Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Nhung mau chuyen ve Bac Ho phan 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.43 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>21.Bác hát bài Anh hùng xưa nay</b>



Một buổi chiều chụp ảnh. Trong ảnh rõ ràng hai thế hệ. Các cụ ngồi ngay ngắn. Đằng sau là các
bộ trưởng, mỗi người một vẻ.


Chụp xong Cụ Hồ nắm lấy cánh tay tôi:
- Tối hôm nay cụ tổ chức lửa trại nhé.


Mấy ông già với mấy ông trẻ đầy lo nghĩ, lửa trại vui được khó quá.
Cứ vui đấy ?


Bỗng một ý nghĩ thống qua, tơi thưa:


- Cụ lệnh tổ chức, tôi xin làm. Nhưng thưa Cụ, ở lửa trại thì người giữ lửa có quyền to lắm, ai
cũng phải nghe đấy.


- Nhất định thế!


Bọn chúng tôi vẫn có cái thói cứ hay ''chọc'' Cụ một cách kính mến, khơng dám làm Cụ bí, vì Cụ
có bí bao giờ đâu, nhưng để xem Cụ đối phó thế nào, rồi ngồi cười cùng nhau, lý thú về cách trả
lời của Cụ, Cụ cũng hiểu thế và mỉm cười.


Mọi người đã ngồi quanh đống lửa. Tôi châm lửa và tuyên bố:


Thi hành quyền lực của trùm trại, tôi đề nghị Cụ Chủ tịch hát mở đầu cuộc vui.


Mọi người nhìn cả về phía Cụ. Cụ nhẹ nhàng đứng dậy, vừa đi quanh vừa hát bài hát hướng đạo
về Đinh Bộ Lĩnh: Anh hùng xưa nhớ hồi là hồi niên thiếu


Dấy binh lấy lau làm cờ.



Quên mình là mình giúp nước...


Già trẻ ai nấy con mắt long lanh, nhìn âu yếm Cụ Chủ tịch của mình, mà như thế là cuộc lửa trại
vui lên.


Theo: Hoàng Đạo Thúy


<b>22. Kiên trì chống lại tuổi già và bệnh tật</b>



Sang đến năm 1967, Bác Hồ của chúng ta đã già và yếu đi nhiều. Nhưng ngày ba bữa, Bác vẫn
tự mình từ nhà sàn, đi bộ đến nhà ăn. Một phần, không muốn phiền anh em phục vụ, phần nữa,
Bác muốn đặt ra cho mình một kỷ luật, buộc mình phải vận động, rèn luyện, chống lại suy yếu
của tuổi già.


Các đồng chí phục vụ Bác rất áy náy. Phần thương Bác vất vả, ngày nắng, còn ngày mưa; phần
lo Bác già yếu, chẳng may vấp ngã, nếu có chuyện gì thì ảnh hưởng lớn đến cơng việc của đất
nước và của Đảng.


Ngày đó, con đường quanh ao cá chưa được tôn tạo như hiện nay. Sau những trận mưa to, đường
đi còn ngập nước. Nhưng đến giờ ăn, dù đang còn mưa, Bác vẫn xắn quần q đầu gối, cầm ơ,
cùng đồng chí bảo vệ, lội nước đi sang nhà ăn. Nhìn ống chân Bác gầy gò, nổi gân xanh, anh em
thương Bác, trào nước mắt, nhưng không sao thuyết phục được Bác cho phép dọn cơm bên nhà
sàn.


Bác nói:


- Các chú muốn chỉ một người vất vả, hay muốn cho nhiều người cũng phải vất vả vì Bác.
Có hơm, buổi sớm, Bác vào thay quần áo xong, đến bữa, gặp trời mưa, Bác khơng muốn các
đồng chí phục vụ phải giặt nhiều, Bác cởi quần dài, gập lại, cắp nách, sang đến nơi mới mặc vào.
Bác coi mình cũng chỉ là một người phục vụ và xem các đồng chí phục vụ cũng như mình, nên


khơng muốn làm phiền ai.


Tuy vậy, các đồng chí phục vụ Bác vẫn cố gắng tìm mọi cách để có thể thay đổi tình hình ấy.
Một hơm, Bác cho gọi chị Trần Thị Lý, người con gái miền Nam vào ăn cơm với Bác. Bác mời
vào ngày Chủ nhật, nhưng hơm đó đồng chí Lý lại đi vắng thành ra hơm sau (3-7-1967) chị mới
vào được.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Thương chị Lý thương tật, đau yếu, đường mưa trơn, đi lại khó khăn, lần đầu tiên, bữa đó Bác
Hồ đồng ý ở lại ăn cơm dưới nhà sàn.


Hôm sau, các đồng chí phục vụ lại dọn cơm dưới nhà sàn, mời Bác ăn, coi như đã có một tiền lệ
và không thỉnh thị Bác. Nhưng Bác đã cho gọi đồng chí Vũ Kỳ đến và phê bình:


-Các chú muốn để Bác hư thân đi có phải khơng?


Ý Bác đã rõ ràng. Bác muốn mỗi ngày ba bận, mỗi bữa ăn, đi vòng quanh hồ một lần, như một
kỷ luật bắt buộc phải rèn luyện đối với mình.


Tuổi già, cũng như trẻ thơ, đều muốn được chiều chuộng. Bác biết: Nếu dễ dãi với mình và để
cho người khác dễ dãi với mình, dần dần sẽ hư thân đi.


Không ai sinh ra đã thành lãnh tụ. Muốn trở thành vĩ nhân, phải có chí rèn luyện. Làm Chủ tịch
nước rồi, là thành lãnh tụ kính yêu của cả giai cấp và dân tộc rồi, Bác Hồ vẫn khơng ngừng rèn
luyện. Vì vậy, ở vị trí càng cao, càng nổi tiếng, tinh hoa, phẩm chất, đạo đức của Bác càng sáng,
càng trong.


Vũ Kỳ


<b>23. Điều Bác Hồ yêu nhất, ghét nhất</b>




Trong kháng chiến chống Pháp, một nhóm người Pháp tiến bộ cùng với một số hàng binh đã
đứng về phía Việt Nam, chiến đấu dưới lá cờ giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh. Họ thành lập
một tờ báo lấy tên là Bạn chiến đấu, bằng tiếng Pháp xuất bản ở chiến khu Việt Bắc, phát hành bí
mật trong qn đội Pháp.


Phóng viên báo Bạn chiến đấu đã có cuộc phỏng vấn Hồ Chủ tịch. Báo Cứu quốc số 938 (ngày
25/5/1948) đã đăng lại bài trả lời của Bác:


Hỏi: Thưa Chủ tịch, Chủ tịch ghét gì nhất?
Trả lời: Điều ác.


Hỏi: Thưa Chủ tịch, Chủ tịch yêu gì nhất?
Trả lời: Điều thiện.


Hỏi: Chủ tịch cầu mong gì nhất?


Trả lời: Nền độc lập của nước tôi và của tất cả các nước trên hồn cầu.
Hỏi: Thưa Chủ tịch, Chủ tịch sợ cái gì nhất?


Trả lời: Chẳng sợ cái gì cả. Một người yêu nước khơng sợ gì hết và nhất thiết khơng được sợ gì.


Theo cuốn: Bác Hồ - Con người và phong cách


<b>24. Người Pháp, Người Mỹ nói về Bác</b>



Tuần báo Đây Paris ra ngày 18-6-1946 là một trong những bài viết sớm nhất, tương đối đầy đủ
nhất về phong cách của Bác Hồ.


''Chủ tịch nước Việt Nam là một người giản dị quá đỗi. Quanh năm ông chỉ mặc một bộ áo ka ki
xoàng xĩnh và khi những người cộng tác quanh ông để ý, với ông rằng với địa vị ông ngày nay,


nhiều khi cần phải mặc cho được trang trọng, thì ơng chỉ mỉm cười trả lời: "Chúng ta tưởng rằng
chúng ta được quí trọng vì có áo đẹp mặc, trong khi bao nhiêu đồng bào mình trần đang rét run
trong thành phố và các vùng quê''?


Sự ăn ở giản dị đến cực độ, như một nhà ẩn sĩ, đó là một đức tính rõ rệt nhất của Chủ tịch Hồ
Chí Minh.


Một tuần lễ ông nhịn ăn một bữa, không phải là để hành hạ mình cho khổ sở mà là để nêu một
tấm gương dè xẻn gạo cho đồng bào đặng làm giảm bớt nạn đói trong nước. Hết thảy mọi người
xung quanh đều bắt chước hành động đó của ơng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

làm ai phải giữ kẽ nhiều q, mà trái lại khơng khí chung lộ ra, lúc nào cũng thân mật, cũng vui
vẻ, gây cho bữa ăn một vẻ gia đình.


Tính giản dị và thân mật của ơng cịn biểu lộ ra trong những bài diễn văn. Không bao giờ ông tỏ
vẻ thông thái, vốn rất rộng của ơng. Ơng thơng thạo bảy thứ tiếng khác nhau và nói được rất
nhiều tiếng thổ âm, trái lại ông chỉ dùng những câu nôm na, khiến cho một người dù quê mùa,
chất phác nghe cũng hiểu ngay được. Ngày ông viết xã luận cho báo Cứu Quốc, trước khi đem
bài cho nhà in, bao giờ ông cũng đem đọc cho một số người không biết chữ, ông già, bà già cùng
nghe.


Nếu ông thấy thính giả tỏ vẻ khơng hiểu mấy những ý tưởng trong bài viết lập tức ông viết lại
ngay bài khác. Tất cả đức tính Hồ Chí Minh bao gồm trong một cử chỉ bé nhỏ đó.


Chủ tịch Hồ Chl Minh rất ghét lối nói khoa trương, văn vẻ. Mỗi bài diễn văn của ông là một bài
học nhỏ kết luận bằng một ý kiến đạo đức. Bởi những ý tưởng hết sức giản đơn ấy mà bài diễn
văn của ơng có một tiếng vang lớn trong giới trí thức và dân chúng.


Hai mươi lăm năm sau bài viết trên, năm 1971 - sau khi Bác Hồ đã mất, một người Mỹ - nhà
báo, nhà văn Đây vít Hanbơstơn trong cuốn sách Hồ của mình, do Nhà xuất bản Răngđôm


Haosơ ở Neo York ấn hành đã viết:


Hồ Chí Minh là một trong những nhân vật kỳ lạ của thời đại này - hơi giống Găng đi, hơi giống
Lênin, hồn tồn Việt Nam. Có lẽ hơn bất kỳ một người nào khác của thế kỷ này, đối với dân tộc
của ông, và đối với cả thế giới ông là hiện thân của một cuộc cách mạng. Thế nhưng đối với hầu
hết nông dân Việt Nam, ông là biểu tượng của cuộc sống, hy vọng, đấu tranh, hy sinh và thắng
lợi của họ. Ông là một người Việt Nam lịch sự, khiêm tốn, nói năng hịa nhã, khơng màng địa vị
ln ln mặc quần áo đơn giản nhất - cách ăn mặc của ông không khác mấy người nông dân
nghèo nhất, một phong cách mà Phương Tây đã chế giễu ông trong nhiều năm, cười ông thiếu
nghi thức quyền lực, không có đồng phục, khơng theo thời trang. Cho đến một ngày họ mới tỉnh
ngộ và nhận thấy chính cái tính giản dị ấy, cái sùng bái sự giản dị ấy, cái khả năng hịa mình vào
nhân dân ấy là cơ sở cho sự thành công của ông.


Trong một nước khi mà dân chúng đã thấy những người cầm đầu đạt tới một địa vị nào đó rồi trở
thành “Tây”, hơn là ''Việt Nam'', bị quyền lực, tiền bạc và lối sống phương Tây làm thối nát;
trong một nước khi những người đó đã ngoi lên khá cao thì khơng làm gì cho dân chúng cả, lập
tức bị bán mình cho người nước ngồi, tính giản dị của ông Hồ là một sức mạnh. Địa vị ông cao
sang, ơng càng giản dị và trong sạch. Hình như ông luôn luôn giữ được những giá trị vĩnh cửu
của người Việt Nam: kính già, yêu trẻ, ghét tiền của. Ơng Hồ khơng cố tìm kiếm cho mình
những cái trang sức quyền lực vì ơng tự tin ở mình và ở mối quan hệ của ơng với nhân dân, với
lịch sử, đến nỗi không cần những pho tượng, những cái cầu, những pho sách, những tấm ảnh để
chứng tỏ điều đó cho mình và cho thiên hạ biết. Việc ông từ chối sự sùng bái cá nhân là đặc biệt
đáng chú ý trong cái xã hội kém phát triển...''.


<b>25. Chú sang xông nhà cho Bác</b>



Vào các dịp lễ tết, vẫn có một số anh chị em ''ăn cơm tập thể, nằm giường cá nhân ở lại trực cơ
quan.


Mồng một tết âm lịch (năm 1956), nhường anh em khác về quê, tôi ở lại bảo vệ cơ quan.


Khoảng 9 giờ sáng, khi mọi người đã rộn ràng đi chúc tết, thì Bác tới.


Thấy nhà vắng lặng, chỉ có mỗi mình tơi ngồi ở bàn, Bác mừng tuổi tôi một chiếc bánh chưng,
một gói kẹo, chúc tơi nhân dịp năm mới, rồi Bác hỏi:


Mồng một tết chú khai bút cái gì đó?


Thưa Bác, cháu đang viết báo cáo tổng kết cơng tác năm 1955 của đội ạ.
Bác khen:


- Các chú thật cần cù, chịu khó, quanh năm vất vả. Những ngày mưa dầm gió bấc, Bác ngủ trên
nhà, có các chú phải thức suốt đêm ở dưới vườn. Tết cịn phải làm việc.


Bác nói tiếp:


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

phủ được an tồn. Khơng nên nói: bảo vệ Hồ Chủ tịch, vì trong Trung ương Đảng và Chính phủ
là có đủ mọi người rồi.


Bác nắm tay tơi:


Chú sang xông nhà cho Bác đi.


Bác phân công tôi rửa ấm chén, cịn Bác thì lau bàn ghế và cắm hoa để đón các đồng chí trong
Bộ Chính trị sang chúc tết.


Tết năm ấy, tôi là là người vui nhất.


Theo: Hồ Vũ


<b>26. Nước nóng, nước nguội</b>




Buổi đầu kháng chiến chống Pháp, có một đồng chí cán bộ trung đồn thường hay qt mắng,
đơi khi cịn bợp tai chiến sĩ. Đồng chí này đã từng là giao thơng, bảo vệ Bác đi ra nước ngoài
trước Cách mạng Tháng Tám.


Được tin nhân dân “dư luận” về đồng chí này, một hôm, Bác cho gọi lên Việt Bắc. Bác dặn trạm
đón tiếp khu ATK, dù có đến sớm, cũng giữa trưa mới cho đồng chí ấy vào gặp Bác.


Trời mùa hè, nắng chang chang, đi bộ đúng ngọ “đồng chí cán bộ Trung đồn” vã cả mồ hơi,
người như bốc lửa.


Đến nơi, Bác đã chờ sẵn. Trên bàn đã đặt hai cốc nước, một cốc nước sơi có ý chừng mới rót,
bốc hơi nghi ngút, cịn cốc kia là nước lạnh.


Sau khi chào hỏi xong, Bác chỉ vào cốc nước nóng nói:
Chú uống đi


Đồng chí cán bộ kêu lên:


- Trời Nắng thế này mà Bác lại cho nước nóng làm sao cháu uống được.
Bác mỉm cười:


- À ra thế. Thế chú thích uống nước khơng?
- Dạ có ạ.


Bác nghiêm nét mặt nói:


- Nước nóng, cả chú và tơi đều khơng uống được. Khi chú nóng, cả chiến sĩ của chú và cả tôi
cũng không tiếp thu được. Hòa nhã, điềm đạm cũng như cốc nước nguội dễ uống, dễ tiếp thu
hơn.



Hiểu ý Bác giáo dục, đồng chí cán bộ nhận lỗi, hứa sẽ sửa chữa...


Nguyễn Việt Hồng


<b>27. Chú ngã có đau khơng?</b>



Vào đầu năm 1954, tiết trời đã sang xuân, nhưng Việt Bắc vẫn cịn rét. Gió bắc thổi mạnh, mưa
phùn lâm râm gây nên cái lạnh buốt, Bác vẫn làm việc rất khuya. Bác khốc chiếc áo bơng đã cũ,
miệng ngậm điếu thuốc thỉnh thoảng lại hồng lên, tiếng máy chữ lách tách, đều đều…


Trời lạnh, nhưng được đứng gác bên Bác, tơi thấy mình như được sưởi ấm lên. Tơi nhẹ bước
chân đi vòng quanh lán. Một lần vừa đi, vừa nghĩ, tôi bị thụt chân xuống một cái hố tránh máy
bay. Tơi đang tìm cách để lên khỏi hố, chợt nghe có tiếng bước chân đi về phía mình. Có tiếng
hỏi:


- Chú nào ngã đấy?


Chưa kịp nhận ra ai, thì tơi đã thấy hai tay Bác luồn vào hai nách, chòm râu của Bác chạm vào
má tơi. Tơi cố trấn tĩnh lại để nói một lời thì giật mình khi thấy Bác khơng khốc áo bơng, Bác đi
tất, một chân có guốc, một chân khơng, nước mắt tôi trào ra. Vừa kéo, Bác vừa hỏi:


- Chú ngã có đau khơng?


Bác sờ khắp người tơi, nắn chân, nắn tay tơi. Rồi Bác nói:


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Tơi bàng hồng cả người, khơng tin ở tai mình nữa.


Có thật là Bác nói như vậy khơng Bác ơi! Bác thương chúng cháu quá?
Tôi trả lời Bác:



Thưa Bác, cháu không việc gì ạ. Rồi tơi cố gắng bước đi để Bác yên lòng.


Bác cười hiền hậu và căn dặn: ''Bất cứ làm việc gì chú cũng phải cẩn thận''. Rồi Bác quay vào.
Tơi đứng nhìn theo Bác cho đến lúc lại nghe tiếng máy chữ của Bác kêu lên lách tách, đều đều
trên nhà sàn giữa đêm Việt Bắc.


Theo: ND (ghi lời kể của Ngô Văn Núi)


<b>28. Ăn no rồi hãy đến làm việc</b>



Anh em, bạn bè, họ hàng lâu ngày gặp nhau, cùng uống một chén rượu, ăn với nhau một bữa
cơm cũng là việc thường tình. Cái chính là ở tấm lịng trung thực tình nghĩa, kính trọng, u
thương nhau chứ khơng nên “khách một khứa mười” tranh thủ chi tiêu ''tiền chùa xả láng. Khách
khơng nên vì cương vị “gợi ý” khéo để chủ nhà ''nghênh tiếp''.


Anh em ở gần Bác cho biết, dù trong kháng chiến Việt Bắc, hay khi đã về Hà Nội, kể cả trong
những năm chống Mỹ, cứu nước, hễ đi công tác xa, gần, là nhất định Bác ''bắt' mang cơm đi
theo. Khi cơm nắm, độn ngơ, mì. Khi là bánh mì với thức ăn nguội. Chỉ có canh là cho vào phích
để đến bữa, Bác dùng cho nóng.


Nhớ lần về thăm tỉnh Thái Bình, Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân cố nài Bác ở lại ăn cơm. Bác nói: “
Đi thăm tỉnh lụt cịn ăn uống nỗi gì''. Nói xong, Bác lại thương cán bộ vì đã có cơm săn. Bác gọi
đồng chí cảnh vệ đưa cơm nắm thức ăn mặn của Bác đến và bảo:


- Mời đồng chí bí thư và chủ tịch đến ăn cơm với Bác. Còn chú và bác sĩ sang mâm kia ăn cơm
với cán bộ tỉnh.


Thường là đi công tác, đến bữa, Bác cho dừng xe, chọn nơi vắng, mát, sạch, Bác, cháu mang
cơm ra ăn. Làm việc xong, Bác chọn giờ ra về để kịp ăn cơm “ở nhà”. Nếu khơng, lại có cơm


nấu bữa thứ hai mang theo. Chỉ khi nào ở đâu, công tác lâu Bác mới chịu ''ăn'' cơm ở địa phương.
Bao giờ Bác cũng dặn ''chủ nhà'':


'' Đoàn Bác đi có từng này người. Nếu được, chỉ ăn từng này, từng này...


Dù không nghe lời Bác, chủ nhà dọn ''cỗ'' ra, Bác cũng có cách riêng của Bác. Bác nói với anh
em:


- Bác cháu ta chỉ ăn hết món này, món này thơi. Cịn món này để nguyên.


Nhà chủ thiết tha mời Bác dùng thử món ''cây nhà lá vườn'', Bác cũng chỉ gắp vào bát anh em và
bát mình mỗi người một miếng rồi lại xếp ngay ngắn đĩa thức ăn ấy, kiên quyết để ra ngồi mâm,
người ngồi nhìn vào thấy đĩa thức ăn vẫn như nguyên vẹn. Bác nói với cán bộ:


- Người ta dọn ra một bữa sang, Bác cháu mình có khi cũng chẳng ăn đâu hoặc ăn chẳng hết.
Nhưng đi rồi để lại cái tiếng: đấy, Bác Hồ đến thăm cũng làm cơm thế này, thế nọ, cũng điều
động người này, người nọ từ giao tế sang, mất thời gian. Thế là, tự mình, Bác lại bao che cho cái
chuyện xôi, thịt... Cứ ăn no rồi đến làm việc.


Nguyễn Việt Hồng


<b>29. Tấm lòng của Bác Hồ với chiến sĩ</b>



Đối với chiến sĩ là những người hy sinh nhiều nhất cho dân tộc, Bác Hồ thường dành cho anh em
sự chăm lo săn sóc ân tình, chu đáo nhất.


Mùa đông, thương anh em chiến sĩ rét mướt ở rừng núi hay bưng biền, Bác đem tấm áo lụa của
mình được đồng bào tặng, bán đấu giá để lấy tiền mua áo ấm gửi cho các chiến sĩ.


Bác thường nói: ''Chiến sĩ cịn đói khổ, tơi ăn ngon sao được''. ''Chiến sĩ cịn rách rưới, mình mặc


thế này cũng là đầy đủ lắm rồi!''.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

rồi lại thay ngay. Bác không cho dùng máy điều hịa nhiệt độ. Bác bảo: mùi nó hôi lắm, Bác
không chịu được! (Bác không dùng nên nói vậy thơi, chứ máy đã có nút xả thơm).


Thấy trời oi bức q, Bác nói với đồng chí Vũ Kỳ:


- Nắng nóng thế này, các chú bộ đội trực phịng khơng trên nóc hội trường Ba Đình thì chịu sao
được?


Các chú ấy có đủ nước uống khơng? Chú thử lên tìm hiểu xem thế nào, về cho Bác biết.
Đồng chí Vũ Kỳ lên, được biết trên đó có một tổ súng máy 14 ly 5. Ụ cát sơ sài, nếu địch bắn
vào thì chỉ có hy sinh, rất nguy hiểm.


Trời nắng chói, đứng một lúc mà hoa cả mắt. Đồng chí Vũ Kỳ hỏi:
- Các đồng chí có nước ngọt uống khơng?


Nước chè thường cịn chưa có, lấy đâu ra nước ngọt!


Đồng chí Vũ Kỳ về nói lại với Bác, Bác gọi điện ngay cho đồng chí Văn Tiến Dũng:


Sao các chú không lo đủ nước uống cho các chiến sĩ trực phịng khơng? Nghe nói ụ súng trên
nóc hội trường Ba Đình rất sơ sài, chú phải lo sửa ngay để đảm bảo an toàn cho chiến sĩ trong
chiến đấu?


Sau đó Bác bảo đồng chí Vũ Kỳ đi lấy sổ tiết kiệm của Bác, xem tiền tiết kiệm của Bác còn bao
nhiêu.


Tại sao Bác có tiền tiết kiệm? Lương Bác cao nhất nước, nhưng hàng tháng cũng chỉ đủ tiêu.
Mọi chi phí cho sinh hoạt của Bác, từ cái chổi lơng gà, đều ghi vào lương cả.



Tiền tiết kiệm của Bác là do các báo trả nhuận bút cho Bác. Bác viết báo nhiều, có năm hàng
trăm bài. Các báo gửi đến bao nhiêu, văn phòng đều gửi vào sổ tiết kiệm của Bác. Trong kháng
chiến chống thực dân Pháp, Bác cũng đã có tiền tiết kiệm. Đến dịp tết Nguyên đán, Bác lại đem
chia cho cán bộ các cơ quan chung quanh Bác, mua lợnđể đón xuân.


Đồng chí Vũ Kỳ xem sổ và báo cáo:


- Thưa Bác, cịn lại tất cả hơn 25.000 đồng (lúc đó là một món tiền rất lớn, tương đương với
khoảng 60 lạng vàng).


Bác bảo:


- Chú chuyển ngay số tiền đó cho Bộ Tổng tham mưu và nói: đó là quà của Bác tặng để mua
nước ngọt cho anh em chiến sĩ trực phịng khơng uống, khơng phải chỉ cho những chiến sĩ ở Ba
Đình, mà cho tất cả các chiến sĩ đang trực chiến trên mâm pháo ở khắp miền Bắc. Nếu số tiền đó
khơng đủ thì u cầu địa phương nào có bộ đội phịng khơng trực chiến góp sức vào cùng lo!
Về sau, Bộ Tư lệnh Phịng khơng Khơng qn báo cáo lại cho Văn phòng Phủ Chủ tịch biết: số
tiền của Bác đủ mua nước uống cho bộ đội phịng khơng, khơng qn được một tuần!


Theo: Trần ĐứcHiếu
(ghi lời kể của đồng chí Vũ Kỳ)


<b>30. Chú để Bác thuyết minh cho</b>



Khi còn hoạt động ở chiến khu Việt Bắc, Bác thường xem phim cùng các đồng chí phục vụ trong
cơ quan. Đó là những giờ phút Bác cháu thoải mái sau hàng tuần, hàng tháng làm việc trong
hoàn cảnh thiếu thốn, căng thẳng.


Một lần, máy chiếu phim đã chạy đều đều, trên màn ảnh diễn ra những cảnh nối tiếp nhau, tiếng


đối thoại của các nhân vật sôi nổi..., nhưng người xem khơng ai hiểu gì cả, vì đó là phim nước
ngồi mà khơng có thuyết minh.


Như biết rõ u cầu mọi người, Bác hỏi đồng chí là phụ trách chiếu phim:
Sao chú không thuyết minh cho mọi người nghe?


Đồng chí phụ trách thưa với Bác là phim mới nhập về khơng có bản thuyết minh kèm. Nhưng vì
thực hiện lịch chiếu phim do cơ quan quy định nên cứ thực hiện chương trình...


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Bác cầm micrơ, tóm tắt đoạn phim vừa chiếu và trực tiếp thuyết minh hết bộ phim. Mọi người
càng thêm mến phục Bác.


Hịa bình lập lại, cơ quan của Bác chuyển về Hà Nội. Lịch chiếu phim trong cơ quan Bác vẫn
được duy trì.


Thường vào tối thứ 7, tại phịng lớn ngơi nhà Phủ Chủ tịch có chương trình chiếu phim.
Tối ấy, nghe có phim hay, người xem khá đơng.


Đúng giờ, Bác tới. Người ra hiệu cho mọi người ngừng vỗ tay rồi nhanh nhẹn ngồi vào ghế. Một
số cháu nhỏ tíu tít ngồi quanh Bác.


Buổi chiếu phim: Hồng tử Cóc bắt đầu. Mọi người trật tự theo dõi phim. Song lần này, đồng chí
thuyết minh chưa xem trước, nên nhiều đoạn lời thuyết minh và hình ảnh khơng ăn nhập với
nhau. Người xem khó theo dõi. Có người xì xào, phàn nàn... Nhiều người quay lại chỗ đặt máy
chiếu có ý chờ đợi…


Hiểu rõ hồn cảnh, Bác bảo đồng chí thuyết minh:


- Chú thuyết minh như vậy làm mất cả cái hay của bộ phim. Chú để Bác thuyết minh cho.



Nói rồi, Bác cầm micrơ chăm chú theo dõi hình ảnh, lắng nghe đối thoại và thuyết minh trực tiếp
bộ phim Pháp này. Mọi người chăm chú theo dõi. Có lúc Bác giải thích thêm. Lởi thuyết minh rõ
ràng, ngắn gọn. Giọng Bác ấm áp gợi cảm... Người xem hướng cả lên màn ảnh.


Cảnh cung điện huy hoàng của nhà vua... Hoàng tử bắn cung để chọn vợ. Mũi tên trúng một con
Cóc. Cóc nói tiếng người. Nàng Cóc yêu cầu hồng tử đưa mình về Cung.


Hồng tử buồn bã vì phải sống chung với nàng Cóc.


Song có điều lạ là, từ khi chung phịng với nàng Cóc, hồng tử được ăn những bữa ăn ngon hơn
yến tiệc trước đây, nhà cửa ln ln ngăn nắp sạch, đẹp. Hồng tử bí mật theo dõi. Cuối cùng,
nàng Cóc hiện ngun hình là một cơ gái đẹp, dun dáng. Từ đó, hai người sống cuộc đời hạnh
phúc...


Phim kết thúc. Như thường lệ, mọi người hướng về Bác chờ đợi một lời, một ý của Bác, Bác hỏi
mọi người:


- Phim có hay khơng?


Dạ, hay lắm ạ! Mọi người đồng thanh trả lời.
Bác lại hỏi:


Hay vì sao? Và khơng đợi câu trả lời, Bác giải thích ln:


- Hay vì có nội dung tốt. Câu chuyện răn mọi người muốn có lứa đơi hạnh phúc, thì đừng q lệ
thuộc vào hình thức bên ngồi; cần phải có cái đẹp bên trong, cái đẹp bản chất, về phẩm giá con
người. Các tài tử đóng khéo, màu sắc đẹp, tình tiết hấp dẫn...


Người xem hôm ấy hiểu thêm về nội dung phim, về Bác. Làm việc gì Bác cũng muốn đem lại
điều bổ ích cho mọi người, phục vụ mọi người...



</div>

<!--links-->

×