Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Cha con nghia nangpdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.53 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>ĐỀ: Phân tích đoạn trích Cha con nghĩa nặng của Hồ </b>
<b>Biểu Chánh. </b>


<b>BÀI LÀM </b>


Trước khi Tự lực văn đoàn xuất hiện (1932), Hồ Biểu Chánh đã cho ra mắt bạn đọc ngót 20 cuốn tiểu
thuyết; ơng được khẳng định là một trong số ít những cây bút quan trọng đặt nền móng cho tiểu
thuyết Việt Nam hồi đầu htế kỉ, có thời gian ảnh hưởng khá lớn ở Nam Bộ.


Tuy còn những mặt hạn chế, tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh đã thể hiện tương đối chân thực cuộc
sống và con người Nam Bộ với những sắc thái địa phương độc đáo. Thông qua số phận của nhiều
nhân vật, tác giả bộc lộ một quan niệm nhân đạo đáng quý. Nhà văn cảm thông với bao kiếp người bị
đày đau khổ, lên án cái sấu xa tàn ác, ngợi ca đạo lí làm người…


Tiểu thuyết Cha con nghĩa nặng ra đời năm 1929. Dưới đây là tóm tắt sơ lược nội dung tác
phẩm:


Trần Văn Sửu và thì Lựu lấy nhau sinh được ba đứa con: thằng Tí, con Qun và thằng Sung. Sửu
là một nơng dân chất phát, cần cù, thật thà, trái lại thị Lựu có tính đĩ thỏa, lăng lồn. Thì tư tình với
Hương hào Hội, nhưng khi chồng hỏi đến, thị thường tìm cách chối cãi, lấp liếm đi. Làng xóm ai cũng
biết, riêng Sửu vẫn thực thà tin vợ. Một đêm, Sửu nằm giữ lúa ngoài ruộng, bị đau bụng liền chạy về
nhà tính lấy dầu uống, bắt quả tang vợ thông dâm với Hương hào Hội. Sửu toan bắt gian phu nhưng
thị Lựu níu áo chồng cho hắn chạy thốt, lại cịn giở giọng mắng chửa chồng. Quá giận, Sửu đạp vợ
ngã, không may đập đầu phải thành ván chết ngay. Vừa hối hận, vừa sợ tội, Sửu liền bỏ trốn. Sau đó
người ta tìm thấy trên bờ sơng một cái áo trong có giấy thế thân của Sửu, rồi lại vớt được một cái
xác mặt đã bị cá ăn hết. Ai cũng cho rằng Sửu đã tự tử chết.


Ba đứa con của Sửu được ông Ngoại là Hương thị Tào đem nuôi, rồi đứa nhỏ mắc bệnh chết.
Thằng Tí thương ơng nghèo cực, vất vả, xin ơng cho đi giữa trâu cho bà Hương quản Tôn để lấy tiền
công nương em.



Bà Hương quản Tôn là người nhân đức, thấy thằng Tí thật thà, siêng năng, biết thương ông,
thương em, lại thấy con Quyên cũng ngoan ngoãn, dễ thương nên mướn cả hai anh em nó để đỡ
việc nhà. Dần dần bà yêu q con Qun như con đẻ. Cịn thằng Tí đi ở mướn năm 20 tuổi thì xin về
làm ruộng và phụng dưỡng ơng ngoại già yếu. Thấy nó chăm chỉ, biết làm ăn, lại được Hương quản
đỡ đầu, trong làng nhiều người muốn gả con cái cho nó.


Bà Hương quản Tơn có một con trai là Ba Giai ham chơi bời, bỏ nhà đi đã lâu, sau ăn năn xin
trở về, nhưng bà còn giận, không đồng ý. Cậu gởi thư xin lỗi mẹ, đồng thời tỏ ý oán trách mẹ đã
nghe lời người dưng xúc xiển hòng tranh đoạt gia tài bà Hương quản càng giận và quyết bỏ cậu.
Con Quyên biết cậu ba có ý ám chỉ mình thì rất buồn và lựa lời khuyên giải bà. Cậu Giai bị mẹ từ
đồng thời cũng bị vợ bỏ luôn. Hay tin bà Hương quản thương mà tha tội cho về nhà. Ba Giai dần dần
hiểu, biết ơn Quyên và xin mẹ được lấy Quyên làm vợ. Bà Hương quản ưng thuận. Bà còn làm mối
cho con gái Hương giáo Cần cho thằng Tí để gây dựng cho nó.


Đúng lúc đó thì Trần Văn Sửu lẻn về thăm con sau mười mấy năm trời trốn tránh. Sau nhờ sự
vận động của Ba Giai, Sửu không bị truy nã về tội cũ nữa, cha con đựơc đoàn tụ. Bà Hương quản
Tôn chủ trương việc dựng vợ gã chồng cho thằng Tí con Quyên như ý định trước.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Đoạn trích này có thể hình dung như một vở kịch ngắn bao gồm hai cảnh. Cảnh một Trần văn Sửu
về gặp lại bố vợ, kết thúc ở việc Trần văn Sửu chào bố vợ, “Quyết tâm đi biền biệt không về nữa”.
Cảnh hai: Sau khi Trần văn Sửu bỏ đi, thằng Tí đuổi theo; hai cha con trò chuyện bàn bạc đi đến
quyết định mới.


Qua phần tóm tắt nội dung tác phẩm và đoạn trích trong sách giáo khoa, ta có thể nhận thấy Trần
văn Sửu trước sau là một người nông dân thuần phát, thương vợ, thương con, chăm chỉ hiền lành.
Vơ tình làm vợ chết, Sửu phải trốn tránh, đóng giả người dân tộc, sống chui lủi khổ cực. Tuy vợ là
một kẻ lăng loàn trực tiếp gây nên bất hạnh cho Sửu, và các con, nhưng Sửu khơng ốn trách, mà
vẫn thương xót người đã chết. Anh miếu máo nói với bố vợ, vừa để thanh minh việc mình làm trước
đây, vừa bộc bạch nỗi lịng sâu kín:



“Con thương vợ con lắm. Tại nó làm q, con giận xơ nó té, nó chết, chớ khơng phải con giết nó. Xin
tía thương thân con”


Nói chuyện với con, Trần văn Sửu hiểu ra, thằng Tí có ý “phiền trách” mẹ, Sửu liền phân trần hco nó
biết điều hơn lẽ phải “má quấy là quấy với cha, chớ không phải với con. Mà cha đã quên cái lỗi của
má con rồi, sao con còn nhớ làm chi?”, muốn con khỏi trách mẹ, Trần văn Sửu khẳng định sở dĩ
mình cực khổ bởi chính “số mạng” của mình chứ khơng phải tại vợ.


Thông qua một vài chi tiết, đủ thấy Trần văn Sửu là một con người đôn hậu, vị tha, có tấm
lịng đại lượng. Rõ ràng nhân vật này được nhà văn thông cảm và trân trọng. Tình thương của Trần
văn Sửu đối với vợ tuy khơng phải là nét chủ đạo cần phân tích trong đoạn trích, nhưng nó cũng góp
phần giúp ta hiểu đầy đủ hơn nội tâm của nhân vật này, thấy được một đôi nét trong nghệ thuật xây
dựng nhân vật khá nhất quán của Hồ Biểu Chánh.


Qua đoạn trích, nét nổi bật nhất của Trần Văn Sửu là tình cảm đối với con. Điều đó được tác giả
khắc họa khá thành công bằng việc dựng lên một tình huống giàu kịch tính. Sau mười một năm trốn
tránh, sống cơ cực, động cơ duy nhất khiến Sửu liều lĩnh trở về là hi vọng thiết tha được gặp mặt
mấy đứa con. (Trước đây, Sửu vẫn tưởng rằng gia đình mình đã tan nát, thì đàn con ắt bơ vơ không
nơi nương tựa).


Sau khi xưng tên, câu đầu tiên Sửu nói với bố vợ là giải thích lí do mình “muốn chết lắm”, nhưng
“chết khơng được vì thương sắp nhỏ q” nên “ráng mà sống”. Như vậy, nói cách khác, gặp mặt con
là khát vọng cháy bỏng, là mục đích sống của Sửu. Khi thấy bố vợ tỏ thái độ kiên quyết, yêu cầu Sửu
phải đi ngay cho biệt tăm biệt tích. Sửu van nài: “Thưa tía đi thì con đi, con đâu dám cãi. Song tía là
phước cho con thăm sắp nhỏ một chút rồi con sẽ đi. Mười mấy năm con thương nhớ chúng quá tía
ơi!” Sau đó, anh ta hiểu việc làm của mình đối với mẹ chúng trước đây. Sửu muốn được minh oan,
muốn được minh oan, muốn được các con thấu hiểu nỗi niềm sâu kín. Như vậy, tâm lí nhân vật này
khơng q đơn giản, sơ lược như có người nhận xét.


Vì tương lai của sắp nhỏ - điều này lúc đầu Trần văn Sửu không biết, Hương thị Tào khước từ yêu


cầu chính đáng của Sửu, mặc cho anh cầu xin thống thiết. Tình thế đẩy người bố vợ thế khó phân
xử. Đây là một con người chính trực, ni nấng đùm bọc cháu ngoại hơn chục năm trời. Nay gặp lại
người rẻ trực tiếp liên quan tới cái chết con gái, ông vẫn công khai tỉnh táo thừa nhận lỗi lầm của con
mình: “nó hư, nên mày giết nó. Bởi vậy tao khơng phiền mày. Chứ chi tao phiền thì nãy giờ tao la
làng cho họ bắt, họ còng mày rồi”. Tuy vậy, lúc gặp nhau, ơng đã nói với Sửu bằng những lời lẽ gay
gắt quyết liệt: “Mày chưa chết hay sao?”, “mày sống báo hại con mày, chớ làm gì?”…Những lời nói
gay gắt trên đây khơng phản ý nghĩa thật của Hương thị Tào. Sở dĩ ông làm ra vẻ quyết liệt như thế
chẳng qua vì “hai sắp nhỏ”, sắp được dựng vợ gả chồng vào nơi tử tế, giàu có; mà sự có mặt Sửu
dễ gây nene những trắc trở khó lường.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

“cảm động q chịu khơng nổi, nên ơng cũng khóc”. Thế rồi, Hương thị Tào đành nói thật với Trần
văn Sửu: “Tao biết đuổi mày đi thì tội nghiệp cho mày lắm. Ngặt vì mày gặp con mày thì lộn xộn chắc
hư việc lớn”…và ơng giải thích “việc lớn” ở đây chính việc dựng vợ gả chồng cho hai cháu ngoại.
Vốn thương con, đến mức có thể sẵn sàng chết vì con, Trần văn Sửu liền thay đổi thái độ, Sửu nói
với bố vợ: “Tía nói phải lắm, tơi chẳng nên gặp nó. Tơi định chịu đau đớn, cực khổ, buồn rầu, con tôi
mới nên được. Tơi vui lịng lãnh các sự đau đớn, cực khổ, buồn rầu đó, miễn là con được giàu có
sung sướng thì thồi…Thưa tía ở lại mạnh giỏi. Chuyến này đi biệt không về nữa đâu”. Đến đây mâu
thuẫn ở màn một đã được giải quyết một cách khá thỏa đáng, sâu sắct trong người đọc tình cảm
thắm thiết, sự hi sinh quên mình của cha đối với con. Tâm lí, cách cư xử của Trần văn Sửu và
Hương thị Tào đã giải quyết khá tự nhiên. Đây là những nét thành công của Hồ Biểu Chánh


Nhân vật Hương thị Tào ở đoạn trích hiện lên khơng nhiều, nhưng qua ngơn ngữ, cử chỉ…có
phần lưu lại trong người đọc hình ảnh của một ông già nam Bộ cương trực, đôn hậu.


Ở màn một, tác giả khắc họa tình cảm của cha đối với con, đến màn hai tình cảm của con đối
với cha.


Nào ngờ, cuộc đối thoại dưới ánh trăng của Trần văn Sửu và bố vợ; thằng Tí nghe thấy hết, vì nó
rình trong cửa. Bằng chi tiết này, tác giả đã tạo được duyên cớ để chuyển cảnh một cách khá tự
nhiên. Tiếp theo, người đọc hồi hộp theo dõi hai cha con Trần văn Sửu, người chạy, người đuổi. Khi


nhận thấy con hiểu và kính trọng mình, chúng lại sắp được giàu sang sung sướng, Trần văn Sửu
muốn nhảy sông tự tử. Như vậy hơn mười năm qua Sửu vì con mà sống, này chết cũng chỉ vì biết
trước tương lai tốt đẹp của con. Qua chi tiết này, tác giả một lần nữa tơ đậm thêm tình cảm sâu nặng
cua người cha đối với các con.


Nhưng đúng lúc anh ta “chui qua lan can cầu” để kết liễu cuộc đời, thì thằng Tí chạy đến. “Cha con
ơm nhau mà khóc”. Trần văn Sửu khuyên con về cưới vợ, ni ơng ngoại, cịn mình sẽ đi biệt tích.
Nhưng thằng Tí kiên quyết khơng nghe, nó xác định “phải làm mà nuôi cha chứ”, quả quyết không
cưới vợ nữa và thuyết phục cha trở về. Đã hai mươi tuổi, lại được nghe câu chuyện giữa cha và ông
ngoại, thằng Tí đủ hiểu, nếu cha về sẽ làm cho tương lai đầy hứa hẹn của nó (và cả con Qun) tan
vỡ…Nó vẫn tìm mọi cách “miễn sao được gần cha”. Như vậy, con người này sẵn sàng hi sinh hạnh
phúc riêng vì người cha thân yêu. Thái độ kiên quyết, chân thành của thằng Tí khiến người đọc cảm
động.


Trần văn Sửu (và kể cả thằng Tí) đứng trước một tình huống khó xử. Sau cùng, với tấm lịng nhân
đạo, xót thương đối với những kiếp người bị đày đoạ, đau khổ, nhà văn đã có một giải pháp thỏa
đáng, đảm bảo quyền lợi cho cả cha và con: thằng Tí thuyết phục được cha đến trú tại chịi ruộng
của nó ở làng Phú Tiên. Nó dự định sẽ thưa chuyện với ông ngoại, rồi đi “kiếm chỗ cho cha ăn ở
n”, sau đó mới về Giịng Ké.


Thơng qua một đoạn đầy kịch tính, bằng một thứ ngôn ngữ thông dụng mộc mạc của đời
thường, giàu sắc thái Nam Bộ…Hồ Biểu Chánh đã khắc họa tình cảm của cha đối với con và con đối
với cha một cách tương đối đậm nét và cảm động. Trong hồn cảnh đạo đức xã hội có phần xuống
cấp như hiện nay, khơng ít cha mẹ vơ trách nhiệm đối với con cái, và không hiếm con cái đối xử với
cha mẹ, thì tác phẩm này càng có giá trị đáng quý.


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×