Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

SKKN phương pháp nâng cao hiệu quả dạy và học môn lịch sử 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.73 MB, 57 trang )

Phương pháp nâng cao hiệu quả trong dạy và học môn lịch sử 8

I/ TÊN ĐỀ TÀI:

PHƯƠNG PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
TRONG DẠY VÀ HỌC MÔN LỊCH SỬ 8

1


Phương pháp nâng cao hiệu quả trong dạy và học môn lịch sử 8
II/ ĐẶT VẤN ĐỀ:
1/Tầm quan trọng:
Bác Hồ đã nói

“Dân ta phải biết sử ta,
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”

Câu nói đó tưởng chừng như là hiễn nhiên nhưng thực tế một bộ phận công dân
chúng ta đang lơ mơ với lịch sử của chính dân tộc mình. Ngay cả khi những sự kiện
1000 năm Thăng Long - Hà Nội, một sự kiện trọng đại của đất nước có tầm vĩ mơ trên
thế giới, một thành phố mà UNESCO công nhận thành phố 1000 năm tuổi. Đó là sự kiện
mà khơng phải ai cũng nắm được, nhất là đối với các em học sinh, đang ngồi trên ghế
nhà trường, các em cũng là chủ tương lai của đất nước. Vì vậy việc giáo dục các em hiểu
được các sự kiện trọng đại của đất nước là việc rất cần thiết.
Cách đây 533 năm (1484- 2017), trên tấm bia Tiến sĩ đầu tiên dựng tại Văn Miếu
Quốc Tử Giám ghi lại dòng chữ: “…Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, ngun khí
thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, ngun khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp”
( Tiến sĩ triều Lê, Thân Nhân Trung)
Ý thức được tầm quan trọng của giáo dục nên trong thời đại ngày nay, Đảng và
nhà nước ta luôn coi trọng giáo dục, coi giáo dục là “ quốc sách hàng đầu” và ln chú


trọng đổi mới giáo dục. Vì thế, tại kì họp Quốc hội khóa X năm 2000, đã thông qua nghị
quyết số 40/2000/QH10 về vấn đề đổi mới giáo dục phổ thông. Hiện nay Lịch sử là mơn
học mà hầu hết trong các kì thi ở các cấp kết quả đạt được chưa cao. Điều này xuất phát
2


Phương pháp nâng cao hiệu quả trong dạy và học mơn lịch sử 8
từ nhiều ngun nhân trong đó có cách dạy của giáo viên và cách học ở học sinh, điều
đó đặt ra yêu cầu cần phải đổi mới.
“ Lịch sử là những gì diễn ra trong quá khứ; Lịch sử loài người mà chúng ta học là
toàn bộ những hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến nay”( SGK Lịch sử 6, trang
3, NXB Giáo dục năm 2002)
Qua định nghĩa trên, chúng ta thấy rằng, việc học Lịch sử có đặc trưng riêng có
cái khó riêng. Đó là người học khơng thể tri giác trực tiếp, khơng thể nhìn thấy," sờ”
thấy hay làm thí nghiệm trong phịng thí nghiệm… mà buộc phải tư duy, phải trừu tượng
hóa, khái qt hóa để dựng lại những gì diễn ra trong quá khứ thông qua các sự kiện,
niên đại, nhân vật…Để làm được điều đó thì địi hỏi giáo viên phải có kỉ năng kết hợp
nhiều phương pháp trong dạy học.
Trong thực tế hiện nay phần lớn phụ huynh và học sinh đi học bây giờ, bị chủ
nghĩa thực dụng thời kinh tế thị trường chi phối, học mục đích chỉ để lấy điểm cao vào
những trường cơng và thi đỗ vào trường đại học, giúp sau này có nghề mưu sinh tốt hơn,
chứ khơng phải học để tìm hiểu lịch sử của đất nước. Thực ra các em là người Việt Nam
là con em của chúng ta, chắc chắn họ không muốn quên cội nguồn, quên quá khứ oai
hùng của dân tộc mình nhưng mục đích của việc học đã đẩy các em vào con đường như
vậy.

2/Thực trạng liên quan đến vấn đề đang nghiên cứu:

3



Phương pháp nâng cao hiệu quả trong dạy và học môn lịch sử 8
Đối với hiện nay cơ sở vật chất của trường THCS Yên Ninh đã được trang bị
tương đối đầy đủ, đã được cấp trên ưu ái xây dựng một ngơi trường sạch đẹp. Bên cạnh
đó phịng giáo dục hàng năm bổ sung các trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học một
cách tốt nhất. Đồ dùng dạy học được trang bị tương đối đầy đủ, phòng thư viện cung cấp
tài liệu cho học sinh tham khảo, công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu của giáo viên
trong việc dạy học, tại trường hiện nay có 05 máy chiếu projecter phục vụ cho các bài
giảng bằng giáo án điện tử rất thuận lợi, 01 phòng dạy Tiếng Anh hiện đại, 01 phòng tin
học với 30 máy tính, 04 phịng học bộ mơn.... Ngồi ra theo tìm hiểu thì đa số giáo viên
đều có máy vi tính tại nhà và được thường xuyên cập nhật Internet, đây là vấn đề thuận
lợi cho giáo viên tìm thơng tin phục vụ bài dạy cũng như soạn giáo án điện tử. Tuy nhiên
việc dạy học môn lịch sử nhất là môn lịch sử lớp 8 vẫn chưa thu hút được học sinh tham
gia một cách tích cực.
3/Lý do chon đề tài:
Đối với mỗi giáo viên chúng ta, ai cũng đều mong muốn truyền đạt kiến thức của
mình đến từng học sinh, rất mong học sinh của mình hiểu và nắm chắc từng nội dung bài
học mà chúng ta truyền thụ. Nhưng thực tế qua nhiều năm nay, tôi thấy đa số các em đều
cho môn lịch sử là môn học thuộc bài, là mơn phụ. Từ đó thời lượng đầu tư cho mơn
này rất ít, dẫn đến chất lượng mơn học này thấp. Trong thực tế, như chúng ta đã thấy
những năm qua tại các kì thi Đại Học, Cao Đẳng chất lượng môn Lịch sử là thấp nhất.
Đây là vấn đề làm cho chúng ta – những người thầy giáo dạy Lịch sử phải trăn trở
nhiều, phải làm mọi cách để lấy lại thế đứng của môn học này đối với học sinh.
4


Phương pháp nâng cao hiệu quả trong dạy và học môn lịch sử 8
Trong thực tế giảng dạy, đa phần học sinh xem mơn học này là phụ. Do đó thái độ
học tập của học sinh chưa thực sự tích cực. Các em ít chịu lắng nghe khi ngồi học dẫn
đến kết quả học tập chưa cao. Vì vậy, việc giúp các em có thái độ học tập đúng đắn, u

thích mơn học, xố bỏ khoảng cách mơn học chính và phụ là nhiệm vụ rất quan trọng
của giáo viên.
Tiếp cận với môn học Lịch sử tức là các em đang được tìm hiểu về cội nguồn dân
tộc, quá trình đấu tranh chống ngoại xâm và bảo vệ chủ quyền, độc lập của ông cha ta từ
thời dựng nước đến khi đất nước hồn tồn thống nhất. Chính vì thế mà đã có biết bao
biến cố, sự kiện lịch sử đã diễn ra. Qua đó đã thể hiện tinh thần chiến đấu, ý chí bất
khuất của dân tộc Việt Nam qua từng thời đại. Cho nên việc học và nhớ các sự kiện đó
làm cho học sinh gặp nhiều khó khăn, đơi khi gây tâm lí chán nản, lười học và kết quả
dẫn đến chất lượng bộ môn thấp. Như vậy để học sinh u thích học tập mơn sử, nhất là
đối tượng yếu kém thì địi hỏi ở người giáo viên phải có nghệ thuật, và phương pháp phù
hợp. Từ đó tơi ln tìm cách để cho học sinh của những lớp mình dạy ln thích mơn
học của mình.
Riêng bản thân tôi, là một giáo viên trẻ, được phân công giảng dạy về môn Lịch
sử hơn mười năm, tôi đã dùng nhiều cách áp dụng trong giảng dạy đặc biệt là những
năm học gần đây tôi đã áp dụng các phương pháp giảng dạy như: kể chuyện, so sánh,
dùng máy chiếu sưu tầm hình ảnh, đoạn phim đưa vào giảng dạy, đặc biệt sau mổi bài
học hình thành bản đồ tư duy giúp học sinh dễ nắm bắt kiến thức, áp dụng phương pháp
5


Phương pháp nâng cao hiệu quả trong dạy và học mơn lịch sử 8
hợp đồng. Qua cách làm đó tơi thấy có kết quả hết sức khả quan hơn so với trong những
năm dạy trước, nên tôi đem vào áp dụng.
4/ Giới hạn nghiên cứu đề tài:
Do điều kiện thực tế chỉ giảng dạy ở một trường, nên đề tài này tơi tập trung
nghiên cứu về tình hình học tập môn lịch sử của học sinh trường THCS Yên Ninh nơi tôi
đang dạy. Đối tương là học sinh của khối (8).
Q trình viết đề tài này, là tơi đã được đúc kết từ những năm dạy học trước đặc
biệt là 2 năm dạy học gần đây tại trường THCS Yên Ninh.
III/ CƠ SỞ LÝ LUẬN:

Để tổ chức một giờ học tốt đòi hỏi giáo viên cần kết hợp nhiều phương pháp,
nhiều nội dung khác nhau. Theo nhà xuất bản giáo dục 1978 đã viết: “Giờ học là hình
thức tổ chức dạy học, là một bộ phận nhỏ sinh động của q trình sư phạm, gắn bó một
cách hữu cơ với tồn bộ hệ thống trong q trình dạy học. Giờ học cần phải có tính
hồn chỉnh và chặt chẻ ở mức độ cao. Giờ học phải đem lại kết quả thiết thực. Giờ học
là một phức hợp sư phạm cực kì phức tạp, nó bao gồm:
a. Nội dung chứa đựng trong nhiều nguồn cung cấp kiến thưc khác nhau (lời nói,
tài liệu, tác phẩm văn học, đồ dùng trực quan ...)
b. Các khâu khác nhau của quá trình dạy học (sự lĩnh hội kiến thức mới của học
sinh, việc kiểm tra kiến thức mới, ơn tập ...)
c. Các hình thức phong phú của hoạt động học tập và của phương pháp dạy học.
Vấn đề giờ học tốt là vấn đề kết hợp tất cả các yếu tố trên”
6


Phương pháp nâng cao hiệu quả trong dạy và học mơn lịch sử 8
(Trích chuẩn bị giờ học lịch sử - nhà xuất bản giáo dục 1978)
Những phương pháp dạy học môn Lịch sử, hầu hết giáo viên dạy sử đều đã nắm
được. Trong tất cả các phương pháp dạy học lịch sử ấy có: phương pháp đàm thoại,
phương pháp phát vấn, phương pháp gợi mở, phương pháp nêu vấn đề, phương pháp
trực quan, phương pháp miêu tả, …vv… đều có tác dụng rất tốt trong vấn đề khai thác
kiến thức trong bài học Lịch sử. Ngoài những phương pháp trên chúng ta cần kết hợp
một số phương pháp hiện đại như: So sánh đối chiếu, thảo luận để rút ra vấn đề, vẽ sơ đồ
tư duy, sử dụng công nghệ thơng tin để trình chiếu hình ảnh hoặc phim, phương pháp
hợp đồng ...
Thảo luận nhóm là phương pháp tổ chức học tập hợp tác trong nhóm của học sinh,
phương pháp này giúp các thành viên chia sẻ những khó khăn, cùng nhau tổ chức các
hoạt động học tập, tăng cường hợp tác lẫn nhau, cùng nhau giải quyết vấn đề.
Bản đồ tư duy hay còn gọi là sơ đồ tư duy, là hình thức ghi chép theo mạch tư duy
của mỗi người nhằm hệ thống hóa một chủ đề bằng cách kết hợp việc sử dụng hình ảnh,

đường nét, màu sắc, chữ viết với tư duy tích cực. Bản đồ tư duy là phương pháp đồ họa
thể hiện ý tượng và khái niệm trong các bài học mà giáo viên cần truyền đạt, làm rõ các
chủ đề qua đó học sinh nắm và hiểu nội dung một cách có hệ thống. Sử dụng sơ đồ tư
duy trong dạy học là cách thay đổi trong giảng dạy từ thầy đọc – trò chép sang cách tiếp
cận bằng (kiến tạo kiến thức và suy nghĩ).
Dạy học lịch sử ngày nay có nhiều công cụ để hỗ trợ cho một tiết dạy, đặc biệt là
áp dụng internet để sưu tầm nhiều nhiều hình ảnh sinh động, những đoạn phim hay phù
7


Phương pháp nâng cao hiệu quả trong dạy và học mơn lịch sử 8
hợp với bài dạy để trình chiếu giúp học sinh thích thú hơn, làm cho tiết học khơng bị
nhịm chán, trái lại học sinh lại được hiểu thêm nhiều vấn đề.
Bên cạnh đó trong q trình dạy học nhằm lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên
là người hướng dẫn thực hiện thì phương pháp dạy hợp đồng là phát huy tốt yếu tố này,
làm cho học sinh chủ động khai thác kiến thức một cách tích cực, từ đó học sinh dể khắc
sâu kiến thức hơn
Tuy các phương pháp trên đến thời điểm này không phải là mới, song việc áp
dụng nó một cách linh hoạt và phù hợp với từng nội dung bài thì cịn nhiều điều phải
bàn, quan trọng là bộ môn lịch sử 8 phần lịch sử thế giới cận đại hơi khó hiểu, khó học
và khó dạy đối với học sinh và giáo viên. Trên cơ sở đó sau khi nắm tình hình học tập
của học sinh thì tơi được biết đa số các em xuất thân từ các gia đình chuyên sống về
nghề nơng, về nhận thức văn hố của gia đình cịn nhiều hạn chế, gia đình ít quan tâm
đến việc học của các em, ở lớp đa số các em lại khơng thích học mơn Lịch sử, đa số các
em đều cho môn này là quá dài, nên một số em khơng chịu học bài, một số em thì chỉ
học thuộc lòng phần nội dung mà giáo viên đã cung cấp, trong giờ học lại thụ động
không phát biểu ý kiến xây dựng bài, khi giáo viên đưa ra câu hỏi thì các em trả lời một
cách máy móc theo sách giáo khoa, không chịu khám phá. Từ thực tế đó, tơi đã tiến
hành thực nghiệm rất nhiều biện pháp nhằm “Phương pháp nâng cao hiệu quả trong
dạy và học môn Lịch sử 8” hơn.

IV/ CƠ SỞ THỰC TIỂN:

8


Phương pháp nâng cao hiệu quả trong dạy và học môn lịch sử 8
* Thực trạng hiện nay: Trường THCS Yên Ninh được thành lập năm 1986, nằm ở
TT Phú Lương – Thái Nguyên.
* Sau nhiều năm giảng dạy và được tiếp cận trao đổi với một số đồng nghiệp cùng
chuyên môn tôi nhận thấy thực trạng giảng dạy tại đơn vị tôi hầu hết các thầy cô đã thực
hiện việc giảng dạy theo phương pháp đổi mới, tuy nhiên việc chuẩn bị bài để lên lớp
của một số giáo viên còn hạn chế do thời gian và khả năng thực hiện các phương pháp
đổi mới của từng giáo viên.
Tôi được biết trước đây điều kiện hỗ trợ cho công tác giảng dạy còn thiếu nhiều,
hơn nữa việc hiểu biết và áp dụng các phương pháp mới của giáo viên cịn chưa sâu sắc,
chính vì thế tơi tập trung nghiên cứu vấn đề này để giúp hoc sinh học tốt hơn mơn lịch
sử và để cho xã hội có cái nhìn tích cực hơn về bộ mơn này trong tương lai.
*Với tìm năng hiện có:
Đối với hiện nay tại trường tôi đã được sự giúp đỡ của cấp trên đã tạo nguồn kinh
phí hỗ trợ việc mua sắm được nhiều phương tiện dạy học, các máy vi tính được nối
mạng Internet qua Dcom 3G, wi-fi, để hỗ trợ cho giáo viên truy cập mạng tìm thơng tin
một cách thuận lợi và nhanh chóng. Đối với các phương pháp dạy học mới được sự quan
tâm của ban giám hiệu tất cả các phương pháp đều được tập huấn kịp thời và đưa vào áp
dụng thực tế nên rất hiệu quả. Phần mềm Maimap về vẽ sơ đồ tư duy được tập huấn và
thường xuyên hướng dẫn cho giáo viên. Chương trình sách giáo khoa lịch sử lớp 8 hiện
nay được giảm tải rất nhiều so với trước, nên phần nào cũng nhẹ hơn cho việc dạy học,
thuận lợi cho việc áp dụng các phương pháp mới một cách hiệu quả.
9



Phương pháp nâng cao hiệu quả trong dạy và học môn lịch sử 8
V/ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
1/Phương pháp 1: So sánh đối chiếu các vấn đề, các sự kiện Lịch sử.
Để giờ học thêm hấp dẫn, lôi cuốn học sinh vào khám phá kiến thức, cũng là để
giáo viên củng cố lại kiến thức, học sinh liên kết các chuỗi sự kiện lịch sử, giáo viên nên
đưa các câu hỏi nhằm đối chiếu, so sánh các vấn đề, các sự kiện có nét tương đồng và
khác biệt trong cùng một phạm trù để học sinh nắm bắt và nhận thức về Lịch sử. Thao
tác này nếu muốn thực hiện được thì phải thơng qua phương pháp thảo luận nhóm để
phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh; đây cũng là rèn luyện kỹ năng đánh giá,
phân tích, nhận định các vấn đề, các sự kiện lịch sử để tìm ra các ngun lý phát triển
của Lịch sử.
Ví dụ 1: Sau khi dạy xong bài (Bài 2: Cách mạng tư sản Pháp) giáo viên cần nêu
câu hỏi tổng kết như:
?Nêu điểm giống nhau chung nhất của các cuộc cách mạng tư sản đầu tiên?:
Trả lời: Các cuộc cách mạng do giai cấp tư sản lãnh đạo, đều lật đổ chế độ phong
kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh. Đưa đất nước tiến lên một chế độ
mới chế độ Tư Bản Chủ Nghĩa.
? Điểm khác nhau cơ bản nhất của các cuộc cách mạng tư sản Hà Lan, Anh, Mĩ,
Pháp là gì:
Trả lời:
- Cách mạng tư sản Hà Lan và Mĩ là những cuộc cách mạng thực hiện nhiệm vụ
giải phong dân tộc, và mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
10


Phương pháp nâng cao hiệu quả trong dạy và học môn lịch sử 8
- Cách mạng Anh và Pháp là cuộc cách mạng lật đỗ chế độ phong kiến, mở đường
cho chủ nghĩa tư bản phát triển, đưa đất nước tiến lên thể chế chính trị mới: Anh là nước
quân chủ lập hiến, Pháp là nước cộng hịa
Qua đó học sinh hệ thống được kiến thức cơ bản của nội dung bài 1 và 2.

Ví dụ2: Sau khi học xong bài 3 (Cách mạng công nghiệp), giáo viên cho học sinh so
sánh 2 lược đồ của nước Anh thế kỉ XVIII và thế kỉ XIX để thấy được sự đổi mới nước
Anh sau khi hoàn thành cách mạng cộng nghiệp::
Trả lời: Thành phố trên 50.000 dân và các vùng công nghiệp xuất hiện ngày càng
nhiều. Hệ thống mạng lưới đường sắt ra đời nối liền các thành phố, vùng công nghiệp
và các trung tâm công nghiệp => Nền kinh tế phát triển mạnh, đưa nước Anh trở thành
công xưởng của thế giới, mở đầu cuộc cách mạng cơng nghiệp, có nền kinh tế phát triển
nhất thế giới vào cuối thế kỉ XIX.
Ví dụ 3: Học xong bài 6 (Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX)
giáo viên cho học sinh so sánh vị trí của các nước qua bảng sau:
Năm/Vị trí
Thứ nhất
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
1870
Anh
Pháp
Đức

1913

Đức
Anh
Pháp
Ví dụ 4: Sau khi học xong bài 19 (Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới). Giáo
viên đặc câu hỏi:
?So sanh q trình thốt khỏi khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 của Anh,
Pháp, Đức, Italya, Nhật, Mĩ như thế nào?


11


Phương pháp nâng cao hiệu quả trong dạy và học mơn lịch sử 8
Anh - Pháp
Đức – Italya – Nhật

Cách
-Thốt ra khỏi - Thoát ra cuộc khủng hoảng bằng -Thực hiện chính
thốt
khỏi
khủng

khủng

hoảng cách phát xít hóa chế độ thống trị sách mới của Ru-

bằng những chính và phát động cuộc chiến tranh để dơ-ven.
sách

cải

cách phân chia lại thế giới.

hoảng

kinh tế - xã hội
? So sánh nền kinh tế của các nước Mĩ, Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ

nhất có những điểm gì giống và khác nhau:

Trả lời:
- Giống: Được hưởng lợi từ chiến tranh và không mất mát gì, kinh tế đều phát triển
mạnh,
- Khác: Mĩ kinh tế phát triển trong suốt thập niên 20 của thế kỉ XX, Nhật Bản chỉ phát
triển trong vài năm đầu sau chiến tranh.
Ví dụ 6: Qua bài 21 (Chiến tranh thế giới thứ II). Giáo viên cần nêu câu hỏi?
?So sánh kết cục của cuộc chiến tranh thế giới thứ thứ I và thứ II?
Trả lời:
- Chiến tranh thế giới thứ nhất: 10 triệu người chết, 20 triệu người bị thương và
tàn tật, thiệt hại vật chất lên đến 85 tỉ USD, nhiều thành phố cầu cống đường sá bị phá
hủy.
- Chiến tranh thế giới thứ hai: 60 triệu người chết, 90 triệu người bị thương, thiệt
hại vật chất gấp 10 lần cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất, bằng tất cả các cuộc chiến
tranh trong hành nghìn năm trước cộng lại.
12


Phương pháp nâng cao hiệu quả trong dạy và học mơn lịch sử 8
=> Qua việc so sánh đó học sinh thấy được sự tàn khốc của chiến tranh, sự nguy
hiểm mà nó để lại cho lồi người, từ đó các em có ý thức hơn việc bảo vệ hịa bình
chung của thế giới.
Ví dụ 7: Sau khi học xong bài 25 (Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc). Giáo viên nêu
câu hỏi: Hãy so sánh sự khác nhau về lãnh thổ Việt Nam qua các hiệp ước mà triều đình
Huế lần lược kí với Pháp?
Trả lời:
-Hiệp ước Nhâm Tuất (5/6/1862): Triều đình Huế chính thức thừa nhận quyền
đơ hộ của Pháp ở ba tỉnh miền Đơng Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa).
- Hiệp ước Giáp Tuất (15/3/1874): Triều đình Huế chính thức thừa nhận sáu tỉnh
Nam Kỳ thuộc quyền đô hộ của Pháp.
- Hiệp ước Hác-măng (25/8/1883): Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo

hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì, cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung Kì nhập vào Nam
Kì, ba tỉnh Thanh-Nghệ -Tỉnh sáp nhập vào Bắc Kì. triều đình Huế chỉ cai quản phần đất
nhỏ của Trung Kì, nhưng mọi giao thiệp đều thông qua viên khâm sứ của Pháp ở Huế.
- Hiệp ước Pa-tơ-nốt (6/6/1884): Chỉ sửa đổi ranh giới của khu vực Trung Kì để
xoa dịu dư luận và lấy lịng vua quan phong kiến bù nhìn. Và nó cũng chấm dứt sự tồn
tại của triều đình phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là quốc gia độc lập, thay vào đó là
chế độ thuộc địa nữa phong kiến.

13


Phương pháp nâng cao hiệu quả trong dạy và học môn lịch sử 8
=> Qua việc so sánh học sinh thấy được sự bạc nhược, bảo thủ, bất lực của triều
đình Huế, sợ mất ngai vàng của dịng họ mình mà từng bước đầu hàng chấp nhận làm
tay sai cho thực dân Pháp.
Ví dụ 8: Qua bài 27 (Khởi nghĩa Yên Thế), giáo viên cần nêu câu hỏi: So sánh điểm
khác nhau cơ bản của cuộc khởi nghĩa Yên Thế với các cuộc khởi nghĩa hưởng ứng bởi
phong trào Cần Vương?
Trả lời:
*Cuộc khởi nghĩa Yên Thế:
- Cuộc khởi nghĩa Yên Thế thời gian kéo dài lâu hơn gần 30 năm.
- Mục tiêu đấu tranh là bảo vệ hịa bình, bảo vệ mảnh đất nơi mình sinh sống,
khơng đấu tranh vì mục tiêu khôi phục chế độ phong kiến.
- Lãnh đạo và lực lượng tham gia đều là những nông dân bình thường u cuộc
sống hịa bình.
- Địa bàn hoạt động ở một địa phương Yên Thế (Bắc Giang)
- Thời gian kéo dài hơn gần 30 năm
*Các cuộc khởi nghĩa hưởng ứng bỡi phong trào cần vương:
-Lãnh đạo: Văn thân và sĩ phu yêu nước
- Lực lượng tham gia: Tất cả các tầng lớp trong xã hội

- Địa bàn hoạt động rộng, liên kết nhiều tỉnh thành.
- Thời gian tồn tại không lâu, dể bị thực dân Pháp đàn áp
- Mục tiêu đấu tranh: Khôi phục chế độ phong kiến
14


Phương pháp nâng cao hiệu quả trong dạy và học môn lịch sử 8
2/ Phương pháp 2: Kể chuyện lịch sử có liên quan đến bài học.
Mỗi bài lịch sử thường hay có những con người của lịch sử, nên cũng thường có
những câu chuyện gắn vào những sự kiện lịch sử ấy.
Như ta đã biết lứa tuổi học sinh phổ thơng cơ sở rất hay có tính tị mị muốn khám
phá cái mới lạ. Đây là tâm lý chung của lứa tuổi. Để tránh sự nhàm chán, giáo viên nên
dành chút thời gian (nếu có thể) để kể cho các em nghe những câu chuyện về cuộc đời,
sự nghiệp của những con người gắn với những sự kiện lịch sử trong bài học, hay những
biến động của những sự kiện lịch sử, nhằm minh hoạ cho bài học một cách sinh động
hơn.
Ví dụ 1:Sau khi học xong bài 25 tiết 2. (Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc) Giáo
viên cần nêu vài nét về vua Tự Đức.
Tự Đức (22 tháng 9, 1829 – 19 tháng 7, 1883), còn gọi là Nguyễn Dực Tơng , là
vị Hồng đế thứ 4 của nhà Nguyễn, vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt
Nam. Ông tên thật là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm hay cịn có tên Nguyễn Phúc Thì . Ơng
là vị vua có thời gian trị vì lâu dài nhất của nhà Nguyễn, trị vì từ năm 1847 đến 1883,
tổng cộng 36 năm.Triều đại của ông đánh dấu nhiều biến đổi với vận mệnh Đại Nam.
Ví dụ 2: Sau khi dạy bài Khởi nghĩa Yên Thế giáo viên giới thiệu vài nét về
người anh hùng Hoàng Hoa Thám
Hoàng Hoa Thám (tên thật: Trương Văn Thám (Đề Thám). Sinh (1858 - 1913),
người lãnh đạo cuộc Khởi nghĩa Yên Thế (1885 - 1913) chống Pháp. Quê làng Dị Chế,
huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên; di cư lên Sơn Tây (Hà Tây), rồi đến Yên Thế (Bắc
15



Phương pháp nâng cao hiệu quả trong dạy và học môn lịch sử 8
Giang). Năm 1885, tham gia khởi nghĩa của Cai Kinh (Hồng Đình Kinh) ở Lạng Giang.
Sau khi Cai Kinh chết, Đề Thám tiếp tục hoạt động, lập căn cứ ở Yên Thế và trở thành
thủ lĩnh danh tiếng nhất của phong trào nông dân chống Pháp. Trong gần 30 năm lãnh
đạo đã tổ chức đánh nhiều trận đánh lớn, Pháp phải hai lần giảng hoà với Đề Thám.
Nhiều sĩ phu như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Phạm Văn Ngơn, Lê Văn Hn,
Nguyễn Đình Kiên... đã gặp gỡ Hoàng Hoa Thám và bàn kế hoạch phối hợp hành động.
Đầu 1909, Pháp mở cuộc tấn công quy mô lớn nhằm tiêu diệt nghĩa quân. Đề Thám vừa
tổ chức đánh trả, vừa phải rút lui khỏi Yên Thế, đến Thái Nguyên, Tam Đảo. Lực lượng
nghĩa quân giảm sút dần và tới cuối 1909 bị tan rã. Đề Thám phải sống ẩn náu trong núi
rừng Yên Thế. Bị tay sai của Pháp sát hại 10.2.1913.
3/ Phương pháp 3: Dạy học bằng phương pháp sử dụng máy chiếu:
Hiện nay được sự khuyến khích của bộ giáo dục và đào tạo, sự quan tâm của ban
giám hiệu, phụ huynh học sinh. nên việc áp dụng công nghệ thông tin vào trường học là
điều rất cần thiết.
Trong quá trình dạy học bằng máy chiếu giáo viên có thể sưu tầm được nhiều hình
ảnh, nhiều đoạn phim hay có liên quan đến bài học, học sinh có thể học thích thú hơn.
Ví dụ 1: Trong bài 2 (Cách mạng tư sản Pháp thế kỉ XVIII)

16


Phương pháp nâng cao hiệu quả trong dạy và học môn lịch sử 8

17


Phương pháp nâng cao hiệu quả trong dạy và học mơn lịch sử 8
Ví dụ 2: Trong bài 3 (Cách mạng cơng nghiệp)


Ví dụ 3: Qua bài chiến tranh thế giới thứ II, giáo viên đưa một số hình ảnh về hậu quả
của chiến tranh.

18


Phương pháp nâng cao hiệu quả trong dạy và học mơn lịch sử 8

Ví dụ 4: Trong bài (Khởi nghĩa Yên Thế), giáo viên cần đưa một số hình ảnh minh họa
như;

19


Phương pháp nâng cao hiệu quả trong dạy và học môn lịch sử 8

4/ Phương pháp 4: Phương pháp sơ đồ tư duy:
Lịch sử là môn học với nhiều sự kiện khác nhau, nhiều ngày tháng, khó nhớ vì
vậy sơ đồ tư duy là phương pháp tốt nhất giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức một
cách cụ thể cơ đọng nhất học sinh dể hiểu dể nhận biết. Đặc biệt sơ đồ tư duy có thể thực
hiện được nhiều phần như từng mục, từng bài hoặc từng chương.
20


Phương pháp nâng cao hiệu quả trong dạy và học mơn lịch sử 8
Ví dụ 1/ Sau khi học xong bài 2 (Cách mạng tư sản Pháp), giáo viên cho học sinh đúc
kết bài học bằng sơ đồ tư duy như sau:

Ví dụ 2/ Sau khi học xong bài 18 (Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới) giáo viên

cho học sinh vẽ sơ đồ:

21


Phương pháp nâng cao hiệu quả trong dạy và học mơn lịch sử 8

Ví dụ 3: Sau khi dạy bài Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới giáo viên hình
thành sơ đồ thư duy cho học sinh như sau:

22


Phương pháp nâng cao hiệu quả trong dạy và học mơn lịch sử 8
Ví dụ 4: Sau bài 27 (Khởi nghĩa Yên Thế)

Ví dụ 5/ Sau bài 28 (Trào lưu cải cách duy Tân ở Việt Nam)

23


Phương pháp nâng cao hiệu quả trong dạy và học môn lịch sử 8

5/ Phương pháp 5: Phương pháp sử dụng thơ văn trong dạy học lịch sử:
Để cho học sinh có tinh thần thỏa mái, hứng thú hơn trong học tập, ngoài việc sử
dụng tốt các phương pháp trên giáo viên cần sử dụng văn thơ trong trong dạy học giúp
học sinh khắc sâu hơn về kiến thức. Cũng như các môn học khác, khi học sinh đã tường
tận từ lý thuyết và được “trang bị” thêm lời nhạc tiếng thơ thì rõ ràng các tri thức khơ
cứng sẽ được “mềm hóa” hơn. Từ đó bài học ln được khắc sâu và đi vào lòng người
một cách tự nhiên. Không những thế, khi thơ ca được sử dụng đúng chỗ thì tiết học thực

sự sinh động hơn, tạo thêm “chất xúc tác” trong hứng thú của người học và đưa đến hiệu
quả bất ngờ là học sinh tham gia tiết học sáng tạo và hăng say hơn. Đây cũng là cách
giáo viên thực hiện được yêu cầu tổ chức hoạt động học tập theo hướng tích hợp mà cụ

24


Phương pháp nâng cao hiệu quả trong dạy và học mơn lịch sử 8
thể là mơn lịch sử đã tích hợp được với văn học, âm nhạc và mỹ thuật. Và việc quan
trọng hàng đầu là tạo được hứng thú học tập cho học sinh.
Theo tôi, hiện nay trong quá trình dạy học giáo viên có sử dụng văn thơ trong dạy
học lịch sử, nhưng nhìn chung trong qua trình giảng dạy và tích hợp văn thơ trong dạy
học chưa được hệ thống và chưa hiệu quả. Điều này có nhiều nguyên nhân, có thể dẫn ra
một số nguyên nhân sau: Việc sử dụng văn thơ chưa đúng lúc, chưa hợp lí, hoặc sử dụng
quá nhiều văn thơ trong một sự kiện, một tiết dạy…Nên chưa nâng cao hiệu quả bài học.
Qua kinh nghiệm của bản thân, tôi thấy rằng: Sử dụng tài liệu văn thơ trong dạy học lịch
sử sẽ có tác dụng lớn trong việc nâng cao chất lượng dạy và học, nhưng để sử dụng
chúng sao cho hiệu quả, thì tài liệu văn thơ đó phải đảm bảo giá trị giáo dưỡng, giáo dục
và giá trị văn học. Tài liệu ấy phải là một bức tranh sinh động về những sự kiện, nhân
vật lịch sử đang học, phải phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh, cần lựa chọn tài
liệu văn thơ, loại bỏ những yếu tố không phù hợp- đặc biệt là với tài liệu văn học dân
gian, như thần thoại, cổ tích, ca dao…Giáo viên cần loại bỏ những yếu tố thần bí, hoang
đường và giữ lại những điểm cơ bản, khoa học, phục vụ bài giảng. Khi sử dụng, giáo
viên chỉ đưa vào những nội dung phù hợp, tránh lạm dụng quá nhiều sẽ làm loãng nội
dung bài học lịch sử, biến giờ học sử thành giờ giới thiệu các tác phẩm văn học, ảnh
hưởng đến sự tập trung nhận thức của học sinh. Đồng thời, giáo viên cần sử dụng ngữ
điệu phù hợp với tài liệu văn học, với nội dung bài giảng một cách hợp lí, lơgic… khi đó
tính thuyết phục và hấp dẫn sẽ tăng lên.
Một số bài thơ minh họa.
25



×