Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………I
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
VŨ TRƯỜNG GIANG
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC
MỘT SỐ RỐI LOẠN SINH SẢN TRÊN ĐÀN BÒ CÁI NỘI
TẠI HUYỆN BÌNH GIA - TỈNH LẠNG SƠN
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành : CHĂN NUÔI
Mã số : 60.62.40
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN XUÂN TRẠCH
HÀ NỘI - 2008
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cám ơn và các thông tin trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác gi
ả luận văn
V
ũ Trường Giang
ii
LỜI CẢM ƠN
Nhân dịp hoàn thành luận văn, tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn tới
các thầy giáo, cô giáo khoa Sau đại học, khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng thủy
sản, bộ môn Chăn nuôi chuyên khoa - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
đã tận tình dạy bảo, giúp đỡ và định hướng cho tôi trong quá trình học tập và
nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS-TS Nguyễn Xuân
Trạch, người đã định hướng, giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình học tập,
thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của các thầy
cô giáo Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội trong quá trình tôi nghiên
cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân trọng cảm ơn lãnh đạo Huyện ủy, Uỷ ban nhân dân,
Trạm Thú y, Phòng Nông nghiệp, Phòng Thống kê huyện Bình Gia, tỉnh
Lạng Sơn. Cảm ơn Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, bà con
nông dân hai xã Tô Hiệu và Tân Văn, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn đã
giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện đề tài tại địa phương.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Trung học Kinh tế
Lạng Sơn, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã tạo điều kiện giúp đỡ, động
viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Hà Nội, ngày 28 tháng 10 năm 2008
Tác giả luận văn
Vũ Trường Giang
iii
MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt v
Danh mục các bảng vi
Danh mục hình vii
1. Mở đầu - 77 -
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 2
1.3. ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
2. Tổng quan tài liệu 4
2.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu khả năng sinh sản 4
2.2. Cơ sở khoa học của việc sử dụng hormone khắc phục một
số rối loạn sinh sản ở bò cái 29
3. Đối tượng, nội dung, phương pháp và địa điểm nghiên
cứu 36
3.1. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu 36
3.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 36
3.3. Xử lý số liệu 38
3.4. Thời gian nghiên cứu 39
4. Kết quả và thảo luận 40
4.1. Một số chỉ tiêu sinh sản của đàn bò 40
4.1.1. Tuổi đẻ lứa đầu 40
4.1.2. Thời gian mang thai 41
4.1.3. Khoảng cách giữa hai lứa đẻ 42
4.1.4. Thời gian phối giống lại sau đẻ 43
iv
4.1.5. Khối lượng bê sơ sinh 44
4.1.6. Tỷ lệ nuôi sống bê đến 6 tháng tuổi 45
4.2. Một số rối loạn sinh sản thường gặp ở bò cái tại huyện Bình
Gia, tỉnh Lạng Sơn 46
4.2.1. Bệnh ở các bộ phận của cơ quan sinh dục bò cái 46
4.2.2. Hội chứng chậm sinh ở bò cái 53
4.3. Kết quả thử nghiệm một số giải pháp nâng cao khả năng
sinh sản của bò cái tại huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn 56
4.3.1. Sử dụng progesterone 56
4.3.2. Sử dụng PGF2α 56
4.3.3. Sử dụng kết hợp progesterone và PGF2α 56
5. Kết luận và đề nghị 61
5.1 Kết luận 61
5.2. Đề nghị 62
Tài liệu tham khảo 63
v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CAP 6-chloro-6-dihydro-17acetoxy-progesteron
CIDR Controlled Internal Drug Release
DHPA Dihydroxy progesteron acetophenide
F
1
Bò lai có 50% màu bò Holstein Friesian
F
2
Bò lai có 75% màu bò Holstein Friesian
Fe Sắt
FGA Flurogesterone acetate
FSH Follicle Stimulating Hormone
GnRH Gonadotropin Releasing Hormone
HCG Human Chorionic Gonadotropin
HF Holstein Friesian
HTNC Huyết thanh ngựa chửa
I
2
Iode
LH Luteinizing Hormone
MAP 6-methyl-17acetoxy-progesteron
MGA Melengestrol acetate
PG Prostaglandin
PGF2α Prostaglandin-F2-alpha
PMSG Pregnant Mare Serum Gonadotropin
PRID Progesterone Releasing Intravaginal Device
T3 Triiodthyronin
TSH Thyromin Stimulin Hormone
DANH MỤC BẢNG
vi
STT Tên bảng Trang
2.1. Tóm tắt một số đặc điểm sinh lý sinh sản của bò cái 15
4.1. Tuổi đẻ lứa đầu của bò 40
4.3. Khoảng cách hai lứa đẻ của bò 42
4.4. Thời gian phối giống lại sau đẻ của bò 43
4.5. Khối lượng bê sơ sinh 45
4.6. Tỷ lệ nuôi sống bê đến 6 tháng tuổi 45
4.7. Tỷ lệ mắc bệnh cơ quan sinh dục bò cái 47
4.8. Tỷ lệ bệnh ở các bộ phận của cơ quan sinh dục bò cái 47
4.9. Tỷ lệ các bệnh ở buồng trứng 51
4.10. Tỷ lệ bò chậm sinh 54
4.11. Thời gian động dục sau khi áp dụng các giải pháp nâng cao khả
năng sinh sản 57
4.12. Tỷ lệ động dục và phối giống sau khi thử nghiệm các giải pháp
nâng cao khả năng sinh sản 58
vii
DANH MỤC HÌNH
STT Tên hình Trang
2.1. Biến đổi hàm lượng các hormon trong chu kỳ động dục 10
2.2. Phục hồi tử cung và buồng trứng sau đẻ 13
2.3. Viêm âm đạo 17
2.4. Viêm nội mạc tử cung 20
2.5. Viêm cơ tử cung 21
2.6. Viêm tương mạc tử cung 21
2.7. Thiểu năng buồng trứng 24
2.8. Thể vàng tồn tại 26
1
1. MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Bò là con vật được nuôi nhiều trên thế giới và cả ở Việt Nam. Đây là
loại gia súc dễ chăm sóc và nuôi dưỡng, thích nghi tốt trong nhiều điều kiện
môi trường chăn nuôi khác nhau. Ở nước ta, việc chăn nuôi bò có ý nghĩa
quan trọng đối với phát triển sản xuất nông nghiệp và đối với người nông dân.
Chăn nuôi bò là cơ sở để phát huy triệt để tiềm năng sẵn có cùng các lợi thế
so sánh của vùng, nhất là vùng trung du miền núi, làm đa dạng hóa sản xuất
nông nghiệp, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển toàn diện và bền
vững. Thực tế chăn nuôi bò ở Việt Nam trong những năm qua có tốc độ
tăng trưởng chậm, năng suất sản phẩm thấp, chăn nuôi phân tán với quy mô
nhỏ và mang tính truyền thống trên cơ sở khai thác tận dụng nguồn thức ăn
tự nhiên là chính, đầu tư thâm canh cho chăn nuôi bò còn nhiều hạn chế.
Chăn nuôi bò ở nước ta chưa hình thành các vùng chăn nuôi lớn tập trung
theo hướng sản xuất hàng hoá.
Lạng Sơn là tỉnh thuộc miền núi phía Bắc của Việt Nam có 68% tổng
diện tích đất tự nhiên là đồi núi đất. Các yếu tố khí hậu thổ nhưỡng tạo cho
thảm thực vật trên đất ở Lạng Sơn phong phú, với những đồi cỏ rộng lớn,
những bụi cây và thảm cỏ xen kẽ trong những cánh rừng chiếm 76,3% diện tích
đất tự nhiên toàn tỉnh. Đây là nguồn thức ăn tiềm tàng cho phát triển chăn nuôi
gia súc ăn cỏ. Về vị trí địa lý, Lạng Sơn thuận tiện cho các hoạt động giao lưu
thương mại với Trung Quốc và các thị trường quốc tế khác. Đó là điều kiện
thúc đẩy phát triển sản xuất nông sản tại địa phương. Là tỉnh sản xuất nông lâm
nghiệp, Lạng Sơn có 80% dân số sống ở nông thôn, trong đó 77,18% dân số
sống bằng nông nghiệp, chăn nuôi bò là ngành sản xuất truyền thống gắn bó
với người nông dân Lạng Sơn. Những đặc điểm trên tạo cho Lạng Sơn có tiềm
2
năng lớn và những điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi bò.
Tuy nhiên, trong những năm qua ở Lạng Sơn việc khai thác sử dụng
các nguồn tiềm năng cho phát triển chăn nuôi bò chưa được triệt để. Tốc độ
tăng trưởng đàn bò đạt thấp (bình quân là 3,43%/năm) và không đều qua các
năm, Kết quả sinh sản của đàn bò còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu về
giống cho phát triển chăn nuôi bò tại địa phương.
Những tác động nào làm hạn chế khả năng sinh sản của đàn bò ở Lạng
Sơn? Có thể đẩy nhanh được tốc độ sinh sản của đàn bò cái để phát triển quy
mô đàn và nâng cao chất lượng đàn bò ở Lạng Sơn không? Cần phải sử dụng
những giải pháp kỹ thuật nào để thúc đẩy khả năng sinh sản của đàn bò cái ở
Lạng Sơn trong những năm trước mắt, tạo cơ sở cho chăn nuôi bò ở Lạng Sơn
phát triển ổn định? Đó là những câu hỏi đang được đặt ra cho việc chăn nuôi
bò ở Lạng Sơn.
Với tỉnh Lạng Sơn, những vấn đề cần nghiên cứu giải quyết nêu trên có
ý nghĩa quan trọng, giúp cho công tác định hướng phát triển sản xuất chăn
nuôi bò, khai thác có hiệu quả những tiềm năng và điều kiện thuận lợi của
tỉnh cho phát triển chăn nuôi bò. Góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu
nhập cho người nông dân, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội nói chung và
ngành chăn nuôi ở Lạng Sơn đến năm 2010 và những năm tiếp theo.
Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài
"Nghiên cứu đặc điểm sinh sản và biện pháp khắc phục một số rối loạn
sinh sản trên đàn bò cái nội tại huyện Bình Gia - tỉnh Lạng Sơn".
1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Xác định một số chỉ tiêu sinh sản của đàn bò nội nuôi tại một số địa
phương thuộc huyện Bình Gia - tỉnh Lạng Sơn.
- Xác định một số rối loạn sinh sản thường gặp trên đàn bò cái nội nuôi
tại địa phương.
- Thử nghiệm một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng sinh sản trên
3
đàn bò cái nội tại huyện Bình Gia - tỉnh Lạng Sơn.
- Đề ra một số biện pháp nhằm nâng cao năng suất sinh sản của đàn bò nội.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Đề tài này giúp cho các cấp quản lý về chuyên môn nắm được thực
trạng về tình hình sinh sản và nguyên nhân của những rối loạn sinh sản
thường gặp ở đàn bò cái nội nuôi tại huyện Bình Gia - tỉnh Lạng Sơn, làm
phong phú thêm tư liệu nghiên cứu về lĩnh vực sinh sản của con bò.
- Cung cấp được những thông tin và số liệu cụ thể về một số chỉ tiêu
sinh sản và biện pháp khắc phục một số rối loạn sinh sản ở đàn bò cái nội
nuôi tại huyện Bình Gia - tỉnh Lạng Sơn. Đây là cơ sở cho việc đề ra những
chính sách cụ thể nhằm quản lý, phát triển đàn bò của Lạng Sơn cả về số
lượng và chất lượng.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Các kết quả nghiên cứu của đề tài giúp cho những người chăn nuôi bò
sinh sản ở Bình Gia có những biện pháp kỹ thuật chăn nuôi thích hợp nhằm
tăng cường khả năng sinh sản của đàn bò cái nội.
4
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu khả năng sinh sản
2.1.1. Đặc điểm sinh lý sinh sản của bò cái
2.1.1.1. Đặc điểm cấu tạo và chức năng của cơ quan sinh dục bò cái
Sinh sản là chức năng quan trọng và cũng là một quá trình sinh lý phức
tạp của cơ thể, ở gia súc cái thực hiện chức năng sinh sản là cơ quan sinh dục.
Các nhà khoa học về giải phẫu, sinh lý đã có những nghiên cứu, tìm hiểu về
cấu tạo và chức năng của cơ quan sinh dục cái.
Các bộ phận của cơ quan sinh dục bò cái có vai trò quan trọng trong
quá trình sinh sản gồm có âm đạo, cổ tử cung, tử cung, ống dẫn trứng và
buồng trứng. Mỗi bộ phận đều có những đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức
năng riêng biệt trong quá trình sinh sản.
- Âm đạo
Âm đạo của bò vàng Việt Nam có chiều dài trung bình 22 - 25cm (Hoàng
Kim Giao, Nguyễn Thanh Dương, 1997 [9], Trần Tiến Dũng và cộng sự 2002
[6]) với nhiều lớp vách cơ. Âm đạo là cơ quan giao cấu của bò cái, nó gây kích
thích phóng tinh cho bò đực. Âm đạo còn là con đường đưa thai đi ra ngoài
khi đẻ và cũng là đường thải các chất dịch từ trong tử cung đi ra.
- Cổ tử cung
Cổ tử cung là nơi nối giữa âm đạo và tử cung. Cổ tử cung có kích thước
tăng cùng với độ tuổi, thường dài từ 3 - 10cm, đường kính từ 1,5 - 6cm. Phần
cổ tử cung hơi cứng hơn so với các bộ phận khác của cơ quan sinh sản. Cổ tử
cung nhô vào phía trong âm đạo tạo nên một vòng manh nang ở xung quanh.
Vị trí của cổ tử cung sẽ thay đổi theo tuổi của bò và giai đoạn có chửa.
Có một đường ống hẹp đi qua phần giữa của cổ tử cung, ống này có dạng
xoắn và thường ở trạng thái khép chặt, nó hé mở khi bò động dục hoặc bệnh lý
và mở rộng khi bò đẻ. Đường ống này thông với âm đạo qua lỗ tử cung.
5
- Tử cung
Tử cung bao gồm thân tử cung và 2 sừng tử cung, Thân và sừng tử
cung có thành dày, đàn hồi và có nhiều mạch máu để nuôi thai. Tử cung (bao
gồm cổ tử cung, thân tử cung và sừng tử cung) có vai trò cực kỳ quan trọng
trong sinh sản như vận chuyển tinh trùng và trứng, tham gia điều hoà chức
năng của thể vàng, đảm nhận sự làm tổ của hợp tử, mang thai, hình thành
nhau để nuôi thai và đẻ.
- Ống dẫn trứng
Ống dẫn trứng dài 20 - 25 cm với đường kính khoảng 1 - 2 mm. Có thể
chia ống dẫn trứng thành 4 đoạn chức năng: tua diềm, phễu, phồng ống dẫn
trứng và đoạn eo (Nguyễn Tấn Anh và cống sự, 1995 [3]).
Chức năng của ống dẫn trứng là vận chuyển trứng và tinh trùng theo
chiều ngược nhau và đồng thời. Khi trứng rụng sẽ được chuyển qua lớp nhầy
của loa kèn rồi đi vào lòng ống dẫn trứng, nơi xảy ra sự thụ tinh và phân chia
sớm của phôi. Phôi được lưu lại trong ống dẫn trứng vài ngày trước khi di
chuyển về tử cung, dịch ống dẫn trứng cung cấp các điều kiện thích hợp cho
sự thụ tinh và phân chia của phôi, bao gồm các chất dinh dưỡng và bảo vệ cho
tinh trùng, noãn bào và hợp tử.
- Buồng trứng
Bò cái có hai buồng trứng hình trái xoan, kích thước trung bình khoảng
4cm × 3cm × 1,5cm. Kích thước của buồng trứng thay đổi tuỳ thuộc vào tuổi
và giống.
Buồng trứng có hai chức năng: ngoại tiết (sản sinh ra tế bào trứng) và nội
tiết (sản sinh ra các hormon tham gia điều tiết hoạt động sinh sản của bò).
2.1.1.2. Hoạt động sinh dục của bò cái
- Sự thành thục về tính (dậy thì) và tuổi phối giống lần đầu
Theo Nguyễn Xuân Trạch và cộng sự (2006) [28]: dậy thì (puberty) ở
6
bò cái được xác định là độ tuổi động dục lần đầu có rụng trứng. Dậy thì được
kiểm soát bởi những cơ chế nhất định về sinh lý, kể cả các tuyến sinh dục và
thuỳ trước tuyến yên, do đó cũng có thể chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, cả
di truyền và ngoại cảnh (mùa, nhiệt độ, dinh dưỡng, yếu tố di truyền, v. v…)
tác động đến những cơ quan này.
Tuổi và thể trọng lúc dậy thì chịu tác động bởi những yếu tố di truyền.
Trung bình tuổi dậy thì là 8 -11 tháng tuổi đối với bò cái châu Âu: bò Jersey
dậy thì lúc 8 tháng tuổi với thể trọng 160kg, còn bò Holstein trung bình là 11
tháng tuổi với thể trọng 270kg.
Một bò cái hậu bị Holstein được ăn theo mức dinh dưỡng quy định sẽ
dậy thì lúc 11 tháng tuổi. Bò cái hậu bị có mặt bằng dinh dưỡng kém thì dậy
thì muộn hơn so với những bò được nuôi dưỡng đúng quy định. Nếu từ khi sơ
sinh mà nuôi với mức năng lượng bằng 62% so với quy định, bò sẽ dậy thì
vào lúc trên 20 tháng tuổi. Ngược lại, bò cái hậu bị Holstein được nuôi bằng
146% mức quy định dậy thì lúc 9,2 tháng tuổi.
Nhiệt độ môi trường cao cũng làm cho dậy thì muộn. Những bê cái hậu
bị giống thịt được nuôi ở nhiệt độ 10
o
C dậy thì lúc 10,5 tháng tuổi, nhưng
những bê cái tương tự được nuôi ở 27
o
C, phải đến 13 tháng tuổi mới dậy thì.
Những yếu tố ngoại cảnh khác có thể làm chậm dậy thì gồm có sức khoẻ
không tốt và chuồng trại vệ sinh kém.
Thành thục về tính thường đến sớm hơn thành thực về thể vóc. Bò cái nếu
nuôi dưỡng tốt thì thành thục lúc 12 tháng tuổi, còn tầm vóc để bảo đảm cho sự
phối giống phải từ 18 tháng trở lên ( Khuất Văn Dũng, 2005 [7]).
Trong điều kiện nước ta, do ảnh hưởng của khí hậu và chế độ dinh
dưỡng nên bò vàng Việt Nam có tuổi phối giống lần đầu khá cao. Theo
Nguyễn Xuân Trạch và Mai Thị Thơm (2004) [29], tuổi phối giống lần đầu
của bò vàng Việt Nam khoảng 20 - 24 tháng tuổi.
7
- Chu kì động dục
Sau tuổi dậy thì, buồng trứng có hoạt động chức năng và con vật có
biểu hiện động dục theo chu kỳ. Chu kỳ này bao gồm các sự kiện để chuẩn bị
cho việc giao phối, thụ tinh và mang thai. Nếu sự mang thai không xảy ra, chu
kỳ được lặp đi lặp lại. Một chu kỳ sinh dục như vậy được tính từ lần động dục
này dến lần động dục tiếp theo.
Thời gian của một chu kỳ động dục ở bò trung bình là 21 ngày, dao
động trong khoảng 18 - 24 ngày. Nhiều nhà nghiên cứu đã chia chu lỳ động
dục của bò thành 4 giai đoạn gồm: tiền động dục, động dục, hậu động dục và
thời kỳ yên tĩnh. Tiền động dục và động dục thuộc về pha noãn bao (follicular
phase), còn thời kỳ hậu động dục và yên tĩnh thuộc về pha thể vàng (luteal
phase) của chu kỳ (Nguyễn Xuân Trạch và Mai Thị Thơm, 2004 [29]).
+ Tiền động dục (proestrus)
Đây là giai đoạn diễn ra ngay trước khi động dục. Trong giai đoạn này,
trên buồng trứng một noãn bao bắt đầu lớn nhanh (sau khi thể vàng của chu
kỳ trước bị thoái hoá). Vách âm đạo dày lên, đường sinh dục tăng sinh, xung
huyết. Các tuyến sinh dục phụ tăng tiết dịch nhờn trong suốt, khó đứt. Âm
môn hơi bóng mọng, cổ tử cung hé mở. Con vật bỏ ăn, hay kêu rống và đái
rắt. Có nhiều bò đực đi theo trên bãi chăn, nhưng con vật vẫn chưa chịu đực
(Nguyễn Xuân Trạch và Mai Thị Thơm, 2004 [29]).
+ Động dục (oestrus)
Đây là một thời kỳ ngắn biểu hiện hiện tượng "chịu đực" của bò cái.
Thời gian chịu đực dao động trong khoảng 6 - 30 giờ, bò tơ trung bình 12 giờ,
bò cái đã sinh sản 18 giờ. Thời gian chịu đực cũng có biến động giữa các cá
thể. Bò cái trong điều kiện khí hậu nóng có thời gian chịu đực ngắn hơn (10 -
12 giờ) so với bò cái xứ lạnh (trung bình 18 giờ). Trong thời gian chịu đực
8
niêm dịch chảy ra nhiều, càng về cuối càng trắng đục như hồ nếp, độ keo dính
tăng. Âm môn màu hồng đỏ, càng về cuối càng thẫm. Cổ tử cung mở rộng,
hồng đỏ. Con vật chịu đực cao độ (Nguyễn Xuân Trạch và Mai Thị Thơm,
2004 [29]).
Bò cái trong các giai đoạn khác của chu kỳ động dục sẽ nhảy lên những
bò cái chịu đực nhưng không cho con khác nhảy lên nó. Do đó, đứng yên cho
con khác nhảy lên là biểu hiện tập tính đặc thù mạnh mẽ nhất của chịu đực ở
bò cái.
+ Hậu động dục (metoestrus)
Giai đoạn này được tính từ lúc con vật thôi chịu đực đến khi cơ quan
sinh dục trở lại trạng thái bình thường (khoảng 5 ngày). Con cái thờ ơ với con
đực và không cho giao phối. Niêm dịch trở thành bã đậu. Sau khi thôi chịu
đực 10 - 12 giờ thì rụng trứng. Khoảng 70% số lần rụng trứng vào ban đêm.
Có khoảng 50% bò cái và 90% bò tơ bị chảy máu trong giai đoạn này
(Nguyễn Xuân Trạch và Mai Thị Thơm, 2004 [29]). Có một ít máu dính ở
đuôi vào thời điểm 35 - 45 giờ sau khi kết thúc chịu đực. Hiện tượng chảy
máu không phải là chỉ thị cho sự có chửa hoặc không thụ thai.
+ Giai đoạn yên tĩnh (dioestrus)
Đây là giai đoạn yên tĩnh giữa các chu kỳ động dục được đặc trưng bởi
sự tồn tại của thể vàng (corpus luteum). Nếu không có chửa thì thể vàng sẽ
thành thục khoảng 8 ngày sau khi rụng trứng và tiếp tục hoạt động (tiết
progesteron) trong vòng 8 - 9 ngày nữa rồi thoái hoá. Lúc đó giai đoạn tiền
động dục của một chu kỳ mới lại bắt đầu.
Nếu trứng được thụ tinh thì giai đoạn này được thay thế bằng thời kỳ
mang thai (thể vàng tồn tại và tiết progesteron), đẻ và một thời kỳ không có
hoạt động chu kỳ tính sau khi đẻ (Nguyễn Xuân Trạch và Mai Thị Thơm,
2004 [29]).
9
- Điều hòa hormon sinh sản với hoạt động sinh dục của bò
Theo Nguyễn Xuân Trạch và Mai Thị Thơm (2004) [29]: hoạt động
sinh dục của bò cái được điều hoà bằng sự phối hợp thần kinh - nội tiết trong
trục dưới đồi - tuyến yên - buồng trứng. Thông tin nội tiết được bắt đầu bằng
việc tiết GnRH (Gonadotrophin Releasing Hormone) từ vùng dưới đồi
(Hypothalamus). GnRH tác động làm chuyển đổi thông tin thần kinh trong
não thành tín hiệu nội tiết để kích thích thuỳ trước tuyến yên tiết hai loại
hormon gonadotropin là FSH (Follicle Stimulating Hormone) và LH
(Luteinizing Hormone). FSH và LH được tiết vào hệ tuần hoàn chung và
được đưa đến buồng trứng, kích thích buồng trứng phân tiết estrogen,
progesteron và inhibin. Các hormon buồng trứng này cũng có ảnh hưởng lên
việc tiết GnRH, FSH và LH thông qua cơ chế tác động ngược. Progesteron
chủ yếu tác động lên vùng dưới đồi để ức chế tiết GnRH, trong khi đó
estrogen tác động lên thuỳ trước tuyến yên để điều tiết FSH và LH. Inhibin
chỉ kiểm soát (ức chế) việc tiết FSH.
Chu kỳ động dục ở bò cái có liên quan đến những sự kiện kế tiếp nhau
trong buồng trứng, tức là sự phát triển noãn bao, rụng trứng, sự hình thành và
thoái hoá của thể vàng dẫn đến hiện tượng động dục. Các sự kiện này được
điều hoà bởi trục dưới đồi - tuyến yên - buồng trứng thông qua các hormon.
Trước khi động dục xuất hiện (tiền động dục), dưới tác dụng của FSH
do tuyến yên tiết ra, một nhóm noãn bao buồng trứng phát triển nhanh chóng
và sinh tiết estradiol với số lượng tăng dần. Estradiol kích thích huyết mạch
và tăng trưởng của tế bào đường sinh dục cái để chuẩn bị cho quá trình giao
phối và thụ tinh. FSH cùng với LH thúc đẩy sự phát triển của noãn bao đến
giai đoạn cuối (hình 2.1).
Khi hàm lượng estradiol trong máu cao sẽ kích thích thần kinh gây ra
hiện tượng động dục. Sau đó (hậu động dục) trứng sẽ rụng sau một đợt sóng
10
tăng tiết LH (LH surge) từ tuyến yên. Sóng này hình thành do hàm lượng
estradiol trong máu cao kích thích vùng dưới đồi tăng tiết GnRH. Sóng LH
cần cho sự rụng trứng và hình thành thể vàng vì nó kích thích trứng chín, làm
tăng hoạt lực các enzym phân giải protein để phá vỡ các mô liên kết trong
vách noãn bao, kích thích noãn bao tổng hợp prostaglandin là chất có vai trò
rất quan trọng trong việc làm vỡ noãn bao và tạo thể vàng.
Hình 2.1. Biến đổi hàm lượng các hormon trong chu kỳ động dục
Sau khi trứng rụng thể vàng được hình thành trên cơ sở các tế bào ở đó
được tổ chức lại và bắt đầu phân tiết progesteron. Hormon này ức chế sự phân
tiết gonadotropin (FSH và LH) của tuyến yên thông qua hiệu ứng ức chế
ngược, do đó mà ngăn cản động dục và rụng trứng cho đến chừng nào mà thể
vàng vẫn còn hoạt động (pha thể vàng của chu kỳ).
Tuy nhiên, trong pha thể vàng (luteal phase) các hormon FSH và LH
vẫn được tiết ở mức cơ sở dưới kích thích cuả GnRH và ức chế ngược của các
hormone steroid và inhibin từ các noãn bao đang phát triển. FSH ở mức cơ sở
(thấp) này kích thích sự phát triển của các noãn bao buồng trứng và kích thích
Động dục Động dục
Rụng trứng
Rụng trứng
Ngày của chu kỳ
Progesteron
Estradiol
11
chúng phân tiết inhibin. Mức LH cơ sở cùng với FSH cần cho sự phân tiết
estradiol từ các noãn bao lớn và progesteron từ thể vàng trong thời kỳ “yên
tĩnh” của chu kỳ.
Thực ra trong mỗi chu kỳ động dục không phải chỉ có một noãn bao
phát triển mà có nhiều noãn bao phát triển theo từng đợt sóng với khoảng
cách đều nhau. Đối với bò thường có 2 - 3 đợt sóng trong một chu kỳ. Mỗi
đợt sóng như vậy được đặc trưng bởi một số noãn bao có nang nhỏ cùng bắt
đầu phát triển, sau đó 1 noãn bao được chọn thành noãn bao trội, noãn bao
trội này sẽ ức chế sự phát triển tiếp theo của các noãn bao cùng phát triển còn
lại trong nhóm đó. Sự ức chế của noãn bao trội này thông qua inhibin do nó
tiết ra làm ức chế tiết FSH của tuyến yên. Tuy nhiên, chừng nào còn có mặt
của thể vàng (hàm lượng progesteron trong máu cao) thì noãn bao trội không
cho trứng rụng được mà bị thoái hoá và một đợt sóng phát triển noãn bao mới
lại bắt đầu.
Nếu trứng rụng của chu kỳ trước không được thụ thai thì đến ngày 17-
18 của chu kỳ sinh dục nội mạc tử cung sẽ tiết prostaglandin F2α, hormon
này có tác dụng làm tiêu thể vàng và kết thúc pha thể vàng của chu kỳ. Noãn
bao trội nào có mặt tại thời điểm này sẽ có khả năng cho trứng rụng nhờ hàm
lượng progesteron trong máu thấp. Việc giảm hàm lượng progesteron sau
khi tiêu thể vàng làm tăng mức độ và tần số tiết GnRH, do đó mà tăng tiết
LH của tuyến yên. Kết quả là noãn bao tiền rụng trứng (trội) tăng sinh tiết
estradiol và gây ra giai đoạn tiền động dục (pha noãn bao) của một chu kỳ
mới.
Tuy nhiên, nếu trứng rụng trước đó đã được thụ tinh thì thể vàng không
tiêu biến và không có trứng rụng tiếp. Thể vàng trong trường hợp này sẽ tồn
tại cho đến gần cuối thời gian có chửa để duy trì tiết progesteron cần cho quá
12
trình mang thai. Thể vàng thoái hoá trước khi đẻ và chỉ sau khi đẻ hoạt động
chu kỳ của bò cái mới dần dần được hồi phục.
- Sự thụ tinh
Sự thụ tinh là một qua trình đồng hoá và dị hoá lẫn nhau một cách phức
tạp giữa hai tế bào trứng và tinh trùng. Kết quả của sự thụ tinh là sinh ra một
tế bào mới gọi là hợp tử, sau này là phôi và phát triển thành một cơ thể mới
khác với bố mẹ nhưng mang đặc điểm di truyền của bố, mẹ cùng với đặc
điểm di truyền của loài.
- Quá trình mang thai
Sự phát triển của thai là hiện tượng sinh lý đặc biệt của cơ thể, nó
được bắt đầu từ khi trứng được thụ tinh cho đến khi đẻ xong. Trong thực tế
sự có thai của bò được tính ngay từ ngày phối giống cuối cùng cho đến ngày
đẻ. Thời gian mang thai phụ thuộc nhiều vào các yếu tố: tuổi của mẹ, điều
kiện nuôi dưỡng, chế độ khai thác và sử dụng, số lượng thai, đôi khi còn phụ
thuộc vào lứa đẻ và tính biệt của thai. Thời gian mang thai của bò dao động
trong khoảng 280 ngày và được chia ra làm 3 thời kỳ cơ bản là thời kỳ phôi
(ngày 1 - 34), thời kỳ tiền thai (ngày 35 - 60) và thời kỳ bào thai (ngày 61 -
đẻ).
- Phục hồi hoạt động sinh dục sau đẻ
Theo Nguyễn Xuân Trạch và Mai Thị Thơm (2004) [29]: sau khi đẻ tử
cung phải được phục hồi cả về mặt thực thể và sinh lý, buồng trứng phải trở
lại hoạt động chu kỳ bình thường để bò cái lại có thể có thai tiếp (hình 2.2).
Các quá trình xảy ra trong giai đoạn sau khi đẻ chịu sự chi phối của một loạt
yếu tố, trong đó chủ yếu là quá trình bú sữa và điều kiện dinh dưỡng, ngoài
ra còn có ảnh hưởng của mùa vụ, giống, tuổi, lứa đẻ và ảnh hưởng của con
đực.
13
Hình 2.2. Phục hồi tử cung và buồng trứng sau đẻ
+ Phục hồi tử cung
Sau khi đẻ tử cung sẽ dần dần được phục hồi để chuẩn bị cho khả
năng mang thai mới. Quá trình này liên quan đến cơ tử cung, xoang và nội
mạc tử cung. Cơ trơn dạ con sẽ co lại để đưa tử cung về kích thước bình
thường. Những co rút của cơ trơn dạ con không những làm co tử cung mà
còn giúp tống các dịch sản (gồm chất nhầy, máu, các mảnh vụn của màng
thai, mô của mẹ và dịch của thai) ra ngoài. Tác dụng này có được nhờ sự
phân tiết prostaglandin F2α kéo dài sau khi sinh làm tăng trương lực và sự
co bóp của cơ trơn dạ con.
Song song với việc co cơ tử cung và thải dịch sản ra ngoài, nội mạc tử
cung cũng dần dần được phục hồi để có thể chuẩn bị cho quá trình làm tổ
của hợp tử hay phân tiết prostaglandin trong hoạt động chu kỳ tính.
Một hai ngày đầu sau khi đẻ cổ tử cung hồi phục rất nhanh, 5 - 6 ngày
sau thì cổ tử cung đóng chặt hoàn toàn. Nếu gia súc bị sát nhau thì tử cung
co lại chậm hơn.
14
Sau khi đẻ 15 ngày, tất cả lớp tế bào thượng bì mới xuất hiện đầy đủ
trên bề mặt lớp niêm mạc tử cung. Trong khoảng 12 - 14 ngày sau khi đẻ tử
cung trở lại bình thường như trước khi có thai, cả về kích thước và hình
dạng.
+ Phục hồi buồng trứng
Muốn trở lại có hoạt động sinh dục (động dục và rụng trứng) theo chu
kỳ thì buồng trứng phải phục hồi cả hai chức năng nội tiết (tiết hormon) và
ngoại tiết (rụng trứng). Sau khi đẻ chu kỳ động dục và rụng trứng không xảy
ra ngay. Tuy nhiên, buồng trứng không phải không hoạt động mà các sóng
noãn bao vẫn hình thành.
Thời kỳ tạm ngừng chu kỳ này chủ yếu là do các cơ chế nội tiết điều
hoà sự phát triển của noãn bao, do đó động dục và rụng trứng còn chưa được
phục hồi. Trong thời kỳ này tần số phân tiết LH chưa đủ lớn để gây ra giai
đoạn phát triển cuối cùng của noãn bao. Việc ức chế phân tiết LH từ thời kỳ
mang thai cùng với tác dụng ức chế của việc bú sữa đã gây ra sự giảm phân
tiết LH ở giai đoạn này. Khi các hoạt động thần kinh thể dịch được phục hồi
do sự thay đổi các yếu tố nội và ngoại cảnh thì sóng LH sẽ được phục hồi lại
và giai đoạn phát triển cuối cùng của noãn bao sẽ xảy ra dẫn đến động dục
và rụng trứng (Nguyễn Xuân Trạch và Mai Thị Thơm, 2004 [29]).
Sau khi đẻ, một số bò sẽ có rụng trứng trong vòng 20 - 30 ngày, tuy
nhiên, trong số này hiện tượng “động dục ngầm” hay là “ rụng trứng thầm
lặng” thường chiếm tỉ lệ cao. Những con rụng trứng lại vào khoảng 40 – 50
ngày sau đẻ phần lớn sẽ có biểu hiện động dục bình thường, những con bò
như vậy ít có vấn đề về sinh sản hơn so với những con có thời kỳ không
động dục kéo dài.
Quá trình phục hồi buồng trứng và tử cung sau khi đẻ có ý nghĩa quan
15
trọng trong hội chứng chậm sinh. Bất kỳ bộ phận nào hồi phục chậm cũng
làm kéo dài thời gian không động dục sau đẻ, dù cho bộ phận còn lại đã hồi
phục hoàn toàn.
Một số nhân tố có thể làm kéo dài thời gian không động dục sau khi
sinh. Chế độ dinh dưỡng thấp trong thời gian chửa hoặc sau khi sinh sẽ làm
chậm động dục trở lại. Rụng trứng thầm lặng cũng thường xảy ra ở những
bò cái có mặt bằng dinh dưỡng thấp. Những con bò cái bị ảnh hưởng phần
lớn là những con gầy yếu lúc sinh đẻ. Kết hợp dinh dưỡng thấp và cho con
bú sẽ gây nên vấn đề. Nhiều bò cái hướng thịt đẻ con trong điều kiện cơ thể
gầy yếu và cho con bú, sẽ kéo dài thời kỳ không động dục quá 100 ngày.
Một số bò cái không thể sinh sản được trong năm tiếp theo bởi không động
dục và rụng trứng.
Những nhân tố khác có thể làm kéo dài thời gian động dục trở lại sau
đẻ ở bò như bị nhiễm bệnh, rối loạn trao đổi chất, viêm nhiễm tử cung và
những vấn đề khác về sức khỏe.
Bảng 2.1. Tóm tắt một số đặc điểm sinh lý sinh sản của bò cái
Các chỉ tiêu Số trung bình Mức giao động
Tuổi động dục lần đầu (tháng) 15 12-24
Tuổi phối giống lần đầu (tháng) 18 16-30
Tuổi đẻ lứa đầu (tháng) 30 27-40
Chu kỳ động dục (ngày) 21 17-24
Thời gian động dục (giờ) 30 18-48
Thời gian chịu đực (giờ) 15 12-18
Thời gian trứng rụng (sau kết thúc chịu đực) (giờ) 12-14 6-18
Thời gian phối giống tính từ khi động dục (giờ) 12-24 6-30
Thời gian mang thai (ngày) 280-285 252-310
16
Thời gian động dục lại sau đẻ (ngày) 60-90 21-150
Thời gian phối giống lại sau đẻ (ngày) 60-90 21-180
(Cẩm nang chăn nuôi gia súc-gia cầm-Hội chăn nuôi Việt Nam-NXBNN)
2.1.2. Một số nguyên nhân chủ yếu gây hội chứng rối loạn sinh sản ở bò
cái
2.1.2.1. Bệnh ở cơ quan sinh dục cái
Một gia súc cái được đánh giá có khả năng sinh sản tốt trước hết phải
kể đến sự nguyên vẹn và hoạt động bình thường của cơ quan sinh dục
(Settergreen, 1986 [61]). Khi một bộ phận bất kỳ của cơ quan sinh dục cái
bị bệnh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của gia súc (Youssef,
1997 [35]).
Chẩn đoán, phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh ở cơ quan sinh dục
cái là việc làm cần thiết góp phần quyết định sự thành công của kỹ thuật thụ
tinh nhân tạo (Youssef 1997 [35], Hashem 1980 [52]).
Trên thế giới vấn đề bệnh sinh sản ở gia súc đã và đang được nghiên
cứu một cách toàn diện. Hàng năm các chương trình đào tạo của quốc tế về
sinh sản của gia súc thường xuyên được tổ chức tại trường Đại học khoa
nông nghiệp Appsala (Thụy Điển), Trung tâm Khoa học quốc tế về Nông
nghiệp Cairo (Ai Cập). Trong nội dung của các khoá đào tạo này thì vấn đề
về phương pháp chẩn đoán phát hiện và điều trị các bệnh về sinh sản luôn là
một nội dung chính.
Ở Việt Nam một số nhà khoa học thú y như Đặng Đình Tín (1985)
[26], Nguyễn Hữu Ninh và Bạch Đăng Phong (1994) [14]; Huỳnh Văn
Kháng (1995) [11], Bạch Đăng Phong (1995) [17], đã có những nghiên cứu
và tổng kết về một số bệnh cơ quan sinh dục cái ở đại gia súc. Tuy nhiên cho
đến nay những tư liệu về bệnh ở cơ quan sinh dục cái của bò vàng rất ít và
17
chủ yếu là những tư liệu bệnh ở bò sữa.
a/ Bệnh ở đường sinh dục
- Viêm âm môn, tiền đình, âm đạo
Âm môn, tiền đình là nơi thông ra ngoài của đường sinh dục cái. Âm
đạo là cơ quan giao cấu của gia súc cái, nó gây kích thích phóng tinh cho bò
đực. Âm đạo còn là con đường đưa thai ra ngoài khi đẻ và cũng là đường
thải các chất dịch từ trong tử cung đi ra. Do tiếp xúc nhiều với môi trường
bên ngoài nên âm môn, tiền đình, âm đạo rất dễ bị viêm nhiễm. Khi bị viêm
con vật đi đái rắt, có nhiều chảy dịch chảy ra từ âm hộ. Thể nhẹ thì niêm
dịch trong, không mùi, Khi bệnh nặng dịch chảy ra nhiều, đục, mùi tanh có
lẫn nhiều những mảnh tổ chức chết. Niêm mạc âm đạo xung huyết đỏ từng
đám, không có hình thái cố định. Có con do viêm nặng, niêm mạc sưng, dày.
Hình 2.3. Viêm âm đạo
- Viêm cổ tử cung
Cổ tử cung được cấu tạo bởi các lớp cơ rắn chắc, lớp niêm mạc có
nhiều gấp nếp, nó là hàng rào bảo vệ tử cung. Cổ tử cung luôn đóng, chỉ hé
mở khi động dục hoặc bị viêm và mở hoàn toàn khi sinh đẻ (Kenneth Mc