Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Dạy học chủ đề tích hợp cuộn cảm trong các thiết bị gia dụng lớp 12 trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.39 MB, 127 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

TRẦN ĐỨC THUẬN

DẠY HỌC CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
“CUỘN CẢM TRONG CÁC THIẾT BỊ GIA DỤNG”
LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
LÝ LUẬN VÀ PPDH BỘ MÔN VẬT LÝ

ĐÀ NẴNG – NĂM 2020


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

TRẦN ĐỨC THUẬN

DẠY HỌC CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
“CUỘN CẢM TRONG CÁC THIẾT BỊ GIA DỤNG”
LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Ngành: Lý luận và PPDH Bộ mơn Vật lí
Mã số: 8.14.01.11

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. PHẠM THỊ PHÚ

ĐÀ NẴNG – NĂM 2020






- III -

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ I
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. II
MỤC LỤC ..................................................................................................................... III
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................... VII
DANH MỤC BẢNG .....................................................................................................IX
DANH MỤC HÌNH ....................................................................................................... X
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................ 1
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu .................................................................................... 3
3. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................... 4
4. Giả thuyết khoa học .................................................................................................... 4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................................. 4
6. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 4
7. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................................ 5
8. Đóng góp mới của đề tài ............................................................................................. 5
9. Cấu trúc của luận văn .................................................................................................. 5
CHƢƠNG 1. DẠY HỌC CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA
HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ..................................................................... 7
1.1. Năng lực của học sinh ............................................................................................. 7
1.1.1. Khái niệm về năng lực .......................................................................................... 7
1.1.2. Quá trình hình thành năng lực .............................................................................. 7
1.1.3. Các năng lực cốt lõi của học sinh ......................................................................... 8
1.2. Mục tiêu của Chƣơng trình giáo dục phổ thơng 2018 ............................................. 9

1.2.1. Mục tiêu tổng thể .................................................................................................. 9
1.2.2. Mục tiêu giáo dục môn vật lí .............................................................................. 10
1.3. Dạy học tích hợp .................................................................................................... 11
1.3.1. Khái niệm về dạy học tích hợp ........................................................................... 11
1.3.2. Các mức độ dạy học tích hợp ............................................................................. 11
1.3.3. Qui trình tổ chức dạy học tích hợp ..................................................................... 12
1.3.4. Các phƣơng pháp dạy học sử dụng trong dạy học tích hợp ............................... 14


- IV -

1.3.5. Đánh giá năng lực trong dạy học tích hợp .......................................................... 17
1.4. Dạy học dự án ........................................................................................................ 20
1.4.1. Khái niệm Dạy học dự án ................................................................................... 20
1.4.2. Mục tiêu của Dạy học dự án ............................................................................... 20
1.4.3. Đặc trƣng của dạy học dự án .............................................................................. 21
1.4.4. Phân loại Dạy học dự án ..................................................................................... 22
1.4.5. Các giai đoạn tổ chức dạy học dự án .................................................................. 23
1.4.6. Qui trình thiết kế một dự án học tập ................................................................... 24
1.4.7. Bộ hồ sơ Dạy học dự án ..................................................................................... 25
1.5. Dạy học chủ đề tích hợp theo mơ hình dạy học dự án với việc phát triển năng lực
ngƣời học ...................................................................................................................... 25
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ............................................................................................... 26
CHƢƠNG 2. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH DẠY HỌC CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP “CUỘN
CẢM TRONG CÁC THIẾT BỊ GIA DỤNG” BẰNG MƠ HÌNH DẠY HỌC DỰ ÁN
....................................................................................................................................... 27
2.1. Lí do chọn chủ đề “Cuộn cảm trong các thiết bị gia dụng” .................................. 27
2.1.1. Tần suất Cuộn cảm trong chƣơng trình mơn Vật lí phổ thơng hiện hành .......... 27
2.1.2. Tần suất Cuộn cảm trong chƣơng trình mơn Cơng nghệ phổ thông hiện hành .. 27
2.1.3. Cuộn cảm là linh kiện phổ biến trong các thiết bị gia dụng ............................... 28

2.1.4. Vị trí của kĩ năng sử dụng các thiết bị gia dụng hiện đại trong giáo dục kĩ thuật
tổng hợp và giáo dục kĩ năng sống ............................................................................... 28
2.2. Nội dung khoa học về cuộn cảm ........................................................................... 28
2.2.1. Công dụng và cấu tạo của cuộn cảm (cuộn dây điện) ........................................ 28
2.2.2. Phân loại và ký hiệu của cuộn cảm .................................................................... 28
2.2.3. Các số liệu kĩ thuật của cuộn cảm ...................................................................... 29
2.2.4. Đặc tính của cuộn cảm ....................................................................................... 30
2.2.5. Đo các thơng số kĩ thuật của cuộn cảm .............................................................. 30
2.2.6. Vị trí, chức năng, thông số kĩ thuật của cuộn cảm trong một số thiết bị gia dụng
phổ biến ........................................................................................................................ 31
2.3. Áp dụng mơ hình dạy học dự án, xây dựng kế hoạch dạy học chủ đề tích hợp
“Cuộn cảm trong các thiết bị gia dụng” ....................................................................... 35


-V-

2.3.1. Mục tiêu dạy học của chủ đề .............................................................................. 35
2.3.2. Ý tƣởng dự án, tên dự án, tiểu dự án .................................................................. 36
2.3.3. Sản phẩm dự án, tiểu dự án và phiếu đánh giá sản phẩm ................................... 37
2.3.4. Bộ câu hỏi định hƣớng học sinh kiến tạo sản phẩm dự án ................................. 41
2.3.5. Giáo án triển khai dự án ..................................................................................... 43
2.3.6. Kế hoạch theo dõi, hƣớng dẫn học sinh kiến tạo sản phẩm ............................... 60
2.3.7. Giáo án nghiệm thu dự án .................................................................................. 62
2.3.8. Sản phẩm mẫu .................................................................................................... 69
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ............................................................................................... 75
CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ................................................................. 76
3.1. Mục đích thực nghiệm sƣ phạm ............................................................................ 76
3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sƣ phạm ............................................................................ 76
3.3. Đối tƣợng thực nghiệm sƣ phạm ........................................................................... 76
3.4. Thời gian thực nghiệm sƣ phạm ............................................................................ 78

3.5. Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm ...................................................................... 78
3.6. Phƣơng pháp đánh giá kết quả thực nghiệm sƣ phạm ........................................... 78
3.6.1. Căn cứ đánh giá .................................................................................................. 78
3.6.2. Phƣơng án đánh giá ............................................................................................ 79
3.7. Diễn biến thực nghiệm sƣ phạm ............................................................................ 79
3.7.1. Công tác chuẩn bị cho thực nghiệm sƣ phạm ..................................................... 79
3.7.2. Tổ chức thực hiện ............................................................................................... 80
3.8. Kết quả thực nghiệm sƣ phạm ............................................................................... 81
3.8.1. Chọn mẫu ............................................................................................................ 81
3.8.2. Cơng cụ đánh giá ................................................................................................ 81
3.8.3. Đánh giá q trình .............................................................................................. 82
3.8.4. Kết luận ............................................................................................................... 84
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ............................................................................................... 85
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................................... 86
1. Đánh giá kết quả đạt đƣợc của đề tài ........................................................................ 86
2. Một số kiến nghị, đề xuất ......................................................................................... 86
3. Hƣớng phát triển của đề tài ...................................................................................... 87


- VI -

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 88
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Theo dõi, hƣớng dẫn học sinh kiến tạo sản phẩm ..................................... PL1
Phụ lục 2. Sản phẩm kiến tạo của học sinh ................................................................ PL3
PL2.1. Sản phẩm “Cuộn cảm trong Loa điện” ........................................................... PL3
PL2.2. Sản phẩm “Cuộn cảm trong Micrô” ............................................................... PL5
PL2.3. Sản phẩm “Cuộn cảm trong Quạt điện” ......................................................... PL7
PL2.4. Sản phẩm “Cuộn cảm trong Ổn áp một pha” ................................................. PL9
Phụ lục 3. Video học sinh kiến tạo sản phẩm ........................................................... PL12

Phụ lục 4. Video học sinh báo cáo sản phẩm ........................................................... PL12
Phụ lục 5. Phiếu tổng hợp điểm và xếp loại năng lực học sinh ................................ PL13
Phụ lục 6. Các phiếu đánh giá năng lực của học sinh đã thực hiện.......................... PL15




- IX -

DANH MỤC BẢNG
Số hiệu
bảng

Tên bảng

Trang

2.1

Phiếu đánh giá sản phẩm của nhóm

37

2.2

Phiếu đánh tự đánh giá sản phẩm và thái độ hợp tác

38

2.3


Phiếu đánh đánh giá sản phẩm và thái độ hợp tác của cá nhân

39

2.4

Phiếu tổng hợp điểm và xếp loại năng lực của lớp

39

2.5

Bảng qui định về mức xếp loại năng lực của học sinh

40

3.1

Danh sách nhóm thực nghiệm sƣ phạm 1 (TNSP12C1-BaGia)

76

3.2

Danh sách nhóm thực nghiệm sƣ phạm 2 (TNSP12C10-BaGia)

76

3.3


Thống kê xếp loại năng lực nhóm TNSP12C1-BaGia

82

3.4

Thống kê xếp loại năng lực nhóm TNSP12C10-BaGia

83


-X-

DANH MỤC HÌNH
Số hiệu

Tên hình

hình

Trang

1.1

Mơ hình phát triển năng lực

7

2.1


Cấu tạo và phân loại cuộn cảm

28

2.2

Ký hiệu cuộn cảm trong mạch điện

28

2.3

Vị trí cuộn cảm trong máy ổn áp một pha

30

2.4

Vị trí cuộn cảm trong quạt điện

31

2.5

Sơ đồ nguyên lý hoạt động của quạt điện

32

2.6


Sơ đồ cấu tạo của Loa

33

2.7

Sơ đồ cấu tạo micrơ

33

2.8

Tóm tắt bài học “Cuộn cảm trong các thiết bị gia dụng”

51


-1-

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam (khố
XI) đã thơng qua Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn
bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp hố, hiện đại hố
trong điều kiện kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã
xác định [1]: “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề
lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tƣ tƣởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phƣơng
pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của
Đảng, sự quản lý của Nhà nƣớc đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục - đào

tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân ngƣời học; đổi mới ở
tất cả các bậc học, ngành học”.
“Trong quá trình đổi mới, cần kế thừa, phát huy những thành tựu, phát triển
những nhân tố mới, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của thế giới; kiên quyết
chấn chỉnh những nhận thức, việc làm lệch lạc. Đổi mới phải bảo đảm tính hệ thống,
tầm nhìn dài hạn, phù hợp với từng loại đối tƣợng và cấp học; các giải pháp phải đồng
bộ, khả thi, có trọng tâm, trọng điểm, lộ trình, bƣớc đi phù hợp” [1].
Chƣơng trình giáo dục phổ thông tổng thể đổi mới ban hành ngày 26/12/2018 của
Bộ Giáo dục & Đào tạo xác định mục tiêu giáo dục phổ thông là [6]: “Giúp học sinh
làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã học vào đời
sống và tự học suốt đời, có định hƣớng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, biết xây dựng
và phát triển hài hoà các mối quan hệ xã hội, có cá tính, nhân cách và đời sống tâm
hồn phong phú, nhờ đó có đƣợc cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự
phát triển của đất nƣớc và nhân loại”; “Chƣơng trình giáo dục trung học phổ thơng
giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết đối với ngƣời lao
động, ý thức và nhân cách công dân, khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời, khả
năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hồn cảnh
của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động, khả
năng thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hố và cách mạng cơng
nghiệp mới”.
Dạy học tích hợp là hành động liên kết một cách hữu cơ, có hệ thống các đối
tƣợng nghiên cứu, học tập của một vài lĩnh vực môn học khác nhau thành nội dung


-2-

thống nhất, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn đƣợc đề cập trong các
mơn học đó nhằm hình thành ở học sinh các năng lực cần thiết. Trong dạy học tích
hợp, học sinh dƣới sự chỉ đạo của giáo viên thực hiện việc chuyển đổi liên tiếp các
thông tin từ ngôn ngữ của môn học này sang ngôn ngữ của môn học khác; học sinh

học cách sử dụng phối hợp những kiến thức, những kĩ năng và những thao tác để giải
quyết một tình huống phức tạp – thƣờng là gần với thực tiễn. Chính nhờ q trình đó,
học sinh nắm vững kiến thức, hình thành khái niệm, phát triển năng lực và các phẩm
chất cá nhân. Vì thế, tổ chức dạy học tích hợp mở ra triển vọng cho việc thực hiện dạy
học theo tiếp cận năng lực [12].
Thực tiễn thử nghiệm dạy học tích hợp ở Việt Nam trong nhiều năm qua cho thấy
việc xây dựng chƣơng trình mơn học tích hợp giúp học sinh có cơ hội vận dụng kiến
thức, kĩ năng của nhiều lĩnh vực chuyên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn trong
học tập và đời sống, qua đó giúp học sinh phát triển đƣợc những phẩm chất và năng
lực mà chƣơng trình giáo dục phổ thơng kì vọng. Ngồi ra, nó cịn giúp tránh đƣợc sự
trùng lặp kiến thức nếu dạy ở nhiều môn học, nhờ đó phù hợp với thời gian học của
học sinh trong nhà trƣờng, góp phần giảm tải so với chƣơng trình hiện hành. Trong
thực tiễn dạy học lâu nay, nhiều giáo viên đã vận dụng cách dạy học tích hợp. Tuy
nhiên, nếu quan điểm tích hợp đƣợc quán triệt ngay từ khâu thiết kế chƣơng trình và
biên soạn sách giáo khoa thì giáo viên sẽ vận dụng thuận lợi hơn và việc dạy học sẽ
hiệu quả hơn so với cách làm tùy thuộc nhiều vào sự vận dụng của từng cá nhân giáo
viên.
Thiết bị gia dụng là tên gọi chỉ chung cho những vật dụng, mặt hàng, thiết bị
đƣợc trang bị và sử dụng để phục vụ cho các tiện nghi, tiện ích nhằm đáp ứng nhu cầu
sử dụng thƣờng xuyên cho sinh hoạt hàng ngày đối với một gia đình, hộ gia đình.
Thơng thƣờng thiết bị gia dụng đƣợc đề cập đến các thiết bị điện, điện lạnh gia dụng
có cơng dụng phục vụ cho sinh hoạt và một số chức năng trong gia đình, chẳng hạn
nhƣ nấu ăn hoặc làm lạnh, bảo quản thực phẩm, âm thanh, ánh sáng. Khi sử dụng các
thiết bị gia dụng, mỗi ngƣời đều quan tâm đến độ an toàn, hiệu quả và tính tiết kiệm
của thiết bị. Do đó, kỹ năng sử dụng các thiết bị gia dụng thời hiện đại là rất cần thiết
đối với mỗi ngƣời.
Cuộn cảm hay còn gọi là cuộn dây điện đƣợc biết đến là một linh kiện điện tử thụ
động dùng để tạo ra từ trƣờng và là thiết bị điện đƣợc cấu tạo bởi một cuộn dây dẫn



-3-

quấn thành nhiều vịng. Trong đó, lõi của cuộn cảm có thể là vật liệu dẫn từ hay lõi
thép kỹ thuật. Mặc dù cuộn cảm không phải là một thành phần quen thuộc trong mạch
điện tử. Nhƣng nó lại là một trong những thành phần khá rắc rối và có nhiều công
dụng trong mạch điện.
Cuộn cảm là một đối tƣợng xuất hiện nhiều trong môn vật lý và môn công nghệ
trong chƣơng trình phổ thơng hiện hành. Ngay ở chƣơng trình vật lý lớp 9 hiện hành,
học sinh đã đƣợc biết sơ lƣợc về cấu tạo và công dụng của cuộn cảm khi đƣợc học về
từ trƣờng, hiện tƣợng cảm ứng điện từ, dịng điện xoay chiều. Đến chƣơng trình vật lý
trung học phổ thông lớp 11 và 12, học sinh lại tiếp tục đƣợc học về cuộn cảm ở các nội
dung về từ trƣờng, cảm ứng điện từ, dòng điện xoay chiều và dao động điện từ. Trong
chƣơng trình cơng nghệ 12, cuộn cảm xuất hiện ở tồn bộ chƣơng trình. Có thể nói,
cuộn cảm là đối tƣợng quan trọng trong chƣơng trình giáo dục phổ thơng hiện hành ở
mơn vật lý và mơn cơng nghệ. Ngồi ra, cuộn cảm cịn là linh kiện quan trọng và
khơng thể thiếu trong các thiết bị gia dụng, nhƣ: quạt điện, biến áp, loa, micrơ, …
Chủ đề tích hợp “Cuộn cảm trong các thiết bị gia dụng” tích hợp đƣợc các kiến
thức và kĩ năng về cuộn cảm thuộc nội dung giáo dục của mơn Vật lí (nội mơn) và
mơn Cơng nghệ (liên môn), đồng thời giáo dục cho ngƣời học kĩ năng sử dụng một số
thiết bị gia dụng hiện đại, dễ dàng hịa nhập cuộc sống thời cơng nghệ 4.0.
Với những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài “Dạy học chủ đề tích hợp Cuộn
cảm trong các thiết bị gia dụng lớp 12 Trung học phổ thông”.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Hiện đã có một số luận văn thạc sĩ nghiên cứu về dạy học chủ đề tích hợp, nhƣ:
Luận văn của Nguyễn Thị Luyến (2014), với đề tài “Tổ chức dạy học tích hợp
chủ đề Sự nhìn của mắt”
Luận văn của Lê Hải Thanh (2016), với đề tài “Xây dựng và tổ chức dạy học chủ
đề tích hợp Âm thanh ở Trung học cơ sở”
Luận văn của Nguyễn Thị Châu (2017), với đề tài “Xây dựng và tổ chức dạy học
dự án chủ đề tích hợp liên môn Năng lượng và sử dụng năng lượng”

Đến nay vẫn chƣa có luận văn Thạc sĩ nào nghiên về đề tài “Dạy học chủ đề tích
hợp Cuộn cảm trong các thiết bị gia dụng lớp 12 Trung học phổ thông”.


-4-

3. Mục tiêu nghiên cứu
Xây dựng kế hoạch dạy học chủ đề tích hợp “Cuộn cảm trong các thiết bị gia
dụng” theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng và tổ chức dạy học chủ đề tích hợp “Cuộn cảm trong các thiết bị
gia dụng” bằng mơ hình dạy học dự án thì sẽ khai thác đƣợc đồng thời các ƣu thế của
dạy học tích hợp và dạy học dự án, do đó sẽ thực hiện đƣợc mục tiêu dạy học phát
triển năng lực học sinh.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu Chƣơng trình giáo dục phổ thơng tổng thể (mới) và Chƣơng
trình giáo dục phổ thơng mơn Vật lí (mới);
5.2. Nghiên cứu cơ sở lý luận về năng lực của học sinh;
5.3. Nghiên cứu cơ sở lí luận về dạy học tích hợp;
5.4. Nghiên cứu cơ sở lý luận về dạy học dự án;
5.5. Nghiên cứu mục tiêu, nội dung dạy học về Cuộn cảm theo chƣơng trình phổ
thơng hiện hành trong mơn Vật lí và mơn Cơng nghệ;
5.6. Nghiên cứu vị trí, chức năng, thơng số kĩ thuật của cuộn cảm trong một số
thiết bị gia dụng phổ biến: động cơ điện (quạt điện, máy xay sinh tố,…), máy biến áp,
loa, micrô, …;
5.7. Xây dựng kế hoạch dạy học chủ đề tích hợp “Cuộn cảm trong các thiết bị gia
dụng” bằng mơ hình dạy học dự án;
5.8. Thực nghiệm sƣ phạm kế hoạch đã xây dựng.
6. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
6.1. Đối tƣợng nghiên cứu

- Năng lực của học sinh;
- Dạy học tích hợp;
- Dạy học dự án;
- Cuộn cảm trong nội dung dạy học mơn Vật lí và mơn Cơng nghệ chƣơng trình
giáo dục phổ thơng hiện hành;
- Thiết bị gia dụng phổ biến: động cơ điện, máy biến áp, loa, micrô.


-5-

6.2. Phạm vi nghiên cứu
Dạy học chủ đề tích hợp “Cuộn cảm trong các thiết bị gia dụng” đối với học sinh
lớp 12, Trƣờng THPT Ba Gia, Quảng Ngãi, năm học 2019 – 2020.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận
- Nghiên cứu các tài liệu về chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách văn kiện của
Đảng, Nhà nƣớc các chỉ thị và thông tƣ của Bộ giáo dục và Đào tạo trong việc đổi mới
giáo dục ở Việt Nam, Chƣơng trình giáo dục phổ thơng mới ở nƣớc ta hiện nay;
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của dạy học tích hợp, dạy học dự án; dạy học theo
định hƣớng phát triển năng lực của học sinh;
- Nghiên cứu chƣơng trình, sách giáo khoa, sách bài tập, sách hƣớng dẫn giảng
dạy kiến thức về cuộn cảm của chƣơng trình giáo dục hiện hành.
7.2. Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm
Tiến hành thực nghiệm sƣ phạm theo kế hoạch. Phân tích kết quả thu đƣợc trong
q trình thực nghiệm sƣ phạm để kiểm tra đánh giá giả thuyết khoa học đã đề ra.
7.3. Phƣơng pháp nghiên cứu thống kê toán học
Sử dụng phƣơng pháp thống kê toán học để xử lý kết quả thực nghiệm sƣ phạm
và kiểm định giả thuyết thống kê về sự khác nhau trong kết quả học tập của hai nhóm
thực nghiệm khác nhau.
8. Đóng góp mới của đề tài

- Về lí luận: Hệ thống hóa một số cơ sở lí luận về dạy học tích hợp theo phƣơng
pháp dạy học dự án nhằm phát triển các năng lực của học sinh ở trƣờng trung học phổ
thông;
- Về ứng dụng: Xây dựng đƣợc bộ hồ sơ dạy học chủ đề tích hợp “Cuộn cảm
trong các thiết bị gia dụng” đảm bảo phát triển đƣợc những năng lực của học sinh lớp
12 khi triển khai dạy học.
9. Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm các phần chính sau:
- Phần Mở đầu;
- Phần Nội dung gồm 3 chƣơng:
+ Chƣơng 1. Dạy học chủ đề tích hợp phát triển năng lực của học sinh trung
học phổ thông


-6-

+ Chƣơng 2. Xây dựng kế hoạch dạy học chủ đề tích hợp “Cuộn cảm trong
các các thiết bị gia dụng” bằng mơ hình dạy học dự án
+ Chƣơng 3. Thực nghiệm sƣ phạm
- Phần Kết luận và kiến nghị;
- Phần Tài liệu tham khảo;
- Phần Phụ lục


-7-

CHƢƠNG 1
DẠY HỌC CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. Năng lực của học sinh

1.1.1. Khái niệm về năng lực
Năng lực là khả năng huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính
tâm lí cá nhân khác nhƣ hứng thú, niềm tin, ý chí, … để thực hiện thành công một loại
công việc trong một bối cảnh nhất định [12].
Năng lực của học sinh là khả năng làm chủ những hệ thống kiến thức, kĩ năng,
thái độ, … phù hợp với lứa tuổi và vận hành (kết nối) chúng một cách hợp lý vào thực
hiện thành công nhiệm vụ học tập, giải quyết hiệu quả những vấn đề đặt ra cho chính
các em trong cuộc sống [12].
Có ba dấu hiệu quan trọng cần lƣu ý về năng lực của học sinh [12]:
- Năng lực không chỉ là khả năng tái hiện tri thức, thông hiểu tri thức, kĩ năng
học đƣợc, … mà quan trọng là khả năng hành động, vận dụng tri thức, kĩ năng học
đƣợc để giải quyết những vấn đề của cuộc sống đang đặt ra với các em.
- Năng lực không chỉ là vốn kiến thức, kĩ năng, thái độ sống phù hợp với lứa tuổi
mà là sự kết hợp hài hòa của cả ba yếu tố này, thể hiện ở khả năng hành động (thực
hiện) hiệu quả, muốn hành động và sẵn sàng hành động đạt mục đích đề ra (gồm động
cơ, ý chí, sự tự tin và trách nhiệm xã hội, …)
- Năng lực đƣợc hình thành, phát triển trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ
học tập ở trong lớp học và ở ngồi lớp học. Nhà trƣờng là mơi trƣờng giáo dục chính
thống giúp học sinh hình thành những năng lực chung, năng lực chuyên biệt phù hợp
với lứa tuổi, song đó không phải là nơi duy nhất. Những môi trƣờng khác nhƣ gia
đình, cộng đồng, … cùng góp phần bổ sung và hoàn thiện các năng lực của các em.
1.1.2. Quá trình hình thành năng lực
Quá trình hình thành năng lực có thể mơ hình hóa bằng một sơ đồ hình bậc
thang, gồm các bƣớc tăng tiến hình thành năng lực nhƣ Hình 1.1 [12]. Trong đó:
1 – Tiếp nhận thơng tin
2 – Xử lý thông tin (thể hiện hiểu biết/kiến thức)
3 – Áp dụng/vận dụng kiến thức (thể hiện khả năng)


-8-


4 – Thái độ và hành động
5 – Sự kết hợp đầy đủ các yếu tố trên để tạo thành năng lực
6 – Tính trách nhiệm (thể hiện sự chuyên nghiệp/thành thạo)
7 – Kết hợp với kinh nghiệm/trải nghiệm (thể hiện năng lực nghề)
Năng lực nghề
Chuyên
nghiệp
Năng lực

Kinh
nghiệm

Trách
nhiệm

Hành động Sự đầy đủ
Khả năng

Thái độ

Kiến thức Áp dụng
Thơng tin
Xử lý

1

2

3


4

5

6

7

Hình 1.1: Mơ hình phát triển năng lực

1.1.3. Các năng lực cốt lõi của học sinh
Năng lực cốt lõi (còn gọi là năng lực chung) là năng lực cơ bản, thiết yếu mà bất
kỳ một ngƣời nào cũng cần có để sống, học tập và làm việc. Tất cả các hoạt động giáo
dục (bao gồm các môn học và các hoạt động trải nghiệm sáng tạo) với khả năng khác
nhau nhƣng đều hƣớng tới mục tiêu hình thành và phát triển các năng lực cốt lõi của
học sinh. Có nhiều hệ thống năng lực cốt lõi khác nhau, tuy nhiên trong các hệ thống
này thƣờng gồm có [12]:
- Kỹ năng sống và kỹ năng nghề nghiệp;
- Kỹ năng học tập và kỹ năng đổi mới;
- Kỹ năng về thông tin, đa phƣơng tiện và công nghệ.
Các năng lực cốt lõi của học sinh trong thế kĩ XXI gồm [12]:
- Năng lực làm chủ kiến thức các môn học cốt lõi bậc phổ thông;
- Năng lực nhận thức về các chủ đề của thế kỉ XXI: nhận thức về thế giới, kiến
thức về tài chính, kinh tế, kinh doanh, doanh nghiệp, kiến thức về chăm sóc sức khỏe
và kiến thức dân sự;


-9-


- Các năng lực tƣ duy và năng lực học tập: năng lực giải quyết vấn đề và năng lực
tƣ duy phê phán, năng lực giao tiếp, năng lực đổi mới và sáng tạo, năng lực hợp tác,
năng lực tự học từ bối cảnh thực tế, …;
- Năng lực về công nghệ thông tin và truyền thông;
- Năng lực nghề nghiệp và kĩ năng sống: năng lực thích ứng, năng lực thúc đẩy
và năng lực tự định hƣớng, năng lực lãnh đạo và trách nhiệm xã hội, …
Những năng lực cốt lõi của học sinh trong thế kỉ XXI cần đƣợc nhận diện nhƣ là
kết quả đầu ra (chuẩn đầu ra) của quá trình dạy học. Vì vậy nhất thiết phải phát triển
đƣợc các chƣơng trình giáo dục và vận dụng các chiến lƣợc dạy học, các kiểu tổ chức
dạy học phù hợp để ni dƣỡng, hình thành năng lực này [12].
Chƣơng trình giáo dục phổ thơng tổng thể mới của Việt Nam đƣợc Bộ trƣởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tƣ số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26
tháng 12 năm 2018 đƣợc cấu trúc theo định hƣớng phát triển năng lực cốt lõi sau [6]:
- Những năng lực chung đƣợc hình thành, phát triển thơng qua tất cả các môn học
và hoạt động giáo dục, gồm: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác,
năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo;
- Những năng lực đặc thù đƣợc hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số
môn học và hoạt động giáo dục nhất định, gồm: năng lực ngôn ngữ, năng lực tính tốn,
năng lực khoa học, năng lực cơng nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ, năng lực
thể chất.
Đây là cơ sở ban đầu cho hoạt động phát triển chƣơng trình nhà trƣờng, trong đó
có việc xây dựng và tổ chức dạy học các chủ đề tích hợp, giúp ngƣời học hình thành
năng lực cần thiết ở đầu ra.
1.2. Mục tiêu của Chƣơng trình giáo dục phổ thơng 2018
1.2.1. Mục tiêu tổng thể
Chƣơng trình giáo dục phổ thơng cụ thể hố mục tiêu giáo dục phổ thơng, giúp
học sinh làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã
học vào đời sống và tự học suốt đời, có định hƣớng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp,
biết xây dựng và phát triển hài hồ các mối quan hệ xã hội, có cá tính, nhân cách và
đời sống tâm hồn phong phú, nhờ đó có đƣợc cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích

cực vào sự phát triển của đất nƣớc và nhân loại [6].
Chƣơng trình giáo dục tiểu học giúp học sinh hình thành và phát triển những yếu


- 10 -

tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, phẩm chất
và năng lực; định hƣớng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, cộng đồng và
những thói quen, nền nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt [6].
Chƣơng trình giáo dục trung học cơ sở giúp học sinh phát triển các phẩm chất,
năng lực đã đƣợc hình thành và phát triển ở cấp tiểu học, tự điều chỉnh bản thân theo
các chuẩn mực chung của xã hội, biết vận dụng các phƣơng pháp học tập tích cực để
hồn chỉnh tri thức và kĩ năng nền tảng, có những hiểu biết ban đầu về các ngành nghề
và có ý thức hƣớng nghiệp để tiếp tục học lên trung học phổ thông, học nghề hoặc
tham gia vào cuộc sống lao động [6].
Chƣơng trình giáo dục trung học phổ thông giúp học sinh tiếp tục phát triển
những phẩm chất, năng lực cần thiết đối với ngƣời lao động, ý thức và nhân cách công
dân, khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời, khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù
hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên,
học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động, khả năng thích ứng với những đổi
thay trong bối cảnh tồn cầu hố và cách mạng cơng nghiệp mới [6].
Chƣơng trình xác định 5 phẩm chất và 6 năng lực chung mà tất cả các môn học
và hoạt động giáo dục ở tất cả các cấp học trong Chƣơng trình giáo dục phổ thơng cần
phải hƣớng tới phát triển cho ngƣời học, đó là:
- Phẩm chất yêu nƣớc, phẩm chất nhân ái, phẩm chất chăm chỉ, phẩm chất trung
thực và phẩm chất trách nhiệm;
- Năng lực tự học và tự chủ, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao
tiếp và hợp tác.
1.2.2. Mục tiêu giáo dục mơn vật lí
Cùng với các mơn học và hoạt động giáo dục khác, giúp học sinh hình thành,

phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung nêu ở mục 1.2.1.
Mơn vật lý đóng vai trị chủ chốt trong việc hình thành, phát triển năng lực vật lí,
với các biểu hiện sau [6]:
- Có đƣợc những kiến thức, kĩ năng phổ thơng cốt lõi về: mơ hình hệ vật lí; năng
lƣợng và sóng; lực và trƣờng;
- Vận dụng đƣợc một số kĩ năng tiến trình khoa học để khám phá, giải quyết vấn
đề dƣới góc độ vật lí;
- Vận dụng đƣợc một số kiến thức, kĩ năng trong thực tiễn, ứng xử với thiên


- 11 -

nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững xã hội và bảo vệ môi trƣờng;
- Nhận biết đƣợc năng lực, sở trƣờng của bản thân, định hƣớng đƣợc nghề nghiệp
và có kế hoạch học tập, rèn luyện đáp ứng yêu cầu của định hƣớng nghề nghiệp.
1.3. Dạy học tích hợp
1.3.1. Khái niệm về dạy học tích hợp
Dạy học tích hợp là một quan điểm sƣ phạm, ở đó ngƣời học cần tự giác huy
động (mọi) nguồn lực để giải quyết một tình huống phức hợp – có vấn đề nhằm phát
triển các năng lực và phẩm chất cá nhân [10].
1.3.2. Các mức độ dạy học tích hợp
Dạy học tích hợp thƣờng bắt đầu bằng việc xác định một chủ đề bao hàm kiến
thức, kỹ năng và phƣơng pháp của một số lĩnh vực khoa học hoặc của các phân môn
khác nhau của một ngành khoa học. Chủ đề lực chọn cần gắn với những tình huống
thực mang tính thời sự, gay cấn, thách thức và kích thích ngƣời học dấn thân vào giải
quyết. Căn cứ vào tƣơng quan về vị trí nội dung các mơn học trong chủ đề, có thể phân
ra bốn mức độ tích hợp nhƣ sau [10]:
- Mức độ nội môn:
Ở mức độ này, chủ đề tích hợp bao hàm kiến thức, kĩ năng của các phần khác
nhau của một môn học hoặc kiến thức, kĩ năng của môn học ở các lớp, cấp học khác

nhau.
- Mức độ lồng ghép hoặc liên hệ:
Ở mức độ này, các môn học vẫn dạy riêng lẻ, do từng giáo viên đảm nhận. Nội
dung môn học do giáo viên đảm nhận ở vị trí xƣơng sống. Tuy nhiên trong mạch phát
triển nội dung của môn học xƣơng sống, có thể lồng ghép các yếu tố nội dung của các
mơn học khác để tăng tính thực tiễn, tính giáo dục ý thức công dân, thƣợng tôn pháp
luật, bảo vệ môi trƣờng, tiết kiệm năng lƣợng, tôn trọng lịch sử, hợp tác quốc tế, tự hào
dân tộc, …
- Mức độ liên môn:
Ở mức độ này, các môn học vẫn đƣợc dạy riêng lẻ để đảm bảo tính hệ thống, vị
trí các mơn học ở mức độ tích hợp liên mơn tƣơng đối bình đẳng với nhau, nhƣng các
kiến thức và kĩ năng của một số môn học đƣờng đồng thời vận dụng để giải quyết
nhiệm vụ học tập đƣợc thiết kế theo chủ đề (đƣợc gọi là chủ đề hội tụ). Tích hợp liên
mơn thực hiện qua các chủ đề đƣợc bố trí vào những thời điểm thích hợp nhằm nghiên


- 12 -

cứu các ứng dụng thực tiễn và xác lập mối liên hệ giữa các kiến thức, kĩ năng giữa các
mơn học.
- Mức độ hịa trộn:
Đây là mức độ cao nhất của dạy học tích hợp. Ở mức độ này khơng cịn các mơn
học riêng lẻ, nội dung bài học không thuộc một môn học cụ thể nào mà thuộc về nhiều
môn học khác nhau, là sự hợp nhất kiến thức của một số môn học. Chuỗi các chủ đề
dạy học đƣợc thiết kế dựa trên các tình huống thực tiễn, xoay quanh các mục tiêu năng
lực xuyên chƣơng trình.
1.3.3. Qui trình tổ chức dạy học tích hợp
Quy trình dạy học tích hợp có thể qua 7 bƣớc nhƣ sau [12]:
Bƣớc 1 – Lựa chọn chủ đề:
Các chủ đề tích hợp thƣờng sẽ đƣợc đƣa ra hoặc gợi ý trong chƣơng trình. Tuy

nhiên, giáo viên cũng có thể tự xác định chủ đề tích hợp cho phù hợp với hồn cảnh
địa phƣơng, trình độ học sinh. Để xác định chủ đề cần:
- Rà sốt các mơn học qua khung chƣơng trình hiện có; các chuẩn kiến thức, kĩ
năng; chuẩn năng lực để tìm ra các nội dung dạy học gần nhau, có liên quan chặt chẽ
với nhau trong các mơn học của chƣơng trình hiện hành.
- Tìm ra những nội dung giáo dục liên quan đến các vấn đề thời sự địa phƣơng,
đất nƣớc để xây dựng chủ đề gắn với thực tiễn, có tính phổ biến, gắn với vốn kinh
nghiệm của học sinh và phù hợp với trình độ nhận thức của họ.
- Tham khảo sách chuyên ngành ở bậc đại học, ví dụ các sách về: Thổ nhƣỡng;
Khí tầng thấp; Vât lý y sinh; Năng lƣợng tái tạo, … qua đó có thể tìm đƣợc thêm
nguồn thơng tin tham khảo cũng nhƣ cơ sở khoa học của chủ đề bởi các nội dung
chuyên ngành này cũng đã mang tính tích hợp.
Khi lựa chọn chủ đề tích hợp, giáo viên cần phải trả lời các câu hỏi:
- Tại sao lại phải tích hợp?
- Tích hợp nội dung nào là hợp lý? Các nội dung cụ thể đó là gì? Thuộc các mơn
học, bài học nào trong chƣơng trình?
- Logic và mạch phát triển các nội dung đó nhƣ thế nào?
- Thời lƣợng cho bài học tích hợp dự kiến là bao nhiêu?
Từ đó, xác định và đặt tên cho chủ đề. Tên chủ đề làm sao phải phản ánh đƣợc,
phủ đƣợc nội dung của chủ đề và hấp dẫn học sinh.


- 13 -

Bƣớc 2 – Xác định các vấn đề (câu hỏi) cần giải quyết trong chủ đề:
Đây là bƣớc định hƣớng các nội dung cần đƣợc đƣa vào trong chủ đề. Các vấn đề
này là những câu hỏi mà thơng qua q trình học tập chủ đề học sinh có thể trả lời
đƣợc.
Bƣớc 3 – Xác định các kiến thức cần thiết để giải quyết vấn đề:
Dựa trên ý tƣởng chung và việc giải quyết các vấn đề mà chủ đề đặt ra, giáo viên

sẽ xác định đƣợc kiến thức cần đƣa vào trong chủ đề. Các kiến thức này có thể thuộc
một mơn học hoặc nhiều mơn học khác nhau. Các nội dung chủ đề đƣa ra cần dựa trên
các mục tiêu đã đề ra, tuy nhiên cần có tính gắn kết với nhau. Để thực hiện tốt việc
này, có thể phối hợp với giáo viên của bộ mơn có liên quan đến chủ đề cùng xây dựng
các nội dung nhằm đảm bảo tính chính xác khoa học và sự phong phú của chủ đề.
Đối với nhiều chủ đề tích hợp, việc xác định mục tiêu và xây dựng nội dung chủ
đề đôi khi diễn ra đồng thời.
Bƣớc 4 – Xác định mục tiêu dạy học của chủ đề:
Để xác định mục tiêu dạy học, cần rà soát xem kiến thức cần dạy, kĩ năng rèn
luyện thông qua chủ đề tích hợp ở từng mơn là những kiến thức, kĩ năng nào. Đồng
thời, căn cứ vào cấu trúc các năng lực chung và năng lực chuyên biệt của môn khoa
học tự nhiên để xác định các năng lực của học sinh (đặc biệt là các năng lực xuyên
môn) có thể đƣợc hình thành và phát triển qua chủ đề.
Việc xác định mục tiêu dạy học của chủ đề đôi khi diễn ra đồng thời với việc xác
định các nội dung, các hoạt động học tập của chủ đề tích hợp.
Mục tiêu chủ đề tích hợp sẽ quyết định xem chủ đề đó tích hợp kiến thức, kĩ năng
của mơn nào. Nếu trong mục tiêu chỉ có những kiến thức học sinh đƣợc học, những kĩ
năng đã thành thục của một mơn nào đó thì khơng thể coi là sự tích hợp của mơn này
vào trong chủ đề.
Bƣớc 5 – Xây dựng nội dung hoạt động dạy học của chủ đề:
Ở bƣớc này cần làm rõ: Chủ đề có những hoạt động nào, từng hoạt động đó thực
hiện vai trị gì trong việc đạt đƣợc mục tiêu chủ đề?
Có thể chia hoạt động theo vấn đề cần giải quyết hoặc theo cấu trúc nội dung của
chủ đề. Mỗi nội dung nhỏ, hoặc một vấn đề cần giải quyết của chủ đề có thể đƣợc xây
dựng thành một hoặc vài hoạt động dạy học khác nhau. Ứng với mỗi hoạt động, giáo
viên cần thực hiện các công việc sau:


×