Tải bản đầy đủ (.pdf) (144 trang)

Luận văn nghiên cứu phát triển liên kết nhóm tín dụng tiết kiệm của hội phụ nữ với ngân hàng chính sách xã hội tại huyện KRông nô, tỉnh đắk nông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.19 MB, 144 trang )

Bộ GIáO DụC Và ĐàO TạO
TRƯờNG ĐạI HọC NÔNG NGHIệP Hà NộI
----------


BI VN THNH

NGHIấN CU PHT TRIN LIấN KT
NHểM TN DNG - TIT KIM CA HI PH N
VI NGN HNG CHNH SCH X HI
TI HUYN KRễNG Nễ, TNH K NễNG

luận văn thạc sĩ kinh tế

Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
M số: 60.31.10

Ngời hớng dẫn khoa học: GS.TS. đỗ kim chung


Hà Nội - 2008
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………
i



LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan ñây là luận văn nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
ñiều tra, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực. Mọi sự giúp ñỡ cho
việc thực hiện luận văn này ñã ñược cảm ơn và thông tin trích dẫn ñều ñã


ñược chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn


Bùi Văn Thành
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………
ii



LỜI CẢM ƠN

ðể hoàn thành luận văn Thạc sĩ kinh tế nông nghiệp của mình, ngoài sự
nỗ lực cố gắng của bản thân, tôi ñã nhận ñược sự giúp ñỡ nhiệt thành của
nhiều tập thể và cá nhân .
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự giúp ñỡ, hướng
dẫn tận tình của các Thầy, Cô khoa Kinh tế và Phát triển Nông thôn, Khoa
Sau ðại học - Trường ðại Học Nông nghiệp Hà Nội, ñặc biệt là sự quan tâm,
hướng dẫn tận tâm với kiến thức hiện ñại của Thầy giáo hướng dẫn - Giáo sư.
Tiến sĩ ðỗ Kim Chung - Trưởng khoa Kinh tế và Phát triển Nông thôn -
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội.
Tôi cũng xin bày tỏ biết ơn ñến Lãnh ñạo và Hội viên Phụ nữ Huyện
Krông Nô, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Krông Nô, Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Krông Nô ñã hỗ trợ, giúp ñỡ tôi trong
việc thu thập số liệu và ñiều tra thông tin cho luận văn này, ñặc biệt Ban Lãnh
ñạo Hội phụ nữ huyện Krông Nô ñã hỗ trợ nhân lực ñể ñiều tra thực ñịa.
Xin chân thành cảm ơn.
Tác giả luận văn



Bùi Văn Thành


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………
iii



MỤC LỤC
Lời cam ñoan
i
Lời cảm ơn
ii
Mục lục iii
Danh mục các bảng
vi
Danh mục các biểu ñồ
vii
Danh mục các sơ ñồ
vii
Danh mục các bản ñồ
vii
1 MỞ ðẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của ñề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của ñề tài 4
1.2.1

Mục tiêu chung
4

1.2.2

Mục tiêu cụ thể
4
1.3 ðối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
1.3.1

ðối tượng nghiên cứu
5
1.3.2

Phạm vi nghiên cứu
5
2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LIÊN KẾT NHÓM TÍN DỤNG-
TIẾT KIỆM CỦA HỘI PHỤ NỮ VỚI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI 6
2.1 Những vấn ñề liên kết nhóm tín dụng-tiết kiệm 6
2.1.1

Nhóm tín dụng-tiết kiệm
6
2.1.2

Liên kết
11
2.1.3

Các chủ thể tham gia liên kết
14
2.1.4


Mục ñích liên kết nhóm TD-TK của HPN với các tổ chức tín dụng
20
2.2 Các hình thức liên kết Nhóm TD-TK với tổ chức tín dụng 23
2.2.1

Hình thức hợp ñồng trách nhiệm cá nhân
23
2.2.2

Hình thức hợp ñồng ủy thác cho tổ chức xã hội
24
2.3 Nội dung liên kết Nhóm TD-TK của HPN với tổ chức tín dụng 26
2.3.1

Liên kết trong phát triển và tổ chức khách hàng
26
2.3.2

Liên kết trong tín dụng
27
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………
iv



2.3.3

Liên kết trong tạo nguồn vốn cho vay
29
2.3.4


Liên kết trong quản lý rủi ro
29
2.4 Các yếu tố ảnh hưởng ñến liên kết nhóm TD-TK của HPN với
các tổ chức tín dụng 30
2.4.1

Chính sách của Chính Phủ
30
2.4.2

Tổ chức thực hiện
32
2.5 Cơ sở thực tiễn về liên kết Nhóm TD-TK với tổ chức tín dụng 36
2.5.1

Thế giới
36
2.5.2

Việt Nam
41
2.6 Các nghiên cứu liên quan và bài học rút ra 48
2.6.1

Các nghiên cứu liên quan
48
2.6.2

Những bài học rút ra từ nghiên cứu lý luận và thực tiễn về

liên kết nhóm TD-TK với các tổ chức tín dụng
51
3 ðẶC ðIỂM ðỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 55
3.1 ðặc ñiểm ñịa bàn nghiên cứu 55
3.1.1

ðặc ñiểm tự nhiên
55
3.1.2

ðặc ñiểm kinh tế-xã hội
56
3.1.3

Tình hình phát triển nông nghiệp và nông thôn
59
3.2 Phương pháp nghiên cứu 60
3.2.1

Chọn ñiểm nghiên cứu
60
3.2.2

Phương pháp chọn mẫu
62
3.2.3

Thu thập số liệu
64
3.2.4


Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu
67
3.2.5

Chỉ tiêu nghiên cứu
69
4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 71
4.1 Thực trạng liên kết Nhóm TD-TK 71
4.1.1

Các bên tham gia liên kết
71
4.1.2

Thực trạng các quan hệ liên kết
80
4.1.3

Kết quả liên kết
92
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………
v



4.1.4

Mặt mạnh, mặt yếu, thời cơ và nguy cơ của liên kết
107

4.1.5

Phân tích SWOT ñối với phát triển liên kết Nhóm TD-TK của
Hội Phụ nữ với Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Krông Nô
110
4.2 Một số giải pháp ñể phát triển liên kết 112
4.2.1

Giải pháp liên kết trong phát triển tổ chức khách hàng
113
4.2.2

Giải pháp liên kết trong sử dụng tín dụng
115
4.2.3

Giải pháp liên kết trong tạo nguồn vốn cho vay
116
4.2.4

Giải pháp liên kết trong quản lý rủi ro
117
5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 119
5.1 Kết luận 119
5.2 Kiến nghị 121
5.2.1

ðối với Nhà nước
121
5.2.2


ðối với Ngân hàng Chính sách Xã hội:
122
5.2.3

ðối với Hội Phụ nữ
123
6 TÀI LIỆU THAM KHẢO 124
7 CÁC PHỤ LỤC 128

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………
vi



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng Trang
Bảng 1: Cho vay Nhóm liên kết tại 9 tỉnh có dự án (2002) 43
Bảng 2: Lực lượng lao ñộng 57
Bảng 3: Cơ cấu kinh tế thời kỳ 2000-2005 (theo giá so sánh 1994) 58
Bảng 4: Số mẫu ñiều tra hộ gia ñình 63
Bảng 5: Số mẫu ñiều tra thành viên nhóm TD-TK 63
Bảng 6: Hướng thu thập số liệu 64
Bảng 7: Ma trận SWOT 68
Bảng 8: Dư nợ NHNo&PTNT 73
Bảng 9: Tình hình vay vốn các xã ñiểm và toàn huyện 73
Bảng 10: Tình hình tín dụng NHCSXH Krông Nô 74
Bảng 11: Nguồn vốn NHCSXH tháng 06/2008 75
Bảng 12: Nguồn vốn HPN quản lý ñến 06/2008 79
Bảng 13: Trách nhiệm, nhiệm vụ các bên liên kết 86

Bảng 14: Số lượng nhóm TD-TK quay vòng 92
Bảng 15: Thành lập nhóm TD-TK trong liên kết với NHCSXH 94
Bảng 16: Tình hình sinh hoạt nhóm 95
Bảng 17: Hoạt ñộng lồng ghép 96
Bảng 18: Tính kịp thời trong giải ngân 97
Bảng 19: Hộ tham gia liên kết nhóm TD-TK 98
Bảng 20: Số món vay mỗi hộ 99
Bảng 21: Sự phù hợp của phần kỳ hạn trong liên kết với NHCSXH 100
Bảng 22: Tình tình tiết kiệm của nhóm TD-TK ñến 30/06/2008 102
Bảng 23: Tiết kiệm bắt buộc và tự nguyện 103
Bảng 24: Nợ quá hạn của các tổ chức ở ñịa bàn huyện Krông Nô 105
Bảng 25: Nợ quá hạn trả ñến 30/06/2008 của HPN 106
Bảng 26: Phân tích SWOT 111

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………
vii




DANH MỤC CÁC BIỂU ðỒ
Biểu ñồ Trang
Biểu ñồ 1: Cơ cấu kinh tế huyện Krông Nô 59
Biểu ñồ 2: Tăng trưởng tín dụng NHNo&PTNT huyện Krông Nô 72
Biểu ñồ 3: Cơ cấu cho vay qua các năm 72
Biểu ñồ 4: Tăng trưởng tín dụng NHCSXH huyện Krông Nô 75
Biểu ñồ 5: Tỉ trọng nguồn vốn NHCSXH Krông Nô 76
Biểu ñồ 6: Cơ cấu tín dụng ủy thác NHCSXH Krông Nô 06/2008 76
Biểu ñồ 7: Cơ cấu nguồn vốn do HPN huyện Krông Nô liên kết 79
Biểu ñồ 8: So sánh tỉ lệ nợ quá hạn 3 tổ chức 105


DANH MỤC CÁC SƠ ðỒ
Sơ ñồ Trang
Sơ ñồ 1: Hình thức hợp ñồng trách nhiệm cá nhân 24
Sơ ñồ 2: Hình thức ủy thác dịch vụ tài chính 25
Sơ ñồ 3: Mô hình liên kết nhóm vay vốn của NHNo& PTNT 44
Sơ ñồ 4: Các kênh liên kết 71
Sơ ñồ 5: Liên kết Nhóm vay vốn dự án giai ñoạn 1 82
Sơ ñồ 6: Liên kết Nhóm TD-TK dự án giai ñoạn 2 83
Sơ ñồ 7: Trình tự giải ngân 88
Sơ ñồ 8: Quỹ quay vòng của HPN 91

DANH MỤC CÁC BẢN ðỒ
Bản ñồ Trang
Bản ñồ 1: Bản ñồ ñịa giới hành chính huyện Krông Nô 55
Bản ñồ 2: Vị trí ñịa lý các ñiểm xã nghiên cứu 61

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………
viii



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CN&VSNT Cấp nước và vệ sinh nông thôn
DANIDA Tổ chức phát triển ðan Mạch
HPN Hội Liên hiệp Phụ nữ
NHNN Ngân hàng Nhà nước
NHNO&PTNT Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
NHCSXH Ngân hàng Chính sách Xã hội

QTDND Quỹ Tín dụng Nhân dân
TD-TK Tín dụng và tiết kiệm
TCQT Tổ chức Quốc tế
TCXH Tổ chức Xã hội
TCVM Tài chính vi mô
UBND Ủy Ban Nhân Dân
WB Ngân hàng Thế Giới
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………
1



1 MỞ ðẦU
1.1 Tính cấp

thiết của ñề tài
Tập trung phát triển nông nghiệp và nông thôn là một chủ trương lớn
của Chính phủ Việt Nam kể từ cuối thập niên 80 khi chính sách ñổi mới ñược
ðại hội ðảng lần thứ VI khởi xướng. Một trong những quyết sách hàng ñầu
mà Nghị quyết Bộ Chính trị ñưa ra là chương trình quốc gia về xoá ñói giảm
nghèo, tín dụng ñược coi là một công cụ không thể thiếu trong việc thực thi
chiến lược phát triển kinh tế của ñất nước tạo ñiều kiện thuận lợi ñể các hộ
thu nhập thấp ñặc biệt là cư dân nông thôn có ñiều kiện tiếp cận với các
nguồn vốn tín dụng ñể phát triển các ngành nghề kinh doanh, tạo việc làm,
tăng thu nhập.
ðể phát triển hoạt ñộng tín dụng phục vụ cho mục tiêu xóa ñói giảm
nghèo của Việt Nam, các Tổ chức Quốc tế (TCQT) ñã hỗ trợ áp dụng và
chuyển giao phương thức tín dụng nhỏ dựa vào cộng ñồng ñược gọi là tài
chính vi mô. Nhóm tín dụng, tiết kiệm là hình thức ñể lồng ghép hỗ trợ tài
chính và hỗ trợ xã hội ñối với cộng ñồng và ñược ñánh giá rất hiệu quả, phù

hợp với nhu cầu và khả năng của người nghèo, ñặc biệt là ở nông thôn, vùng
sâu, vùng xa và vùng dân tộc thiểu số của Việt Nam. Tuy nhiên các dự án hỗ
trợ của các TCQT thường là ngắn hạn, từ 3 ñến 5 năm, các nhóm tín dụng-
tiết kiệm (nhóm TD-TK) không còn sự hỗ trợ của TCQT nên phải có sự lựa
chọn hướng ñi hoặc là thành lập Quỹ tín dụng nhân dân hoặc liên kết với các
tổ chức tín dụng chính thức ñể duy trì và phát triển.
Nhóm tín dụng và tiết kiệm là “sản phẩm kết hợp” của lý thuyết năng
ñộng Nhóm (Group-dynamic) và Tài chính vi mô (microfinance). Các chương
trình tín dụng-tiết kiệm sử dụng thành công công cụ nhóm vào trong dịch vụ
tín dụng, tiết kiệm ñể tăng cường số lượng người tiếp cận dịch vụ tài chính,
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………
2



ñặc biệt là những người bị coi là yếu thế trong xã hội một cách kịp thời, thuận
tiện. Bên cạnh ñáp ứng nhu cầu dịch vụ tài chinh, Nhóm TD-TK còn ñáp ứng
nhu cầu học tập kinh nghiệm, giao tiếp và chia sẻ với mọi người xung quanh
trong cộng ñồng, gọi chung là dịch vụ xã hội thông qua những hoạt ñộng lồng
ghép vào Nhóm TD-TK. Thông qua lồng ghép thực hiện ñược dịch vụ tài
chính ñể phát triển hoạt ñộng sản xuất kinh doanh của hộ gia ñình và dịch vụ
xã hội ñể tác ñộng thay ñổi nhận thức và thói quen của cộng ñồng.
Phương pháp Nhóm và lồng ghép hoạt ñộng ñược các Tổ chức Quốc tế
(TCQT) áp dụng ñầu tiên ở Việt Nam vào năm 1991. Từ ñó ñến nay, hình
thức Nhóm TD-TK của Hội Phụ Nữ (HPN) ñã không ngừng ñược hoàn thiện
và phát huy tác dụng tốt ở phạm vi trên toàn quốc, tỷ lệ hoàn trả vốn trên 98%
là một minh chứng tốt ñiều này [11]. Theo quan ñiểm của các TCQT thì vấn
ñề quan trọng, quyết ñịnh ñến thành công của liên kết Nhóm TD-TK là phát
huy vai trò quản lý, giám sát, tính dân chủ tự nguyện của cộng ñồng, không ai
có thể làm tốt công việc này bằng chính các thành viên trong cộng ñồng. Bài

học kinh nghiệm này nếu ñược áp dụng thành công thì ñó là kênh tín dụng -
tiết kiệm tốt cần ñược nhân rộng.
Tại tỉnh ðăk Lăk cũ (nay là hai tỉnh ðăk Lăk và ðăk Nông), Tổ chức
Phát triển Quốc tế ðan Mạch (DANIDA) hỗ trợ xây dựng Nhóm TD-TK ñể
thực hiện các mục tiêu của các dự án khác nhau thông qua liên kết với tổ chức
tài chính tín dụng và Hội phụ nữ huyện trên ñịa bàn. Sự hỗ trợ Nhóm TD-TK
ñã chấm dứt, vấn ñề làm thế nào ñể phát triển liên kết nhóm TD-TK là mối
quan tâm của ñề tài này.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NHNo&PTNT) với
sự hỗ trợ của tổ chức CIDA, năm 1993 triển khai thử nghiệm chương trình tổ
vay vốn tiết kiệm tại 2 tỉnh Hà Tây và Bắc Ninh. Sau thời gian thử nghiệm,
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………
3



chương trình ñã mở rộng ñến nhiều vùng nông thôn Việt Nam và có nhiều
thoả thuận ñược ký kết với các tổ chức xã hội như Hội Phụ nữ, Hội Nông
dân...và ñã ñưa ngân hàng này ñứng vị thế hàng ñầu ở ñịa bàn nông thôn Việt
Nam. Tại tỉnh ðăk Lăk cũ (nay là ðăk Lăk và ðăk Nông) cũng có sự hỗ trợ
của DANIDA ñối với chi nhánh ngân hàng tỉnh. Tuy nhiên những năm gần
ñây NHNo&PTNT ñã chuyển hướng cho vay trực tiếp và kinh doanh thương
mại thuần túy, các Nhóm TD-TK ñược bàn giao cho Ngân hàng Chính sách
Xã hội. Vì vậy nghiên cứu này chỉ nêu một kênh liên kết nhưng không ñi sâu
nghiên cứu nội dung và phát triển liên kết của NHNo&PTNT.
Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam (NHCSXH) ra ñời năm 2001,
là kết quả của quá trình Nhà nước tách bạch hoạt ñộng thương mại với hoạt
ñộng tín dụng trợ cấp từ NHNo&PTNT từ năm 1992. Cho ñến nay NHCSXH
là ngân hàng duy nhất áp dụng phương pháp tiếp cận tổ/nhóm, cho vay ưu ñãi
ñến ñối tượng hộ thu nhập thấp. Tổ TD-TK và phương thức ủy thác ñược xem

là nghiệp vụ cơ bản và quan trọng của NHCSXH. Song thực tế thì Tổ TD-TK
chỉ ñể: (i) tập hợp người vay theo ñợt; (ii) ràng buộc hành chính các thành
viên cùng tổ, vẫn thiếu sự tương tác và phát huy vai trò hỗ trợ giám sát của
cộng ñồng. ðiều ñó bộc lộ vấn ñề Tổ vay vốn chỉ là tập hợp số ñông mang
tính quản lý hành chính hơn là Nhóm phát triển.
Hội Liên hiệp Phụ nữ là tổ chức ñầu tiên áp dụng thành công phương
pháp Nhóm TD-TK từ sự hỗ trợ tài chính và kỹ thuật của các TCQT. Tuy
nhiên trong quá trình quản lý và giám sát có những thách thức ñặt ra, ñó là
cán bộ Hội Phụ nữ quen với cách thức quản lý hội, mang màu sắc phong trào
xã hội hơn là hoạt ñộng kinh tế, chưa có ñược khả năng chuyên môn ñể quản
lý bền vững tài chính, khó có thể bảo toàn ñược giá trị và thanh khoản tài
chính khi các Nhà tài trợ dự án rút khỏi hoạt ñộng hỗ trợ.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………
4



Từ vấn ñề trên, một loạt câu hỏi từ thực tiễn ñang ñặt ra phát triển liên
Nhóm TD-TK:
ðối với Nhóm: Làm thế nào ñể phát huy ñược vai trò giám sát và sức
mạnh của cộng ñồng trong tín dụng tiết kiệm và hoạt ñộng lồng ghép?
ðối với Hội Phụ nữ: làm thế nào ñể mở rộng chương trình nhóm tín
dụng-tiết kiệm? làm thế nào khắc phục sự hạn chế về khả năng quản lý tài
chính của Tổ chức hội?
ðối với NHCSXH: làm sao hạn chế ñược những tiêu cực, rủi ro cho vay
tổ nhóm? Làm sao giảm bớt ñược tình trạng quá tải cho ngân hàng?
Những câu hỏi trên là lý do ñể Tác giả nghiên cứu ñề tài “Phát triển
liên kết Nhóm tín dụng, tiết kiệm của Hội Phụ nữ với Ngân hàng Chính
sách Xã hội tại huyện Krông Nô, Tỉnh Dak Nông”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của ñề tài

1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu phát triển liên kết Nhóm Tín dụng-Tiết kiệm của Hội Phụ
nữ với Ngân hàng Chính sách Xã hội tại huyện Krông Nô tỉnh Dak Nông, từ
ñó ñề xuất những biện pháp ñiều chỉnh, củng cố và nhân rộng những mối liên
kết Nhóm TD-TK.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
i. Hệ thống hóa những vấn ñề lý luận và thực tiễn về liên kết Nhóm TD - TK
của Hội Phụ nữ với Ngân hàng Chính sách Xã hội nói riêng và các tổ chức
tín dụng nói chung.
ii. ðánh giá thực trạng liên kết Nhóm TD - TK của HPN với NHCSXH và
những ưu nhược ñiểm các liên kết ở huyện Krông Nô;
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………
5



iii. ðề xuất những giải pháp chủ yếu ñể phát triển liên kết giữa Nhóm TD -
TK của Phụ nữ với Ngân hàng CSXH tại huyện Krông Nô.
1.3 ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 ðối tượng nghiên cứu
- Những vấn ñề lý luận và thực tiễn về công cụ Nhóm TD – TK;
- Mối liên kết Nhóm TD-TK của HPN với NHCSXH.
- Các giải pháp ñề xuất ñể phát triển thực hiện liên kết Nhóm TD-TK.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung
Nghiên cứu sự liên kết Nhóm tín dụng- tiết kiệm Hội phụ nữ với
NHCSXH tại huyện Krông Nô, gồm:
+ Liên kết theo kênh vốn hay còn gọi liên kết dọc từ các tổ chức tài
chính ñến các Nhóm và thành viên nhóm;
+ Liên kết theo nội dung, phân công và trách nhiệm các bên của từng

mối liên kết;
+ Liên kết nội bộ nhóm với nhau nhằm phát huy sức mạnh nhóm;
- Về không gian
Nghiên cứu tại các 4 xã: Nam Dnia, ðăk Sor, Nam Xuân và Buôn Choá
thuộc huyện Krông Nô tỉnh ðăk Nông
- Về thời gian
Thời gian nghiên cứu từ 2005 ñến 06/2008, vì từ ñó ñến nay các Nhóm
TD-TK chính thức không còn sự hỗ trợ của Dự án.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………
6



2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LIÊN KẾT NHÓM TÍN
DỤNG-TIẾT KIỆM CỦA HỘI PHỤ NỮ VỚI NGÂN HÀNG CHÍNH
SÁCH XÃ HỘI
2.1 Những vấn ñề liên kết nhóm tín dụng-tiết kiệm
2.1.1 Nhóm tín dụng-tiết kiệm
2.1.1.1 Khái niệm về Nhóm
Nhóm là một tập hợp người có cùng chung mục ñích, tự nguyện ñến với
nhau ñể cùng chia sẻ trách nhiệm ñể ñạt ñến mục ñích trên cơ sở mối quan hệ
tác ñộng qua lại thông qua giao tiếp theo những qui tắc ñã ñược thoả thuận và
có sự phân công vai trò của mỗi thành viên [24].
Với khái niệm Nhóm thì một tập hợp người ngẫu nhiên, chẳng hạn như
một số người ở trạm chờ xe Buýt, ñám người chuẩn bị vào xem hát, tổ vay
vốn... không ñược gọi là Nhóm vì thiếu một trong bốn các yếu tố:
i. Có cùng mục ñích và cùng chia sẻ trách nhiệm;
ii. Có mối quan hệ tác ñộng qua lại lẫn nhau;
iii. Nhóm sinh hoạt theo một hệ thống những qui tắc; và
iv. Mỗi thành viên ñều có phân công vai trò nhất ñịnh, những vai trò này

hình thành nên sức mạnh của nhóm.
Trong cộng ñồng có nhiều loại nhóm khác nhau, có hai căn cứ ñể phân
loại nhóm như sau:
i. Căn cứ vào sự công nhận của xã hội, có hai loại nhóm:
- Nhóm chính thức có tên gọi chính thức, ñiều lệ nội qui, danh sách kết
nạp và khai trừ. Ví dụ Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội làm vườn, Nhóm/tổ
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………
7



vay vốn, Hội ñồng quản trị công ty, Ban giám ñốc... có quyết ñịnh thành lập
và ñược xã hội công nhận.
- Nhóm không chính thức thường không có ñiều lệ, nội qui, không có kết
nạp hay khai trừ nhóm viên những mối quan hệ cũng rất chặt chẽ. Họ là
những người có chung hoàn cảnh, chung sở thích thường ñến với nhau ñể chia
sẻ, hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau. Ví dụ Nhóm ñồng ñẳng.
ii. Căn cứ vào ñộng cơ trong cộng ñồng, có hai loại nhóm:
- Nhóm lép vế hay bị bỏ quên. Họ là những người nghèo, những người
sống ở vùng xa xôi, những người ít học hoặc thiếu những phương tiện thông
tin, những nhóm dân tộc ít người. Nhóm lép vế thường ñược hưởng rất ít
những quyền và phúc lợi mà lẽ ra họ phải ñược hưởng. Những lý do dẫn tới
tình trạng bị lép vế là không có các phương tiện sản xuất hoặc không có vị trí
xã hội.
- Nhóm chèn ép hay nhóm quyền lực ñối nghịch với nhóm lép vế. Họ là
những người giàu có, những người sống những vùng ñô thị, những người có
học thức, những người có vị trí trong xã hội… Họ thường có khuynh hướng
quyền lực hóa bằng cách liên kết ñể bảo vệ lợi ích, thậm chí giành giật lợi ích
cho nhóm mình (trong ñó có cá nhân mình) và ñẩy nhóm kia ra ngoài lề xã hội.
Bất kỳ loại nhóm nào cũng trải qua 4 giai ñoạn của 1 chu kỳ nhóm, sau

ñó bắt ñầu một chu kỳ kế tiếp với trình ñộ, mục tiêu cao hơn nếu các thành
viên mong muốn. Hoặc kết thúc nhóm khi mọi thành viên ñã ñạt ñược mục
tiêu mong ñợi của mình. Bốn giai ñoạn của nhóm là: hình thành, xung ñột,
bình thường và vận hành.
i-Giai ñoạn tổ chức, thành lập. ðây là một giai ñoạn rất quan trọng ñể
hình thành nhóm, mọi quyết ñịnh ñược thảo luận và ñi ñến chấp nhận quyết
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………
8



ñịnh về tên gọi, ñiều lệ nội qui, danh sách thành viên, ñiều kiện kết nạp, khai
trừ và phân công vai trò của mỗi thành viên. Tâm lý chung của thành viên ở
giai ñoạn này thường rất phấn khởi, cởi mở và sẵn lòng tham gia góp tiếng
nói của mình ñể nhanh chóng hình thành nên nhóm.
ii- Giai ñoạn nồng ấm và phát sinh mâu thuẫn. Mọi thành viên ñã hoàn
thành giai ñoạn hình thành Nhóm và vui vẻ thực thi trách nhiệm và quyền lợi
của một thành viên. Giai ñoạn này mỗi thành viên rất mong muốn thực hiện
trách nhiệm của mình và cũng ñòi hỏi thành viên khác thực hiện trách nhiệm
tương tự như mình. Tâm lý chia sẻ kinh nghiệm, các ñòi hỏi và các mâu thuẫn
trong nội bộ nhóm phát sinh trong giai ñoạn này.
Theo các Nhà Tâm lý, ñây là giai ñoạn dễ bị tổn thương và dẫn ñến sự
tan rã nhóm do các bè phái ñược hình thành, tính cách cá nhân bị va chạm, rất
ít giao tiếp vì không ai chịu lắng nghe. Nếu Người quản lý và lãnh ñạo nhóm
không có ñược kỹ năng lãnh ñạo và giải quyết các mâu thuẫn trong nội bộ
nhóm thì việc tan rã nhóm tất yếu sẽ xảy ra. ðây là ñiểm chú ý mà Người
quản lý thường xuyên phải quan tâm và tổ chức huấn luyện các kỹ năng cho
các Trưởng Nhóm.
iii- Giai ñoạn trưởng thành: các hoạt ñộng của Nhóm ñi vào ổn ñịnh
sau khi các mâu thuẫn ñã ñược giải quyết ổn thoả, mọi thành viên chấp nhận

ñược các quyết ñịnh của Nhóm. Các thành viên bắt ñầu nhận thấy những lợi
ích của hợp tác và giảm bớt xung ñột nội bộ. Do một tinh thần hợp tác mới
hiện hữu, các thành viên bắt ñầu cảm thấy an toàn trong việc bày tỏ quan
ñiểm và những vấn ñề ñược thảo luận cởi mở và có sự hỗ trợ cao ñộ của cả
nhóm và quyết ñịnh của Nhóm. Sự tiến bộ lớn nhất là mọi người bắt ñầu lắng
nghe nhau, tâm lý êm ñềm, bình lặng của giai ñoạn này dễ khiến người ngoài
nhóm lầm tưởng Nhóm không còn hoạt ñộng.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………
9



iv- Giai ñoạn kết thúc hoặc chuyển tiếp: Khi Nhóm ñạt ñược mục ñích
ñặt ra ban ñầu là ñã hoàn thành vai trò của mình. Các thành viên biết ñược
nhóm không còn vai trò trong ñời sống của họ, vì vậy nhóm sẽ kết thúc vai trò
liên kết. Nếu mọi thành viên thấy rằng cần thiết duy trì nhóm với mục ñích
khác hơn, với mức ñộ yêu cầu cao hơn thì Nhóm phải bắt ñầu với một chu
trình mới, với 4 giai ñoạn phát triển mới của Nhóm.
Như vậy, 4 giai ñoạn phát triển Nhóm tất yếu xảy ra trong một chu trình
và chu trình tiếp theo sẽ ở mức ñộ cao hơn, với mục ñích và nhu cầu cao hơn
so với chu trình trước ñó.
2.1.1.2 Nhóm Tín dụng-Tiết kiệm
Các chương trình tín dụng và tiết kiệm ñã vận dụng lý thuyết Nhóm ñể
áp dụng vào hoạt ñộng của Nhóm tín dụng-tiết kiệm không chỉ nhằm mục
ñích cung cấp dịch vụ tài chính mà còn hướng ñến mục ñích cao hơn, hơn ñó
là phát triển con người, sử dụng nhóm ñể củng cố sức mạnh chứ không ñơn
thuần là tập hợp những thành viên.
Nhóm TD-TK là một tập hợp các thành viên sống gần nhau, cùng nhau
vay vốn, cùng nhau tiết kiệm ñể phát triển kinh tế gia ñình. Các thành viên
nhóm cùng nhau chia sẻ thông tin, học tập kinh nghiệm làm ăn, ñôn ñốc nhau

thực hiện nghĩa vụ, cùng giám sát sử dụng vốn vay và cùng chịu trách nhiệm
các khoản vay của nhóm.
ðể là thành viên của Nhóm, một trong những yếu tố quan trọng là các
thành viên trong cùng một nhóm phải sống gần nhau ñể có thể cùng sinh hoạt,
cùng giám sát sử dụng vốn vay vì họ là những người hiểu nhau rõ hơn ai hết
về hoàn cảnh kinh tế, quan hệ xã hội, phương cách làm ăn... thậm chí ñến
những việc nhỏ nhặt thường ngày như hôm nay ăn cái gì, gia ñình ñi ñâu, làm
gì... các thành viên ñều viết rõ, ñặc biệt ở ñịa bàn nông thôn thì những vấn ñề
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………
10



này càng thể hiện rõ hơn. Những thông tin về hoàn cảnh thực tế của thành
viên rất quan trọng ñể người quản lý ra các quyết ñịnh liên quan ñến các hoạt
ñộng trong nhóm. Có thể nói không ai có thể hiểu rõ thành viên bằng chính
những thành viên khác trong một nhóm. Chính vì sự hiểu rõ nhau nên những
quyết ñịnh của Người quản lý thường dựa vào ý kiến chung của các thành
viên Nhóm.
Tuy vậy, một ñòi hỏi nữa ñể hình thành nhóm là các thành viên cùng
Nhóm phải cùng mục ñích. Nhóm TD-TK là ñể ñược sử dụng dịch vụ tài
chính tiện ích và an toàn: vay vốn dễ dàng, thuận tiện và kịp thời; gửi tiết
kiệm an toàn, thuận tiện; ðây là yếu tố chính ñể hấp dẫn, thu hút các thành
viên tham gia tích cực. Ngoài ra các thành viên còn ñược yêu cầu sinh hoạt
nhóm ñịnh kỳ hay ñột xuất theo qui ñịnh của nhóm, ñó là sự ràng buộc và là
môi trường ñể mọi thành viên thể hiện sự tương tác cộng ñồng, phát huy vai
trò thành viên trong nhóm.
Tín dụng dựa vào cộng ñồng là một quan ñiểm khá mới mà các tổ chức
tài chính vi mô áp dụng thành công ở một số nước trên thế giới và nó ñã ñược
cộng ñồng quốc tế công nhận. Giải thưởng Nobel về kinh tế dành cho Tiến sĩ

Yunus Mohamed- Người sáng lập Ngân hàng Grameen ở Bangladesh là một
minh chứng khoa học cho quan ñiểm tín dụng vi mô dựa vào cộng ñồng. Bốn
yếu tố của Nhóm TD-TK, ñó là:
i.
Các thành viên của nhóm có chung một mục ñích và cùng chia xẻ trách
nhiên ñể ñạt ñến mục ñích chung ñó.
ii.
Giữa các thành viên có mối quan hệ tác ñộng qua lại thông qua giao
tiếp bằng cách sinh hoạt nhóm.
iii.
Nhóm sinh hoạt theo một hệ thống những qui tắc ñược thoả thuận,
không áp ñặt.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………
11



iv.
Mỗi thành viên trong nhóm ñều có một hoặc nhiều vai trò nhất ñịnh tùy
theo tình huống. Những vai trò này góp phần vào việc hình thành sức mạnh
của nhóm
2.1.1.3 Vai trò của Nhóm TD-TK
i. Dựa vào cộng ñồng, phát huy vai trò của cộng ñồng ñể quản lý, giám
sát các hoạt ñộng tín dụng, tiết kiệm ñược diễn ra nhanh chóng, thuận tiện, an
toàn và tiết giảm chi phí;
ii. Tạo cơ hội ñể mọi người trong xã hội ñược tiếp cận dịch vụ tín dụng,
tiết kiệm phù hợp với ñiều kiện thu nhập và khả năng kinh tế của hộ, ñặc biệt
là ñối với những hộ thu nhập thấp và hộ ở vùng sâu, vùng xa nơi mà các tổ
chức tài chính trung gian rất khó vươn tới.
iii. Là hình thức ñảm bảo quan trọng ñể các hoạt ñộng diễn ra suôn sẻ, hạn

chế ñược những rủi ro kinh tế trong hoạt ñộng tín dụng, tiết kiệm thông qua
áp lực nhóm (thế chấp quan hệ xã hội).
iv. Tạo sự gắn bó của các thành viên nhóm nhằm giúp ñỡ lẫn nhau vượt
qua những khó khăn trong cuộc sống và sản xuất kinh doanh, ñồng thời là cơ
hội ñể mọi thành viên chia sẻ thông tin, kinh nghiệm sản xuất và các kỹ năng
sản xuất kinh doanh cũng như ñời sống.
2.1.2 Liên kết
2.1.2.1 Khái niệm, bản chất liên kết
Liên kết là những hình thức phối hợp hoạt ñộng do các tổ chức, cá nhân
tự nguyện tiến hành ñể cùng nhau bàn bạc và ñề ra chủ trương, biện pháp có
liên quan ñến công việc làm ăn của mình nhằm thúc ñẩy công việc của hai
bên phát triển theo chiều hướng có lợi nhất. [11]
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………
12



Liên kết xảy ra khi một trong các bên tham gia liên kết không thể tự
mình hoạt ñộng, hoặc nếu có thể tự hoạt ñộng thì hiệu quả không cao, nên cần
phải có sự tham gia cùng phối hợp hành ñộng của nhiều bên.
- Mục tiêu của liên kết: là tạo ra mối quan hệ ổn ñịnh thông qua các hợp
ñồng hay thoả thuận ñể tiến hành phân công vai trò, trách nhiệm và cùng hiệp
tác hóa nhằm khai thác tốt tiềm năng của mỗi bên tham gia liên kết, góp phần
nâng cao chất lượng hoạt ñộng của các bên.
- Chủ thể tham gia liên kết: Chủ thể tham gia liên kết có thể là tổ chức
kinh tế, tổ chức xã hội, hộ gia ñình hoặc cá nhân tự nguyện cùng tham gia một
hoạt ñộng nào ñó ñể ñạt ñược lợi ích của các bên. Về số lượng, có thể hai
hoặc nhiều chủ thể cùng tham gia liên kết.
- Nội dung và hình thức thể hiện của liên kết: các bên tham gia liên kết
có thể giúp ñỡ nhau về chi sẻ kinh nghiệm, ñào tạo tập huấn, cùng nhau thực

hiện nhiệm vụ nào ñó mà các nhiệm vụ này ñược ghi thành bản cam kết hoặc
hợp ñổng kinh tế. Bản cam kết hay hợp ñồng thể hiện cụ thể những ràng buộc
giữa các bên trong quá trình thực hiện liên kết và những quy ñịnh cụ thể về
trách nhiệm của các bên.
2.1.2.2 Vai trò của liên kết
Liên kết là một hình thức ñảm bảo ñem lại lợi ích chắc chắn cho các
bên tham gia. Nhóm và thành viên nhóm dễ dàng ñược tiếp cận dịch vụ tài
chính chính thống và ñảm bảo ñược nghĩa vụ của mình với bên cung cấp dịch
vụ. Tổ chức tín dụng cũng dễ dàng tiếp cận khách hàng với ñịa bàn rộng lớn
nông thôn, lực lượng khách hàng ñầy tiềm năng với chi phí thấp nhất do
thông qua liên kết nhóm. Ngoài ra, liên kết sẽ bổ sung, hỗ trợ những hạn chế
của các bên tham gia liên kết.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………
13



2.1.2.3 Nguyên tắc cơ bản của liên kết
Quá trình liên kết phải tuân theo các nguyên tắc:
Một là, phải ñảm bảo nguyên tắc tự nguyện và tự chịu trách nhiệm giữa
các bên
Các hoạt ñộng liên kết giữa các chủ thể tham gia ñược thực hiện một
cách thuận lợi, trôi chảy, thành công và ñem lại lợi ích cho các bên khi các
chủ thể tự nguyện tìm ñến nhau, tự thoả thuận hợp tác làm ăn lâu dài trên tình
thần bình ñẳng, cùng có lợi và cùng chịu trách nhiệm ñến cùng về các thành
công hay thất bại, rủi ro. Tất cả các liên kết ñược thiết lập không xuất phát từ
sự tự nguyện, mang tính gò bó, gượng ép bắt buộc ñều hoạt ñộng không thành
công, kém hiệu quả.
Hai là, phải ñảm bảo sự thống nhất hài hòa lợi ích giữa các bên tham

gia liên kết
Lợi ích chính là ñộng lực thúc ñẩy các bên tham gia liên kết với nhau, là
chất kết dính với nhau trong quá trình liên kết. Các bên tìm ñến với nhau thoả
thuận liên kết vì họ tìm thấy những lợi ích lâu dài trong mối liên kết ñó. Cho
nên việc ñảm bảo thống nhất hài hòa lợi ích của các bên sẽ tạo nên chất kết
dính bền vững. Khi lợi ích của một hoặc vài bên nào ñó không ñược quan
tâm, bị xâm hại hoặc thiếu sự công bằng, thống nhất sẽ tạo ra sự rạn nứt liên
kết. Việc trao ñổi, chia sẻ thông tin, bàn bạc công khai, dân chủ là những vấn
ñề cần ñược quan tâm nhất trong liên kết.
Ba là, phải ñược thực hiện trên cơ sở những ràng buộc giữa các bên
thông qua Thoả Thuận hoặc hợp ñồng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………
14



Những thoả thuận phải thật sự rõ ràng và các bên liên kết phải ñược biết
chi tiết các ràng buộc trách nhiệm, nghĩa vụ và lợi ích giữa các bên tham gia
liên kết, ñược pháp luật thừa nhận và bảo hộ.
2.1.3 Các chủ thể tham gia liên kết
Trong ñiều kiện hiện nay, các bên tham gia liên kết có thể là:
- Các ñịnh chế tài chính chính thức,
- Các tổ chức tín dụng nhỏ bán chính thức,
- Các tổ chức, cá nhân hoạt ñộng tín dụng không thính thức.
2.1.3.1 Các ñịnh chế tài chính chính thức
Các ñịnh chế tài chính chính thức cung cấp các dịch vụ tín dụng nhỏ
cho hộ thu nhập thấp ñược ñiều chỉnh bởi một trong các luật sau: Luật Ngân
hàng Nhà nước, Luật các Tổ chức tín dụng, Luật hợp tác xã.
1. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam ñược thành lập theo


Nghị
ñịnh số 53/HðBT ngày 26/3/1988 của Hội ñồng Bộ trưởng (nay là Chính
phủ) về việc thành lập ngân hàng hoạt ñộng trong lĩnh vực nông nghiệp. Ngày
14/11/1990, Chủ tịch Hội ñồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) ký
Quyết ñịnh số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam. Ngày
15/11/1996, ñược ủy quyền của Thủ Tướng Chính phủ, Thống ñốc Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam ký Quyết ñịnh số 280/Qð-NHNN ñổi thành Ngân hàng
Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam.
NHNo&PTNT là một trong số các tổ chức chính thức cung cấp các dịch
vụ tài chính có qui mô lớn nhất trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn với
2.200 chi nhánh lớn nhỏ. Tổng nguồn vốn ñạt gần 267.000 tỷ ñồng, trong ñó
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………
15



vốn Nhà nước chỉ chiếm 5,5%; vốn tự có là 15.000 tỷ ñồng; tổng dư nợ ñạt
gần 239.000 tỷ ñồng, tỷ lệ nợ xấu theo chuẩn mực mới, phù hợp với tiêu
chuẩn quốc tế là 1,9%. Số hộ vay tăng bình quân các năm qua là 30-40%,
chiếm tỉ lệ trên 66,5% dư nợ cho vay ở lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Dư
nợ cho hộ nông dân vay chiếm 75% dư nợ hộ của tất cả các tổ chức tài chính.
Việc cho vay của NHNo&PTNT còn gắn với các chương trình phát
triển kinh tế xã hội nông thôn của Chính phủ. Các chương trình kinh tế xã hội
này bao gồm tín dụng cho thủy sản, tín dụng cho tôn nền nhà ở ñồng bằng
sông cửu long, chương trình xóa ñói giảm nghèo (135, 134), tín dụng thử
nghiệm cho xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn (xây dựng ñường ñiện nông
thôn, chương trình tín dụng thử nghiệm phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn
ñược bắt ñầu thực hiện từ ñầu năm 1997 ở một số vùng trong cả nước nhất là
ở ñồng bằng sông cửu long.

Tóm lại, Ngân hàng nông nghiệp ñóng một vai trò quan trọng và không
thể thiếu trong việc cho vay vốn ñến hộ nông dân, nó góp phần giải quyết một
lượng lớn nhu cầu phát triển sản xuất của nông dân, mở rộng vốn sản xuất,
chủ ñộng về vốn, chủ ñộng về kế hoạch sản xuất, mở rộng sản xuất, tăng năng
suất lao ñộng, tăng sản lượng, góp phần lớn trong việc chuyển ñổi cơ chế sản
xuất trong nông nghiệp theo Nghị quyết 10.
2. Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam
Ngày 4/10/2002, Thủ tướng Chính phủ ñã ban hành Nghị ñịnh số
78/2002/Nð-CP về tín dụng ñối với người nghèo và các ñối tượng chính sách,
ñồng thời ra Quyết ñịnh số 131/2002/Qð-TTg thành lập Ngân hàng Chính
sách Xã hội (NHCSXH) trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ Người
Nghèo, với số vốn ñiều lệ 500 tỷ ñồng. NHCSXH là tổ chức tài chính phi lợi
nhuận với mục tiêu chủ yếu là cung cấp tín dụng cho hộ nghèo, góp phần thực
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………
16



hiện mục tiêu quốc gia về xóa ñói, giảm nghèo. ðến nay NHCSXH ñã có
mạng lưới hoạt ñộng gồm 64 chi nhánh cấp tỉnh, 592 phòng giao dịch cấp
huyện, 8076 ñiểm giao dịch lưu ñộng tại các xã, quản lý 239.647 tổ tiết kiệm
và vay vốn và khoảng 6000 nhân viên.
Vê mục ñích cho vay, NHCSXH tập trung chủ yếu vào cho vay sản
xuất nông nghiệp. Về phương thức, trước ñây NHCSXH ủy thác cho
NHNo&PTNT giải ngân cho vay hộ nghèo, từ ngày 1-1-2005 những khoản ủy
thác cho NHNo&PTNT ñược chuyển sang ủy thác ñến các tổ chức chính trị
xã hội (hội nông dân, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh và ðoàn thanh niên cộng
sản hồ chí minh) làm dịch vụ ủy thác cho vay từng phần của Ngân hàng chính
sách xã hội; mỗi xã, phường có một cán bộ làm công tác xóa ñói giảm nghèo;
các tổ tiết kiệm và vay vốn tại thôn, buôn, khối phố do các tổ chức ñoàn thể

nhận ủy thác thành lập và quản lý.
Nguồn vốn chủ yếu của ngân hàng là từ nguồn vay Ngân hàng Nhà
nước và ngân hàng thương mại. Tổng nguồn vốn năm 2007 là 21.000 tỷ ñồng,
trong ñó dư nợ hộ gia ñình là 16.000 tỷ ñồng, chiếm 76% dư nợ. Nguồn vốn
huy ñộng của NHCSXH ñạt thấp nhất trong số các ngân hàng chính thức khác
do lãi suất cho vay qui ñịnh thấp nên rất khó huy ñộng vốn. Giai ñoạn 2006-
2010 theo chuẩn mới thì Việt Nam có khoảng 4 triệu hộ nghèo, chiếm 22% số
hộ cả nước, ñiều ñó tiếp tục là sức ép về vốn ñối với NHCSXH trong hiện tại
cũng như tương lai.
3. Quỹ tín dụng nhân dân
Bắt ñầu từ một chương trình thí ñiểm chịu sự giám sát của NHNN vào
tháng 7/1993, Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) là hình thức hợp tác xã tiết
kiệm và tín dụng cấp xã xây dựng theo mô hình Caisse Populaire ở Quebec,
Canada. Khi ñó, một trong những mục tiêu quan trọng của NHNN là khôi

×