SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
LONG AN
ĐỀ CHÍNH THỨC
KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 NĂM HỌC 2020 – 2021
Môn thi: NGỮ VĂN (Chuyên)
Ngày thi: 17/7/2020
Thời gian làm bài: 150 phút (Khơng kể thời gian phát đề)
(Đề thi có 01 trang gồm 02 câu)
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Câu 1 (4.0 điểm)
Đọc hai đoạn trích sau:
(1) “... Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai
Ai cũng một thời trẻ trai, cũng từng nghĩ về đời mình
Phải đâu may nhờ rủi chịu, phải đâu trong đục cũng đành
Phải không anh?
Phải không em? ...”
(Theo nhạc sĩ Trần Long Ẩn, “Một đời người, một rừng cây”)
(2) “... Bên cạnh sự căng thẳng, lo âu của tồn xã hội trước mối nguy hại, thì trong “tâm
bão” của dịch bệnh, chúng ta vẫn thấy hình ảnh của những y bác sĩ, tình nguyện viên và nhiều
người dân đã sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân, có những hành động, việc làm ý nghĩa, tốt đẹp để
bảo vệ sức khỏe, tính mạng của cộng đồng. Mỗi hành động nhỏ của họ đều thắp lên niềm tin yêu,
hy vọng, vun đắp và tô thêm truyền thống nhân ái của người Việt bao đời.”
(Theo TS. Nguyễn Huy Phòng,
“Ứng xử nhân văn của người Việt trong dịch bệnh Covid-19”,
Tạp chí của Ban Tuyên giáo Trung ương ngày 5/3/2020)
Từ nội dung hai đoạn trích trên, em hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của mình
về việc xác lập thái độ sống, quan điểm sống của tuổi trẻ hiện nay.
Câu 2 (6.0 điểm)
Nhận định về đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, Giáo sư Đặng Thanh Lê cho rằng:
“... Mối đồng cảm sâu sắc với số phận và tâm tư con người kết hợp với bút lực tài hoa, Nguyễn
Du đã sáng tạo nên một đoạn thơ nổi tiếng nhất Truyện Kiều.”
Em hãy làm sáng tỏ nhận định trên qua phân tích đoạn thơ sau:
Buồn trơng cửa bể chiều hơm,
Thuyền ai thấp thống cánh buồm xa xa?
Buồn trơng ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trơng gió cuốn mặt duềnh,
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
(Theo Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo Dục Việt Nam, 2018, tr.94)
Từ đó nêu những biểu hiện của giá trị nhân đạo mà Nguyễn Du đã thể hiện trong Truyện Kiều.
---HẾT--Thí sinh khơng được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi khơng giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh: ……………………………… Số báo danh:………… Chữ ký …………………………….
Chữ ký cán bộ coi thi 1:……………………………… Chữ ký cán bộ coi thi 2:………………………………
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
LONG AN
ĐỀ CHÍNH THỨC
KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 NĂM HỌC 2020 – 2021
Môn thi: NGỮ VĂN (Chuyên)
Ngày thi: 17/7/2020
Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian phát đề)
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------HƯỚNG DẪN CHẤM
(Gồm 04 trang)
I. HƯỚNG DẪN CHUNG
- Thí sinh phải có kiến thức văn học và xã hội đúng đắn, sâu rộng; có kĩ năng làm văn nghị
luận tốt: kết cấu rõ ràng, lập luận chặt chẽ, văn viết giàu cảm xúc.
- Do đặc trưng của môn Ngữ văn nên cán bộ chấm thi cần linh hoạt trong q trình chấm.
Khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo. Chấp nhận những bài viết có ý tưởng khơng
giống hướng dẫn chấm nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục.
- Hướng dẫn chỉ nêu mức điểm của các phần nội dung lớn, cán bộ chấm thi dựa trên tổng thể
các ý thí sinh có được mà định điểm nhưng phải đảm bảo không sai lệch mức điểm đã được qui
định trong Hướng dẫn chấm và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi.
- Điểm toàn bài là tổng điểm của hai câu (10 điểm).
II. HƯỚNG DẪN CHẤM CỤ THỂ
CÂU
ĐÁP ÁN
ĐIỂM
Câu
Viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của mình về việc xác
4.0
1
lập thái độ sống, quan điểm sống của tuổi trẻ hiện nay.
Yêu cầu về hình thức và kĩ năng làm văn nghị luận xã hội: Viết một
I
bài văn nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí.
- Bố cục 3 phần rõ ràng: mở bài, thân bài, kết bài.
0.25
- Chuẩn chính tả, dùng từ, đặt câu.
0.25
- Sáng tạo: có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ, diễn đạt bằng ngôn 0.25
ngữ riêng, kết hợp dẫn chứng để tăng tính thuyết phục.
II
Yêu cầu về nội dung, kiến thức
1
Nêu đúng vấn đề cần nghị luận: Xác lập thái độ sống, quan điểm sống 0.25
của tuổi trẻ hiện nay.
2
0,75
Giải thích
- Thái độ sống chính là sự thể hiện những lời nói, cử chỉ hành động,
đánh giá, nhận xét về con người, về sự vật hiện tượng. Thái độ sống
mang tính chất tiêu cực hoặc tích cực qua những biểu hiện bên ngoài của
người đưa ra thái độ.
- Tuổi trẻ: chỉ giai đoạn tuổi thanh niên, trẻ trung, khỏe khoắn, sôi nổi
nhất... của con người.
=> Ý nghĩa thông điệp từ hai đoạn trích trên: Lời nhắn nhủ thiết tha về
một quan niệm sống tích cực: Phải biết chủ động tạo dựng cuộc sống, biết
2|5
3
4
Câu
2
gánh vác, hi sinh vì cộng đồng, sẵn sàng đương đầu, vượt lên mọi thử
thách, không thụ động buông xuôi phó mặc cho số phận, khơng cam chịu
an phận, biết giữ gìn nhân cách, những giá trị sống tốt đẹp của bản thân...
* Lưu ý:
Trường hợp thí sinh lựa chọn giải thích bằng cách nêu ý nghĩa của từng
đoạn trích, sau đó chỉ ra ý nghĩa thơng điệp chung của hai đoạn trích.
Nếu giải thích đúng thì vẫn cho điểm tối đa phần này.
Bàn luận mở rộng: Thí sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau,
miễn sao có những lí giải hợp lí, thuyết phục.
Gợi ý:
- Tuổi trẻ phải ý thức được vị trí của mình trong xã hội, từ đó chủ động
tạo dựng thái độ sống tích cực cho bản thân: có mục tiêu sống, có ước
mơ, hoài bão và chủ động phấn đấu cho ước mơ, hồi bão đó; vươn lên
khẳng định mình, khơng bng xi đầu hàng trước khó khăn, khơng dựa
dẫm ỷ lại vào người khác.
- Sống trên đời, con người cần phải biết yêu thương, chia sẻ, sống vì
mọi người, đem sức mình cống hiến cho xã hội chứ không chỉ biết sống
cho bản thân. Đây là quan niệm sống tốt đẹp, có ý nghĩa nhất, khẳng định
giá trị tồn tại của con người trong cuộc đời.
- Phê phán những người không biết quý trọng tuổi trẻ, không xây dựng
được quan điểm sống đúng đắn. Những người sống thụ động, an phận,
thiếu ý chí, nghị lực vươn lên; quên đi trách nhiệm của bản thân đối với
sự nghiệp chung của dân tộc (sống ích kỷ, chỉ mưu cầu lợi ích cá nhân,...)
* Lưu ý: Thí sinh cần đưa ra những dẫn chứng thực tế để làm sáng tỏ
luận điểm thì mới đạt điểm tối đa của phần này.
Bài học nhận thức và hành động
- Nhận thức sâu sắc về ý nghĩa to lớn của thái độ sống tích cực để có
một tương lai tốt đẹp, để cống hiến cho đất nước.
- Tuổi trẻ cần sống có lí tưởng đẹp, có ý thức bồi dưỡng lịng nhân ái, vị
tha, tích cực học tập, rèn luyện ý chí, nghị lực và kĩ năng sống; năng
động, sáng tạo, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.
Nhận định về đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, Giáo sư Đặng
Thanh Lê cho rằng: “... Mối đồng cảm sâu sắc với số phận và tâm tư
con người kết hợp với bút lực tài hoa, Nguyễn Du đã sáng tạo nên một
đoạn thơ nổi tiếng nhất Truyện Kiều.”
Em hãy làm sáng tỏ nhận định trên qua phân tích đoạn thơ sau:
Buồn trơng cửa bể chiều hơm,
Thuyền ai thấp thống cánh buồm xa xa?
Buồn trơng ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
1.75
0,5
6.0
3|5
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trơng gió cuốn mặt duềnh,
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
(Theo Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo Dục Việt Nam, 2018, tr.94)
I
II
1
2
Từ đó nêu những biểu hiện của giá trị nhân đạo mà Nguyễn Du đã
thể hiện trong Truyện Kiều.
Yêu cầu về hình thức và kĩ năng: Viết một bài văn nghị luận văn học
- Bố cục 3 phần rõ ràng: mở bài, thân bài, kết bài.
- Chuẩn chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Sáng tạo: có cách diễn đạt độc đáo, suy nghĩ kiến giải mới mẻ, hợp lí.
Yêu cầu về nội dung, kiến thức
Xác định đúng vấn đề nghị luận: Mối đồng cảm và ngòi bút tài hoa
của Nguyễn Du thể hiện qua 8 câu thơ cuối trong đoạn trích “Kiều ở lầu
Ngưng Bích”.
Triển khai vấn đề nghị luận: vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết
hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng.
a. Giới thiệu ngắn gọn: tác giả Nguyễn Du, tác phẩm Truyện Kiều, vị
trí đoạn trích, trích dẫn ý kiến.
b. Giải thích ý kiến
- Mối đồng cảm sâu sắc với số phận và tâm tư con người: Đó là sự thấu
hiểu, cảm thông với nỗi đau và tâm tư nhân vật của tác giả.
- Bút lực tài hoa: đó là sự tài năng trong sáng tạo nghệ thuật.
=> Ý kiến khẳng định: Truyện Kiều nói chung, tám câu thơ cuối trong
đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” nói riêng đã thể hiện được tấm lòng
yêu thương, thấu hiểu, âu lo và tài năng miêu tả tâm lý nhân vật của
Nguyễn Du. Các yếu tố đó đã làm nên cái hay, cái đẹp cho đoạn thơ,
khiến cho tám câu thơ cuối trở thành một bức tranh tâm cảnh đặc sắc của
Truyện Kiều.
c. Phân tích, chứng minh (làm sáng tỏ ý kiến): Thí sinh có thể diễn
đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng cơ bản chỉ ra được sự hài hòa của
nội dung và hình thức đã làm cho “Kiều ở lầu Ngưng Bích” trở thành
một trích đoạn đặc sắc của “Truyện Kiều” thì vẫn cho điểm tối đa.
Gợi ý:
- Tám câu thơ cuối gồm bốn cặp lục bát với điệp ngữ “buồn trông” tạo
âm hưởng trầm buồn da diết, trở thành điệp khúc chủ đạo của đoạn thơ.
- Bốn cặp lục bát là bốn bức tranh phong cảnh và cũng là tâm cảnh, thể
hiện mối quan hệ giữa cảnh và tình:
+ Cặp lục bát thứ nhất:
++ Là bức tranh của “cảnh chiều hôm nhớ nhà”. Thời gian “chiều hôm”
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,75
2,5
4|5
3
4
khiến cho nỗi buồn thân phận trở nên thấm thía.
++ Hình ảnh ẩn dụ “cánh buồm” là hình ảnh rất đắc để thể hiện ngoại
cảnh và nội tâm nhân vật.
=> Hình ảnh thơ đã làm nổi bật tâm trạng đợi chờ, trơng ngóng, khát
khao sum họp của Kiều.
+ Cặp lục bát thứ hai:
++ Hình ảnh ẩn dụ “hoa trơi” vơ định trên ngọn nước mới sa không biết
đi về đâu biểu tượng cho kiếp người lênh đênh, chìm nổi giữa dòng đời.
++ Câu hỏi tu từ: cho thấy sự mất phương hướng, gợi một nỗi băn
khoăn, thấp thỏm.
=> Hình ảnh thơ cho thấy nỗi khắc khoải lo cho thân phận bèo bọt, nổi
chìm giữa dịng đời của Thúy Kiều rồi sẽ trôi dạt, bị vùi dập nơi nao.
+ Cặp lục bát thứ ba:
++ Không gian: “nội cỏ”, “chân mây”, “mặt đất” gợi một không gian
vô cùng rộng lớn đang đày ải nàng Kiều.
++ Các từ láy “rầu rầu”, “xanh xanh” gợi lên cả một vùng cỏ cây tàn
héo, nhạt phai, xa cách, gợi nỗi sầu thương cô lẻ.
=> Cảnh mờ mịt như tương lai mờ mịt, Kiều càng cảm nhận rõ sự cô
đơn, nhỏ nhoi của thân phận.
+ Cặp lục bát thứ tư:
++ Bức tranh thiên nhiên dữ dội và đầy biến động, gào thét cuồng nộ
như dự báo những tai ương, bất hạnh sắp giáng xuống đời Kiều.
++ Thiên nhiên hiện lên chân thực, sinh động nhưng cũng rất ảo.
=> Đó là cảnh được nhìn qua tâm trạng theo quy luật “Cảnh nào cảnh
chẳng đeo sầu/ Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ.”
Đánh giá chung
Nhận định trên hồn toàn đúng đắn. Nguyễn Du lấy khung cảnh thiên
nhiên để khắc họa tâm trạng của nàng Kiều. Quả thật, hình thức nghệ
thuật đẹp đẽ đã chuyển tải thành công “một nội dung tư tưởng sâu sắc”.
Sự hài hòa của nội dung và hình thức đã làm cho đoạn trích “Kiều ở lầu
Ngưng Bích” trở thành một trích đoạn đặc sắc của truyện Kiều.
Những biểu hiện của cảm hứng nhân đạo mà Nguyễn Du đã thể
hiện trong Truyện Kiều.
- Niềm thương cảm sâu sắc trước những đau khổ của con người.
- Lên án, tố cáo các thế lực tàn bạo.
- Trân trọng, đề cao con người từ vẻ đẹp hình thức, phẩm chất đến
những ước mơ, khát vọng cao đẹp.
0,5
0.75
----------------------Hết--------------------
5|5