Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

Bài giảng giao an công nghệ 6 HKII

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (313.46 KB, 47 trang )


Nguyễn Thị Như Ý

Giáo Án Công Nghệ 6
Tuần:20
Tiết:37
Chương 3 : NẤU ĂN TRONG GIA ĐÌNH
Bài 15: CƠ SỞ CỦA ĂN UỐNG HỢP LÝ
NS: 2/01/10
NG: 5 /01/10
I-Mục tiêu:
1.Kiến thức:Biết được vai trò của các chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày.
2.Kĩ năng: Biết được nguồn cung cấp,chức năng và dấu hiệu thiếu của mỗi chất đối với
cơ thể.
3.Thái độ: Ăn uống đủ chất.
II-Chuẩn bị :
1.GV: Tranh vẽ:Phóng to các hình vẽ trong bài 15(SGK).
2.Học sinh: Đọc trước bài:Cơ sở của ăn uống hợp lý.
III-Hoạt động dạy – học:
1.Ổn định tình hình lớp:(1
/
)
2.Chữa bài kiểm tra học kì I:(5
/
)
3.Bài mới:
* Giới thiệu bài: Ăn uống là một trong những nhu cầu không thể thiếu của mỗi con người.
Sức khỏe và hiệu quả làm việc của chúng ta phần lớn phụ thuộc vào loại và lượng thực phẩm ăn vào
mỗi ngày.Chính vì thế chúng ta cần phải hiểu rõ”Cơ sở của ăn uống hợp lý”
* Hoạt động1: (5’) Tìm hiểu tại sao chúng ta cần phải ăn uống?
GV:Quan sát hình 3.1,em có nhận xét gì về thể trạng của 2 bạn ở đó?


HS quan sát hình vẽ,nêu nhận xét:bạn nam gầy yếu,khẳng khiu;bạn nữ phát triển cân đối.
GV:Các em thử đưa ra nguyên nhân của sự gầy yếu ở bạn nam?
HS thảo luận trả lời:bị bệnh, suy dinh dưỡng …
Các nhóm khác nhận xét,bổ sung.
GV:Như vậy,các em thấy chúng ta cần phải ăn uống vì qua ăn uống cơ thể mới hấp thụ được các
chất dinh dưỡng để nuôi sống cơ thể và chúng ta mới có năng lượng để làm việc,vui chơi ...
* Hoạt động2: Tìm hiểu vai trò của các chất dinh dưỡng.
24
/
H:Em hãy nhớ lại kiến thức về
dinh dưỡng đã được học và nêu
tên các chất dinh dưỡng cần
thiết cho cơ thể con người?
GV ghi ở góc bảng những chất
dinh dưỡng cơ bản:chất
đạm,chất béo,chất đường
bột,vitamin,chất khoáng.
H:Hãy quan sát hình 3.2 và nêu
những thực phẩm cung cấp chất
đạm động vật và chất đạm thực
vật?
H:Hãy quan sát hình 3.3 và kết
hợp với những hiểu biết của
mình,nêu chức năng dinh
dưỡng của chất đạm?
HS: chất đạm, chất béo, chất
đường bột, vitamin, chất
khoáng…
HS thảo luận nhóm,trả lời:
- Đạm thực vật:có trong thịt,

cá,trứng, sữa, tôm cua, …
- Đạm thực vật: có trong các
loại đậu, hạt sen …
Các nhóm khác nhận xét,bổ
sung.
HS quan sát hình vẽ trả lời:
- Cấu tạo và tái tạo tế bào,giúp
sự tăng trưởng thể chất.
- Tăng khả năng đề kháng của
I-Vai trò củacác chất dinh
dưỡng:
1.Chất đạm:
a) Nguồn cung cấp:
- Đạm thực vật:có trong
thịt, cá,trứng, sữa, tôm cua,

- Đạm thực vật: có trong
các loại đậu, hạt sen …
b) Chức năng dinh dưỡng:
- Cấu tạo và tái tạo tế
bào,giúp sự tăng trưởng thể
chất.
Trường THCS Phan Thúc Duyện – Năm học 2009-2010
50

Nguyễn Thị Như Ý

Giáo Án Công Nghệ 6
H:Hãy quan sát hình 3.4,hãy
nêu tên các nguồn cung cấp

chất bột đường?
H:Quan sát hình 3.5,rút ra chức
năng của chất bột đường?
H:Quan sát hình 3.6,kể tên các
nguồn cung cấp chất béo?
H:Nêu chức năng của chất béo?
cơ thể.
- Cung cấp năng lượng.
HS khác nhận xét,bổ sung.
HS quan sát hình vẽ ,thảo luận
nhóm,trả lời:gạo,ngô,...
Các nhóm khác nhận xét,bổ
sung.
HS quan sát hình vẽ trả lời:
- Cung cấp năng lượng.
- Giúp cơ thể chuyển hóa các
chất dinh dưỡng.
HS khác nhận xét,bổ sung.
HS quan sát hình vẽ ,thảo luận
nhóm,trả lời:
- Động vật:mỡ,bơ …
- Thực vật:dầu thực vật,dầu
mè,dầu dừa …
Các nhóm khác nhận xét,bổ
sung.
HS thảo luận nhóm,trả lời:
- Cung cấp năng lượng.
- Cung cấp các axit béo.
- Chuyển hóa một số vitamin
cần thiết cho cơ thể.

Các nhóm khác nhận xét,bổ
sung.
- Tăng khả năng đề kháng
của cơ thể.
- Cung cấp năng lượng.
2. Chất bột đường:
a) Nguồn cung cấp:
gạo,ngô,mía, kẹo …
b) Chức năng dinh dưỡng:
- Cung cấp năng lượng.
- Giúp cơ thể chuyển hóa
các chất dinh dưỡng.
3.Chất béo:
a) Nguồn cung cấp:
- Động vật:mỡ,bơ …
- Thực vật:dầu thực vật,dầu
mè,dầu dừa …

b) Chức năng dinh dưỡng:
- Cung cấp năng lượng.
- Cung cấp các axit béo.
- Chuyển hóa một số
vitamin cần thiết cho cơ thể.
4.Củng cố :(8
/
)
Nêu nguồn cung cấp và chức năng của chất đạm,chất bột đường,chất béo?
5.Dặn dò :(2
/
)

Về nhà học bài,tìm hiểu nguồn gốc và chức năng dinh dưỡng của các vitamin,chất
khoáng,chất xơ;cơ sở khoa học và ý nghĩa của việc phân nhóm thức ăn,cách thay thế thức ăn lẫn
nhau.

Tuần:20
Tiết:38
Bài 15: CƠ SỞ CỦA ĂN UỐNG HỢP LÝ(t.t)
NS:2/01/2010
NG:9/01/2010
I-Mục tiêu:
1.Kiến thức: HS biết được :
- Nguồn gốc và chức năng của vitamin,chất khoáng,nước,chất xơ.
- Cơ sở khoa học và ý nghĩa của việc phân nhóm thức ăn.
2.Kĩ năng: Biết cách thay thế thức ăn lẫn nhau.
3.Thái độ: Biết ăn uống đủ chất,ngon miệng,cân bằng dinh dưỡng.
II-Chuẩn bị:
1.GV:
* Nghiên cứu kỹ SGK và các tài liệu liên quan.
* Tranh vẽ:Phóng to các hình vẽ 3.7 ;3.8 ;3.9 và 3.10 SGK.
Trường THCS Phan Thúc Duyện – Năm học 2009-2010
51

Nguyễn Thị Như Ý

Giáo Án Công Nghệ 6
2.Học sinh: Đọc trước các phần nguồn gốc và chức năng dinh dưỡng của các vitamin,chất
khoáng,chất xơ;cơ sở khoa học và ý nghĩa của việc phân nhóm thức ăn,cách thay thế thức ăn lẫn
nhau.

III-Hoạt động dạy – học:

1.Ổn định tình hình lớp:(1
/
)
2.Kiểm tra bài cũ:(7
/
)
-Thế nào là ăn uống hợp lý?Vì sao cần phải ăn uống hợp lý?
- Nêu nguồn gốc và chức năng của chất đạm?
3.Bài mới:
* Giới thiệu bài:Ở tiết trước,chúng ta đã tìm hiểu 3 chất dinh dưỡng quan trọng đối với cơ
thể.Theo em,ngoài những chất dinh dưỡng trên cơ thể con người còn cần những chất dinh dưỡng nào
khác? -> Bài mới.
*Hoạt động1: Tìm hiểu nguồn cung cấp và chức năng của các loại vitamin,chất
khoáng,chất xơ và nước.
(t) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung
15
/
H:Em hãy kể các loại vitamin
mà em biết?
H:Hãy quan sát hình 3.7 SGK,
nêu tên những thực phẩm cung
cấp vitamin?
H:Nêu chức năng của vitamin
mà em biết?
H: Hãy quan sát hình 3.8 SGK,
nêu tên những thực phẩm cung
cấp chất khoáng?
H:Nêu chức năng của chất
khoáng?
H:Tại sao nói nước có vai trò rất

quan trọng đối với cơ thể?
H:Chất xơ có nhiều ở đâu và có
chức năng gì?
HS trả lời dựa vào hiểu biết
cá nhân.
HS quan sát hình vẽ trả lời.
Các HS khác nhận xét,bổ
sung.
HS thảo luận nhóm,đại diện
nhóm trả lời.
Các nhóm khác nhận xét, bổ
sung.
HS quan sát hình vẽ trả lời.
Các HS khác nhận xét,bổ
sung.
HS thảo luận nhóm,đại diện
nhóm trả lời.
Các nhóm khác nhận xét,bổ
sung.
HS thảo luận nhóm,đại diện
nhóm trả lời.
Các nhóm khác nhận xét,bổ
sung.
HS trả lời dựa vào thông tin
SGK.
4.Các loại vitamin:
a) Nguồn cung cấp:
các loại rau,củ,quả …
b) Chức năng dinh dưỡng:
- Giúp các hệ cơ quan hoạt

động bình thường.
- Tăng cường sức đề kháng
giúp cơ thể phát triển tốt.
5. Chất khoáng:
a) Nguồn cung cấp:
tôm,cua,ốc,trứng …
b) Chức năng dinh dưỡng:
giúp cho sự phát triển của
xương,hoạt động của cơ bắp,
tổ chức hệ thần kinh, cấu tạo
hồng cầu và sự chuyển hóa
của cơ thể
6.Nước:
- Là môi trường cho mọi
chuyển hóa và trao đổi chất
của cơ thể.
- Điều hòa thân nhiệt.
7. Chất xơ:có nhiều trong
rau xanh,giúp ngăn ngừa
bệnh táo bón.
*Hoạt động2: Tìm hiểu giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn.
15
/
GV:Khi xây dựng khẩu phần,
tùy theo thời tiết,nhu cầu dinh
dưỡng cần thay đổi món ăn cho
ngon miệng …do đó cần thay
đổi thức ăn này bằng thức ăn
II-Giá trị dinh dưỡng của các
nhóm thức ăn:

1. Phân nhóm thức ăn:
a) Cơ sở khoa học:căn cứ
vào giá trị dinh dưỡng thức
Trường THCS Phan Thúc Duyện – Năm học 2009-2010
52

Nguyễn Thị Như Ý

Giáo Án Công Nghệ 6
khác nhưng giá trị dinh dưỡng
của bữa ăn không bị thay đổi.
H:Quan sát hình 3.9,em hãy nêu
tên các nhóm thức ăn?
H:Căn cứ vào đâu người ta phân
nhóm thức ăn?
H:Việc phân nhóm thức ăn có ý
nghĩa gì?
H:Theo em để giá trị dinh dưỡng
của bữa ăn không bị thay đổi thì
cách thay thế thức ăn như thế
nào?
HS quan sát tranh vẽ,trả lời.
HS thảo luận nhóm,đại diện
nhóm,trả lời.
Các nhóm khác nhận xét,bổ
sung.
HS thảo luận nhóm,đại diện
nhóm,trả lời.
Các nhóm khác nhận xét,bổ
sung.

HS trả lời dựa vào thông tin
SGK.
ăn được chia làm 4 nhóm:
-Nhóm giàu chất đạm.
-Nhóm giàu chất đường bột.
-Nhóm giàu chất béo.
-Nhóm giàu chất khoáng và
vitamin.
b) Ý nghĩa: đảm bảo cân
bằng dinh dưỡng.
2. Cách thay thế thức ăn lẫn
nhau:
Thay thức ăn này bằng thức
ăn khác trong cùng một
nhóm để thành phần và giá
trị dinh dưỡng của khẩu
phần không bị thay đổi.
4.Củng cố :(5
/
)
- Thức ăn được phân thành mấy nhóm?Kể tên các nhóm đó và cho biết mục đích của việc
phân nhóm thức ăn?
- Bữa cơm hàng ngày gia đình em thường có những loại thức ăn gì?Cho biết các loại thức ăn
đó thuộc các nhóm nào?Trình bày cách thay thế thức ăn để có bữa ăn hợp lý?
5.Dặn dò :(2
/
) Về nhà học bài,đọc trước phần còn lại của bài 15.

Tuần:21
Tiết:39

Chương 3 : NẤU ĂN TRONG GIA ĐÌNH
Bài 15: CƠ SỞ CỦA ĂN UỐNG HỢP LÝ
NS: 8/01/2010
NG:12 /01/2010
I-Mục tiêu:
1.Kiến thức: HS biết được nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.
2.Kĩ năng: Tính được nhu cầu dinh dưỡng cho từng lứa tuổi.
3.Thái độ: Có ý thức ăn uống hợp lý.
II-Chuẩn bị :
1.GV:
* Nghiên cứu kỹ SGK và các tài liệu liên quan.
* Tranh vẽ:Phóng to các hình vẽ 3.13a và 3.13b. SGK.
2.Học sinh: Đọc trước phần còn lại của bài 15.
III-Hoạt động dạy – học:
1.Ổn định tình hình lớp:(1
/
)
- Kiểm diện.
- Chuẩn bị kiểm tra bài cũ.
2.Kiểm tra bài cũ:(7
/
)
- Cơ sở khoa học của việc phân loại thức ăn.Hãy kể tên các nhóm thức ăn.
(Dựa vào giá trị dinh dưỡng , thức ăn được chia làm 4 nhóm:nhóm giàu chất đạm,nhóm giàu chất
đường bột,nhóm giàu chất béo và nhóm giàu chất khoáng , vitamin).
Trường THCS Phan Thúc Duyện – Năm học 2009-2010
53

Nguyễn Thị Như Ý


Giáo Án Công Nghệ 6
- Nêu cách thay thế thức ăn lẫn nhau.Ý nghĩa của việc phân nhóm thức ăn?
(Thay thức ăn này bằng thức ăn khác trong cùng một nhóm để thành phần và giá trị dinh
dưỡng của khẩu phần không bị thay đổi).
3.Bài mới:
* Giới thiệu bài:Các chất dinh dưỡng rất cần thiết cho cơ thể nhưng theo các em có nên ăn
quá nhiều hay không?Tại sao?Để trả lời câu hỏi này,chúng ta cùng nhau tìm hiểu phần còn lại của
bài:Cơ sở của ăn uống hợp lý.
*Hoạt động: Tìm hiểu nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.
(t) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung
25
/
GV:Các chất dinh dưỡng rất cần
cho cơ thể nhưng cơ thể chỉ có
thể hấp thụ với một lượng vừa
đủ,nếu không sẽ gây hậu quả
xấu,các em có thể thấy điều đó
qua hình vẽ 3.11.
H:Em có nhận xét gì về thể trạng
của cậu bé ở hình 3.11. Em đó
có bị bệnh ?Nếu có đó là bệnh
gì?Nguyên nhân gây nên bệnh?
H:Nếu bị thiếu đạm cơ thể sẽ
như thế nào?
H:Nếu thiếu chất đạm,cơ thể
phát triển không bình thường
nhưng nếu ăn quá nhiều chất
đạm có tốt cho sức khỏe không?
Vì sao?
H:Em sẽ khuyên cậu bé ở hình

3.12 như thế nào để có thể gầy
đi?
H:Nếu hàng ngày em ăn quá
nhiều chất béo,cơ thể có bình
thường không?
H:Nếu thiếu chất béo có ảnh
hưởng gì xấu đến sức khỏe?
GV:Ngoài các chất vừa nêu
HS quan sát hình vẽ,thảo luận
nhóm,trả lời: …cơ thể phát
triển không bình thường, em bị
suy dinh dưỡng do thiếu chất
đạm…
Các nhóm khác nhận xét,bổ
sung.
HS thảo luận nhóm,trả lời:
Nếu thiếu chất đạm,trẻ bị suy
dinh dưỡng,dễ bị mắc bệnh
nhiễm khuẩn và trí tuệ kém
phát triển.
Các nhóm khác nhận xét,bổ
sung.
HS:Nếu thừa chất đạm: gây
một số bệnh nguy hiểm: bệnh
béo phì,bệnh huyết áp…
HS thảo luận nhóm,trả lời:
-Giảm chất đường bột và chất
béo,tăng rau xanh và hoa quả.
-Tăng cường vận động.
Các nhóm khác nhận xét,bổ

sung.
HS:thừa chất béo làm cho cơ
thể béo phệ,ảnh hưởng xấu
đến sức khỏe.
HS:Thiếu chất béo,sẽ thiếu
năng lượng và vitamin,cơ thể
ốm yếu,dễ bị mệt,đói…
III-Nhu cầu dinh dưỡng
của cơ thể:
1. Chất đạm:
a) Thiếu chất đạm:trẻ bị
suy dinh dưỡng,dễ bị mắc
bệnh nhiễm khuẩnvà trí
tuệ kém phát triển.
b) Thừa chất đạm:gây
một số bệnh nguy hiểm:
bệnh béo phì,bệnh huyết
áp…

2. Chất đường bột:
a)Thiếu chất đường bột:
dễ bị đói,mệt,cơ thể ốm
yếu.
b) Thừa chất đường bột:
sẽ bị bệnh béo phì.

3. Chất béo:
a)Thiếu chất béo: sẽ
thiếu năng lượng và
vitamin,cơ thể ốm yếu,dễ

bị mệt,đói…
Trường THCS Phan Thúc Duyện – Năm học 2009-2010
54

Nguyễn Thị Như Ý

Giáo Án Công Nghệ 6
trên,các chất khác như sinh
tố,chất khoáng,chất xơ,nước cần
được quan tâm sử dụng đấy
đủ.Cơ thể luôn đòi hỏi phải có
đủ chất dinh dưỡng để nuôi sống
bản thân và phát triển.Mọi sự
thừa,thiếu đều có hại cho sức
khỏe.
b) Thừa chất béo: sẽ bị
bệnh béo phì,ảnh hưởng
xấu đến sức khỏe.
4.Củng cố :(10
/
)
- Em hãy quan sát hình 3.13a,nêu lượng dinh dưỡng cần thiết cho một HS trong một ngày.
- Quan sát hình 3.13b,cho biết những loại thực phẩm cần ăn đủ,ăn vừa phải,ăn hạn chế.
- GV cho HS đọc phần Ghi nhớ SGK.
- Hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi cuối bài.
5.Dặn dò :(2
/
) Về nhà học bài,đọc trước bài 16:Vệ sinh an toàn thực phẩm.
Tuần:21
Tiết:40

Bài 16: VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
NS:10/01/2010
NG:15/01/2010
I-Mục tiêu:
1.Kiến thức:Hiểu được thế nào là vệ sinh an toàn thực phẩm,nhiễm trùng thực phẩm;biết được
ảnh hưởng của nhiệt độ đối với vi khuẩn.
2.Kĩ năng:Biết phòng và tránh nhiễm trùng thực phẩm tại nhà.
3.Thái độ:Có ý thức giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm,quan tâm bảo vệ sức khỏe của bản
thân và cộng đồng,phòng chống ngộ độc thức ăn.
II-Chuẩn bị :
1.GV:
* Nghiên cứu kỹ SGK và các tài liệu liên quan.
* Tranh vẽ:Phóng to các hình vẽ 3.14 và 3.15 SGK.
2.Học sinh: Đọc trước bài 16:Vệ sinh an toàn thực phẩm.
III-Hoạt động dạy – học:
1.Ổn định tình hình lớp:(1
/
)
2.Kiểm tra bài cũ:(5
/
)
- Thế nào là ăn uống hợp lý?Vai trò của thức ăn đối với cơ thể con người.
- Nếu hàng ngày em ăn quá nhiều hoặc quá ít chất dinh dưỡng,cơ thể em có bình thường
không?Cho ví dụ.
3.Bài mới:
* Giới thiệu bài:( 1
/
)
Thực phẩm có vai trò rất quan trọng đối với con người,nó giúp cho cơ thể khỏe mạnh,phát
triển cân đối,đủ sức làm việc và chống đỡ bệnh tật.Thế nhưng do nhận thức về vệ sinh an toàn thực

phẩm còn hạn chế nên nhiều ca bị ngộ độc thực phẩm đã xảy ra,gây tốn kém tiền bạc chạy chữa,nhiều
khi cướp đi cả tánh mạng của con người.Vì vậy cần có sự quan tâm theo dõi,kiểm soát,giữ gìn vệ sinh
an toàn thực phẩm để tránh gây ra ngộ độc thức ăn.
*Hoạt động1: Tìm hiểu về vệ sinh thực phẩm.
(t) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung
Trường THCS Phan Thúc Duyện – Năm học 2009-2010
55

Nguyễn Thị Như Ý

Giáo Án Công Nghệ 6
(3
/
)
GV nêu câu hỏi:Vệ sinh thực phẩm
là gì?
GV bổ sung,kết luận.
HS trả lời:…giữ cho thực phẩm
không bị nhiễm trùng,nhiễm
độc,gây ngộ độc thức ăn.
I-Vệ sinh thực phẩm:

*Hoạt động2: Tìm hiểu thế nào là nhiễm trùng thực phẩm.
(10
/
)
H:Em hãy nêu một vài loại thực
phẩm dễ bị hư hỏng? Nguyên nhân
làm cho thực phẩm bị hỏng.
H:Theo em, thế nào là sự nhiễm

trùng thực phẩm?
H:Thế nào là sự nhiễm độc thực
phẩm?
H:Tác hại của việc ăn phải một
món ăn bị nhiễm trùng,nhiễm độc?
HS thảo luận nhóm,trả lời:các
loại thịt,cá,rau quả…do thực
phẩm bị nhiễm trùng và phân
hủy.
Các nhóm HS khác nhận xét,bổ
sung.
HS:sự xâm nhập của vi khuẩn
có hại …
HS:sự xâm nhập của chất độc
vào thực phẩm.
HS: Sử dụng thức ăn bị nhiễm
trùng sẽ bị ngộ độc và rối loạn
tiêu hóa.
1.Thế nào là nhiễm
trùng thực phẩm?
Sự xâm nhập của vi
khuẩn có hại vào thực
phẩm được gọi là sự
nhiễm trùng thực
phẩm.
* Sử dụng thức ăn bị
nhiễm trùng sẽ bị ngộ
độc và rối loạn tiêu
hóa.
*Hoạt động3:Tìm hiểu ảnh hưởng của nhiệt độ đối với vi khuẩn.

(8
/
)
H:Tìm hiểu nội dung trên hình
3.14,cho biết ở khoảng nhiệt độ
nào :
- Vi khuẩn có thể sinh nở nhanh
chóng?
- Vi khuẩn không sinh nở nhưng
cũng không chết?
- Vi khuẩn bị tiêu diệt?
H:Vì sao chúng ta cần phải “ăn
chín,uống sôi”?
GV:Ngoài việc”ăn chín,uống
sôi”,còn có những biện pháp nào
phòng và tránh nhiễm trùng thực
phẩm tại nhà? -> 3.Biện pháp
phòng và tránh nhiễm trùng thực
phẩm tại nhà.
HS thảo luận nhóm,trả lời.
Các nhóm khác nhận xét,bổ
sung.
HS:khi thức ăn được nấu chín
và nước nấu sôi thì vi khuẩn bị
tiêu diệt.
2.Anh hưởng của
nhiệt độ đối với vi
khuẩn:
-Từ O
o

C 37
o
C: vi
khuẩn có thể sinh nở
nhanh chóng.
- Từ -2O
o
C -10
o
C và
từ 5O
o
C 80
o
C:vi
khuẩn không sinh nở
nhưng cũng không
chết.
- Từ 10O
o
C 115
o
C:
vi khuẩn bị tiêu diệt.
*Hoạt động4: Tìm hiểu biện pháp phòng và tránh nhiễm trùng thực phẩm tại nhà.
(10
/
)
H:Hãy quan sát hình 3.15và nêu
các biện pháp phòng và tránh

nhiễm trùng thực phẩm tại nhà?

HS quan sát hình vẽ,trả lời.
Các HS khác nhận xét,bổ sung.
3.Biện pháp phòng và
tránh nhiễm trùng
thực phẩm tại nha:
- Rửa tay sạch trước
khi ăn.
- Vệ sinh nhà bếp.
- Rửa kĩ thực phẩm.
- Nấu chín thực phẩm.
- Đậy thức ăn cẩn
thận.
- Bảo quản thực phẩm
chu đáo.
Trường THCS Phan Thúc Duyện – Năm học 2009-2010
56

Nguyễn Thị Như Ý

Giáo Án Công Nghệ 6
4.Củng cố :(5
/
)
- Thế nào là nhiễm trùng thực phẩm?Tác hại của việc nhiễm trùng thực phẩm?
- Nêu ảnh hưởng của nhiệt độ đối với vi khuẩn?
- Các biện pháp phòng và tránh nhiễm trùng thực phẩm tại nhà?
5.Dặn dò :(2
/

) Về nhà học bài;đọc trước phần còn lại của bài 16:
- An toàn thực phẩm là gì?
- Biện pháp phòng tránh nhiễm trùng,nhiễm độc thực phẩm .
Tuần:22
Tiết: 41
Bài 16:VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM(t.t)
NS:14/01/2010
NG:19/01/2010
I-Mục tiêu:
1.Kiến thức:Hiểu được thế nào là vệ sinh an toàn thực phẩm,an toàn thực phẩm khi mua sắm
và khi chế biến.
2.Kĩ năng:Biết phòng và tránh nhiễm trùng,nhiễm độc thực phẩm.
3.Thái độ:Có ý thức giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm,quan tâm bảo vệ sức khỏe của bản
thân và cộng đồng,phòng chống ngộ độc thức ăn.
II-Chuẩn bị :
1.GV:
* Nghiên cứu kỹ SGK và các tài liệu liên quan.
* Tranh vẽ:Phóng to hình vẽ 3.16 SGK.
2.Học sinh: Đọc trước phần còn lại của bài 16:Vệ sinh an toàn thực phẩm.
III-Hoạt động dạy – học:
1.Ổn định tình hình lớp:(1
/
)
- Kiểm diện.
- Chuẩn bị kiểm tra bài cũ.
2.Kiểm tra bài cũ:(5
/
)
- Nhiễm trùng thực phẩm là gì?Tác hại của việc sử dụng thực phẩm bị nhiễm trùng.
- Nêu các biện pháp phòng và tránh nhiễm trùng thực phẩm tại nhà.

3.Giảng bài mới:
* * Giới thiệu bài:( 1
/
)
Thực phẩm từ khi sản xuất đến khi sử dụngcó nhiều nguyên nhân gây ra nhiễm trùng và
nhiễm độc như:dư thừa lượng thuốc sâu và hóa chất trong sản xuất,trong chế biến và bảo quản lương
thực,thực phẩm.Tất cả các công đoạn trong qui trình sản xuất,chế biến đều có nhiều kẽ hở để vi
khuẩn gây độc xâm nhập vào thực phẩm.
Thực phẩm luôn cần có mức độ an toàn cao.Người sử dụng cần phải biết cách lựa chọn cũng
như xử lý thực phẩm một cách đúng đắn,hợp vệ sinh.
* * Tiến trình bài dạy:
*Hoạt động1: Tìm hiểu về an toàn thực phẩm khi mua sắm.
(t) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung
Trường THCS Phan Thúc Duyện – Năm học 2009-2010
57

Nguyễn Thị Như Ý

Giáo Án Công Nghệ 6
(15
/
)
GV nêu câu hỏi:An toàn thực
phẩm là gì?
GV bổ sung,kết luận.
H:Em hãy kể tên những loại thực
phẩm mà gia đình thường mua
sắm?
H:Khi đi mua sắm,em chọn thực
phẩm như thế nào và chú ý

những gì?
GV yêu cầu các nhóm HS thảo
luận,trả lời các câu hỏi:
- Thực phẩm thường được chế
biến tại đâu?
-Vi khuẩn xâm nhập vào thức ăn
bằng con đường nào?
-Cần bảo quản như thế nào đối
với các loại thực phẩm sau đây:
+ Thực phẩm đã chế biến
+ Thực phẩm đóng hộp
+ Thực phẩm khô.
HS trả lời:…giữ cho
thực phẩm không bị
nhiễm trùng,nhiễm
độc,gây ngộ độc thức
ăn.
HS trả lời theo thực tế.
Các HS khác nhận
xét,bổ sung.
HS thảo luận nhóm,trả
lời:
Các nhóm khác nhận
xét,bổ sung.
HS thảo luận nhóm,trả
lời:
Các nhóm khác nhận
xét,bổ sung.
II-An toàn thực phẩm:
An toàn thực phẩm là giữ cho

thực phẩm không bị nhiễm
trùng,nhiễm độc và biến chất.
1.An toàn thực phẩm khi mua
sắm:
- Chọn thực phẩm tươi ngon,
không quá hạn sử dụng.
- Tránh để lẫn lộn thực phẩm
ăn sống với thực phẩm cần nấu
chín.
2.An toàn thực phẩm khi chế
biến và bảo quản:
Bảo quản thực phẩm trong môi
trường sạch sẽ,ngăn nắp, hợp
vệ sinh, tránh để ruồi,bọ xâm
nhập vào thức ăn.

* Hoạt động2: Tìm hiểu biện pháp phòng,tránh nhiễm trùng,nhiễm độc thực phẩm.
(15
/
)
H:Thông qua những vụ ngộ độc
thức ăn thường xảy ra,em hãy
nhận xét về những nguyên nhân
gây nhiễm trùng,nhiễm độc thực
phẩm?
H:Em hãy nêu các biện pháp
phòng tránh ngộ độc thức ăn?
HS thảo luận nhóm,trả
lời.
Các nhóm HS khác

nhận xét,bổ sung.
HS trả lời dựa vào hiểu
biết và thông tin SGK.
Các HS khác nhận
xét,bổ sung.
III-Biện pháp phòng,tránh
nhiễm trùng,nhiễm độc thực
phẩm:
1. Nguyên nhân ngộ độc thức
ăn:
- Thức ăn nhiễm vi sinh vật và
độc tố của vi sinh vật.
- Thức ăn bị biến chất.
- Bản thân thức ăn có sẵn chất
độc.
- Thức ăn bị ô nhiễm chất độc
hóa học, hóa chất bảo vệ thực
vật,hóa chất phụ gia thực
phẩm…
2.Các biện pháp phòng tránh
ngộ độc thức ăn:
- Chọn thực phẩm tươi ngon.
- Sử dụng nước sạch
- Chế biến,làm chín thực phẩm
cẩn thận.
- Cất giữ,bảo quản thực phẩm
chu đáo.
- Không dùng các thực phẩm có
chất độc,quá hạn sử dụng…
Trường THCS Phan Thúc Duyện – Năm học 2009-2010

58

Nguyễn Thị Như Ý

Giáo Án Công Nghệ 6
* Hoạt động 4: Củng cố các kiến thức trong bài.
- Gọi 1 HS đọc phần “Ghi nhớ”.
- Hướng dẫn trả lời các câu hỏi cuối bài.
- HS đọc phần”Có thể em chưa biết”
4.Dặn dò :(2
/
)
- Về nhà học bài,chuẩn bị tiết sau kiểm tra 15
/
.
- Đọc trước bài 17-tìm hiểu biện pháp bảo quản chất dinh dưỡng khi chế biến.
Tuần:22
Tiết: 42
Bài 17:BẢO QUẢN CHẤT DINH DƯỠNG
TRONG CHẾ BIẾN MÓN ĂN
NS:16/01/10
NG:23 /01/10
I-Mục tiêu:
1.Kiến thức:HS biết được sự cần thiết phải bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chuẩn bị chế
biến.
2.Kĩ năng:Biết cách bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chuẩn bị chế biến.
3.Thái độ:Ap dụng hợp lý các qui trình chế biến và bảo quản thực phẩm để tạo nguồn dinh
dưỡng tốt cho sức khỏe con người.
II-Chuẩn bị :
1.GV:

* Nghiên cứu kỹ SGK và các tài liệu liên quan.
* Tranh vẽ:Phóng to các hình vẽ 3.17;3.18 và 3.19 SGK.
2.Học sinh: Đọc trước bài 17:Bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến món ăn.
III-Hoạt động dạy – học:
1.Ổn định tình hình lớp:(1
/
)
- Kiểm diện
- Chuẩn bị kiểm tra 15’
2.Kiểm tra 15
/
: (Đề kèm theo).
* Đáp án-biểu điểm:
Câu 1:(3đ) Điền đúng 1 từ,cụm từ(0,5đ)
a) khỏe mạnh,phát triển,cân đối.
b) thức ăn.
c) ngộ độc,rối loạn tiêu hóa.
Câu 2:(3đ) Nhận xét đúng 1 câu (0,5đ).
1,4 và 5:Đ
2,3 và 6:S.
Trường THCS Phan Thúc Duyện – Năm học 2009-2010
59

Nguyễn Thị Như Ý

Giáo Án Công Nghệ 6
Câu 3:(4đ)
- Nêu đúng khái niệm (1đ)
- Nêu được 1 biện pháp (0,5 đ)
3.Bài mới:

* Giới thiệu bài: Chất dinh dưỡng của thực phẩm thường bị mất đi trong quá trình chế
biến.Vậy phải bảo quản như thế nào để góp phần tạo nguồn dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.
* Tiến trình bài dạy:
*Hoạt động1: Tìm hiểu cách bảo quản chất dinh dưỡng khi chuẩn bị chế biến.
(t) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung
(20
/
) H:Những thực phẩm nào dễ bị
mất chất dinh dưỡng khi chuẩn
bị chế biến?
H:Quan sát hình 3.17(SGK),
em hãy nêu các chất dinh
dưỡng có trong thịt,cá?
H:Em hãy nêu các biện pháp
bảo quản chất dinh dưỡng
trong thịt,cá?Giải thích cách
làm.
H:Kể tên các loại rau,củ quả,
đậu hạt tươi thường dùng trong
chế biến món ăn?
H:-Trước khi chế biến phải qua
thao tác nào?
- Cách rửa,gọt,cắt thái có ảnh
hưởng gì đến giá trị dinh
dưỡng?
H:Nêu cách bảo quản chất dinh
dưỡng có trong rau, quả,củ,đậu
hạt tươi?
H:Em hãy liên hệ kiến thức đã
học,nêu biện pháp bảo quản

chất dinh dưỡng thích hợp cho
các loại:
-Đậu hạt khô.
-Gạo?
HS trả lời trên cơ sở những kiến
thức dinh dưỡng đã học ( thịt,cá,
rau,củ quả, …)
HS quan sát hình vẽ,trả lời(chất
đạm,vitamin,chất béo,chất khoáng
…).
HS thảo luận nhóm,trả lời:
-Không ngâm rửa sau khi cắt, thái
vì chất khoáng và sinh tố dễ bị
mất đi.
-Không để ruồi,bọ bâu vào để
thực phẩm không bị nhiễm
trùng,biến chất.
-Giữ thịt,cá ở nhiệt độ thích hợp
để sử dụng lâu dài.
Các nhóm khác nhận xét,bổ sung.
HS quan sát hình vẽ 3.18 và
3.19(SGK) trả lời.
HS:gọt,cắt,thái …
HS thảo luận nhóm,trả lời.
-Trước khi chế biến,rau,củ,quả
phải được rửa,gọt,cắt,thái.
-Cách rửa,gọt,cắt,thái không đúng
sẽ làm mất chất dinh dưỡng của
thực phẩm.
Các nhóm khác nhận xét,bổ sung.

HS thảo luận nhóm,trả lời.
Các nhóm khác nhận xét,bổ sung.
HS thảo luận nhóm,trả lời.
-Đậu hạt khô:bảo quản chu đáo
nơi khô ráo,mát mẻ,tránh sâu mọt

-Gạo:không nên vo kĩ …
Các nhóm khác nhận xét,bổ sung.
I-Bảo quản chất dinh
dưỡng khi chuẩn bị
chế biến:
1.Thịt,cá:
-Không ngâm rửa sau
khi cắt,thái.
-Không để ruồi,bọ bâu
vào.
-Giữ thịt,cá ở nhiệt độ
thích hợp.

2.Rau,quả,củ,đậu hạt
tươi:
-Rửa rau thật sạch; chỉ
nên cắt,thái sau khi
rửa và không để rau
khô,héo.
-Rau,củ,quả ăn sống
nên gọt vỏ trước khi
ăn.
3.Đậu,hạt khô,gạo:
-Đậu hạt khô:bảo quản

chu đáo nơi khô
ráo,mát mẻ,tránh sâu
mọt …
-Gạo:không nên vo kĩ

Trường THCS Phan Thúc Duyện – Năm học 2009-2010
60

Nguyễn Thị Như Ý

Giáo Án Công Nghệ 6
* Hoạt động2: Củng cố các kiến thức bảo vệ chất dinh dưỡng khi chuẩn bị chế biến
- Nêu biện pháp bảo vệ chất dinh dưỡng khi chuẩn bị chế biến có trong:
+ Thịt,cá.
+ Rau,cá.
+ Đậu hạt khô,gạo.
- Tại sao không nên vo thật kỹ gạo khi nấu cơm?
4.Dặn dò :(2
/
) Về nhà học bài-Đọc trước phần còn lại của bài.
Tuần:23
Tiết: 43
Bài 17:BẢO QUẢN CHẤT DINH DƯỠNG
TRONG CHẾ BIẾN MÓN ĂN(t.t)
NS:22/01/10
NG:26/01/10
I-Mục tiêu:
1.Kiến thức:HS biết được sự cần thiết phải bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến.
2.Kĩ năng:Biết cách bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến.
3.Thái độ:Ap dụng hợp lý các qui trình chế biến và bảo quản thực phẩm để tạo nguồn dinh

dưỡng tốt cho sức khỏe con người.
II-Chuẩn bị :
1.GV: Nghiên cứu kỹ SGK và các tài liệu liên quan.
2.Học sinh: Đọc trước phần II-Bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến trong bài 17:Bảo
quản chất dinh dưỡng trong chế biến món ăn.
III-Hoạt động dạy – học:
1.Ổn định tình hình lớp:(1
/
)
2.Kiểm tra bài cũ:(8
/
)
- Hãy nêu cách bảo quản chất dinh dưỡng có trong thịt,cá khi chuẩn bị chế biến?
(Không ngâm rửa thịt,cá sau khi cắt,thái;không để ruồi bọ bâu vào;giữ thịt cá ở nhiệt độ thích
hợp hoặc ướp cẩn thận …)
- Để rau,củ,quả tươi không bị mất chất dinh dưỡng và hợp vệ sinh,ta phải làm gì?
(Rửa rau thật sạch;chỉ nên cắt,thái sau khi rửa và không để rau khô héo;rau,củ,quả ăn sống
nên gọt vỏ trước khi ăn…)
3.Bài mới:
* Giới thiệu bài :(1
/
) Muốn cho việc ăn uống,sử dụng thực phẩm có tác dụng tốt đến sức
khỏe và thể lực,cần phải bảo quản các chất dinh dưỡng của thực phẩm cho thật chu đáo trong quá
trình chế biến thực phẩm -> Bài mới.
*Hoạt động1: Tìm hiểu vì sao phải quan tâm bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chuẩn
bị chế biến món ăn?
(t) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung
(10
/
) H:Tại sao phải quan

tâm bảo quản chất
dinh dưỡng trong khi
chế biến món ăn?
H:Khi chế biến món
HS thảo luận nhóm,đại diện nhóm
trả lời:
-Đun nấu lâu sẽ mất nhiều sinh tố
C,,sinh tố nhóm B và PP.
-Rán lâu sẽ mất nhiều sinh tố
A,D,E,K.
Các nhóm khác nhận xét,bổ sung.
HS thảo luận nhóm,đại diện nhóm
II-Bảo quản chất dinh dưỡng
trong khi chế biến:
1.Tại sao phải quan tâm bảo
quản chất dinh dưỡng trong
khi chế biến món ăn?
Cần phải quan tâm bảo quản
chất dinh dưỡng trong khi chế
biến món ăn bởi vì nếu
Trường THCS Phan Thúc Duyện – Năm học 2009-2010
61

Nguyễn Thị Như Ý

Giáo Án Công Nghệ 6
ăn,ta cần lưu ý những
vấn đề nào?
GV:Vì sao khi đun
(rán) lâu sẽ mất nhiều

sinh tố? -> 2.
trả lời:
-Cho thực phẩm vào luộc hay nấu
khi nước sôi
-Khi nấu tránh khuấy nhiều
-Không nên hâm lại thức ăn nhiều
lần
-Không nên dùng gạo xát quá trắng
và vo kĩ gạo khi nấu cơm.
-Không nên chắt bỏ nước cơm.
Các nhóm khác nhận xét,bổ sung.
đun,rán lâu sẽ làm mất nhiều
sinh tố có trong thực phẩm.
Ví dụ:
-Đun nấu lâu sẽ mất nhiều
sinh tố C,,sinh tố nhóm B và
PP.
-Rán lâu sẽ mất nhiều sinh tố
A,D,E,K.
*Hoạt động2: Anh hưởng của nhiệt độ đối với thành phần dinh dưỡng
(10
/
) GV phân công các
nhóm thảo luận,trả lời
một số câu hỏi sau:
-Vì sao khi luộc thịt
nên dùng lửa nhỏ?
-Khi rán có nên dùng
lửa to quá không? Vì
sao.

-Vì sao khi thắng
đường,nếu không chú
ý, đường có thể
chuyển sang màu đen
và có vị đắng?
-Vì sao người ta
thường tận dụng nước
luộc thịt để nấu canh?
GV kết luận.
HS thảo luận nhóm,trả lời:
- Khi đun nóng ở nhiệt độ quá
cao,giá trị dinh dưỡng của chất đạm
sẽ bị mất đi.
-Khi rán không để lửa quá to vì ở
nhiệt độ quá cao, sinh tố A trong
chất béo bị phân hủy và chất béo sẽ
bị biến chất.
-Khi đun khô đường đến nhiệt độ
180
o
C,đường sẽ chuyển sang màu
nâu ,có vị đắng.
-Khi luộc thịt một phần chất
đạm,chất khoáng sẽ hòa tan vào
nước.
Các nhóm khác nhận xét,bổ sung.
2.Anh hưởng của nhiệt độ
đối với thành phần dinh
dưỡng:
Các chất dinh dưỡng dễ bị

thoái hóa,biến chất hoặc tiêu
hủy bởi nhiệt.
Ví dụ:
-Khi đun nóng ở nhiệt độ quá
cao,giá trị dinh dưỡng của
chất đạm sẽ bị mất đi.
-Đun nóng nhiều,sinh tố A
trong chất béo bị phân hủy và
chất béo sẽ bị biến chất.
-Ở nhiệt độ cao,tinh bột sẽ bị
cháy đen,chất dinh dưỡng bị
tiêu hủy…
* Hoạt động3: Tìm hiểu một số biện pháp bảo quản chất dinh dưỡng (sinh tố) trong chế
biến món ăn.
(5
/
) H:Từ các kiến thức đã
học,em hãy nêu các
biện pháp bảo quản
chất dinh dưỡng,đặc
biệt là các sinh tố trong
chế biến món ăn?
HS thảo luận
nhóm,trả lời.
Các nhóm khác
nhận xét,bổ sung.
III-Biện pháp bảo quản chất dinh dưỡng (sinh
tố)trong chế biến món ăn.
-Không ngâm thực phẩm lâu trong nước
-Không để thực phẩm khô héo

-Không đun nấu thực phẩm lâu
-Bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ thích hợp và
hợp vệ sinh
-Ap dụng hợp lý các qui trình chế biến và bảo
quản thực phẩm.
* Hoạt động 4: Củng cố (8
/
)
- Một em đọc phần”Ghi nhớ” SGK.
- Hướng dẫn trả lời các câu hỏi tr.84 SGK.
- Một HS đọc phần “Có thể em chưa biết”
4.Dặn dò :(2
/
) Đọc trước bài 18:Các phương pháp chế biến thực phẩm-tìm hiểu các phương
pháp làm chín thực phẩm trong nước và bằng hơi nước(tên phương pháp,qui trình thực hiện).
Trường THCS Phan Thúc Duyện – Năm học 2009-2010
62

Nguyễn Thị Như Ý

Giáo Án Công Nghệ 6
Tuần:23
Tiết: 44
Bài 18: CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẾ BIẾN
THỰC PHẨM
NS: 22/01/10
NG: 30/01/10
I-Mục tiêu:
1.Kiến thức: - HS nắm được vì sao phải chế biến thực phẩm.
- Nắm được các phương pháp chế biến thực phẩm trong nước và bằng hơi nước

2.Kĩ năng: Biết cách luộc,nấu,kho vàhấp;chế biến thực phẩm ngon,bổ dưỡng,hợp vệ sinh
3.Thái độ: Vận dụng vào việc tổ chức cho gia đình những món ăn ngon,hợp vệ sinh.
II-Chuẩn bị :
1.GV: * Nghiên cứu kỹ SGK và các tài liệu liên quan.
* Tranh vẽ:Phóng to các hình vẽ SGK.
2.Học sinh: Đọc trước bài 18 :Các phương pháp chế biến thực phẩm.
III-Hoạt động dạy – học:
1.Ổn định tình hình lớp:(1
/
)
2.Kiểm tra bài cũ:(5
/
)
- Tại sao phải quan tâm bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến món ăn?
(Cần phải quan tâm bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến món ăn bởi vì nếu đun,rán lâu sẽ
làm mất nhiều sinh tố có trong thực phẩm)
- Nêu một số biện pháp bảo quản sinh tố trong chế biến món ăn?
(Không ngâm thực phẩm lâu trong nước;không để thực phẩm khô héo;không đun nấu thực phẩm
lâu;bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ thích hợp và hợp vệ sinh;áp dụng hợp lý các qui trình chế biến và
bảo quản thực phẩm).
3.Bài mới:
* Giới thiệu bài:(2
/
) GV đặt vấn đề:Tại sao phải chế biến thực phẩm?
HS suy nghĩ,trả lời,GV bổ sung và rút ra kết luận:
- Để tạo ra món ăn thơm ngon,chín mềm,dễ tiêu hóa,hợp khẩu vị.
- Để thay đổi hương vị và trạng thái của thực phẩm
- Để đảm bảo vệ sinh,an toàn thực phẩm khi ăn
- Để dữ trữ thức ăn.
* Hoạt động1: Tìm hiểu các phương pháp làm chín thực phẩm trong nước.

(t) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung
(20
/
) H:Nhiệt độ có tác dụng gì trong
chế biến món ăn?
H:Kể tên một số phương pháp
làm chín thực phẩm trong môi
trường nước mà em biết?
H:Trình bày những hiểu biết của
em về món luộc?
GV phân tích thêm:lượng nước
chỉ vừa đủ ngập thực phẩm; nếu
cho quá nhiều thực phẩm sẽ bã
nhạt mất ngon;nước luộc dùng
không hết sẽ phí.
H:Em hãy kể tên một vài món
HS:Nhiệt độ làm cho thực phẩm chín
mềm, dễ tiêu hóa,thơm ngon nhưng một
phần dinh dưỡng bị mất đi.
HS:Món luộc,nấu ,kho …
HS trả lời.
Các HS khác nhận xét,bổ sung.
HS :luộc rau,luộc thịt …
I-Phương pháp
chế biến thực
phẩm có sử dụng
nhiệt:
1.Phương pháp
làm chín thực
phẩm trong nước:

a) Luộc:là làm
chín thực phẩm
trong môi trường
nhiều nước với
thời gian đủ để
thực phẩm chín
mềm.
Trường THCS Phan Thúc Duyện – Năm học 2009-2010
63

Nguyễn Thị Như Ý

Giáo Án Công Nghệ 6
luộc?
H:-Nêu qui trình thực hiện món
rau luộc?
-Yêu cầu kỹ thuật của món
luộc?
H:Trong các món ăn hàng
ngày,ngoài món luộc còn có món
phối hợp nhiều nguyên liệu động
vật và thực vật,có thêm gia vị
trong môi trường nước,món đó
được gọi là gì?
H:Em hiểu thế nào là món nấu?
GV điều chỉnh sai sót và bổ sung
và yêu cầu HS đọc qui trình thực
hiện và yêu cầu kỹ thuật của món
nấu.
H:Em hãy kể tên một vài món

kho mà em biết?
H:Em hiểu kho là gì?
GV yêu cầu HS đọc qui trình
thực hiện và yêu cầu kỹ thuật của
món kho.
HS thảo luận nhóm,trả lời:
* Qui trình thực hiện:
- Nhặt lá sâu úa,rửa sạch rau
- Đun sôi nước,cho rau vào luộc chín
- Gắp rau ra đĩa,ăn kèm với nước chấm
thích hợp.
* Yêu cầu kỹ thuật:
-Nước luộc trong
-Rau chín tới,có màu xanh
Các nhóm khác nhận xét,bổ sung.
HS trả lời:... món nấu.
HS trả lời(theo khái niệm SGK).
HS đọc SGK .
HS:kho cá,thịt …
HS trả lời(SGK).
HS đọc SGK và ghi vào vở.
b) Nấu:là phối
hợp nhiều
nguyên liệu động
vật và thực vật,có
thêm gia vị trong
môi trường nước.

c) Kho:là làm
chín thực phẩm

trong lượng nước
vừa phải với vị
mặn đậm đà.
* Hoạt động2: Tìm hiểu phương pháp làm chín thực phẩm bằng hơi nước
(10
/
) GV cho HS xem hình 3.21 và đặt
câu hỏi:Phương pháp làm chín
thực phẩm bằng hơi nươc được
gọi là gì?
H:Hấp là gì?
H:Em hãy kể tên một số món hấp
thường dùng?
GV yêu cầu HS đọc qui trình
thực hiện và yêu cầu kỹ thuật của
món hấp.
HS quan sát tranh,trả lời:
phương pháp làm chín thực
phẩm bằng hơi nước được gọi là
hấp(đồ)
HS trả lời(SGK)
HS:Hấp bánh,đồ xôi …
HS đọc SGK .
2.Phương pháp làm
chín thực phẩm bằng
hơi nước:
Hấp là làm chín thực
phẩm bằng sức nóng
của hơi nước.
* Hoạt động3: Củng cố(5

/
)
- Tại sao phải làm chín thực phẩm? - Luộc thực phẩm là động vật và thực phẩm là thực vật
có điểm gì khác nhau?Cho ví dụ. (Thực phẩm động vật(trứng, thịt…) cho vào từ nước lạnh Thực
phẩm thực vật (rau, bầu …) cho vào nước sôi).
- Có trường hợp nào ngoại lệ không?Ví dụ thực phẩm động vật cho vào lúc nước sôi.
(có:luộc cá).
- Món luộc và món nấu khác nhau ở điểm nào?
Trường THCS Phan Thúc Duyện – Năm học 2009-2010
64

Nguyễn Thị Như Ý

Giáo Án Công Nghệ 6
4.Dặn dò :(2
/
) Về nhà đọc trước phần còn lại của bài-tìm hiểu các phương pháp làm chín thực
phẩm bằng sức nóng trực tiếp của lửavà trong chất béo.
Tuần:24
Tiết: 45
Bài 18: CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẾ BIẾN
THỰC PHẨM (t.t)
NS: 29/01/10
NG: 2 /2/ 10
I-Mục tiêu:
1.Kiến thức: Nắm được các phương pháp làm chín thực phẩm bằng sức nóng trực tiếp của
lửa và làm chín thực phẩm trong chất béo.
2.Kĩ năng: Biết cách nướng,rán,rang và xào;chế biến thực phẩm ngon,bổ dưỡng,hợp vệ sinh.
3.Thái độ: Vận dụng vào việc tổ chức cho gia đình những món ăn ngon,hợp vệ sinh.
II-Chuẩn bị :

1.GV:
* Nghiên cứu kỹ SGK và các tài liệu liên quan.
* Tranh vẽ:Phóng to các hình vẽ 3.22;3.23 SGK.
2.Học sinh: Đọc trước bài phần còn lại bài18:Các phương pháp chế biến thực phẩm.
III-Hoạt động dạy – học:
1.Ổn định tình hình lớp:(1
/
)
2.Kiểm tra bài cũ:(7
/
)
- Tại sao phải làm chín thực phẩm?Nêu khái niệm,qui trình thực hiện và yêu cầu kỷ thuật
món luộc?
- Nhận xét câu trả lời của bạn,sửa sai(nếu có).Món cơm được vận dụng phương pháp gì để
làm chín?
(Cơm được vận dụng phương pháp đặc thù trong chế biến:nấu bằng nước và chín bằng hơi).
3.Bài mới:
*Hoạt động1: Tìm hiểu phương pháp làm chín thực phẩm bằng sức nóng trực tiếp của
lửa.
(t) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung
(7
/
) H:Hãy kể những món nướng mà
em đã được ăn và nêu cách làm.
H:Nướng là làm chín thực phẩm
như thế nào?
GV cho HS xem hình 3.22(SGK),
nêu nhận xét về màu sắc của món
nướng.
GV yêu cầu HS đọc qui trình thực

hiện và yêu cầu kĩ thuật.
GV:chỉ dùng than hoa để nướng,
không nướng bằng than đá hoặc
bằng bếp dầu.
HS thảo luận nhóm,trả lời.
Các nhóm khác nhận xét,bổ
sung.
HS trả lời(SGK).
HS quan sát hình vẽ,nêu nhận
xét:món nướng thường có màu
vàng.
HS đọc SGK theo yêu cầu của
GV.
3.Phương pháp làm
chín thực phẩm bằng
sức nóng trực tiếp của
lửa:
Nướng là làm chín
thực phẩm bằng sức
nóng trực tiếp của lửa
(chỉ dùng lửa
dưới),thường là than
củi.
*Hoạt động2: Tìm hiểu phương pháp làm chín thực phẩm trong chất béo.
(20
/
) H:Gia đình em thường rán thực
phẩm gì?
H:Trình bày cách rán một thực
HS:rán cá,đậu …

HS trả lời.Các HS khác nhận
4.Phương pháp làm
chín thực phẩm trong
chất béo:
Trường THCS Phan Thúc Duyện – Năm học 2009-2010
65

Nguyễn Thị Như Ý

Giáo Án Công Nghệ 6
phẩm mà em biết?
H:Rán là phương pháp làm chín
thực phẩm như thế nào?
GV yêu cầu HS đọc qui trình thực
hiện và yêu cầu kĩ thuật.
H:Em hãy kể tên một số thực
phẩm được dùng để rang?
H:Nêu cách rang một thực phẩm
mà em thích?
H: Rang là phương pháp làm chín
thực phẩm như thế nào?
GV yêu cầu HS đọc qui trình thực
hiện và yêu cầu kĩ thuật.
H:Em hãy kể tên một số món xào
thông dụng?
H:Nêu cách xào một vài thực
phẩm mà em thích?
H: Xào là phương pháp làm chín
thực phẩm như thế nào?
GV yêu cầu HS đọc qui trình thực

hiện và yêu cầu kĩ thuật.
GV lưu ý:Cho nguyên liệu lâu
chín vào trước.
xét,bổ sung.
HS trả lời(SGK).
HS đọc SGK theo yêu cầu của
GV.
HS: đỗ phộng,bắp,tôm,tép …
HS trả lời.Các HS khác nhận
xét,bổ sung.
HS trả lời(SGK).
HS đọc SGK theo yêu cầu của
GV.
HS trả lời.Các HS khác nhận
xét,bổ sung.
HS trả lời(SGK).
HS đọc SGK theo yêu cầu của
GV.
a)Rán (chiên) là làm
chín thực phẩm trong
một lượng chất béo
khá nhiều,đun với lửa
vừa, trong khoảng
thời gian đủ làm chín
thực phẩm.
b)Rang là đảo đều
thực phẩm trong chảo
với một lượng rất ít
chất béo hoặc không
có chất béo, lửa vừa

đủ để thực phẩm chín
từ ngoài vào trong.
c)Xào là đảo qua
đảo lại thực phẩm
trong chảo với lượng
mỡ hoặc dầu vừa
phải.
*Hoạt động3: Củng cố (8
/
)
- Rang và rán khác nhau như thế nào?
( Rán cần nhiều mỡ,rang không cần hoặc chỉ cần rất ít mỡ và trong rang cần đảo đều thực
phẩm,liên tục).
- Xào và rán khác nhau như thế nào?
( Xào:thời gian chế biến nhanh,lượng mỡ vừa phải,cần to lửa
Rán : thời gian chế biến lâu,lượng mỡ nhiều,lửa vừa phải).
5.Dặn dò :(2
/
) Về nhà học bài,đọc trước phần còn lại của bài.
Tuần:24
Tiết: 46
Bài 18: CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẾ BIẾN
THỰC PHẨM (t.t)
NS: 29/01/10
NG: 6 /02/10
I-Mục tiêu:
1.Kiến thức: Nắm được các phương pháp chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt.
2.Kĩ năng: Biết cách chế biến thực phẩm ngon,bổ dưỡng,hợp vệ sinh.
3.Thái độ: Vận dụng vào việc tổ chức cho gia đình những món ăn ngon,hợp vệ sinh.
II-Chuẩn bị :

Trường THCS Phan Thúc Duyện – Năm học 2009-2010
66

Nguyễn Thị Như Ý

Giáo Án Công Nghệ 6
1.GV: * Nghiên cứu kỹ SGK và các tài liệu liên quan.
* Tranh vẽ: hình ảnh của các món ăn thuộc các thể loại:trộn dầu giấm,trộn hỗn
hợp,muối chua.
2.Học sinh: Đọc trước phần còn lại bài18:Các phương pháp chế biến thực phẩm.
III-Hoạt động dạy – học:
1.Ổn định tình hình lớp:(1
/
)
2.Kiểm tra bài cũ:(7
/
)
- Hãy nêu khái niệm của món nướng và yêu cầu kỹ thuật của món nướng?
- Nêu khái niệm của các phương pháp làm chín thực phẩm trong chất béo?Ch biết sự khác
nhau giữa món xào và món rán?
3.Bài mới:
*Hoạt động1: Tìm hiểu phương pháp trộn dầu giấm.
(t) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung
(10
/
) H:Em đã được thưởng thức những
món ăn nào không cần sử dụng
lửa?
GV cho HS xem hình ảnh của các
món ăn thuộc các thể loại: trộn dầu

giấm,trộn hỗn hợp, muối chua.
GV phân tích để dẫn dắt vào mục
II của bài.
H:Em có nhận xét gì về trạng
thái,hương vị,màu sắc của món
trộn dầu giấm?
GV bổ sung và dẫn dắt hình thành
khái niệm.
H:Thực phẩm nào được sử dụng
để trộn dầu giấm?
GV yêu cầu HS đọc phần qui trình
trong SGK.
H:Theo em tại sao chỉ trộn trước
khi ăn 5-10
/
?
H:Yêu cầu của món trộn dầu giấm
như thế nào?
HS:món nộm đu đủ, món dưa muối,
cà muối,món chua ngọt …
HS thảo luận nhóm,trả lời:món ăn có
vị chua cay mặn ngọt, không có mùi
hăng,màu sắc đẹp...
HS:xà lách,dưa chuột,hành tây, cà
rốt, …
HS đọc phần qui trình trong SGK.
HS thảo luận nhóm,trả lời:
-Để nguyên liệu ngấm đủ các loại gia
vị
-Hạn chế sự tiết nước tự nhiên trong

nguyên liệu do đó nguyên liệu khi ăn
sẽ giòn,không bị nát.
HS trả lời(SGK).
II-Phương pháp
chế biến thực
phẩm không sử
dụng nhiệt:
1.Trộn dầu
giấm là cách
làm cho thực
phẩm giảm bớt
mùi vị chính
(thường là mùi
hăng) và ngấm
các gia vị khác,
tạo nên món ăn
ngon miệng.
*Hoạt động2: Tìm hiểu phương pháp trộn hỗn hợp.
(8
/
) H:Em đã từng được ăn những món
nộm nào?Kể tên các nguyên liệu
trong món nộm đó?
GV dẫn dắt hình thành khái niệm.
GV yêu cầu HS đọc qui trình thực
hiện và yêu cầu kỹ thuật của món
trộn hỗn hợp.
H:Tại sao nguyên liệu trước khi
trộn lại phải ướp muối,sau đó rửa
lại cho hết vị mặn rồi vắt ráo?

HS:nộm rau muống trong đó có
rau muống,thịt luộc,lạc rang…
HS đọc qui trình thực hiện và yêu
cầu kỹ thuật của món trộn hỗn
hợp.
HS thảo luận nhóm,trả lời:
Muối có tác dụng rút bớt nước
2.Trộn hỗn hợp:
Pha trộn các thực
phẩm đã được làm
chín bằng các
phương pháp khác
kết hợp với các gia
vị tạo thành món
ăn có giá trị dinh
dưỡng cao, được
nhiều người ưa
Trường THCS Phan Thúc Duyện – Năm học 2009-2010
67

×