PHÒNG GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO HUYỆN KRÔNGPA
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN LỚP 9
(Năm học 2009-2010)
Môn: Ngữ Văn
Thời gian: 150 phút( KKTGPĐ)
Câu I. (8.0đ) Vận dụng kiến thức về các phép tu từ từ vựng đã học và những
hiểu biết của em về Truyện Kiều để làm rõ ngòi bút tài hoa của Nguyễn Du
trong đoạn thơ sau:
“ Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.”
( “Kiều ở lầu Ngưng Bích”- Truyện Kiều-
Nguyễn Du)
Câu 2. (12.0 đ) “ Trong tục ngữ , ca dao tinh thần đoàn kết thương yêu nhau là
một nội dung đặc sắc. Có nhiều câu vào loại hay nhất trong kho tàng tục ngữ, ca
dao của nhân dân ta ngày xưa đã diễn tả nội dung này.”
Bằng những hiểu biết và kiến thức về ca dao, tục ngữ Việt Nam, em hãy
trình bày suy nghĩ của mình và làm sáng tỏ đạo lí đó trong đời sống con người
Việt Nam.
HẾT
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu I. (8,0đ)
1.Yêu cầu về kỉ năng (1,0 điểm)
HS phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Phải viết được một bài văn nhỏ, trọn vẹn để trình bày cách cảm nhận lời thơ, ý
thơ, phát hiện các nét nghệ thuật đặc sắc được vận dụng trong đoạn thơ.
- Bố cục rõ ràng hợp lí( theo ba phần :mở bài , thân bài , kết bài)
- Diễn đạt trôi chảy , có hình ảnh.
- Bài viết đi từ phân tích các nét nghệ thuật tiêu biểu để góp phần làm nổi bật nội
dung của đoạn thơ.
- Không mắc các lỗi thông thường.
2.Yêu cầu về kiến thức (7,0 đ)
a. Mở bài ( 1.0đ)
- Giới thiệu đôi nét về Nguyễn Du và Truyện Kiều (0,5đ)
- Khẳng định về ngòi bút đặc sắc của Nguyễn Du khi miêu tả ở nhiều lĩnh vực: tả
người ( người đẹp , nhân vật phản diện) ,tả cảnh( đặc biệt là tả cảnh ngụ tình)
(0.25đ)
- Giới thiệu đoạn trích “ Kiều ở lầu Ngưng Bích” (0.25đ)
b. Thân bài (5.0đ)
- Khái quát nội dung ý nghĩa của những câu khác trong đoạn trích.(0.5đ)
- Tám câu trên là tâm trạng của Thúy Kiều trong cảnh ngộ hiện tại . (0.5đ)
- Đây là đoạn thơ tả cảnh ngụ tình rất đặc sắc trong đó khung cảnh thiên nhiên
là khung cảnh tâm trạng, diễn đạt nội tâm nhân vật.(1.0đ)
- Cảnh vật trong con mắt của Kiều đều gợi lên trong lòng nàng những nét buồn.
Nhưng mỗi nét buồn lại lại được đặc trưng bằng những khung cảnh khác nhau.
Tất cả đều được tô đậm, liên tiếp và dồn dập qua những điệp ngữ “ buồn trông”
được sử dụng rất tài ba , độc đáo ở cả bốn câu lục. (1.0đ)
- HS phân tích các hình ảnh thơ:
+Cánh buồm xa xa: nỗi buồn da diết về quê nhà xa cách (0.5đ)
+ Hoa trôi man mác: nỗi buồn về phận lênh đênh, vô định (0.5đ)
+ Nội cỏ dầu dầu , chân mây mặt đất : nỗi bi thương vô vọng kéo dài
(0.5đ)
+ Gió cuốn mặt duềnh, ầm ầm tiếng sóng: tâm trạng hãi hùng, lo sợ trước
những tai họa sắp ập tới . (0.5đ)
c. Kết bài (1.0đ)
- HS khẳng định :
+Với bút pháp tài hoa độc đáo trong nghệ thuật tả cảnh ngụ tình và sử
dụng sáng tạo ngôn ngữ văn học ( ngôn ngữ độc thoại , điệp ngữ…)với sự đồng
cảm sâu xa trước kiếp người đau khổ. Nguyễn Du đã khắc họa được bức tranh
phong phú và sinh động về ngoại cảnh và tâm cảnh->Tâm trạng tràn ngập niềm
chua xót về mối tình tan vỡ, da diết nỗi đau buồn vì cách biệt cha mẹ,lo sợ hãi
hùng trước tai họa sắp ập tới. (0.75đ)
+Khẳng định đóng góp của Nguyễn Du đối với thơ ca Việt Nam.(0.25đ)
Câu II. (12,0đ)
1. Yêu cầu kĩ năng: (1.0đ)
HS phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Phải biết viết một bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng ,đạo lí hoàn
chỉnh có sự nâng cao kiến thức .
- Có bố cục rõ ràng , hợp lí( theo 3 phần : mở bài , thân bài , kết bài )
- Diễn đạt trôi chảy, viết có cảm xúc, có hình ảnh.
- Xây dựng và triển khai luận điểm, luận cứ đầy đủ,rõ ràng , hợp lí , logic.
- Vận dụng phép lập luận phù hợp.
- Không mắc các lỗi thông thường.
2. Yêu cầu về kiến thức (11,0đ)
a. Mở bài (1.0đ)
- Giới thiệu về tục ngữ, ca dao Việt Nam: Tục ngữ , ca dao là trí tuệ , tình cảm
của nhân dân lao động. nó biểu hiện kinh nghiệm sống phong phú và phản ánh
tâm hồn dân tộc.(0.5đ)
- Dẫn ý kiến của đề bài, khẳng định đây là nội dung sâu sắc(0.5đ)
b. Thân bài (9.0đ)
- Khẳng định kho tàng ca dao , tục ngữ ngày nay vẫn lưu giữ lại được những câu
thật hay nói về truyền thống trên. Đó là di sản tinh thần quí báu mà bao thế hệ
giữ gìn trân trọng. (1.0đ)
- Giải thích tại sao tinh thần đoàn kết ,yêu thương nhau lại là một nội dung đặc
sắc của tục ngữ , ca dao? Tại sao nhân dân ta lại dùng những lời lẽ hay nhất để
nói lên tư tưởng,tình cảm ấy ? ( vì nhân dân ta luôn phải đấu tranh với thiên
nhiên với giai cấp thống trị, với giặc ngoại xâm để tồn tại duy trì nòi giống và
xây dựng đất nước)(1,0đ)
- Tinh thần đoàn kết , yêu thương nhau trong ca dao , tục ngữ vừa là sự tổng
kết kinh nghiệm sống, vừa thể hiện lí tưởng sống của nhân dân, là tinh hoa
được đúc kết bằng ngôn ngữ đẹp nhất dễ nhớ mà bền vững. (1.0đ)
- HS lấy dẫn chứng , lí lẽ về tinh thần đoàn kết , lòng yêu thương ở các khía
cạnh:
Ông bà – cháu.(Ngó lên…bấy nhiêu)
Cha mẹ- con cái.(Ơn cha…cưu mang)
+ Trong gia đình (1.0đ) Anh –em (Anh em …vui vầy)
Vợ- chồng (Thuận vợ..cũng cạn)
+ Họ hàng, láng giềng(0.5đ):
.Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn.
.Một giọt máu ….nước lã.
+Đoàn kết , thương yêu đồng loại , dân tộc (0.5đ)
. Một cây…cao
.Nhiễu điều…cùng
( Mỗi khía cạnh HS phải tìm được những câu , bài ca dao , câu tục ngữ
tiêu biểu để giải thích và chứng minh.)
-HS khẳng định: nâng cao truyền thống đó tạo nên một sức mạnh to lớn để
vượt qua bao thử thách, gian nan: Đoàn kết là một sức mạnh giúp dân tộc ta
lập nên bao chiến công hiển hách.(1.0đ)
( Dẫn chứng trong lịch sử chống ngoại xâm)
+Học sinh khẳng định truyền thống đó ngày nay vẫn giữ gìn và phát huy làm
nên một dân tộc Việt Nam anh hùng, giàu lòng nhân ái , hiếu khách (1.0đ)
( Dẫn chứng trong hiện tại)
+ Liên hệ đến những câu nói khác về đoàn kết, thương yêu nhau (1.0đ)
( của Bác Hồ hoặc danh nhân, câu danh ngôn nào đó.)
+ Liên hệ đến bản thân: thể hiện tinh thần đoàn kết như thế nào trong cuộc
sống.(1,0đ)
c. Kết bài (1.0đ)
- Khẳng định lại truyền thống tốt đẹp đó của dân tộc . (0.5đ)
- Rút ra bài học cho bản thân. (0.5đ)
* Lưu ý : Trong quá trình chấm BGK tránh đếm ý cho điểm , chú ý sự sáng tạo
của học sinh nhưng cũng không coi nhẹ đáp án .