Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Phát triển bền vững (nhóm 6)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.8 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA MÔI TRƯỜNG & BẢO HỘ LAO ĐỘNG

Mơn học

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MƠI TRƯỜNG
BTKN 02

Chủ đề :

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Nhóm: 06

Sinh viên

Mã số sinh viên

1

Nguyễn Quang Minh

91202152

2

Huỳnh Công Chánh

91202075

3


Đinh Thị Thu Hương

91202018

4

Nguyễn Thị Mỹ Hạnh

91202012

5

Nguyễn Thanh Tuấn

91202256

6

Đỗ Phan Cát Phương

91202177

Nộp bài: 23g30 ngày 03/09/2014
Tp. Hồ Chí Minh, 2014


MỤC LỤC
1.

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ NGUYÊN TẮC CHO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẠI VIỆT


NAM...............................................................................................................................................................................3
2.

PHÂN TÍCH NGUYÊN TẮC THỨ HAI: PHÁT TRIỂN KINH TẾ SONG HÀNH VỚI BẢO

ĐẢM AN NINH LƯƠNG THỰC, NĂNG LƯỢNG ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG................................................6


Ví dụ 1:..............................................................................................................................................................6



Ví dụ 2:..............................................................................................................................................................6

3.

VIỆT NAM – NHỮNG ĐIỀU CẦN THIẾT ĐỂ CÓ MỘT XÃ HỘI BỀN VỮNG............................................8



Về phát triển kinh tế:........................................................................................................................................8



Về phát triển xã hội:.........................................................................................................................................8



Về bảo vệ mơi trường:....................................................................................................................................10


4.

VẤN ĐỀ MƠI TRƯỜNG....................................................................................................................................12

TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................................................18


1.
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ NGUYÊN TẮC CHO PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG TẠI VIỆT NAM

Mơ hình của phát triển bền vững:

Từ sau Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và Phát triển Rio 1992 đến
nay, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong thực hiện PTBV và đã đạt được những
thành tựu quan trọng trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường. Những
thành quả đạt được về kinh tế đã tạo nguồn lực cho việc giải quyết thành cơng
hàng loạt các vấn đề xã hội: xóa đói giảm nghèo, phát triển giáo dục, chăm sóc
sức khỏe, hồn thành các Mục tiêu Thiên niên kỷ nhằm khơng ngừng nâng cao
chất lượng cuộc sống người dân. Để thực hiện cam kết với cộng đồng quốc tế,
Chính phủ Việt Nam đã ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở
Việt Nam (Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam) và thành lập Hội đồng PTBV
quốc gia do Phó Thủ tướng Chính phủ đứng đầu. Việt Nam cũng đã xây dựng và
ban hành một số Chương trình Nghị sự 21 ngành vàđịa phương. Quan điểm
PTBV được khẳng định trong các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt
Nam qua các thời kỳ vàđược tái khẳng định trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm tới, đó là: “Phát triển nhanh gắn với PTBV, PTBV là yêu cầu
xuyên suốt trong chiến lược”.



Con người là trung tâm của phát triển bền vững. Phát triển bền vững
nhằm đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân, xây dựng
đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
Việt Nam là một thành viên tham gia tích cực “ Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất”
năm 1992 và là một bên ký kết Chương trình Nghị sự 21. Thực hiện cam kết
quốc tế về phát triển bền vững, Chính phủ Việt Nam chủ trương xây dựng và ban
hành Định hướng chiến lược về Phát triển bền vững (Chương trình Nghị sự 21
của Việt Nam). Định hướng chiến lược về Phát triển bền vững ở Việt Nam bao
gồm tổng thể các vấn đề phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phịng và khoa
học cơng nghệ…
Dưới đây là một số nguyên tắc chính về phát triển bền vững ở Việt Nam có liên
quan đến mơi trường vật thể, cảnh quan và tài nguyên thiên nhiên:
- Con người là trung tâm của phát triển bền vững. Phát triển bền vững nhằm
đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân, xây dựng đất
nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
- Phát triển kinh tế song hành với bảo đảm an ninh lương thực, năng lượng
để phát triển bền vững. Khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài
nguyên thiên nhiên trong giới hạn cho phép về mặt sinh thái và môi trường lâu
bền.
- Bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường phải được coi là một yếu tố
khơng thể tách rời của q trình phát triển. Xây dựng hệ thống pháp luật
đồng bộ và có hiệu lực về cơng tác bảo vệ mơi trường. Yêu cầu bảo vệ môi
trường luôn được coi là một tiêu chí quan trọng trong việc lập quy hoạch, kế
hoạch, chương trình phát triển kinh tế - xã hội và trong phát triển bền vững.
- Quá trình phát triển phải đảm bảo một cách công bằng nhu cầu của thế hệ
hiện tại và các thế hệ tương lai. Tạo ra những nền tảng vật chất, tri thức và văn
hóa tốt đẹp cho những thế hệ mai sau; sử dụng tiết kiệm những tài ngun khơng
thể tái tạo; giữ gìn và cải thiện môi trường sống, phát triển hệ thống sản xuất sạch
và thân thiện với môi trường. Sống lành mạnh, hài hòa, gần gũi và yêu quý
thiên nhiên.

- Khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực cho cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa. Cơng nghệ hiện đại, sạch và thân thiện với môi trường cần được ưu tiên
sử dụng rộng rãi trong các ngành sản xuất.
- Phải huy động tối đa sự tham gia của mọi người có liên quan trong việc lựa
chọn các quyết định về phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường.


- Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và chủ động hội nhập kinh tế thế giới
để phát triển bền vững. Chủ động phòng ngừa, ngăn chặn những tác động xấu
đối với mơi trường do q trình tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế gây ra.
- Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ mơi trường với
bảo đảm quốc phịng, an ninh và trật tự an toàn xã hội.


2.
PHÂN TÍCH NGUYÊN TẮC THỨ HAI: PHÁT TRIỂN KINH TẾ
SONG HÀNH VỚI BẢO ĐẢM AN NINH LƯƠNG THỰC, NĂNG LƯỢNG
ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG.

Ví dụ 1:
Dự án phát triển vùng chăn ni bị sữa bền vững ở Việt Nam được hợp tác thực
hiện bởi Tập đoàn FrieslandCampina, các đối tác Hà Lan trong lĩnh vực chăn
ni bị sữa và quản lý trang trại, Chính quyền tỉnh Hà Nam và chính phủ Hà Lan
trong khn khổ của Chương trình Phát triển kinh doanh bền vững và An ninh
lương thực trong giai đoạn từ năm 2014 – 2018. Mục tiêu của dự án là hình thành
và phát triển vùng chăn ni bị sữa chuyên nghiệp và bền vững theo quy mô
trang trại gia đình, từ đó góp phần đảm bảo an ninh lương thực, tạo công ăn việc
làm và giảm thiểu việc nhập khẩu sữa.
Theo dự kiến đến năm 2018, sau 5 năm thực hiện, dự án phát triển vùng chăn
ni bị sữa bền vững sẽ xây dựng được 3 vùng chăn ni bị sữa tập trung.

Trong đó, mỗi vùng sẽ có khoảng 50 trang trại chăn ni bị sữa, sản xuất tối
thiểu 7 triệu kikogram sữa mỗi năm và tạo ra 345 việc làm cho người lao động.
Mỗi trang trại chăn ni sau 5 năm tham gia dự án sẽ có đàn bị sữa đạt quy mơ
từ 50 - 80 con, có đất trồng cỏ và ngơ để cung cấp đủ thức ăn cho đàn bị.
Ngồi ra, dự án cịn hướng đến mục tiêu xây dựng và thực hiện các chương trình
đào tạo, tập huấn từ cơ bản đến nâng cao, xây dựng hệ thống nguồn cung cấp
thức ăn cho bò sữa và tìm kiếm những dịch vụ tài chính phù hợp cho nông dân
tham gia dự án. Như vậy, việc triển khai thực hiện dự án đã góp phần giúp giải
quyết các vấn đề xã hội lớn nhưđảm bảo an ninh lương thực, tạo công ăn việc
làm cho người lao động; mang đến thu nhập cao từ chăn ni bị sữa cùng với
việc ứng dụng khoa học kỹ thuật trong thực hành chăn nuôi sẽ làm cho nghề này
trở nên hấp dẫn đối với thanh niên nông thôn, nhờ vậy giảm áp lực đơ thị hóa, và
tạo động lực phát triển nơng thơn mới.
Từ ví dụ đưa ra ở trên cho ta thấy việc phát triển kinh tế của Việt Nam hướng đến
mục tiêu song hành với việc đảm bảo an ninh lương thực sẽ góp phần quan trọng
trong phát triển bền vững nền kinh tế nước nhà và rộng hơn là phát triển bền
vững cho tồn xã hội.


Ví dụ 2:

Năm 2013 vừa qua, nhận thấy việc tiết kiệm năng lượng rất hữu ích cho sự phát
triển của doanh nghiệp, giúp giảm giá thành sản phẩm, tăng tính cạnh tranh trên
thị trường, Công ty CP Thủy sản Trường Giang đã chú trọng hơn trong việc thực
hiện các giải pháp tiết kiệm năng lượng trong sản xuất. Công ty thực hiện cải tạo,
đổi mới dây chuyền sản xuất với giải pháp lắp đặt hệ thống máy nén lạnh trục vít
Mycom và hệ thống phụ đi kèm thay thế cho máy nén piston. Tổng kinh phí thực


hiện trên 6,5 tỷ đồng, trong đó Trung tâm KC&TVPTCN hỗ trợ 100 triệu đồng.

Trung bình hằng năm, điện năng tiết kiệm là 326.400kWh, tổng số tiền tiết kiệm
lên đến 489 triệu đồng. Giải pháp này đã giúp cho Công ty tiết kiệm được điện
năng tiêu thụ, tăng năng suất và sản xuất ổn định hơn.
Từ ví dụ trên cho ta thấy, tiêu hao nhiều năng lượng trong sản xuất khiến giá
thành các sản phẩm của doanh nghiệp trong nước cao hơn các nước trong khu
vực, làm hạn chế đáng kể cơ hội cạnh tranh trên thị trường. Do vậy, tiết kiệm
năng lượng sẽ mang lại nhiều lợi ích, khơng chỉ giúp giảm chi phí sản xuất, hạ
giá thành sản phẩm, làm tăng hiệu quả kinh tế mà còn bảo vệ môi trường sinh
thái. Sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả cũng chính là giải pháp phát triển
bền vững chung của doanh nghiệp nói riêng và tồn xã hội nói chung.
(Trang tin do Hợp phần Sản xuất sạch hơn trong cơng nghiệp, Chương trình Hợp
tác Phát triển Mơi trường Việt Nam – Đan Mạch tài trợ./Giúp doanh nghiệp tăng
khả năng cạnh tranh từ việc quản lý và sử dụng năng lượng hiệu quả).


3.

VIỆT NAM – NHỮNG ĐIỀU CẦN THIẾT ĐỂ CÓ MỘT XÃ HỘI

BỀN VỮNG
Để trở thành một xã hội bền vững, Việt Nam cần phát triển với sự kết hợp chặt
chẽ, hợp lý và hài hòa được ba mặt là: phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo
vệ môi trường.


Về phát triển kinh tế:

Cần tăng trưởng ổn định với cơ cấu kinh tế hợp lý, đáp ứng được yêu cầu nâng
cao đời sống của nhân dân, tránh được sự suy thối hoặc đình trệ trong tương lai,
tránh để lại gánh nặng nợ nần cho các thế hệ mai sau.

Ngày 7/11/2006, Việt Nam đã kết thúc đàm phán và chính thức ký kết việc tham
gia Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Việt Nam chính thức trở thành nước
thành viên thứ 150 của WTO từ ngày 1/1/2007, đánh dấu một mốc quan trọng
đưa Việt Nam tham gia sâu toàn diện vào nền kinh tế thế giới, hội nhập cùng
cộng đồng quốc tế. Các chính sách trong điều kiện đó vừa hướng tới việc tiếp tục
mở cửa thị trường thơng thống hơn với thế giới và cả trong khu vực Đông Á,
Đơng Nam Á, với nhiều giải pháp chính sách quan trọng. Trong những năm qua,
hàng loạt các chính sách đã được ban hành trong nước nhằm tạo điều kiện cho
Việt Nam có thể tận dụng được cơ hội mới, với các lợi thế so sánh mới khi thị
trường ngày càng rộng mở tới hơn 150 nước thành viên của WTO và ký kết các
Hiệp định song phương với các nước ngoài WTO. Nhờ vậy, thương mại và đầu
tư đã được đẩy mạnh, bộ mặt kinh tế đất nước đã được cải thiện cả về quy mô
kinh tế, quy mô xuất khẩu, năng lực cạnh tranh sử dụng các thành tựu khoa học
công nghệ trong sản xuất kinh doanh và quản lý
Ở trong nước, Việt Nam đã ban hành Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp thống nhất
cho mọi loại hình kinh tế cơng và tư. Các thủ tục hành chính cũng khơng ngừng
được tinh giản để các doanh nghiệp có thể thành lập với các thủ tục một cửa, tiếp
cận thị trường và tín dụng thuận lợi, thuận lợi trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế
hay thủ tục xuất nhập khẩu...


Về phát triển xã hội:

Việt Nam rất quan tâm đến sự kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển xã
hội, trong đó chú trọng tới các chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội, thực


hiện tiến bộ, cơng bằng xã hội vì mục tiêu phát triển con người, không ngừng
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Đảng và Nhà nước đã ban hành và tập trung chỉ đạo thực hiện nhiều chính sách,

chương trình, dự án và huy động nguồn lực của toàn xã hội để trợ giúp người
nghèo, vùng nghèo vượt qua khó khăn, vươn lên thốt nghèo. Hàng loạt chính
sách đã được ban hành khơng chỉ nhằm khuyến khích làm giàu chính đáng, chủ
yếu thơng qua cởi mở trong phát triển doanh nghiệp, mà còn tạo điều kiện hỗ trợ
để người dân có hồn cảnh khó khăn có thể thốt nghèo bền vững. Chiến lược
tồn diện về Tăng trưởng và Xóa đói giảm nghèo (CPRGS) của Việt Nam (2002)
đã được thực hiện có hiệu quả thơng qua các Chương trình mục tiêu quốc gia
Giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010, Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo
bền vững giai đoạn 2012 - 2015.
Các chính sách và giải pháp xố đói giảm nghèo được triển khai đồng bộ trên cả
3 phương diện: i) Giúp người nghèo tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ công
cộng, nhất là vềy tế, giáo dục, trợ giúp pháp lý, nhà ở, nước sinh hoạt; ii) Hỗ trợ
phát triển sản xuất thông qua các chính sách về bảo đảm đất sản xuất, tín dụng ưu
đãi, dạy nghề, khuyến nông - lâm - ngư, phát triển ngành nghề; iii) Phát triển cơ
sở hạ tầng thiết yếu cho các xã, thơn, bản đặc biệt khó khăn.
Trong chính sách kinh tế đã chú ý ngay tới một chỉ tiêu quan trọng của ổn định
kinh tế vĩ mô liên quan đến phát triển xã hội là tạo việc làm cho người dân ở cả
thành thị và nông thơn. Hệ thống chính sách thị trường lao động, giải quyết việc
làm được bổ sung hoàn thiện theo cả ba hướng: i) Hỗ trợ đào tạo, đào tạo lại
nghề, tư vấn hướng nghiệp, giải quyết việc làm và dịch chuyển lao động; ii) Hỗ
trợ vay tín dụng ưu đãi tự tạo việc làm, khuyến khích phát triển cộng đồng thơng
qua các sáng kiến của địa phương và hỗ trợ sự phát triển của khu vực tư nhân...;
iii) Hỗ trợ người lao động tìm được việc làm, giúp tìm được cơng việc tốt hơn, kể
cả đi xuất khẩu lao động, đặc biệt là cho thanh niên và người thất nghiệp thông
qua các kênh thông tin về thị trường lao động, tư vấn giới thiệu việc làm.
Chính sách bình đẳng giới ngày càng được quan tâm. Luật Bình đẳng giới; Luật
Phịng, Chống bạo lực gia đình; Luật Hơn nhân và Gia đình; Luật Đất đai là
những bộ luật cơ bản đảm bảo quyền bình đẳng của phụ nữ và nam giới. Các
chiến lược quốc gia như Chiến lược toàn diện về Tăng trưởng và Xố đói giảm



nghèo, Chiến lược quốc gia về Chăm sóc sức khoẻ sinh sản 2001 - 2010, Chiến
lược phát triển giáo dục 2001 - 2010, Chiến lược quốc gia về sự tiến bộ của phụ
nữ đến năm 2010, Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo giai đoạn 2006 2010 đều đề cập đến vấn đề bình đẳng giới nhằm nâng cao vị thế và quyền lợi
của phụ nữ. Đồng thời, lồng ghép giới là một yêu cầu quan trọng của Chính phủ
đối với nhiều chương trình, chính sách kinh tế - xã hội.
Các chính sách về y tế, giáo dục cũng đã được ban hành, nhằm không ngừng thúc
đẩy việc cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người dân, dù đất nước cịn
nhiều khó khăn. Quy mơ đầu tư cho giáo dục và y tế tuy còn khiêm tốn so với
nhiều nước, nhưng tỷ lệ chi tiêu cho giáo dục, y tế so với mức thu nhập đã đạt
mức rất cao. Ngày càng có nhiều tỉnh thành phố đạt tiêu chí phổ cập giáo dục
trung học, tuổi thọ bình quân tăng cao đạt 75 tuổi.
Phát triển về văn hóa thơng tin và nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân luôn
là một ưu tiên quan trọng của Chính phủ Việt Nam. Việc thực hiện Chương trình
mục tiêu quốc gia Văn hóa giai đoạn 2001 – 2005 và 2006 - 2010 đã đem lại sự
cải thiện đáng kể trong hoạt động văn hố thơng tin, thể thao. Hệ thống nhà văn
hoá, thư viện, tủ sách cấp huyện, xã, thôn bản, khu vực miền núi, vùng dân tộc
thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa đã được đầu tư phát triển;
các di tích lịch sử, văn hoá vật thể và phi vật thể được bảo tồn, tôn tạo hoặc phục
dựng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu hưởng thụ về văn hoá của nhân dân.


Về bảo vệ môi trường:

Việt Nam đã ban hành Luật Bảo vệ môi trường từ năm 1993 và được sửa đổi năm
2005, từ đó các chính sách về bảo vệ mơi trường đã được thực thi rộng rãi, đi vào
chiều sâu, kết hợp hài hịa giữa bảo vệ mơi trường và phát triển KT - XH.
Bên cạnh Luật Bảo vệ môi trường, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo
vệ môi trường cịn có các luật, pháp lệnh về bảo vệ các thành phần mơi trường
(cịn gọi là các luật, pháp lệnh về tài nguyên). Hiện nay có khoảng 33 luật và 22

pháp lệnh có nội dung liên quan tới cơng tác bảo vệ môi trường, chẳng hạn: Luật
Đa dạng sinh học năm 2008; Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004; Luật Đất
đai năm 2003; Luật Thủy sản năm 2003; Luật Tài nguyên nước năm 1998; Luật
Khoáng sản năm 1996 (được sửa đổi, bổ sung năm 2005)... Ngoài ra, quy định về
nghĩa vụ bảo vệ môi trường hoặc nghĩa vụ tuân thủ các quy định của pháp luật về


bảo vệ môi trường đối với các tổ chức, cá nhân còn nằm rải rác trong nhiều đạo
luật khác.
Các văn bản dưới luật được ban hành nhằm đưa ra các quy định, hướng dẫn về:
quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mơi trường của Việt Nam; quy trình đánh giá tác
động môi trường và đánh giá môi trường chiến lược; giấy phép môi trường;
thanh tra môi trường; các biện pháp xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo
vệ môi trường; các thiết chế bảo vệ môi trường (tổ chức, bộ máy, phân công
nhiệm vụ giữa các cơ quan bảo vệ môi trường)… Các văn bản trên cùng với các
văn bản về luật quốc tế được nhà nước Việt Nam phê duyệt là cơ sở quan trọng
để thực hiện công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. Chiến lược Bảo
vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt vào năm 20031 đã đề ra những định hướng lớn về
BVMT thông qua 5 nhiệm vụ cơ bản, 8 giải pháp thực hiện và 36 chương trình,
dự án, đề án nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể đến năm 2010 và năm 2020.
Hiện nay Việt Nam đang xây dựng Chiến lược quốc gia về BVMT đến năm
2020, tầm nhìn 2030 nhằm xem xét bối cảnh, đánh giá lại công tác BVMT thời
gian qua, xác định các thách thức, từ đó đề ra những quan điểm, mục tiêu, nội
dung, nhiệm vụ, giải pháp cho thời gian tới phù hợp với bối cảnh mới của thế
giới và Việt Nam hiện nay. Theo đó, Luật Bảo vệ mơi trường của Việt Nam dự
định sẽ được nâng thành Luật Mơi trường, trong đó đưa mục tiêu quản lý, giám
sát môi trường làm trọng tâm, tạo hành lang pháp lý trong việc bảo vệ môi
trường và phát triển bền vững khi đưa ra các chính sách và triển khai thực hiện
các hoạt động phát triển KT - XH.

Ngoài ra, Việt Nam đã ký những cơng ước quốc tế có liên quan đến bảo vệ môi
trường như Nghị định thư Montreal về các chất phá hủy tầng ô - zôn; Công ước
Vienna về Bảo vệ tầng ô - zôn; Công ước của LHQ về Luật Biển; Công ước
khung của LHQ về Biến đổi khí hậu; Cơng ước Đa dạng sinh học (1994).


4.

VẤN ĐỀ MƠI TRƯỜNG

Vấn đề mơi trường là những vấn đề có hại của hoạt động con người đối với môi
sinh ( biophysical ) của môi trường. Chủ nghĩa môi trường, một phong trào xã
hội và môi trường mà bắt đầu vào những năm 1960, giải quyết vấn đề môi trường
thông qua tuyên truyền, giáo dục và các hoạt động.
Môi sinh tức môi trường sống là tương quan và tương tác giữa một vật thể hoặc
sinh vật trên Trái Đất và các điều kiện thiên nhiên như khơng khí, nguồn nước,
lương thực.
Vấn đề mơi trường có thể được tìm thấy trong tất cả các khu vực của thế giới, và
chúng ảnh hưởng đến đất, nước và khơng khí. Một số kết quả từ những gì con
người lấy từ mơi trường, theo hình thức đất nơng nghiệp, và chỗ ở cho dân số
tăng nhanh; khoáng sản và các nguồn tài nguyên nhiên liệu hóa thạch; và gỗ.
Những vấn đề này bao gồm phá rừng, xói mịn, thiệt hại cho các hệ sinh thái và
giảm đa dạng sinh học. Các vấn đề khác xuất phát từ những gì con người đưa vào
mơi trường, dưới dạng các chất ô nhiễm khác nhau. Những vấn đề này bao gồm
biến đổi khí hậu, thiệt hại cho tầng ozone, ô nhiễm đô thị, và mưa axit.
Đây là danh sách những vấn đề mơi trường có liên quan Tác động của con người
đối với mơi trường:


Suy thối mơi trường


"Suy thối mơi trường là sự làm thay đổi chất lượng và số lượng của thành phần
môi trường, gây ảnh hưởng xấu cho đời sống của con người và thiên nhiên".
Trong đó, thành phần mơi trường được hiểu là các yếu tố tạo thành mơi trường:
khơng khí, nước, đất, âm thanh, ánh sáng, lịng đất, núi, rừng, sơng, hồ biển, sinh
vật, các hệ sinh thái, các khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh
quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và các hình thái vật chất
khác.
Một trong những khía cạnh cơng bố cơng khai nhất của suy thối là nạn phá
rừng. Trong rừng nhiệt đới Amazon đặc biệt, cây được chặt ở mức báo động để
cung cấp thêm đất cho nông nghiệp. Điều này đang đe dọa sự tồn tại của nhiều
lồi động vật, ví dụ như báo đốm. Ở Borneo và Sumatra, một động vật rừng, đười
ươi, đang bị đe dọa với cùng lý do.


Nạn phá rừng cũng có thể dẫn đến xói mịn đất. Cây ổn định đất với rễ của họ,
làm giảm cường độ của các trận mưa rơi xuống đất, và đất giúp duy trì độ ẩm.
Khi chúng bị loại bỏ, mưa lớn có thể nhanh chóng rửa đất đi, và, trong mùa khơ,
trống, đất nạo sấy có thể được gỡ bỏ bởi gió. Nạn phá rừng trên sườn núi đồi và
có thể dẫn đến lũ lụt, như nước sau đó có thể chạy khơng bị cản trở xuống dốc,
và cũng có thể gây ra lở đất thảm họa.


Đa dạng sinh học

Đa dạng sinh học là sự phong phú về nguồn gen, về giống, loài sinh vật và hệ
sinh thái trong tự nhiên.
Đa dạng sinh học được xem xét theo 3 mức độ:
+


Đa dạng sinh học ở cấp loài bao gồm toàn bộ các sinh vật sống trên

trái đất, từ vi khuẩn đến các loài thực, động vật và các loài nấm.
+
Ở cấp quần thể đa dạng sinh học bao gồm sự khác biệt về gen giữa
các loài, khác biệt về gen giữa các quần thể sống cách ly nhau về địa lý
cũng như khác biệt giữa các cá thể cùng chung sống trong một quần thể.
+
Đa dạng sinh học còn bao gồm cả sự khác biệt giữa các quần xã mà
trong đó các lồi sinh sống và các hệ sinh thái, nơi mà các loài cũng như
các quần xã sinh vật tồn tại và cả sự khác biệt của các mối tương tác giữa
chúng với nhau.


Ơ nhiễm khơng khí

"Ơ nhiễm khơng khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng
trong thành phần khơng khí, làm cho khơng khí khơng sạch hoặc gây ra sự toả
mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa (do bụi)".
Đây là một vấn đề tồn cầu có ảnh hưởng đến bầu khí quyển, đại dương, sơng hồ,
và cả đất. Nhiều hoạt động của con người dẫn đến sự thải ra hóa chất độc hại vào
khơng khí hoặc xuống nước, có thể tiếp tục gây tổn hại mơi trường hoặc gây ra
bệnh tật ở người. Hai trong số các chất gây ơ nhiễm khơng khí tồi tệ nhất là lưu
huỳnh dioxit (SO2) và nitơ đioxit (NO2). SO2 được sản xuất bởi các hợp chất
lưu huỳnh trong nhiên liệu hóa thạch, đặc biệt là than, trong khi NO2 chủ yếu là
từ khí thải xe hơi. Cả hai đều là chất độc hại, và mức độ cao trong mơi trường đơ
thị có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm, các vấn đề hô hấp ở người.


Các chất khí này cũng chịu trách nhiệm về mưa axit. Cả hai đều trải qua các phản

ứng trong không khí sản xuất axit mạnh, hịa tan trong nước mưa. Mưa kết quả
có thể làm tăng tính axit của đất và hồ, giết chết lồi nhạy cảm, và có thể gây
thiệt hại trực tiếp các loại cây trồng khác. Nó cũng có thể làm hỏng một số tịa
nhà bằng đá và di tích.
Một nguyên nhân cho lo ngại là sự suy giảm của tầng ozone, cao trong khí
quyển. Lớp này hấp thụ ánh sáng cực tím, đặc biệt là hình thức nguy hiểm nhất,
giảm thiểu tiếp xúc với mặt đất. Việc phát hành của hóa chất được biết đến như
chlorofluorocarbons (CFCs), được sử dụng trong thuốc xịt aerosol, là nguyên
nhân gây tổn hại cho lớp này, và có khả năng tăng tiếp xúc của con người, động
vật và thực vật đến mức nguy hiểm của ánh sáng cực tím. Những hóa chất này đã
bị cấm ở Mỹ và Canada, nhưng nhiều quốc gia khác vẫn cịn đang sử dụng
chúng.
Ơ nhiễm khơng khí cũng có thể mang hình thức của các hạt nhỏ. Nhiều quá trình
đốt cháy, như gỗ và than cháy, bếp gỗ, và đốt nhiên liệu trong xe ô tơ sản xuất hạt
carbon, dưới dạng bồ hóng và khói. Điều này có thể ảnh hưởng đến khí hậu, bằng
cách giảm tính minh bạch của bầu khí quyển, và đóng vai trị là "hạt nhân ngưng
tụ", mà khuyến khích hơi nước ngưng tụ thành những giọt, tăng độ che phủ mây.
Ở cấp thấp hơn, các "hạt" chất gây ô nhiễm có thể đóng góp vào các vấn đề hơ
hấp ở người.


Biến đổi khí hậu

Là những biến đổi trong mơi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh
hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các
hệ sinh thái tự nhiên và được quản lý hoặc đến hoạt động của các hệ thống kinh
tế - xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người”.(Theo công ước chung
của LHQ về biến đổi khí hậu).
Một trong những vấn đề mơi trường lớn nhất đối với nhân loại là do sự ô nhiễm
đó khơng phải là thường gây hại trực tiếp cho con người. Carbon dioxide (CO2)

được sản xuất với số lượng rất lớn bởi việc đốt các nhiên liệu hóa thạch, ví dụ
như xe hơi, q trình cơng nghiệp, và máy bay. Nó nhốt nhiệt trong bầu khí
quyển của Trái Đất, và là quan trọng nhất "khí nhà kính" . Mức tăng kết quả từ


hoạt động của con người được cho là nâng cao nhiệt độ khơng khí và đại dương
trên hành tinh, một hiện tượng được gọi là "hiện tượng nóng lên tồn cầu" hay
"biến đổi khí hậu." Nàylần lượt, dường như gây ra sự tan chảy của các sông băng
và các tảng băng trên quy mơ lớn, có thể dẫn đến tăng mực nước biển và hậu quả
mất đi khu vực rộng lớn có giá trị, đất nơng nghiệp , và sự dịch chuyển của số
lượng lớn của người dân.
Biến đổi khí hậu cũng có thể có một tác động mạnh mẽ đến nông nghiệp do sự
thay đổi về nhiệt độ và lượng mưa. Nhiều cây trồng có thể khơng thể thích nghi
với điều kiện khơ hoặc ẩm ướt. Hạn hán có thể ảnh hưởng đến một số khu vực,
trong khi những người khác có thể bị lũ lụt, do lượng mưa tăng lên. Nó có thể là
sự nóng lên của các đại dương sẽ dẫn đến các cơn bão thường xuyên hơn, và
nghiêm trọng hơn.


Ô nhiễm nước

"Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước,
làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông
nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật ni và các lồi hoang dã".
+

Ơ nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: Do mưa, tuyết tan, gió bão,

lũ lụt đưa vào mơi trường nước chất thải bẩn, các sinh vật và vi sinh vật
có hại kể cả xác chết của chúng.

+
Ơ nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: Quá trình thải các chất độc
hại chủ yếu dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp,
nông nghiệp, giao thông vào môi trường nước.
+
Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra các loại
ô nhiễm nước: ô nhiễm vô cơ, hữu cơ, ơ nhiễm hố chất, ơ nhiễm sinh
học, ơ nhiễm bởi các tác nhân vật lý.
Điều này có thể xảy ra thông qua việc phát hành các chất thải cơng nghiệp, ví dụ
từ hoạt động khai thác và tinh chế kim loại, vào sơng, suối, nơi nó có thể làm
theo cách của mình vào đại dương. Một loạt các kim loại độc hại có thể ảnh
hưởng đến cuộc sống của thủy, hải sản và có thể tích tụ trong chuỗi thức ăn, đặt
ra một mối đe dọa đối với con người. Một nguồn chính gây ơ nhiễm nước là phân
bón, có thể len lỏi vào các con sơng và hồ từ đất nông nghiệp, gây ra một hiện
tượng gọi là hiện tượng phú dưỡng. Nitrat và phosphat, có trong phân bón, và cần


thiết cho sự tăng trưởng thực vật, cũng có thể thúc đẩy nhân khơng kiểm sốt
được các loại tảo trong hồ, gây ra một "tảo nở hoa." Điều này làm giảm mức độ
chất lượng nước và oxy, và có thể giết chết cá.


Các loài xâm lấn

Con người thường xuyên giới thiệu các loài động vật và thực vật đến các khu vực
bên ngồi phạm vi tự nhiên của họ. Đơi khi điều này được thực hiện và đôi khi
không cố ý, nhưng thường nó có thể dẫn đến các vấn đề mơi trường nghiêm
trọng. Vật ni trong nước có thể giết động vật hoang dã địa phương, trong khi
các nhà vườn khơng bản địa có thể trốn thốt và trở nên thành lập trong một khu
vực mới, chiếm từ các lồi bản địa, có lẽ vì chúng khơng có kẻ thù tự nhiên trong

môi trường mới . Gia tăng lữ hành quốc tế có nghĩa là sinh vật gây bệnh có thể dễ
dàng được giới thiệu đến các khu vực mới, nơi họ có thể gây ra sự tàn phá giữa
các lồi mà khơng có sức đề kháng tự nhiên.


Tai biến mơi trường

"Tai biến mơi trường là q trình gây mất ổn định trong hệ thống mơi trường".
Ðó là một q trình gây hại vận hành trong hệ thống mơi trường gồm 3 giai đoạn:
+

Giai đoạn nguy cơ (hay hiểm hoạ): Các yếu tố gây hại tồn tại trong

hệ thống, nhưng chưa phát triển gây mất ổn định.
+
Giai đoạn phát triển: Các yếu tố tai biến tập trung lại, gia tăng, tạo
trạng thái mất ổn định nhưng chưa vượt qua ngưỡng an tồn của hệ
thống mơi trường.
+
Giai đoạn sự cố mơi trường: Q trình vượt qua ngưỡng an tồn,
gây thiệt hại cho con người về sức khoẻ, tính mạng, tài sản,... Những sự
cố gây thiệt hại lớn được gọi là tai hoạ, lớn hơn nữa được gọi là thảm hoạ
môi trường.


Tị nạn môi trường

"Tị nạn môi trường là việc con người buộc phải rời khỏi nơi cư trú truyền thống
của mình tạm thời hay vĩnh viễn do những nguyên nhân môi trường gây nguy
hiểm cho cuộc sống của họ".

Hiện nay, trên thế giới cứ 225 người thì có một người phải tị nạn môi trường.
Nguyên nhân của tị nạn môi trường là sự tổ hợp của một số yếu tố sau:


+
+
+
+
+
+
+
+
+
+

Khơng có đất canh tác, mất đất cư trú.
Mất rừng, hoang mạc hố.
Xói mịn đất.
Mặn hố hoặc úng ngập.
Hạn hán, thiếu nước.
Ðói nghèo.
Suy giảm đa dạng sinh học.
Biến động khí hậu và thời tiết xấu.
Suy dinh dưỡng và dịch bệnh.
Quản lý nhà nước kém hiệu quả.

Tị nạn mơi trường chính là chỉ thị của sự mất ổn định và là một trong những
nguyên nhân dẫn đến xung đột.



TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Vương Quang Việt, 2014. Đánh giá tác động môi trường - Cơ sở và ứng
dụng. Tp. Hồ Chí Minh.
[2]Hệ thống văn bản pháp luật, Hà Nội, 2004
[3] Cẩm nang quản lý môi trường, Lưu Đức Hải, NXBGD
[4] Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 153/2004/QĐ-TTG ngày 17 tháng 8
năm 2004 về việc Ban hành định hướng Chiến lược Phát triển bền vững ở Việt
Nam ( Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam).
[5] Báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế - xã hội năm 2013, kết quả 3 năm
thực hiện kế hoạch 5 năm ( 2011-2015) và nhiệm vụ 2014-2015.
[6] Phát triển nhanh và bền vững là quan điểm xuyên suốt trong chiến lược phát
triển kinh tế- xã hội của đất nước ngày 16/7/2010
( />[7] Báo Tiền Phong Online, FrieslandCampina Việt Nam đẩy mạnh phát triển
vùng nguyên liệu sữa, 28/07/2014. ( />[8]Sản xuất sạch hơn tại Việt Nam, Giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh
tranh từ việc quản lý và sử dụng năng lượng hiệu quả, 25/07/2014.
( />Một số website khác.



×