Tải bản đầy đủ (.pdf) (159 trang)

Nghiên cứu hệ thống nhiên liệu động cơ diesel cỡ nhỏ, một xilanh theo hướng tiết kiệm nhiên liệu giảm ô nhiễm môi trường tăng tính năng động cơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.45 MB, 159 trang )

Đại Học Quốc Gia Tp.Hồ Chí Minh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
-------------------------

NGUYỄN ĐÌNH HÙNG

NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ

DIESEL CỢ NHỎ, MỘT XILANH THEO HƯỚNG TIẾT KIỆM
NHIÊN LIỆU, GIẢM Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG, TĂNG TÍNH
NĂNG ĐỘNG CƠ

Chuyên ngành : Kỹ Thuật Ôtô-Máy Kéo
Mã số:
60.52.53

LUẬN VĂN THẠC SĨ


CÔNG TRÌNH ĐƯC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
Cán bộ hướng dẫn khoa học : PGS.TS. Phạm Xuân Mai.

Ký tên:

Cán bộ chấm nhận xét 1 : ………………………………………………………….

Ký tên:

Cán bộ chấm nhận xét 2 :…………………………………………………………..



Ký tên:

Luận văn thạc só được bảo vệ tại HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC SĨ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA, ngày . . . . . tháng . . . . naêm 2004.


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
PHÒNG ĐÀO TẠO SĐH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM.
ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC.

Tp. HCM, ngày 09 tháng 02 năm 2004.
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên : NGUYỄN ĐÌNH HÙNG
Ngày, tháng, năm sinh : 14–04–978
Chuyên ngành : Kỹ Thuật Ôtô- Máy Kéo

Phái : Nam
Nơi sinh :Khánh Hoà
MSHV: OTO-MK13. 006

I- TÊN ĐỀ TÀI :
NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ DIESEL CỢ NHỎ, MỘT
XILANH THEO HƯỚNG TIẾT KIỆM NHIÊN LIỆU, GIẢM Ô NHIỄM MÔI
TRƯỜNG, TĂNG TÍNH NĂNG ĐỘNG CƠ.
II- NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG :
1. Chương I: Tổng quan.
2. Chương II: Khảo sát và đánh giá một số hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel cỡ nhỏ,

một Xilanh hiện nay đang sử dụng trên thế giới và đang sử dụng và chế
tạo tại Việt Nam.
3. Chương III: Cơ sở lý thuyết hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel.
4. Chương IV: Các phương pháp tối ưu hoá hệ thống nhiên liệu theo hướng giảm tiêu
hao nhiên liệu, giảm ô nhiễm môi trường, tăng tính năng của Động cơ.
5. Chương V : Nghiên cứu tối ưu hoá hệ thống nhiên liệu cho động cơ VIKYNO RV
195.
6.
Chương VI: Kết luận và hướng phát triển đề tài.
III- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : 09-02-2004
IV- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 31-10-2004
V - HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN : PGS.TS. PHẠM XUÂN MAI.
...................................................................................................................................................
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
NGÀNH

CHỦ NHIỆM NGÀNH

BỘ MÔN QUẢN LÝ CHUYÊN

PGS.TS.PHAM XUÂN MAI. PGS.TS.PHẠM XUÂN MAI.
NGÔ XUÂN NGÁT.
Nội dung và đề cương luận văn thạc só đã được Hội Đồng Chuyên Ngành thông qua.
Ngày 09 tháng02 năm 2004.
PHÒNG ĐÀO TẠO SĐH KHOA QUẢN LÝ NGÀNH


Luận văn cao học

LỜI CẢM TẠ


Với sự nỗ lực của bản thân, cùng với sự giúp đỡ động viên khuyến khích
của cơ quan, gia đình, các thầy cô và các bạn cùng lớp cao học khoá 13 ngành
Ôtô- Máy kéo đã giúp tôi hoàn thành luận án tốt nghiệp này.
Đầu tiên, Con xin cảm ơn cha, mẹ đã giúp đỡ, động viên, tạo mọi điều
kiện cho con trên con đường học vấn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả quý Thầy, Cô trường Đại Học Bách
Khoa Tp.HCM, khoa Kỹ Thuật Giao Thông, bộ môn Ô tô – Máy Động Lực đã
tận tình giảng dạy và truyền đạt kiến thức cũng như kinh nghiệm quý báu trong
suốt hai năm học vừa qua. Đặc biệt là cảm ơn sự tận tình hướng dẫn PGS.TS
Phạm Xuân Mai đã giúp tôi hoàn thành luận án tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Công ty máy nông nghiệp Miền Nam
(VIKYNO) đã giúp đỡ, hỗ trợ nhiệt tình cũng như tạo điều kiện thuận lợi nhất
để tôi hoàn tất luận án.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn !
Tp.HCM ngày 14 tháng 11 năm 2004.
Học viên thực hiện

KS. Nguyễn Đình Hùng

GVHD: PGS.TS. Phạm Xuân Mai

HVTH: KS. Nguyễn Đình Hùng


Luận văn cao học

TÓM TẮT
Trong những năm gần đây, do các yêu cầu về công nhận kiểu của các
nước trên thế giới ngày càng đòi hỏi rất khắt khe vì thế, đòi hỏi các nhà máy chế

tạo động cơ đốt trong phải có các phương pháp cải tiến động cơ do mình chế tạo
đáp ứng được các yêu cầu này. Một trong những phương pháp đó được áp dụng
đối với động cơ Diesel là phương pháp nghiên cứu hệ thống nhiên liệu động cơ
Diesel theo hướng giảm ô nhiễm môi trường, tiết kiệm nhiên liệu, nâng cao tính
năng của động cơ.
Mặt khác, từ thực tiễn cho thấy việc ra đời các bộ xử lý có tốc độ mạnh đã
làm cho mô phỏng dần dần trở thành một công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc thiết
kế kỹ thuật, đặc biệt là trong ngành ôtô và động cơ đốt trong. Bởi vì, nếu áp
dụng phương pháp nghiên cứu này sẽ làm cho thời gian hình thành sản phẩm
nhanh hơn, chi tiết hơn, kinh tế hơn. Chính vì những lý do nói trên, tôi đã chọn
phần mềm Hydsim do hãng AVL cộng hoà Áo sản xuất làm công cụ hỗ trợ cho
các phương pháp nghiên cứu của đề tài của mình.
Do thời gian thực hiện đề tài có hạn vì thế đề tài chỉ mới tập trung nghiên
cứu các vấn đề sau:
-

Nghiên cứu tổng quan về các vấn đề có liên quan tới hệ thống nhiên
liệu hiện nay tại Việt nam và trên thế giới. Đây là nền tảng, định
hướng cho các nghiên cứu tiếp theo.

-

Khảo sát và đánh giá các hệ thống nhiên liệu đang được áp dụng cho
động cơ Diesel cỡ nhỏ tại Việt Nam và trên thế giới để làm cơ sở lựa
chọn và so sánh hệ thống nhiên liệu khi kiểm chứng thực nghiệm hệ
thống nhiên liệu thực tế áp dụng cho đề tài.

-

Nghiên cứu cơ sở lý thuyết xây dựng hệ thống nhiên liệu nhằm mục

đích giải thích các đặc tính hoạt động của hệ thống.

GVHD: PGS.TS. Phạm Xuân Mai

HVTH: KS. Nguyễn Đình Hùng


Luận văn cao học

-

Nghiên cứu các phương pháp tối ưu hệ thống nhiên liệu theo hướng
tiết kiệm nhiên liệu, giảm ô nhiễm môi trường, tăng hiệu suất động cơ
hiện đang được các trường, các viện và các hãng sản xuất áp dụng để
tối ưu hệ thống nhiên liệu cho động cơ Diesel.

-

Nghiên cứu ứng dụng cho hệ thống nhiên liệu động cơ VIKYNO RV
195, nhằm giải thích các ưu nhược điểm của hệ thống nhiên liệu động
cơ này. Đồng thời, khắc phục các nhược điểm mà hệ thống nhiên liệu
này đang mắc phải nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của động cơ.

-

Kết luận các thông số cần sửa đổi của hệ thống nhiên liệu hiện đang
sử dụng đối với động cơ VIKYNO RV 195, đểà nâng cao tính năng hoạt
động của động cơ theo hướng tiết kiệm nhiện liệu, giảm ô nhiễm môi
trường, nâng cao hiệu suất động cơ, đáp ứng các nhu cầu thực tế đang
cần.


GVHD: PGS.TS. Phạm Xuân Mai

HVTH: KS. Nguyễn Đình Hùng


Luận văn cao học

Mục lục

MỤC LỤC
Trang
Lời Cảm tạ
Tóm Tắt
Mục lục
1
Chương I: Tổng Quan
1.1
Tình hình nghiên có liên quan đến đề tài trong và ngoài nước
1
1.2
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1
1.3
Ý nghóa thực tiễn của đề tài
2
1.4
Phương pháp tiếp cận và nghiên cứu
2
Chương II: Khảo sát và đánh giá một số hệ thống nhiên liệu động cơ

Diesel cỡ nhỏ, một xilanh hiện nay đang sử dụng trên thế
4
giới và đang sử dụng và chế tạo tại Việt Nam.
2.1
Xu hướng ứng dụng động cơ động cơ Diesel cỡ nhỏ
4
2.1.1
Xu hướng chung của động cơ Diesel cỡ nhỏ
6
2.1.2
Xu hướng nghiên cứu của hệ thống nhiên liệu dùng cho động cơ
Diesel
7
2.2
Tình hình phát triển của động cơ Diesel một xilanh cỡ nhỏ
8
2.2.1
Tình hình phát triển của động cơ Diesel một xilanh cỡ nhỏ
8
2.2.2
Tình hình phát triển của hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel một
8
xilanh
2.3
Tình hình khai thác và sử dụng động cơ Diesel một xilanh cở nhỏ
tại Việt nam
9
2.4
Tình hình nghiên cứu và chế tạo động cơ một xilanh cỡ nhỏ tại
Việt Nam

10
2.4.1
Tình hình nghiên cứu chế tạo động cơ Diesel
10
11
Chương III: Cơ sở lý thuyết hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel
3.1
Quá trình cung cấp nhiên liệu cho động cơ Diesel
11
3.2
Quá trình cung cấp nhiên liệu của bơm cao áp
13
3.2.1
Điều chỉnh thời gian cấp của bơm cao áp
14
3.2.2
Điều chỉnh thời điểm kết thúc cấp nhiên liệu của bơm cao áp
15
3.2.3
Điều chỉnh hỗn hợp
16
3.3
Quá trình phun nhiên liệu của kim phun
16
3.3.1
Đặc tính phun nhiện liệu của kim phun
18
3.3.2
Đặc tính phun vi phân
20

3.3.3
Đặc tính phun tích phân
21
3.4
Quá trình tạo hỗn hợp thô của nhiên liệu
22
3.4.1
Độ đồng nhất của nhiên liệu
23
3.4.2
Chất lượng phun
24
3.4.3
Lưu động nhiên liệu qua lỗ tia
25
3.4.4
Sự hình thành chùm tia khi ra khỏi lỗ phun
26
GVHD: PGS.TS. Phạm Xuân Mai

HVTH: KS. Nguyễn Đình Hùng


Luận văn cao học

3.4.5
3.5
3.5.1

Mục lục


Hình dáng chùm tia
Quá trình bay hơi của nhiên liệu
Quá trình bay hơi của các hạt lơ lửng (hạt hình thành ở pha 2)
hình thành khi phun nhiên liệu vào xilanh
3.5.2
Quá trình bay hơi của các hạt nhiên liệu trong thể tích chùm tia
3.6
Quá trình hoà trộn nhiên liệu
3.6.1
Phương pháp tạo hỗn hợp thể tích
3.6.2
Phương pháp tạo hỗn hợp màng-thể tích
3.7
Động học lực ngọn lửa và tỏa nhiệt khi cháy của hỗn hợp
3.7.1
Diễn biến của của giai đoạn trong quá trình giản nở
3.7.2
Các chỉ số động học
3.7.3
Động học tỏa nhiệt khi cháy
3.8
Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình cung cấp nhiên liệu
3.8.1
Các yếu tố ảnh hưởng đến áp suất phun
3.8.2
Các yếu tố ảnh hưởng tốc độ lưu động của dòng nhiên liệu qua lỗ
phun
3.8.3
Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình cháy trễ

3.9
Kết luận chung về cơ sỡ nghiên cứu
Chương IV: Các phương pháp tối ưu hoá hệ thống nhiên liệu theo hướng
giảm tiêu hao nhiên liệu, giảm ô nhiễm môi trường, tăng tính
năng của động cơ.
4.1
Tiêu chuẩn chung về điều kiện sử dụng động cơ Diesel
4.1.1
Chỉ tiêu nhiên liệu Diesel tại Việt Nam
4.1.2
Tiêu chuẩn quy định về mức độ ô nhiễm không khí của động cơ
Diesel Tại Việt Nam
4.1.3
Điều kiện sử dụng động cơ
4.2
Các thông số ảnh hưởng của hệ thống nhiên liệu tới yêu cầu sử
dụng
4.2.1
Thông số môi trường
4.2.2
Thông số sử dụng
4.3
Các phương pháp tối ưu hoá hệ thống nhiên liệu trên động cơ
Diesel hiện nay
4.3.1
Ổn định tần số quay của cam nhiên liệu
4.3.2
Điều khiển quá trình nhất kim phun
4.3.3
Điều khiển phối hợp giữa quá trình nhất kim phun và tăng cao áp

suất phun
4.4
Đánh giá chung về các phương pháp nghiên cứu hiện nay để ứng
dụng nghiên cứu cho động cơ Diesel một xilanh
Chương V: Nghiên cứu tối ưu hoá hệ thống nhiên liệu cho động cơ
VIKYNO RV 195
GVHD: PGS.TS. Phạm Xuân Mai

26
27
29
30
30
31
32
33
35
36
38
39
39
40
41
42
43
43
44
46
47
47

48
48
48
48
48
49
52
53
55

HVTH: KS. Nguyễn Đình Hùng


Luận văn cao học

5.1
5.1.1
5.1.2
5.1.3
5.1.4

Mục lục

Các yêu cầu chung về hệ thống nhiên liệu động cơ
Chế độ làm việc của bơm cao áp
Đặc tính phun và và cấu trúc lỗ tia
Tính chất vật lý của nhiên liệu
Tính chất vật lý của môi trường bên trong buồng đốt khi nhiên
liệu phun vào
5.2

Tính toán kiểm chứng các thông số của hệ thống nhiên liệu động
cơ RV 195
5.2.1
Giới thiệu chung về động cơ RV 195
5.2.1.1 Thông số kỹ thuật của động cơ RV 195
5.2.1.2 Thông số kỹ thuật các hệ thống trên động cơ RV 195
5.2.2
Tính toán kiểm chứng các thông số của hệ thống nhiên liệu
5.2.2.1 Thời gian cung cấp nhiên liệu tp
5.2.2.2 Lưu lượng phun trung bình của bơm
5.2.2.3 Lưu lượng cung cấp lớn nhất của bơm
5.2.3
Tính toán kiểm chứng các thông số kết cấu của bơm cao áp và
vòi phun theo lý thuyết
5.2.3.1 Tính toán bơm cao áp
5.2.3.2 Tính toán kiểm chứng kim phun
5.3
Phân tích các thông số của hệ thống nhiên liệu động cơ
5.3.1
Áp suất phun
5.3.2
Lưu lượng cấp nhiên liệu
5.3.3
Đường kính lỗ tia
5.4
Nghiên cứu hệ thống nhiên liệu của động cơ VIKYNO RV 195
bằng phương pháp mô phỏng
5.4.1
Sơ đồ giải thuật của phương pháp mô phỏng
5.5

Xây dựng mô hình nghiên cứu bằng phương pháp mô phỏng (sử
dụng phần mềm Hydsim để tính toán)
5.5.1
Cơ sở lý thuyết các phần tử xây dựng mô hình mô phỏng trong
phần mềm Hydsim
5.5.1.1 Biên thủy lực
5.5.1.2 Biên thủy cơ học
5.5.1.3 Biên dạng cam
5.5.1.4 Thể tích không đổi
5.5.1.5 Ống d’Alembert
5.5.1.6 Piston bơm
5.5.1.7 Rãnh xiên
5.5.1.8 Van triệt áp
5.5.1.9 Vòi phun
5.5.1.10 Chốt kim
5.5.2
Tính toán hệ thống nhiên liệu động cơ RV 195 hiện tại bằng
GVHD: PGS.TS. Phạm Xuân Mai

55
55
55
56
56
56
57
57
58
61
61

62
62
63
63
65
71
71
73
73
74
74
75
75
75
76
77
79
81
83
84
86
88
91

HVTH: KS. Nguyễn Đình Hùng


Luận văn cao học

Mục lục


phần mềm Hydsim để kiểm chứng số liệu
5.5.2.1 Phân tích và xây dựng bơm cao áp và cam
5.5.2.2 Phân tích và xây dựng mô hình kim phun
5.5.2.3 Xây dựng mô hình hệ thống nhiên liệu của động cơ RV 195 trên
phần mềm Hydsim
5.6
Phân tích kết qủa tính toán hệ thống nhiên liệu của động cơ
Diesel VIKYNO RV 195
5.6.1
Diễn biến áp suất trong hệ thống nhiên liệu tại các tốc độ hoạt
động của động cơ
5.6.2
Diễn biến áp suất trong buồng bơm tại các chế độ vận tốc
5.6.3
Diễn biến áp suất trong buồng nâng chốt kim tại các chế độ vận
tốc
5.6.4
Lực tác động lên chốt kim tạo quá trình nâng kim tại các chế độ
tốc độ
5.6.5
Hành trình nâng chốt kim các chế độ tốc đo
5.6.6
Diễn biến áp suất của tia phun
5.6.7
Chiều dài chùm tia
5.6.8
Đường kính hạt trong chùm tia
5.6.9
Góc côn của chùm tia

5.6.10
Lưu lượng nhiên liệu cấp vào xilanh
5.6.11
Khối lượng nhiên liệu cấp vào xilanh
5.6.12
Kết luận chung về hệ thống nhiên liệu hiện tại trên động cơ
VIKYNO RV 195
5.7
Thiết kế cải tạo hệ thống nhiên liệu bằng phương pháp nâng cao
áp suất
5.7.1
Biên dạng cam và các cơ cấu cải tiến
5.7.2
Xây dựng mô hình hệ thống nhiên liệu của động cơ VIKYNO RV
195 cải tiến
5.7.3
Diễn biến áp suất trong hệ thống nhiên liệu tại các tốc độ hoạt
động của động cơ
5.7.4
Diễn biến áp suất trong buồng bơm tại các chế độ vận tốc
5.7.5
Diễn biến áp suất trong buồng nâng chốt kim
5.7.6
Diễn biến lực nâng chốt kim tại các chế độ hoạt động
5.7.7
Hành trình dịch chuyển của chốt kim tại các tốc đo
5.7.8
Áp suất tại lỗ tia
5.7.9
Chiều dài tia phun

5.7.10
Diễn biến đường kính hạt trong chùm tia
5.7.11
Góc côn chùm tia
5.8
Kết luận những thông số sau khi tính tóan
5.9
Kết luận và đưa ra thông số cần sửa đổi để tối ưu động cơ
Chương VI: Kết luận và hướng phát triển đề tài
GVHD: PGS.TS. Phạm Xuân Mai

93
93
94
95
96
96
102
103
104
105
106
107
108
109
111
119
112
114
115

117
118
122
123
123
124
125
126
127
126
127
128
130

HVTH: KS. Nguyễn Đình Hùng


Luận văn cao học

6.1
Kết luận
6.2
Hướng phát triển đề tài
Tài liệu tham khảo
Phu lục

GVHD: PGS.TS. Phạm Xuân Mai

Mục lục


130
134
135
136

HVTH: KS. Nguyễn Đình Hùng


Luận văn cao học

Chương I:

Chương 01: Tổng quan

TỔNG QUAN.

1.1 Tình hình nghiên liên quan đến đề tài trong và ngoài nước.
Ngày nay, với sự ra đời của các hệ thống cung cấp nhiên liệu mới
(common_rail system) đã làm cho động cơ Diesel hiện đại có những tính năng ưu
việt gần giống với động cơ xăng như : suất tiêu hao nhiên liệu thấp, giảm ô
nhiễm môi trường, giảm tiếng ồn, tốc độ tối đa của động cơ tăng cao, nâng cao
hiệu suất nhiệt của động cơ, vv...
Từ những tính năng ưu việt này đã làm cho thế giới đang tập trung nghiên
cứu áp dụng hệ thống này vào các loại động cơ đốt trong ứng trên các động cơ
tónh tại và cho ôtô.
Do hoàn cảnh lịch sử và các yêu cầu về công nhận kiểu của một động cơ
tại Việt Nam không khắt khe. Vì thế, khi thiết kế động cơ đốt trong cỡ nhỏ thì
các nhà sản xuất chỉ áp dụng các hệ thống nhiên liệu bơm cao áp kiểu cơ khí và
có áp thấp, phun vào một lần. Nhưng trong những năm gần đầy cùng với tiến độ
công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước các nhà chế tạo động cơ cũng từ từ đã

khẳng định mình trong việc sản xuất và xuất khẩu động cơ đốt trong, đặc biệt là
các động cơ Diesel cơ nhỏ một xilanh, vì lẽ này các nhà mày sản xuất động cơ
Việt nam bắt đầu dần dần tập trung nghiên cứu kỹ hơn về để hoàn thiện động cơ
của mình sản xuất, nâng cao chất lượng hoạt động của động cơ, đáp ứng đầy đủ
các nhu cầu mà xã hội đang cần.
1.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Hiện nay quy mô của các nhà sản xuất động cơ ở nước ta còn rất hạn chế,
mặt khác nhu cầu xã hội cần chủ yếu là nguồn động lực có công suất nhỏ để
phục vụ trong quá trrình công nghiệp hoá nông nghiệp. Dựa vào các điều kiện
trên, các nhà máy sản xuất động cơ tại Việt Nam hiện nay chỉ sản xuất mạnh các
loại động cơ Diesel cỡ nhỏ một xilanh phục vụ chủ yếu cho nhu cầu đang cần và
GVHD: PGS.TS. Phạm Xuân Mai

1

HVTH: KS. Nguyễn Đình Hùng


Luận văn cao học

Chương 01: Tổng quan

làm nền tảng cho công nghiệp động cơ của nước nhà điển hình tại nước ta hiện
nay có rất nhiều nhà máy sản xuất động cơ sản xuất loại động cơ Diesel công
suất nhỏ như: Nhà máy Diesel Sông công, Nhà máy Diesel Cổ loa, Công ty
VINAPPRO, Công ty VIKYNO vv… Với mong muốn ngày càng nâng cao chất
lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã đáp ứng nhu cầu thực tế đang cần công ty
VIKYNO đã sản xuất ra rất nhiều thế hệ động cơ Diesel một xilanh như RV70,
RV125,RV165,..vv. Mới đây, Công ty đã chế tạo thành công dự án nghiên cứu
chế tạo động cơ thế hệ động cơ RV 195 từ động cơ RV 165. Do động cơ này là

động cơ mới, được thiết kế theo phương pháp cải tiến. Vì thế, động cơ chưa được
nghiên cứu hoàn thiện một cách triệt để. Đó chính là lý do tôi chọn động cơ
VIKYNO RV 195 làm đối tượng nghiên cứu của đề tài
Do động cơ đang trong quá trình nghiên cứu hoàn thiện vì thế, đề tài chỉ
tập trung các hệ thống nhiên liệu cho động cơ VIKYNO RV 195 với mục đích
tiết kiệm nhiên liệu, giảm ô nhiễm môi trường, nâng cao hiệu suất làm việc của
động cơ để nâng cao hiệu quả làm việc của động cơ.
1.3 Ý nghóa thực tiễn của đề tài.
Tập trung nghiên cứu bằng phương pháp mô phỏng nhằm giải quyết được các
tồn động về hệ thống nhiên liệu của động cơ VIKYNO RV 195 do Việt Nam sản
xuất, đồng thời đáp ứng được các nhu cầu thực tế nhà máy VIKYNO đang cần
hoàn thiện và nâng cấp loại động cơ RV 195 để đáp ứng các nhu cầu xuất khẩu
sản phẩm.
1.4 Phương pháp tiếp cận và nghiên cứu.
Để giải quyết và làm sáng tỏ các ưu nhược điểm của hệ thống nhiên liệu
hiện đang sử dụng của động cơ VIKYNO RV 195 và đáp ứng phần nào yêu cầu
của thực tế. Trong quá trình thực hiện đề tài thì phương pháp giải quyết chính là
tiếp cận thực tế để để phân tích các ưu nhược điểm của hệ thống nhiên liệu. Từ
GVHD: PGS.TS. Phạm Xuân Mai

2

HVTH: KS. Nguyễn Đình Hùng


Luận văn cao học

Chương 01: Tổng quan

đó, phân tích các ưu nhược điểm bằng lý thuyết và phân tích lại trên mô hình

nghiên cứu bằng phương pháp mô phỏng để đánh giá đúng các giá trị thực và
nghiên cứu ra một hệ thống thay thế mới.
Phương pháp nghiên cứu của đề tài:
• Tiếp cận với thực tế thiết kế, chế tạo hệ thống nhiên liệu động cơ
VIKYNO RV-195 hiện có tại Công Ty Máy Nông Nghiệp Miền Nam.
Đây là cơ sở dữ liệu đầu vào của hệ thống và cũng là các giá trị để so
sánh với kết quả đầu ra của mô hình nghiên cứu.
• Mô phỏng hệ thống bằng phần mềm Hydsim với mục đích đánh giá lại
toàn bộ các chức năng hoạt động của hệ thống. Từ đó, chỉ ra các nhược
điểm còn tồn tại trong hệ thống và vạch ra phương hướng nghiên cứu hoàn
thiện hệ thống nhiên liệu cho động cơ VIKYNO RV 195 do Việt Nam sản
xuất.
• Dùng phần mềm để xây dựng một mô hình hệ thống nhiên liệu mới khắc
phục các nhược điểm mà hệ thống nhiên liệu hiện tại của động cơ
VIKYNO RV 195 đang mắc phải theo mục tiêu tiết kiệm nhiên liệu, giảm
ô nhiễm môi trường, nâng cao tính năng của động cơ.

GVHD: PGS.TS. Phạm Xuân Mai

3

HVTH: KS. Nguyễn Đình Hùng


Luận văn cao học

Chương II: Khảo sát và đánh giá một số hệ thống nhiên liệu

Chương II:


KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ HỆ THỐNG
NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ DIESEL CỢ NHỎ, MỘT
XILANH HIỆN NAY ĐANG SỬ DỤNG TRÊN
THẾ GIỚI VÀ ĐANG SỬ DỤNG VÀ CHẾ TẠO
TẠI VIỆT NAM.

2.1 Xu hướng ứng dụng động cơ Diesel cỡ nhỏ
Hiện nay, động cơ Diesel cỡ nhỏ được sử dụng rất rải trong đời sống xã hội
của các nước trên thế giới, đặc biệt là đời sống ở các vùng nông thôn. Với giá
thành nhiên liệu sử dụng thấp hơn xăng. Công suất của động cơ Diesel lớn hơn
động cơ xăng. Chính do những yếu tố này, nên động cơ Diesel ngày càng tiếp cận
gần hơn với đời sống nông thôn và được đối tượng này chọn làm nguồn động lực
phục vụ cho chính họ như:
- Phát nguồn động lực cho các máy canh tác nông nghiệp: máy cày, máy xới,
máy bừa, máy bơm nước, máy phun thuốc trừ sâu, máy gieo hạt, máy giặt
đập có công suất nhỏ…vv.
- Phát nguồn động lực cho các máy chế biến nông sản thô sau thu hoạch: máy
xay sát, máy sàn…vv.
- Phát nguồn động lực cho các máy phục vụ sinh hoạt nông thôn: máy phát
điện, máy bơm nước, máy hàn điện …vv, có công suất nhỏ.
- Nguồn phát động lực cho các phương tiện vận chuyển nông thôn: xe công
nông, xuồng máy, ghe máy…vv.
Với các động cơ Diesel được thiết kế với công nghệ mới có tốc độ vòng quay
lớn 4500 (v/p) chỉ tiêu khối lượng trên mã lực nhỏ thì động cơ Diesel còn dùng

GVHD: PGS.TS. Phạm Xuân Mai

4

HVTH: KS. Nguyễn Đình Hùng



Luận văn cao học

Chương II: Khảo sát và đánh giá một số hệ thống nhiên liệu

trong các máy sửa chữa công trình như: đầm dùi, máy dập, xe lu công suất nhỏ, xe
thông hố ga, xe cuốc có công suất nhỏ…vv.
Tại Việt Nam hiện nay, động cơ Diesel có công suất nhỏ được sử dụng rất
rộng rải tại các vùng nông thôn. Đây chính là nguồn động lực được chọn rất rộng
rải trong công cuộc cơ giới hóa nông thôn ở nước ta.
-

Tại hai đồng bằng lớn của nước ta là Bắc Bộ và Nam Bộ loại động cơ này
được sử dụng rất rộng rải, nó được dùng làm nguồn động lực để thay thế
sức người như: “máy cày, máy xới, máy bừa máy gieo hạt, máy giặt đập,
máy bơm nước…vv ” phục vụ trong công tác đồng án. Mặt khác, nó còn
được chọn làm nguồn động lực phục vụ trong sinh hoạt, chế biến biến
nông sản và làm phương tiện vận chuyển.

-

Tại các vùng cao nguyên loại động cơ này loại động cơ Diesel này thừơng
được chọn làm nguồn động lực để làm các máy phục vụ nông nghiệp như:
“máy bơm nước, máy phun thuốc trừ sâu, máy phát điện máy xay sát…vv”.
Mặt khác, nó còn được chọn là nguồn động lực cho các phương tiện vận
chuyển nông thôn như “ các loại xe độ chế, xe công nông” để phục vụ cho
công tác vận chuyển sản phẩm tạo các trang trại, rẫy nương, nông trường
cà phê, cao su …vv.


Theo nghiên cứu dự báo của thị trường động cơ một xilanh tại Việt nam của
tổng công ty máy động lực Việt Nam (VEAM) như sau:
Các sản phẩm động lực do Việt Nam sản xuất từ năm 2001…2004.
(Đơn vị cái)
Tên sản phẩm

Năm 2001

Năm 2002

Năm 2003

Năm 2004

Động cơ Diesel

14809

15066

18263

24000

Máy kéo

1756

2496


2447

2700

GVHD: PGS.TS. Phạm Xuân Mai

5

HVTH: KS. Nguyễn Đình Hùng


Luận văn cao học

Chương II: Khảo sát và đánh giá một số hệ thống nhiên liệu

Nhu cầu thị trường sử dụng động cơ có dãy công suất nhỏ hơn 40 ML từ
2001…2010.

(Đơn

vị

cái)
Sản phẩm
Động cơ

Nhu cầu thị trường
80.000

110.000


Kế hoạch sản xuất của VEAM

115.000

24.000

80.000

119.000

Diesel

Nhìn chung, các loại động cơ Diesel một xilanh công suất nhỏ (ứng với dãy
công suất 5…40 Hp), thường sử dụng rất rộng rải tại các vùng nông thôn và một
phần nhỏ cho các công việc công nghiệp tại thành thị của tất cả các nước, bỡi tính
kinh tế và dãy công suất làm việc của nó rất tương thích với các yêu cầu công suất
nhỏ và rất tiện nghi, giá thành phù hợp với người sử dụng.

2.1.1 Xu hướng chung của động cơ Diesel cỡ nhỏ
Động cơ Diesel công suất nhỏ đang sử dụng trên thị trường ngày càng được
cải tiến nhằm tốt hơn các yêu cầu người sử dụng mong muốn và tương ứng với
công nghệ chế tạo động cơ mà thế giới hiện nay đang có. Nhìn chung, các phương
pháp cải tiến này đều đi theo hai hướng chính.
-

Tối ưu hoá lại kết cấu, ứng dụng các thành tựu của công nghệ chế tạo
nhằm hạ thấp chỉ tiêu khối lượng trên mã lực. Đây là hướng cạnh tranh
công nghệ của các hãng sản xuất động cơ. Chính chỉ tiêu này sẽ nói chất
lượng và trình độ chế tạo của từng loại động cơ có tương ứng với giá thành

sản xuất.

-

Tôí ưu lại hệ thống nhiên liệu và quá trình cháy của động cơ Diesel nhằm
mục đích tiết kiệm nhiên liệu, giảm ô nhiễm môi trường, nâng cao hiệu

GVHD: PGS.TS. Phạm Xuân Mai

6

HVTH: KS. Nguyễn Đình Hùng


Luận văn cao học

Chương II: Khảo sát và đánh giá một số hệ thống nhiên liệu

suất của động cơ. Đây là hướng mà các nhà sản xuất cần phải nghiên cứu
một cách triệt để, vì nó là yêu cầu của xã hội. Nếu một động cơ sản xuất
ra không thoả mãn yêu cầu nói trên thì tự nó sẽ đào thải nó vì không được
xã hội chấp nhận. Nhưng nếu sản xuất ra không đáp ứng các Công nhận
kiểu của tất cả các nước thì loại động cơ chế tạo đó sẽ bị thu hẹp thị
trường. Đây là hướng nghiên cứu ngày càng được cải thiện và nghiên cứu
liên tục không dừng.
2.1.2 Xu hướng nghiên cứu của hệ thống nhiên liệu dùng cho động cơ Diesel.
Hệ thống nhiên liệu của động cơ Diesel ngày càng đước cải tiến một cách
nhanh chóng và rất hiệu quả, đáp ứng các nhu cầu mà xã hội đang cần. Tính từ lúc
ra đời của hệ thống này từ năm 1927 do hãng Bosch chế tạo cho đến nay hệ thống
này đã có lịch sử phát triển gần 77 năm. Đi từ một hệ thống đơn giản cho đến nay

hệ thống này cũng cực kỳ phức tạp không kém gì với các hệ thống điều khiển
nhiên liệu động cơ xăng, thậm chí nó còn phức tạp hơn động cơ xăng. Bỡi lẻ, các
phương pháp điều khiển của nó là điều khiển một dòng nhiên liệu có áp suất phun

p suất

rất cao.

Năm
GVHD: PGS.TS. Phạm Xuân Mai

7

HVTH: KS. Nguyễn Đình Hùng


Luận văn cao học

Chương II: Khảo sát và đánh giá một số hệ thống nhiên liệu

Hình 2.1: Áp suất phun của hệ thống nhiên liệu
Tuy nhiên, các bước phát triển này cũng hoàn toàn dựa trên các yêu cầu xã
hội cần để có một động cơ Diesel có các chỉ tiêu kinh tế tốt, ít ô nhiễm môi
trường, hiệu suất động cơ cao nhất. Khi nghiên cứu tổ chức quá trình cháy của loại
động cơ này có tính khả thi cao, vì quá trình phun nhiên liệu phải được tổ chức tốt
sẽ có một hỗn hợp tốt và biện pháp hiệu quả nhất là nâng cao áp suất phun kết
hợp với quá trình điều khiển độ nhấc kim là hợp lý và hiệu quả. Vì thế, phương
pháp nói trên mà hệ thống nhiên liệu được ngày càng được cải tiến từ một hệ
thống phun cơ khí bình thường thành một hệ thống cơ điện tử ngày càng được hoàn
thiện, ứng dụng triệt để các thành tựu khoa học về công nghệ liệu, công nghệ chế

phụ tùng và công nghệ thông tin.
2.2 Tình hình phát triển của động cơ Diesel một xilanh cỡ nhỏ
2.2.1 Tình hình phát triển của động cơ Diesel một xilanh cỡ nhỏ
Những năm gần đây, động cơ Diesel phát triển một cách vượt bậc, hầu như
nó đã ứng dụng một cách triệt để thành tựu của ngành công nghệ điện tử và công
nghệ thông tin và công nghệ vật liệu mới nhằm thoả mãn tất cả các chỉ tiêu thiết
kế và các chỉ tiêu ô nhiễm môi trường.
Chính vì các thành tựu nêu trên, làm cho động cơ Diesel ngày càng một cải
tiến một cách đáng kể, tốc độ được nâng cao tới 4000 (v/p), chỉ tiêu về khối lượng
trên mã lực được hạ thấp, tuổi thọ được nâng cao, tiết kiệm nhiên liệu, ít ô nhiễm
môi trường. Nhờ các thế mạnh này mà động cơ Diesel một xilanh có điều kiện
phát triển và được áp dụng triệt để vào thực tiễn và đáp ứng nhu cầu xã hội đang
cần.
2.2.2 Tình hình phát triển của hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel một xilanh.

GVHD: PGS.TS. Phạm Xuân Mai

8

HVTH: KS. Nguyễn Đình Hùng


Luận văn cao học

Chương II: Khảo sát và đánh giá một số hệ thống nhiên liệu

Hệ thống thống phun nhiên liệu Diesel được dùng phổ biến cho đến nay là
thùng chứa, lọc nhiên liệu, bơm cao áp điều khiển bằng cơ khí, kim phun. Hệ
thống này sử dụng đạt hiệu quả cao nhưng quá trình tăng áp suất phun lên cao gặp
rất nhiều khó khăn, điều khiển quá trình nhấc kim phun nhiều giai đoạn trong một

lần phun cực kỳ phức tạp.

Hình 2.2: Hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel phun kiểu cơ khí.
1.nắp đậy thùng nhiên liệu, 2.ống báo nhiên liệu trong thùng chứa, 3.thùng chứa
nhiên liệu, 4.đai ốc xả nhiên liệu, 5.lọc thô, 6.van đóng ngắt, 7.ống nối, 8. lọc tinh,
9. bơm cao áp, 10. kim phun, 11.van an toàn.
2.3 Tình hình khai thác và sử dụng động cơ Diesel một xilanh cở nhỏ tại Việt

số lượng động cơ

Nam.
140000

Nhu cầu thị trường

120000
100000
80000
60000
40000
20000
0
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2

Hình 2.3: Dự báo nhu cầu thị trường động cơ công suất nhỏ (Theo dự báo của VEAM).

GVHD: PGS.TS. Phạm Xuân Mai

9


HVTH: KS. Nguyễn Đình Hùng


Luận văn cao học

Chương II: Khảo sát và đánh giá một số hệ thống nhiên liệu

Tình hình sử dụng động cơ Diesel công suất nhỏ (5…40 HP) tại Việt nam ngày
càng lớn vì chúng được sử dụng làm nguồn động lực cho các loại máy canh tác
phục vụ cho nên nông nghiệp nước ta. Bên cạnh đó, chúng còn được sử dụng làm
nguồn động lực cho một số phương tiện giao thông phục vụ cho nông thôn và các
vùng sông nước.
2.4 Tình hình nghiên cứu và chế tạo động cơ một xilanh cỡ nhỏ tại Việt nam
2.4.1 Tình hình nghiên cứu chế tạo động cơ Diesel
Động cơ Diesel công suất nhỏ
hiện nay hầu như được các nhà máy sản

Sản phẩm cung cấp cho thị trường

xuất động cơ tại Việt Nam sản xuất.

yêu cầu của xã hội ngày càng cao về
chất lượng và giá thành. Vì thế, các nhà
máy chế tạo động cơ tại Việt nam cũng
đã cải tiến và nâng chất lượng sản phẩm
của mình lên. Các nhà sản xuất đã tập

25000
Sản phẩm


Trong những năm gần đây với xu hướng

30000

20000
15000
10000
5000
0
2001

2002 Năm 2003

2004

Hình 2.4: Sản lượng cung cấp cho thị
trường từ 2001 đến nay (Theo VEAM).

trung nghiên cứu đưa ra các sản phẩm
mới bằng cách cải tiến sản phẩm động cơ đã sản xuất từ trước đến nay.

2.4.2 Tình hình nghiên cứu chế tạo hệ thống nhiên liệu của động cơ Diesel tại
Việt nam
Tại Việt nam hiện nay, hầu như chưa có các nhà máy chế tạo động cơ tập
trung nghiên cứu và chế tạo hệ thống nhiên liệu. Trong hệ thống này họ chỉ mới
dừng lại tính toán sơ bộ về lưu lượng và áp suất phun sau đó đặt hàng cho các
hãng sản xuất kim phun và bơm cao áp ở các nước Trung quốc, Đài loan, Hàn
quốc, Ấn độ…vv, sau đó về lắp đặt lên trên động cơ. Vì thế, mức độ hoàn thiện
GVHD: PGS.TS. Phạm Xuân Mai


10

HVTH: KS. Nguyễn Đình Hùng


Luận văn cao học

Chương II: Khảo sát và đánh giá một số hệ thống nhiên liệu

động cơ chưa cao, chưa giải quyết một cách triệt để các nhược điểm mà động cơ
họ cải tiến.

GVHD: PGS.TS. Phạm Xuân Mai

11

HVTH: KS. Nguyễn Đình Hùng


Luận văn cao học

Chương III: Cơ sở lý thuyết hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel.

Chương III:

CƠ SỞ LÝ THUYẾT HỆ THỐNG NHIÊN
LIỆU ĐỘNG CƠ DIESEL.

3.1 Quá trình cung cấp nhiên liệu cho động cơ Diesel.
Hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel, thực hiện chu trình cung cấp nhiên

liệu vào buồng cháy vào cuối thời kỳ nén (piston đến gần điểm chết trên),
nhưng do đặc tính nhiên liệu liệu Diesel là loại nhiên liệu khó bay hơi và diễn
biến tạo hỗn hợp diễn ra trong thời gian rất ngắn. Vì thế, nhiên liệu đưa vào
buồng cháy phải đưa phun thật tơi chùm tia phải có động năng lớn để có thể
hoà trộn hết không gian buồng cháy. Việc phun nhiên liệu vào buồng cháy sảy
ra từ lỗ tia phun của kim phun dưới tác dụng của áp suất phun của dòng tia
nhiên liệu và độ chênh lệch giữa áp suất phun và áp suất của buồng cháy cuối
hành trình nén.
Diễn biến của quá trình làm thay đổi áp suất, tốc độ và lưu lượng của
dòng nhiên liệu chuyển động trong hệ thống nhiên liệu theo thời gian, chế độ
làm việc của động cơ. Điều này đãø làm cho đặc tính của dòng nhiên liệu thay
đổi liên tục theo góc quay trục khuỷu, chế độ làm việc của động cơ và tính chất
của nhiên liệu.
Tính toán trị số cung cấp nhiên liệu của động cơ trong mỗi đơn vị thể tích [1]
Vnlc =

Vkkc ρ kη v 10 6
=
Vnlc
l 0 ρ nl α

(3.1)

trong đó:
-

Vkk: thể tích không khí trong buồng cháy.

-


Vnl; thể tích nhiên liệu mà bơm cấp.

-

ρk: khối lượng riêng của không khí.

-

ρk: khối lượng riêng của nhiên liệu.

-

l0: hành trình của piston.

-

α: hệ số dư lượng không khí.

GVHD: PGS.TS. Phạm Xuân Mai

11

HVTH: KS. Nguyễn Đình Hùng


Luận văn cao học

Chương III: Cơ sở lý thuyết hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel.

Quá trình hoà trộn giữa không khí cuối hành trình nén và nhiên liệu có

áp suất cao bên trong buồng cháy của động cơ Diesel là một quá trình diễn
biến nhiễu loạn giữa một dòng khí có áp chuyển động tần và một dòng nhiên
liệu có động năng lớn ở dạng sương trong thời gian rất ngắn từ 1,6…60 µs, thế
nên chất lượng của quá trình cháy và các thông số công tác của động cơ phụ
thuộc nhiều vào quá trình chuẩn bị hỗn hợp và thời gian chuẩn bị. Quá trình
này diễn ra tốt đạt được độ đồng nhất và giữa được tỷ lệ pha trộn hỗn hợp thì sẽ
bảo đảm được quá trình làm việc tin cậy và kinh tế cho động cơ. Chất lượng và
thời gian của quá trình cung cấp nhiên liệu vào buồng cháy sẽ quyết định trạng
thái hoạt động, hiệu suất làm việc, khả năng kinh tế và mức độ ô nhiễm môi
trường của động cơ Diesel. Để tiến hành hiệu quả quá trình cung cấp nhiên liệu
thì các thông số làm việc của hệ thống cần phải thoả mãn các yêu cầu sau:
+ Quá trình bắt đầu phun nhiên liệu (đặc trưng bởi thông số là góc phun
sớm) và kết thúc phun nhiên liệu (đặc trưng bởi thông góc kết thúc
giai đoạn phun) phải bảo đảm sử dụng nhiệt của nhiên liệu nhiều
nhất. Trong trường hợp này thường đặt quá trình bắt đầu phun ở góc
có lợi nhất hay góc tối ưu ở chế độ thường sử dụng nhất.
+ Chất lượng hạt nhiên liệu và phân bố hạt nhiên liệu trong buồng cháy,
điều này tạo điều kiện thuận lợi cho nhiên liệu khi vào buồng cháy
thực hiện nhanh các quá trình vật lý và hoá học như hâm nóng, bốc
hơi, tạo hỗn hợp, ôxy hoá ...vv.
+ Tốc độ cung cấp nhiên liệu phải có sự thay đổi như mong muốn theo
thời gian, sự thay đổi này có quan hệ với với sự thay đổi của áp suất
xilanh trong các quá trình tiếp theo.
+ Lượng cung cấp nhiên liệu trong các chu trình cần phải thay đổi tương
ứng, bảo đảm tính đồng nhất trong xilanh ứng với từng chế độ tải
trọng và tốc độ động cơ.

GVHD: PGS.TS. Phạm Xuân Mai

12


HVTH: KS. Nguyễn Đình Hùng


Luận văn cao học

Chương III: Cơ sở lý thuyết hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel.

3.2 Quá trình cung cấp nhiên liệu của Bơm cao áp.
Bơm cao áp trong trong hệ thống nhiên liệu của động cơ Diesel dùng để
cung cấp lượng nhiên liệu cao áp chính xác tại một khoảng thời gian nhất định
tới kim phun theo từng chế độ tải trọng, tốc độ làm việc của động cơ. Khi nhiên
liệu được điền đầy vào khỏang không gian phía trên của Piston, hành trình nén
bắt đầu tương tác khi cam đội tương tác vào con lăn và bắt đầu tác động vào
Piston dịch chuyển tịnh tuyến trong hành trình công tác của nó (thời điểm bắt
đầu nâng Piston), nhưng quá trình tăng áp và cung cấp nhiên liệu sảy ra khi van
cấp nhiên liệu đóng lại. Lúc này, nhiên liệu cung cấp bị nén bên trong khoang
nhiên liệu hành trình có ích bắt đầu diễn ra, do tính chất của nhiên liệu Diesel
không chịu nén, vì vậy dẫn đến quá trình tăng áp diễn ra một cách mạnh mẽ
cho đến khi thắng được lực cản lò xo của van triệt áp và nhiên liệu được tống ra
khỏi khoang công tác của bơm cao áp. Kết thúc hành trình có ích lỗ thoát nhiên
liệu trùng với lỗ cấp do áp suất bên trên khoang của van triệt áp lớn hơn áp
suất bên dưới của khoang triệt áp làm cho van triệt áp đóng lại một cách đột
ngột làm cho quá trình cấp của bơm nhiên liệu kết thúc. Nhờ vậy, khoang trên
của van triệt áp giữa các chu kỳ tồn tại một áp suất dư cao áp, làm tăng độ
đồng đều lượng cung cấp nhiên liệu cho chu trình làm việc tiếp theo, bảo đảm
độ đồng đều lượng cấp nhiên liệu cho các chu trình tại một chế độ tải.

B


A

Hình 3.1: Quá trình cung cấp nhiên liệu của bơm cao áp
I:hành trình nạp, II:hành trình tăng áp, III: hành trình tối đa, IV: hành trình xả dầu, V:
hành trình nạp, a: điểm điều chỉnh sớm, b: điểm điều chỉnh muộn, d: điểm điều chỉnh
GVHD: PGS.TS. Phạm Xuân Mai

13

HVTH: KS. Nguyễn Đình Hùng


×