Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Chứng minh đảng cộng sản việt nam ra đời là một tất yếu lịch sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.84 KB, 8 trang )

NỘI DUNG CHÍNH.
1. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời hồn tồn phù hợp với xu thế thời đại.
Có thể nói, đứng trước xu thế thời đại lúc bấy giờ, khi mà Quốc tế cộng sản ra
đời, chủ nghĩa Mác – Lênin được truyền bá một cách rộng rãi, Cách mạng Tháng
Mười Nga giành được thắng lợi to lớn và các Đảng cộng sản khác trên thế giới ra đời
đã có tác động và ảnh hưởng khơng nhỏ tới sự ra đời của Đảng ta. Và khi Đảng ra đời
không chỉ là sự đáp ứng cần thiết cho thực tiễn cách mạng nước nhà mà còn là sự
hưởng ứng, hòa nhập cùng xu thế thời đại của nhân dân ta với giai cấp vô sản trên thế
giới.
Năm 1917, Cách mạng Tháng Mười Nga đã giành thắng lợi. Nhà nước Xô viết
dựa trên nền tảng liên minh công – nông dưới sự lãnh đạo của Đảng Bơnsêvích Nga
ra đời. Chủ nghĩa Mác – Lênin từ lý luận đã trở thành hiện thực, mở đầu một thời đại
mới – “thời đại cách mạng chống đế quốc và giải phóng dân tộc”. Cuộc cách mạng
này đã cổ vũ mạnh mẽ phòng trào đầu tranh của giai cấp công nhân, nhân dân các
nước và là một trong những động lực thức đẩy sự ra đời của nhiều đảng cộng sản ở
Đức và Hungary (1918), Mỹ (1919), Anh và Pháp (1920), Trung Quốc và Mông Cổ
(1921), Nhật bản (1922),… Đặc biệt là đối với nước ta, Cách mạng Tháng Mười Nga
là một tấm gương sáng trong việc giải phóng các dân tộc bị áp bức. Vì sao cách mạng
Nga thành cơng? Điều khơng thể phủ nhận được đó là tầm quan trọng của một chính
đảng lãnh đạo cách mạng. Nó đã chiếu rọi cho nhân dân ta lúc bấy giời thấy rằng, để
tiếp tục thực hiện cách mạng và đi đến thắng lợi ắt hẳn phải xây dựng một chính đảng
như Đảng Bơnsêvích vậy.
Tháng 3/1919, Quốc tế Cộng sản (Quốc tế II) đã được thành lập. Sự ra đời của
Quốc tế Cộng sản có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển của phong trào cộng sản và công
nhân quốc tế. Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc
địa của Lênin được công bố tại Đại hội III Quốc tế cộng sản năm 1920 đã chỉ ra
phương hướng đấu tranh giải phóng các dân tộc thuộc địa, mở ra con đường giải
phóng các dân tộc bị áp bức trên lập trường cách mạng vô sản. Đặc biệt, đối với Việt
Nam, chính nhờ Quốc tế Cộng sản mà chủ nghĩa Mác – Lênin đã được truyền bá một
1



cách rộng rãi. Điều này đã gây dựng được lòng tin trong quần chúng nhân dân về một
chính đảng có khả năng lãnh đạo đất nước giành độc lập. Vì thế, Quốc tế Cộng sản
đóng một vai trị quan trong dẫn tới sự thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam.
2. Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của quá trình vận động
hợp quy luật.
Học thuyết Mác - Lênin khẳng định rằng, Đảng Cộng Sản là sản phẩm của sự
kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân. Quy luật chung này được
Nguyễn Ái Quốc vận dụng sáng tạo vào điều kiện nước ta, nơi giai cấp cơng nhân
cịn ít về số lượng, nhưng người vơ sản bị áp bức, bóc lột thì đồng. Và sự kết hợp chủ
nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nông và phong trào yêu nước dẫn đến sự ra
đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam. Sau khi tạm thời dập
tắt được các phong trào đấu tranh của nhân dân ta, thực dân Pháp đã từng bước thiết
lập bộ máy cai trị ở Việt Nam. Có áp bức ắt có chiến tranh. Xuất phát từ chủ nghĩa
yêu nước truyền thống và ý chí đấu tranh anh dũng, bất khuất đã tồn tại suốt chiều dài
lịch sử, nhân dân ta không cam chịu ách nô lệ và đã đứng lên chống giặc ngoại xâm.
Vì thế, vào thời điểm lúc bấy giờ, rất nhiều phong trào đấu tranh đã nổ ra, tuy nhiên
đều khơng hồn thành nhiệm vụ. Các phong trào này đều thất bại và không giải quyết
được vấn đề của đất nước: đánh đuổi thực dân, giành độc lập dân tộc. Từ đó, vấn đề
đặt ra cho cách mạng Việt Nam là tìm ra một lực lượng lãnh đạo đưa cách mạng đi
đến thắng lợi.
Suốt từ những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, ở nước ta diễn ra hai
phong trào đấu tranh hết sức mạnh mẽ, đó là phong trào cơng nhân và phong trào yêu
nước.
Đặt trong bối cảnh xã hội Việt Nam bấy giờ, giai cấp công nhân là giai cấp tiên
tiến nhất trong sức sản xuất, có ý thức kỷ luật cao, sớm tiếp thu những tinh hoa văn
hóa tiên tiến, trào lưu tư tưởng của thời đại cách mạng vô sản để bồi dưỡng bản chất
cách mạng của mình. Đây lại là giai cấp xuất thân từ nơng dân có sự gắn bó mật thiết
với quần chúng nhân dân. Chính những thế mạnh đó khiến càng ngày phong trào

2


cơng nhân càng phát triển và có những bước tiến rõ rệt. Từ 1920 – 1925 đã nổ ra 25
cuộc bãi công. Tiêu biểu nhất là cuộc bãi công của 1000 cơng nhân xưởng Ba Son
(Sài Gịn) tháng 8/1925. Sau đó, hầu hết các phong trào cơng nhân đều bị đàn áp bởi
lực lượng còn quá mỏng lại thiếu kinh nghiệm đầu tranh. Tuy thất bại song giai cấp
công nhân đã ngày một trưởng thành về nhận thức, về con đường đấu tranh cũng như
phát triển thêm cả về lực lượng.
Bên cạnh đó, lúc bấy giờ ở nước ta cịn tồn tại phong trào yêu nước tồn tại hai
khuynh hướng cơ bản: phong kiến và tư sản. Những phong trào này rất lớn mạnh, lôi
cuốn được mọi tầng lớp nhân dân tham gia. Nổi bật của khuynh hướng phong kiến là
Chúng đã thể hiện được tinh thần yêu nước lớn lao, ý thức dân tộc và cổ vũ mạnh mẽ
cho các phong trào khác trên mọi miền đất nước. Nổi bật của phong trào yêu nước
theo khuynh hướng phong kiến là phong trào Cần Vương (1885 – 1896) kéo theo đó
là các cuộc khởi nghĩa Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê, Yên Thế. Tuy nhiên, cuối cùng
chúng đều bị đàn áp đẫm máu. Sự thất bại của phong trào này chứng tỏ sự bất lực của
hệ tư tưởng phong kiến trong việc giải quyết nhiệm vụ giành độc lập dân tộc mà lịch
sử đặt ra. Khuynh hướng tư sản tiêu biểu là Phan Bội Châu với phong trào Đông Du
và Quang Phục Hội, phong trào yêu nước của Phan Châu Trinh,... Tất cả là do hạn
chế về mặt lịch sử, giai cấp, các sỹ phu u nước đã khơng tìm ra một phương hướng
giải quyết hợp lý cho các cuộc đấu tranh và sau một thời gian đã thất bại.
Có thể thấy, hai phong trào đấu tranh ở Việt Nam lúc bấy giờ đều thất bại bởi
chúng nổ ra rời rạc, khơng có một đường lối, chủ trương đấu tranh thống nhất. Và tất
nhiên, thất bại cịn ở chỗ khơng có một lực lượng lãnh đạo, tiên phong đi đầu.
Mãi tới khi Nguyễn Ái Quốc được tiếp cận với học thuyết Mác – Lênin, Người
đã nhận ra rằng giai cấp có đủ khả năng đứng lên tập trung sức mạnh của dân tộc
thành một khối và lãnh đạo cách mạng đi tới thắng lợi chính là giai cấp cơng nhân mà
đội tiền phong chính là một chính đảng duy nhất: Đảng cộng sản. Thật vậy, vào ngày
3/2/1930, khi Đảng Cộng Sản Đông Dương ra đời đã đánh đấu bước ngoặt của cách

mạng nước nhà. Đảng ra đời đã chấm dứt thời kì khủng hoảng sâu sắc về giai cấp
lãnh đạo và đường lối cứu nước ở nước ta từ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX. Sự kiện
3


đó chứng tỏ giai cấp cơng nhân nước ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách
mạng. Từ đây, giai cấp cơng nhân Việt Nam đã có một bộ tham mưu của giai cấp và
dân tộc lãnh đạo, đánh dấu sự chiến thắng của chủ nghĩa Mác-Lênin đối với các trào
lưu tư tưởng phi vơ sản. Hơn thế, chính việc Đảng Cộng Sản ra đời đã tập hợp được
hai phong trào đấu tranh sôi nổi của nhân dân lại, gây dựng được lực lượng đơng đảo
và có những đường lối đấu tranh đúng đắn đã tạo nên thắng lợi rực rỡ của Cách mạng
Tháng Tám năm 1945.
Vì những lẽ trên, hồn tồn có thể khẳng định rằng Đảng Cộng Sản Việt Nam
ra đời chính là kết quả tất yếu của quá trình vận động hợp quy luật, của sự kết hợp
nhuần nhuyễn giữa ba yếu tố: chủ nghĩa Mác – Lênin, phong trào công nhân và
phong trào yêu nước.
3. Sự ra đời của Đảng là kết quả tất yếu từ sự chuẩn bị kỹ lưỡng của
Nguyễn Ái Quốc.
Thứ nhất, như đã phân tích ở mục 1, phải khẳng định rằng Đảng Cộng Sản Việt
Nam ra đời là kết quả của sự lựa chọn con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc.
Người nhận thấy một thực tiễn rằng các phong trào đấu tranh lúc bấy giờ ở nước ta
đều đi đến ngõ cụt chứng minh rằng dân tộc ta không có một con đường cách mạng
đúng đắn. Và khi tiếp cận với chủ nghĩa Mác – Lênin thì Nguyễn Ái Quốc mới vỡ ra
rằng chỉ có đi theo con đường cách mạng vơ sản thì mới mong có được độc lập dân
tộc. Và sau đó, việc Đảng Cộng Sản ra đời cũng chính là hệ quả từ việc lựa chọn con
đường cách mạng đúng đắn đó của Người. Nếu khơng có cách mạng vơ sản thì sẽ
khơng có Đảng ra đời.
Thứ hai, xuất phát từ những điều kiện lịch sử và các tiền đề về lý luận của chủ
nghĩa Mác – Lênin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước, chuẩn bị tiến tới
việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Người đã dốc sức chuẩn bị chu đáo về mặt

chủ quan, cũng như thúc đẩy các điều kiện khách quan đi đến chín muồi.
Về mặt tư tưởng, Người tiếp tục đi sâu tìm hiểu về chủ nghĩa Mác – Lênin, về
chế độ Xô Viết mới ra đời, không phải gián tiếp mà trực tiếp trên đất nước đã làm
cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới. Người mở rộng sự liên kết với những
4


người Việt Nam yêu nước, với những người cách mạng các nước thuộc địa, đồng thời
tham gia vào nhiều hoạt động của Quốc tế Cộng sản. Sự kiện tháng 7/1920, khi được
đọc “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của
Lênin đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng trên hành trình đi tìm đường đường cứu
nước của Người, chính điều này cũng đã tạo ra sự gặp gỡ giữa tư tưởng Hồ Chí Minh
và tư tưởng của Mác, Ăng ghen, Lênin. Bản Luận cương đã giải đáp tất cả những
điều Người trăn trở trong suốt mười năm đi tìm đường cứu nước. Từ đó, Người ra sức
tìm hiểu và tìm cách truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin về nước, đồng thời tích cực
chuẩn bị những yếu tố về mặt tổ chức và chính trị để tiến tới việc thành lập chính
Đảng vô sản ở Việt Nam.
Năm 1921, “Hội Liên Hiệp thuộc địa” được thành lập ở Pari; năm 1925, “Hội
Liên Hiệp các dân tộc bị áp bức” được tổ chức ở Quảng Châu. Đây là những tổ chức
quốc tế đầu tiên của phong trào giải phóng dân tộc mà Nguyễn Ái Quốc là một trong
những người khởi xướng, vừa tổ chức vừa lãnh đạo chủ yếu nhất. Bên cạnh đó,
Người cịn viết bài đăng trên các báo Người cùng khổ (Le Paria), Nhân đạo
(L’Humanite) của Đảng Cộng sản Pháp, Đời sống cơng nhân (La Vie ouriere) của
Tổng Liên đồn Lao động Pháp. Người viết tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp
để tố cáo tội ác của bọn thực dân đối với nhân dân các nước thuộc địa.
Nguyễn Ái Quốc trực tiếp mở nhiều lớp huấn luyện chính trị để đào tạo một số thanh
niên Việt Nam trở thành những cán bộ cách mạng, từ năm 1924 đến năm 1927 đã đào tạo được
75 hội viên. Một số được chọn đi học trường Đại học Phương Đông Liên Xô, một số được cử
đi học quân sự ở Liên Xô hay Trung quốc, còn phần lớn lên đường về nước hoạt động. Ngay
sau khi Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ra đời, tuần báo Thanh niên được xuất bản làm cơ

quan tuyên truyền của Hội. Các bài giảng trong các lớp đào tạo cán bộ ở Quảng Châu cũng
được tập hợp lại in thành sách Đường cách mệnh (đầu năm 1927). Trong tác phẩm này,
Nguyễn Ái Quốc vạch ra những phương hướng cơ bản về chiến lược và sách lược của cách
mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam. Từ tác phẩm toát ra một yêu cầu cấp thiết hành động. Ba
tư tưởng cơ bản được nêu lên: cách mạng là sự nghiệp của quần chúng đông đảo nên phải được
động viên, tổ chức và lãnh đạo quần chúng vùng dạy đánh đổ các giai cấp áp bức, bóc lột; cách
5


mạng phải có đảng của chủ nghĩa Mác - Lênin lãnh đạo; cách mạng trong nước cần phải đoàn
kết với giai cấp vô sản thế giới và là một bộ phận của cách mạng thế giới. Mục đích của cuốn
sách là để nói cho đồng bào ta biết rõ: "Vì sao chúng ta muốn sống thì phải cách mệnh - Vì sao
cách mệnh là việc chung cả dân chúng chứ không phải việc một hai người - Đem lịch sử cách
mệnh các nước làm gương cho chúng ta soi - Đem phong trào thế giới nói cho đồng bào ta rõ Ai là bạn ta? Ai là thù ta? - Cách mệnh thì phải làm thế nào?”
Như vậy, trong thời kì chuẩn bị để tiến tới thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam,
Nguyễn Ái Quốc đã tập hợp những người yêu nước tiêu biểu nhất vào tổ chức Hội
Việt Nam Cách mạng Thanh niên, mà như Người đã nói, tổ chức này giống như “quả
trứng, mà từ đó nở ra con chim non cộng sản”, một tổ chức lúc đầu còn nhỏ bé nhưng
sẽ là “cơ sở cho một đảng lớn hơn”. Trong tổ chức đó, Người đã giác ngộ họ về chủ
nghĩa Mác – Lênin và đường lối cách mạng mới, để từ đó truyền bá vào phong trào
cơng nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. Chủ nghĩa Mác – Lênin được Nguyễn
Ái Quốc truyền bá vào Việt Nam không phải bằng con đường kinh viện, sách vở, mà
bằng sự kết hợp chặt chẽ với thực tiễn cách mạng Việt Nam, với tất cả những gì cần
thiết và phù hợp với cách mạng Việt Nam.
4. Đảng ra đời xuất phát từ yêu cầu tất yếu phải hợp nhất ba tổ chức đảng
lúc bấy giờ.
Từ cuối năm 1928 đến đầu năm 1929, phong trào dân tộc và dân chủ ở nước ta, đặc biệt
là phong trào công nông theo con đường cách mạng vô sản, đã phát triển mạnh mẽ. Trước tình
hình đó, Hội Việt Nam cách mạng thanh niên khơng cịn đủ sức để lãnh đạo nữa. Cần phải
thành lập một Đảng Cộng sản để tổ chức và lãnh đạo giai cấp công nhân, giai cấp nông dân

cùng các lực lượng yêu nước và cách mạng khác đấu tranh chống đế quốc và phong kiến tay
sai, giành lấy độc lập và tự do.
Ngày 17/6/1929, đại biểu các tổ chức cơ sở cộng sản ở miền Bắc họp đại hội quyết định
thành lập Đông Dương cộng sản đảng, thông qua tuyên ngôn, điều lệ của đảng, ra báo Búa
liềm làm cơ quan ngôn luận. Đông dương cộng sản Đảng ra đời đáp ứng đúng yêu cầu bức
thiết của quần chúng nên được nhiệt liệt hưởng ứng, uy tín và tổ chức của đảng phát triển rất
nhanh, nhất là Bắc kì và Bắc Trung kì. Tiếp đó, các hội viên tiên tiến trong bộ phận Hội Việt
6


Nam cách mạng thanh niên ở Trung Quốc và ở Nam kì cũng quyết định lập An Nam cộng sản
Đảng (7/1929). Sự ra đời của Đông Dương cộng sản đảng (6/1929) và An Nam cộng sản đảng
(8/1929) đã tác động mạnh mẽ đến sự phân hóa của Tân Việt cách mạng đảng. Các đảng viên
tiên tiến của đảng Tân Việt từ lâu đã chịu ảnh hưởng của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên
cũng tách ra đề thàh lập Đông Dương cộng sản liên đồn (9/1929). Chỉ trong vịng khơng đầy
4 tháng (từ tháng 6 đến tháng 9/1929) đã có 3 tổ chức Đảng Cộng sản ở Việt Nam lần lượt
tuyên bố thành lập.
Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản lúc bấy giờ là một xu thế tất yếu của cách mạng Việt
Nam. Các tổ chức cộng sản trên đã nhanh chóng xây dựng cơ sở đảng trong nhiều địa phương,
và trực tiếp tổ chức, lãnh đạo nhiều cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân. Phong trào
công nhân kết hợp chặt chẽ với phong trào với phong trào đấu tranh của nông dân chống sưu
cao thuế nặng, chống cướp ruộng đất, phong trào bãi khóa của học sinh, bãi thị của tiểu
thương, tạo thành một làn sóng đấu tranh cách mạng dân tộc dân chủ khắp cả nước.
Nhưng trong một nước có ba tổ chức cộng sản hoạt động riêng rẽ, cơng kích lẫn nhau,
tranh giành ảnh hưởng của nhau, gây nên một trở ngại lớn cho phong trào cách mạng. Tình
hình đó nếu để kéo dài sẽ có nguy cơ dẫn đến sự chia rẽ lớn. Yêu cầu bức thiết của cách mạng
Việt Nam lúc này là phải có một Đảng Cộng sản thống nhất trong cả nước. Trước tình hình đó,
với tư cách là phái viên của Quốc tế cộng sản, Nguyễn Ái Quốc có đủ quyền quyết định mọi
vấn đề của phong trào cách mạng ở Đông Dương đã thống nhất các lực lượng cộng sản ở Việt
Nam để thành lập một Đảng Cộng sản duy nhất. Từ ngày 3 đến 7-2-1930, hội nghị hợp nhất

các tổ chức cộng sản đã họp ở Cửu Long (Hương Cảng). Nguyễn Ái Quốc thay mặt Quốc tế
cộng sản chủ trì hội nghị. Tham gia hội nghị có 2 đại biểu Đơng Dương Cộng sản đảng, 2 đại
biểu An Nam cộng sản đảng.
Sau 5 ngày làm việc khẩn trương, hội nghị đã hồn tồn nhất trí tán thành thống nhất
các tổ chức cộng sản để thành lập một đảng duy nhất lấy tên là Đảng cộng sản Việt Nam; thơng
qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc dự
thảo. Nhân dịp thành lập Đảng, Người cũng đã ra Lời kêu gọi Hội nghị tháng 2/1930 của đại
biểu các tổ chức cộng sản ở Đông Dương để hợp nhất Đảng có ý nghĩa như một Đại hội thành

7


lập Đảng. Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt được hội nghị thông qua là Cương lĩnh đầu
tiên của Đảng.
Tóm lại, việc Đảng Cộng Sản ra đời chính là tất yếu từ yêu cầu phải hợp nhất ba tổ
chức đảng đang hoạt động lúc bấy giờ nhằm thống nhất đường lối đấu tranh, đưa cách mạng
Việt Nam tiến tới những thắng lợi sau này.

8



×