Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Bài giảng vợ nhặt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.41 KB, 3 trang )

o lúc : 17:19 - 09/09/2009 | Chuyện mục : Tư liệu văn nghệ sĩ]
Kể lại một số kỷ niệm, như “Sau năm 1980, Báo Văn Nghệ và Hội Nhà văn mở lớp
dạy tiếng Pháp ở trụ sở Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật, 51 Trần Hưng Đạo, có
hôm nhà văn Nguyễn Đình Thi ghé qua, rất vui nói với chúng tôi: - Tôi vừa đọc trang
thơ của các cô trên Văn Nghệ, thấy bài nào cũng được cả. Các cô đứng với nhau như
thế, mỗi người một vẻ bổ sung cho nhau, hay lắm! Xuân Quỳnh cười rất tếu: Anh
thấy chúng em có tài không ạ? Nguyễn Đình Thi làm vẻ nghĩ ngợi rồi gật gù: Tài chứ,
tài nhất là cô nào cũng học hành chả đâu vào đâu, ngoại ngữ thì dốt đặc, mà viết lại
hay mới chết chứ!”, cuối cùng nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn kết luận: “Nguyễn
Đình Thi là người tài năng, uyên bác, hóm hỉnh và thông minh nhưng anh ít khi được
sống thật với con người của mình”
Nguyễn Đình Thi và các cây bút nữ
PHAN THỊ THANH NHÀN
Vào những năm 1976 - 1977, lũ con gái viết văn làm thơ gồm chị Chu Nga, nhà văn
Nguyễn Thị Ngọc Tú, chị Bích Tiên, các nhà thơ Xuân Quỳnh, Ý Nhi, đôi khi có thêm “cô
em út” Nguyễn Thị Hồng Ngát và tôi thỉnh thoảng lại gặp nhau vào cuối giờ làm việc buổi
sáng tại bờ hồ Ha Le đường Nguyễn Du. Chúng tôi không ngồi ghế đá quay ra hồ, mà
thường vừa trò chuyện vừa nhìn ra phía xe và người đi lại trên phố. Hồi đó, Hà Nội hầu
như chưa có xe máy và các câu chuyện của chúng tôi thì đủ loại đề tài. Có hôm, chị Ngọc
Tú than: Mình mua được con gà đèo sau xe đạp thì ai cũng hỏi: Cô mua ở đâu, bao nhiêu
tiền? Trong khi mình đèo cả trăm cuốn sách của mình vừa in xong sau xe, lòng tưng bừng
mong có ai hỏi cho một câu, ví dụ sách mới hả cô, ai viết đấy… Nhưng cấm có ma nào hỏi
đến! Hôm khác, Xuân Quỳnh than: Nhà tao chẳng bao giờ có đủ nước để tắm, chứ đừng
nói là để giặt! Rồi Quỳnh cười rất tếu: Cho nên chúng mày cứ là ngồi xa xa ra... Chúng tôi
cười phá lên thật vô tư và vui vẻ.
Đôi khi, nghe tiếng xe máy xa xa, tất cả nháy nhau: Thủ trưởng đấy, rồi lại nhìn nhau cười.
Quả nhiên, từ trụ sở Hội Nhà văn phía cuối đường, Tổng thư ký Nguyễn Đình Thi đang
ngồi trên chiếc xe máy nhỏ, nghe nói là của một nhà báo nữ người Pháp tặng, từ từ đi về
phía chúng tôi. Tất cả nghịch ngợm chạy ra lề đường, Hồng Ngát nhanh nhảu: Chú Thi,
cháu chào chú ạ. Nhà văn tổng thư ký dừng xe, vẻ ngạc nhiên: Sao giờ này còn ngồi cả ở
đây, không cô nào cơm nước cho chồng con ư? Tất cả phá lên cười nhìn vào chiếc làn đỏ


bé con treo trên xe máy của anh, lại là Xuân Quỳnh liến láu: Chúng em cũng có chồng lo
cho rồi ạ! Nói rồi, tất cả lại ôm vai nhau rũ ra cười, còn tổng thư ký thì đỏ mặt lên xe đi
mất. Chị Chu Nga mắng yêu Hồng Ngát: Thủ trưởng còn trẻ, mày chú chú cháu cháu làm
gì cho ông ấy buồn. Hồng Ngát chưa kịp trả lời thì Quỳnh lại nháy mắt: Ô, loại bớt được
đứa nào càng hay mà!
Hồi đó chúng tôi chỉ trên dưới 30 tuổi, còn nhà văn Nguyễn Đình Thi cũng phải ngoài 50
một chút. Chúng tôi rất tếu táo và tất cả đều rất quý trọng và thương cảm vì thấy anh vất
vả.
***
Sau năm 1980, Báo Văn Nghệ và Hội Nhà văn mở lớp dạy tiếng Pháp ở trụ sở Hội Liên
hiệp văn học nghệ thuật, 51 Trần Hưng Đạo, có hôm nhà văn Nguyễn Đình Thi ghé qua,
rất vui nói với chúng tôi: - Tôi vừa đọc trang thơ của các cô trên Văn Nghệ, thấy bài nào
cũng được cả. Các cô đứng với nhau như thế, mỗi người một vẻ bổ sung cho nhau, hay
lắm! Xuân Quỳnh cười rất tếu: Anh thấy chúng em có tài không ạ? Nguyễn Đình Thi làm
vẻ nghĩ ngợi rồi gật gù: Tài chứ, tài nhất là cô nào cũng học hành chả đâu vào đâu, ngoại
ngữ thì dốt đặc, mà viết lại hay mới chết chứ!
Nói đến chuyện học ngoại ngữ, tôi nhớ, sau khi tốt nghiệp khoa báo chí của trường Tuyên
giáo Trung ương, tôi về làm việc ở tòa soạn Báo Hà Nội Mới và được bầu làm bí thư chi
đoàn, tôi thay mặt đoàn viên, xin cơ quan cho mở lớp học ngoại ngữ, đồng chí phó tổng
biên tập (chắc cũng không biết một ngoại ngữ nào) trừng mắt lên: Các cô các cậu định học
ngoại ngữ để nghe đài địch à? Sách báo của ta bao nhiêu đó, đọc đã hết chưa mà còn đòi
học tiếng nước ngoài? Tôi đánh trống lảng: Thế bọn em xin học nhiếp ảnh có được không
ạ? Ừ, học chụp ảnh thì được! Đại loại vậy, nhà thơ nhà báo thời chống Mỹ như chúng tôi,
biết ngoại ngữ có khi là một tội, cho nên đúng như Tổng thư ký Nguyễn Đình Thi nói,
chúng tôi dốt đặc. Chắc là anh nói vậy để động viên chúng tôi cố học tiếng Pháp cho giỏi.
***
Sau năm 2000, anh Thi vẫn giữ mối quan hệ thân thiết với tôi. Thỉnh thoảng, anh ghé căn
hộ bé xíu của hai mẹ con tôi ở khu tập thể Láng Trung. Con gái tôi, hễ thấy mẹ hí húi nấu
món chè hạt sen long nhãn là hỏi: Bác Thi sắp đến hả mẹ, mẹ phải ninh hạt sen nhừ vào
nhé!

Căn hộ có ban-công nhỏ, nhìn ra phố. Tôi thường kê ghế ra đó ngồi, khi anh Thi đến, anh
cũng thường ngồi ở đó, im lặng hút thuốc trong khi con gái tôi ngồi học và tôi thì đang
múc chè ra bát. Đôi khi, anh nói: Cô có chuyện gì vui vui kể cho tôi nghe nào… Tôi hiểu
là trong cuộc sống hằng ngày, là Chủ tịch Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật toàn quốc, là
đại biểu Quốc hội, anh ít có người để nói chuyện tếu táo, vui vui. Vì vậy, tôi cứ thoải mái
như với một người bạn gái thân thiết, kể chuyện tếu táo: Anh biết chuyện một ông tổng
biên tập vừa cưới vợ trẻ chứ ạ. Nhà thơ Vũ Quần Phương kể là ông ấy đang đòi ra báo
tháng, vì báo của ông đang làm là báo tuần, nhưng vợ ông thì đến tận cơ quan đòi ra báo
ngày cơ, thành thử vợ chồng cãi nhau, cả cơ quan biết anh ạ. Nhà văn lặng im cười, rồi hỏi,
vẻ trách móc: Cô không còn chuyện gì hay hơn à?
- Có chứ ạ. Ở chỗ em chơi thể thao, có một ông cứ mời em đi ăn bằng được. Nể quá, một
hôm em nhận lời. Nhưng em thật không thể nhận ra ông ấy, vì ông diện quá, khác hẳn ngày
thường em vẫn gặp. Đã thế, ông còn đi một cái xe máy mới tinh, chắc là mượn của con,
trông cứ như là một ai khác ấy. Lúc ăn, ông gọi món rất dè dặt, và khi trả tiền thì ông cứ
loay hoay nghiêng người sang phía khác, nhấm nước bọt vào ngón tay, đếm mãi mà không
xong. Em cười, bảo: “Thôi để em trả cho, em mới có nhuận bút mà”… Còn một ông khác
thì gửi thư cho em thường là bằng bốn thứ mực khác nhau, cứ chữ yêu thì màu tím, chữ thơ
thì màu xanh, chữ vui thì màu đỏ, còn các chữ khác thì màu mực bút bi bình thường… Con
gái em nghe chuyện nó bảo: “Thôi, mẹ nhận lời ông bốn màu đi, ông ấy có tiền mua những
bốn cái bút, chắc là không phải quay người đếm tiền khi mời mẹ ăn đâu”… Hai mẹ con em
sống với nhau rất vui anh ạ, ví dụ em mắng nó: “Cơm tao nấu xong, gọi mãi mày không ra
ăn, nguội hết cả, có phải tao là ô sin còn mày là bà chủ không hả? Nó chạy ra, ôm vai em:
“Mẹ mà là ô sin thì con đuổi từ lâu rồi, ô sin gì mà cứ mắng bà chủ chan chát ấy!”. Thế là
hai mẹ con cùng cười.

Dạo anh Thi ốm, nằm viện, tôi cùng mấy bạn gái làm thơ rủ nhau vào thăm, mặt anh tái
nhợt, nhưng vẫn cố mỉm cười: “Chuyện vui nhé…”. Tôi chỉ vào một bạn cùng đi:
- Anh trông có xinh không ạ? Thế mà bọn em làm thơ tặng nó: Bạn tôi mỏ đỏ mắt
xanh/gần chồng mà chẳng hôi tanh mùi chồng… vì chồng bạn ấy làm to, suốt ngày đi họp,
nó bảo là anh ấy mê chức vụ hơn mê vợ anh ạ!...

Sau khi anh mất, tôi đã cùng chị Tuệ Minh vợ anh xuống nghĩa trang liệt sĩ Mai Dịch thắp
hương. Hai chị em đã ngồi rất lâu trước ngôi mộ im lặng. Chị tâm sự với tôi: Anh mất rồi,
nhưng chị lúc nào cũng như thấy anh còn ở bên. Chị đã làm được rất nhiều thơ cho anh đấy
em ạ… Tôi lại nhớ ngày xưa, vợ trước của anh là chị Trường, cũng làm thơ, thỉnh thoảng
gặp anh, chúng tôi hỏi thăm chị có viết thêm được bài nào không, anh thường mỉm cười:
“Hồi này cũng đỡ rồi cô ạ”. Nhà văn, Tổng thư ký hội, đại biểu Quốc hội từ khi còn rất trẻ
và vẫn đang là Chủ tịch Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật toàn quốc cho đến khi mất,
Nguyễn Đình Thi là người tài năng, uyên bác, hóm hỉnh và thông minh nhưng anh ít khi
được sống thật với con người của mình.
Nguồn: Thanh Niên

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×