Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Nhung nha khoa hoc doat giai Nobel co anh huong nhat

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (329.91 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Những nhà khoa học đoạt giải Nobel có ảnh hưởng nhất</b>



<b>TTO - Trước thềm lễ trao giải Nobel năm nay (sẽ diễn ra tại Thụy Điển vào tháng 12 tới), tờ </b>


<i><b>Telegraph</b></i><b> đã công bố danh sách những nhà khoa học đoạt giải Nobel có tầm ảnh hưởng lớn nhất</b>
<b>đối với thế giới đương đại.</b>


Marie Curie (1867-1934)



Marie Curie là thành viên của một gia đình từng đoạt tới 5 giải Nobel trong lĩnh vực hóa học và vật lý. Bà
trở thành người phụ nữ đầu tiên giành giải Nobel vào năm 1903, cùng với chồng Pierre và một nhà khoa
học có tên Henri Becquerel, nhờ nghiên cứu về phóng xạ hạt nhân.


Sau đó Marie Curie trở thành người đầu tiên nhận hai giải Nobel khi bà được trao giải Nobel Hóa học
nhờ phát hiện chất radium và polonium cùng với những cơng trình nghiên cứu chuyên sâu về chất
radium. Bà cũng là một trong hai người nhận giải Nobel trong hai lĩnh vực khác nhau.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Là nhà khoa học nổi tiếng nhất trong lịch sử thế giới hiện đại, Einstein được trao giải Nobel Vật lý vào
năm 1921 vì những đóng góp của ơng cho vật lý, đặc biệt là phát hiện của ông về định luật hiệu ứng
quang điện.


Trong suốt sự nghiệp của mình, Einstein có những đóng góp quan trọng trong lĩnh vực vật lý lý thuyết,
trong đó có những thuyết tương đối nổi tiếng. Ơng đã cơng bố hơn 300 cơng trình khoa học và 150 cơng
trình phi khoa học. Ơng được giới vật lý học hết sức ngưỡng mộ và năm 1999 ông được tạp chí <i>Time</i>


phong là "Người đàn ông của thế kỷ 20".


Francis Crick, James Watson và Maurice Wilkins



Từ trái sang phải: Francis Crick, James Watson và Maurice Wilkins



</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Alexander Fleming (1881-1955)



Bác sĩ, nhà sinh học, nhà dược lý học người Scotland chia giải Nobel Y học cùng với Ernst Chain và
Howard Florey do phát hiện và phân tách penicillin - loại kháng sinh đầu tiên của loài người - từ loại nấm
cùng tên. Khả năng điều trị các bệnh nhiễm trùng của penicillin đã cứu mạng sống của hàng triệu người.
Fleming được coi là người mở ra kỷ nguyên sử dụng kháng sinh trong y học.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Nhà di truyền học người Mỹ được nhận giải thưởng Nobel Y học vào năm 1946 do tìm ra cách tạo nên
những đột biến bằng phương pháp chiếu xạ tia X. Những nghiên cứu về vũ khí nguyên tử và sự phản đối
việc sử dụng loại vũ khí này biến ơng thành một nhân vật chính trị quan trọng khơng chỉ tại Mỹ mà trên
khắp thế giới.


</div>

<!--links-->

×