Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Bài soạn Giáo án lớp4 - Tuần 18

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.4 KB, 17 trang )

GIÁO ÁN LỚP 4 - Giáo viên : Lê Thị Ngọc Én
TUẦN 18
Thứ hai ngày 20 tháng 12 năm 2010
TẬP ĐỌC
ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ (Tiết 1)
I. Mục tiêu:
- Đọc rành mạch, trôi chảy các bài TĐ đã học( 80 tiếng/ 1 phút), bước đầu biết đọc diễn cảm
đoạn văn,đoạn thơ phù hợp với nội dung.Thuộc 3 đoạn thơ, đoạn văn đã học ở HKI
- Hiểu ND chính của từng đoạn, cả bài, nhận biết các nhân vật trong bài TĐ là truyện kể thuộc
2 chủ điểm: Có chí thì nên, Tiếng sáo diều
II. Đồ dùng dạy- học
- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng theo đúng yêu cầu.
- Giấy khổ to kẻ sẵn bảng như BT2 và bút dạ
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động dạy Hoạt động học
2. Kiểm tra tập đọc.
-Cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc.
-Gọi HS đọc và trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung
bài đọc.
-Gọi HS nhận xét bạn vừa đọc và trả lời câu hỏi
.
-Cho điểm trực tiếp HS
-Chú ý : Tùy theo chất lượng và số lượng HS
của lớp mà GV quyết định số lượng HS được
kiểm tra đọc. Những HS chưa đạt yêu cầu GV
không lấy điểm mà dặn HS về nhà chuẩn bị dể
kiểm tra vào tiết sau. Nội dung này được tiến
hành trong các tiết 1, 2, 3, 4, 5, 6.
3. Lập bảng tổng kết
-Các bài tập đọc là truyện kể trong 2 chủ điểm
Có chí thì nên và Tiếng sáo diều.


-Gọi HS đọc yêu cầu.
+Những bài tập đọc nào là truyện kể trong 2
chủ điểm trên ?
-Yêu cầu HS tự làm bài trong nhóm.
GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
-Nhóm xong trước dán phiếu lên bảng, đọc
phiếu cho các nhóm khác, nhận xét, bổ sung.
-Nhận xét, kết luận nhận lời giải đúng.
-Lần lượt từng HS gắp thăm bài (mỗi lượt 5- 7
HS), HS về chỗ chuẩn bị khoảng 2 phút. Khi 1
HS kiểm tra xong, thì tiếp nối 1 HS lên gắp
thăm yêu cầu.
-Đọc và trả lời câu hỏi.
-Theo dõi và nhận xét
-1 HS đọc thành tiếng.
+Bài tập đọc: Ông trạng thả diều / “Vua tàu
thủy” Bạch Thái Bưởi / Vẽ trứng / Người tìm
đường lên các vì sao / Văn hay chữ tốt / Chú
Đất nung / Trong quán ăn “Ba cá bống” /
Rất nhiều mặt trăng /
-4 HS đọc thầm lại các truyện kể, trao đổi và
làm bài.
- Cử đại diện dán phiếu, đọc phiếu. Các nhóm
nhận xét, bổ sung.
-Chữa bài (nếu sai)

1
GIÁO ÁN LỚP 4 - Giáo viên : Lê Thị Ngọc Én
TOÁN
DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 9


A/ MỤC TIÊU :Giúp HS :
- Biết dấu hiệu chia hết cho 9
- Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9 trong một số tình huống đơn giản
B/ ĐỐ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ ,bút lông
C/CÁC HOẠT ĐỌNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt đông dạy Hoạt đông học
III./Bài mới
2) Bài mới :
1)GV hướng đẫn HS phát hiện ra dấu hiệu
chia hết cho 9
-Sinh hoạt nhóm : Mỗi nhóm viết cho cô 5 số
chia hết cho 9 và 5 số không chia hết cho 9
-Các em víết các số chia hết cho 9 vào một
nhóm và các số không chia hết cho 9 vào một
nhóm
- Qua các số của các nhóm , em hãy cho biết
các số chia hết cho 9 có những dấu hiệu nào ?
- GV gợi ý : các em xét xem tổng các chữ số
của các số chia hết cho 9 có đặc điểm gì ?
-Vậy em có nhận xét gì về các số chia hết cho
9 ?
-Cho HS rút ra kết luận, vài em nhắc lại
-Bây giờ ta xét xem các số không chia hết
cho 9 có dặc điểm gì ?
-GV : muốn biết một số có chia hết cho2, cho 5
ta căn cứ vào chữ số tận cùng bên phải ;
muốn biết một số có chia hết cho 9 hay không ,
ta căn cứ vào tổng các chữ số của số đó .

2/ Thực hành :
Bài 1: HS đọc đề bài
Em hãy nêu cách làm bài tập này ?
GV hướng đẫn bài mẫu: Số 99 có tổng các
chữ số là : 9+9 = 18, số 18 chia hết cho9 , ta
chọn số 99…
Bài 2: HS tự làm bài ( HS chọn các số mà tổng
các chữ số không chia hết cho 9 )
GV cho HS nhận xét bổ sung
4/ Củng cố dặn dò :
Học lại dấu hiệu chia hết cho 2, dấu hiệu chia
hết cho 5 ,dấu hiêu chia hết cho 9
-HS viết các số chia hết cho 9 và các số
không chia hết cho 9 vào 2 nhóm
-Các số có tổng các chữ số chia hết cho 9
thì chia hết cho 9
-HS nhắc lại đấu hiệu chia hết cho 9
-Các số có tổng các chữ số không chia hết
cho 9 thì không chia hết cho 9
Bài 1: Các số chia hết cho 9 là: 99, 108,
5643; 29385
Bài 2: Các số không chia hết cho 9 là : 96;
7853 ; 5554 ; 1097
2
GIÁO ÁN LỚP 4 - Giáo viên : Lê Thị Ngọc Én
CHÍNH TẢ
ÔN TẬP ( Tiết 2 )
1.Mục tiêu:
- Mức độ yc về kĩ năng đọc như tiết 1.
- Biết đặt câu có ý nhận xét về nhân vật trong bài TĐ đã học ( BT2).Bước đầu biết dùng thành

ngữ, tục ngữ đã học phù hợp với tình huống đã cho trước(BT3)
II. Đồ dùng dạy - học
*Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọcvà học thuộc lòng .
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động dạy Hoạt động học
1. Giới thiệu bài
2. Kiểm tra đọc
-Cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc.
-Gọi HS đọc và trả lời 1-2 câu hỏi về nội dung
bài đọc
-Gọi HS nhận xét bạn vừa đọc và trả lời câu
hỏi.
-Cho điểm trực tiếp HS.
3.Ôn luyện về kĩ năng đặt câu
-Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu.
-Gọi HS trình bày. GV sữa lỗi dùng từ, diễn
đạt cho từng HS.
-NHận xét , khen ngợi những HS đặt câu đúng,
hay.
4. Sử dụng thành ngữ, tục ngữ
-Gọi HS đọc yêu cầu BT3
-Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận cặp đôi và viết
các thành ngữ, tục ngữ vào vở.
-Gọi HS trình bày và nhận xét.
-Nhận xét chung, kết luận lời giải đúng.
a/ Nếu bạn em có quyết tâm học tập, rèn luyện
cao?
b/ Nếu bạn em nản lòng khi gặp khó khăn?
c/ Nếu bạn em dễ thay đổi ý định theo người
khác?

-Chú ý:
+Nếu còn thời gian, GV có thể cho HS tập
nói cả câu khuyên bạn trong đó có sử dụng
thành ngữ phù hợp nội dung.
+Nhận xét, cho điểm HS nói tốt
-Lần luợt từng HS gắp thăm bài (mỗi lượt 5- 7
HS), HS về chỗ chuẩn bị khoảng 2 phút. Khi 1 HS
lên kiểm tra xong, thì nối tiếp 1 HS lên gắp thăm
yêu cầu.
-Đọc và trả lời câu hỏi.
-Theo dõi và nhận xét.
-1 HS đọc thành tiếng.
-Tiếp nối nhau đọc câu văn đã đặt.
-1 HS đọc thành tiếng.
-2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận và viết
các thành ngữ, tục ngữ.
-HS trình bày, nhận xét
a/ -Có chí thì nên.
-Có công mài sắt, có ngày nên kim.
-Người có chí thì nên.
Nhà có nền thì vững.
b/ -Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo.
-Lửa thử vàng, gian nan thử sức.
-Thất bại là mẹ thành công.
-Thua keo này, bày keo khác.
c/ -Ai ơi đã quyết thì hành.
Đã đan thì lận tròn vành mới thôi!
-Hãy lo bền chí câu cua.
Dù ai câu chạch, câu rùa mặc ai!
-Đứng núi này trông núi nọ.

3
GIÁO ÁN LỚP 4 - Giáo viên : Lê Thị Ngọc Én
Thứ ba ngày 21 tháng 12 năm 2010

LUYỆN TỪ VÀ CÂU
ÔN TẬP ( Tiết 3 )
I. Mục tiêu
- Mức độ yc về kĩ năng đọc như ở tiết 1.
- Nắm được các kiểu mở bài, kết bài trong bài văn KC,bước đầu viết được MB gián tiếp, kết bài
mở rộng cho bài văn KC ông Nguyễn Hiền
II.Đồ dùng dạy - học
- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc, học thuộc lòng.
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần ghi nhớ về 2 cách mở bài trang 113 và 2 cách kết bài trang
122, SGK.
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy Hoạt động học
1. Giới thiệu bài
-Nêu mục tiêu tiết học và ghi bài lên bảng.
2. Kiểm tra đọc
-Cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc.
-Gọi HS đọc và trả lời 1- 2 câu hỏi về nội dung
bài đọc.
-Gọi HS nhận xét bạn vừa đọc và trả lời câu
hỏi.
-Cho điểm trực tiếp HS.
3. Ôn luyện về các kiểu mở bài, kết bài trong
bài văn kể chuyện.
-Gọi HS đọc yêu cầu.
-Yêu cầu HS đọc truyện Ông trạng thả diều.
-Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc phần Ghi nhớ trên

bảng phụ.
-Yêu cầu HS làm việc cá nhân.
-Gọi HS trình bày, GV sữa lỗi dùng từ, diễn đạt
và cho điểm HS viết tốt.
-HS lắng nghe
-Lần lượt từng HS gắp thăm bài (mỗi lượt 5-7
HS), HS về chỗ xhuẩn bị khoảng 2 phút. Khi 1
HS kiểm tra xong, thì tiếp nối 1 HS lên gắp thăm
yêu cầu.
-Đọc và trả lời câu hỏi.
-Theo dõi và nhận xét.
-1 HS đọc thành tiếng.
-1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm.
-2 HS tiếp nối nhau đọc.
-HS viết phần mở bài gián tiếp và kết bài mở
rộng cho câu chuyện về ông Nguyễn Hiền.
-3 đến 5 HS trình bày.
3. Củng cố, dặn dò
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà viết lại BT2 (nếu cần) và chuẩn bị bài sau.

4
GIÁO ÁN LỚP 4 - Giáo viên : Lê Thị Ngọc Én
KHOA HỌC
KHÔNG KHÍ CẦN CHO SỰ CHÁY
A./MỤC TIÊU : Giúp HS
- Làm thí nghiệm để chứng tỏ
+ Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô-xi và sự cháy sẽ được tiếp diễn.
+ Muốn sự cháy diễn ra liên tục, không khí phải được lưu thông.
- Nêu ứng dụng thực tế liên quan đến vai trò của không khí đối với sự cháy: thổi bếp lửa cho

lửa cháy to hơn, dập lửa khi có hoả hoạn.
B./ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-2 cây nến bằng nhau
-2 lọ thủy tinh (1 lọ to, 1 lọ nhỏ).
-2 lọ thủy tinh không có đáy, để kê .
C./CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy Hoạt động học
Hoạt động 1
VAI TRÒ CỦA Ô-XI ĐỐI VỚI SỰ CHÁY
-GV kê một chiếc bàn ở giữa lớp để làm thí
nghiệm cho cả lớp quan sát, dự đoán hiện
tượng và kết quả của thí nghiệm .
*Thí nghiệm 1 :
-Dùng 2 cây nến như nhau và 2 chiếc lọ thủy
tinh không bằng nhau này. Khi ta đốt cháy 2
cây nến và úp lọ thủy tinh lên. Các em dự
đoán xem hiện tượng gì xảy ra .
-Để chứng minh xem bạn nào dự đoán hiện
tượng đúng, chúng ta cùng tiến hành làm thí
nghiệm .
-Gọi 1HS lên làm thí nghiệm .
-Yêu cầu HS quan sát và hỏi :
+Hiện tượng gì xảy ra ?
+Theo em, tại sao cây nến trong lọ thủy tinh
to lại cháy lâu hơn cây nến trong lọ nhỏ ?
+Trong thí nghiệm này chúng ta đã chứng
minh được ô-xi có vai trò gì ?
-Kết luậnangSGK.
-Quan sát, trao đổi và phát biểu
-HS lắng nghe và phát biểu

+Cả 2 cây nến cùng tắt
+Cả 2 cây nến vẫn cháy bình thường.
+Cây nến trong lọ to sẽ cháy lâu hơn cây nến
trong lọ nhỏ .
-HS lắng nghe .
-1 HS làm thí nghiệm : đốt cháy 2 cây nến và
úp lọ thủy tinh vào .
+Cả 2 cây nến cùng tắt nhưng cây nến trong
lọ to cháy lâu hơn cây nến trong lọ nhỏ .
+Vì trong lọ thủy tinh to có chứa nhiều không
khí hơn lọ thủy tinh nhỏ. Mà trong không khí
có chứa khí ô-xi duy trì sự cháy .
+Ô-xi để duy trì sự cháy lâu hơn. Càng có
nhiều không khí thì càng có nhiều ô-xi và sự
cháy diễn ra lâu hơn .
-HS lắng nghe .
Hoạt động 2
CÁCH DUY TRÌ SỰ CHÁY
-Các em đã biết ô-xi trong không khí cần
cho sự cháy. Vậy làm thế nào để chúng ta có
-HS lắng nghe và quan sát
5
GIÁO ÁN LỚP 4 - Giáo viên : Lê Thị Ngọc Én
thể cung cấp nhiều ô-xi, để sự cháy diễn ra
liên tục ? Cả lớp cùng quan sát GV làm thí
nghiệm .
-Dùng 1 lọ thủy tinh không đáy, úp vào cây
nến gắn trên đế kín và hỏi :
+Các em dự đoán xem hiện tượng gì xảy
ra ?

-GV làm thí nghiệm, yêu cầu HS quan sát.
Sau đó hỏi :
+Kết quả của thí nghiệm này như thế nào ?
+Theo em, vì sao cây nến lại chỉ cháy được
trong thời gian ngắn như vậy ?
-Để kiểm chứng lời bạn nói rằng cây nến tắt
là do lượng ô-xi trong lọ đã cháy hết mà
không được cung cấp thêm. Chúng ta cùng
quan sát một thí nghiệm khác .
GV phổ biến thí nghiệm :
-GV thay đế gắn nến bằng một đé không kín
(cho HS quan sát vật thật). Hãy dự đoán
xem hiện tượng gì sẽ xảy ra ?
-GV thực hiện thí nghiệm, yêu cầu HS quan
sát hiện tượng xảy ra và hỏi :
+Vì sao cây nến có thể cháy bình thường ?
-Quan sát kĩ hiện tượng chúng ta thấy ; Khi
sự cháy xảy ra, khí ni-tơ và khí các-bô-níc
nóng lên và bay lên cao. Do có chỗ lưu
thông với bên ngoài nên không khí ở bên
ngoài tràn vào trong lọ, tiếp tục cung cấp ô-
xi để duy trì sự cháy. Cứ như vậy sự cháy
diễn ra liên tục .
-Hỏi : Để duy trì sự cháy cần phải làm gì ?
Tại sao phải làm như vậy ?
-Để duy trì sự cháy, cần phải liên tục cung
cấp không khí. Không khí cần phải được lưu
thông thì sự cháy mới diễn ra liên tục được .
+HS suy nghĩ và trả lời : Cây nến vẫn cháy
bình thường .

+Cây nến sẽ tắt .
-HS quan sát thí nghiệm và trả lời .
+Cây nến tắt sau mấy phút .
+Cây nến chỉ cháy được trong một thời gian
ngắn là do lượng ô-xi trong lọ đã cháy hết mà
không được cung cấp tiếp .
-HS lắng nghe và quan sát
Một số HS nêu dự đoán của mình
+Cây nến có thể cháy bình thường là do được
cung cấp ô-xi liên tục. Đế gắn nến không kín
nên không khí liên tục tràn vào lọ cung cấp ô-
xi nên cây nến cháy liên tục .
-HS lắng nghe và quan sát GV mô tả
-Để duy trì sự cháy cần liên tục cung cấp
không khí. Vì trong không khí có chứa ô-xi.
Ô-xi rất cần cho sự cháy. Càng có nhiều
không khí thì càng có nhiều ô-xi và sự cháy
sẽ diễn ra liên tục -HS lắng nghe
Hoạt động 3
ỨNG DỤNG LIÊN QUAN ĐẾN SỰ CHÁY
-Chia nhóm 4 HS ngồi 2 bàn trên, dưới và
yêu cầu :
Quan sát hình minh họa số 5 và trả lời câu
hỏi :
+Bạn nhỏ đang làm gì ?
-HS quan sát, thảo luận trong nhóm và cử đại
diện phát biểu
+Bạn nhỏ trong hình minh họa đang dùng
ống nứa thổi không khí vào trong bếp củi.
+Bạn làm như vậy để không khí trong bếp

6

×