Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

baøi 22 baøi 22 hai mieàn ñaát nöôùc tröïc tieáp chieán ñaáu choáng ñeá quoác mó xaâm löôïc mieàn baéc vöøa chieán ñaáu vöøa saûn xuaát 1965 – 1973 i muïc tieâu baøi hoïc 1 veà kieán thöùc nhöõng aâ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.13 KB, 14 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

Baøi 22


HAI MIỀN ĐẤT NƯỚC TRỰC TIẾP CHIẾN ĐẤU CHỐNG
ĐẾ QUỐC MĨ XÂM LƯỢC. MIỀN BẮC VỪA CHIẾN ĐẤU


VỪA SẢN XUẤT (1965 – 1973)
<b>I. MỤC TIÊU BAØI HỌC:</b>


<b>1. Về kiến thức:</b>


- Những âm mưu, hành động của Mĩ trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và “Việt
Nam hố chiến tranh”. Q trình chiến đấu và những thắng lợi tiêu biểu của ta trong
việc đánh bại các chiến lược chiến tranh trên của Mĩ.


- Những thành tựu và thắng lợi của nhân dân miền Bắc trong việc vừa sản xuất và
làm nghĩa vụ hậu phương, vừa chiến đấu chống hai cuộc chiến tranh phá hoại quy
mô lớn của đế quốc Mĩ.


- Hoàn cảnh, nội dung, ý nghĩa của hiệp định Pari 1973 chấm dứt chiến tranh ở Việt
Nam.


<b>2. Về tư tưởng:</b>


- Khâm phục, tự hào trước tinh thần chiến đấu quả cảm, kiên cường của dân tộc ta
trong cuộc chiến tranh chống đế quốc Mĩ xâm lược.


- Trân trọng, học tập và kế thừa tinh thần vừa sản xuất- vừa chiến đấu của quân –
dân miền Bắc trong sự nghiệp vừa xây dựng vừa bảo vệ Tổ quốc hiện nay.


<b>3. Về kó năng:</b>



- Khai thác lược đồ, tranh ảnh.
- Các kĩ năng tư duy.


<b>II. THIẾT BỊ TÀI LIỆU DẠY – HỌC:</b>


- Lược đồ trận Vạn Tường – Quảng Ngãi (1965).
- Tranh ảnh, tài liệu tham khảo.


<b>III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY – HỌC:</b>
<b>1. Kiểm tra bài cũ:</b>


<i>Câu 1: Miền Bắc đã đạt được những thành tựu gì trong việc thực hiện kế hoạch</i>
<i>kinh tế – xã hội 5 năm (1961 – 1965)?</i>


<i>Câu 2: Âm mưu và thủ đoạn của Mĩ trong việc tiến hành chiến lược “Chiến tranh</i>
<i>đặc biệt” (1961 – 1965) ở miền Nam? Quân dân miền Nam đã chiến đấu chống chiến</i>
<i>lược “Chiến tranh đặc biệt” và giành được thắng lợi như thế nào?</i>


<b>2. Giới thiệu bài mới:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Chúng ta cùng tìm hiểu bài học này để thấy được những thành tựu và chiến công
oanh liệt của nhân dân 2 miền trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ giai đoạn
(1965 – 1973).


<b>3. Tổ chức hoạt động dạy – học:</b>


<b>Hoạt động của GV và HS</b> <b>Kiến thức cơ bản</b>
<b>* Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân</b>


- GV: Sau thất bại của chiến lược “Chiến


tranh đặc biệt”, Mĩ đẩy mạnh chiến tranh
xâm lược Việt Nam, chuyển sang chiến
lược “Chiến tranh cục bộ” và mở rộng
chiến tranh phá hoại miền Bắc.


<i>- GV đặt câu hỏi: Âm mưu và hành động</i>
<i>của Mĩ trong chiến lược “Chiến tranh cục</i>
<i>bộ” là gì?</i>


- HS căn cứ vào SGK trả lời.


- GV nhận xét và chốt ý: âm mưu và
hành động của Mĩ.


<i>- GV hỏi: Em có nhận xét gì về chiến</i>
<i>lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ?</i>


- HS trả lời.


- GV nhận xét và kết luận: Đây là một
chiến lược chiến tranh mạnh và nguy
hiểm đối với quân ta, thể hiện rõ quyết
tâm tiêu diệt cách mạng Việt Nam của
đế quốc Mĩ. Để chống lại “Chiến tranh
cục bộ” đòi hỏi chúng ta phải huy động
sức mạnh lớn lao, ý chí lớn lao của tiền
tuyến và hậu phương.


<b>* Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân</b>



<i>- GV hướng dẫn HS khai thác “Lược đồ</i>
<i>trận Vạn Tường – Quảng Ngãi (8/1965)”.</i>
- GV thuật lại trận chiến đấu.


<b>I. Chiến đấu chống chiến lược “Chiến</b>
<b>tranh cục bộ” của đế quốc Mĩ ở miền</b>
<b>Nam (1965 – 1973):</b>


<i><b>1. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của</b></i>
<i><b>Mĩ ở miền Nam:</b></i>


- Sau thất bại của “Chiến tranh đặc biệt”
từ giữa 1965, Mĩ chuyển sang chiến lược
“Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam.


+ Nội dung: là loại hình chiến tranh xâm
lược thực dân mới, được tiến hành bằng
lực lượng quân Mĩ, quân của một số nước
Đồng minh của Mĩ và quân đội Sài Gòn.
+ Âm mưu: Nhanh chóng tạo ra ưu thế về
binh lực và hoả lực để áp đảo quân chủ
lực của ta, giành lại thế chủ động trên
chiến trường, đẩy quân ta trở về phòng
ngự, tiến tới kết thúc chiến tranh.


+ Hành động:


<b></b> Ồ ạt đưa quân Mĩ và Đồng minh vào
miền Nam. Quân số lúc cao nhất (1969)
lên gần 1,5 triệu, trong đó quân Mĩ hơn


nửa triệu.


<b></b> Mở ngay cuộc hành quân “Tìm diệt”
vào căn cứ quân ta ở Vạn Tường (Quảng
Ngãi).


<b></b> Mở liền hai cuộc phản công chiến lược
mùa khô 1965 – 1966 và 1966 – 1967
bằng hàng loạt cuộc hành quân “Tìm
diệt” và “Bình định” vào căn cứ kháng
chiến.


<i><b>2. Chiến đấu chống chiến lược “Chiến</b></i>
<i><b>tranh cục bộ”:</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<i>- GV hỏi: Theo em, chiến thắng Vạn</i>
<i>Tường có ý nghĩa như thế nào?</i>


- HS trả lời.


<i>- GV hỏi: Tiếp sau chiến thắng Vạn</i>
<i>Tường, quân – dân miền Nam đã đánh</i>
<i>bại hai cuộc phản công chiến lược mùa</i>
<i>khô 1965 – 1966 và 1966 – 1967 của đế</i>
<i>quốc Mĩ như thế nào?</i>


- GV chốt lại chiến thắng 2 mùa khô trên
cơ sở kiến thức cơ bản trong SGK.


- GV hướng dẫn HS khai thác hình 72


SGK.


<i>- GV hỏi: Nhìn vào bức ảnh, em có nhận</i>
<i>xét gì về tinh thần, khí thế đấu tranh của</i>
<i>học sinh, sinh viên Sài Gòn?</i>


- HS trả lời. GV kết luận: Cùng nhiều
tầng lớp xã hội khác, học sinh, sinh viên
Sài Gịn đã xuống đường biểu tình với
khí thế rầm rộ, giương cao các khẩu hiệu
chống lại đế quốc Mĩ, địi quyền tự do
dân chủ. Điều đó chứng tỏ khơng khí thi
đua sơi nổi chống Mĩ – nguỵ từ sau Ấp
Bắc, Vạn Tường đã ăn sâu vào mọi tầng
lớp nhân dân ta, cổ vũ ta giành được
nhiều thắng lợi hơn nữa.


<b>* Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân</b>


<i>- GV hỏi: Tại sao Trung ương Đảng quyết</i>
<i>định mở cuộc tiến công và nổi dậy trên</i>
<i>toàn miền Nam vào năm 1968?</i>


- HS trả lời.


- GV nhận xét, phân tích, kết luận: Mùa
xâun 1968, xuất phát từ nhận định so


du kích và nhân dân địa phương đã đập
tan cuộc càn qt của 9.000 lính Mĩ vào


Vạn Tường có xe tăng, pháo binh, máy
bay yểm trợ.


- Ý nghĩa: Chiến thắng Vạn Tường được
coi là “Ấp Bắc” đối với quân Mĩ, khẳng
định quân dân ta có thể đánh bại Mĩ
trong “Chiến tranh cục bộ”, mở đầu cao
trào “Tìm Mĩ mà đánh, lùng nguỵ mà
diệt” trên khắp miền Nam.


<i>* Chiến thắng mùa khô 1965 – 1966 vaø</i>
<i>1966 – 1967:</i>


- Nhân dân miền Nam lần lượt đập tan 2
cuộc phản công chiến lược mùa khô 1965
– 1966 và 1966 – 1967 gồm nhiều cuộc
hành quân “Tìm diệt” và “Bình định”
của Mĩ – nguỵ và đẩy địch vào thế phòng
ngự.


<i>* Những thắng lợi trên mặt trận chính trị:</i>
- Cùng với phong trào phá ấp chiến lược
được đẩy mạnh ở khắp các vùng nông
thôn, phong trào đấu tranh chính trị ở các
đơ thị dâng cao như Huế, Đà Nẵng, Sài
Gịn. Do đó, vùng giải phóng được mở
rộng, uy tín của Mặt trận dân tộc giải
phóng miền Nam được nâng cao trên
trường quốc tế.



<i><b>3. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy tết</b></i>
<i><b>Mậu Thân (1968):</b></i>


<i>* Hoàn cảnh lịch sử:</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

sánh lực lượng đã thay đổi có lợi cho ta
sau hai mùa khơ, đồng thời lợi dụng mâu
thuẫn ở Mĩ trong năm bầu cử Tổng thống
(1968), ta chủ trương mở cuộc Tổng tiến
công và nổi dậy trên tồn miền Nam,
trọng tâm là các đơ thị, nhằm tiêu diệt
một bộ phận lực lượng quân Mĩ, qn
Đồng minh, đánh địn mạnh vào chính
quyền và qn dội Sài Gịn, giành chính
quyền về tay nhân dân, buộc Mĩ phải
đàm phán, rút quân về nước.


<i>- GV hỏi: Qua tìm hiểu SGK, em hãy cho</i>
<i>biết cuộc Tổng tiến cơng và nổi dậy của</i>
<i>ta gồm mấy đợt? Kết quả đạt được ra</i>
<i>sao?</i>


- HS khai thác SGK, trả lời.
- GV nhận xét và tổng kết:


+ Thực hiện chủ trương của Trung ương,
vào đêm giao thừa tết Mậu Thân là lúc
địch có nhiều sơ hở và chủ quan nhất,
quân ta mở cuộc tập kích chiến lược bất
ngờ vào hầu hết đơ thị miền Nam. Cuộc


Tổng tiến công và nổi dậy của ta ở miền
Nam bắt đầu từ đó và kéo dài đến cuối
tháng 9/1968, trải qua 3 đợt: 30/1 đến
25/2; 5/5 đến 15/6; 17/8 đến 23/9/1968.
+ Quân dân ta ở miền Nam đồng loạt
tiến công và nổi dậy ở 37 trong tổng số
44 tỉnh, 4 trong 6 đô thị lớn, 64 trong số
242 quận lị ở hầu khắp các ấp chiến
lược, các vùng nông thôn.


+ Từ trong cuộc Tổng tiến công và nổi
dậy, nhiều lực lượng mới chống Mĩ –
nguỵ xuất hiện, mặt trận đoàn kết dân
tộc chống Mĩ cứu nước được mở rộng
(GV hướng dẫn HS khai thác hình 73 :
“Đội quân tóc dài” đấu tranh địi đế quốc
Mĩ rút khỏi miền Nam Việt Nam).


+ Sau khi bị quân ta đánh đòn bất ngờ,
choáng váng ở đợt tấn công tết Mậu


lợi hai mùa khô.


<i>→</i> Ta chủ trương mở cuộc Tổng tiến


cơng và nổi dậy trên tồn miền Nam,
trọng tâm là các đô thị nhằm tiêu diệt
một bộ phận quan trọng sinh lực địch,
đánh sập nguỵ quân nguỵ quyền, giành
chính quyền về tay nhân dân.



<i>* Diễn biến:</i>


- Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy được
mở đầu bằng cuộc tập kích chiến lược bất
ngờ của ta vào hầu khắp các đô thị miền
Nam vào đêm giao thừa tết Mậu Thân,
tức đêm 30 rạng sáng 31/1/1968, tổng
cộng đã diễn ra 3 đợt: từ 30/1 đến 25/2,
5/5 đến 15/6, 17/8 đến 23/9.


- Quân ta đồng loạt đánh vào 37/44 tỉnh;
4/6 đô thị lớn, đặc biệt là tấn công vào
các vị trí đầu não của địch ở Sài Gịn.
- Từ trong cuộc Tổng tiến công và nổi
dậy, Mặt trận đoàn kết dân tộc chống Mĩ
cứu nước ngày càng mở rộng.


- Kết quả:


+ Đợt 1: Ta loại khỏi vịng chiến 14.700
tên địch (43.000 lính Mĩ), phá huỷ một
khối lượng lớn vật chất và phương tiện
chiến tranh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Thân, địch đã nhanh chóng tổ chức lại
lực lượng phản cơng qn ta ở cả thành
thị và nông thôn. Do quân Mĩ – nguỵ cịn
rất mạnh nên trong đợt tấn cơng 2 và 3
lực lượng của ta gặp khơng ít khó khăn


và tổn thất. Mục tiêu của cuộc Tổng tiến
công và nổi dậy không đạt được đầy đủ.
<i>- GV hỏi: Trong cuộc Tổng tiến công và</i>
<i>nổi dậy tết Mậu Thân 1968, chúng ta có</i>
<i>hạn chế gì? Hạn chế đó đã được Đảng ta</i>
<i>kiểm điểm và nhận định như thế nào?</i>
- HS tham khảo SGK, trả lời.


- GV dẫn lời Nghị quyết Hội nghị Ban
chấp hành Trung ương lần thứ 21 của
Đảng (1973): “Có hạn chế đó là do ta
chủ quan trong việc đánh giá tình hình,
đề ra u cầu chưa thật sát...những khó
khăn lúc đó của ta”.


<i>- GV hỏi: Mặc dù có tổn thất và hạn chế</i>
<i>không nhỏ, song cuộc cuộc Tổng tiến</i>
<i>cơng và nổi dậy tết Mậu Thân có ý nghĩa</i>
<i>to lớn như thế nào?</i>


- HS trả lời.


- GV nhận xét, kết luận: cuộc Tổng tiến
công và nổi dậy tết Mậu Thân đã mở ra
bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống
Mĩ cứu nước: làm lung lay ý chí xâm
lược của quân viễn chinh Mĩ khiến chúng
phải tuyên bố “phi Mĩ hoá” chiến tranh
xâm lược Việt Nam, phải chấm dứt chiến
tranh phá hoại miền Bắc và chấp nhận


đàm phán với ta tại Hội nghị Pari.


<b>* Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân</b>


- GV : Thấy rõ miền Bắc là căn cứ địa
cách mạng cả nước, hậu phương lớn của
miền Nam nên ngay từ đầu và trong tất
cả các thời kì của cuộc chiến tranh xâm
lược Việt Nam, đế quốc Mĩ ln tìm cách
phá hoại.


<i>* Ý nghóa:</i>


- Dù gặp nhiều tổn thất, song cuộc Tổng
tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân 1968
đã mở ra bước ngoặt mới của cuộc kháng
chiến chống Mĩ, đánh bại cơ bản chiến
lược “Chiến tranh cục bộ”, buộc chúng
phải tuyên bố “phi Mĩ hoá” chiến tranh
xâm lược Việt Nam, chấm dứt chiến
tranh phá hoại miền Bắc và phải chấp
nhận đàm phán với ta ở Hội nghị Pari.


<b>II. Miền Bắc vừa chiến đấu chống</b>
<b>chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của</b>
<b>Mĩ vừa sản xuất (1965 – 1968):</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

+ Ngày 5/8/1964 sau khi dựng lên “sự
kiện vịnh Bắc Bộ” (đêm 4/8) để lấy có,
Mĩ cho máy bay ném bom bắn phá một


số nơi ở miền Bắc như cửa sơng Gianh
(Quảng Bình), Vinh – Bến Thuỷ (Nghệ
An), Lạch Trường (Thanh Hoá), thị xã
Hòn Gai (Quảng Ninh).


+ Ngày 7/2/1965, lấy cớ “trả đũa”, việc
quân giải phóng Miền Nam tấn công
doanh trại quân Mĩ ở Plâyku (đêm
6/2/1965), Giônxơn ra lệnh cho không
quân Mĩ mở chiến dịch “Mũi lao lửa”
ném bom bắn phá thị xã Đồng Hới, đảo
Cồn Cỏ (Quảng Bình), chính thức mở
đầu cuộc chiến tranh phá hoại bằng
khơng qn và hải qn trên tồn lãnh
thổ miền Bắc.


<i>- GV hỏi: Mĩ tiến hành chiến tranh phá</i>
<i>hoại miền Bắc nhằm thực hiện âm mưu</i>
<i>gì? Em biết gì về thủ đoạn của Mĩ khi tiến</i>
<i>hành phá hoại miền Bắc?</i>


- HS tham khảo SGK trả lời.


- GV nhận xét, bổ sung: Để thực hiện âm
mưu của mình, đế quốc Mĩ đã huy động
một lực lượng không quân và hải quân
rất lớn. Không quân và hải quân Mĩ tập
trung bắn phá các mục tiêu quân sự, các
đầu mối giao thơng, nhà máy, xí nghiệp,
hầm mỏ, cơng trình thuỷ lợi, trường học,


bệnh viện, các khu vực đông dân...gây
nên thiệt hại to lớn về người và của đối
với nhân dân ta.


<i>- GV hỏi: Qua đó, em có nhận xét gì về</i>
<i>tội ác của đế quốc Mĩ đối với nhân dân</i>
<i>Việt Nam?</i>


- HS trả lời.


- GV nhận xét, kết luận: Đế quốc Mĩ
hkông chỉ gây ra cuộc chiến tranh đẫm
máu ở miền Nam mà còn đồng thời leo
thang chiến tranh, phá hoại nền hồ bình


- Ngày 5/8/1964, sau khi dựng lên “sự
kiện vịnh Bắc Bộ”, Mĩ cho máy bay ném
bom một số nơi ở miền Bắc.


- Ngày 7/2/1965, Mĩ cho máy bay ném
bom bắn phá thị xã Đồng Hới, đảo Cồn
Cỏ (Quảng Bình), chính thức gây ra cuộc
chiến tranh bằng không quân và hải
quân phá hoại miền Bắc.


<i>* Âm mưu và thủ đoạn:</i>
- Âm mưu:


+ Phá hoại tiềm lực kinh tế, quốc phịng,
phá cơng cuộc xây dựng CNXH ở miền


Bắc. Ngăn chặn nguồn chi viện từ bên
ngoài vào miền Bắc và từ miền Bắc vào
miền Nam.


+ Uy hiếp tinh thần, làm lung lay ý chí
chống Mó của nhân dân 2 miền.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

q giá của nhân dân ta ở miền Bắc, gây
nên thiệt hại lớn lao về người và của
nhân dân 2 miền. Do đó, đế quốc Mĩ đã
vấp phải sự phản đối rất lớn của dư luận
quốc tế, kể cả nhân dân Mĩ.


- GV hướng dẫn HS khai thác hình 74.
<b>* Hoạt động 1: Nhóm</b>


Ngay từ ngày đầu Mĩ mở rộng chiến
tranh, dưới sự chỉ đạo của Đảng, miền
Bắc đã kịp thời chuyển mọi hoạt động
sang thời chiến thực hiện qn sự hố
tồn dân, vừa chiến đấu chống chiến
tranh phá hoại, vừa sản xuất và làm
nghĩa vụ hậu phương.


- GV chia lớp thành 3 nhóm với nhiệm
vụ:


<i>+ Nhóm 1: Những thành tích qn dân</i>
<i>miền Bắc đã đạt được trong chiến đấu</i>
<i>chống chiến tranh phá hoại của Mĩ (1964</i>


<i>– 1968)?</i>


<i>+ Nhóm 2: Những thành tích nhân dân</i>
<i>miền Bắc đạt được trên mặt trận sản xuất</i>
<i>trong thời kì chống chiến tranh phá hoại</i>
<i>(1964 – 1968)?</i>


<i>+ Nhóm 3: Trong lúc vừa sản xuất, vừa</i>
<i>chiến đấu, miền Bắc đã thực hiện nghĩa</i>
<i>vụ của hậu phương lớn chi viện cho tiền</i>
<i>tuyến lớn miền Nam như thế nào?</i>


- Các nhóm khai thác nội dung SGK phát
biểu.


- GV nhận xét và chốt ý, hướng dẫn HS
khai thác hình 75.


<i>- GV hỏi: Qua quan sát bức tranh, em có</i>
<i>nhận xét gì về tinh thần sản xuất và thành</i>
<i>quả sản xuất của nhân dân ta?</i>


- HS trả lời. GV bổ sung và nhấn mạnh:
Hình ảnh này đã thể hiện được thành tích
xuất sắc của nhân dân miền Bắc trên
mặt trận sản xuất trong thời kì chống
chiến tranh phá hoại của Mĩ (1964 –


<i><b>2. Miền Bắc vừa chiến đấu chốg chiến</b></i>
<i><b>tranh phá hoại, vừa sản xuất và làm</b></i>


<i><b>nghĩa vụ hậu phương:</b></i>


- Ngay khi Mĩ mở rộng chiến tranh, miền
Bắc đã chuyển mọi hoạt động sang thời
chiến, thực hiện quân sự hố tồn dân,
vừa chiến đấu chống chiến tranh phá
hoại, vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu
phương, lập được nhiều thành tích to lớn.
+ Trong chiến đấu: Sau 4 năm (1964 –
1968) miền Bắc đã bắn rơi 3.243 máy
bay, bắt sống hàng nghìn giặc lái,bắn
chìm 143 tàu chiến. Thắng lợi đạt được
đã buộc đế quốc Mĩ phải tuyên bố ngừng
ném bom bắn phá ở miền Bắc
(1/11/1968).


+ Trong sản xuất: Mặc dù chiến tranh ác
liệt, nền kinh tế miền Bắc vẫn được giữ
vững và phát triển. Nhiều hợp tác xã đạt
5 tấn thóc/ha. Cơng nghiệp địa phương
và công nghiệp quốc phòng đều phát
triển. Giao thông vận tải bảo đảm thường
xuyên thông suốt.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

1968).


<b>* Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân</b>


<i>- GV hỏi: Mĩ tiến hành chiến lược “Việt</i>
<i>Nam hoá chiến tranh” như thế nào và</i>


<i>nhằm âm mưu nào?</i>


- HS khai thác SGK trả lời.
- GV nhận xét, chốt ý.


- GV bổ sung cho HS về những thủ đoạn
của Mĩ khi thực hiện “Việt Nam hố
chiến tranh” và “Đơng Dương hố chiến
tranh”.


<b>* Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân</b>


- GV yêu cầu HS theo dõi SGK và trả lời
<i>câu hỏi: Hãy nêu những thắng lợi chung</i>
<i>của ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia</i>


<b>III. Chiến đấu chống chiến lược “Việt</b>
<b>Nam hoá chiến tranh” và “Đơng</b>
<b>Dương hố chiến tranh” của Mĩ:</b>


- Sau thất bại của “Chiến tranh cục bộ”,
từ năm 1969 Mĩ chuyển sang chiến lược
“Việt Nam hố chiến tranh” và “Đơng
Dương hố chiến tranh”.


+ Nội dung: “Việt Nam hoá chiến tranh”
được tiến hành bằng qn đội Sài Gịn là
chủ yếu, có sự phối hợp về hoả lực và
không quân Mĩ và vẫn do Mĩ chỉ huy
bằng hệ thống cố vấn.



+ Âm mưu:


<b></b> Giảm xương máu của người Mĩ trên
chiến trường, tận dụng xương máu của
người Việt Nam vì mục đích thực dân
mới của Mĩ. Thực chất đó là sự tiếp tục
âm mưu “Dùng người Việt đánh người
Việt”.


<b></b> Quân đội Sài Gòn còn được Mĩ sử
dụng như lực lượng xung kích ở Đơng
Dương trong việc mở rộng xâm lược
Campuchia và Lào, thực hiện âm mưu
“Dùng người Đông Dương đánh người
Đông Dương”.


+ Hành động:


<b></b> Tăng cường viện trợ kinh tế và quân
sự giúp đỡ chính quyền Sài Gòn xây
dựng lực lượng chủ lực mạnh với hơn 1
triệu tên.


<b></b> Mở rộng chiến tranh phá hoại miền
Bắc, mở rộng xâm lược Lào và
Campuchia để hỗ trợ “Việt Nam hoá
chiến tranh”.


<b></b> Câu kết với các nước lớn XHCN để cô


lập cách mạng Việt Nam.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<i>trên các mặt trận chính trị, quân sự,</i>
<i>ngoại giao trong chiến đấu chống chiến</i>
<i>lược “Việt Nam hoá chiến tranh” và</i>
<i>“Đơng Dương hố chiến tranh” của Mĩ?</i>
- HS trả lời.


- GV nhận xét, bổ sung và kết luận:


+ Trong cuộc chiến đấu chống chiến lược
“Việt Nam hố chiến tranh” và “Đơng
Dương hố chiến tranh”, nhân dân 3
nước đã giành nhiều thắng lợi to lớn về
chính trị, quân sự, ngoại giao.


+ Với sự kiện 6/6/1969, Chính phủ cách
mạng lâm thời Cộng hồ miền Nam Việt
Nam được thành lập, được 23 nước cơng
nhận trong đó có 21 nước đặt quan hệ
ngoại giao.


- GV phân tích: Đây là một thắng lợi to
lớn của ta về mặt chính trị, đã nâng cao
uy tín và địa vị của Chính phủ cách mạng
trên trường quốc tế.


- GV thông báo sự kiện 2/9/1969, Chủ
tịch Hồ Chí Minh qua đời và nội dung
bản di chúc của Người.



- Về Hội nghị cấp cao 3 nước Đông
Dương (4/1970).


- GV hướng dẫn HS khai thác hình 76.


<i>- GV hỏi: Theo em, những thắng lợi về</i>
<i>quân sự, chính trị, ngoại giao mà ta đạt</i>
<i>được như trên có ý nghĩa lịch sử như thế</i>
<i>nào?</i>


- Ngày 6/6/1969 Chính phủ cách mạng
lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam
thành lập được 23 nước cơng nhận, trong
đó có 21 nước đặt quan hệ ngoại giao.
- Ngày 24 và 25/ 4/1970, Hội nghị cấp
cao 3 nước Việt Nam – Lào – Campuchia
họp đã tăng cường tình đồn kết chiến
đấu chống Mĩ của nhân dân 3 nước.


- Từ 30/4 đến 30/6/1970, quân đội Việt
Nam phối hợp với quân đội Campuchia
đập tan cuộc hành quân xâm lược
Campuchia của 10 vạn quân Mĩ và quân
Sài Gòn.


- Từ 12/2 đến 23/3/1971 quân đội Việt
Nam phối hợp với nhân dân Lào đập tan
cuộc hành quân “Lam Sơn 719” của 4,5
vạn quân Mĩ – nguỵ.



- Ở các thành thị, phong trào đấu tranh
chính trị của các tầng lớp nhân dân diễn
ra sôi nổi.


- Ở nông thôn phong trào phá ấp chiến
lược, chống bình định đã góp phần mở
rộng vùng giải phóng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

- HS trả lời.


- GV nhận xét, kết luận: Những thắng lợi
trên đã góp phần làm thay đổi so sánh
lực lượng giữa ta và địch theo chiều
hướng có lợi cho các lực lượng cách
mạng ở Đơng Dương tình hình này đã tạo
thêm thời cơ thuận lợi cho cuộc tiến công
chiến lược mới ngay trong năm 1972.
<b>* Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân</b>


- GV: Ngày 30/3/1972, quân ta mở cuộc
tiến công chiến lược, đánh vào Quảng
Trị, lấy Quảng Trị làm hướng tấn công
chủ yếu, rồi phát triển rộng khắp các
chiến trường miền Nam, kéo sài suốt
năm 1972.


<i>- GV hỏi: Hãy nêu kết quả và ý nghĩa của</i>
<i>cuộc tiến công chiến lược 1972?</i>



- HS khai thác SGK trả lời.


- GV nhận xét, kết luận: Như vậy, từ
1969 – 1972 quân – dân 3 nước Đông
Dương đã giành được nhiều thắng lợi to
lớn về chính trị, quân sự, ngoại giao, đỉnh
cao là cuộc tiến công chiến lược 1972.
những thắng lợi này đã từng bước làm
làm phá sản chiến lược “Việt Nam hố
chiến tranh” và “Đơng Dương hố chiến
tranh” của Mĩ, buộc Mĩ phải tuyên bố
“Mĩ hoá” trở lại chiến tranh xâm lược.
<b>* Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân</b>


- GV: Sau khi Mĩ chấm dứt ném bom phá
hoại miền Bắc lần thứ nhất (1/11/1968),
nhân dân miền Bắc khẩn trương tiến
hành khắc phục hậu quả chiến tranh,
khôi phục và phát triển kinh tế.


chiến lược 1972.


<i><b>3. Cuộc tiến công chiến lược 1972:</b></i>


- Ngày 30/3/1972 quân ta mở rộng cuộc
tiến cơng chiến lược với hướng chính là
đánh vào Quảng Trị, Tây Ngun, Đơng
Nam Bộ, loại khỏi vịng chiến 20 vạn
quân nguỵ, giải phóng những vùng đất
đai rộng lớn và đơng dân.



- Ý nghĩa: Giáng địn nặng nề vào chiến
lược “Việt Nam hoá chiến tranh”, buộc
Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hoá” trở lại chiến
tranh xâm lược.


<b>IV. Miền Bắc khôi phục và phát triển</b>
<b>kinh tế – xã hội, chiến đấu chống chiến</b>
<b>tranh phá hoại lần thứ 2 của Mĩ (1969 –</b>
<b>1973):</b>


<i><b>1. Miền Bắc khôi phục và phát triển</b></i>
<i><b>kinh tế – xã hội:</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<i>- GV hỏi: Trong việc khôi phục và phát</i>
<i>triển kinh tế – xã hội, nhân dân miền Bắc</i>
<i>đã thu được kết quả như thế nào?</i>


- HS trả lời.


- GV hệ thống lại những thành tựu tiêu
biểu nhất.


<i>- GV hỏi: Theo em những kết quả đạt</i>
<i>được trong khôi phục và phát triển kinh</i>
<i>tế – xã hội ở miền Bắc có ý nghĩa tác</i>
<i>dụng gì?</i>


- HS trả lời.



- GV nhận xét, kết luận: Những thành
tựu đó đã tạo điều kiện củng cố quốc
phòng, tạo thế và lực để quân dân miền
Bắc sẵn sàng chiến đấu chống chiến
tranh phá hoại lần 2 của Mĩ và không
ngừng chi viện cho tiền tuyến lớn miền
Nam.


<b>* Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân</b>


- GV Tháng 4/1972 Tổng thống Mĩ
Nichxơn tuyên bố thực hiện cuộc chiến
tranh phá hoại bằng không quân và hải
quân lần thứ 2 đối với miền Bắc tăng
cường phong toả các cửa sông, cửa biển.
<i>- GV hỏi: Trong cuộc chiến tranh phá</i>
<i>hoại ác liệt của đế quốc Mĩ, quân dân</i>
<i>miền Bắc đã lập được những chiến công</i>
<i>nổi bật như thế nào trong sản xuất chiến</i>
<i>đấu và làm nghĩa vụ hậu phương?</i>


- HS trả lời.


- GV nhận xét, bổ sung và kết luận:


+ Về sản xuất, trong điều kiện chiến
tranh ác liệt, các hoạt động sản xuất, xây
dựng ở miền Bắc vẫn không bị ngừng
trệ, giao thông vận tải vẫn đảm bảo
thơng suốt.



+ Trong chiến đấu, thành tích xuất sắc
nhất là trận “Điện Biên Phủ trên không”.
- GV tường thuật lại trận “Điện Biên Phủ
trên khơng”.


- Kết quả:


+ Nơng nghiệp: Nhiềuhợp tác xã đạt 5
tấn thóc/ha, có nơi đạt đến 6 – 7 tấn/ha.
Sản lượng lương thực năm 1970 tăng hơn
60 vạn tấn so với năm 1968.


+ Công nghiệp: Nhiều cơ sở công nghiệp
Trung ương – địa phương được khôi phục.
Sản lượng công nghiệp năm 1971 tăng
142% so với năm 1968.


+ Giao thông vận tải: Được khẩn trương
khôi phục.


+ Văn hoá, giáo dục, y tế: Được phục hồi
và phát triển, đời sống nhân dân ổn định.
- Ý nghĩa: Thành tựu đạt được tạo điều
kiện tăng cường củng cố quốc phòng, sẵn
sàng chiến đấu chống chiến tranh phá
hoại lần thứ 2 của Mĩ.


<i><b>2. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến</b></i>
<i><b>tranh phá hoại, vừa sản xuất và làm</b></i>


<i><b>nghĩa vụ hậu phương:</b></i>


- Tháng 4/1972 Tổng thống Mĩ Ních-xơn
tuyên bố thực hiện cuộc chiến tranh phá
hoại bằng không quân và hải quân lần
thứ hai đối với miền Bắc với tính chất ác
liệt hơn nhiều so với lần 1.


- Quân dân miền Bắc vừa chiến đấu, vừa
sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương,
lập nhiều thành tích xuất sắc.


+ Dù chiến tranh ác liệt, các hoạt động
sản xuất xây dựng vẫn không bị ngừng
trệ, giao thông vận tải đảm bảo thông
suốt.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

- GV hướng dẫn HS khai thác hình 77
(Máy bay Mĩ rơi trên đường Hoàng Hoa
Thám – Hà Nội).


- GV kết luận: Những thành tích xuất sắc
quân dân miền Bắc lập được trong chiến
tranh phá hoại lần thứ hai của Mĩ, đỉnh
cao và quan trọng nhất là trận “Điện
Biên Phủ trên không” đã chứng tỏ nghị
lực thần thánh của dân tộc Việt Nam,
tinh thần yêu nước, yêu CNXH sáng ngời
của con người Việt Nam. Thắng lợi đó
cùng với chiến thắng của quân và dân


miền Nam đã làm phá sản chiến lược
“Việt Nam hoà chiến tranh” và Đơng
Dương hố chiến tranh” của đế quốc Mĩ,
buộc Mĩ phải kí Hiệp định Pari
(27/1/1973) về chấm dứt chiến tranh, lập
lại hồ bình ở Việt Nam.


<b>* Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân</b>


<i>- GV hỏi: Hiệp định Pari về chấm dứt</i>
<i>chiến tranh lập lại hoà bình ở Việt Nam</i>
<i>được kí trong hồn cảnh nào?</i>


- HS khai thác SGK trả lời.


- GV nhận xét, bổ sung: Cùng với việc
đẩy mạnh hoạt động quân sự ta chủ
trương mở mặt trận ngoại giao nhằm hỗ
trợ cho mặt trận quân sự và tranh thủ sự
ủng hộ của nhân dân thế giới.


+ Sau thất bại liện tiếp ở miền Nam nhất
là sau đòn bất ngờ của cuộc Tổng tiến
công và nổi dậy tết Mậu Thân của ta Mĩ
phải hạn chế ném bom miền Bắc và bắt
đầu nói đến thương lượng với Việt Nam.
+ Cuộc thương lượng chính thức diễn ra
tại Pari, họp 13/5/1968.lúc đầu là Hội
nghị 2 bên đại diện chính phủ Việt Nam
dân chủ cộng hồ và đại diện chính phủ


Hoa kì. Từ 25/1/1969 là Hội nghị 4 bên
giữa Việt Nam dân chủ Cộng hồ, Mặt
trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt


+ Quân dân miền Bắc đã đập tan hoàn
toàn cuộc tập kích bằng khơng qn của
Mĩ, làm nên trận “Điện Biên Phủ trên
không”. Thắng lợi này buộc Mĩ phải
tuyên bố ngừng hẳn các hoạt động chống
phá miền Bắc (15/1/1973) và phải kí
Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh
lập lại hồ bình ở Việt Nam (27/1/1973).
+ Miền Bắc vẫn đảm bảo tiếp nhận hàng
viện trợ từ bên ngoài và chi viện ngày
càng nhiều cho tiền tuyến miền Nam, cả
chiến trường Lào và Campuchia.


<b>V. Hiệp định Pari 1973 về chấm dứt</b>
<b>chiến tranh ở Việt Nam:</b>


<i>* Hoàn cảnh lịch sử:</i>


- Sau thất bại liên tiếp ở miền Nam, nhất
là sau địn bất ngờ cuộc Tổng tiến cơng
và nổi dậy tết Mậu Thân 1968 của ta, Mĩ
phải chấp nhận đến bàn đàm phán với ta
ở Pari.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

Nam (sau đó là Chính phủ cách mạng
lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt


Nam), Hoa kì và Việt Nam Cộng hồ
(chính quyền Sài Gịn).


- Do thái độ ngoan cố của Mĩ nên cuộc
đấu tranh diễn ra gay gắt trên bàn thương
lượng. Sau những thất bại nặng nề ở 2
miền Nam – Bắc Việt Nam, đặc biệt là
thất bại trong cuộc tập kích chiến lược
bằng máy bay B52 vào Hà Nội, Hải
Phòng trong 12 ngày đêm 1972, ngày
27/1/1973, Mĩ phải kì Hiệp định Pari và
chấm dứt chiến tranh lập lại hồ bình ở
Việt Nam.


<i>- GV hướng dẫn HS khai thác hình 78 Lễ</i>
<i>kí chính thức Hiệp định Pari (27/1/1973).</i>
- GV giới thiệu ảnh “Bộ trưởng ngoại
giao Việt Nam Dân chủ Cộng hồ
Nguyễn Duy Trinh kí Hiệp định Pari” và
ảnh “Bộ trưởng ngoại giao Chính phủ
cách mạng lâm thời Cộng hồ miền Nam
Nguyễn Thị Bình” kí Hiệp định Pari.
- GV khẳng định: Để có được Hiệp định
hồ bình ấy, dân tộc ta, nhân dân ta đã
bền bỉ chiến đấu, hi sinh xương máu suốt
20 năm trời. Đây là một thắng lợi to lớn
của dân tộc ta trong kháng chiến chống
Mĩ cứu nước.


- GV hướng dẫn HS nghiên cứu nội dung


Hiệp định Pari trong SGK


<i>- GV hỏi: Trên cơ sở nghiên cứu nội dung</i>
<i>của Hiệp định Pari, em đánh giá như thế</i>
<i>nào về ý nghĩa lịch sử của Hiệp định</i>
<i>quốc tế quan trọng này?</i>


- HS trả lời. GV nhận xét và rút ra kết
luận.


- Do thái độ ngoan cố của Mĩ, nên cuộc
đấu tranh trên bàn thương lượng Pari
diễn ra gay gắt.


- Sau thất bại nặng nề ở 2 miền Nam –
Bắc Việt Nam, đặc biệt là thất bại trong
trận tập kích chiến lược bằng B52 vào Hà
Nội, Hải Phòng trong 12 ngày đêm năm
1972, ngày 27/1/1973, Mĩ phải kí Hiệp
định Pari về chấm dứt chiến tranh ở Việt
Nam.


<i>* Nội dung: (SGK)</i>
<i>* Ý nghóa:</i>


- Hiệp định Pari là thắng lợi của sự kết
hợp giữa đấu tranh quân sự, chính trị,
ngoại giao. Thắng lợi này đã mở ra bước
ngoặt mới của cuộc kháng chiến chống
Mĩ cứu nước, buộc Mĩ phải rút quân khỏi


Việt Nam.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

<b>4. Sơ kết bài học:</b>
<b>- Củng cố: </b>


1. Phân tích những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai chiến lược
“Chiếntranh cục bộ” (1965 – 1968) và “Việt Nam hoá chiến tranh” (1969 – 1973)
của Mĩ ở miền Nam Việt Nam?


2. Quân dân ta đã đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và “Việt Nam hoá
chiến tranh” của đế quốc Mĩ như thế nào?


3. Miền Bắc đã thực hiện nghĩa vụ hậu phương lớn như thế nào đối với tiền
tuyến lớn miền Nam từ 1965 – 1973?


<b>- Dặn dò:</b>


+ Tiếp tục suy nghĩ, trả lời các câu hỏi trên.


+ Sưu tầm tranh ảnh, tài liệu có liên quan đến cuộc kháng chiến chống Mĩ giai
đoạn (1965 – 1973).


<b>- Bài tập:</b>


1. Chiến thắng mở đầu của quân dân ta chống lại Chiến tranh cục bộ của Mĩ:
A. Chiến thắng mùa khô 1965 – 1966.


B. Chiến thắng Vạn Tường.


C. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968.



2. Mĩ lấy cớ gì để tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất?
A. Dựng lên sự kiện “Vịnh Bắc Bộ”.


B. “Trả đũa” qn giải phóng miền Nam tấn cơng doanh trại quân Mĩ ở
Plâyku.


C. Thủ tiêu công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc.


3. Chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” có chiến lược chủ yếu như thế nào?
A. Sử dụng lực lượng quân Mĩ là chủ yếu.


B. Sử dụng lực lượng quân Đồng minh của Mĩ là chủ yếu.
C. Sử dụng lực lượng quân đội Sài Gòn là chủ yếu.


4. Nối thời gian với sự kiện sao cho đúng:


1. Mĩ tuyên bố ngừng ném bom phá hoại miền Bắc a. 27/1/1973


2. Hội nghị cấp cao 3 nước Đông Dương b.Từ ngày 18 đến<sub>29/12/1972</sub>
3. Trận “Điện Biên Phủ trên không” c.Ngày 24 và 25/4/1970


</div>

<!--links-->

×