Anh Hùng, Nguyễn Thị Hạnh, Nguyễn Lan Hương và Nguyễn

Văn

Dũng. Bài viết “Xung quanh sự kiện Hugo Chavez đắc cử Tổng thống Venezuela”,



(thông tin do Tác giả Đỗ Vũ Hưng tổng hợp) [45]. Bài viết đã đề cập đến diễn biến,
kết quả cuộc bầu cử tổng thống Venezuela tháng 12/2006, những cải cách của Tổng
thống Hugo Chavez ở những nhiệm kỳ trước, những chính sách mới ở những nhiệm
kỳ tiếp theo như đổi tên nước và cải cách Hiến pháp, thành lập đảng chính trị duy
nhất để đại diện những người ủng hộ ơng Chavez… Bài viết “Tiến triển trong hệ
thống chính trị một số nước Mỹ Latinh trong những năm gần đây và triển vọng”,
(Nguyễn Thị Hạnh) [32], đã đề cập đến việc các đảng cánh tả ở nhiều nước Mỹ
Latinh giành thắng lợi trong bầu cử, từ đó giành quyền kiểm sốt chính quyền. Ý
định của tác giả là muốn lý giải sự quan tâm của dư luận thông qua việc nhìn nhận
chính đối tượng, trên ba phương diện là bối cảnh xuất hiện, hoạt động trong thực
tiễn và xu hướng vận động tiếp theo. Khi đề cập tới Venezuela, tác giả đã đưa ra
những dẫn chứng về việc Tổng thống Chavez thực hiện các cải cách tiến bộ về thể
chế, tổ chức trưng cầu dân ý về hiến pháp, bầu quốc hội, thơng qua nhiều đạo
luật có lợi cho người lao động… Bài viết “Mạng lưới liên kết chính trị dưới sự
khởi xướng của các nước Mỹ Latinh”, (Nguyễn Lan Hương) [47], bài viết đã đề
cập tới những đặc trưng của mạng lưới liên kết chính trị do các nước Mỹ Latinh
khởi xướng từ nền tảng tinh thần của chủ nghĩa Bolivar. Tình hình liên kết chính
trị tại Mỹ Latinh, các sáng kiến hội nhập khu vực mới, sự mở rộng của các mục
tiêu hướng tới liên kết chính trị, các phong trào xã hội và tiến trình chính trị của
Mỹ Latinh, triển vọng liên kết của Mỹ Latinh. Bài viết “Quan hệ giữa Nhà nước
và giáo hội công giáo ở Venezuela: hiện tại và quá khứ”, (Nguyễn Văn Dũng) [11],
đã đề cập về tư tưởng của “Thần học giải phóng” ở Mỹ Latinh nói chung và
Venezuela nói riêng, đó là “Giáo hội nhân dân” của người nghèo. Bên cạnh đó,
bài viết cũng cũng chỉ ra mối quan hệ căng thẳng giữa Chính quyền Tổng thống
Chavez và Giáo hội cơng giáo.
Đề cập tới tình hình đảng phái ở Venezuela có các bài viết như: “Tình hình
các Đảng Cộng sản, cánh tả và tiến bộ Mỹ Latinh” của Nguyễn Khắc Sứ [101]. Tác
giả khái quát tình hình các ĐCS, cánh tả và tiến bộ tại Mỹ Latinh những năm đầu

thế kỷ XXI. Không chỉ ghi nhận thành quả, tác giả cịn phân tích và luận giải cả
những thuận lợi và khó khăn, thách thức đối với các đảng phái, phong trào cánh tả


và dự báo xu hướng phát triển của phong trào. “Sự ra đời của Đảng Xã hội chủ
nghĩa thống nhất Venezuela” của tác giả Nguyễn Viết Thảo [110], đã phản ánh quá
trình hình thành, vấn đề và thách thức với bộ tham mưu của Chính quyền Tổng
thống Chavez - người sẽ dẫn dắt cả dân tộc theo mơ hình “Chủ nghĩa xã hội thế kỷ
XXI”; đánh giá về vai trò này, tác giả phản ánh một nhận định rằng: “Đảng Xã hội
chủ nghĩa thống nhất Venezuela” đã làm hồi sinh hy vọng về CNXH trong khu vực
Mỹ Latinh chất chứa đầy tiềm năng cách mạng và đấu tranh chống đế quốc”. “Về
các đảng chính trị ở Venezuela” của tác giả Nguyễn Thị Quế, Bùi Việt Hương [93],
đã đề cập tới hệ thống các đảng phái chính trị ở Venezuela, sự cân bằng quyền lực
trong hệ thống đa đảng, nguồn gốc cũng như ảnh hưởng của các đảng chính trị đối
với Nhà nước Venezuela cả lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Trên phương diện văn hóa, xã hội có bài viết “Chính sách phát triển xã hội
của Venezuela: nhiệm vụ và kết quả”, tác giả Nghiêm Thị Thủy [123]. Bài viết đã đề
cập đến những mục tiêu xã hội của Chính quyền Tổng thống Chavez nhằm theo đuổi
các chính sách giải quyết tình trạng nghèo đói của các vấn đề xã hội như: Nhiệm vụ
xã hội, nhiệm vụ văn hóa, nhiệm vụ y tế, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, nhiệm vụ
môi trường, nhiệm vụ an ninh lương thực và phát triển nông thôn, nhiệm vụ về nhà
ở… Bên cạnh đó, tác giả cũng chỉ ra một số lưu ý trong q trình thực hiện những
chính sách này.
Nghiên cứu ở phương diện đối ngoại có các cơng trình đã đăng tải trên Tạp
chí Châu Mỹ ngày nay của các tác giả Nguyễn Viết Thảo, Lê Khương Thùy, Nguyễn
Xuân Trung và Nguyễn Khánh Vân: Bài viết “Hợp tác và đấu tranh trong quá trình
liên kết ở châu Mỹ”, (Nguyễn Viết Thảo) [108], đã đề cập tới quá trình

liên kết ở


châu Mỹ ở trong những giai đoạn lịch sử khác nhau để minh chứng quá trình liên kết
khu vực là một xu thế khách quan trong bối cảnh quốc tế hóa và tồn cầu hóa. Bài viết
“Chính sách đối ngoại của các nước Mỹ Latinh”, (Lê Khương Thùy) [121], đã đề
cập vấn đề để thực hiện có hiệu quả việc củng cố và phát triển xu thế ĐLDT bên cạnh
giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội, các nước
Mỹ Latinh đều chủ trương thực hiện chính sách đối ngoại theo hướng độc lập, tự chủ,
đề cao lợi ích quốc gia, dân tộc, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối


×