Tải bản đầy đủ (.docx) (147 trang)

LUẬN án TIẾN sĩ dược học FULL (CND và BC) nghiên cứu bào chế và sinh khả dụng một chế phẩm chứa ginkgo biloba phóng thích kéo dài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 147 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ VÀ SINH KHẢ DỤNG
MỘT CHẾ PHẨM CHỨA GINKGO BILOBA
PHĨNG THÍCH KÉO DÀI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ DƯỢC HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ VÀ SINH KHẢ DỤNG
MỘT CHẾ PHẨM CHỨA GINKGO BILOBA
PHĨNG THÍCH KÉO DÀI

Chuyên ngành:
Mã số:

Công nghệ dược phẩm
62 73 01 01


LUẬN ÁN TIẾN SĨ DƯỢC HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
MỤC LỤC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


3

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong
luận án này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ cơng trình nghiên
cứu nào khác.


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
DANH SÁCH CÁC BẢNG
DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. Cây Bạch quả và cao Bạch quả
1.2. Thuốc phóng thích kéo dài
1.3. Áp dụng cơng nghệ thơng minh
1.4. Nghiên cứu độ ổn định và tuổi thọ
1.5. Nghiên cứu sinh khả dụng
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

2.1. Nguyên liệu, hóa chất và thiết bị
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Xây dựng các quy trình định lượng bằng HPLC
2.3. Xây dựng công thức chế phẩm
2.4. Xây dựng các tiêu chuẩn cơ sở
2.5. Nâng cấp cỡ lô ở quy mô pilot
2.6. Theo dõi độ ổn định và dự đốn tuổi thọ
2.7. Đánh giá tính sinh khả dụng của chế phẩm
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ VIÊN NANG GILANKA
3.1. Xây dựng các quy trình định lượng bằng HPLC
3.2. Xây dựng công thức bào chế quy mô labo
3.3. Xây dựng các tiêu chuẩn cơ sở
3.4. Xây dựng quy trình sản xuất quy mơ pilot
3.5. Kiểm nghiệm và so sánh sản phẩm labo và pilot

ii
v
viii
xi
1
3
12
17
20
23

27
30
38

40
41
42
43

®

47
63
75
77
82


3.6. Theo dõi độ ổn định và dự đoán tuổi thọ

84

®

NGHIÊN CỨU SINH KHẢ DỤNG CỦA GILANKA
3.7. Xây dựng quy trình định lượng Q trong huyết tương
3.8. Xác định nồng độ Q trong huyết tương
3.9. Khảo sát các thông số dược động học
3.10. Đánh giá tính sinh khả dụng của Gilanka
Chương 4. BÀN LUẬN
KẾT LUẬN
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
DANH SÁCH BÀI BÁO
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC
1

®

89
97
100
101
103
117


TỪ VIẾT TẮT & KÝ HIỆU
Từ viết tắt
ASEAN
AUC
BB
BMI
BP
BT
CBQ
CI
Cmax
CTPT
CV
DC
DĐTQ
DĐVN
ED

ELSD
EMEA
EP
EtOH
FD
FDA
GA
GB
GC
GJ
GK
GM

Cụm từ gốc
Association of southeast Asian
nations
Area under curve
Body mass index
British pharmacopoeia
Confidence interval
Coefficient of variation
Electrochemical detector
Evaporative light scattering
detector
European medicines agency
European pharmacopoeia
Fluorescent detector
Food and drug administration
-


Ý nghĩa
Hiệp hội các nước Đơng Nam Á
Diện tích dưới đường cong
Bilobalid
Chỉ số cơ thể
Dược điển Anh
Biểu thức Cao
Bạch quả
Khoảng tin cậy
Nồng độ cực đại
Công thức phân tử
Hệ số biến thiên
Dung dịch đối chiếu
Dược điển Trung Quốc
Dược điển Việt Nam
Đầu dị điện hóa
Đầu dị tán xạ ánh sáng bay hơi
Cơ quan Dược phẩm Châu Âu.
Dược điển Châu Âu
Ethanol
Đầu dò huỳnh quang
Cơ quan Quản lý Thực Dược
phẩm
Ginkgolid A
Ginkgolid B
Ginkgolid C
Ginkgolid J
Ginkgolid K
Ginkgolid M



GN
GLP
GMP
HPLC

LD50

Good labolatory practice
Good manufacturing practice
High performance liquid
chomatography
International conference on
harmonization
Liquid chromatography-Mass
spectrometry
Lethal dose

LLOQ
AcCN
MeOH
NADPH

Lower limit of quantification
-

NTN
PAF
PDA
PTKD

PVP
PTL
Q
RSD
SD
TCCS
TCNSX
TTTM&HH

Platelet activating factor
Photo-diode array

T1/2
Tmax
tp

-

I
ICH
K
LCMS-MS

Quercetin
Relative Standard Deviation
Standard deviation
-

Ginkgolid N
Thực hành tốt Kiểm nghiệm

Thực hành tốt Sản xuất Sắc
ký lỏng hiệu năng cao
Isorhamnetin
Hội nghị quốc tế về sự đồng
thuận
Kaempferol
Sắc ký lỏng ghép khối phổ
Liều gây chết 50%
động vật thí nghiệm
Giới hạn định lượng dưới
Acetonitril
Methanol
Nicotinamide adenine
dinucleotide phosphat
Người tình nguyện
Yếu tố hoạt hóa tiểu cầu
Dãy diod quang
Phóng thích kéo dài
Povidon
Phân tử lượng
Quercetin
Độ lệch chuẩn tương đối
Độ lệch chuẩn
Tiêu chuẩn cơ sở
Tiêu chuẩn nhà sản xuất
Trung tâm truyền máu và
huyết học
Thời gian bán thải
Thời gian đạt nồng độ cực đại
toàn phần



USP
United States pharmacopoeia
UV
Ultra violet
VKNTPHCM
WHO
World health organization

Dược điển Mỹ
Tử ngoại
Viện kiểm nghiệm TP.HCM
Tổ chức Y tế Thế giới


9

DANH SÁCH CÁC BẢNG
STT
1-1
2.1
2.2
2.3
2.4
2.5
2.6
2.7

Tên bảng

Điều kiện và tần số thử nghiệm trong nghiên cứu độ ổn định
®
Danh sách nguyên liệu bào chế viên nang Gilanka
®
Danh sách hóa chất kiểm nghiệm viên nang Gilanka
Danh sách hóa chất nghiên cứu sinh khả dụng
®
Danh sách thiết bị sản xuất chế phẩm Gilanka
®
Danh sách thiết bị kiểm nghiệm chế phẩm Gilanka
Danh sách phần mềm thiết kế và phần mềm thông minh
Danh sách thiết bị nghiên cứu sinh khả dụng

Trang
21
27
27
28
28
29
29
29
42
2.8
Sơ đồ lấy mẫu kiểm nghiệm theo các giai đoạn sản xuất
3.1 Kết quả thăm dò thể tích mơi trường thử độ hịa tan
52
3.2 Kết quả khảo sát thời gian thủy phân mẫu thử độ hòa tan
52
3.3 Các thông số về Q, K, I trong sắc ký đồ của dung dịch CBQ

54
3.4 Sự liên quan giữa nồng độ (C) và diện tích pic (S) của Q
55
3.5
Kết quả về độ chính xác của quy trình định lượng flavonoid tp trong 56
CBQ
3.6
Kết quả về độ đúng của quy trình định lượng flavonoid tp trong CBQ
57
3-7
Các thơng số về Q, K, I trên sắc ký đồ của Gilanka® - lơ 09012
58
3.8 Kết quả về độ chính xác của quy trình định lượng flavonoid tp
59
trong Gilanka® - lơ 09012
3.9 Kết quả về độ đúng của quy trình định lượng flavonoid tp
60
trong Gilanka® - lơ 09012
3.10Các thơng số về Q, K, I trên sắc ký đồ của mẫu thử hòa tan sau 45 phút 61
trong pha A đối với Gilanka® - lô 09012
3.11 Sự liên quan giữa nồng độ (C) và diện tích pic (S) của Q (độ hịa tan)
61
3.12Kết quả về độ chính xác của quy trình định lượng flavonoid tp
62
trên mẫu thử độ hịa tan của Gilanka® - lơ 09012
3.13Kết quả về độ đúng của quy trình định lượng flavonoid tp
63
trên mẫu thử độ hịa tan của Gilanka® - lơ 09012
3.14 Thiết kế thăm dị cơng thức theo phương pháp Gauss-Geidell
64

3.15Kết quả thử nghiệm độ hòa tan của các công thức F0-F8
64
3.16 Thành phần của các công thức F6-F6.4
65


3.17Độ hịa tan của các cơng thức F6-F6.4
3.18Mơ hình cơng thức kiểu D-Optimal
3.19Độ hịa tan của sản phẩm từ mơ hình D-Optimal
3.20Dữ liệu thực nghiệm về tá dược và độ hòa tan
3.21Mức độ liên quan giữa tá dược và độ hịa tan
3.22Kết quả đánh giá các mơ hình liên quan nhân quả
3.23 Kết quả kiểm chứng thực nghiệm so với dự đoán
3.24 Sự liên quan giữa CV% hàm lượng Q theo giai đoạn trộn ướt
3.25 Phân bố cỡ hạt của các lô
3.26 Sự liên quan giữa CV% hàm lượng Q theo thời gian trộn hoàn tất
3.27Sự liên quan giữa CV % khối lượng nang theo thời gian - lô 09012

66
67
68
69
71
73
75
80
80
81
81


3.28Sự liên quan giữa CV % khối lượng nang theo thời gian - lô 09013
3.29Sự liên quan giữa CV % khối lượng nang theo thời gian - lô 09014
3.30Hàm lượng và độ hịa tan của chế phẩm thuộc các lơ pilot
3.31So sánh chế phẩm với cỡ lô labo và pilot
3.32Đặc điểm cảm quan của chế phẩm trong điều kiện ngắn hạn
3.33Hàm lượng của chế phẩm trong điều kiện ngắn hạn
3.34Độ hòa tan của chế phẩm trong điều kiện ngắn hạn
3.35 Đặc điểm cảm quan của chế phẩm trong điều kiện dài hạn
3.36 Hàm lượng của chế phẩm trong điều kiện dài hạn
3.37 Độ hòa tan của chế phẩm trong điều kiện dài hạn
3.38 Hàm lượng flavonoid tp trong chế phẩm ở điều kiện ngắn hạn
3.39 Kết quả thẩm định tính tương thích của hệ thống
3.40 Kết quả thẩm định tính đặc hiệu của quy trình HPLC
3.41Tương quan giữa nồng độ với tỷ số diện tích pic
3.42Kết quả về độ đúng và độ chính xác trong ngày
3.43Kết quả về độ đúng và độ chính xác giữa các ngày
3.44 Hiệu suất chiết của Q trong huyết tương
3.45Độ ổn định của mẫu trong dung dịch gốc
3.46Độ ổn định của mẫu ở nồng độ 1,0 ng/mL trong huyết tương
3.47Độ ổn định của mẫu ở nồng độ 40 ng/mL trong huyết tương
3.48Nồng độ Q trong huyết tương (ng/mL) tại từng thời điểm (giờ)
®
đối với Gilanka

82
82
83
83
84
85

86
87
87
88
89
91
92
92
93
94
95
96
96
97
98


3.49Nồng độ Q trong huyết tương (ng/mL) tại từng thời điểm (giờ)
®
đối với Tanakan
®
3.50Thơng số dược động học của Gilanka
®
3.51Thơng số dược động học theo liều sử dụng của Tanakan
®
®
3.52Giá trị AUC(0-t) cá thể đối với Gilanka và Tanakan

99
100

100
101


DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ
STT Tên hình và sơ đồ
1.1 Cây Bạch quả: cành và lá (a), quả (b)
1.2
Cấu trúc phân tử của các biflavon trong CBQ
1.3
Cấu trúc phân tử của các flavonol trong CBQ
1.4
Cấu trúc phân tử của Ginkgolid (a,b) và Bilobalid (c)
1.5
Cấu trúc phân tử của Eudragit NE
1.6
Cấu trúc phân tử của Povidon
1.7
Minh họa mối liên quan nhân quả trong bào chế
1.8
Minh họa các mức phân tích dữ liệu từ thấp đến cao
1.9
Chu trình tối ưu hóa cơng thức và dự đốn tính chất sản phẩm
2.1 Sơ đồ xử lý mẫu thử CBQ
2.2
Sơ đồ quy trình định lượng Q trong huyết tương
2.3
Kết hợp phần mềm thiết kế với các phần mềm thơng minh
®
2.4

Sơ đồ quy trình sản xuất viên nang cứng Gilanka
3.1 Sắc ký đồ của Q, K, I trong CBQ theo tốc độ dòng
3.2
Phổ UV tại thời gian lưu của Q, K, I trong sắc ký đồ của
dung dịch thử CBQ và dung dịch đối chiếu
3.3
Biểu đồ biểu diễn hàm lượng flavonoid trong CBQ
3.4
Sắc ký đồ của dung dịch mẫu thử CBQ
3.5
Sắc ký đồ: mẫu trắng (a), hỗn hợp đối chiếu Q, K, I (b)
và dung dịch thử CBQ (c)
3.6
Đường hồi quy giữa nồng độ (C) và diện tích pic (S) của Q
®
3.7 Sắc ký đồ của dung dịch thử Gilanka - lô 09012
3.8
Đường hồi quy giữa nồng độ (C) và diện tích pic (S) của Q (độ hòa
tan)
3.9
Các xu hướng liên quan giữa tá dược với độ hòa tan
3.10 Minh họa các mối liên quan giữa tá dược với độ hịa tan
®
3.11Sơ đồ các giai đoạn sản xuất viên nang Gilanka
3.12Sắc ký đồ của của mẫu B: Q (a) và Naringenin (b)
3.13Đường hồi quy giữa nồng độ Q trong huyết tương với diện tích pic
3.14Sự liên quan giữa nồng độ Q (trung bình) trong huyết tương theo thời
®
®
gian đối với Gilanka và Tanakan


Trang
4
5
7
8
14
15
18
19
20
32
35
38
41
48
49
50
54
55
56
58
61
70
72
78
91
93
102



13

ĐẶT VẤN ĐỀ

Bạch quả (Ginkgo biloba L., họ Ginkgoaceae) là một trong những dược liệu quý đã
được sử dụng làm thuốc chữa bệnh từ lâu. Cao Bạch quả (CBQ) được sử dụng trong
điều trị thiểu năng tuần hoàn não và bệnh tuần hoàn ngoại biên nhằm nâng cao các
chức năng thần kinh trung ương khác nhau như khả năng ghi nhớ, sự tập trung, sự linh
hoạt - đặc biệt là ở người cao tuổi. Vì vậy, Bạch quả cịn được dân gian gọi là
“cây dành cho não” [73].
Ngày nay, Bạch quả là dược thảo được kê đơn nhiều nhất ở Đức. Người châu Âu ứng
dụng tính năng cải thiện lưu lượng máu ở não và tính chất chống oxy hố của Bạch quả
để điều trị chứng sa sút trí tuệ và Alzheimer - một bệnh mang tính thời đại [73]. Ở Việt
®

Nam, biệt dược Tanakan đã rất thơng dụng với thầy thuốc trong điều trị bệnh có liên
quan đến tuần hoàn máu. Trong những năm gần đây, một số dược phẩm chứa CBQ
®

®

(OPCan , Dorocan …) được sản xuất trong nước từ nguồn nguyên liệu nhập từ Trung
Quốc, Châu Âu và đã có chỗ đứng nhất định trên thị trường Việt Nam.
Tuy nhiên, các nhà sản xuất ở Việt Nam hiện nay mới chỉ đưa ra thị trường dược phẩm
chứa CBQ ở dạng bào chế thông thường (thuốc phải dùng nhiều lần trong ngày). Mặt
khác, việc nghiên cứu các thông số về sinh khả dụng, dược động học… của các dược
phẩm trên cũng chưa được thực hiện một cách đầy đủ, dẫn đến việc hạn chế khả năng
cung cấp thông tin đến bác sĩ điều trị. Do đó, việc sử dụng thuốc được sản xuất trong
nước vẫn chưa đáp ứng nhu cầu của thị trường hiện nay.



Trước tình hình thực tế như trên, việc nghiên cứu để đưa ra thị trường chế phẩm chứa
CBQ sử dụng thuận tiện (giảm lần sử dụng trong ngày) thông qua các dạng bào chế
hiện đại với các chỉ tiêu về hàm lượng, độ hịa tan cũng như các thơng số dược động
học (Cmax, AUC và Tmax) đang đặt ra thách thức cho các nhà sản xuất trong nước trong
việc đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội đồng thời nâng cao năng lực nghiên
cứu, khả năng cạnh tranh của mình trong xu thế hội nhập.
Đề tài “Nghiên cứu bào chế và sinh khả dụng một chế phẩm chứa Ginkgo biloba phóng
thích kéo dài” đã được thực hiện với các mục tiêu tổng quát sau:
®

a. Nghiên cứu bào chế viên nang chứa CBQ (Gilanka ) phóng thích kéo dài (dùng một
lần trong ngày).
b. Nghiên cứu sinh khả dụng của Gilanka

®

(tham khảo với liều trong ngày của

®

Tanakan ).
Để đạt được mục tiêu trên, đề tài được tiến hành theo các nội dung cụ thể:
−Xây dựng phương pháp định lượng CBQ và chế phẩm.
− Áp dụng các phần mềm thông minh để nghiên cứu công thức bào chế.
− Xây dựng các tiêu chuẩn cơ sở cho CBQ và chế phẩm.
− Xây dựng quy trình sản xuất ở quy mơ pilot.
− Theo dõi độ ổn định và ước tính tuổi thọ của chế phẩm.
®


®

− Đánh giá tính sinh khả dụng của Gilanka (so sánh với thuốc tham khảo Tanakan ).


Chương 1. TỔNG QUAN

1.1. Cây Bạch quả và cao Bạch quả
1.1.1. Cây Bạch quả
a. Tên gọi và mô tả
Bạch quả cịn có tên khác là Ngân hạnh, Áp cước tử, Fossil tree, Kew tree, Maidenhair
tree, Duck foot tree, Silver apricot (Anh), Arbre aux quarante écus (Pháp). Tên khoa
học là Ginkgo biloba L., họ Ginkgoaceae [7], [32], [38].
Cây Bạch quả có thân to, cao 20 – 30 m, tán lá sum sê. Thân hình trụ, phân cành nhiều,
gần như mọc vịng. Lá mọc so le, thường tụ tập ở một mấu, hình quạt, gốc thn nhọn,
đầu hình cung, lõm giữa chia phiến thành hai thùy rộng, hai mặt nhẵn, gân lá rất sít
nhau, tỏa từ gốc lá thành hình quạt, các gân lại phân nhánh theo kiểu rẽ đơi; lá có
cuống dài hơn phiến. Hoa đơn tính khác gốc; hoa đực và hoa cái đều mọc ở kẽ lá, có
cuống dài. Quả hạch, hình trứng, thịt màu vàng, mùi khó chịu [32].

b. Phân bố, sinh thái
Chi Ginkgo L. chỉ có một lồi Bạch quả. Cây có nguồn gốc ở vùng Tây – Bắc tỉnh
Triết giang, Trung Quốc. Bạch quả mọc tự nhiên rải rác ở rừng cây lá rộng trên đất


vàng nhạt, dễ thấm nước và hơi chua (pH 5 – 5,5) ở thung lũng, độ cao 300 – 1100 m.
Tuy nhiên, cây mọc tự nhiên hiện nay đã trở nên rất hiếm.

(a)


(b)

Hình 1-1. Cây Bạch quả: cành và lá (a), quả (b)

Bạch quả ở Trung Quốc đã được trồng cách đây khoảng 3000 năm. Những nơi trồng
nhiều Bạch quả là tỉnh An huy, Phúc kiến, Quý châu, Hà nam, Hà bắc, Giang tô,
Giang tây, Sơn tây, Tứ xuyên và Vân nam…[32]. Kể từ thế kỷ thứ 18, Bạch quả đã
được đưa vào Châu Âu và Bắc Mỹ và hiện nay được trồng ở khắp các đô thị lớn ở các
nước ôn đới [73], [74]. Năm 1995, Viện dược liệu – Bộ Y tế có nhập một số hạt bạch
quả từ Nhật Bản và Pháp, cây con ươm được trồng ở Sa Pa (Lào cai), nhưng sinh
trưởng rất chậm [32].

c. Bộ phận dùng
Lá, đã phơi hay sấy khô. Hạt, thu hoạch ở quả chín, loại bỏ thịt ngồi rửa sạch, phơi
khô. Khi dùng, đập giập, loại bỏ vỏ cứng, lấy nhân, bóc vỏ màng ngồi, rửa sạch, đồ
hoặc nhúng vào nước sôi rồi sấy ở nhiệt độ thấp đến khô. Hạt được dùng sống hoặc sao
vàng, có độc, nên cẩn thận khi dùng [32].


d. Thành phần hóa học
Lá Bạch quả chứa các terpenoid, flavonoid và nhiều thành phần khác như: lipid, sterol,
benzenoid, carotenoid, phenylpropanoid và carbohydrat [32]. Thành phần chính là
flavonoid khơng dưới 0,5% tính theo flavonol glycosid hay 0,2-0,4% tính theo aglycon.
Thành phần đặc trưng của dược liệu này là terpen trilacton gồm ginkgolid diterpen
lacton (0,06-0,23%) và bilobalid sesquiterpen lacton (~0,26%).

R2

HO


O
R4

O

R1
O

HO

OH

R3

O

R1

R2

R3

R4

Amentoflavon

O

OH


OH

H

Bilobetin

OCH3

OH

OH

H

Ginkgetin

OCH3

OCH3

OH

H

Isoginkgetin

OCH3

OH


OCH3

H

Sciadopitysin

OCH3

OCH3

OCH3

H

Hình 1-2. Cơng thức hóa học của các biflavon trong CBQ


Flavonoid: Các flavonoid gồm flavon, biflavon, flavonol. Các flavon là luteolin,
tricetin (dalphidenon). Các biflavon (Hình 1-2) là amentoflavon, bilobetin, ginkgetin,
isoginkgetin, sciadopitysin. Các flavonol gồm các hợp chất sau [9]:
Rutin: 3-O-(6-O-(α-L-rhamnosyl)-β-D-glucosyl) quercetin (Hình 1-3.a). CTPT:
C27H30O16, PTL: 610,53. Trong nước tạo tinh thể vàng nhạt và đậm màu dần khi tiếp
0

xúc với ánh sáng. Tinh thể thường ở dạng ngậm nước và mất nước sau 12 giờ ở 110 C
và 10 mmHg. Rutin khan có đặc tính hút ẩm, nên phải để trong bình hút ẩm. 1 g rutin
hịa tan trong khoảng 8 lít nước, 200 mL nước sơi và 7 mL MeOH sôi. Rutin tan trong
dung dịch kiềm, formamid và pyridin; khó tan trong aceton, EtOH, ethyl acetat và hầu
như khơng tan trong carbon disulphid, cloroform, benzen, ether dầu hỏa. Rutin trong

MeOH có hấp thu cực đại ở 258 và 359 nm và pKa = 6,83 ± 0,60.
Quercetin (Q): 2-(3,4-dihydroxyphenyl) -3,5,7-trihydroxy -4H-1-benzopyran-4-on;
hoặc 3,5,7,3',4'-pentahydroxy-flavon (Hình 1-3.b). CTPT: C15 H10O 7, PTL: 302,23.
0

Tồn tại ở dạng dihydrat và trở thành khan ở 95-97 C. Tạo tinh thể hình kim màu vàng
khi kết tinh từ EtOH. 1 g Q tan trong 23 mL EtOH sôi, 290 mL EtOH tuyệt đối. Tan
trong acid acetic băng và dung dịch kiềm, hầu như không tan trong nước. Dung dịch
EtOH có vị rất đắng. LD50 ở chuột là 160 mg/kg. Hấp thu cực đại ở 258 và 375 nm
trong EtOH và pKa = 6,89 ± 0,60.
Kaempferol (K): 2-(4-hydroxyphenyl) -3,5,7-trihydroxy -4H-1-benzopyran-4-on; hoặc
3,5,7,4'-tetrahydroxy-flavon (Hình 1-3.b). CTPT: C15 H10O 6, PTL: 286,23. Tinh thể
0

hình kim màu vàng. Nhiệt độ nóng chảy 276-278 C, tan trong EtOH nóng, ether và
dung dịch kiềm, khó tan trong nước. Hấp thu cực đại ở 265 và 365 nm và
pKa = 6,93 ± 0,60.
Isorhamnetin(I): 2-(4-hydroxy-3-methoxyphenyl) -3,5,7-trihydroxy -4H-1-benzopyran4-on; hoặc 3'-O-methyl quercetin (Hình 1-3.b). CTPT: C16 H12O 7, PTL: 316,26. Điểm
0

chảy ở 303-304 C. Hấp thu cực đại ở 365 nm trong MeOH và pKa = 6,90 ± 0,60.


Rutin

(a)

R=H
OH
OCH3


Kaempferol
Quercetin
Isorhamnetin

(b)

Hình 1-3. Cơng thức hóa học của các flavonol trong CBQ

Terpen trilacton (ginkgolid và bilobalid): Lá Bạch quả chứa một lượng nhỏ terpen
trilacton, thay đổi từ 0,1 đến 0,9%. Terpen trilacton là hợp chất duy nhất tìm thấy trong
Bạch quả. Đặc tính riêng nhất của chúng là có 3 nhóm lacton và nhóm butyl bậc ba.
Ginkgolid là diterpen 20 carbon với cấu trúc như một khung sườn gồm 6 vòng 5 cạnh.
Chúng có thể được phân biệt về vị trí và số nhóm chức hydroxyl ở C-1, C-3 và C-7 của
vòng spiro [4,4] nonan. Ginkgolid được cho là giữ vai trò trong vị đắng của lá. Người
ta đã xác định được 7 ginkgolid từ cao lá Bạch quả, ginkgolid A (GA), ginkgolid B
(GB), ginkgolid C (GC), ginkgolid J (GJ), ginkgolid K (GK) và ginkgolid L (GL) và
ginkgolid M (GM) (Hình 1-4.a,b). Bilobalid (BB) là một hợp chất 15 carbon, là một
sesquyterpen thiếu nhân tetrahydrofuran và vịng spirononan mà ginkgolid có, nhưng
gồm có 3 vịng γ -lacton và nhóm chức butyl bậc ba. (Hình 1-4.c) [9].


(a)

R

R’

R2 R3


Ginkgolid A H

H

H

OH

Ginkgolid B

H

OH

H

OH

Ginkgolid C

OH

H

OH OH

Ginkgolid J

H


H

OH OH

H

OH H

Ginkgolid M OH

(b)

R

(c)

Bilobalid

= OH
H

Ginkgolid K
Ginkgolid L

Hình 1-4. Cơng thức hóa học của Ginkgolid (a,b) và Bilobalid (c)

1.1.2. Cao Bạch quả
a. Đặc tính lý hóa
CBQ là cao khơ được chiết từ lá Bạch quả khô với aceton và nước, tỉ lệ dược liệu: cao
là 35-67:1 hoặc 50:1 hoặc 35-37:1. CBQ là bột màu vàng nâu nhạt hay nâu hơi đen, vị

hơi đắng [32]. Lá Bạch quả được thu hái vào mùa hè khi mà hàm lượng hoạt chất là
cao nhất. Một quy trình chế biến điển hình là khử nước và tán nhỏ lá thành bột, sau đó
chiết với hỗn hợp aceton - nước hay EtOH loãng. Dịch chiết được làm bay hơi dung


môi và xử lý loại bỏ các hợp chất không mong muốn, sau đó cơ đặc và chuẩn hóa các
hoạt chất chính. Do quy trình chiết như trên nên thành phần CBQ chủ yếu là các chất
khơng phân cực, có độ hòa tan thấp trong nước. Tuy nhiên, hiện chưa có quy trình
chiết chuẩn và quy trình chiết CBQ đang còn là độc quyền của nhà sản xuất [32].
Trong Y học hiện đại, CBQ được sử dụng dưới dạng chuẩn hóa. Trong các tài liệu
khoa học, CBQ chuẩn hóa được đề cập dưới tên EGb761, chứa 24 – 32% flavonoid và
6 - 12% terpennoid. Trong nhóm flavonoid này, có 3 chất là Q, K và I [32], [38], [39],
[73], [74].

b. Tác dụng dược lý và công dụng
Tác dụng dược lý: CBQ có đặc tính thu dọn các gốc tự do. Tác dụng chống oxy - hóa
của CBQ có thể kéo dài thời gian bán hủy của yếu tố gây giãn từ nội mơ do thu dọn
anion superoxyd. CBQ có nhiều cơ chế tác dụng như: tác dụng điều hòa trên tiểu động
mạch, mao mạch, tĩnh mạch (tăng lưu lượng máu), tác dụng lưu biến máu (giảm độ
nhớt, do đối kháng với thụ thể của PAF). Ở người, CBQ làm tăng lưu lượng máu não
toàn bộ và cục bộ, tăng lưu lượng vi tuần hoàn, bảo vệ đối với giảm oxy khơng khí thở
vào; cải thiện lưu biến máu, trong đó ức chế kết tập tiểu cầu, cải thiện chuyển hóa ở mô
và giảm độ thấm mao mạch [32], [37], [45], [49], [62], [67], [83].
Cơng dụng: CBQ tiêu chuẩn hóa bào chế từ lá khô Bạch quả được dùng trong y học
hiện đại để điều trị [32], [67], [72]:
− Điều trị triệu chứng các rối loạn trong hội chứng tâm thần phân liệt với các triệu
chứng chủ yếu như: suy giảm trí nhớ, rối loạn tập trung, trầm cảm, chóng mặt, ù tai,
đau đầu.
− Làm tăng quãng đường đi không đau ở người có bệnh tắc động mạch ngoại biên
như tập tễnh cách hồi, bệnh Raynaud và hội chứng sau viêm tĩnh mạch.



− Điều trị bệnh ở tai trong như ù tai và chóng mặt do mạch máu thối hóa.
− Thiểu năng tuần hoàn não thể nhẹ và vừa.
− Rối loạn lưu lượng máu ngoại biên.
− Rối loạn viêm nhiễm như các vết thương do va đập, bỏng, loét hay viêm da do q
mẫn cảm. Ngồi ra, cịn dùng làm giảm sự bắt đầu giai đoạn tấn công mạnh mẽ của
nhiều bệnh như đái tháo đường, thấp khớp và cao huyết áp.

c. Độc tính và tương tác thuốc: Các nghiên cứu với CBQ chưa thấy tác động nào
gây đột biến gen, gây ung thư hay độc đối với sự sinh sản. Độc tính cấp và mãn của
CBQ là rất thấp. Flavonol của Bạch quả không ảnh hưởng đến công thức máu, hệ
thống đơng máu nhưng dùng liều cao có thể gây trở ngại cho sự đông máu [84]. Thận
trọng với người mắc bệnh rối loạn đông máu, máu không đông hoặc những người đang
dùng thuốc có ảnh hưởng đến kết tập tiểu cầu. Khơng dùng CBQ trước khi phẫu thuật
ít nhất 14 ngày [32].

d. Chế phẩm chứa CBQ: CBQ có trên thị trường dưới dạng viên nén, viên nang,
cao đặc, cao cồn, dạng gel hay xịt dưới lưỡi và cũng là thành phần trong một số nước
uống phục hồi sức khỏe và chế phẩm vitamin. Liều thông thường là 40 mg CBQ chuẩn
hóa dùng 3 lần trong 1 ngày (liều hàng ngày là 120-240 mg). Ngồi một số chế phẩm ở
®

®

®

dạng bào chế quy ước với các biệt dược như Tanakan , OPCan , Dorocan …, các nhà
®


sản xuất cịn đưa ra những biệt dược được bào chế theo công nghệ nano như Giloba ,
®

Ginkgoselect Phytosome … dùng một liều trong ngày.


1.1.3. Phương pháp định lượng flavonoid tp của CBQ
Định lượng flavonoid tp của CBQ trong nguyên liệu và chế phẩm
Hiện nay, định lượng CBQ chủ yếu là định lượng hợp chất flavonol glycosid – nhóm
flavonoid chủ yếu của Bạch quả. Tiến hành thủy phân CBQ với acid, các glycosid sẽ bị
thủy phân thành các aglycon (Q, K và I). Sau đó các aglycon này được phân tích định
lượng bằng HPLC với đầu dò UV và so sánh với chất chuẩn [66]. Phương pháp trên
được nghiên cứu khá phổ biến trên thế giới và đã được đưa vào Dược điển Trung Quốc
[75], Mỹ [76], Anh [44], Châu Âu [48]… trong những năm gần đây. Tuy nhiên phương
pháp xử lý mẫu và điều kiện phân tích bằng HPLC trong các tài liệu này có khác nhau
về điều kiện sắc ký và cách xử lý mẫu (nồng độ acid HCl và thời gian thủy phân).
Trong đó chỉ có duy nhất Dược điển Trung Quốc [75] có chun luận CBQ, các dược
điển cịn lại chỉ xây dựng chuyên luận lá Bạch quả.
Định lượng flavonoid tp của CBQ trong dịch sinh học
Khác với các thuốc hoá dược, việc nghiên cứu sinh khả dụng các chế phẩm thuốc từ
dược liệu rất khó khăn do sự phức tạp về thành phần của dược liệu, cao dược liệu.
Trước tình hình đó, Tổ chức Y tế Thế giới đã có hướng dẫn [80]: lựa chọn những chất
đánh dấu (marker) để thực hiện việc tiêu chuẩn hóa dược liệu cũng như nghiên cứu về
dược động học của các thuốc trên. Theo đó, chất đánh dấu là chất đặc trưng của dược
liệu, có thể có hoặc khơng có tác dụng dược lý. Trong nghiên cứu về Bạch quả, các nhà
nghiên cứu thường chọn các thành phần như: Q, K, ginkgolid, bilobalid để làm marker
khi nghiên cứu về dược động học [51], [52], [68]. Đã có nhiều nghiên cứu về phương
pháp định lượng Q trong huyết tương [36], [43], [47], [55], [58], [59], [61], [63], [65],
[69], [82]. Nguyên tắc chung là cho người tình nguyện uống chế phẩm chứa CBQ, sau



đó tiến hành lấy máu, tách lấy huyết tương rồi tủa protid huyết tương bằng MeOH. Ly
tâm lấy dịch trong và tiến hành thủy phân để tạo aglycon. Lọc dịch thủy phân và đem
tiêm sắc ký, đối chiếu với Q chuẩn.

1.2. Thuốc phóng thích kéo dài
Trong q trình phịng và điều trị bệnh, các dạng thuốc quy ước như các thuốc viên
uống thường phải dùng nhiều lần trong ngày có nhiều bất tiện cho người sử dụng, có
thể qn khơng uống thuốc các lần tiếp sau, “góp phần” làm giảm hiệu quả điều trị do
uống không đủ liều và gây lờn thuốc. Ngồi ra uống nhiều lần cịn làm tăng tác dụng
phụ của thuốc, gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe người dùng thuốc [46], [77].
Các nhà nghiên cứu phát triển thuốc đã tìm cách khắc phục những hạn chế trên của các
dạng thuốc quy ước đó bằng dạng thuốc mới: thuốc phóng thích kéo dài (PTKD), (cịn
gọi là thuốc tác dụng kéo dài, hay hệ trị liệu PTKD) nâng cao được hiệu quả điều trị.
Thuốc PTKD là một dạng thuốc phóng thích dược chất kéo dài và tồn tại trong máu với
liều điều trị trong một thời gian cần thiết từ 12-24 giờ [46], [77].
Quá trình nghiên cứu phát triển hệ trị liệu PTKD đã hình thành nhiều tên gọi khác
nhau: phóng thích kéo dài (prolonged release), phóng thích chậm (sustained release),
phóng thích có kiểm sốt (controlled release),… Đến nay Dược Điển Mỹ dùng một từ
thống nhất cho tên gọi của hệ thống trị liệu này là phóng thích kéo dài (extended
release) [76], [77].
Lịch sử phát triển thuốc PTKD có thể chia thành 3 giai đọan. Giai đoạn đầu từ 19501970, một vài chế phẩm được bào chế dựa trên sự kết hợp giữa hoạt chất với các tá
dược là các polymer thân nước hoặc sáp để tạo sự phóng thích chậm và duy trì nồng độ


thuốc trong cơ thể. Giai đoạn này kém phát triển do những hạn chế trong nhận thức về
cơ chế tác động của thuốc PTKD. Giai đoạn từ 1970-1990: sự phát triển của sinh dược
học, công nghệ sinh học và sinh học phân tử đã thúc đẩy phát triển của thuốc PTKD.
Từ những nghiên cứu về dược động học, sinh khả dụng và tương đương sinh học, các
nhà nghiên cứu phát triển thuốc đã khẳng định được ưu việt của thuốc PTKD có hiệu

quả điều trị tốt hơn dạng thuốc quy ước [2], đặt nền móng cho thuốc PTKD phát triển ở
nhiều đường dùng khác nhau (uống, tiêm ...) [77]. Giai đoạn sau 1990 là kỷ nguyên
mới của thuốc PTKD. Trong đó, thành tựu về khoa học cơng nghệ vật liệu đã tạo ra
nhiều polymer sinh học có tính tương hợp cao với cơ thể, hình thành nhiều hệ vật liệu
vận chuyển thuốc mới [46], [70], [77].
Ở Việt Nam, thuốc PTKD đã được nghiên cứu cơng bố trên các tạp chí chuyên ngành
từ những năm 90 của thế kỷ XX, và phát triển nhiều vào những năm sau của thế kỷ
XXI (từ sau năm 2000), chủ yếu dùng đường uống với những hoạt chất như
Theophyllin, Diclofenac natri, Nifedipin, Indomethacin, Propanolol... [5], [8], [9], [10],
[11], [12], [13], [14], [15], [16], [17], [18], [19], [20], [21], [22], [23], [27], [28], [29],
[30], [31], [33], [34], [35].

1.2.1. Bào chế thuốc PTKD dùng đường uống
Đối với thuốc PTKD dùng đường uống, thường được bào chế theo hai dạng viên nén
và vi nang, có cấu trúc thơng thường là khung xốp hoặc màng bao hoặc phối hợp cả
hai loại cấu trúc này [46], [64], [77]. Theo đó thuốc được bào chế tương tự như các
thuốc quy ước: theo các phương pháp xát hạt ướt, xát hạt khô hay dập thẳng, trong
trường hợp cần thiết có thể được bao màng film bên ngoài (đối với viên nén) hoặc đùn,
ve hay sấy phun tạo hạt rồi được bao bằng màng film (đối với vi hạt). Thành phần hệ tá
dược được sử dụng cũng bao gồm các tá dược độn, tá dược dính, tá dược trơn bóng…


×