Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

cách mạng khoa học công nghệ và nền kinh tế tri thức cách mạng khoa học công nghệ và nền kinh tế tri thức ts nguyễn cảnh hồ tạp chí triết học 05 47 pm thứ năm 03082006 thông tin liên quan  bàn th

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.3 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

Cách m ng khoa h c - công ngh và n n kinh t tri th cạ ọ ệ ề ế ứ


<b>TS. Nguyễn Cảnh Hồ</b>


Tạp chí Triết học



05:47' PM
- Thứ năm,
03/08/200
6


<i>Mọi nền kinh tế đều có các lĩnh vực sản xuất, lưu thơng và tiêu</i>
<i>dùng. Các lĩnh vực đó hợp thành một hệ thống thống nhất, có</i>
<i>sự tác động qua lại, trong đó lĩnh vực sản xuất đóng vai trị</i>
<i>quan trọng nhất. Do đó, đánh giá trình độ phát triển của một</i>
<i>nền kinh tế, trước hết phải căn cứ vào trình độ phát triển của</i>
<i>lĩnh vực sản xuất, trong đó yếu tố có tính cách mạng nhất là</i>
<i>cơng cụ sản xuất.</i>


Mọi cơng cụ sản xuất đều có ba bộ phận: động lực, truyền lực
và cơng tác. Bộ phận cơng tác (cịn gọi là bộ phận chấp hành
hay tác động) trực tiếp tác động lên đối tượng lao động để làm
ra sản phẩm. Bộ phận truyền lực truyền năng lượng từ nguồn
động lực đến bộ phận công tác. Ở công cụ sản xuất thủ công,
nguồn động lực là do sức cơ bắp của người lao động, cịn bàn
tay trực tiếp làm bộ phận cơng tác chuyển động (thí dụ: cái kim
khâu tay). Nếu bộ phận công tác giao cho máy thực hiện - gọi là
máy cơng tác, thì ta có cơng cụ nửa cơ khí (thí dụ: cái máy khâu
đạp chân). Khi nguồn động lực cũng do máy cung cấp thì đó là
cơng cụ cơ khí (thí dụ: cái máy khâu chạy bằng điện). Trong


cơng cụ thủ cơng và cơ khí, việc điều khiển cơng cụ sản xuất
hoạt động đều do bộ óc con người đảm nhận.


Trong bộ "Tư bản", C.Mác đã phân tích rất cụ thể vai trị của
từng bộ phận nói trên trong công cụ sản xuất và chứng minh
rằng, cuộc cách mạng công nghiệp thế kỷ XVIII đã bắt đầu khi
bộ phận công tác, vốn do bàn tay người thao tác trong công cụ
thủ công, giao cho máy thực hiện, nhờ đó mà năng suất lao
động tăng vọt, mặc dù nguồn động lực vẫn là sức người (công
cụ loại này lần đầu tiên xuất hiện ở máy kéo sợi vào năm 1735).


Còn máy hơi nước, tuy được phát minh từ cuối thế kỷ XVII nhưng sau gần một thế kỷ
vẫn không dẫn đến cuộc cách mạng nào trong công nghiệp. Tuy vậy, sau khi có máy
cơng tác, máy hơi nước đã phát huy tác đụng rất to lớn, thúc đẩy cuộc cách mạng công
nghiệp phát triển mạnh mẽ, thông qua việc cung cấp nguồn động lực cho các cơng xưởng
tư bản chủ nghĩ cơ khí hố. (Vì lý do này, nhiều người đã cho rằng cuộc cách mạng cơng
nghiệp được bắt đầu là nhờ có máy hơi nước. Điều này khơng thật chính xác).


Như vậy, đặc trưng cơ bản của nền kinh tế nông nghiệp và nền kinh tế công nghiệp trước
<b>Thông tin liên quan:</b>


 Bàn thêm về cấu trúc
<i>của tri thức khoa học </i>
<i>[08/05/2007] </i>
<i> Giá của tri thức </i>
<i>[05/04/2007] </i>


 Những thiên tài của thế
<i>kỷ 21 [30/03/2007] </i>
 Tưởng nhớ Milton


<i>Friedman [25/11/2006] </i>
 Chủ nghĩa duy kỹ thuật
phương Tây và quan niệm
của nó về tự do và tất
<i>yếu [18/11/2006] </i>
 Triết lý trong công nghệ
<i>thông tin [10/10/2006] </i>
 Về luận điểm “khoa học
trở thành lực lượng sản
<i>xuất trực tiếp” </i>


<i>[10/10/2006] </i>


 Kinh tế tri thức - xét từ
giác độ lực lượng sản xuất
<i>và quan hệ sản xuất </i>
<i>[08/10/2006] </i>


 Quan điểm của C.Mác
về sự phát triển của hệ
thống máy móc và ý
nghĩa của nó đối với nền
<i>kinh tế tri thức </i>


<i>[30/09/2006] </i>
 Từ Bionic man đến
mạng siêu trí tuệ toàn
<i>cầu [22/07/2006] </i>
 Về đặc điểm và khả
<i>năng của tin học </i>


<i>[04/07/2006] </i>


 Số hóa kiến thức nhân
<i>loại [03/07/2006] </i>
<i> Nhìn đời qua “cửa sổ” </i>
<i>[20/05/2006] </i>


<i> Hàng hoá và tin học </i>
<i>[25/03/2006] </i>


 Cách mạng khoa học –
công nghệ và nền kinh tế
<i>tri thức [15/03/2006] </i>
 Lại nói về đầu tư cho
<i>Công nghệ thông tin </i>
<i>[20/01/2006] </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

công xưởng là công cụ sản xuất thủ cơng, cịn của nền kinh tế cơng nghiệp cơng xưởng -
sau này nói gọn là kinh tế cơng nghiệp - là cơng cụ sản xuất cơ khí hay thường gọi là máy
móc.


Từ khi ra đời cho đến khoảng giữa thế kỷ XX, sau gần 200 năm, công cụ cơ khí khơng
ngừng được cải tiến và hồn thiện, được nâng lên trình độ tự động dựa trên các thành tựu
chủ yếu của vật lý học cổ điển. Việc điều khiển nhiều khâu trong cơng cụ cơ khí đã được
tự động hóa ở mức thấp dựa vào những cơ cấu kỹ thuật cơ - điện vĩ mô. Sự tự động hoá
này được gọi là tự động hố cứng vì nó kém tính linh hoạt và khó thực hiện trong toàn bộ
một dây chuyền sản xuất. Hơn nữa, khi một đây chuyền đã được thiết kế cho việc sản
xuất một loại sản phẩm nào đó, nếu muốn thay đổi kích cỡ, mẫu mã, kiểu dáng... thì rất
khó khăn, tốn kém và mất nhiều thời gian. Vì vậy việc tự động hố này tuy có đem lại sự
tăng năng suất lao động, nhưng chưa đưa đến một cuộc cách mạng trong sản xuất công


nghiệp và do đó, nó chỉ được coi là bộ phận phát triển của cơ khí hóa.


Trong những năm 1939 - 1945, trước nhu cầu cấp bách trên nhiều mặt của cuộc chiến
tranh thế giới lần thứ hai, trong đó có việc điều khiển từ xa và tự động các đạn pháo cao
xạ, các tên lửa... các nhà khoa học ở cả hai phía đã phải đi sâu khai thác vật lý học hiện
đại để đáp ứng nhu cầu đó. Vật lý học hiện đại là ngành khoa học được hình thành trong
30 năm đầu của thế kỷ XX, khi nghiên cứu thế giới vi mô - nguyên tử, đã tạo ra một cuộc
cách mạng trong các ngành khoa học tự nhiên, và trong nhiều năm tiếp theo là cuộc cách
mạng trong các công nghệ ứng dụng những thành tựu của các khoa học ấy (công nghệ
năng lượng hạt nhân, công nghệ vật liệu mới, cơng nghệ thơng tin, cơng nghệ tự động
hố, công nghệ sinh học...), đem lại những biến đổi to lớn, sâu sắc trong sản xuất và đời
sống con người. Đó là cuộc cách mạng khoa học - cơng nghệ của thế kỷ XX tạo ra cơ sở
vật chất - kỹ thuật của một nền kinh tế phát triển cao hơn hẳn nền kinh tế công nghiệp,
được gọi với những tên khác nhau: kinh tế sau công nghiệp, kinh tế số hóa, kinh tế thơng
tin, kinh tế tri thức. ở nước ta, tên gọi sau cùng được dùng phổ biến trên các sách báo
(trong bài viết này, chúng tơi chưa bình luận về tên gọi đó). Khó có thể kể hết mọi thành
tựu của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, nhưng thành tựu vừa có tính cơ bản, vừa
có tính tổng hợp của nó là máy điều khiển tự động có khả năng làm những cơng việc trí
óc trong chức năng điều khiển của con người.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

còn có thể thực hiện tự động hố đối với rất nhiều công việc khác nhau trong tổ chức và
quản lý sản xuất, góp phần làm cho việc tự động hoá sản xuất đem lại một bước nhảy vọt
về năng suất lao động. Việc tự động hoá sản xuất phải được thực hiện trên cơ sở của nền
kinh tế cơng nghiệp cơ khí hố phát triển cao.


Nếu cơng nghệ tự động hoá đem lại năng suất lao động cao trong lĩnh vực sản xuất vật
chất, thì cơng nghệ thơng tin, trong đó máy điều khiển tự động quan trọng nhất là máy
tính điện tử nối mạng quốc gia và quốc tế, có thể đem lại năng suất và chất lượng lao
động cao trong các quá trình sản xuất phi vật chất, nói chung là trong công tác quản lý
mọi hoạt động của xã hội, ngồi ra nó cịn có tác dụng trong việc nâng cao trình độ dân


trí, cải thiện đời sống. (Cần lưu ý là công nghệ thông tin, thông qua các máy tính điện tử
và cơng nghệ vi xử lý, là một trong những cơ sở để tạo ra các máy công cụ điều khiển số,
cao hơn là các hệ thống tự động thiết kế, chế tạo CAD - CAM đã góp phần làm cho cơng
nghệ tự động hố ngày càng hồn thiện). Tuy có vai trị cũng rất to lớn, nhưng cơng nghệ
thơng tin khơng địi hỏi vốn dầu tư quá lớn như khi thực hiện cơ khí hố và nhất là tự
động hố mềm nền kinh tế. Chính vì có đặc điểm này, nên công nghệ thông tin được áp
dụng rộng rãi ở mọi nền kinh tế nông nghiệp cũng như công nghiệp, chậm phát triển cũng
như phát triển, tất nhiên, nền kinh tế càng phát triển, hiệu quả càng cao.


Ở các nước tư bản chủ nghĩa, công nghệ thông tin được khai thác ở mức rất cao trong
mọi lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội... Đặc biệt, trong các lĩnh vực tài chính ngân hàng,
thương mại, việc áp dụng công nghệ này đã đem lại nhiều hiệu quả và lợi nhuận kếch sù.
ở Mỹ có những thanh niên chỉ với một máy tính nối mạng Internet, có những tri thức cần
thiết và đầu óc sáng tạo, đã trở thành tỷ phú trong một thời gian ngắn. Chủ nghĩa tư bản
lợi dụng tính chất đặc biệt của tiền tệ và dựa trên những hệ thống máy tính ngày càng tinh
xảo đã tạo lập được một hệ thống tài chính tiền tệ có vị trí độc lập, tách rời với hệ thống
sản xuất, và các nhà tư bản tài chính đã kiếm lời trên hệ thống này, có những nhà tỷ phú
sử dụng nó như một quyền lực có thể làm đảo lộn kinh tế tiền tệ thế giới.


Đặc điểm, tình hình nói trên đã làm cho một số người ngộ nhận rằng công nghệ thông tin
là nhân tố quyết định nhất đối với sự chuyển dịch kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri
thức. Điều đó trái với quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử cho rằng của cải vật chất
phải do các quá trình sản xuất tạo ra, sản xuất là cơ sở của đời sống xã hội, là động lực
phát triển kinh tế. Công nghệ thông tin góp phần tụ động hố cơng tác quản lý các hoạt
động trong xã hội và có đóng góp to lớn trong việc nâng cao năng suất lao động xã hội,
nhưng khơng thay thế được q trình sản xuất vật chất - ở đó cơng nghệ tự động hoá
mềm là yếu tố quyết định nhất. Và cũng do xác định khơng đúng vị trí và vai trị của cơng
nghệ thơng tin, nhiều người đã tuyệt đối hố vai trò của tri thức, lẫn lộn tri thức với thông
tin, đưa ra những quan niệm như "sự sản sinh, phổ cập và sử dụng thơng tin giữ vai trị
quyết định nhất đối vôi sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc


sống", lợi thế so sánh của một quốc gia giờ đây là trí tuệ, vốn và tài nguyên bị đẩy lùi
xuống hàng thứ yếu, "thông tin là nguồn lực, nguồn tài nguyên của xã hội"...


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

học thì không đúng. Quả thật, cuộc cách mạng khoa học - công nghệ thế kỷ XX - khác
hẳn với cuộc cách mạng công nghiệp thế kỷ XVIII, được xuất phát chủ yếu từ kinh
nghiệm, từ kỹ thuật - là thành tựu tuyệt vời của trí tuệ con người, được kết tinh trong một
khối lượng đồ sộ các tri thức dựa trên nền tảng của các tri thức rất trừu tượng của vật lý
học và toán học. Sự ra đời của máy điều khiển tự động - trong đó máy tính là quan trọng
và phổ biến nhất, có thể làm được một số cơng việc trí óc = chủ yếu là do có sự kết hợp
hai loại tri thức đó. Sau khi có máy tính và hệ thống thông tin liên lạc hiện đại, tri thức
của nhân loại càng tăng lên nhanh chóng, và khi đó người ta nói đến một sự bùng nổ tri
thức. Nhưng cần lưu ý là, trong khối lượng tri thức to lớn đó, đa phần là tri thức cơng
nghệ - tri thức phát triển trên nền tảng của các tri thức khoa học cơ bản được hình thành
trong nửa đầu của thế kỷ XX. Muốn có tri thức cơng nghệ, một mặt, phải có tri thức khoa
học cơ bản, và mặt khác, không thể thiếu được những kinh nghiệm, những thủ thuật
chun mơn. Có một thực tế, nhưng ít khi được chú ý, lâu nay trong việc chuyển giao
công nghệ các sản phẩm trong các liên doanh với nước ngồi, khơng bao giờ có sự
chuyển giao 100%. ở các sản phẩm đó, tỷ lệ nội địa hố tuy ngày càng nâng cao, nhưng
có một số tỷ lệ phần trăm bao gồm những bí mật cơng nghệ bị giữ lại. Những bí mật này,
nếu tự chúng ta khơng tìm ra được thì các sản phẩm do nước ta sản xuất, không thể nào
có chất lượng cao và khó có thể cạnh tranh được với nước ngồi.


Tóm lại, nếu cơ sở kỹ thuật của nền kinh tế công nghiệp là công cụ cơ khí, thì của nền
kinh tế tri thức là máy điều khiển tự động, với hai công nghệ cơ bản là cơng nghệ tự động
hố và cơng nghệ thơng tin cho phép tự động hố cả các q trình sản xuất vật chất và phi
vật chất. Thực hiện hai công nghệ này là nội dung chính của việc hiện đại hố nền kinh
tế, trong đó cơng nghệ tự động hoá sản xuất vật chất là cơ bản.


Nền kinh tế tri thức chỉ mới ở giai đoạn đầu Trên thế giới chưa có nước nào đã có nền
kinh tế tri thức với nội dung đầy đủ là thực hiện rộng rãi việc tự động hoá sản xuất và tin


học hố tồn xã hội. Cơng nghệ tự động hố và công nghệ thông tin, do tác dụng to lớn
của chúng trong việc nâng cao năng suất lao động cá nhân và xã hội, đã đem lại những
biến đổi sâu sắc trong cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, trong phong cách và nếp sống của
con người và tất nhiên ảnh hưởng đến cả thượng tầng kiến trúc của xã hội. Do đó, việc
hiện đại hố nền kinh tế khơng đơn thuần chỉ là vấn đề kinh tế - kỹ thuật, mà còn là vấn
đề chính trị - xã hội, và vì vậy, việc thực hiện nó sẽ khơng đơn giản và chỉ có thuận
chiều. Những vấn đề về hiện đại hoá cần được theo dõi và nghiên cứu trên cơ sở quan
điểm duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, đề phịng ảnh hưởng của các quan điểm
khơng đúng đắn của phương Tây hiện đang rất phổ biến qua các phương tiện thông tin
đại chúng và qua mạng Internet.


Các nước phát triển hiện đang ráo riết mở rộng việc tin học hố trong tồn xã hội, cịn
việc tự động hố sản xuất đang được thực hiện bằng hai con đường: thứ nhất là "tái công
nghiệp hố", tức là áp đụng các cơng nghệ cao để hiện đại hoá nhằm nâng cao hiệu quả
kinh tế của các ngành công nghiệp vốn đã được cơ khí hố ở trình độ cao, thứ hai là tạo
ra ngay những ngành cơng nghiệp mới có trình độ hiện đại.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

tư, lại có thể áp dụng được ngay để cải tiến công tác quản lý, nâng cao trình độ dân trí,
cải thiện đời sống - những động lực quan trọng để phát triển kinh tế - nên nó cũng rất
được quan tâm khai thác, tuy mức độ không được cao như ở các nước phát


Nước ta tiến lên từ một nền kinh tế nơng nghiệp thủ cơng, theo đường lối cơng nghiệp
hố, hiện đại hoá mà. Đảng ta đã chỉ ra, nhằm xây dựng đất nước cơ bản trở thành nước
công nghiệp sau khoảng 20 năm nữa. Thực hiện công nghiệp hố, có nghĩa là phải
chuyển cho được nền sản xuất thủ cơng lên cơ khí - tức là thực hiện cuộc cách mạng công
nghiệp mà các nước phát triển trước đây đã tiến hành trong gần 200 năm - đồng thời phải
tranh thủ hiện đại hoá từng bộ phận trong sản xuất, thực hiện một số bộ phận trong nội
dung cuộc cách mạng khoa học - công nghệ và cần tận đụng lợi thế về khả năng tri thức
của nhân dân để phát triển công nghệ thông tin nhằm, một mặt, tăng năng suất, chất
lượng lao động, cải thiện đời sống, mặt khác, tranh thủ xuất khẩu phần mềm để góp phần


tích luỹ vốn.


</div>

<!--links-->
Vận dụng các nguyên tắc phương pháp luận của qui luật lượng - chất và mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân - kết quả của triết học Mác - Lênin để phân tích tình hình Việt Nam trước xu thế toàn cầu.DOC
  • 13
  • 9
  • 35
  • ×