Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Nâng cao ý thức trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.98 KB, 12 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Nâng cao ý thức trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ

I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Chúng ta ai cũng biết việc nêu cao ý thức trách nhiệm trong thực
thi công vụ là việc làm không thể hô hào chung chung, khẩu hiệu
suông, mà phải được thể hiện cụ thể trong từng loại cơng việc với
chức trách, vị trí của từng người, từng cán bộ, viên chức. Thực thi
công vụ là làm tất cả các nhiệm vụ của cán bộ, viên chức, những công
việc công mà Đảng và Nhà Nước giao cho. Nêu cao ý thức trách
nhiệm là phải hết lịng, hết sức, tận tâm, tận lực, tận trí trong thực thi
cơng việc. Hồ Chí Minh dạy rằng khi cán bộ, cơng chức, viên chức
được Đảng, Chính phủ hoặc cấp trên giao cho việc gì, bất kỳ to hay
nhỏ, khó hay dễ, ta cũng phải đưa cả tinh thần và lực lượng ra làm cho
đến nơi đến chốn, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, hy sinh, làm cho
thành cơng.
-1-


Tuy nhiên, trong thực tế vẫn cịn khơng ít cán bộ, viên chức ở
trong các nhà trường hiện nay làm việc với tinh thần trách nhiệm chưa
chủ động, tích cực, thiếu sự năng động, sáng tạo và đổi mới; cách làm
việc quan liêu, hành chính hố, khơng thạo việc, tác phong chậm chạp,
thái độ thờ ơ, thiếu trách nhiệm, nói nhưng không làm, sử dụng thời
gian làm việc không hiệu quả, có tình trạng đi muộn về sớm, đùn đẩy
trách nhiệm, ứng xử thiếu văn hóa... dẫn đến sự trì trệ trong giải quyết
công việc; tinh thần, thái độ, ý thức trách nhiệm của khơng ít cán bộ,
cơng chức trong giải quyết cơng việc cịn gây phiền hà cho phụ huynh
đến liên hệ công tác, làm giảm niềm tin của phụ huynh vào sự lãnh
đạo của nhà trường. Vì thế tôi viết sáng kiến kinh nghiệm về “Nâng
cao ý thức trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ” nhằm phát huy tinh


thần, trách nhiệm của mình, tự vượt qua những khó khăn, thách thức,
phải xây dựng niềm tin, sự tâm huyết với nghề, u nghề, gắn bó với
nghề và hồn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
II. NỘI DUNG:
-2-


1. Thực trạng
a. Thuận lợi:
- Trường TH Tân Thạnh có 24 CB-GV-NV trong đó có 17 đ/c là
Đảng viên trong đó có 4 đ/c có trình độ trung cấp lý luận chính trị, có
17 đ/c có trình độ chun mơn nghiệp vụ từ Cao đẳng trở lên, có 5 đ/c
có chứng chỉ quản lý nhà nước và quản lý giáo dục.
- Trường có thành lập đủ các tổ chức như: Có Chi ủy; có Hội
đồng trường, Cơng Đồn; có tổ chức Đồn Đội; có 3 tổ chun mơn
và 1 tổ Văn phịng; bên cạnh đó cịn có Ban đại diện cha mẹ học sinh,

- Trường có đội ngũ CB-GV-NV nhiệt tình có nhiều kinh
nghiệm, có tới ¾ CB-GV-NV có tuổi đời trên 40 tuổi và tuổi nghề trên
25 năm. Có bản lĩnh chính trị tư tưởng vững vàng.
- Về chất lượng đội ngũ cán bộ viên chức trong nhà trường đã cơ
bản đáp ứng được nhu cầu nhiệm vụ. Đội ngũ cán bộ, viên chức chủ

-3-


chốt trong nhà trường phát huy được vai trò và khả năng của mình. Đa
số cán bộ, viên chức trong nhà trường đều có tinh thần trách nhiệm
trong cơng việc, giữ vững được phẩm chất đạo đức cách mạng và có ý
thức tổ chức kỷ luật.

b. Khó khăn:
- Cịn một số ít CB-GV-NV chưa nắm vững chủ trương, đường
lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà Nước. Một bộ phận CBGV-NV mới chỉ chú trọng tới lợi ích cá nhân, năng lực hạn chế, khơng
chịu nghiên cứu, tích lũy kinh nghiệm, dựa vào máy vi tính, sao chép
văn bản khi được giao nhiệm vụ. Nguyên nhân này dẫn tới hiệu quả
giải quyết công việc không trôi chãy, văn bản triển khai khơng phù
hợp thực tiễn của lĩnh vực mình đảm nhiệm.
- Một số CB-GV-NV ý thức tổ chức kỷ luật cịn hạn chế. Cịn có
số cán bộ chủ chốt trong quản lý, điều hành, tính gương mẫu, nêu
gương chưa cao... làm ảnh hưởng tới tính tích cực, hăng say làm việc
của giáo viên.
-4-


- Công tác tổ chức, sắp xếp một số vị trí cơng việc chưa phù hợp
chun mơn, chưa đúng người đúng việc. Hệ quả là gây ra sự chán
nản, không khuyến khích được sự cố gắng nỗ lực, tính sáng tạo trong
giải quyết công việc của viên chức, dẫn đến chất lượng đội ngũ cán bộ
giáo viên và hiệu quả cơng việc khơng cao.
- Cịn có trường hợp sử dụng điện thoại trong giờ lên lớp; tập
trung nói chuyện riêng, chơi Games, sử dụng thuốc lá, rượu bia trong
giờ làm việc gây ảnh hưởng đến công việc chung.
- Ý thức về kết quả cơng việc của mình chưa cao, chưa mạnh
dạn đóng góp ý kiến xây dựng nội bộ…
2. Các biện pháp
Nhằm để giải quyết thực trạng của vấn đề trên tôi xin đề ra một
số giải pháp như sau:
Một là: Giáo dục CB-GV-NV về ý thức trách nhiệm đối với
Đảng, nhân dân, Tổ quốc và đối với học sinh. Thường xuyên tăng


-5-


cường giáo dục về tư tưởng Hồ Chí Minh về ý thức trách nhiệm đối
với nhân dân, làm cho mỗi CB-GV-NV thấm nhuần sâu sắc những lời
dạy của Bác về vai trị, trách nhiệm của cán bộ là: “ Tích cực tự giác
thực hiện nhiệm vụ được giao cho dù việc gì, bất kỳ to hay nhỏ, khó
hay dễ, cũng phải đưa cả tinh thần và trách nhiệm lực lượng ra làm
cho đến nơi đến chốn, vượt qua khó khăn, gian khổ làm cho thành
công”. Trong thực thi nhiệm vụ được giao ta phải có gan phụ trách,
dám nghĩ, dám làm, chủ động, sáng tạo để đạt kết quả cao nhất. Phải
làm trịn trách nhiệm của mình một cách tự giác, theo lương tâm,
lương tri; làm việc theo nhu cầu nội tâm của bản thân.
Tránh làm việc cẩu thả, dễ làm, khó bỏ, tránh né, đùn đẩy, đánh
trống bỏ dùi, gặp sao làm vậy,… là người khơng có tinh thần trách
nhiệm.
Hai là: Thực hiện nghiêm về đạo đức, văn hóa giao tiếp của
người cán bộ không sử dụng thời gian làm việc để làm việc cá riêng;
thực hiện đúng quy định văn hóa giờ giấc hội họp, khơng chơi games
-6-


trong giờ làm việc, không sử dụng rượu, bia và thuốc lá trong thực thi
nhiệm vụ. Trong công việc phải biết chủ động, sáng tạo, sắp xếp bố trí
cơng việc khoa học, hợp lý việc gì trước làm trước, việc gì sau làm
sau, khơng đợi lãnh đạo nhắc nhở mới thực hiện.
Ba là: Phải sắp xếp bố trí lại việc phân cơng đúng người đúng
việc, từ đó họ có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của mình trên
mọi vị trí cơng tác. Thực hiện đúng sở trường của họ thì trong thực thi
nhiệm vụ đạt hiệu quả cao.

Bốn là: Nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật trong nội bộ, đối với
CB-GV-NV phải nắm rõ được nội quy, quy chế, quy tắc của cơ quan.
Thường xuyên theo dõi, kiểm tra việc thực thi nhiệm vụ của từng CBGV-NV. Phát huy vai trị của các tổ chức đồn thể ở nhà trường trong
việc giám sát cán bộ thực thi nhiệm vụ.
Năm là: Phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đánh giá, thưởng,
phạt nghiêm minh. Các công việc của CB-GV-NV phải được kiểm
sốt một cách chặt chẽ. Có kiểm tra, đánh giá về mức độ hoàn thành
-7-


công việc về mọi phương diện như: chất lượng, tiến độ, hiệu quả và
năng suất. Gắn với việc kiểm tra, đánh giá là rút kinh nghiệm. Nếu
CB-GV-NV viên tắc trách, thiếu tinh thần trách nhiệm, gây hậu quả thì
tùy mức độ mà xử phạt. Khơng để tình trạng người làm tốt không
được ghi nhận, biểu dương và những người thiếu tinh thần, trách
nhiệm phải bị xử lý.
Sáu là: Mỗi CB-GV-NV phải thường xuyên tự tu dưỡng, rèn
luyện hằng ngày, suốt đời, gắn với cơng việc của mình, phấn đấu làm
việc với tất cả sức lực, trí tuệ, tâm huyết, có chất lượng, hiệu quả và
năng suất.
Bảy là: Nhắc nhở CB-GV-NV phải nghiêm túc thực thi nhiệm
vụ, công việc được giao, khơng để q hạn hay bỏ sót nhiệm vụ, làm
việc với phương châm “ Làm hết việc chớ không hết giờ”.
3. Những kết quả đạt được

-8-


Nhờ áp dụng các giải pháp trên trong năm học 2017-2018 nhà
trường đã đạt được kết quả như sau:

- 100% đội ngũ CB-GV-NV trong nhà trường đã nắm vững chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà Nước; có
kỷ luật, kỷ cương, tác phong chuyên nghiệp vững vàng, năng lực
chun mơn cao, có kỹ năng giao tiếp ứng xử lịch sự, lối sống văn hóa
lành mạnh, phẩm chất đạo đức trong sáng, hoàn thành tốt nhiệm vụ
được giao.
- 100% CB-GV-NV đã cải tiến được lề lối làm việc, đổi mới
công tác quản lý, đổi mới phương pháp dạy học, nêu cao tinh thần
trách nhiệm và thái độ phục vụ của CB-GV-NV trong thực thi cơng
vụ; phịng chống được các hành vi quan liêu, nhũng nhiễu, tiêu cực,
vô cảm của CB-GV-NV.
- Khơng có có trường hợp CB-GV-NV trong giờ dạy và thực thi
công vụ sử dụng điện thoại, chơi games, nói chuyện riêng,… Tất cả đã
có được ý thức trách nhiệm của mình một cách rõ ràng.
-9-


- Tạo động lực cho mỗi CB-GV-NV tu dưỡng đạo đức, tác
phong, tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
4. Khả năng ứng dụng
Đây là kinh nghiệm có khả năng ứng dụng rộng rãi cho tất cả các
đơn vị, các tập thể, các tổ chức đoàn thể vận dụng kinh nghiệm này tôi
tin chắc rằng sẽ đem lại hiệu quả cao.
III. KẾT LUẬN:
1. Kết quả đạt được
Nhờ ứng dụng các giải pháp trên trong năm học 2017-2018 nhà
trường đã nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp
luật của Nhà Nước; có ý thức kỷ luật, kỷ cương, tác phong chuyên
nghiệp, năng lực chuyên môn cao, kỹ năng giao tiếp ứng xử, lối sống
văn hóa, phẩm chất đạo đức, hồn thành tốt nhiệm vụ được giao. Cải

tiến lề lối làm việc, đổi mới công tác quản lý, đổi mới phương pháp
dạy học, nêu cao tinh thần trách nhiệm và thái độ phục vụ của CB-

- 10 -


GV-NV trong thực thi cơng vụ; phịng chống các hành vi quan liêu,
nhũng nhiễu, tiêu cực, vô cảm của CB-GV-NV. Từ đó đã tạo động lực
cho mỗi CB-GV-NV tu dưỡng đạo đức, tác phong, tích cực học tập
nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
2. Kết luận
Nêu cao tinh thần trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ là sự thể
hiện đạo đức, phong cách, trách nhiệm của người cán bộ viên chức. Vì
vậy mỗi cán bộ viên chức hãy phát huy tinh thần, trách nhiệm của
mình, tự vượt qua những khó khăn, thách thức, phải xây dựng niềm
tin, sự tâm huyết với nghề, yêu nghề, gắn bó với nghề. Từ đó hồn
thành xuất sắc cơng việc với chất lượng và hiệu quả rất cao, góp phần
phát triển xây dựng cho quê hương đất nước ngày thêm giàu đẹp.
3. Kiến nghị, đề xuất
Sáng kiến kinh nghiệm là quá trình thực hiện nhiệm vụ được tích
hợp thu nhận lại kết quả tích cực của bản thân từng cá nhân. Vậy xin

- 11 -


các cấp lãnh đạo hãy bảo lưu cho một sáng kiến kinh nghiệm được ít
nhất là 5 năm đối với tất cả các đối tượng./.

NGƯỜI VIẾT KINH
NGHIỆM


Nguyễn Việt Kha

- 12 -



×