Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Đánh giá sức chịu tải của đoạn sông cầu chảy qua tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.71 MB, 100 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Nguyễn Văn Tâm

ĐÁNH GIÁ SỨC CHỊU TẢI CỦA ĐOẠN
SÔNG CẦU CHẢY QUA TỈNH BẮC NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Nguyễn Văn Tâm

ĐÁNH GIÁ SỨC CHỊU TẢI CỦA ĐOẠN
SÔNG CẦU CHẢY QUA TỈNH BẮC NINH
Chuyên ngành: Khoa học Môi trường
Mã số: 8440301.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS.TS. Hà Ngọc Hiến
2. TS. Phạm Thị Thu Hà

Hà Nội - 2019



LỜI CẢM ƠN
Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới PGS.TS Hà Ngọc Hiến và
TS. Phạm Thị Thu Hà đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình
học tập và nghiên cứu.
Em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô giáo trong khoa Môi trường, trường
đại học Khoa học Tự nhiên, đặc biệt là các thầy, cô giáo trong bộ môn Sinh thái
Môi Trường đã truyền đạt cho em nhiều kiến thức quí báu.
Em xin được gửi lời cảm ơn tới các anh chị cán bộ Viện Công nghệ môi
trường thuộc Viện Hàn Lâm và Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ em trong quá trình làm luận văn.
Cuối cùng em xin được tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới gia đình bạn bè những
người đã luôn bên cạnh và ủng hộ em trong suốt quá trình học tập.
Luận văn được thực hiện dưới sự hỗ trợ một phần tài trợ kinh phí của đề tài cấp
Viện Hàn lâm KHCNVN VAST07.05/18-19.
Hà Nội, ngày tháng 12 năm 2019
Học viên
Nguyễn Văn Tâm


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................7
1. Mục tiêu và nội dung của đề tài:.............................................................................8
2. Đối tượng nghiên cứu: ............................................................................................9
3. Phạm vi nghiên cứu: ...............................................................................................9
4. Nội dung nghiên cứu: ..............................................................................................9
5. Đóng góp mới của đề tài: ........................................................................................9
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................10
1.1. Tổng quan về sức chịu tải ................................................................................10
1.1.1. Các khái niệm liên quan ..................................................................................10
1.1.2. Các nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước mặt .............................................14

1.2. Những nghiên cứu về đánh giá sức chịu tải nƣớc sông trên thế giới và ở
Việt Nam...................................................................................................................14
1.2.1. Những nghiên cứu về sức chịu tải nước sông trên thế giới ............................14
1.2.2. Những nghiên cứu về sức chịu tải nước sông ở Việt Nam ..............................22
1.3. Tổng quan về mô hình chất lƣợng nƣớc có thể dùng tính tốn sức chịu tải
ơ nhiễm trong sơng ..................................................................................................23
1.3.1. Một số mơ hình mô phỏng chất lượng nước của Việt Nam ............................23
1.3.2. Một số mơ hình mơ phỏng chất lượng nước của nước ngoài .........................25
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................29
2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................29
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu .....................................................................................29
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................37
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ..................................................................38
2.2.1. Thời gian nghiên cứu ......................................................................................38
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu .......................................................................................38
2.3. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................38
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu.................................................................................38

1


2.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp ...............................................38
2.4.2. Phuơng pháp kế thừa ......................................................................................39
2.4.3. Phương pháp tính tốn tải lượng ơ nhiễm ......................................................39
2.4.4. Phương pháp mơ hình .....................................................................................40
2.4.5. Phương pháp xử lý số liệu...............................................................................42
2.4.6. Phương pháp đánh giá sức chịu tải, khả năng tiếp nhận nước thải đối với lưu
vực sông.....................................................................................................................42
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..............................45
3.1. Ƣớc tính tải lƣợng ơ nhiễm..............................................................................45

3.1.1. Tải lượng ô nhiễm từ các nguồn phân tán ......................................................45
3.1.2 Tải lượng ô nhiễm từ nguồn thải điểm .............................................................50
3.2. Thiết lập mô hình QUAL2K đối với sơng Cầu ..............................................56
3.2.1 Thời đoạn tính tốn ..........................................................................................56
3.2.2. Mạng sơng và đầu vào chất lượng nước .........................................................56
3.2.3. Kết quả kiểm định mơ hình (2 mùa) ................................................................59
3.3. Áp dụng mơ hình tính tốn sức chịu tải cho đoạn sông cầu chạy qua tỉnh
Bắc Ninh ...................................................................................................................67
3.3.1 Các đoạn sông và phân vùng sử dụng nước ....................................................67
3.3.2. Sức chịu tải đối với BOD ................................................................................67
3.3.3. Sức chịu tải đối với COD ................................................................................72
3.4. Đề xuất các giải pháp bảo vệ, kiểm sốt mơi trường nước cho vùng nghiên cứu ..77
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................80
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................81
PHỤ LỤC .................................................................................................................85

2


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Viết đầy đủ

BTNMT

Bộ Tài nguyên và Môi trường

BYT


Bộ Y tế

EPA

Cục bảo vệ Môi trường

WHO

(World Health Organization) Tổ chức y tế thế giới

LVS

Lưu vực sông

LHQ

Liên hợp quốc

NHK

Ngũ Huyện Khuê

KCN

Khu công nghiệp

QV

Quế Võ


QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

SCT

Sức chịu tải

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TCCP

Tiêu chuẩn cho phép

TC CLN

Tiêu chuẩn chất lượng nước

TMDL

Tổng tải lượng ô nhiễm tối đa theo ngày

TPLCS

Hệ thống kiểm soát tổng tải lượng theo khu vực

TPMLS


Hệ thống quản lý tổng tải lượng thải ra môi trường nước

3


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Khái qt quy trình thực hiện TPLCS ......................................................18
Hình 2.1. Lưu vực sơng Cầu .....................................................................................30
Hình 2.2. Khu vực nghiên cứu và các tiểu lưu vực của LVS Cầu ............................34
Hình 3.1. Kết quả kiểm định nhiệt độ nước sơng tháng 11 năm 2016 dọc theo
sơng Cầu ...................................................................................................................60
Hình 3.2. Kết quả kiểm định nồng độ DO tháng 11/2016 dọc theo sơng Cầu .........60
Hình 3.3. Kết quả kiểm định nồng độ BOD tháng 11/2016 dọc theo sơng Cầu .......61
Hình 3.4. Kết quả kiểm định nồng độ COD tháng 11/2016 dọc theo sơng Cầu .......61
Hình 3.5. Kết quả kiểm định nồng độ Tổng N tháng 11/2016 dọc theo sơng Cầu ...62
Hình 3.6. Kết quả kiểm định nồng độ Tổng P tháng 11/2016 dọc theo sơng Cầu....62
Hình 3.7. Kết quả kiểm định nhiệt độ nước sông tháng 7 năm 2016 dọc theo
sông Cầu ...................................................................................................................63
Hình 3.8. Kết quả kiểm định nồng độ BOD tháng 7/2016 dọc theo sơng Cầu .........63
Hình 3.9. Kết quả kiểm định nồng độ COD tháng 7/2016 dọc theo sông Cầu .........64
Hình 3.10. Kết quả kiểm định nồng độ Tổng N tháng 7/2016 dọc theo sơng Cầu ...64
Hình 3.11. Kết quả kiểm định nồng độ Tổng P tháng 7/2016 dọc theo sơng Cầu ...65
Hình 3.12. Diễn biến nồng độ BOD dọc theo sơng Cầu (mùa khơ) .........................68
Hình 3.13. Diễn biến nồng độ BOD dọc theo sơng Cầu (mùa mưa) ........................70
Hình 3.14. Diễn biến nồng độ COD dọc theo sông Cầu (mùa khơ) .........................73
Hình 3.15. Diễn biến nồng độ COD dọc theo sông Cầu (mùa mưa) ........................75

4



DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Lưu lượng nước thải phát sinh từ các hoạt động kinh tế - xã hội .......52
Biểu đồ 3.2. Tải lượng BOD đóng góp hàng năm của các loại nguồn ô nhiễm .......53
Biểu đồ 3.3. Tải lượng COD đóng góp hàng năm của các loại nguồn ơ nhiễm .......54
Biểu đồ 3.4. Tải lượng T-N đóng góp hàng năm của các loại nguồn ơ nhiễm.........54
Biểu đồ 3.5. Tải lượng T - P đóng góp hằng năm của các loại nguồn ô nhiễm .......55

5


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Tải lượng ô nhiễm vào sông Cầu từ nguồn dân sinh năm 2016 ..............45
Bảng 3.2. Tải lượng ô nhiễm vào sông Cầu từ nguồn thương mại và dịch vụ
năm 2016 ..................................................................................................................47
Bảng 3.3. Hệ số phát thải của các lồi vật ni ........................................................48
Bảng 3.4. Tải lượng ô nhiễm vào sông Cầu từ nguồn chăn nuôi năm 2016 ............48
Bảng 3.5. Tải lượng ô nhiễm vào sông Cầu từ nguồn sử dụng đất năm 2016 .........49
Bảng 3.6. Tổng tải lượng ô nhiễm nguồn điểm cho các tiểu lưu vực ......................51
Bảng 3.8. Tỷ lệ các thành phần N và P trong nước sông và nguồn thải LVS Cầu...56
Bảng 3.9. Vị trí của điểm đầu nguồn và các nhánh sơng .........................................56
Bảng 3.10. Lưu lượng các nhánh sông mùa khô (tháng 11/2016) ...........................58
Bảng 3.11. Lưu lượng các nhánh sông mùa mưa (tháng 7/2016) ............................59
Bảng 3.12. Thơng số mơ hình chất lượng nước cho đoạn sông Cầu sau hiệu chỉnh 65
Bảng 3.13. Phân vùng sử dụng nước theo các đoạn trên lưu vực sông Cầu ............67
Bảng 3.14. Sức chịu tải BOD phân bố cho các đoạn sông .......................................68
Bảng 3.15. Khả năng làm sạch BOD của các đoạn sông..........................................69
Bảng 3.16. Khả năng tiếp nhận BOD của các đoạn sông .........................................69
Bảng 3.17. Sức chịu tải BOD phân bố cho các đoạn sông .......................................71

Bảng 3.18. Khả năng làm sạch BOD của các đoạn sông..........................................71
Bảng 3.19. Khả năng tiếp nhận BOD của các đoạn sông .........................................71
Bảng 3.20. Sức chịu tải BOD của các đoạn sông vào mùa mưa và mùa khô ..........72
Bảng 3.21. Sức chịu tải COD phân bố cho các đoạn sông .......................................73
Bảng 3.22. Khả năng tự làm sạch COD của các đoạn sông .....................................74
Bảng 3.23. Khả năng tiếp nhận COD của các đoạn sông .........................................74
Bảng 3.24. Sức chịu tải COD phân bố cho các đoạn sông .......................................75
Bảng 3.25. Khả năng tự làm sạch COD của các đoạn sông .....................................76
Bảng 3.26. Khả năng tiếp nhận COD của các đoạn sông .........................................76
Bảng 3.27. Sức chịu tải COD của các đoạn sông vào mùa mưa và mùa khô ..........77

6


MỞ ĐẦU

Sơng Cầu là một trong những sơng chính của hệ thống sơng Thái Bình,
chiếm 47% diện tích tồn lưu vực. Sơng Cầu bắt nguồn từ núi Vân Ơn, với độ cao
1.527 mét về phía đơng nam của dãy Pia-bi-oc ở tỉnh Bắc Kạn. Chiều dài sông Cầu
là 288 km chảy qua huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn), Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh
và điểm cuối của con sông này là Phả Lại, Chí Linh, Hải Dương.
Nguồn nước sơng Cầu là nguồn cung cấp nước chính cho việc sử dụng trong
sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản của các tỉnh thuộc lưu
vực Sơng. Theo tính tốn của Phạm Xuân Sự và các cộng sự, tổng lượng nước trung
bình hàng năm của sơng Cầu đến trạm thuỷ văn Thác Giềng là khoảng 546 triệu mét
khối một năm, lưu lượng trung bình năm đến Trạm thuỷ văn Thác Bưởi khoảng
1.600 triệu mét khối/năm và lưu lượng trung bình hàng năm vào cửa sông Cầu
khoảng 4.500 triệu mét khối/năm. Trong đó, tổng lưu lượng nước sơng Cơng hàng
năm là 899 triệu mét khối/năm (chiếm khoảng 19,8% tổng dòng chảy hàng năm của
sơng Cầu), dịng chảy hàng năm của sơng Cà Lồ khoảng 880 triệu mét khối/năm

(khoảng 19,5% dòng chảy hàng năm của sông Cầu). Tài nguyên nước của lưu vực
sông Cầu rất dồi dào nhưng thay đổi theo thời gian. Tổng lưu lượng nước trong 05
tháng vào mùa lũ (từ tháng 6 đến tháng 10) chiếm từ 80% đến 85% tổng lưu lượng
hàng năm; tổng lưu lượng cho 07 tháng khác (mùa khô) chỉ chiếm 15% - 20% tổng
lưu lượng hàng năm [25]. Hồ Núi Cốc là hồ chứa lớn nhất được xây dựng trên sông
Công và nguồn nước cung cấp cho thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công và
cho các hoạt động nông nghiệp ở hạ du. Hồ chứa Đại Lải được xây dựng ở sông Cà
Lồ để cung cấp nước cho huyện Xuân Hòa (tỉnh Vĩnh Phúc) và huyện Mê Linh. Tại
thành phố Thái Nguyên, đập Thác Huống được xây dựng trên sông Cầu để tăng
mực nước cho thủy lợi ở tỉnh Bắc Giang. Trong suốt những tháng mùa khô, mực
nước thượng lưu đập Thác Huống thấp hơn mức nước đập tràn, do đó hầu hết nước
sơng Cầu chảy vào kênh tưới tiêu và chỉ một lượng nước nhỏ chảy xuống các khu
vực hạ lưu của đập Thác Huống. Do đó, có thể nói rằng chế độ dòng chảy và chất

7


lượng nước của lưu vực sông Cầu đã bị ảnh hưởng bởi nhiều hoạt động kinh tế-xã
hội trong lưu vực.
Hiện tại sông Cầu đang chịu tác động rất lớn từ các nguồn nước thải từ nhiều
địa phương, ảnh hưởng tới chất lượng nước sông cũng như đời sống của các sinh
vật thủy sinh. Đoạn sông cầu chảy qua Tỉnh Bắc Ninh đã và đang chịu tác động rất
lớn từ các nguồn thải gây ô nhiễm nước do Bắc Ninh là tỉnh có nhiều nhà máy cơng
nghiệp, các làng nghề, các cơ sở khai thác vật liệu xây dựng, các nguồn thải chất
thải rắn và rác thải bệnh viện... Do vậy, việc đánh giá sức chịu tải và khả năng tiếp
nhận nước thải của đoạn sông Cầu chảy qua tỉnh Bắc Ninh là rất cần thiết.
Việc đánh giá sức chịu tải của sông đang được các cơ quan quản lý môi
trường ở Việt Nam rất quan tâm, Bộ tài nguyên và Môi trường đã ra thông tư
76/2017/TT – BTNMT ngày 29 tháng 12 năm 2017 quy định về đánh giá khả năng
tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sơng hồ. Để đóng góp các thơng

tin phục vụ quản lý và quy hoạch nguồn nước sơng Cầu thì việc đánh giá sức chịu
tải và khả năng tiếp nhận nguồn nước thải là cần thiết. Vì vậy tơi thực hiện nghiên
cứu đề tài: “Đánh giá sức chịu tải của đoạn sông Cầu chảy qua tỉnh Bắc Ninh”
1. Mục tiêu và nội dung của đề tài:
Mục tiêu: Đánh giá được sức chịu tải của đoạn sông Cầu chảy qua tỉnh Bắc Ninh là
cơ sở quản lý và quy hoạch sử dụng tài ngun nước sơng Cầu.
Nội dung:
- Ước tính tải lượng ô nhiễm của các nguồn thải phân tán và nguồn điểm thải vào
các tiểu lưu vực thuộc lưu vực sông Cầu;
- Thiết lập và kiểm định mơ hình chất lượng nước cho các đoạn sông thuộc lưu vực
sông Cầu;
- Áp dụng mơ hình tính tốn sức chịu tải cho đoạn sông Cầu đi qua Bắc Ninh, đánh
giá khả năng tiếp nhận của đoạn sông trên cơ sở số liệu phát triển kinh tế xã hội
trong niên giám thống kê của khu vực.

8


2. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Các đoạn sơng trên tồn bộ lưu vực sơng Cầu, trọng tâm
đoạn sông Cầu chảy qua tỉnh Bắc Ninh.
3. Phạm vi nghiên cứu:
Khơng gian: Nghiên cứu tiến hành trên tồn bộ lưu vực sơng Cầu, sau đó tính tốn
đưa ra đánh giá sức chịu tải về đoạn sông Cầu chảy qua Tỉnh Bắc Ninh;
Đoạn sông Cầu chảy qua địa phận tỉnh Bắc Ninh, (điểm đầu là giao giữa
sông Cà Lồ và sông Cầu đến điểm giao giữa sông Cầu và sông Thái Bình, dài
70km);
Thời gian: Đánh giá sức chịu tải và khả năng tiếp nhận nước thải của đoạn sông Cầu
vào mùa mưa và mùa khô ( dựa trên các số liệu thống kê năm 2016).
4. Nội dung nghiên cứu:

- Tính tốn tải lượng ô nhiễm của các nguồn điểm và nguồn phân tán trong khu vực
nghiên cứu theo các tiểu lưu vực;
- Thiết lập và kiểm định mơ hình mơ phỏng chất lượng nước sơng Cầu bằng mơ
hình chất lượng nước QUAL2K;
- Áp dụng quy trình tính tốn đánh giá sức chịu tải và khả năng tiếp nhận của đoạn
sông Cầu chảy qua tỉnh Bắc Ninh vào mùa khô và mùa mưa;
- Đề xuất giải pháp quản lý chất lượng nước cho vùng nghiên cứu.
5. Đóng góp mới của đề tài:
- Có những số liệu mới về tải lượng ơ nhiễm cuả các tiểu lưu vực thuộc sông Cầu.
- Xác định sức chịu tải và khả năng tiếp nhận của đoạn sông Cầu chảy qua tỉnh Bắc
Ninh vào mùa khô và mùa mưa;
- Đề xuất giải pháp để bảo vệ môi trường nước sông cho khu vực nghiên cứu.

9


CHƢƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về sức chịu tải
1.1.1. Các khái niệm liên quan
a. Khả năng phục hồi sinh thái
Theo Hội đồng nghiên cứu Quốc gia Mỹ, trong báo cáo năm 1992 về Khả
năng phục hồi của hệ sinh thái đất ngập nước định nghĩa: “Khả năng tự phục hồi là
khả năng của một hệ sinh thái trở về trạng thái tương đối gần với trạng thái ban đầu
trước khi xuất hiện nhân tố biến đổi”. Khả năng tự phục hồi có liên quan đến việc
tái thiết lập các chức năng của hệ sinh thái trước khi biến đổi, cũng như các tính
chất vật lý, hóa học và sinh học liên quan của nó.
Một trong những đặc điểm của quá trình tự phục hồi là kết quả vận động của
cả hệ thống sinh thái, chứ không thể là kết quả vận động của một nhân tố riêng lẻ
bất kỳ nào. Theo Tiểu ban đất ngập nước, trong Ủy ban Dữ liệu Địa lý Liên bang thì
sự tự phục hồi có thể được định nghĩa như là “quá trình vận động của các tính chất

vật lý, hóa học, sinh học của một khu vực (đất ngập nước) nhằm phục hồi trở lại các
chức năng tự nhiên của lưu vực trước khi có sự biến đổi, suy thối”.
Khi chịu một tác động ô nhiễm, mối quan hệ tác động - phản ứng - phục hồi
của hệ sinh thái với tác động ơ nhiễm đó được thiết lập, trong đó tác động có thể
được coi là một tác nhân, hoạt động làm thay đổi tính chất, chức năng của hệ sinh
thái so với bình thường. Phản ứng của một hệ sinh thái với một tác động ơ nhiễm có
thể được coi như quá trình biến đổi động hoặc tĩnh của hệ sinh thái như là kết quả
của tác động.
b. Quá trình tự phục hồi của lƣu vực sơng
Những dấu hiệu khi lưu vực sông bắt đầu bị ô nhiễm xuất hiện với việc giảm
nồng độ ơxy hịa tan (DO) trong nước, số lượng các thực vật thủy sinh bản địa suy
giảm, các tính chất vật lý thơng thường của nước biến đổi (biến đổi màu, độ đục
tăng, có mùi vị lạ, bắt đầu xuất hiện các loại động thực vật ưa ô nhiễm như cỏ dại,
rêu ...). Ở mức độ cao hơn, xảy ra hiện tượng chết hoặc di cư hàng loạt các loài

10


động vật bậc cao, hàm lượng vi sinh vật loài nấm và vi khuẩn gia tăng, đặc biệt là vi
khuẩn yếm khí, rêu tảo phát triển mạnh, độ đục, độ màu tăng đáng kể. Cuối cùng,
xảy ra các hiện tượng lên men, thối rữa, khi hàm lượng ơxy hịa tan giảm tới xấp xỉ
0, nhiều loài sinh vật bản địa biến mất. Mơi trường nước có khả năng tự làm sạch
thơng qua một loạt các q trình biến đổi lý - hóa - sinh học như lắng, lọc, tạo keo,
hấp phụ, phân tán, biến đổi có hoặc khơng xúc tác hóa học, sinh học, ơxy hóa khử,
thủy phân, polyme hóa hay các quá trình trao đổi chất và sau một thời gian bị ơ
nhiễm nước có thể trở về trạng thái ban đầu. Cơ sở để quá trình này đạt hiệu quả
cao phụ thuộc chủ yếu vào hàm lượng ôxy hịa tan. Vì vậy, q trình tự làm sạch
trong mơi trường nước động (sông, suối) dễ thực hiện hơn so với mơi trường nước
tĩnh (hồ, ao) do q trình đối lưu và khuếch tán ơxy của khí quyển vào nước xảy ra
dễ dàng hơn. Ngồi ra, hàm lượng ơ xy cũng phụ thuộc vào hàm lượng tảo, vi tảo và

các thực vật thủy sinh khác đóng vai trị quyết định trong việc cung cấp ôxy trong
nước thông qua các phản ứng quang hợp. Khi các chất ô nhiễm được đưa vào nước
quá nhiều, vượt quá giới hạn của khả năng tự làm sạch thì kết quả là nước sẽ bị ô
nhiễm lâu dài.
Như vậy, đối với lưu vực sông, có thể coi khả năng phục hồi chất lượng là
quá trình phục hồi các chức năng tự nhiên của hệ sinh thái đã bị mất hoặc biến đổi
sau khi chịu tác động ơ nhiễm, q trình này là kết quả vận động của các tác nhân
cấu thành hệ sinh thái, bao gồm các vận động hóa học, vật lý và sinh học. Tuy nhiên,
điều này chỉ đúng khi tác động ô nhiễm đã chấm dứt, cịn trong trường hợp tác động
ơ nhiễm vẫn tiếp tục kéo dài hoặc gia tăng cường độ thì phải xem xét đến khả năng
biến đổi của hệ sinh thái để thích nghi với điều kiện mới. Trong trường hợp này, khả
năng tự phục hồi của hệ sinh thái tại điểm chịu tác động khơng cịn mà phải xét đến
khả năng thiết lập hệ sinh thái mới. Như vậy, khả năng tự phục hồi của lưu vực sơng
cịn phải liên quan đến cường độ, tần suất và thời gian của tác động ơ nhiễm. Q
trình tự làm sạch của dịng sơng là tổ hợp các q trình tự nhiên như các q trình
thủy động lực, hóa học, vi sinh vật học, thủy sinh học diễn ra trong nguồn nước sông
bị nhiễm bẩn nhằm phục hồi lại trạng thái gần với chất lượng nước ban đầu.

11


c. Sức chịu tải của dịng sơng
Ngày 29/12/2017, Bộ Tài nguyên và Môi Trường đã ban hành Thông tư số
76/2017/TT-BTNMT quy định về đánh giá sức chịu tải, khả năng tiếp nhận nước
thải của sông, hồ (Thông tư số 76/2017/TT-BTNMT, nhằm đáp ứng yêu cầu của
công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước trong giai đoạn hiện nay. Thơng tư số
76/2017/TT-BTNMT có hiệu lực thi hành từ ngày 1/3/2018 và thay thế Thông tư
số 02/2009/TT-BTNMT ngày 19/3/2009 quy định việc đánh giá khả năng tiếp nhận
nước thải của nguồn nước (Thông tư số 02/2009/TT-BTNMT).
Khái niệm sức chịu tải hay khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước

(KNTN) có lẽ xuất hiện đâu đó trong các bài báo cáo hội thảo, sách giáo khoa trong
và ngoài nước, một số khái niệm.
Sức chịu tải của dịng sơng là khả năng đồng hóa vật chất tiếp nhận để duy trì
trạng thái ổn định của mơi trường. Nói cách khác sức chịu tải mơi trường chính là
khả năng tự làm sạch cao nhất mà mơi trường có thể đạt được
Từ điển thuật ngữ kỹ thuật chuyên ngành thủy lợi Anh- Việt (Nhà xuất bản
Xây Dựng, Hà Nội 2002) [18] có giải thích một số khái niệm sau:
-

Khả năng tiếp nhận (Acceptance Capacity) (tại trang 975): Lượng chất gây ô
nhiễm mà một nguồn nước/ thủy vực có thể chấp nhận mà độ ô nhiễm không
vượt qua một mức nhất định;

-

Sự đồng hóa (Assimilation) (tại trang 976) là: Khả năng tự làm sạch của một
nguồn nước/ thủy vực khỏi các chất gây ô nhiễm;

-

Khả năng đồng hóa (Assimilative Capacity) (tại trang 961) là lượng các chất
gây ô nhiễm mà một thủy vực/nguồn nước hay một vùng đất có thể hấp thụ
hoặc trung hịa trước khi chúng bắt đầu gây ra sự suy giảm đáng kể tính đa
dạng sinh học và/ hoặc chất lượng mơi trường.
Sức chịu tải của dịng sơng gắn liền với khả năng tự làm sạch của nước sông.
Khả năng tự làm sạch của nước sơng càng lớn thì lượng nước thải mà dịng

sơng có thể tiếp nhận càng lớn và ngược lại. Vì thế để tính tốn đánh giá sức chịu tải
của một dịng sơng phải đánh giá được hiện trạng và khả năng tự làm sạch của con
sơng đó.


12


Một số định nghĩa khác về sức chịu tải như sau:
- Sức chịu tải về mặt môi trường (environmental capacity) được định nghĩa bởi
GESAMP (1986) (Group Experts on the Scientific Aspects of Marine Pollution)
[18] là tính chất của mơi trường và khả năng thích nghi của nó trong việc điều tiết
một hoạt động nào đó mà khơng gây ra những tác động môi trường không thể chấp
nhận được.
- Sức chịu tải của môi trường là khả năng tiếp nhận lớn nhất tổng các nguồn thải mà
vẫn nằm trong khả năng tự làm sạch của môi trường (Williams 1996 [18]).
- Ở Việt Nam, theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 thì “Sức chịu tải của mơi
trường là giới hạn cho phép mà mơi trường có thể tiếp nhận và hấp thụ các chất ơ
nhiễm”. Từ đó có thể cho rằng “Sức chịu tải của dịng sơng là lượng chất ơ nhiễm
lớn nhất mà dịng sơng có thể tiếp nhận mà vẫn đạt tiêu chuẩn về chất lượng nước”.
- Theo điều 40 C.F.R khoản 130.2 (f) trong Luật nước sạch của Hoa Kỳ: Sức chịu
tải (loading capacity) là lượng chất ô nhiễm lớn nhất mơi trường nước có thể tiếp
nhận được mà không làm ảnh hưởng đến tiêu chuẩn chất lượng nước.
Công tác cấp phép xả nước thải vào nguồn nước, các cơ quan cấp phép của
Việt Nam phải xem xét nguồn nước tiếp nhận nước thải đang sử dụng hoặc quy
định sử dụng với mục đích gì. Với mỗi mục đích sử dụng nguồn nước thì có tiêu
chuẩn, quy chuẩn chất lượng nước mặt tương ứng.
Khi chất lượng nước của một đoạn sơng, suối nào đó đạt đến giới hạn quy
định theo mục đích sử dụng nguồn nước đó thì có thể coi đoạn sơng suối đó khơng
cịn khả năng tiếp nhận nước thải nữa, quá sức chịu tải. Như vậy có thể hiểu sức
chịu tải hay khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước là khả năng của nguồn
nước tiếp nhận nước thải đến một mức cho phép nhất định. Tại mức cho phép đó,
nơng độ các thơng số ơ nhiễm có trong nước nguồn khơng vượt q giới hạn được
quy định theo mục đích sử dụng nước.

Hiện nay, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt quy định bởi
QCNV 08/2015- BTNMT.

13


Sức chịu tải của môi trường tiếp nhận chất ô nhiễm là cơ sở khoa học để xây
dựng các tiêu chuẩn mơi trường về chất thải, tính tốn được khả năng tiếp nhận và
hình thành thị trường, thị phần ơ nhiễm (để mua bán, chuyển nhượng, trao đổi quota
ô nhiễm về khí thải, nước thải). Bộ Tài ngun và Mơi trường đã rất quan tâm đến
hướng quản lý này và đây chính là lý ra để Nhiệm vụ này được triển khai.
1.1.2. Các nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước mặt
Ơ nhiễm mơi trường nước là sự thay đổi tính chất vật lý, hóa học và sinh học
của nước, gây ra các tác động bất lợi cho sự tồn tại và phát triển của công người
cũng như các sinh vật khác.
+ Ô nhiễm sinh học : Ô nhiễm nước sinh học do các nguồn thải đơ thị hay kỹ nghệ
có các chất thải sinh hoạt, phân, nước rửa của các nhà máy đường, giấy…Sự ô
nhiễm về mặt sinh học chủ yếu do sự thải các chất hữu cơ có thể lên men được. Sự
ô nhiễm sinh học được thể hiện bằng sự nhiễm bẩn do vi khuẩn rất nặng, đặt thành
vấn đề lớn cho vệ sinh công cộng, chủ yếu ở các nước đang phát triển.
+ Ơ nhiễm hóa học do chất vô cơ: Do thải vào nước các chất nitrat, phosphate dùng
trong nông nghiệp và các chất thải do luyện kim và các công nghệ khác như Zn, Cr,
Ni, Cd, Mn, Cu, Hg là những chất độc cho thủy sinh vật.
+ Ô nhiễm do chất hữu cơ tổng hợp: Ô nhiễm này do các hydrocacbon, nông dược,
chất tẩy rửa.
+ Ô nhiễm vật lý: Các chất rắn không tan khi được thải vào nước làm tăng lượng
chất lơ lửng, tức làm tăng độ đục của nước, các chất này có thể là gốc vơ cơ hay
hữu cơ, có thể được vi khuẩn ăn. Sự phát triển của vi khuẩn và các vi sinh vật khác
lại càng làm tăng độ đục của nước và làm giảm độ xuyên thấu của ánh sáng.
1.2. Những nghiên cứu về đánh giá sức chịu tải nƣớc sông trên thế giới và ở

Việt Nam
1.2.1. Những nghiên cứu về sức chịu tải nước sông trên thế giới
Hiện nay, Vấn đề ô nhiễm nguồn nước của các con sông đã và đang được đề
cập tới nhiều trên phạm vi tồn thế giới. Theo Liên Hợp Quốc thì một nửa trong
tổng số 500 dịng sơng lớn nhất thế giới đã trở nên cạn kiệt và ô nhiễm nghiêm

14


trọng [9]. Lượng nước của các con sông lớn trên thế giới đang suy giảm nghiêm
trọng ảnh hưởng tới cuộc sống của con người, loài vật và tương lai của trái đất.
Liên hợp quốc đưa ra báo cáo chính thức để báo cáo các chính phủ về tốc độ
xuống cấp đáng báo động của các dịng sơng, ao hồ và các hệ thống cung cấp khác.
Một báo cáo khác cho biết tồn thế giới có khoảng 1,1 tỷ người thiếu nước sạch để
dùng, trung bình 5 người thì có 1 người khơng có nước sạch để dùng [9]. LHQ chọn
ngày 14/03 là ngày thế giới hành động để tập trung sự chú ý của tồn cầu tới những
dịng sơng.
Quỹ Quốc tế về thiên nhiên (WWF) vào ngày 20/3/2007 cho biết 5 dịng
sơng đang phục vụ cho khoảng 870 triệu người châu Á hiện nằm trong số 10 dịng
sơng bị đe dọa nhiều nhất trên thế giới [11].
Các dạng nước ô nhiễm thường gặp trên thế giới là ô nhiễm do dinh dưỡng, ô
nhiễm hữu cơ, ô nhiễm vi sinh vật gây bệnh, ơ nhiễm sơng do KLN và các hóa chất
độc hại khác. Trong đó ơ nhiễm chất dinh dưỡng ( nito, photpho, silic, cacbon) đang
là mối quan tâm lớn của con người. Hàm lượng cao của các chất này đã gây nên
hiện tượng phú dưỡng trong các dịng sơng chảy chậm, ở hồ và biển. Sự dư thừa
chất dinh dưỡng gây hiện tượng tảo nở hoa làm cho một số biển và con sơng bị biến
màu. Ngồi ra sự phân hủy kỵ khí sinh ra các khí độc như H2S, NH3... cộng thêm
mùi hôi thối đã làm cho các con sông trở thành sông chết.
a. Tại Mỹ
Ở Mỹ, Cục Bảo vệ Môi trường (EPA) đã đề cập đến việc kiểm sốt tổng tải

lượng ơ nhiễm trong Đạo luật về Nước sạch (Clean Water Act) [23] ban hành năm
1972. Mục 303d của văn bản này quy định mỗi Bang cần xác định các thủy vực bị ô
nhiễm nặng mà không thể xử lý bằng các phương pháp kiểm sốt ơ nhiễm hiện tại.
Đối với các thủy vực đó, các nhà quản lý của Bang cần xác định mức độ ưu tiên và
đưa ra cho từng thủy vực một giá trị “tổng tải lượng ô nhiễm tối đa theo ngày” Total Maximum Daily Load (TMDL). Mục tiêu của TMDL là đảm bảo sức chịu tải
của thủy vực và dựa vào đó để phân bổ tải lượng cho các nguồn thải khác nhau và
áp dụng các biện pháp kiểm sốt ơ nhiễm thích hợp.

15


Liên quan đến TMDL, mục 130.7, Quyển 40, Code of Federal Regulations
ban hành năm 1992 quy định các Bang tiếp tục xác định các thủy vực cần đánh giá
TMDL, cũng như xác định các chất thải đã hoặc có khả năng gây ra ô nhiễm dựa
theo các số liệu và thơng tin sẵn có. Bộ quy định này cũng nêu rõ các Bang cần đưa
vào trong báo cáo TMDL danh sách các thủy vực cần xác định TMDL, dữ liệu,
thông tin sử dụng cho việc lập danh sách và cơ sở đưa ra quyết định. Theo Bộ Quy
định cũng như theo Văn bản hướng dẫn thực hiện đánh giá TMDL, các Bang được
đề nghị cung cấp các thông tin sau cho từng thủy vực: mục tiêu chất lượng nước, tải
lượng của thủy vực, phân bố tải lượng, hệ số an toàn và đánh giá ảnh hưởng chất
lượng nước theo mùa. TMDL có thể được tính tốn theo nhiều phương pháp khác
nhau, từ các phép tính cân bằng khối lượng đơn giản cho đến các mơ hình tính tốn
chất lượng nước phức tạp.
Hiện nay, việc đánh giá TMDL đã và đang được triển khai cho nhiều loại
chất ô nhiễm khác nhau trong hầu hết các bang của nước Mỹ. Theo Quy định các
Hoạt động Bảo vệ Môi trường (Protection of the Environment Operations
Regulation) ban hành năm 2009 [23], các cơ sở xả thải ra một thủy vực phải được
cấp phép xả thải và phải trả một khoản phí theo tải lượng thải. Hình thức tính phí
theo tải lượng thải được đưa ra để các cơ sở giảm lượng phát thải các chất ơ nhiễm
ra ngồi mơi trường, cũng như khuyến khích các cơ sở này áp dụng các biện pháp

xử lý chất thải và cải thiện môi trường. Về cơ bản, mỗi cơ sở kinh doanh, sản xuất
hoặc xử lý chất thải sẽ phải chịu hai khoản phí liên quan đến xả thải: phí quản trị
dựa vào quy mơ hoạt động của cơ sở đó, và phí xả thải theo tải lượng thải (nếu có)
được tính theo cơng thức tính tốn tải lượng đề cập trong Khoản 21, Chương 2,
Phần 1 của Quy định này. Quy định cũng đề cập đến các hình thức giảm phí, do các
cơ sở thực hiện các biện pháp xử lý nhằm giảm ảnh hưởng của chất thải đến môi
trường dù tải lượng thải vẫn không đổi, hoặc do các cơ sở thực hiện cam kết với
EPA trong việc giảm tải lượng thải trong tương lai.
b. Tại Nhật Bản
Luật Kiểm sốt Ơ nhiễm Nước ban hành năm 1970 [23] đề cập đến việc xây
dựng và phê duyệt một chính sách cơ sở (fundamental policy) liên quan đến việc

16


giảm thiểu tải lượng ô nhiễm (Điều 4-2). Điều 4-3 và 4-5 của Luật này quy định
trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc lập kế hoạch giảm tải lượng
chất thải từ các nguồn thải và lập ra các tiêu chuẩn tải lượng cho từng thủy vực cụ
thể. Ban đầu việc giảm tải được thực hiện cho ô nhiễm COD. Cơng thức tính tải
lượng thải nhu cầu oxy hóa học (COD) được quy định trong Quyết định Thi hành
Luật Kiểm sốt Ơ nhiễm Nước ban hành năm 1971. Văn bản này cũng quy định đối
tượng cần kiểm soát thải lượng ô nhiễm là các nhà máy và cơ sở kinh doanh có
lượng nước thải trung bình cao hơn 50 m3.
Liên quan đến COD, các tiêu chuẩn quy định đối với tổng tải lượng ơ nhiễm
được tính theo cơng thức:
L = C x Qx 10-3
Trong đó: L: tải lượng ơ nhiễm cho phép xả thải (kg/ngày)
C: Nồng độ COD cho do chính quyền địa phương quy định (mg/l)
Q: Lưu lượng thải do chủ nguồn thải đăng ký (m3/ngày).
Năm 1979, Hệ thống kiểm soát tổng tải lượng theo khu vực (TPLCS-Total

pollution load control system) ban đầu được triển khai, nhằm đối phó với tình trạng
phú dưỡng ở các vùng biển ven bờ khép kín như vịnh Tokyo, vịnh Đảo và vịnh
Seto. Đến năm 2001, bên cạnh COD, hai thông số nữa được đưa vào sử dụng để
tính tốn tải lượng thải là T-P và T-N. Nhờ những nỗ lực triển khai quản lý tải
lượng thải nói chung và TPLCS nói riêng, Nhật Bản đã đạt được những thành tựu
đáng kể trong cơng tác kiểm sốt ơ nhiễm và cải thiện, bảo tồn mơi trường.
Khái qt về quy trình thực hiện TPLCS ở Nhật Bản được thể hiện trong
Hình 1.1. TPLCS là một hệ thống mang lại hiệu quả cao trong việc cải thiện và bảo
vệ môi trường nước dựa vào cấu trúc hệ thống này. Mặt khác, TPLCS có thể thay
đổi cấu trúc hệ thống tùy theo tính thống nhất với các hệ thống và tổ chức sẵn có
bao gồm các biện pháp bảo vệ chất lượng nước, tình trạng tiến độ, và mục đích của
việc áp dụng TPLCS ở mỗi nước.

17


Hình 1.1. Khái quát quy trình thực hiện TPLCS
TPLCS của Nhật được xem là một phương pháp hiệu quả để giảm tải ơ
nhiễm tại những vùng biển khép kín bị ô nhiễm nước nghiêm trọng. Tuy nhiên, mục
đích của việc kiểm sốt tổng tải lượng ơ nhiễm là giảm thiểu và kiểm sốt tổng tải
lượng ơ nhiễm mà vùng nước tiếp nhận. Do đó, TPLCS khơng chỉ có thể được áp
dụng ở những nơi cần giảm tải lượng ô nhiễm để hạn chế ơ nhiễm phát triển, mà
cịn có thể được sử dụng như là một biện pháp bảo vệ chất lượng nước ngay ở giai
đoạn mà chất lượng nước vẫn chưa suy thoái.

18


Quy trình áp dụng TPLCS tại Nhật cho một thủy vực cụ thể được thực hiện
theo sơ đồ dưới đây:


Ở Nhật, Tiêu chuẩn Kiểm sốt Tổng tải lượng Ơ nhiễm lấy đối tượng là các
nhóm ngành nghề. Các đối tượng đặc định, như nhà máy hay cơ sở kinh doanh có
lượng nước thải 50 m3/ngày trở lên, chuồng trại chăn nuôi lớn, nhà máy xử lý nước
thải… đều nằm trong khu vực đang áp dụng TPLCS.
Lượng nước thải được quy định là giá trị do các nhà máy và cơ sở kinh
doanh khai báo. (Ở Nhật, khi xây dựng mới hoặc mở rộng cơ sở sản xuất, thì yêu
cầu cần phải thơng báo cho chính quyền về lượng nước và chất lượng nước thải,
phương pháp xử lý nước thải, ... Nếu lượng nước thải tăng lên do mở rộng cơ sở, thì
cần thêm một thơng báo khác).

19


Các tiêu chuẩn nồng độ nước thải được quy định chia theo 215 nhóm ngành
nghề khi xét đến tính chất nước thải của từng nhóm ngành nghề nhằm để thiết lập
các giá trị tiêu chuẩn nồng độ nước thải công bằng (gọi là giá trị C). Đối với những
cơ sở kinh doanh được xây mới hoặc mở rộng, trên tiền đề áp dụng kỹ thuật môi
trường tiên tiến nhất tại thời điểm đó, giá trị C được áp dụng khắt khe hơn. Ví dụ,
giá trị C cho COD ở Nhật Bản được thiết lập cho ba giai đoạn phân chia tương ứng
với thời gian xây mới và mở rộng cơ sở sản xuất, cơng thức tính các Tiêu chuẩn
Kiểm sốt Tổng tải lượng Ô nhiễm như sau:

Khi xác định giá trị C, tỉnh trưởng/thị trưởng thiết lập giá trị dựa trên việc
xem xét tải lượng cần phải giảm để đạt được tải lượng phát thải đã ấn định cho tỉnh
thành, trong phạm vi giới hạn trên và giới hạn dưới của mỗi nhóm ngành nghề mà
Bộ trưởng Bộ Mơi trường đã quy định.
Khi thực hiện kiểm soát nước thải, quan trọng là phải đảm bảo tuân thủ tiêu
chuẩn bằng cách thiết lập tiêu chuẩn ở mức độ sao cho có thể thực hiện thơng qua
kết quả nỗ lực. Do đó, yêu cầu là phải xem xét các giá trị tiêu chuẩn nước thải dựa

trên các cuộc khảo sát về số liệu thải nước trước nay, tình trạng xử lý nước thải, …
chứ không nên thiết lập ngay các tiêu chuẩn nước thải lý tưởng.
Ngoài ra, phương thức sản xuất và kỹ thuật sản xuất của các nhà máy mang
những đặc điểm có tính khu vực, do đó cũng cần phải cân nhắc đến điểm này, và
cũng cần lưu ý rằng có những trường hợp khơng nhất thiết phải áp dụng y nguyên
các tiêu chuẩn nước thải của những quốc gia và khu vực khác.
c. Tại Hàn Quốc
Tương tự như hệ thống TMDL ở Mỹ và TPLCS ở Nhật, ở Hàn Quốc Hệ
thống quản lý tổng tải lượng thải ra môi trường nước (TPLMS) được xây dựng để
khắc phục các hạn chế của các chính sách quản lý chất lượng nước hiện hành.

20


TPLMS bao gồm các bước sau: chia hệ thống lưu vực sông thành các vùng, xác
định tiêu chuẩn chất lượng nước phù hợp với từng vùng, tính tốn tải lượng thải tối
đa cho phép và kiểm soát sao cho lượng chất thải từ từng vùng không vượt quá tải
lượng thải tối đa cho phép. TPLMS được giới thiệu ở Hàn Quốc vào năm 1998 và
đưa vào văn bản pháp luật (Đạo luật quản lý lưu vực sông và hỗ trợ dân cư trong
bốn lưu vực sơng chính, giai đoạn 1999-2002) [23]. Cụ thể, Hàn Quốc áp dụng Hệ
thống quản lý tổng tải lượng ô nhiễm nước, như sau:
Áp dụng hệ thống này cho tất cả sông, suối. Chặt chẽ hơn trong tiêu chuẩn áp dụng
TPLMS cho giai đoạn tiếp theo. Xây dựng khung cho hệ thống mua bán hạn ngạch
xả thải
Sau đó, văn bản Quy hoạch Tổng thể Quản lý Môi trường Nước cho giai
đoạn 2006-2015 của Hàn Quốc đề cập đến việc mở rộng quy mơ TPLMS [23].
Việc tính toán và kiểm soát thải lượng cho phép được thực hiện bởi chính
quyền địa phương trong từng lưu vực. Cụ thể, mỗi chính quyền địa phương phải xây
dựng một bản “Kế hoạch tổng thể TPLMS”, trong đó đề cập đến tải lượng thải cho
phép và kế hoạch quản lý tải lượng đó. Tiến độ triển khai TPLMS được đánh giá

hàng năm. Ban đầu, chỉ có thơng số BOD được sử dụng để tính tốn TPLMS,
nhưng trong giai đoạn hai (2011-2015), thơng số T-P cũng được đưa vào tính tốn.
Đến nay, TPLMS đã và đang được áp dụng cho nhiều thành phố, thị trấn
trong các lưu vực sông, đơn cử như Busan, Daegu (lưu vực sông Nakdong) vào năm
2004, Seoul, Incheon và Gyeonggi (lưu vực sông Hàn) vào năm 2013-14 [23]. Theo
Bộ Mơi trường Hàn Quốc, tính đến tháng 3 năm 2014, có 114 chính quyền địa
phương tham gia triển khai TPLMS ở cả bốn lưu vực sơng chính và cả lưu vực
nhánh sông Jinwicheon.
d. Tại Trung Quốc
Trung Quốc bắt đầu triển khai TPLCS thông qua hợp tác quốc tế với Nhật
Bản trong Kế hoạch phát triển 5 năm lần thứ chín (1996-2000) và có những nỗ lực
cải thiện mơi trường nước tuy kết quả đạt được không cao. COD được sử dụng để
tính tốn tải lượng trong Kế hoạch Phát triển 5 năm thứ mười một (2006-2010) [23].

21


Đến Kế hoạch phát triển 5 năm thứ mười hai, T-N, NH4 và T-P cũng được sử dụng
để tính tốn tải lượng thải [23].
1.2.2. Những nghiên cứu về sức chịu tải nước sơng ở Việt Nam
Nước ta có hệ thống sơng ngịi dày đặc, chỉ tính các con sơng có chiều dài
trên 10 km trở lên và có dịng chảy thường xun thì có tới 2.372 con sơng, trong đó
13 hệ thống sơng lớn có diện tích lưu vực trên 10.000 km2.
Trong những năm gần đây chính sách nước ta mở cửa và đẩy mạnh kinh tế,
nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, các cơ sở sản xuất, làng nghê... được xây
dựng. Vấn đề chất thải là một nan đề của phát triển đối với các quốc gia còn đang
phát triển. Nhiều loại chất thải đã thải hồi thẳng vào các dịng sơng mà khơng qua
xử lý [9]. Qua thời gian khả năng đồng hóa của các con sơng suy giảm, nguy cơ ô
nhiễm ngày càng tăng dần. Cho đến hơm nay có thể nói rằng tình trạng ơ nhiễm trên
những dịng sơng ở Việt Nam đang ở mức cần báo động.

Một số nghiên cứu:
+ Nghiên cứu: “Nghiên cứu, áp dụng mơ hình QUAL2K để dự báo diễn biến chất
lượng nước trên lưu vực sông Cầu” của Th.S Mạc Thị Viền , trường Đại học Khoa
Học Tự Nhiên (ĐHQGHN) năm 2014 [25], bài báo cáo đánh giá chất lượng nước
,tính tốn các nguồn thải: cơng nghiệp , nơng nghiệp, sinh hoạt, y tế, khai thác
khống sản trên sơng Cầu . Kết quả hiệu chỉnh và kiểm định mơ hình chỉ ra rằng mơ
hình QUAL2K mơ phỏng khơng khác nhiều so với thực tế. Kết quả nghiên cứu còn
chỉ ra rằng tăng nồng độ BOD , NH4 , NO3, TSS tăng dần qua các năm.
+ Nghiên cứu: “Áp dụng mơ hình QUAL2K đánh giá diễn biến chất lượng nước
dịng chính sơng Hương” của tác giả Nguyễn Bắc Giang, trường Đại học Khoa học,
Đại học Huế năm 2011 [25]. Bài báo sử dụng mơ hình QUAL2K tính tốn lan
truyền chất trong sơng Hương. Kết quả tính tốn chạy mơ hình, giá trị DO và BOD
vượt quy chuẩn cho phép 1,5 lần, NH4, NO3, PO4 vượt quy chuẩn cho phép 0,5 lần
vào năm 2010, giá trị DO và BOD vượt quy chuẩn cho phép 3 lần, NH4, NO3, PO4
vượt quy chuẩn cho phép 1 lần vào năm 2011. Tuy nhiên kết quả mô phỏng chưa
tính đến sự đóng góp các chất hữu cơ và chất dinh dưỡng ở các hồ chứa lớn và nhỏ
ở thượng nguồn sông Hương.

22


×