Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Tai lieu GD Moi truong phan II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.55 KB, 18 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Phần thứ hai</b>



GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG


Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG



<b>CHƯƠNG I</b>



<b>MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG</b>


<b>Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC VÀ TRUNG HỌC CƠ SỞ</b>



<b>I. MỤC TIÊU GIÁO DỤC BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG Ở TRƯỜNG PHỔ THƠNG</b>


Giáo dục mơi trường là một quá trình nhằm phát triển ở người học sự hiểu biết và
quan tâm trước những vấn đề môi trường, bao gồm : kiến thức, thái độ, hành vi, trách
nhiệm và kĩ năng để tự mình và cùng tập thể đưa ra các giải pháp nhằm giải quyết vấn
đề môi trường trước mắt cũng như lâu dài (Bộ GD&ĐT / UNDP, 1998)


Giáo dục bảo vệ mơi trường là q trình giáo dục nhằm giúp cho mỗi học sinh có
những nhận thức về môi trường thông qua kiến thức về môi trường (khái niệm, mối
liên hệ, qui luật,..); tạo cho học sinh có ý thức, thái độ đối với mơi trường; trang bị các
kỹ năng thực hành. Kết quả là học sinh có được ý thức trách nhiệm với mơi trường và
biết hành động thích hợp để bảo vệ mơi trường, ứng xử thích nghi thơng minh với mơi
trường.


Như vậy, giáo dục bảo vệ môi trường sẽ tạo ra ở học sinh:
 Nhận thức đúng đắn về môi trường


 Ý thức, thái độ thân thiện với môi trường
 Kỹ năng thực tế hành động trong môi trường


 Về môi trường


 Vì mơi trường
 Trong mơi trường


Kết quả cao nhất, mục đích cuối cùng của giáo dục bảo vệ mơi trường là học
sinh:


 Có được ý thức trách nhiệm sâu sắc với mơi trường.


 Có được những hành động thích hợp để bảo vệ mơi trường.


Nói cách khác, <i>học sinh sẽ có được giá trị nhân cách khắc sâu bởi một nền</i>
<i>tảng đạo lí mơi trường.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

riêng. Cơng tác giữ gìn và bảo vệ mơi trường phải trở thành đạo lí, niềm tin, lẽ sống và
được thể hiện bằng hành động thực tiễn, cụ thể của mọi người trong cuộc sống hàng
ngày. Các nội dung cơ bản về giáo dục môi trường được đưa vào nội dung, chương
trình giáo dục phổ thơngg và được thực hiện thường xuyên và có hệ thống phù hợp với
mục tiêu, nội dung chương trình, kế hoạch đào tạo ở tất cả các bậc, cấp học phổ thơng.
(Theo chính sách và chương trình hành động giáo dục mơi trường trong trường phổ
thông giai đoạn 2001 - 2010 đã được phê duyệt tại Quyết định số
6621/QĐ-BGD&ĐT-KHCN ngày 30 tháng 12 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào
tạo)


<b>II. NHỮNG CÁCH TIẾP CẬN VỀ GIÁO DỤC BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG VÀ CÁC</b>
<b>KHÍA CẠNH GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG</b>


 Trong thực tế phát triển của giáo dục nước ta hiện nay, đã xuất hiện nhiều cách
tiếp cận giáo dục bảo vệ môi trường không giống nhau:


Nhấn mạnh việc cung cấp kiến thức về


môi trường cho học sinh


Nhấn mạnh việc hình thành thái độ,
hành vi, giá trị và tình cảm mơi trường
cho học sinh


Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường
chủ yếu vào 3 mơn: Địa lí, Sinh học,
Giáo dục cơng dân


Giáo dục bảo vệ môi trường được thực
hiện qua tất cả các môn học


Nên lồng ghép nội dung giáo dục bảo
vệ mơi trường vào chương trình hiện
hành


GDMT chỉ nên được thực hiện bằng
cách phát hiện các cơ hội GDMT có
sẵn trong chương trình và sách giáo
khoa hiện hành.


Cần có giáo viên chuyên biệt làm công
tác giáo dục bảo vệ môi trường


Tất cả mọi giáo viên đều có khả năng
thực hiện tốt giáo dục bảo vệ môi
trường


Phương pháp dạy học chủ yếu để


GDMT là giảng giải


Phương pháp dạy học chủ yếu để
GDMT là tổ chức các hoạt động


GDMT chuẩn bị cho học sinh trở thành
những công dân biết bảo vệ môi
trường khi vào đời


Các kiến thức và kỹ năng hành động vì
mơi trường của học sinh xảy ra ngay
trong chính lúc các em đang đi học.
Nhà trường cần có một khoản ngân


sách cần thiết để trang bị cho giáo dục
bảo vệ môi trường


Bản thân môi trường là một nguồn lực
vô tận cho việc giáo dục bảo vệ môi
trường.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

 Được thực hiện bằng cách <b>khai thác những tri thức mơi trường hiện có</b>
<b>trong chương trình và sách giáo khoa của các môn học.</b>


 Cách thức dạy học giáo dục bảo vệ mơi trường có hiệu quả là <b>tổ chức các hoạt</b>
<b>động</b> cho học sinh.


 Giáo dục môi trường được tiến hành theo ba khía cạnh đồng thời:
- Giáo dục <b>Về</b> môi trường (kiến thức, nhận thức);



- Giáo dục <b>Trong</b> môi trường (kĩ năng hành động);
- Giáo dục <b>Vì</b> mơi trường (ý thức, thái độ)


<b>III. CƠ HỘI GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC MÔN HỌC Ở TIỂU</b>
<b>HỌC, TRUNG HỌC CƠ SỞ VÀ CÁC NGUYÊN TẮC CẦN QUÁN TRIỆT</b>


<b>1. Cơ hội</b>


 Cơ hội giáo dục bảo vệ môi trường trong các môn học ở trường tiểu học và trung
học cơ sở thể hiện ở chỗ trong chương trình có chứa đựng những nội dung giáo
dục bảo vệ mơi trường dưới hai dạng chủ yếu:


 Ngồi ra, ở một số phần nội dung của các môn học, hay ở một số bài học khác,
các ví dụ, bài tập, bài làm...được xem như là một dạng vật liệu dùng để khai thác
các vấn đề môi trường.


<b>2. Các nguyên tắc cần quán triệt</b>


Quá trình khai thác các cơ hội giáo dục bảo vệ môi trường cần phải đảm bảo ba
ngun tắc cơ bản:


 Khơng làm biến tính đặc trưng môn học, không biến bài học bộ môn thành
bài giáo dục bảo vệ môi trường.


 Khai thác nội dung giáo dục bảo vệ mơi trường phải có chọn lọc, có tính tập
trung vào những chương, mục nhất định, khơng tràn lan, tuỳ tiện.


 Phát huy cao độ các hoạt động tích cực nhận thức của học sinh và các kinh
nghiệm thực tế các em đã có, tận dụng tối đa mọi khả năng để cho học sinh trực tiếp
tiếp xúc với môi trường.



<b>IV. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG BÀI</b>
<b>Dạng I</b>


Nội dung chủ yếu của bài
học, hay một số phần nội
dung mụn học cú sự
trựng hợp với nội dung
giỏo dục bảo vệ mụi
trường.


<b>Dạng II</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>LÊN LỚP Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG</b>


<b>1. Phương pháp thuyết trình với sự tham gia tích cực của học sinh</b>


 Thuyết trình là phương pháp phổ biến, trong đó giáo viên trình bày bài giảng trên lớp
bằng cách giới thiệu khái quát chủ đề, giảng giải các điểm chính của bài, củng cố bài.


Mục đích chủ yếu của phương pháp dạy học thuyết trình là truyền thụ cho học
sinh những kiến thức đã được chuẩn bị sẵn. Do chủ yếu tác động một chiều, nên
phương pháp này thường tạo ra cách học thụ động ở học sinh.


 Để khắc phục nhược điểm này và nâng cao hiệu quả của phương pháp thuyết
trình, cần lơi cuốn các em tham gia tích cực vào q trình truyền thụ, giảng giải kiến
thức của giáo viên. Có thể lưu ý một số kĩ thuật sau:


- Tạo hứng thú học tập ở học sinh bằng cách giới thiệu nội dung học tập dưới
dạng vấn đề/ tạo biểu tượng/ nói rõ mục tiêu, ý nghĩa, yêu cầu,...Hứng thú học tập cần


được duy trì trong suốt cả tiết học bằng những "điểm nhấn" kiến thức hoặc cách
chuyển mục, chuyển đoạn,...


- Trình bày nội dung rõ ràng, súc tích, hệ thống, ngơn ngữ đơn giản, dễ hiểu, chú ý sử
dụng một số ngôn ngữ có hình ảnh, gây ấn tượng đối với học sinh về mặt nội dung học tập.


- Chia nội dung bài học và công việc phải làm theo từng giai đoạn. Mỗi giai đoạn
nhằm vào một mục tiêu cụ thể, xác định. Liên quan đến hoạt động cần phải có các
phương tiện thích hợp như tờ rời, sơ đồ, biểu đồ, bản đồ, bảng thống kê, đèn chiếu để
phim dương bản, máy chiếu qua đầu (overhead) và các tờ chiếu, âm thanh, ánh sáng và
các phương tiện học tập khác.


- Soạn thảo những câu hỏi thu hút sự chú ý của học sinh, câu hỏi gợi ý, câu hỏi
yêu cầu vận dụng kiến thức thực tế đã biết vào nắm bài mới. Một số câu hỏi có thể
được dùng để học sinh thảo luận, trao đổi với nhau, trao đổi với thầy, phối hợp cùng
giáo viên trong việc khám phá các vấn đề cần giảng giải. Thông qua các câu hỏi, tạo ra
sự giao tiếp, gần gũi giữa thầy và trò trong bài học.


- Sau mỗi đoạn hay cuối bài, có thể đưa ra những câu hỏi phù hợp để kiểm tra việc
nắm bài của học sinh. Những câu hỏi này có thể yêu cầu học sinh tái hiện lại kiến thức
vừa học, hoặc vận dụng vào giải thích một số vấn đề thực tế đơn giản.


- Khuyến khích học sinh đặt câu hỏi và tạo cơ hội cho những em khác trình bày
sự lí giải của mình.


<b>2. Phương pháp đàm thoại gợi mở</b>


 Là phương pháp dạy học, trong đó giáo viên và học sinh, hoặc học sinh với học sinh
trao đổi với nhau hay làm sáng rõ một vấn đề, tìm tịi một thơng tin trên cơ sở câu hỏi.



 Hiệu quả của phương pháp dạy học đàm thoại gợi mở trước hết phụ thuộc vào
chất lượng câu hỏi. Một câu hỏi tốt, thông thường phải đảm bảo các yêu cầu sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

+ Bám sát các tri thức cơ bản, trọng tâm.
+ Sát trình độ người học


+ Gây sự tị mị hoặc kích thích trả lời sơi nổi, tạo ra sự thảo luận sâu hơn.
 Ngoài việc giáo viên đặt câu hỏi, nên tạo cơ hội và khuyến khích học sinh đặt
câu hỏi cho giáo viên hoặc bạn học trong lớp về các vấn đề học tập.


 Câu trả lời của học sinh khơng nhất thiết phải trình bày trực tiếp bằng lời trước
tồn lớp. Có thể viết câu trả lời và các thẻ (bằng giấy nhỏ) và ghim lên bảng, sau đó
xếp chúng theo chủ điểm, hoặc theo mức độ chính xác,...Việc đàm thoại lúc đó được
trực quan hố, hệ thống hố.


<b>3. Phương pháp động não</b>


 Kích thích người học suy nghĩ, bằng cách thu thập ý kiến khác nhau về một
vấn đề nào đó mà khơng tiến hành đánh giá, trao đổi hay bình luận ý kiến đó.


 Phương pháp này cho phép làm xuất hiện một cách nhanh chóng một số ý kiến
về một đề tài chung. Tuy tự do phát biểu, nhưng có nhiều ý kiến cùng hướng về một
phía nhất định, tạo khả năng hình thành nên một ý kiến chung.


 Phương pháp này thực hiện theo các bước:


- Nêu tên đề tài/chủ đề/vấn đề (có thể gắn với phương tiện trực quan) và đưa câu
hỏi kích thích suy nghĩ của người học.


- Yêu cầu cả lớp động não. Ghi ý kiến của mình bằng thẻ vào giấy nhỏ ghim lên


bảng, hoặc từng người một trình bày ngắn gọn trước lớp ý kiến của mình. Khơng nhận
xét, đánh giá các ý kiến đó.


- Sau khi khơng cịn ý kiến nữa, có thể nhóm các ý kiến lại và đánh giá khái qt
về cơng dụng và tính khả thi.


<b>4. Phương pháp nghiên cứu</b>


 Là phương pháp, trong đó học sinh dưới sự
hướng dẫn của giáo viên, tìm hiểu một số vấn đề
trong thực tế và sau đó dựa trên các thơng tin thu
thập được, tiến hành phân tích, tổng hợp, so sánh,
khái quát để rút ra kết luận, nêu các giải pháp, hoặc
đề xuất các kiến nghị giải quyết.


 Phương pháp này được thực hiện qua các
bước:


- Xác định vấn đề (nhận biết, lựa chọn và định danh vấn đề)
- Đưa ra các giả thuyết


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

- Thu thập và xử lí thông tin
- Kết luận


 Nghiên cứu không phải chỉ dành riêng cho các nhà khoa học. Có thể tổ chức
cho học sinh nghiên cứu theo những vấn đề đơn giản, phù hợp. Ví dụ, học sinh có thể
nghiên cứu các vấn đề mơi trường tại địa phương, như:


+ Khu vực em sống có bị ơ nhiễm nước (khơng khí, đất,..) khơng? Vì sao cho là
bị ơ nhiễm? Bằng chứng khoa học nào? Nguyên nhân ô nhiễm là gì? Hậu quả ra sao?


Cần làm gì để ngăn chặn ô nhiễm? Ai làm? Hay:


+ Học sinh quan sát tình trạng mơi trường địa phương, tiến hành thu thập dữ liệu
bằng phỏng vấn, sau đó phân loại, phân tích, tổng hợp, xác định vấn đề cần quan tâm.
Chọn đề tài. Tiến hành nghiên cứu và nêu ra một số kết luận, kiến nghị với chính
quyền địa phương.


<b>5. Phương pháp giải quyết vấn đề</b>


Là phương pháp, giáo viên đặt ra trước học sinh một (hay một hệ thống) các
vấn đề nhận thức, kích thích hoạt động tư duy tích cực của các em trong quá trình
giải quyết vấn đề, rút ra các kết luận cần thiết.


Phương pháp giải quyết vấn đề được tiến hành theo các bước:
- Xác định vấn đề (Vấn đề gì cần phải giải quyết?)


+ Phát hiện vấn đề


+ Trình bày vấn đề (có thể dưới các dạng: mâu thuẫn cần giải quyết, một sự
lựa chọn, một nghịch lí,..).


- Giải quyết vấn đề
+ Nêu giả thuyết


+ Xác định các cách thức và kế hoạch giải quyết
+ Khảo sát các khía cạnh và thu thập, xử lí thông tin.
- Kết luận


+ Khẳng định hay bác bỏ giả thuyết



+ Hình thành kết quả và đề xuất vấn đề mới, hoặc áp dụng (nếu thấy cần thiết)
<b>6. Phương pháp thảo luận nhóm</b>


 Là phương pháp, trong đó giáo viên cấu tạo lại bài học (hay một phần của bài)
dưới dạng các bài tập nhận thức hay vấn đề, nêu lên để học sinh cùng trao đổi, mạn
đàm với nhau, trình bày ý kiến cá nhân hay đại diện cho một nhóm trước tồn lớp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

nhiều ý kiến khác nhau. Nhờ vậy, sẽ có nhiều hướng suy nghĩ về cùng một vấn đề, tạo
ra cơ hội cho việc trao đổi, thảo luận


 Thảo luận nhóm nhỏ là hình thức thảo luận theo nhóm từ 6-8 học sinh. Lớp
học được chia thành một số nhóm, mỗi nhóm được giao một (hay một số vấn đề cụ
thể), có yêu cầu về nội dung, thời gian, cách làm...Sau khi thảo luận ở nhóm xong,
giáo viên tổ chức thảo luận tồn lớp bằng cách mỗi nhóm cử đại diện của mình lên
trình bày kết quả thảo luận của nhóm trước lớp.


- Chuẩn bị thảo luận: chia nhóm, cử nhóm trưởng, thư kí, ....
 Thảo luận nhóm được tiến hành theo các bước:


- Giao nhiệm vụ cho từng nhóm: rõ ràng, cụ thể, tất cả học sinh trong lớp đều hiểu;
yêu cầu thảo luận sôi nổi, nhưng trật tự, có ghi chép cẩn thận và chọn lọc, tổng hợp ý kiến.
- Tiến hành thảo luận: học sinh thảo luận (trao đổi, bàn bạc, phân tích..., khơng
tranh cãi); giáo viên uốn nắn lệch lạc, điều chỉnh đúng hướng thảo luận, chú ý phát
hiện các điểm đã thống nhất và còn tranh luận chưa đi đến kết quả ở từng nhóm; khơng
giải đáp ngay mà chỉ giúp học sinh hướng đi hoặc nguồn huy động dữ kiện, tư liệu cần
thiết cho việc làm sáng tỏ vấn đề


- Tổng kết thảo luận: đại diện các nhóm trình bày trước lớp kết quả thảo luận của
nhóm mình. Các nhóm khác, hoặc thành viên trong lớp nêu các ý kiến khác với kết
quả thảo luận của nhóm bạn (nếu có) hoặc đề xuất kết quả hợp lí hơn. Giáo viên tổng


kết, đi sâu làm rõ các nội dung nhận thức kèm theo uốn nắn các sai sót, sữa chữa lệch
lạc, giải đáp thắc mắc hoặc làm sáng tỏ thêm vấn đề lí thú nảy sinh trong thảo luận.
<b>7. Phương pháp tranh luận</b>


Kĩ thuật của phương pháp này như sau:


 Chia toàn thể số học sinh tham gia thành hai bên. Mỗi bên cử một nhóm từ 3
đến 5 người làm đại diện để tranh luận với nhau. Số còn lại làm cử toạ. Giáo viên làm
trọng tài.


 Người điều khiển đưa ra một ý kiến (dưới dạng một mệnh đề), viết hẳn lên bảng, ví
dụ: "Khơng cần tiết kiệm năng lượng, vì con người có rất nhiều nguồn năng lượng phong phú
và có thể tìm kiếm được những nguồn năng lượng thay thế khác".


 Bốc thăm để phân cơng một nhóm làm "nhóm ủng hộ" và nhóm kia làm
"nhóm phản đối". Mỗi nhóm có 5 phút để hội ý, thống nhất đưa ra các lí lẽ của nhóm
mình (mỗi người trong nhóm chịu trách nhiệm biện hộ cho một lí lẽ).


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

 Trọng tài giữ cho cuộc tranh luận xảy ra đúng luật. Cử toạ quan sát và bình
chọn đội nào có lí lẽ vững vàng và có sức thuyết phục. Kết thúc, người dẫn chương
trình nhận xét, đánh giá và kết luận về những bài học môi trường.


<b>8. Phương pháp đóng vai </b>


 Là phương pháp được đặc trưng bởi một
hoạt động với các nhân vật giả định, mà trong đó,
các tình thế trong thực tiễn cuộc sống được thể
hiện tức thời thành những hành động có tính kịch.
Trong vở kịch này, các vai khác nhau do chính học
sinh đóng và trình diễn. Các hành động có tính


kịch được xuất phát từ chính sự hiểu biết, óc tưởng


tượng và trí sáng tạo của các em, khơng cần phải qua tập dượt hay dàn dựng công phu.
 Phương pháp đóng vai được tiến hành theo các bước sau:


- Tạo khơng khí để đóng vai. Việc đóng vai khơng phải bao giờ cũng được tất cả
học sinh chấp nhận. Giáo viên cần cho học sinh nhận thức được rằng bất kì con người
nào trong cuộc sống cũng có thể gặp các tình huống khác nhau.


- Lựa chọn vai. Giáo viên có thể phân vai phù hợp với từng học sinh, hoặc để học
sinh tự nguyện nhận các vai trong vở kịch. Các học sinh khác cịn lại đóng vai khán
giả quan sát. Người quan sát cần phải chú ý xem diễn viên nhập vai như thế nào, tự đặt
mình vào vai diễn và hình dung về tính phù hợp với thực tế của các diễn viên và cách
giải quyết vấn đề, suy nghĩ xem có cách nào khác giải quyết vấn đề khơng.


- Theo các vai trình diễn. Nếu thấy ý đồ của mình đã được thực hiện thì giáo viên
có thể cho ngừng diễn. Sau đó hướng dẫn học sinh thảo luận về các cách giải quyết
vấn đề của vai diễn và có đánh giá vở diễn.


- Có thể yêu cầu các học sinh khác trình diễn theo cách khác, với cách giải quyết
vấn đề khác.


<b>9. Phương pháp dự án </b>


 Là phương pháp, trong đó cá nhân hay nhóm học sinh thiết lập một dự án có
nội dung gắn kết với nội dung môi trường. Dựa vào tri thức, kinh nghiệm và kỹ năng
vốn có; trên cơ sở phân tích thực tiễn thuộc phạm vi học tập; cùng với tài liệu, phương
tiện, học sinh đề xuất ý tưởng, thiết kế dự án, soạn thảo và hoàn chỉnh dự án.


 Để thiết kế một dự án hoàn chỉnh, thông thường tiến hành theo các bước sau:


1) xác định nhu cầu vấn đề; 2) thiết lập mục tiêu dự án; 3)đưa ra các chiến lược lựa
chọn; 4) chọn các chiến lược phù hợp; 5) soạn thảo bản dự án; 6) thơng qua bản dự án
trong nhóm; 7) điều chỉnh và hoàn thiện dự án.


 Một bản dự án thường có các phần chính sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

A. Phần tóm tắt: tên dự án, người thực hiện, thời gian, mơ tả tóm tắt, ...


B. Phần chi tiết: hiện trạng, lí do hình thành dự án, pham vi nghiên cứu, mục tiêu
của dự án, các hoạt động và sản phẩm, ....


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<b>CHƯƠNG II</b>



<b>CÁCH VIẾT MỘT MẪU HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC BẢO VỆ </b>


<b>MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG</b>



<b>1. Cách viết một mẫu hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường trong bài trên lớp</b>
<b>(tiết học trên lớp)</b>


 Một mẫu hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường trong bài dạy học trên lớp
phải đảm bảo các yêu cầu sau:


- Là một thành phần hữu cơ của bài giảng, vừa nhằm thỏa mãn mục tiêu của bài
học bộ môn, vừa thỏa mãn mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường thông qua bài học đó.


- Tơn trọng kiến thức bài học, đảm bảo chính xác, đầy đủ các kiến thức cơ bản
của bài học. Khai thác các kiến thức đó để tiến hành GDMT, khơng đưa thêm các kiến
thức mơi trường ở ngồi vào một cách gị bó, khiên cưỡng.


- Tổ chức học sinh học tập và phương pháp, phương tiện dạy học phải phù hợp


với bài học bộ môn, theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động học tập của học sinh,
tăng cường dạy học bằng hoạt động, thông qua hoạt động tích cực của HS.


- Mẫu hoạt động có tính độc lập, có thể tách ra để sử dụng trong các trường hợp
cụ thể khác của hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường.


 Cấu trúc của một mẫu hoạt động GDMT trong bài lên lớp ở THPT.
- Tên mẫu hoạt động (Lớp. Bài. Mục)


- Mục tiêu
- Chuẩn bị
- Phương pháp
- Hoạt động


 Cách viết: Tiến hành theo một trình tự sau:


- Dựa vào các vấn đề mơi trường hiện nay trên thế giới và ở Việt Nam, chọn kiến
thức bài học cần khai thác để tiến hành GDMT.


- Đọc kỹ nội dung kiến thức bài học đã chọn, xác định mục tiêu về kiến thức bài
học và mục tiêu về GDMT, đặt tên cho mẫu hoạt động (chú ý tên nên phản ánh được
nội dung hoặc mục tiêu GDMT của phần kiến thức được chọn)


- Suy nghĩ và lựa chọn hình thức tổ chức dạy học, phương pháp dạy học thích
hợp, từ đó dự kiến các phương tiện dạy học cũng như các chuẩn bị cần thiết.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

cực, chủ động của học sinh), bám sát mục tiêu và nội dung dạy học.


<b>2. Cách viết một mẫu hoạt động giáo dục bảo vệ mơi trường ngồi lớp (ngoại khóa)</b>



 Một mẫu hoạt động GDBVMT ngồi lớp phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Là một mẫu độc lập, hoàn chỉnh, thực hiện trong một thời gian nhất định (15
phút, 30 phút, 60 phút hoặc nhiều hơn).


- Nội dung mẫu hoạt động nhằm mục tiêu GDBVMT, nhưng phải liên quan đến
nội dung học tập của chương trình nội khóa, khơng nằm ngồi các nội dung học tập
thuộc chương trình học tập của học sinh.


- Hình thức tổ chức và phương pháp hoạt động phải phù hợp với đặc điểm nhận
thức, đặc điểm tâm sinh lý của học sinh, đề cao hoạt động tích cực, chủ động, sáng tạo
của học sinh, vừa có tác dụng trang bị kiến thức, rèn luyện kỹ năng, vừa nâng cao
hứng thú học tập cuả học sinh.


- Phải lôi cuốn tất cả các học sinh tham gia vào hoạt động.
 Cấu trúc của mẫu hoạt động


- Chủ đề
- Tên mẫu
- Mục tiêu
- Địa điểm


- Chuẩn bị: a. Học sinh:


b. Giáo viên (hoặc cố vấn):
- Hoạt động


+ Hoạt động1 (Mục tiêu, cách thức, sản phẩm)
+ Hoạt động 2 ( Mục tiêu, cách thức, sản phẩm)
+ ...



- Tổng kết hoạt động. Dặn dò. Chia tay.


 Cách viết: Tiến hành theo một trình tự sau:


- Dựa vào các vấn đề môi trường hiện nay ở thế giới, Việt Nam, địa phương và
chương trình học tập hiện hành (tương ứng với môn học, lớp học) để tìm chủ đề hoạt
động GDMT, từ đó đi sâu lựa chọn khía cạnh cần tập trung GDMT thơng qua tổ chức
hoạt động ngoại khóa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

Tiếng kêu cứu của dịng sơng....).


- Lựa chọn địa điểm và xác định các phương tiện, vật dụng, phân công chuẩn bị.
- Xác định các hoạt động: Mục tiêu, cách thức hoạt động (làm như thế nào?, Ai
làm?, Thời điểm nào? Sự phối hợp ra sao?). Chú ý suy nghĩ về các tình huống có thể
xảy ra và cách giải quyết.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

<b>CHƯƠNG III</b>



<b>GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG </b>


<b>TRONG HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHĨA </b>



<b>Ở TRƯỜNG PHỔ THƠNG</b>



I. HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG VÀ KHẢ NĂNG
RỘNG RÃI ĐỐI VỚI GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG


<b>1. Quan niệm về ngoại khố</b>


Ngoại khóa là hình thức tổ chức dạy học ngồi lớp, khơng qui định bắt buộc
trong chương trình, hoạt động dựa trên sự tự nguyện tham gia của một số hay số đơng


học sinh có hứng thú, u thích bộ mơn và ham muốn tìm tịi, sáng tạo, dưới sự hướng
dẫn của giáo viên


Hoạt động ngoại khóa là hoạt động ngồi giờ học trên lớp, nội dung hoạt động
ngoại khóa thường liên quan với nội dung học tập trong chương trình và phù hợp với
hồn cảnh của địa phương và đặc điểm của các em tham gia hoạt động.


<b>2. Vai trò của hoạt động ngoại khố ở trường phổ thơng</b>


Hoạt động ngoại khóa có tác dụng rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả dạy học
ở nhà trường, góp phần tích cực vào việc nâng cao, mở rộng vốn tri thức của các em,
rèn luyện kỹ năng, tăng cường hứng thú học tập bộ mơn và giáo dục lịng u thiên
nhiên, q hương, đất nước.


<b>3. Hình thức ngoại khố</b>


Hoạt động ngoại khóa ở trường phổ thơng có nhiều hình thức đa dạng: Tổ Xanh,
Câu lạc bộ môi trường, Da hội, Đố vui, Thi tìm hiểu về mơi trường, Trị chơi, Thơng
tin mơi trường, Tham quan. Các hình thức này rất thuận lợi cho việc tiến hành hoạt
động với các nội dung về GDMT.


<b>4. Khả năng GDBVMT trong hoạt động ngoại khóa ở trường phổ thông</b>


Giáo dục bảo vệ môi trường trong hoạt động ngoại khố có thể được triển khai
như một hoạt động độc lập. Hoạt động này được tiến hành tương đối thuận lợi và có
hiệu quả cao, vì:


- Dễ chủ động về mọi phương diện khi tổ chức, khơng bị ràng buộc nhiều bởi
thời khố biểu các mơn học trong tình hình thực tế hiện nay:



</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

- Sự thay đổi thái độ, hành vi và việc định hình các giá trị mơi trường trong học sinh chỉ
thực sự có ý nghĩa giáo dục khi những điều này xẩy ra trong một bối cảnh có thực.


<b>II. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG NGOẠI</b>
<b>KHỐ Ở TRƯỜNG PHỔ THƠNG</b>


<b>1. Tổ mơi trường</b>


Tổ mơi trường là một loại hình tổ chức cơ bản của hoạt động ngoại khóa, vì tính
chất gọn nhẹ, dễ tập hợp các học sinh có cùng sở thích, hứng thú và thuận tiện cho tổ
chức các hoạt động ngoài giờ theo những chuyên đề nhất định. Số lượng học sinh
trong Tổ khoảng 10-15 em, gồm học sinh ở tất cả các lớp trong khối. Mỗi Tổ môi
trường theo khối lớp có tên riêng. Ví dụ: ở khối lớp 6 có tổ “Những chun gia mơi
trường nước trẻ tuổi”, khối lớp 7 có tổ “Những người đi vào bầu khí quyển", khối 9 có
tổ ”Những nhà mơi trường q hương”. Dựa vào nguyện vọng và sở trường, cũng có
thể xây dựng Tổ theo các chuyên đề, chẳng hạn: tổ “Rừng”, Tổ “Biển", tổ “Thiên tai”,
tổ "Đô thị", tổ "Đất đai",....


Trong mỗi tổ, học sinh sẽ bầu tổ trưởng, tổ phó. Giáo viên đóng vai trị cố vấn,
gợi ý đề tài hoạt động, tư vấn về cách thức tổ chức hoạt động và giới thiệu các tài liệu,
phương tiện, trao đổi về phương pháp làm việc cần thiết, giáo dục ý thức kỷ luật, tinh
thần trách nhiệm, nhắc nhở, động viên học sinh duy trì hoạt động có nề nếp và hiệu quả.


Đầu năm học, giáo viên nên chú ý quan sát, tìm hiểu các hứng thú và khuynh
hướng học tập của học sinh trong lớp, phát hiện ra các sở trường của các em, lưu ý đến
những học sinh có hứng thú về mơi trường.


Tổ chức một số hoạt động ngoài giờ đơn giản, ngắn gọn dựa trên những điều kiện
địa phương. Ví dụ: thi tìm hiểu về các đặc điểm tự nhiên



địa phương, thi giới thiệu các địa danh du lịch, thi kể tên
các đảo và quần đảo nước ta,... Trong cuộc thi, giáo viên
quan sát để tìm ra các học sinh tích cực, nhiệt tình trong
học tập, có thể trở thành các hạt nhân trong các tổ mơi
trường sau này.


Giải thích cho các em hiểu rõ mục đích và hoạt động
của tổ mơi trường, động viên các em tự nguyên gia nhập
tổ. Số lượng ban đầu khơng cần nhiều; về sau chính hoạt
động của tổ sẽ hấp dẫn, cuốn hút các em khác tham gia
vào tổ.


Cần phải làm cho phụ huynh học sinh các em ở tổ mơi trường hiểu rõ mục đích, các
hoạt động, thời gian hoạt động của tổ để tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ, động viên cả về tinh
thần lẫn vật chất (tài liệu, phương tiện, dành thời gian để các em sinh hoạt, cố vấn,...).


Để tổ hoạt động có nề nếp, cần phải xây dựng một bản nội quy của tổ. Hàng tuần hay 2


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

tuần một lần, tổ phải có sinh hoạt chung.


Tổ cần phải có kế hoạch hoạt động cho từng tháng và cả năm. Căn cứ vào kế
hoạch này, các thành viên trong tổ sắp xếp cơng việc của mình một cách chủ động và
suy nghĩ về các biện pháp thực hiện một cách hợp lý. Kế hoạch hoạt động của Tổ phải
sát hợp với tình trạng hiện có về cơ sở vật chất của các hoạt động, điều kiện địa lý địa
phương, khuynh hướng và năng lực của các học sinh trong Tổ. Cần phải có những nội
dung cụ thể, bảo đảm thực hiện được kế hoạch trong điều kiện thực tế. Các hoạt động
đề ra trong kế hoạch nên đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, đảm bảo những
hoạt động đầu được thực hiện để tạo sự tự tin cho học sinh. Kế hoạch của tổ cần được
đưa ra bàn bạc, thảo luận trong tổ và được tất cả các thành viên tán thành để có quyết
tâm thực hiện.



Một số kết quả sưu tầm, nghiên cứu của các tổ môi trường nên được sử dụng
trong bài học trên lớp để các em thấy được thành quả hoạt động của mình được thầy và
bạn trân trọng và có ích cho mọi người. Thí dụ trong các tiết học về địa lý địa phương
ở cuối cấp nên để cho các em trong tổ báo cáo về các kết quả điều tra khí hậu, dân cư
và các hoạt động kinh tế ở địa phương. Trong các bài học có nội dung liên quan, có thể
cho tổ mơi trường trình bày các thông tin trên thế gới về động đất, lũ lụt, hạn hán,...


Cuối học kỳ hay cuối năm học, hoặc vào những ngày môi trường, nên tổ chức
các cuộc triển lãm, trưng bày các kết quả nghiên cứu của tổ mơi trường; các tổ báo cáo
tình hình hoạt động và các kết quả đạt được trong thời gian qua.


Hình thức hoạt động của tổ môi trường rất đa dạng và phong phú: điều tra, khảo
sát địa phương; thông tin, phổ biến tri thức môi trường; báo cáo một vấn đề môi
trường; sưu tầm, thu thập tranh ảnh, tài liệu và tổ chức triển lãm; lập phiếu tư liệu môi
trường địa phương; làm báo tường môi trường; tổ chức dạ hội chun đề; tìm thơng tin
trên mạng internet; giới thiệu các điểm và tuyến du lịch; tổ chức chợ thông tin; tự tạo
các dụng cụ trực quan, tổ chức các trị chơi có nội dung mơi trường,...


Nội dung đề tài hoạt động của các tổ liên quan đến các nội dung học tập trong
chương trình. Kinh nghiệm cho thấy các đề tài nên bám sát các vấn đề thời sự hoặc
chiến lược ở địa phương dễ tìm được sự ủng hộ, đồng tình của các lực lượng khác
trong xã hội, ví dụ các đề tài về mơi trường, bảo vệ tài nguyên, tìm hiểu về thiên tai và
các biện pháp phịng ngừa, các giải pháp thích nghi thơng minh với tự nhiên, sử dụng
năng lượng mặt trời, tìm hiểu các tuyến và điểm du lịch sinh thái,...Các đề tài môi
trường rất phong phú và liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau. Cần chú ý gơị ý,
chọn lựa các đề tài phù hợp với lứa tuổi và hứng thú của các học sinh và thời gian thực
hiện hợp lý, không nên kéo dài cả năm học hay hết cả học kỳ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

mình phù hợp với mục đích đã đề ra.



Tổ mơi trường là một hình thức hoạt động linh động, rất thuận lợi cho tiến hành
các hạt động về GDBVMT trong trường học. Các thành viên tổ mơi trường có thể là
hạt nhân của các nhóm Tình nguyện Xanh bảo vệ môi trường ở trong cộng đồng. Để
Tổ mơi trường hoạt động có hiệu quả, khi tổ chức cần chú ý những điểm sau:


- Hoạt động của Tổ phải phù hợp với đặc điểm tâm lý, trình độ nhận thức và
hồn cảnh học tập của học sinh, phù hợp với điều kiện vật chất và thời gian học sinh
có thể thu xếp được, phù hợp với đặc điểm của nhà trường và đặc điểm địa lý địa
phương.


- Nội dung hoạt động của Tổ môi trường phải kết hợp chặt chẽ với chương trình
học tập nội khóa, vừa nhằm bổ sung, mở rộng kiến thức nội khóa hoặc củng cố, vận
dụng kiến thức nội khóa trong thực tiễn, vừa có tác dụng gây hứng thú học tập ở học
sinh, phát huy các năng lực sở trường vốn có của học sinh.


- Tạo cơ hội, điều kiện để lôi cuốn tất cả mọi học sinh trong lớp có trình độ học
lực khác nhau vào các hoạt động của Tổ phù hợp với năng lực, hoàn cảnh của các em.
Kích thích học sinh tinh thần ham thích học tập.


- Hoạt động của Tổ mơi trường tuy là hình thức tự nguyện của học sinh, nhưng
cần phải đề cao tinh thần kỷ luật, ý thức tập thể, thói quen nề nếp.


- Đề cao vai trị chủ động, tính tích cực, sáng tạo và tính tự quản, sáng kiến cá
nhân của học sinh


- Tranh thủ sự giúp đỡ, ủng hộ của phụ huynh học sinh, các nhà khoa học, cán
bộ chuyên môn kỹ thuật, của các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội tại địa phương. Họ
tham dự với tư cách là cố vấn chun mơn, đồng thời có thể là nhà tài trợ cung cấp
phương tiện, tài liệu và cả vật chất khác cho hoạt động của học sinh. Trong nhiều


trường hợp họ là người trực tiếp giảng dạy, chỉ dẫn cụ thể cho học sinh. Liên kết và
phối hợp chặt chẽ với các tổ chức Đoàn, Đội và tổ chức xã hội khác ở trong và ngoài
nhà trường, tạo ra sức mạnh tập thể trong hoạt động của Tổ môi trường.


<b>2. Câu lạc bộ môi trường</b>


Câu lạc bộ môi trường là một hình thức hoạt động ngồi giờ dựa trên sự tham gia
tự nguyện của các em học sinh nhằm vào việc khuyến khích các em học tập, tìm hiểu,
mở rộng kiến thức môi trường và thực hiện các hoạt động bảo vệ mơi trường.


Câu lạc bộ mơi trường có thể thu hút sự tham gia của học sinh toàn trường, hoặc
mỗi khối lớp thành lập một Câu lạc bộ. Các Câu lạc bộ có thể hoạt động theo những
chủ đề nhất định và đặt tên Câu lạc bộ theo nội dung hoạt động. Ví dụ: “ Câu lạc bộ
Xanh”, “Câu lạc bộ các nhà Thủy văn trẻ”,”Câu lạc bộ những người bạn của rừng”,...


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

- Số lượng học sinh tham gia trong mỗi Câu lạc bộ khoảng 30 - 40 em. Hoạt động
của Câu lạc bộ rất đa dạng: trò chơi, thi, đố vui, hái hoa dân chủ, hoạt động thực tiễn
môi trường,....


<b>3. Chiến dịch môi trường</b>


Chiến dịch môi trường là một hoạt động về môi trường thu hút nhiều người tham
gia, diễn ra trong một không gian tương đối rộng và có thời gian kéo dài nhất định, có
tính cao trào, tạo ra những sản phẩm thiết thực đối với nhiều người.


Hoạt động này tạo thói quen và tập dượt cho học sinh đặt mình vào vị trí người
năng động, tự chủ, ln quan tâm đến những vấn đề thực tiễn gần gũi trong môi trường
sống xung quanh. Đồng thời rèn luyện cho học sinh nhìn nhận các vấn đề thực tiễn
một cách khoa học và tìm cách giải quyết nó bằng các giải pháp thích hợp.



Phù hợp với tình hình thực tiễn nhà trường, địa phương và học sinh, nên coi
trọng các chiến dịch đơn giản, phù hợp, trong thực tế có khả năng thực hiện thuận lợi.
Ví dụ: Học sinh có thể tổ chức chiến dịch trồng cây phi lao chắn cát ở xóm của các
em, hay tổ chức chiến dịch thu gom rác của lớp học, tái chế sơ bộ...


Chiến dịch môi trường có thể tiến hành ở trong trường hay ngồi trường.
- Hoạt động trong trường nên chú ý đến các nội dung:


+ Xanh hóa trường học (trồng cây, quản lý rác thải, tiết kiệm các nguồn sử
dụng: điện nước, bao gồm việc xử lý các loại phế thải, tái sử dụng và tái chế phế liệu,
phế phẩm).


+ Trang trí phịng học.


+ Làm các tờ rời, bảng tin, tập ảnh tuyên truyền về môi trường.


- Hoạt động ngoài trường thường tập trung vào các vấn đề thời sự của địa
phương liên quan tới môi trường. Ví dụ: Vấn đề bảo vệ tài nguyên rừng, tài nguyên
nước, đất,... ở địa phương. Hình thức chủ yếu là một chiến dịch truyền thông về môi
trường. Hay, tổ chức một hoạt động làm sạch môi trường địa phương, trồng cây...


Thông thường, việc xây dựng và tiến hành thực hiện một chiến dịch trong khuôn
khổ của hoạt động ngoại khóa, thường có các giai đoạn sau:


- Tạo ra nhu cầu hoạt động


- Điều tra, khảo sát sơ bộ các vấn đề liên quan.
- Xây dựng kế hoạch hành động.


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO</b>




1. Bộ Giáo dục và Đào tạo -UNDP, <i>Các hướng dẫn chung về giáo dục môi trường</i>
<i>cho người đào tạo giáo viên Tiểu học, THCS, THPT </i>(3 quyển độc lập), VIE
95/041, H.1998.


2. Bộ Giáo dục và Đào tạo -UNDP và DANTDA, <i>Thiết kế mẫu một số môdul giáo</i>
<i>dục môi trường ở trường phổ thông</i>, H.2001.


3. Bộ KHCN&MT - Cục Môi trường, <i>200 câu hỏi/đáp về môi trường</i>, H. 2000.


4. Nguyễn Kim Hồng (chủ biên) Lê Huy Bá Phạm Xuân Hậu Nguyễn Đức Vũ
-Đàm Nguyễn Thùy Dương, <i>Giáo dục môi trường</i>, NXB Giáo dục, 2002.


5. Phạm Xuân Hậu - Nguyễn Kim Hồng - Nguyễn Đức Vũ, <i>Hoạt động giáo dục môi</i>
<i>trường qua môn Địa lí ở phổ thơng,</i> NXB Giáo dục, 2004.


6. Trung tâm tài nguyên và môi trường Trường ĐHTH Hà Nội, <i>Tiến tới môi trường</i>
<i>bền vững</i>, NXB Nông nghiệp, 1995.


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×