Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Tiểu luận lý thuyết tài chính tiền tệ tóm lược lý thuyết về mối quan hệ giữa lạm phát và bội chi ngân sách nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (636.19 KB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH


MƠN HỌC
LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH – TIỀN TỆ

ĐỀ TÀI SỐ 03:

TĨM LƯỢC LÝ THUYẾT
VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ
BỘI CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

TP. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

MƠN HỌC
LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH – TIỀN TỆ

ĐỀ TÀI SỐ 03:

TĨM LƯỢC LÝ THUYẾT VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA
LẠM PHÁT VÀ BỘI CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

GVBM:
LỚP:
NHĨM:
Thành viên Nhóm 05

Thầy Trương Minh Tuấn


Kiểm toán VB2K15
05
Số thứ tự
thành viên

Nguyễn Mai Hùng

24

Huỳnh Thị Ngọc Hương

28

Hoàng Xuân Nhất

53

Bùi Thị Tuyết

81

Nguyễn Thị Hải Yến

85

Chữ ký

TP. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2012



Tóm lược lý thuyết về mối quan hệ giữa lạm phát và bội chi NSNN

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU....................................................................................................... 2
NỘI DUNG ĐỀ TÀI ............................................................................................. 3
A. CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH VÀ BỘI CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ............ 3
1. Khái niệm Cân đối Ngân sách nhà nước (NSNN) ........................................ 3
2. Các nguyên nhân gây bội chi ngân sách nhà nước ....................................... 4
B. KHÁI NIỆM VÀ BẢN CHẤT CỦA LẠM PHÁT .......................................... 4
C. CÁC HỌC THUYẾT VỀ CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ................. 6
1.

Học thuyết cổ điển về cân bằng ngân sách nhà nước ............................... 6

2.

Các học thuyết hiện đại về cân đối ngân sách nhà nước ......................... 7

D. BỘI CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI LẠM
PHÁT..................................................................................................................... 9
E. KẾT LUẬN ..................................................................................................... 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 15

Nhóm 05

1


Tóm lược lý thuyết về mối quan hệ giữa lạm phát và bội chi NSNN


LỜI NÓI ĐẦU
Lạm phát đã từ lâu đã là vấn đề nan giải, nhức nhối, không chỉ với nền
kinh tế Việt Nam mà còn đối với hầu hết các nền kinh tế của các quốc gia khác
trên thế giới, nhất là trong bối cảnh suy thoái hiện nay của kinh tế thế giới. Tình
trạng giá cả leo thang, tăng vọt, kéo theo sự biến động của tỷ giá, lãi suất…
không chỉ tạo nên sự mất ổn định, mất kiểm sốt của nền kinh tế, mà cịn gây rất
nhiều khó khăn cho đời sống nhân dân, cho an sinh xã hội. Vậy vấn đề đặt ra
hiện nay là làm thế nào để kiểm soát được lạm phát, đưa tỷ lệ lạm phát xuống
thấp ở mức có thể chấp nhận được. Để giải quyết vấn đề này, chúng ta phải tìm
hiểu căn cơ, nguồn gốc và mối tương quan giữa lạm phát và các yếu tố khác,
trong đó không thể không kể đến mối quan hệ của lạm phát và bội chi ngân
sách..
Với vốn kiến thức có hạn, đồng thời với sự giới hạn của đề tài, trong bài
tiểu luận này, chúng tơi chỉ xin được trình bày một số khái niệm cơ bản, quan hệ
giữa lạm phát và bội chi ngân sách cùng với một số học thuyết, ý kiến của các
tác giả nói về mối quan hệ ấy. Đồng thời, chúng tơi cũng xin được góp vài lời
nhận xét, đánh giá về các ý kiến ấy trên cơ sở những hiểu biết thực tế và vốn
kiến thức thu nhặt được qua môn học Lý thuyết tài chính tiền tệ !

Nhóm 05

2


Tóm lược lý thuyết về mối quan hệ giữa lạm phát và bội chi NSNN

NỘI DUNG ĐỀ TÀI
Trước khi đi vào phân tích mối quan hệ giữa bội chi NSNN với tình hình
lạm phát ở nước ta, chúng tơi muốn tóm lược lại khái niệm và bản chất của
NSNN, bội chi NSNN và lạm phát để tiện luận giải trong phần sau.

A. CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH VÀ BỘI CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1. Khái niệm Cân đối Ngân sách nhà nước (NSNN)
Cân đối NSNN là cơng cụ của chính sách tài khóa, cân đối NSNN khơng
phải chỉ là để thu - chi cân đối hoặc chỉ là cân đối đơn thuần về mặt lượng. Cân
đối NSNN nhằm thực hiện các mục tiêu chiến lược kinh tế – xã hội của nhà
nước, thể hiện mối quan hệ so sánh, xu thế phát triển, thay đổi cơ cấu, mức độ
tăng trưởng, tiết kiệm, tiêu dùng và hiệu quả vĩ mô, đánh giá và khai thác nguồn
thu một cách hợp lý; phân bổ và sử dụng nguồn lực hiệu quả; phần thiếu hụt sẽ
bù đắp bằng vay nợ được đặt trong một chiến lược quản lý nợ công tối ưu.
Về nội dung, cân đối NSNN bao gồm cân đối giữa tổng thu và tổng chi,
cân đối giữa các khoản thu và các khoản chi NSNN, cân đối về phân bổ chuyển
giao nguồn lực giữa các cấp trong hệ thống NSNN, đồng thời phải kiểm sốt
được tình trạng NSNN để qua đó thực hiện được các mục tiêu phát triển kinh tế
– xã hội ở tầm vĩ mô và trong từng lĩnh vực, địa bàn.
Cân đối NSNN không chỉ bao gồm cân đối giữa tổng thu và tổng chi,cân
đối giữa các khoản thu và các khoản chi NSNN mà còn phải đảm bảo cân đối về
phân bổ chuyển giao nguồn lực giữa các cấp trong hệ thống NSNN, đồng thời
phải kiểm sốt được tình trạng NSNN.Cân đối NSNN là tương đối chứ không
tuyệt đối, luôn ở trạng thái vận động, cân bằng và không cân bằng chuyển hóa
lẫn nhau. Nói cách khác, bên cạnh xem xét theo từng tài khóa, việc xem xét cân
đối NSNN trong cả một chu kỳ là hết sức cần thiết; mặt khác, nếu mức bội chi ở
trong phạm vi kiểm sốt được và tình trạng đó đảm bảo cho NSNN thực hiện
được các vai trị vốn có của nó, thì bội chi trong trường hợp này là cần thiết, chủ
động.
Bội chi NSNN là tình trạng chi NSNN vượt quá thu NSNN trong một
năm, là hiện tượng NSNN không cân đối thể hiện trong sự so sánh giữa cung và
cầu về nguồn lực tài chính của nhà nước.
NSNN bội chi (thâm hụt): Trong trường hợp này, thu NSNN không đáp
ứng được nhu cầu chi. Nguyên nhân có thể là do nhà nước không sắp xếp được
nhu cầu chi cho phù hợp với khả năng; cơ cấu chi tiêu dùng và đầu tư khơng hợp

lý gây lãng phí; khơng có biện pháp thích hợp để khai thác đủ nguồn lực và ni
dưỡng nguồn thu; nhưng cũng có thể là do nền kinh tế suy thoái theo chu kỳ
hoặc ảnh hưởng bởi thiên tai hay chiến tranh, thu NSNN giảm sút tương đối so
với nhu cầu chi để phục hồi nền kinh tế.

Nhóm 05

3


Tóm lược lý thuyết về mối quan hệ giữa lạm phát và bội chi NSNN

2. Các nguyên nhân gây bội chi ngân sách nhà nước
Ngày nay bội chi NSNN đã trở thành hiện tượng phổ biến không chỉ đối
với những quốc gia đang phát triển mà còn đối với cả những quốc gia phát triển.
Thực tế này xuất phát từ những nguyên nhân sau:
 Các nguyên nhân khách quan
 Do kinh tế suy thối mang tính chu kỳ. Kinh tế suy thối thì sẽ làm cho
nguồn thu NSNN sút giảm, nhu cầu chi tiêu gia tăng (trợ cấp xã hội, những
khoản chi để phục hồi nền kinh tế), kết quả NSNN cũng có thể bị bội chi.
 Thiên tai, tình hình bất ổn của an ninh thế giới. Tình hình bất ổn của an ninh
thế giới và diễn biến phức tạp của thiên tai sẽ làm gia tăng nhu cầu chi cho
quốc phòng và an ninh trật tự xã hội, gia tăng nhu cầu chi NSNN để khắc
phục hậu quả của thiên tai.
 Giá hàng hóa trên thế giới (nhất là giá nhóm hàng năng lượng, phân bón,
Clinke, thuốc phịng chữa bệnh và phôi thép) tăng liên tục với tốc độ cao ảnh
hưởng đến mức bội chi NSNN trên giác độ: các hàng hóa tăng giá mạnh lại
là những vật tư đầu vào quan trọng mà chúng ta phải nhập khẩu với số lượng
lớn (xăng dầu: nhập khẩu 100% nhu cầu, phân u-rê và phôi thép: 70%,
nguyên liệu sản xuất thuốc phòng chữa bệnh: 90%...theo số liệu cục thống

kê1996), kết quả là chi phí sản xuất của các doanh nghiệp tăng, làm giảm
thu nhập chịu thuế của gần như tất cả các doanh nghiệp, nguồn thu NSNN từ
thuế thu nhập doanh nghiệp giảm. Để hỗ trợ ổn định giá trong nước, Nhà
nước vừa phải giảm thuế suất thuế nhập khẩu xăng dầu xuống 0%, đồng thời
phải bù lỗ cho các doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu. Chỉ xét riêng xăng
dầu, thì ảnh hưởng của biến động giá đến chi phí đầu vào của các ngành và
thu - chi NSNN cũng đã rất lớn.
 Các nguyên nhân chủ quan
 Do quản lý và điều hành NSNN bất hợp lý. Quản lý và điều hành NSNN bất
hợp lý được thể hiện qua việc đánh giá và khai thác nguồn thu chưa tốt; phân
bổ và sử dụng NSNN còn nhiều bất cập, gây thất thốt, lãng phí nguồn lực tài
chính nhà nước; phân cấp quản lý NSNN chưa khuyến khích địa phương nỗ
lực trong khai thác nguồn thu và phân bổ chi tiêu hiệu quả. Kết quả là thu
NSNN không đủ để trang trải nhu cầu chi tiêu.
 Do nhà nước chủ động sử dụng bội chi như một công cụ sắc bén của chính
sách tài khóa để kích cầu, khắc phục tình trạng suy thoái của nền kinh tế.
 Do cách đo lường bội chi.
 Tuy nhiên, theo số liệu thống kê và kinh nghiệm điều hành NSNN ở nhiều
quốc gia, mức bội chi NSNN không nên vượt quá 5%GDP.
B. KHÁI NIỆM VÀ BẢN CHẤT CỦA LẠM PHÁT
Lạm phát là một quá trình giá tăng liên tục, tức là mức giá chung tăng lên
hoặc là quá trình đồng tiền liên tục giảm giá. Nguyên nhân gây ra lạm phát có
nhiều, bao gồm:

Nhóm 05

4


Tóm lược lý thuyết về mối quan hệ giữa lạm phát và bội chi NSNN


Lạm phát là do sự mất cân đối về cơ cấu kinh tế, mâu thuẫn về phân phối
gây ra tăng giá. Cơ chế lan truyền đã tạo nên căng thẳng thêm các mâu thuẫn đó
và dẫn đến lạm phát tăng lên. Lạm phát là tất yếu của nền kinh tế khi muốn tăng
trưởng cao, nhưng lại tồn tại nhiều khiếm khuyết, hạn chế và yếu kém. Lạm phát
do mất cân đối cơ cấu kinh tế xuất hiện khi có quan hệ khơng bình thường trong
các cân đối lớn của nền kinh tế như công nghiệp – nông nghiệp, công nghiệp
nặng – công nghiệp nhẹ, sản xuất – dịch vụ, xuất khẩu – nhập khẩu, tích luỹtiêu dùng. Những thay đổi cơ bản trong cơ cấu kinh tế – xã hội do tăng trưởng
kinh tế thường dẫn đến giá tăng lên khi cơ cấu thị trường chưa được hồn chỉnh,
các nguồn vật lực có giới hạn, các quan hệ không được đặt trong một sự cân đối
hợp lý, năng lực sản xuất không được khai thác hết, trạng thái vừa thừa vừa
thiếu xuất hiện.
Lạm phát là do tiền tệ, giá tăng lên ít nhiều là do tăng cung tiền tệ quá
mức cầu của nền kinh tế. Với quan điểm này, lạm phát xuất hiện khi có một khối
lượng tiền bơm vào lưu thông lớn hơn khối lượng tiền cần thiết cho lưu thông
của thị trường. Điều này, được biểu hiện ở chỗ đồng tiền nội địa mất giá.
Lạm phát do cầu kéo hay là do sự mất cân đối giữa tổng cung và tổng cầu
hàng hoá và dịch vụ. Khi tổng cầu hàng hoá và dịch vụ có khả năng thanh tốn
lớn hơn tổng cung hàng hố và dịch vụ, đã đẩy giá tăng lên để thiết lập một sự
cân bằng mới trên thị trường, trong đó tổng cung bằng tổng cầu. Lạm phát phụ
thuộc vào độ co dãn của giá cung hàng hoá và dịch vụ. Cung hàng hố và dịch
vụ có thể tăng nhanh do tăng giá một chút nếu độ co dãn của giá là lớn. Một
mặt, nếu các cơ sở sản xuất đang hoạt động thấp hơn cơng suất hiện có và cịn
nhiều công suất sản xuất chưa được sử dụng, cung hàng hố sẽ tăng nhờ tác
động tăng cầu hàng hóa và có thể khơng gây ra lạm phát.
Lạm phát (chi phí đẩy) xảy ra khi có tác động của các yếu tố bên ngồi tác
động vào khơng gắn với tình hình tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế. Như
chúng ta đều biết, ở hầu hết các nước đang phát triển thường phải nhập một
lượng lớn nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất trong nước, nếu giá của những
loại nguyên vật liệu này trên thị trường thế giới tăng lên làm cho chi phí sản xuất

các sản phẩm sẽ tăng lên và để tồn tại, buộc các nhà sản xuất phải đưa giá bán
trên thị trường trong nước tăng lên theo.
Như vậy, với nguyên nhân gây ra lạm phát nêu trên, bội chi NSNN nằm
trong yếu tố cơ cấu và tiền tệ, đôi lúc cả trong yếu tố cầu kéo. Thực tế, một cơng
cụ chính sách trọng tâm trong việc thay đổi mức tổng cầu và cán cân ngoại
thương là việc giảm thâm hụt ngân sách. Chính sách ngân sách hạn chế giống
như là giảm mức giá với bất kỳ giá nào trong một cuộc suy thoái kinh tế trầm
trọng. Có hai dạng tác động của chính sách tài chính lên tổng cầu là tác động
trực tiếp do thay đổi chi tiêu chính phủ và tác động gián tiếp do thay đổi cán cân
tài chính trong chi tiêu khu vực tư nhân và/hoặc hàng nhập khẩu sẽ bị thay đổi
do tác động trực tiếp do giảm chi tiêu khu vực cơng cộng thơng qua việc thay
đổi loại hàng hố thương mại và phi thương mại.

Nhóm 05

5


Tóm lược lý thuyết về mối quan hệ giữa lạm phát và bội chi NSNN

Hơn nữa, ở các nước đang phát triển, chi tiêu khu vực tư nhân liên quan
mật thiết đến chi tiêu khu vực công cộng và thường xuyên có sự bổ sung hỗ trợ
mạnh mẽ trong sự hình thành vốn tư nhân và vốn nhà nước. Do vậy, chúng ta có
thể tập trung chú ý vào chi tiêu công cộng. Tổng cầu sẽ giảm, nếu giảm chi tiêu
công cộng. Kết quả là: một mặt, mức giá sẽ giảm; mặt khác, sản phẩm sẽ tăng
lên.
C. CÁC HỌC THUYẾT VỀ CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1. Học thuyết cổ điển về cân bằng ngân sách nhà nước
Theo quan điểm cổ điển, nhà nước chỉ nên thực hiện những hoạt động
như cảnh sát, tư pháp, đối ngoại và quốc phòng..;hoạt động kinh tế, nhà nước

không được can thiệp mà phải để cho qui luật thị trường, sự tự do cạnh tranh
và sáng kiến tư nhân chi phối. Để thu hẹp ảnh hưởng của NSNN người ta đã cắt
giảm tới mức tối thiểu các khoản chi của NSNN, không để cho chúng vượt quá
các khoản thu của NSNN. Trong bối cảnh đó, cân đối NSNN cần phải tơn trọng
triệt để ngun tắc “tổng thu thuế = chi NSNN” mỗi năm. Quan điểm này bao
gồm 2 nguyên tắc:
- Nhà nước chỉ được phép chi tiêu trong phạm vi số thu thuế và chỉ được
khai thác nguồn thu thuế để trang trải chi tiêu;
- Số thu thuế cũng không được lớn hơn số chi của NSNN.
Như vậy, theo quan điểm này NSNN phải cân bằng tuyệt đối, bội thu
hay bội chi NSNN, nếu có, đều biểu hiện sự lãng phí nguồn lực của nhân dân.
Bên cạnh đó, thuyết cổ điển về sự cân đối NSNN cũng cho rằng NSNN phải
cân bằng cả khi lập kế hoạch và trong quá trình thực hiện. Nếu NSNN chỉ cân
bằng khi lập kế hoạch, còn trong quá trình thực hiện lại khơng cân bằng được thì
khơng thể coi là cân bằng thực sự.
Chúng tôi nhận thấy lý thuyết ấy có rất nhiều hạn chế, và rõ ràng khơng
thể ứng dụng trong hồn cảnh hiện nay.
Thứ nhất, nguồn ngân sách nhà nước chưa được đánh giá đúng mức về
tầm quan trọng, chỉ đủ để thực hiện các công việc như thực hiện những hoạt
động như cảnh sát, tư pháp, đối ngoại và quốc phịng, hầu như khơng can thiệp
vào các hoạt động kinh tế. Do đó, nền kinh tế sẽ dễ bị lũng đoạn bởi các tập
đoàn, các ông chủ kinh doanh, dẫn đến sự không ổn định, mất cân đối về tầm vĩ
mô. Nhà nước chỉ là những “kẻ ăn bám” hay là tay sai của các thế lực nắm giữ
kinh tế quốc gia.
Thứ hai, NSNN cũng như các khía cạnh khác, khơng thể nào có được tình
trạng cân bằng tuyệt đối, nếu cứ vin vào luận điểm ấy, thì việc chi tiêu của chính
phủ, sử dụng NSNN sẽ bị gị bó, dồn ép, thiếu linh hoạt. Hon nữa, với điệu kiện
hiện thời, đơi khi tình trạng mất cân bằng NSNN lại có tính tích cực. Ví dụ bội
chi để gia tăng nhu cầu tiêu dùng hoặc đầu tư trực tiếp để kích thích và làm
tăng năng lực sản xuất kinh doanh, qua đó thúc đẩy kinh tế tăng trưởng mạnh

và bền vững. Lúc này bội chi có tác dụng đưa nền kinh tế vào một vịng xốy

Nhóm 05

6


Tóm lược lý thuyết về mối quan hệ giữa lạm phát và bội chi NSNN

tích cực của các hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo ra nhiều công ăn việc làm
mới, gia tăng quy mô GDP…
2. Các học thuyết hiện đại về cân đối ngân sách nhà nước
Bước sang thế kỷ 20, có nhiều sự kiện kinh tế – xã hội đáng ghi nhận
xẩy ra như chiến tranh thế giới lần thứ nhất, các cuộc khủng khoảng kinh tế chu
kỳ, lạm phát, thất nghiệp, đặc biệt là siêu lạm phát 1921-1923 ở Đức và khủng
khoảng kinh tế thế giới 1929-1933… Tất cả những sự kiện đó cho thấy rằng
nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh với cơ chế tự điều tiết khơng thể duy trì
được sự phát triển bền vững. Do vậy, cần phải có sự can thiệp của nhà nước.
NSNN lúc này trở thành công cụ để nhà nước can thiệp vào hoạt động kinh tế.
Trong bối cảnh đó, quan điểm cân đối NSNN cũng có nhiều thay đổi.
a) Thuyết ngân sách theo chu kỳ
Nền kinh tế trải qua một chuỗi dài các chu kỳ, mỗi chu kỳ gồm có 3 giai
đoạn phồn thịnh - khủng khoảng - suy thoái. Bởi vậy, thu – chi NSNN cũng có
tính chu kỳ.
Như vậy, theo quan điểm này, sự cân bằng của NSNN sẽ khơng duy trì
trong khn khổ một năm mà sẽ duy trì trong khn khổ của một chu kỳ kinh
tế. Nghĩa là, vẫn tôn trọng nguyên tắc cân đối giữa số thu và số chi của
NSNN, nhưng thực hiện sự cân bằng này trong một thời kỳ gồm nhiều tài khóa
liên tục ứng với từng chu kỳ phát triển kinh tế. Khi đó, tình trạng bội thu hay bội
chi NSNN trong từng tài khóa khơng hẳn là mất cân đối, chúng có thể bù trừ

cho nhau trong cả chu kỳ. Tuy nhiên, mức bội thu hay bội chi, đặc biệt là bội
chi, phải được khống chế trong một giới hạn nhất định mà chính phủ có thể
kiểm sốt được.
Như vậy, lý thuyết đã mang tính tích cực hơn so với lý thuyết cổ điển nêu
ở trên, với cái nhìn tổng hợp, bao quát hơn. Sự cân bằng NSNN khơng cịn gị
bó, ràng buộc theo từng năm, mà theo chu kỳ, do đó chi tiêu ngân sách Nhà
nước sẽ linh hoạt, hợp lý hơn. Đồng thời, lý thuyết đã đề cao được vai trò của
Nhà Nước cũng như NSNN trong việc điều tiết kinh tế theo từng chu kỳ khác
nhau.
b) Lý thuyết về ngân sách cố ý thiếu hụt
Lý thuyết này xuất phát từ quan điểm cho rằng kinh tế quyết định tài
chính. Vấn đề tài chính cơng nói chung và NSNN nói riêng phải được giải
quyết tùy theo tình trạng kinh tế và ảnh hưởng của NSNN vào tình trạng kinh
tế.
Như đã phân tích ở phần trên, muốn thực hiện nguyên tắc ngân sách cân
bằng tuyệt đối trong giai đoạn kinh tế suy thoái, nhà nước phải tiết kiệm chi
tiêu hoặc / và tăng thuế. Cả hai phương pháp trên đều kìm hãm sự phát triển
của nền kinh tế, và càng làm cho nền kinh tế khó thoát khỏi suy thoái hơn. Do
vậy, khi kinh tế suy thoái cần phải tránh sử dụng chúng và tránh bằng cách
cố ý hi sinh sự cân bằng của NSNN. Hơn thế nữa, phải sử dụng sự mất cân bằng
Nhóm 05

7


Tóm lược lý thuyết về mối quan hệ giữa lạm phát và bội chi NSNN

của ngân sách để góp phần đưa nền kinh tế thoát khỏi suy thoái trên cơ sở tăng
chi tiêu ngân sách hoặc/ và giảm thuế để kích cầu.
Với nội dung như trên của lý thuyết, chúng tơi nhận thấy có vài điểm phải

lưu tâm như sau:
Về mặt tiêu cực :việc cố ý tạo sự thiếu hụt NSNN có thể tác động tiêu
cực đến tình hình lưu thơng tiền tệ, lạm phát có thể gia tăng. Bởi vì, muốn có
tiền để tài trợ cho những chương trình, dự án trong giai đoạn kinh tế suy thối
thì nhà nước phải in thêm giấy bạc ngân hàng, cung tiền gia tăng sẽ làm cho
tình trạng lạm phát thêm trầm trọng.
Về tích cực: sự hy sinh việc cân bằng ngân sách Nhà Nước sẽ giúp phục
hồi kinh tế, tiếp theo sẽ đem lại nguồn thu để NSNN trở về tình trạng cân bằng
và đẩy lùi lạm phát. Việc thúc đẩy những hoạt động kinh tế đang đình trệ sẽ
làm nhẹ gánh nặng của NSNN đối với khoản chi trợ cấp thất nghiệp. Thêm nữa
chính sách cố ý tạo ra sự mất cân đối của NSNN xét cho cùng chỉ là một việc
làm trước hạn, căn cứ vào những việc chắc chắn sẽ xẩy ra trong tương lai. Nhờ
chính sách kích cầu hiệu quả, kinh tế sẽ dần dần hồi phục, và khi đó nhà nước
sẽ dần dần cắt giảm chi tiêu. Mặt khác, khi nền kinh tế bước sang giai đoạn
hưng thịnh, thuế sẽ đánh một cách lũy tiến. Kết quả là tránh được nạn lạm
phát và NSNN sẽ cân bằng.
c) Thuyết hạn chế tiêu dùng thi hành trong thời chiến
Lý thuyết này chỉ liên hệ một phần nào đó với vấn đề cân đối NSNN,
và nó đã từng được thực hiện lần đầu trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất và
áp dụng triệt để trong chiến tranh thế giới lần thứ hai. Lý thuyết hạn chế tiêu
dùng cho rằng, trong thời chiến để thỏa mãn những nhu cầu của chiến tranh
NSNN đã chi tiêu rất nhiều, trong khi đó khối lượng hàng hóa cung cấp trên thị
trường lại khan hiếm hơn thời bình. Lúc này nhà nước nên thực hiện chế độ hạn
chế công chúng chi tiêu và kiểm soát giá cả. Do sự hạn chế chi tiêu nên công
chúng không chi xài hết thu nhập khả dụng của họ, nguồn tài chính dư thừa
này sẵn sàng gia nhập thị trường. Lúc này, nhà nước có thể thu vào một phần
số tiền mà mình đã tung ra qua chi tiêu NSNN thông qua hai công cụ: thuế và
phát hành cơng trái.
Tóm lại, mỗi một lý thuyết xem xét cân đối NSNN ở một giác độ nhất
định và phù hợp với từng bối cảnh cụ thể. Do vậy, trong bối cảnh ngày nay,

quan điểm cổ điển trở nên hơi cứng nhắc. Duy trì ngân sách tiêu dùng như
quan điểm cổ điển là cần thiết, nhưng theo chúng tôi là chưa đủ trong điều
kiện nền kinh tế bước vào giai đoạn hiện đại. Một mặt, sự ra đời, tồn tại và
phát triển của nhà nước địi hỏi phải có một ngân sách đủ tiềm lực bảo đảm
hoạt động của bộ máy quản lý hành chính, duy trì và cải thiện cơ sở hạ tầng,
bảo đảm an ninh quốc phòng, đảm bảo công bằng và an ninh trật tự xã hội.
Nhưng mặt khác, nhà nước cần phải tổ chức điều hành chính sách kinh tế vĩ
mơ, can thiệp hợp lý và đúng cách vào nền kinh tế, khắc phục những khiếm
khuyết của cơ chế thị trường, đảm bảo cho nền kinh tế xã hội phát triển bền
Nhóm 05

8


Tóm lược lý thuyết về mối quan hệ giữa lạm phát và bội chi NSNN

vững. Chúng tôi cũng đồng ý với quan điểm hiện đại rằng, bội chi NSNN
trong một vài tài khóa là điều khơng thể tránh khỏi, và nó cũng chưa hẳn là do
tình trạng yếu kém của nền kinh tế hay do thiếu hiệu quả trong điều hành
NSNN của nhà nước. Tuy nhiên, dầu chấp nhận bội chi NSNN theo chu kỳ,
hay cố ý gây bội chi thì cũng là để tạo tiền đề nhằm đạt được sự cân bằng
NSNN trong dài hạn.
Đặc biệt, qua nghiên cứu các lý thuyết này chúng tôi nhận thấy rằng,
cân đối NSNN luôn được bắt đầu từ việc quyết định vai trị của nhà nước,
bởi vì các quyết định về vai trò của nhà nước sẽ tạo ra các nghĩa vụ chi trả của
nhà nước trong tương lai. Bởi thế, trong thời kỳ thực hiện cơ chế kế hoạch hóa
tập trung ở các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, do vận hành theo cơ chế
hành chính, bao cấp nên cân đối NSNN có các đặc điểm: (i) bị chi phối nặng
nề bởi các qui định hành chính, phi thị trường. Thu, chi NSNN được thực hiện
theo cơ chế giao - nộp, xin – cho đã làm thất thoát vốn, cạn kiệt nguồn lực của

nhà nước, gây phương hại cho tính ổn định kinh tế vĩ mơ. Điều đó có nghĩa là,
phân bổvà sử dụng nguồn lực tài chính kém hiệu quả, tùy tiện và vi phạm kỷ
luật tài khóa; (ii) cân đối NSNN mang tính hình thức, chủ yếu phục vụ cho cơ
chế bao cấp toàn bộ nhu cầu nền kinh tế quốc dân; (iii) sự bị động trong
thu, chi NSNN. Thật vậy, do nhu cầu bao cấp ngày càng gia tăng nên áp lực
tăng chi ngân sách rất lớn, nguồn thu thuế không đủ để đáp ứng trong khi thị
trường tài chính lại chưa phát triển, buộc nhà nước thường xuyên phải phát
hành tiền để bù đắp bội chi NSNN. Do vậy, cùng với thời gian hầu hết các
quốc gia đều chuyển đổi sang cơ chế kinh tế thị trường và hướng đến ứng
dụng một cách linh hoạt hơn các học thuyết cân đối NSNN hiện đại vào trong
hoạt động thực tiễn.
D. BỘI CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI
LẠM PHÁT
Như tiêu đề, trong phần này, chúng tôi chỉ xin nêu ra 1 số ý kiến của chuyên
gia đầu ngành về mối quan hệ giữa bội chi ngân sách nhà nước và lạm phát,
cũng như xin được góp ý, nhận xét tính khách quan của các ý kiến đó.Trong
phần này, chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích các ý kiến đó để trả lời các câu hỏi
sau :
 Giữa lạm phát và bội chi ngân sách có mối quan hệ như thế nào?
 Liệu bội chi ngân sách có là yếu tố quan trọng dẫn đến lạm phát?
 Thực tiễn về mối quan hệ giũa các yếu tố này ở Việt Nam?
Nói về quan hệ giữa bội chi và ngân sách nhà nước, PGS, TS Lê Quốc Lý,
Vụ trưởng Vụ Tài chính - Tiền tệ (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đã phát biểu: “Chính
những yếu kém trong ngân sách (thu NSNN không đủ chi và bù đắp thâm hụt
ngân sách không chỉ phải vay trong và ngồi nước mà cịn phải lấy từ nguồn tiền
phát hành) là một yếu tố quan trọng gây nên lạm phát...”
Chúng tơi đồng tình với ý kiến của PGS. TS Lê Quốc Lý .Thật vậy bội
chi NSNN có mối quan hệ nhân quả với lạm phát. Nếu thâm hụt NSNN quá
Nhóm 05


9


Tóm lược lý thuyết về mối quan hệ giữa lạm phát và bội chi NSNN

mức có thể dẫn đến lạm phát cao. Đặc biệt, nếu bù đắp thâm hụt NSNN bằng
việc phát hành tiền sẽ tất yếu dẫn đến lạm phát.
Tăng chi NSNN để kích thích tiêu dùng và tăng cầu tiêu dùng, sẽ kích
thích đầu tư phát triển và tăng đầu tư phát triển sẽ đưa đến tăng trưởng cao. Tuy
nhiên, nếu tăng chi quá mức cho phép, tức là tăng chi đến mức làm cho thâm hụt
NSNN quá cao và để bù đắp thâm hụt này phải đi vay nợ quá lớn thì sẽ đưa đến
gánh nặng nợ. Kết quả là đưa đến kích thích tiêu dùng (kích cầu quá mức) thì ở
chu kỳ sau sẽ kéo theo lạm phát mà lạm phát cao lại làm giảm đầu tư phát triển
và giảm đầu tư phát triển kéo theo giảm tăng trưởng.Tình hình kinh tế nước ta
trong giai đoạn trước năm 1986 là một ví dụ cụ thể:
Giai đoạn trước năm 1986, tình hình tài chính nước ta trong tình trạng yếu
kém, thu khơng đủ chi thường xun, thâm hụt NSNN cao quá mức, chi tiêu
Chính phủ chủ yếu nhờ vào sự viện trợ của nước ngồi là chính. Đến giai đoạn
từ năm 1986-1990, trước tình hình khó khăn về kinh tế và chính trị, Liên Xơ và
các nước XHCN Đông Âu đã cắt giảm dần viện trợ của họ cho nước ta. Trước
tình hình khó khăn đó, Đảng ta tiến hành đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, chuyển
từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu, bao cấp sang cơ chế thị trường có
định hướng XHCN. Với những bước đi chập chững ban đầu, chính sách tài
chính đã có đổi mới một bước. Tuy nhiên, thu NSNN càng không đủ chi và bù
đắp thâm hụt NSNN khơng chỉ phải vay trong và ngồi nước mà cịn phải lấy từ
nguồn tiền phát hành.
Chính yếu kém về NSNN nêu trên, bội chi là một yếu tố quan trọng gây
nên lạm phát trong thập kỉ 80 của thế kỉ XX. Chi NSNN đã tăng cao tới mức
bùng nổ ở trong những năm 1985-1988, đã gây ra thâm hụt NSNN trầm trọng vì
khơng có sự tăng lên tương ứng về số thu. Giai đoạn từ năm 1986 – 1990, khi

mà tỷ lệ tích luỹ nội bộ nền kinh tế rất thấp (có thể nói là khơng đáng kể), làm
khơng đủ ăn thì tỷ lệ chi đầu tư phát triển như ở đồ thị 1 là quá lớn và nguồn bù
đắp cho thâm hụt NSNN lại chủ yếu do phát hành tiền thì lạm phát cao là điều
khó tránh khỏi. Tỷ lệ lạm phát trung bình trong giai đoạn này là gần 200% trong
đó đặc biệt 1986 lên tới 774,7%, 1987 là 223,1%.
Hay như phát biểu của tiến sĩ Phạm Đỗ Chí “Cơ chế giữa số bội chi tuyệt
đối cao và lượng cung tiền cao hàng năm chính là mối liên hệ mật thiết giữa
chính sách tài khóa và tiền tệ gây ra lạm phát cao ở Việt Nam từ nhiều năm nay
(hai thí dụ gần và rõ nhất là năm 2011 và 2008). Cơ chế này được giải thích rõ
hơn dưới đây, qua việc bơm phồng chi tiêu công hàng năm bằng số thu "lạc
quan", và nhất là đầu tư công được tài trợ dễ dàng qua phát hành trái phiếu
chính phủ.
Việc này cịn làm rõ hơn tính chất của khoản chi tiêu đầu tư tài trợ bởi
phát hành trái phiếu CP chính là mối liên hệ căn bản giữa chính sách tài khóa và
tiền tệ hàng năm đã gây ra lạm phát cao và bị "làm ngơ" vì cách trình bày thực
hiện ngân sách hiện nay: đây chính là nguồn tài trợ thất thu ngân sách hàng năm
bằng hệ thống ngân hàng, qua cửa tái cấp vốn NHNN cho các ngân hàng lớn có

Nhóm 05

10


Tóm lược lý thuyết về mối quan hệ giữa lạm phát và bội chi NSNN

nhiều giấy tờ "có giá" (trái phiếu CP lãi suất thấp 10%-12% đem đến cửa sổ tái
cấp vốn của NHNN và chỉ trả mức lãi suất 7% được duy trì khá lâu trước đây)”.
Rõ ràng, khơng thể phủ nhận sự “đóng góp” đáng kể của bội chi ngân
sách vào tình hình lạm phát đó.
Ngồi ra, trong một buổi nói chuyện trước cơng chúng, Bộ trưởng ngân

khố Úc Ralph Willis (1993-1996) cho rằng: “Bội chi ngân sách và lạm phát
không phải lúc nào cũng xấu “ và “ bội chi ngân sách và lạm phát không phải
lúc nào cũng gắn liền với nhau”. Tại nước ta, vẫn có vài chun gia đầu ngành
đồng tình với ý kiến nêu trên.
Chúng tôi nhận thấy rằng phát biểu ấy chỉ đúng với những nước có tiềm
lực kinh tế vững mạnh, có khả năng kiểm sốt bội chi ngân sách, cùng với các
biên pháp hạn chế tác hại của nó ở mức tối đa, cịn với nước có nền kinh tế thực
sự chưa phát triển như Việt Nam thì ý kiến này khơng phù hợp, hãy thử cùng
nhau phân tích:
Thứ nhất, tình trạng bội chi NSNN sẽ dẫn đến kết quả tất yếu là Nhà
Nước sẽ phát hành một lượng tiền đáng kể để cải thiện tình hình dẫn đến giá của
đồng tiền quốc gia bị giảm sút. Mặc dù có thể là một trong những điều kiện để
gia tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá do các nhà sản xuất - kinh doanh có
nhiều cơ hội hơn để mua nguyên vật liệu và sức lao động. Đây có thể là một
trong những cơ sở thực tiễn chủ yếu để người ta nói đến những mặt “tốt” của
lạm phát. Trên thực tế, khi các cường quốc vì một lý do nào đó mà kinh tế của
họ bị suy thối thì người ta đã sử dụng việc phá giá tiền tệ để đẩy mạnh xuất
khẩu. Tại các nước công nghiệp, việc phá giá tiền tệ 1% được xem là biện pháp
mạnh. Tuy nhiên, với những nước mà tiềm lực kinh tế còn kém, các yếu tố để
tạo nên một nền kinh tế thị trường đầy đủ còn thiếu mà trước hết là cơ sở kinh tế
(vấn đề sở hữu), là tính tồn diện và đầy đủ của hệ thống luật pháp phù hợp đang
trong q trình hồn thiện thì việc sử dụng các cơng cụ tiền tệ nói chung, việc
phá giá tiền tệ nói riêng cần được tính tốn một cách kỹ lưỡng, thận
trọng.Nhưng trong vài năm gần đây, rõ ràng với thực tế nước ta, bội chi ngân
sách thường kéo theo lạm phát
Đặt vấn đề “bội chi ngân sách và lạm phát không phải lúc nào cũng xấu”
trong thời điểm hiện nay có phải là một loại “thơng điệp” khơng chỉ nhằm trấn
an cho người tiêu dùng mà có thể là làm yên lòng cho các nhà chức trách, đặc
biệt cho các nhà hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ quốc gia?
Lưu ý rằng, trong nhiều năm qua, đặc biệt từ những năm mà lạm phát ở

Việt Nam đã và đang trở thành sự quan tâm đặc biệt đối với các nhà chức trách
của đất nước thì gần đây nhất là quan điểm cho rằng “lạm phát không phải lúc
nào cũng xấu” hay “ bội chi ngân sách và lạm phát không phải lúc nào cũng gắn
liền với nhau”. Đáng lưu ý hơn cả là, người ta đã tách vấn đề lạm phát và bội chi
ngân sách, phát hành tiền thành những vấn đề có sự “độc lập” nhất định với
nhau. Điều rất khó có thể chấp nhận được là, nhiều người đã tách vấn đề lạm
phát ra khỏi thu chi ngân sách Nhà Nước để nghiên cứu và trao đổi. Cần nhấn
Nhóm 05

11


Tóm lược lý thuyết về mối quan hệ giữa lạm phát và bội chi NSNN

mạnh rằng, chính sách tài khóa quốc gia là một trong những chính sách kinh
tế tổng hợp liên quan đến rất nhiều mặt kinh tế - chính trị - xã hội đặc biệt
là thu chi ngân sách Nhà Nước. Trước hết, chính sách thu chi NSNN trực tiếp
liên quan đến hoạt động của các ngành kinh tế quan trọng nhất của nền kinh tế là
Kế hoạch và Tài chính. Hiệu quả của hoạt động đầu tư, hiệu quả của việc thực
hiện các chỉ tiêu thu - chi NSNN, chính sách thuế của Nhà nước, việc huy động
vốn và cho vay của các ngân hàng thương mại, các doanh nghiệp sử dụng vốn
để đầu tư cho sản xuất và kinh doanh như thế nào... đều là những vấn đề liên
quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến kinh tế quốc gia. Sự ổn định của một nền kinh
tế không chỉ được hiểu một cách đơn giản là sự ổn định về sức mua của đồng
tiền, sự ổn định về tỷ giá hối đối, vị thế của nó trên thị trường thế giới. Để có
được sự ổn định của một nền kinh tế, trước hết là sự phát triển không ngừng và
bền vững của nền kinh tế, là sự bội thu của ngân sách nhà nước được duy trì một
cách thường xuyên và liên tục. Để có được điều đó, các nhà chức trách đều quan
tâm đặc biệt đến tính hợp lý trong các khoản thu - chi ngân sách; tính hợp lý của
các sắc thuế và đặc biệt trong các khoản đầu tư cho các cơng trình trọng điểm

của nhà nước. Những việc này không được thực hiện một cách có hiệu quả thì
lập tức mọi mục tiêu của chính sách phát triển kinh tế quốc gia sẽ khơng thể nào
đạt được, đặc biệt là các chính sách kiềm giữ lạm phát, leo thang giá cả...
Do vậy, nói đến lạm phát mà khơng nói ngun nhân của nó được bắt
nguồn từ thu chi ngân sách; mà vẫn cho rằng lạm phát “khơng phải lúc nào cũng
xấu” thì điều chắc chắn là rất khó có giải pháp hữu hiệu cho kiềm chế và đẩy lùi
lạm phát. Về cả phương diện lý thuyết cũng như thực tiễn thì, khi NSNN bị bội
chi thì mọi trường hợp phát hành tiền để bù đắp thiếu hụt của ngân sách đều làm
cho sức mua của tiền tệ giảm sút, đồng tiền bị mất giá vì đồng tiền được phát ra
khơng có một đảm bảo nào về vật chất. Lạm phát tiền tệ bùng phát trong trường
hợp như vậy là đương nhiên. Do kinh tế không phát triển được, nguồn thu
NSNN không được đảm bảo trong khi nhu cầu chi tiêu của Nhà nước ngày càng
lớn đến mức ngân sách quốc gia luôn ở trong tình trạng bội chi, buộc Chính phủ
phải phát hành tiền để bù đắp. Tuy nhiên, đây là một biện pháp bất đắc dĩ mà
hầu như các nước không mấy khi sử dụng vì hậu quả do nó để lại cho nền kinh
tế là rất nặng nề.. Điều này cũng nói lên rằng, việc khai thác những mặt tích cực,
những mặt tốt của lạm phát đối với tăng trưởng kinh tế là vơ cùng khó khăn; vì
việc sử dụng bội chi với mục đích đạt được một mục tiêu kinh tế - xã hội nào đó
theo kiểu “lấy độc trị độc” khơng phải nền kinh tế nào cũng có thể sử dụng
được. Từ trước tới nay, giải pháp “lấy độc trị độc” chỉ có thể được thực hiện ở
những nước cơng nghiệp hàng đầu thế giới, những nước có tiềm lực kinh tế lớn.
Xét lại ý kiến “mối quan hệ giữa bội chi NSNN và lạm phát chỉ là mối
quan hệ nhân-quả” có nghĩa là bội chi NSNN sẽ gây nên lạm phát, cịn lạm
phát khơng có tác động ngược lại với bội chi”.
Theo ý kiến chủ quan của chúng tơi - những người làm bài tiểu luận này,
thì ý kiến ấy chưa xác đáng, chưa chính xác. Khi chúng ta xét về mối quan hệ
giữa bội chi NSNN và lạm phát, phải hiểu được quan hệ giữa chúng không chỉ
Nhóm 05

12



Tóm lược lý thuyết về mối quan hệ giữa lạm phát và bội chi NSNN

là quan hệ nhân quả mà phải là quan hệ hai chiều, tác động qua lại với nhau.
Hãy cùng phân tích: bội chi NSNN là một trong những nguyên nhân gây lạm
phát, nhưng một khi nền kinh tế lâm vào lạm phát sẽ trì trệ, các hoạt động kinh
doanh, sản xuất sẽ gặp nhiều khó khăn dẫn đến nguồn thuế mà Nhà Nước thu sẽ
sụt giảm một cách đáng kể (mà thuế lại là nguồn thu quan trọng trong NSNN),
hơn nữa giá cả các mặt hàng, các dịch vụ tăng vọt khiến số lượng tiền chi của
Nhà Nước ngày càng lớn mới đảm bảo nhu cầu quốc gia, do đó một lần nữa lạm
phát lại làm tình trạng bội chi NSNN thêm xấu đi. Bội chi dẫn tới Nhà Nước
phát hành thêm tiền, bán trái phiếu chính phủ, rất dễ gây lạm phát, và lạm phát
lại tạo ảnh hưởng ngược trở lại với bội chi theo cơ cấu nêu trên. Hãy cùng nhìn
lại một vài số liệu mà chúng tôi thu thập được với thực tiễn Việt Nam để thấy rõ
ràng hơn điều này:

Tỷ lệ bội chi NSNN và lạm phát từ năm 2003 đến năm 2007

14.00%

Tỷ lệ phần trăm

12.00%
10.00%
8.00%
6.00%
4.00%
2.00%
0.00%


2003

2004

2005

2006

2007

Lạm phát

3.30%

7.80%

8.30%

7.50%

12.60%

Bội chi NSNN

9.70%

8.10%

9.00%


11.10%

7.80%

(Số liệu từ cục thống kê)
Và qua số liệu của Bộ tài chính mới công bố chúng ta cũng thấy được sự
tác động của lạm phát tới bội chi ngân sách trong 8 thángđầu năm 2012.
Trước tình hình lạm phát tăng cao ở 2 con số năm 2011 và chưa dừng lại
làm cho các mặt hàng thiết yếu và giá nguyên vật liệu tăng lên khơng ngừng thì
đã gây ra một số tác động vào nguồn thu và nguồn chi ngân sách của nhà nước
làm bội chi ngân sách vẫn tăng cao và đạt tới con số đáng báo động là 102.145
tỷ đồng , bằng 72,9% dự tốn năm.
Theo đó, thu ngân sách Nhà nước thực hiện tháng 8/2012 ước đạt 45.020
tỷ đồng, luỹ kế thu 8 tháng đầu năm 2012 đạt 447.000 tỷ đồng, bằng 60,4% dự
toán và bằng 98,4% so với cùng kỳ năm 2011.
Ngành tài chính cho hay, số thu trong tháng 8/2012 giảm trên 10% so với
cùng kỳ năm 2011 do một số sắc thuế và khoản thu quan trọng giảm lớn. Đây
cũng là tháng thứ 3 liên tiếp trong năm 2012 có số thu nội địa suy giảm so với

Nhóm 05

13


Tóm lược lý thuyết về mối quan hệ giữa lạm phát và bội chi NSNN

cùng kỳ năm 2011.
Có thể kể đến như như thuế thu nhập doanh nghiệp giảm 28,3% do hoạt
động của nhiều doanh nghiệp khó khăn, khơng có thu nhập chịu thuế. Hay thuế

tiêu thụ đặc biệt giảm 11,4% do sản lượng xe ôtô tiêu thụ sụt giảm (trên 22% so
với cùng kỳ). Khoản thu từ tiền sử dụng đất cũng giảm 40% do thị trường bất
động sản tiếp tục trầm lắng, tỷ lệ giao dịch thành công thấp, chủ yếu là giao dịch
giá trị nhỏ…
Về tổng chi ngân sách Nhà nước, Bộ Tài chính cho biết trong tháng
8/2012 ước đạt 70.990 tỷ đồng, lũy kế chi 8 tháng đầu năm 2012 571.545 tỷ
đồng, hoàn thành 63,3% dự toán, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm 2011.
Như vậy, bội chi ngân sách Nhà nước tháng 8/2012 là 25.970 tỷ đồng và 8 tháng
102.145 tỷ đồng, bằng 72,9% dự tốn năm.
E. KẾT LUẬN
Nhìn lại tồn bộ q trình nhiều năm qua cho thấy, mối quan hệ giữa bội
chi NSNN với lạm phát có thể rút ra một số kết luận sau:
- Bội chi NSNN và lạm phát có mối quan hệ hai chiều với nhau . Nếu
thâm hụt NSNN quá mức có thể dẫn đến lạm phát cao. Đặc biệt, nếu bù đắp
thâm hụt NSNN bằng việc phát hành tiền sẽ tất yếu dẫn đến lạm phát.
- Tăng chi NSNN để kích thích tiêu dùng và tăng cầu tiêu dùng, sẽ kích
thích đầu tư phát triển và tăng đầu tư phát triển sẽ đưa đến tăng trưởng cao. Tuy
nhiên, nếu tăng chi quá mức cho phép, tức là tăng chi đến mức làm cho thâm hụt
NSNN quá cao và để bù đắp thâm hụt này phải đi vay nợ quá lớn thì sẽ đưa đến
gánh nặng nợ. Kết quả là đưa đến kích thích tiêu dùng (kích cầu quá mức) thì ở
chu kỳ sau sẽ kéo theo lạm phát, mà lạm phát cao lại làm giảm đầu tư phát triển
và giảm đầu tư phát triển kéo theo giảm tăng trưởng. Như vậy, thực tế ở đây là
cần có liều lượng của chi tiêu NSNN ở mức cho phép nhằm đẩy đầu tư phát
triển tăng lên và tiếp theo là đưa tăng trưởng kinh tế lên cao mà không kéo theo
lạm phát cao.
- Kiềm chế lạm phát và giảm bội chi ngân sách nhà nước là 2 tiêu chí chủ
đạo trong việc điều tiết nền kinh tế ổn định. Vậy, qua những lí luận và phân tích
nêu trên chúng ta thấy rằng tìm hiểu nguyên nhân bội chi ngân sách nhà nước
và lạm phát từ đó đề ra chính sách quản lí điều tiết nền kinh tế vĩ mơ là việc làm
bức thiết của Đảng và nhà nước./.


Nhóm 05

14


Tóm lược lý thuyết về mối quan hệ giữa lạm phát và bội chi NSNN

TÀI LIỆU THAM KHẢO
/>tapchi_2008_06_27_112415.doc?MOD=AJPERES&CACHEID=a2171180436
37e5c8f8dcfad7097747d
/>attachment.aspx%3FID%3D1753+&hl=en&gl=vn&pid=bl&srcid=ADGEESg
Nughb0vzxDrTIl6y_YOF-me_ne6T4QCuhw3_U3OemXxkPj1PLOBYv_oInoEqhjU18nG0-9_ZuZWHOzUZup6LFeXX8XBP-mp67KOCBCeIp04hWY3ofyM0D4_3o1d54fj5fdr&sig=AHIEtbSL1o9fSzwfdwIgEObPVIqb4No1w
/>/wps/wcm/connect/d358f3004a940a968efcff9cc7233b52/le%2Bquoc%2Bhung.p
df?MOD%3DAJPERES%26CACHEID%3Dd358f3004a940a968efcff9cc7233b5
2+n%E1%BB%A3+c%C3%B4ng+trong+m%E1%BB%91i+quan+h%E1%BB
%87+v%E1%BB%9Bi+l%E1%BA%A1m+ph%C3%A1t+%E1%BB%9F+vi%E
1%BB%87t+nam&hl=en&gl=vn&pid=bl&srcid=ADGEESgAeoyD9BcN03Hq
PeDptNGfeOSD70A-ua-KyETJYRqkyBFxRxieLmumzAtt684NrD6siVgi1BQR9fnsLtKFqpHIPqdcUmFYkDyqwaYCQGEEi-IGdQyQKWwVJwZVVE9Qqs3eU&sig=AHIEtbQnjwXM9OiH0uAm4JZ6TH9A_lDew
/>
Nhóm 05

15



×