PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN TỪ LIÊM
TRƯỜNG MẦM NON ĐÔNG NGẠC B
* * *
GIÁO ÁN ÂM NHẠC
VĐTN: Đố bạn – Sáng tác : Hồng Ngọc
Nghe hát : Chú voi con ở bản Đôn – Sáng tác : Phạm Tuyên
Trò Chơi Âm Nhạc: Nghe âm thanh đoán tên nhạc cụ
Giáo viên : Đặng Quỳnh Hoa
Lớp : Mẫu giáo lớn A1
Thời gian : 30 - 35 phút
Số trẻ : 26- 28 trẻ
Năm học 2010 - 2011
I . Mục đích yêu cầu :
1/ Kiến thức :
- Trẻ thuộc lời bài hát, nhớ tên bài hát , tên tác giả.
- Nhận biết được một số nhạc cụ : đàn ghi ta, đàn bầu, sáo trúc, trống ,
chiêng, kèn.
2/ Kỹ năng :
- Hát đúng giai điệu bài hát, vận động nhịp nhàng và mô phỏng được động
tác của con vật trong bài “Đố bạn”.
- Phát triển tố chất âm nhạc, rèn luyện thính giác qua trò chơi âm nhạc.
- Rèn luyện tính tự tin, tự nhiên khi biểu diễn.
3 / Thái độ :
- Trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt động.
- Hứng thú nghe cô hát, tích cực hưởng ứng theo cô và có thể hát và vận
động theo cô.
- Có tinh thần hợp tác nhóm.
Nội dung kết hợp : Khám phá khoa học.
II . Chuẩn bị :
- Máy chiếu hình ảnh các con vật sống trong rừng.
- Mũ con vật cho cô và trẻ.
- Trang phục con voi.
- Sắc xô.
- Nhạc bài hát “Đố bạn”, “Chú voi con ở bản Đôn”
- Âm thanh một số nhạc cụ : Đàn bầu, đàn ghi ta, sáo, kèn, chống, chiêng.
III . Cách tiến hành :
động của cô Hoạt động của trẻ
1.Ổn định tổ chức:
Cô giả làm loa gọi :
Loa, loa, loa, loa
Rừng xanh mở hội
Vui hát mừng xuân
Mời muông thú xa gần
Mau mau về trẩy hội
Loa, loa, loa, loa, loa…
Trẻ chạy lại gần cô
2.Vào bài:
a. VĐTN:
_Ôi,rất đông bạn chim non,gà con và bướm vàng đã
về đây dự hội,mời các bạn hãy xem còn có ai cùng
đến hội vui cùng chúng ta nữa nhé.
Cô mở hình ảnh thỏ, hổ, sóc, sư tử, ngựa… cho trẻ
xem và trò chuyện với trẻ:
- Con nào đây?
- Những con vật này sống ở đâu?
- Ngoài những con vật này ra con còn biết trong
rừng còn có con vật nào nữa?
_ Muốn biết còn có con vật nào sống trong rừng,mời
các bạn nhỏ hãy cùng nghe bài hát Đố bạn .
Cô và trẻ hát 2-3lần.
_Để bài hát hay hơn ai nghĩ ra cách múa phụ hoạ
nào(Mời 1-2 trẻ)
_ Cô cũng nghĩ ra cách múa bài này ,mời các bạn
nhỏ cùng xem nhé.(Sau múa cô phân tích động tác)
Sau đó cô gọi lần lượt tổ, nhóm, cá nhân lên hát múa.
Cô chú ý sửa sai cho trẻ .
_ Ngoài cách múa này ra ai có thể nghĩ ra cách múa
khác nào?
b.TCÂN
_Hội vui xuân hôm nay có một trò chơi rất hay đó
là trò chơi : “Nghe âm thanh đoán tên nhạc
cụ”.Cách chơi như sau: Chúng ta sẽ được chia làm
ba đội Chim non, Gà con và Bướm vàng. Nhiệm vụ
của các đội là chọn hình ảnh con vật yêu thích, tương
ứng sẽ là giai điệu của một nhạc cụ,các đội chơi sẽ
phải nói đúng tên nhạc cụ đó.Mỗi đội chơi sẽ có 2
lần được lưạ chọn và thời gian thảo luận là 5 giây,đội
nào lắc sắc xô nhanh đội đó giành quyền trả lời .Nếu
trả lời sai 2 đội còn lại có quyền trả lời.
Cô cho trẻ chơi 1 lần sau đó cô đi thay trang phục để
chuẩn bị nghe hát.Cô phụ lúc này vào thay và hướng
dẫn tiếp.
Trẻ về ghế ngồi
Trẻ trả lời theo sự
hiểu biết của trẻ.
Trẻ hát múa theo tập
thể ,tổ, nhóm ,cá nhân
1-2trẻ lên múa theo
cách của trẻ
Các đội chơi thảo
luận và đưa ra
phương án trả lời
c. Nghe hát: Chú voi con ở bản Đôn
-Cô đóng vai chú voi chạy vào nói to: Các bạn ơi,cho
mình vui hội với
-Cô phụ: Bạn ở đâu mà giờ mới đến đây?
Voi: Mình ở tận bản Đôn tít Tây Nguyên xa xôi đấy
các bạn ạ
Cô phụ: Vậy bạn hãy giới thiệu về mình đi
Hát : “Chú voi con ở bản Đôn” (lần 1)
Lần 2 kèm múa minh hoạ
Bây giờ voi con mời các bạn đứng lên cùng voi con
múa hát nào(Trẻ cùng cô hát múa một vòng rồi đi ra
3. Kết thúc
Cô nhận xét và tuyên dương trẻ
Trẻ lắng nghe và có
thể hat múa theo cô
Trẻ đứng dậy hát và
vận động rồi đi ra
ngoài.