Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Ứng dụng mã qr đọc nội dung tài liệu toàn văn trên thiết bị di động tại thư viện thành phố cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.24 MB, 105 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------

NGUYỄN THỊ TUYẾT MẢNH

ỨNG DỤNG MÃ QR ĐỌC NỘI DUNG TÀI LIỆU TOÀN VĂN TRÊN
THIẾT BỊ DI ĐỘNG TẠI THƯ VIỆN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC THÔNG TIN - THƯ VIỆN

Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------

NGUYỄN THỊ TUYẾT MẢNH

ỨNG DỤNG MÃ QR ĐỌC NỘI DUNG TÀI LIỆU TOÀN VĂN TRÊN
THIẾT BỊ DI ĐỘNG TẠI THƯ VIỆN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Chuyên ngành: Khoa học Thông tin – Thư viện
Mã ngành: 60.32.02.03

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. TRẦN CÔNG HÙNG

Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2019



Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tơi, được
thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Trần Công Hùng. Các số liệu,
những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này là hồn tồn trung thực.
Tơi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về đề tài này của mình.

Học viên

Nguyễn Thị Tuyết Mảnh


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh, bên cạnh sự nỗ lực
cố gắng của bản thân cịn có sự hướng dẫn nhiệt tình của q Thầy Cơ, sự ủng hộ,
động viên của gia đình và bạn bè trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và thực
hiện luận văn thạc sĩ. Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến Thầy là PGS.TS.Trần
Cơng Hùng, người đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tơi hồn
thành luận văn này.
Xin chân thành bày tỏ lịng biết ơn đến tồn thể quý thầy cô trong khoa Thư
viện – Thông tin học và khoa Sau đại học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
Văn - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình truyền đạt những kiến
thức quý báu cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tơi trong suốt q trình
học tập nghiên cứu đến khi thực hiện đề tài luận văn.
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Thành
phố Cần Thơ, Thư viện Thành phố Cần Thơ đã không ngừng hỗ trợ và tạo mọi điều
kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu, thực hiện luận văn.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, các anh chị và các bạn đồng
nghiệp đã hỗ trợ cho tơi rất nhiều trong suốt q trình học tập, nghiên cứu và thực
hiện đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh.


Cần Thơ, tháng 10 năm 2019
Học viên

Nguyễn Thị Tuyết Mảnh


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

CCVC - NLĐ

Công chức Viên chức - Người lao động

CNTT

Công nghệ thông tin

CSDL

Cơ sở dữ liệu

CTBD-XDPT

Công tác bạn đọc – Xây dựng phong trào

ĐHQG

Đại học Quốc gia

LAN


Local Area Network
Mạng máy tính cục bộ

MARC

MachineReadable Cataloging
Định dạng kỹ thuật số

PC

Personal Computer
Máy tính cá nhân

PDF

Portable Document Format
Định dạng tài liệu lưu động

QR

Quick response
Mã phản hồi nhanh

TT –TH

Thông tin – Tin học

TT-TV


Thông tin – Thư viện


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

STT
Hình 1.1

Tên các hình vẽ
Mã QR được ứng dụng trong hoạt động thương mại

Trang
13

Hình 1.2

Hình hiển thị mức độ dự phịng hư hại của mã QR

14

Hình 1.3

Cấu trúc một mã QR

15

Hình 1.4

Mơ đun trong ma trận


18

Hình 1.5

Mã QR được ứng dụng tại Thư viện Trung tâm ĐHQG TP.

22

Hồ Chí Minh
Hình 2.1

Màn hình nhập dữ liệu bài trích báo - tạp chí

41

Hình 2.2

Màn hình hiển thị biểu ghi CSDL bài trích báo – tạp chí

42

Hình 2.3

Biểu ghi bài trích hiển thị trên hệ thống tra cứu tài liệu

43

Hình 2.4

Download miễn phí trên Internet phần mềm tạo mã QR


43

Hình 2.5

Hướng dẫn cài đặt phần mềm tạo mã QR

44

Hình 2.6

Phần mềm tạo mã QR

44

Hình 2.7

Biểu ghi bài trích cần tạo mã QR

45

Hình 2.8

Copy và dán đường link bài trích

45

Hình 2.9

Mã QR của một biểu ghi bài trích


46

Hình 2.10

Biểu ghi bài trích cần gắn mã QR vừa được tạo lập

47

Hình 2.11

Gắn mã QR vào biểu ghi bài trích

47

Hình 2.12

Các biểu ghi thư mục đã được gắn mã QR

48

Hình 2.13

Chuyển các biểu ghi thư mục gán mã QR sang file Word

49

Hình 2.14

Bìa Thư mục Bài trích báo – tạp chí có gắn mã QR


50

Hình 2.15

Sử dụng chức năng Quét mã QR của ứng dụng Zalo trên
điện thoại di động

51

Hình 2.16

Di chuyển camera điện thoại đến biểu ghi muốn đọc

52

Hình 2.17

Đưa camera điện thoại sát mã QR của biểu ghi để quét

53


Hình 2.18

Hồn tất q trình qt mã QR

53

Hình 2.19


Trang thứ nhất bài báo hiển thị trên màn hình điện thoại

54

Hình 2.20

Trang thứ hai bài báo hiển thị trên màn hình điện thoại

55

Hình 2.21

Trang cuối bài báo hiển thị trên màn hình điện thoại

56

Hình 2.22

Màn hình phần mềm “BarcodeViet” dùng quét mã QR

57

Hình 3.1

Biểu ghi chứa thơng tin tài liệu đang được xử lý

61

Hình 3.2


Biểu ghi thư mục

62

Hình 3.3

Nội dung tài liệu tồn văn

62

Hình 3.4

Gắn file tồn văn vào biểu ghi tài liệu

63

Hình 3.5

Biểu ghi thư mục chứa tập tin đính kèm

64

Hình 3.6

Tạo mã QR

64

Hình 3.7


Tạo mã QR

65

Hình 3.8

Tạo mã QR

65

Hình 3.9

Tạo mã QR

66

Hình 3.10

Lấy mã QR

66

Hình 3.11

Lấy mã QR

67

Hình 3.12


Lấy mã QR

67

Hình 3.13

Lấy mã QR

68

Hình 3.14

Nạp mã QR

68

Hình 3.15

Nạp mã QR

69

Hình 3.16

In thư mục

69

Hình 3.17


In thư mục

70


DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

Tên các bảng, biểu đồ

STT

Trang
12

Bảng 1.1

Khả năng lưu trữ dữ liệu của mã QR

Sơ đồ 1.1

Cơ cấu tổ chức Thư viện thành phố Cần Thơ

26

Bảng 1.2

Thống kê đặc điểm của nhân viên Thư viện.

27


Biểu đồ 1.1 Mục đích sử dụng thiết bị di động của người dùng

31

Biểu đồ 1.2

32

Thống kê việc sử dụng smart phone để đọc tài liệu điện
tử

Biểu đồ 1.3 Những nội dung tài liệu người dùng tin thường xuyên

32

Biểu đồ 1.4

33

đọc trên smartphone

Thực trạng người dùng tin sử dụng smart phone truy cập
tài liệu điện tử trong Thư viện

Biểu đồ 1.5 Mức độ hài lòng của người dùng tin khi sử dụng tài liệu

34

toàn văn trong Thư viện.


Biểu đồ 1.6 Mức độ phổ biến mã QR đến với người dùng tin

35

Biểu đồ 1.7 Hình thức tra cứu tài liệu điện tử của người tin

35

Biểu đồ 1.8 Nhu cầu của người dùng về việc đọc tài liệu toàn văn

36

trong Thư viện bằng smartphone

Sơ đồ 3.1

Sơ đồ hướng dẫn quy trình thiết lập mã QR vào CSDL
toàn văn

60


1

MỤC LỤC

Trang

PHẦN MỞ ĐẦU ……………………………………………………………….. 5

1. Tính cấp thiết của đề tài ……………………………………………............5
2. Lịch sử nghiên cứu …………………………………..………………....6
3. Mục đích nghiên cứu…………………………………...…………………8
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ………………………………..……………….…..8
5. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ……………………………….9
6. Phương pháp nghiên cứu …………………………….........……………..….9
7. Nội dung của đề tài và các vấn đề cần giải quyết………..…….………..….9
8. Ý nghĩ khoa học và ý nghĩa thực tiễn ……………………………,……....10
9. Bố cục luận văn ……………………………….……………………....10
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ỨNG DỤNG MÃ
QR ĐỌC TÀI LIỆU TOÀN VĂN TRONG THƯ VIỆN THÀNH PHỐ CẦN
THƠ
1.1.Tổng quan về mã QR……………………………….…...……………....12
1.1.1. Khái quát về mã QR……………………………….……..………...12
1.1.2. Đặc điểm của mã QR........................................................................13
1.1.3. cấu trúc của mã QR………………………………….……………..14
1.1.4. Ưu điểm, nhược điểm của mã QR…………………………………15
1.1.5. Cách tạo mã QR……………………………………………………16
1.1.6. Các phần mềm, ứng dụng phổ biến để quét mã QR ………………19


2

1.1.6.1. Các phần mềm phổ biến để quét mã QR……………….……..……..19
1.1.6.2. Các ứng dụng quét mã QR …………………………..………..……….20
1.2. Xu hướng và khả năng ứng dụng mã QR trong hoạt động thư viện….20
1.3. Nhu cầu ứng dụng mã QR để đọc tài liệu toàn văn trên thiết bị di động
trong Thư viện thành phố cần Thơ…………………………………..….23
1.3.1 Giới thiệu Thư viện thành phố Cần Thơ ……………………………23
1.3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Thư viện………………………23

1.3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Thư viện……………………………..24
1.3.1.3. Về cơ cấu và tổ chức nhân sự…………………………...………26
1.3.1.4. Nguồn tài nguyên thơng tin………..............................................27
1.3.2. Sản phẩm dịch vụ thơng tin………………………...………………27
1.3.2.1. CSDL tồn văn bài trích báo –tạp chí…………………………..27
1.3.2.2. CSDL tồn văn kinh tế đồng bằng Sơng Cửu Long…………….28
1.3.2.3. CSDL tồn văn thơng tin Ngân hàng thế giới…………………..28
1.3.2.4. Các CSDL khác…………………………..………....…...…….29
1.3.2.5. Các dịch vụ thông tin trong Thư viện…………………..………29
1.3.3. Người dùng tin………………………………………...……………29
1.3.4. Thực trạng việc sử dụng thiết bị di động vào việc đọc tài liệu tồn
văn……………………………………………………………………………....30
1.3.4.1. Mục đích sử dụng thiết bị di động của người dùng tin…………….31
1.3.4.2. Những nội dung tài liệu người dùng tin thường xuyên đọc trên thiết
bị di động……………………………………..……………………………….…31
1.3.4.3. Thói quen sử dụng thiết bị di động để đọc tài liệu điện tử trong
Thư viện……………………………………………………………...……….32


3

1.3.4.4. Nhu cầu sử dụng mã QR để đọc tài liệu toàn văn của người dùng
tin……………………………………………………………………………………….…34
1.3.5. Khả năng ứng dụng mã QR đọc tài liệu toàn văn trong Thư viện
TPCT………………………………………………………………………….…36
1.3.5.1. Mục đích…………………………………………………………..……36
1.3.5.2. Nhân lực……………………………………………………….……….36
1.3.5.3. Trang thiết bị & phần mềm.……………………….………...………37
CHƯƠNG 2. QUY TRÌNH THIẾT LẬP MÃ QR TRONG CÁC CSDL TOÀN
VĂN TRONG THƯ VIỆN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

2.1. Lập danh mục bài báo – tạp chí…………………………………….…40
2.2. Nhập dữ liệu bài báo – tạp chí……………………………………...…40
2.3. Số hóa bài báo – tạp chí ……………………………………..………....42
2.4. Tạo lập mã QR cho từng bài báo – tạp chí …………………………...43
2.4.1. Tải phần mềm tạo mã QR về máy tính và cài đặt…………….….…. 43
2.4.2. Tạo lập mã QR cho từng biểu ghi bài trích………………………..... 45
2.4.3. Gắn mã QR vào từng biểu ghi bài trích ……………….……………46
2.5. Chuyển đổi dữ liệu biểu ghi thành file word…………………….…….48
2.6. In thư mục…………………………………………………….................49
2.7. Sử dụng chức năng quét mã QR trên điện thoại thơng minh đọc nội
dung bài báo – tạp chí .………..…………….…………………........................50
2.7.1. Trường hợp điện thoại đã được cài đặt sẵn ứng dụng ZALO….…….51
2.7.2. Trường hợp điện thoại chưa được cài đặt sẵn ứng dụng quét mã QR...57
CHƯƠNG 3. THỬ NGHIỆM VIỆC ỨNG DỤNG MÃ QR ĐỂ ĐỌC TÀI
LIỆU TOÀN VĂN TRÊN THIẾT BỊ DI ĐỘNG
3.1.Xây dựng quy trình ……………………………………………………59


4

3.1.1. Mục đích………………………………………………………….59
3.1.2. Quy trình hướng dẫn tạo mã QR…………………………….........59
3.1.3. Quy trình thực hiện………………………………………...……..61
3.1.4. Ý kiến đánh giá……………………………………………..…….70
3.1.4.1. Từ người dùng tin…………….…………………………………...70
3.1.4.2. Từ lãnh đạo Thư viện…………………………………………..…71
3.2. Kết quả thử nghiệm…………………………………..……….……..72
3.3. Giải pháp hoàn thiện ………………………………..………………72
3.4. Đề xuất……………………………………………...……………..….74
3.4.1. Đối với Bộ Văn hóa , Thể thao và Du lịch ………………………74

3.4.2. Đối với Thư viện thành phố Cần Thơ…………………………….74
KẾT LUẬN..........................................................................................................75
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................77
PHỤ LỤC.............................................................................................................80


5

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay sự phát triển của khoa học - công nghệ đặc biệt cuộc cách mạng
cơng nghiệp lần thứ 4 (cịn được gọi là cách mạng công nghiệp 4.0) đã tạo ra nhiều
cơ hội cho sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động thư viện, đồng thời đặt ra một yêu
cầu cấp thiết đối với các thư viện là cung cấp những sản phẩm, dịch vụ Thông tin
– Thư viện (viết tắt là TT-TV) với hiệu quả ngày càng cao hơn. Thông qua hệ
thống các sản phẩm, dịch vụ TT-TV có thể xác định được mức độ đóng góp của
các thư viện vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của một địa phương, một vùng
lãnh thổ, một quốc gia, giúp các thư viện khẳng định được vai trò, vị thế xã hội
của mình.
Những năm gần đây, dựa trên những thành tựu của công nghệ thông tin và
truyền thông đặc biệt cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các thư viện ở Việt Nam
đã tạo ra nhiều sản phẩm, dịch vụ TT-TV đa dạng, phù hợp nhu cầu, giúp người
sử dụng có điều kiện truy cập và khai thác nguồn thơng tin tài liệu ở mọi lúc, mọi
nơi một cách thuận tiện và nhanh chóng.
Để tận dụng tốt các cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một nhiệm
vụ quan trọng đặt ra đối với các các thư viện nước ta là tăng cường ứng dụng công
nghệ thông tin, đẩy mạnh việc xây dựng các thư viện điện tử/ thư viện số, số hóa
tài liệu, đồng thời tổ chức và cung cấp các dịch vụ hữu ích và thân thiện, đặc biệt
là các dịch vụ trực tuyến nhằm đáp ứng nhu cầu đọc của người đọc.
Nhận thức sâu sắc về nhiệm vụ đặt ra, năm 2017, Thư viện thành phố Cần

Thơ đã đề ra nhiệm vụ đột phá trong công tác chuyên môn của đơn vị là: “Tạo lập
và phát triển các sản phẩm và dịch vụ TT-TV trên cơ sở ứng dụng công nghệ
thông tin, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Cần Thơ”.
Hiện nay, tài liệu in truyền thống vẫn đang chiếm tỷ lệ chủ đạo trong thành
phần vốn tài liệu của Thư viện thành phố Cần Thơ (viết tắt là Thư viện TPCT),
đây là nguồn nguyên liệu cơ bản ban đầu để Thư viện thực hiện các sản phẩm TT


6

- TV phục vụ người đọc. Thực hiện mục tiêu đổi mới, cải tiến các sản phẩm và
dịch vụ TT-TV, đáp ứng nhu cầu của người đọc, từ năm 2014, Thư viện TPCT tiến
hành tạo lập cơ sở dữ liệu (viết tắt là CSDL) tồn văn từ việc số hóa các tài liệu
quý, hiếm, các tài liệu có giá trị về mặt thơng tin có trong thư viện để thuận tiện
hơn trong phục vụ và lưu trữ. Đối tượng tài liệu trong CSDL này là các bài báo,
tạp chí được chọn lọc từ hơn 220 loại báo, tạp chí, 600 tên luận án – luận văn, hơn
500 tên tài liệu địa chí, hàng chục ngàn số liệu kinh tế đồng bằng Sông Cửu Long
đang được Thư viện TPCT cập nhật và phục vụ bạn đọc. Đó là các tài liệu có tính
chất địa phương, tài liệu thống kê, phân tích, nghiên cứu, đánh giá, tổng hợp, dự
báo, định hướng về các lĩnh vực, v.v. Các tài liệu này là nguồn tin rất cần thiết đặc
biệt đối với hoạt động nghiên cứu khoa học. Thông qua Website của Thư viện
TPCT, bạn đọc truy cập vào các CSDL và có thể đọc online tồn văn nội dung.
Đến nay CSDL này đã có hơn 11.000 biểu ghi báo - tạp chí, gần 500 biểu ghi tài
liệu địa chí, hơn 600 biểu ghi luận án – luận văn các chuyên ngành, gần 750 tài
liệu khiếm thị, 20.000 biểu ghi CSDL kinh tế đồng bằng sông Cửu Long, và nhiều
CSDL khác Thư viện đang cập nhật.
Nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá sản phẩm TT-TV và cải tiến,
đổi mới phương thức cung cấp tài liệu trên cơ sở ứng dụng những công nghệ mới
của công nghệ thông tin (viết tắt là CNTT) và truyền thơng, góp phần nâng cao
hiệu quả cơng tác phục vụ bạn đọc của Thư viện TPCT, luận văn “Ứng dụng mã

QR đọc nội dung tài liệu toàn văn trên thiết bị di động tại Thư viện Thành
phố Cần Thơ” được thực hiện.
2. Lịch sử nghiên cứu:
- Trên thế giới: Cơng nghệ kỹ thuật số hóa đã hình thành vào cuối thế kỷ XX
và phát triển ngày càng nhanh ở thế kỷ XXI. Nhiều Thư viện trên thế giới đã có
những nghiên cứu về kỹ thuật số hóa nói chung và ứng dụng mã QR vào các hoạt
động trong thư viện nói riêng để nâng cao chất lượng sản phẩm – dịch vụ. Trong
đó có một số bài viết như: bài “Quick Response codes and libraries” của Walsh,
A. (2009); cách tạo lập mã QR trong thư viện như bài “Qrcodes and academic


7

libraries Reaching mobile users” của Ashford, R. (2010); hay bài “International
journal of engineering science & research technology QR code in library practice
some examples” của Mishra , Ajay Shanker,Umre, Sachin Kumar &Gupta, Pavan
Kumar (2017); bài “QR codes in library - does anyone use them?” của Jelic, Ivan
and Vrkic, Dina (2013). Một số bài báo khoa học khác đề cập đến cách tạo lập mã
QR vào Thư viện cụ thể như Thư viện các trường đại học, như bài“Quick Response
(QR) Codes in Libraries: Case study on the use of QR codes in the Central Library,
NITK” củaShettar, Iranna M. (2016). Một số khác viết về việc triển khai mã QR
vào hoạt động cụ thể của thư viện nhằm cải thiện sản phẩm như bài “The
implementation of embedded quick response codes into library resources to
improve service delivery” của nhóm tác giả trong hiệp hội thư viện Y khoa Hoa
Kỳ (2012). Nghiên cứu về công nghệ di động, có một số tài liệu và bài báo nghiên
cứu về mã QR và cách tiếp cận người dùng di động và phân tích sự cần thiết ứng
dụng công nghệ di động vào hoạt động thư viện như bài “QR codes and academic
libraries: Reaching mobile users” của Ashford, R. (2010); Một số bài báo khoa học
nghiên cứu người dùng thiết bị di động để quét mã QR trong thư viện như bài
“Reaching mobile users with QR codes” của Hampton, D. (2010); QR codes in the

library của Massis, Bruce E. (2011).
- Việt Nam: vì đây là đề tài khá mới nên hiện chưa có nhiều tài liệu nghiên
cứu chuyên sâu về việc ứng dụng mã QR vào việc đọc tài liệu trên thiết bị di động.
Điển hình có một số bài báo khoa học viết về vấn đề này như bài “Tìm hiểu về QR
code: báo cáo hết mơn của Nguyễn Hoàn Nam Dương (2017), bài viết “Nghiên
cứu QR code và ứng dụng” của Trần Đức, Nguyễn Trung Kiên, Trần Doãn Hào,
…( 2013).
Một số bài báo khoa học viết về việc tạo lập mã QR và ứng dụng mã QR vào
các hoạt động trong thư viện như bài“Mã QR code và dịch vụ thư viện đại học”
của tác giả Đào Thiện Quốc (2017); bài “Nghiên cứu mã QR (QR code) và ứng
dụng trong công tác quản lý thông tin sinh viên tại trường đại học Quảng Bình”
của Nguyễn Duy Linh, Trương Thanh Đồng (2017). Một số bài viết có nói đến vấn


8

đề tài liệu điện tử trong thư viện và việc ứng dụng công nghệ di động vào hoạt
động thư viện hiện nay như bài “Nguồn tài liệu trực tuyến: quá trình và xu hướng
phát triển trong các thư viện trên thế giới” của tác giả Nguyễn Lê Phương Hoài
(2015), hay bài “Khả năng ứng dụng công nghệ di động vào hoạt động thư viện
đại học ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Hồng Sinh, Hoàng Thị Hồng Nhung
(2013), bài “Chia sẻ một số ứng dụng công nghệ vào hoạt động thư viện” của tác
giả Hồng Ngọc Tuấn (2011).
Tài liệu cịn đề cập đến một số vấn đề về bản quyền và quyền tác giả được
tham khảo trong các bài viết như bài “Thực hiện quyền sở hữu trí tuệ và quyền tác
giả trong hoạt động thông tin - thư viện”của tác giả Bùi Loan Thùy, Bùi Thu Hằng
( 2011) hoặc bài “Hướng giải quyết vấn đề sao chép tài liệu trong thư viện để thực
thi quyền tác giả và quyền liên quan ở Việt Nam” của tác giả Bùi Loan Thùy
(2014).
3. Mục đích nghiên cứu

Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phục vụ người dùng tin tại Thư
viện Thành phố Cần Thơ, cụ thể là ứng dụng mã QR để hỗ trợ đọc tài liệu toàn văn
trên thiết bị di động.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu, tổng hợp những cơ sở lý luận và kinh ngiệm về việc ứng dụng
mã QR đọc tài liệu toàn văn trên thiết bị di động tại các Thư viện trên thế giới;
- Tiến hành khảo sát thực tế việc sử dụng tài liệu tồn văn của người dùng
tin.
- Tìm hiểu ngun tắc, phương pháp và các quy trình ứng dụng mã QR để hỗ
trợ đọc tài liệu toàn văn trên thiết bị di động;
- Xây dựng thử nghiệm quy trình tạo mã QR trong thư mục toàn văn để hỗ
trợ người dùng tin đọc tài liệu toàn văn trên thiết bị di động.


9

5. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu ứng dụng mã QR vào việc đọc tài liệu
trong Thư viện bằng thiết bị di động.
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài được bắt đầu thực hiện tại Thư viện TPCT từ
năm 2018 đến nay.
6. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu và triển khai đề tài, các phương pháp sau đã được
sử dụng:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: tham khảo các tài liệu ngoài nước
và trong nước liên quan đến vấn đề ứng dụng mã QR trong các Thư viện hiện nay,
đặc biệt là Thư viện công cộng.
- Phương pháp quan sát: trực triếp quan sát tại Thư viện nắm bắt các số
liệu, các thông tin cần thiết để từ đó có những nhận xét và đánh giá khách quan về
việc ứng dụng mã QR để đọc tài liệu toàn văn trong Thư viện, giúp hồn thành

luận văn của mình.
- Phương pháp phỏng vấn: sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp và
gián tiếp bằng bảng hỏi cho người dùng tin nhiều thành phần như giáo viên, học
sinh, sinh viên, người nghiên cứu, lao động phổ thông, người làm trong các cơ
quan Nhà nước, ...để tiếp thu ý kiến phản hồi về việc đọc tài liệu toàn văn trên thiết
bị di động.
- Phương pháp thử nghiệm: Xây dựng thử nghiệm quy trình ứng dụng mã
QR vào các thư mục tồn văn, cụ thể ở đây là thư mục toàn văn bài trích báo – tạp
chí.
7. Nội dung của đề tài và các vấn đề cần giải quyết
- Tổng quan các CSDL tồn văn đã được số hóa trong Thư viện TPCT.


10

- Quy trình tạo lập các CSDL tồn văn đã được số hóa trong Thư viện TPCT
và gắn mã QR vào các CSDL thư mục.
- Thực nghiệm quy trình đọc tài liệu trên thiết bị di động sau khi tài liệu đã
được gắn mã QR.
- Tiếp thu ý kiến phản hồi và đề xuất những phương hướng, giải pháp để hồn
thiện quy trình.
8. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học: Luận văn khẳng định vai trò, giá trị của mã QR trong
hoạt động TT-TV.
- Ý nghĩa thực tiễn:
+ Kết quả nghiên cứu có thể giúp Thư viện thành phố Cần Thơ phát triển sản
phẩm – dịch vụ Thư viện và nâng cao hiệu quả phục vụ người dùng tin.
+ Có thể sử dụng kết quả nghiên cứu làm tài liệu nghiên cứu cho sinh viên,
học viên cao học và những người nghiên cứu về ứng dụng mã QR trong hoạt động
thư viện.

9. Bố cục luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham
khảo, phụ lục, luận văn đượcchia làm 03 chương:
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯ MỤC TOÀN VĂN VÀ MÃ QR
Chương này trình bày Tổng quan về mã QR. Mục đích ứng dụng mã QR trong
thư viện, Xu hướng ứng dụng mã QR trong hoạt động thư viện,giới thiệu
sơ lược về thư viện thành phố Cần Thơ, nhu cầu ứng dụng mã QR để đọc tài liệu
toàn văn trên thiết bị di động trong Thư viện thành phố cần Thơ, khả năng ứng
dụng mã QR đọc tài liệu toàn văn trong TVCT,đặc điểm của người dùng tin tại
Thư viện Thành phố Cần Thơ.
CHƯƠNG 2. QUY TRÌNH THIẾT LẬP MÃ QR TRONG CÁC CSDL TOÀN
VĂN TRONG THƯ VIỆN THÀNH PHỐ CẦN THƠ


11

Bước 1: Lập danh mục
Bước 2: Nhập thông tin dữ liệu
Bước 3: Số hóa tài liệu
Bước 4: Tạo lập mã QR cho từng tài liệu
Bước 5: Chuyển đổi dữ liệu biểu ghi thành file word
Bước 6: In thư mục
Bước 7: Sử dụng chức năng quét mã QR trong zalo trên điện thoại đọc nội
dung bài báo – tạp chí
CHƯƠNG 3. THỬ NGHIỆM VIỆC ỨNG DỤNG MÃ QR ĐỂ QUÉT
VÀ ĐỌC TÀI LIỆU TỒN VĂN TRÊN THIẾT BỊ DI ĐỘNG
Trình bày mục đích, quy trình hướng dẫn tạo mã QR, quy trình thực hiện, ý
kiến đánh giá, kết quả thử nghiệm, giải pháp hoàn thiện, kèm với những ý kiến đề
xuấtđối với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và đối với Thư viện thành phố Cần
Thơ.



12

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ỨNG DỤNG MÃ QR ĐỌC
TÀI LIỆU TOÀN VĂN TRONG THƯ VIỆN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

1.1.Tổng quan về mã QR
1.1.1. Khái quát về mã QR
Mã QR được phát triển bởi công ty Denso Wave (Nhật Bản) vào năm 1994.
QR là từ viết tắt của Quick Response (tạm dịch "Mã phản hồi nhanh"). Đây là một
ma trận mã vạch có thể được đọc bởi máy đọc mã vạch hay điện thoại thông minh
(smartphone) có chức năng chụp ảnh với ứng dụng chuyên biệt để quét mã vạch.
Mã QR chứa thông tin theo cả hướng dọc và ngang, trong khi mã vạch (barcode)
chỉ chứa thông tin theo chiều dọc. Đồng thời mã QR cịn có thể chứa khối lượng
thơng tin hoặc dữ liệu lớn hơn rất nhiều so với mã vạch (dung lượng lưu trữ dữ
liệu của mã QR tối đa 7.089 ký tự số và tối đa 4.296 ký tự chữ số) (Walsh, Andrew,
2009; Đào Thiện Quốc, 2017).
Số đơn thuần

Tối đa 7.089 ký tự

Số và chữ cái

Tối đa 4.296 ký tự

Số nhị phân (8 bit)

Tối đa 2.953 bit

Kanji/Kana (Ký hiệu âm tiết được sử dụng trong tiếng Nhật)


Tối đa 1.817 ký tự

Bảng 1.1: Khả năng lưu trữ dữ liệu của mã QR. Nguồn: Nguyễn Duy Linh, Trương
Thanh Đồng (2017).
Mã QR ban đầu được phục vụ cho công việc sản xuất ô tô. Sau đó, khi các
ứng dụng sử dụng mã QR trên điện thoại thơng minh xuất hiện thì mã QR dần được
sử dụng rộng rãi hơn ở nhiều lĩnh vực. Mã QR thường được sử dụng rất nhiều trên
các biển quảng cáo, biển hiệu, poster quảng cáo hay phổ biến nhất là trên bao bì,
bao gói sản phẩm để tiện cho việc quản lý và vận chuyển hàng hóa, chống hiện
tượng hàng giả, hàng nhái, sử dụng làm tem truy xuất nguồn gốc hàng hóa, tên


13

doanh nghiệp sản xuất, giá cả và các thông tin liên quan khác (Jelić, Ivan, Vrkić,
Dina, 2013).
Hiện nay các thiết bị di động cầm tay thơng minh có camera đều được tích
hợp ứng dụng qt mã QR, iOS có RedLaser, Android có Barcode Generator, QR
Roid (riêng iOS 11 có thể quét mã vạch bằng chính camera của máy). Người dùng
chỉ cần chỉnh máy sao cho mã QR nằm gọn trong khung hình, đợi ứng dụng qt
mã và tồn bộ thơng tin được mã hóa sẽ hiển thị (“Các loại cơ sở dữ liệu”, n.d.).

Hình 1.1: Mã QR được ứng dụng trong hoạt động thương mại. Nguồn:
Internet.
1.1.2. Đặc điểm của mã QR
- Đọc được tất cả hướng (360 °) để xác định được vị trí mã QR một cách nhanh
nhất.
- Khả năng dự phịng và sửa lỗi của QR Code. Có đến bốn mức độ khôi phục
lỗi trong một mã QR, khi nó được tạo ra (Trần Đức, Nguyễn Trung Kiên,


Trần Doãn Hào, …( 2013):


14

+ Cấp độ L: cho phép hình ảnh mã hư hại 7%.
+ Cấp độ M: cho phép hình ảnh mã hư hại 15%.
+ Cấp độ Q: cho phép hình ảnh mã hư hại 25%.
+ Cấp độ H: cho phép hình ảnh mã hư hại 30%.
Để biết mã QR đang có cấp độ dự phịng nào, bạn có thể nhìn vào góc trái của
hình ảnh.

Hình 1.2. Hình hiển thị mức độ dự phòng hư hại của mã QR. Nguồn:
Internet
1.1.3. Cấu trúc của mã QR
Mã QR gồm những module màu đen được xắp xếp ngẫu nhiên trong một ơ
vng có nền trắng. Sự tổ hợp những module này mã hóa cho bất kì dữ liệu trực
tuyến bao gồm: link dẫn đến trang web, hình ảnh, thơng tin, nội dung tài liệu, chi
tiết về sản phẩm, quảng cáo cho sản phẩm. Mã QR cũng là một dạng điển hình của
tem bảo hành điện tử (Đào Thiện Quốc , 2017).


15

Hình 1.3: Cấu trúc một mã QR. Nguồn: Internet.
Format định dạng cho mã QR với các phần thông tin quan trọng để dị tìm,
nhận dạng và giải mã QR. Ở đây có một phần thơng tin quan trọng (Nguyễn Duy
Linh, Trương Thanh Đồng (2017):
- Position detection patterns: giúp nhận diện vùng chứa mã QR.

- Format information &Version information: nhận diện phiên bản và định
dạng chuẩn để giải mã.
- Timing patterns: canh khung để tách các vùng dữ liệu và mã sửa lỗi.
- Alignment patterns: giúp căn chỉnh, hiệu chỉnh mã QR trong các trường hợp
bị xoay, biến dạng.
- Data and error correction codewords: chứa dữ liệu và các mã sửa lỗi.
1.1.4. Ưu điểm, nhược điểm của mã QR
* Ưu điểm
- Mã QR có nhiều tính năng ưu việt như: có khả năng mã hóa nhiều thơng
tin, giải mã nhanh, khả năng sửa lỗi cao (có thể đọc được mã bị mờ hoặc mất đi
một phần) và có thể mã hóa được ký tự Kanji và chữ tiếng Việt (Ajay Shanker
Mishra, Sachin Kumar Umre & Pavan Kumar Gupta ,2017).


16

- Dung lượng cao, lưu trữ nhiều dữ liệu hơn, cho phép lưu trữ nội dung thực
hoặc tham chiếu.
- Yêu cầu ít khơng gian hơn, lấy cùng một dữ liệu được lưu trữ trên một diện
tích bề mặt nhỏ hơn nhiều.
- Mã QR có thể được in ở bất kỳ máy in nào tương thích mã QR. Phần mềm
chạy trên hệ điều hành Windows có thể được dùng để tạo mã QR rồi in ở bất kỳ
máy in nào tương thích với PC dùng Windows.
- Bất cứ ai cũng có thể tạo mã QR để sử dụng cho riêng mình
- Mã QR hiện nay đã được tích hợp sẵn vào trong các phần mềm ứng dụng
trên điện thoại như ứng dụng mạng xã hội Zalo, phần mềm IOS hoặc trên
Google.
* Nhược điểm
- Chỉ đọc được khi có mạng
- Khó khăn với những người lần đầu sử dụng

- Chưa phổ biến rộng khắp, sản phẩm có gắn mã QR chưa phổ biến ở khu
vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
1.1.5. Cách tạo mã QR
- Bước 1: Data Analysis - Phân tích dữ liệu
Chuẩn QR có bốn chế độ mã hóa văn bản số: số, chữ số, nhị phân và chữ
Kanji. Mỗi chế độ mã hóa văn bản như một chuỗi nhị phân (0 và 1) nhưng lại sử
dụng một phương pháp khác nhau để chuyển đổi văn bản thành chuỗi nhị phân.
Và mỗi phương phương pháp mã hóa được tối ưu hóa đễ mã hóa dữ liệu với chuỗi
ngắn nhất có thể. Do đó, bước đầu tiên là thực hiện phân tích dữ liệu để xác định
xem tài liệu chua chúng ta có thể được mã hóa ở chế độ số, chữ số, nhị phân hay
chữ Kanji, sau đó chọn chế độ tối ưu cho văn bản.


17

- Bước 2: Data encoding – Mã hóa dữ liệu
Sau khi đã chọn chế độ mã hóa thích hợp cho văn bản của chúng ta, bước tiếp
theo là mã hóa văn bản. Kết quả bước này là một chuỗi các bit được chia thành các
chuỗi dữ liệu có chiều dài 8 bit.
Ví dụ: đoạn chữ Hello World được mã hóa với mã QR sẽ cho ra kết quả như
sau:
00100000 01011011 00001011 01111000 11010001 01110010 11011100
01001101 01000011 01000000 11101100 00010001 11101100 +
- Bước 3: Error Correction coding – Sửa lỗi mã hóa
Mã QR sử dụng bộ sửa lỗi Reed – Solomon. Điều này có nghĩa sau khi chúng
ta tạo ra một chuỗi nhị phân dữ liệu đại diện cho văn bản của mình, chúng ta phải
sử dụng các chuỗi này để tạo mã số hiệu chỉnh lỗi bằng cách sử dụng một quá trình
gọi là Red – Solomon Error Correction.
Máy quét mã QR đọc cả mã số dữ liệu và từ mã hóa sửa lỗi. Bằng cách so
sánh cả hai, máy quét có thể xác định xem nó đọc dữ liệu chính xác hay khơng, và

nó có thể sửa lỗi nếu đọc dữ liệu khơng chính xác.
- Bước 4: Structure Final Message – Cấu trúc thông tin được tạo sau cùng
Các dữ liệu mã hóa và sửa lỗi được tạo ra trong các bước dưới đây phải được
sắp xếp theo thứ tự thích hợp. Đối với mã QR lớn, dữ liệu và mã hiệu chỉnh lỗi
được tạo ra trong các khối, và các khối này phải được xen kẽ theo các đặc điểm kỹ
thuật của mã QR.
- Bước 5: Module placement in Matrix – Mô đun trong ma trận
Sau khi tạo mã dữ liệu và mã hiệu chỉnh lỗi và sắp xếp chúng theo đúng thứ
tự, chúng ta đặt các bit vào trong ma trận mã QR, các từ mã được sắp xếp trong
ma trận một cách cụ thể. Trong bước này, chúng ta cũng sẽ đặt các mơ hình
(patterns) cho tất cả các mã QR, chẳng hạn như các box ở ba góc.


×