Tải bản đầy đủ (.pdf) (147 trang)

Xây dựng cơ sở dữ liệu thuốc điều trị bệnh nhiễm để khảo sát sự phù hợp thuốc so với chẩn đoán tại bệnh viện bệnh nhiệt đới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.27 MB, 147 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH
-----------------

ĐINH VĂN QUÝ

XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH NHIỄM
ĐỂ KHẢO SÁT SỰ PHÙ HỢP THUỐC SO VỚI CHẨN ĐOÁN
TẠI BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2019

.


.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH
-----------------


ĐINH VĂN QUÝ

XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH NHIỄM
ĐỂ KHẢO SÁT SỰ PHÙ HỢP THUỐC SO VỚI CHẨN ĐOÁN
TẠI BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI
Ngành: Dược lý và Dược lâm sàng
Mã số: 8720205
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. VÕ PHÙNG NGUYÊN
TS. NGUYỄN LAN THÙY TY

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2019

.


.

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu sử
dụng trong phân tích luận văn có nguồn gốc rõ ràng và được Ban Giám đốc bệnh viện
Bệnh Nhiệt Đới chấp thuận. Những kết quả nghiên cứu trong luận văn do tơi tự khảo
sát, tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn. Tất
cả các tài liệu tham khảo và kế thừa đều được trích dẫn và tham chiếu đầy đủ.

Đinh Văn Quý

.



.

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Dược học – Năm học 2017 - 2019
XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH NHIỄM
ĐỂ KHẢO SÁT SỰ PHÙ HỢP THUỐC SO VỚI CHẨN ĐOÁN
TẠI BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI
Đinh Văn Quý
Người hướng dẫn: PGS. TS Võ Phùng Nguyên, TS. Nguyễn Lan Thùy Ty
Tổng quan: Thuốc kháng khuẩn là nhóm thuốc được kê đơn thường xuyên nhất (3050% trong các đơn thuốc), thường xảy ra sai sót trong sử dụng cũng như gây ADR nhiều
nhất. Ngoài ra sử dụng bất hợp lý kháng sinh sẽ dẫn đến hậu quả gia tăng tính kháng
thuốc. Mục tiêu: Xây dựng cơ sở dữ liệu thuốc điều trị bệnh nhiễm – chỉ định – ICD-10
để khảo sát sự kê đơn phù hợp chẩn đoán trong đơn thuốc ngoại trú và HSBA tại bệnh
viện Bệnh Nhiệt Đới 6 tháng đầu năm 2019.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang danh mục thuốc điều trị bệnh
nhiễm, xây dựng cơ sở dữ liệu Thuốc – Chỉ định – ICD-10 từ các nguồn tài liệu trong
và ngoài nước. Hồi cứu đơn thuốc ngoại trú/HSBA điện tử, khảo sát sự phù hợp thuốc
với chẩn đoán trong đơn thuốc/HSBA có thuốc điều trị bệnh nhiễm.
Kết quả: Xây dựng CSDL cho 111 hoạt chất/dạng phối hợp (295 biệt dược). BV có
40,5% đơn thuốc, 47,7% HSBA có thuốc điều trị bệnh nhiễm. Tỷ lệ không phù của đơn
thuốc là 7,0%, HSBA là 28,08%. Nhóm KS phối hợp và nhóm KV ức chế neuraminidase
là 2 nhóm có tỷ lệ khơng phù hợp cao nhất tương ứng của đơn thuốc và HSBA với tỷ lệ
là 41,99% và 50,91%.
Kết luận: Nghiên cứu đánh giá khái quát danh mục thuốc điều trị bệnh nhiễm tại BV.
CSDL nghiên cứu xây dựng được đáp ứng tốt cho việc kiểm tra phù hợp chẩn đoán.
Nghiên cứu đã đưa ra những kiến nghị nhằm cải thiện sự phù hợp chẩn đoán tại BV,
nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.
Từ khóa: sai sót sử dụng thuốc, thuốc điều trị bệnh nhiễm, đơn thuốc điện tử

.



.

Thesis for the degree Master of Pharmacy – Year 2017-2019
BUILD A DATABASE OF INFECTIOUS MEDICINES FOR SURVEY
THE APPROPRIATENESS OF MEDICINE WITH DIAGNOSIS
AT TROPICAL DESEASES HOSPITAL
Dinh Van Quy
Supervisor: Assoc. Prof. Vo Phung Nguyen, PhD. Nguyen Lan Thuy Ty
Overview: Antibacterial drug is a most frequently prescribed group of drugs (30-50%
of all prescription), often occurss mistakes in use as well as causes most ADRs. In
addition, inappropriate use of antibiotics will result in increasing resistance. Objectives:
Develop a database of medicines for treatments of infections - Indications - ICD-10 to
survey the appropriateness of prescription prescribed in Outpatient Prescriptions and
Medical records at Tropical Diseases Hospital in the first 6 months of 2019.
Materials and Methods: Descriptive cross-sectional study of the list of medicines used
to treat infections, build a database of Medicines - Indication - ICD-10 from domestic
and foreign sources. Retrospective electronic outpatient prescription/medical record,
investigate the drug's suitability with the diagnosis for treatment of infections.
Results: Develop database for 111 active ingredients/combinations (295 branded
medicines). The hospital had 40,5% of prescriptions and 47,7% of MRs in which having
medicines for infection treatment. The incidence of non-compliance of prescription is
7,0%, of MRs is 28,08%. The antibiotic combination group had the highest rate of
nonconformity with the rate of 41,99% in the outpatient prescription and the group of
neuraminidase inhibitors had the highest rate of nonconformity with the rate of 50,91%
in the MRs.
Conclusions: The study shows an overview of the list of medicines for treating
infections in hospitals. The database responds well to the test of medication
compatibility with diagnosis. The study has made recommendations to improve the

diagnostic suitability at the hospital, improve the quality of treatment.
Key words: medication error, infectious medicine, electronic prescription

.


.

LỜI CÁM ƠN
Đầu tiên, tơi xin bày tỏ sự kính trọng, lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Võ Phùng
Nguyên và TS Nguyễn Lan Thùy Ty.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể giảng viên Bộ môn Dược lý - Dược Lâm Sàng trường
Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
Tôi xin cảm ơn Ban Giám đốc và Thạc sĩ Huỳnh Phương Thảo – Trưởng khoa dược
bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới đã cung cấp số liệu, công cụ, tạo điều kiện tốt nhất cho q
trình nghiên cứu.
Cuối cùng, tơi xin cảm ơn gia đình động viên, là chỗ dựa giúp tôi theo đuổi con đường
học tập.

Đinh Văn Quý

.


.

MỤC LỤC
MỤC LỤC ........................................................................................................................i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................ iii
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................................... v

DANH MỤC HÌNH.......................................................................................................vii
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.......................................................................... 4
1.1

TỔNG QUAN VỀ BỆNH NHIỄM VÀ SỰ KHÁNG THUỐC ........................4

1.2

SỬ DỤNG THUỐC AN TOÀN, HỢP LÝ VÀ HIỆU QUẢ...........................12

1.3

ĐƠN THUỐC ..................................................................................................13

1.4

KÊ ĐƠN ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI ........................................14

1.5

HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ (CLINICAL GUIDELINES) ................................15

1.6

BẢNG PHÂN LOẠI THỐNG KÊ QUỐC TẾ VỀ BỆNH TẬT VÀ VẤN ĐỀ

SỨC KHỎE LIÊN QUAN PHIÊN BẢN LẦN THỨ 10 ...........................................17
1.7


HỆ THỐNG PHÂN LOẠI VÀ HỆ THỐNG ĐỊNH DANH THUỐC ............21

1.7.1

Hệ thống phân loại ATC theo giải phẫu - điều trị - hóa học .....................21

1.7.2

Hệ thống định danh hoạt chất - UNII ........................................................22

1.8

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG THUỐC................................................................22

1.8.1

Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc.....................................................................22

1.8.2

Dược thư Quốc gia việt nam .....................................................................24

1.9

CỤC QUẢN LÝ THỰC PHẨM VÀ DƯỢC PHẨM HOA KỲ .....................25

1.10

CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN .............................................................26


CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................. 27
2.1

XÂY DỰNG CSDL THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH NHIỄM ..............................27

2.1.1

Đối tượng nghiên cứu................................................................................27

2.1.2

Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................27

2.2

KHẢO SÁT SỰ PHÙ HỢP THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH NHIỄM SO VỚI

CHẨN ĐOÁN ............................................................................................................35
i
.


.

2.2.1

Đối tượng nghiên cứu................................................................................35

2.2.2


Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................35

2.3

Y ĐỨC .............................................................................................................40

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...................................................................... 41
3.1

XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU THUỐC - CHỈ ĐỊNH – ICD-10 ..................41

3.1.1

Tổng quan về danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới ....41

3.1.2

Cơ sở dữ liệu Thuốc – Chỉ định - ICD-10 ...............................................47

3.2

PHÂN TÍCH SỰ PHÙ HỢP CỦA THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH NHIỄM VỚI

CHẨN ĐỐN ............................................................................................................60
3.2.1

Phân tích đơn thuốc ngoại trú và hồ sơ bệnh án tại BV Bệnh Nhiệt Đới .60

3.2.2


Phù hợp thuốc so với chẩn đoán ...............................................................68

CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN............................................................................................. 78
4.1

CƠ SỞ DỮ LIỆU CHỈ ĐỊNH – ICD-10 ..........................................................78

4.2

DANH MỤC THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH NHIỄM TẠI BỆNH VIỆN ...........78

4.3

ĐƠN THUỐC NGOẠI TRÚ VÀ HSBA TRONG NGOẠI VÀ NỘI TRÚ ....80

4.4

PHÙ HỢP THUỐC VỚI CHẨN ĐOÁN .........................................................81

4.5

NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN SỰ KHƠNG PHÙ HỢP THUỐC - CHẨN

ĐỐN ........................................................................................................................83
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................. 86
5.1

KẾT LUẬN ......................................................................................................86

5.2


KIẾN NGHỊ .....................................................................................................86

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

ii
.


.

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

ADR

Adverse Drug Reaction

Phản ứng có hại của thuốc

AMR

Antimicrobial resistance

Đề kháng vi sinh vật


ANSORP

The Asian Network for

Mạng lưới châu Á cảnh báo các

Surveillance of Resistant

yếu tố gây bệnh đề kháng thuốc

Pathogens
ARV

Thuốc ức chế sự nhân lên của

Antiretroviral

virus HIV
ATC

Anatomical Therapeutic Chemical Hệ thống phân loại giải phẫu điều trị - hoá học

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế


BYT

Bộ Y Tế

DLS

Dược lâm sàng
Dược thư Quốc gia

DTQG
EP
FDA

Electronic prescribing

Kê đơn điện tử

Food and Drug Administration

Cục quản lý Thực phẩm và Dược
phẩm (Hoa Kỳ)

HAART

Highly active antiretroviral

Điều trị kháng retrovirus tích cực

therapy


cao

HDSD

Hướng dẫn sử dụng

HSBA

Hồ sơ bệnh án

ICD

International Classification

Bảng phân loại thống kê Quốc tế

Diseases

về bệnh tật và các vấn đề sức
khỏe có liên quan

KS

Kháng sinh

KST

Ký sinh trùng


KV

Kháng virus

NKBV

Nhiễm khuẩn bệnh viện

iii
.


.

Từ viết tắt
OLDU

Tiếng Anh

Tiếng Việt
Sử dụng thuốc ngoài chỉ định

Off-label drug use

trong tờ hướng dẫn sử dụng
STD

Sexually Transmitted Diseases

Bệnh lây truyền qua đường tình

dục

TT

Thơng tư

Ư/C

Ức chế

UNII

Unique Ingredient Identifier

Mã định danh thành phần hoạt
chất duy nhất

WHO

World Health Organization

iv
.

Tổ chức y tế thế giới


.

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Bảng tính Excel trình bày thơng tin về ICD-10 của chỉ định các biệt dược thuộc
danh mục thuốc BV Bệnh Nhiệt Đới.............................................................................28
Bảng 2.2 Tổ hợp mã ICD-10 cho chỉ đinh “bệnh thương hàn và phó thương hàn”......33
Bảng 2.3 Tổ hợp mã ICD-10 dùng cho tên bệnh/tác nhân gây bệnh chưa được phân loại
.......................................................................................................................................34
Bảng 2.4 Bảng thu tập thông tin đơn thuốc ngoại trú/HSBA tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt
Đới .................................................................................................................................35
Bảng 2.5 Bảng Excel đánh giá sự phù hợp của thuốc điều trị bệnh nhiễm với chẩn đoán
.......................................................................................................................................36
Bảng 3.1 Phân tích danh mục thuốc điều trị bệnh nhiễm phân theo nhóm mã ATC ....42
Bảng 3.2 So sánh hoạt chất/phối hợp danh mục BV và danh mục thuốc thiết yếu.......45
Bảng 3.3 Danh sách hoạt chất/phối hợp còn thiếu trong DM và DM thuốc thiết yếu ..45
Bảng 3.4 Hoạt chất và dạng phối hợp xây dựng thêm từ nguồn FDA ..........................48
Bảng 3.5 Hoạt chất/dạng phối hợp được FDA chấp thuận xây dựng chỉ định mới ......48
Bảng 3.6 Số lượng hoạt chất/phối hợp có/chưa có chỉ định theo FDA và DTQG ........49
Bảng 3.7 Hoạt chất/dạng phối hợp chưa có dữ liệu trong DTQG và FDA ...................50
Bảng 3.8 Tỷ lệ hoạt chất/phối hợp thực tế BV sử dụng so với danh mục.....................51
Bảng 3.9 Cơ sở dữ liệu xây dựng từ hướng dẫn điều trị/phác đồ..................................51
Bảng 3.10 Độ bao phủ hướng dẫn điều trị BV với hoạt chất/phối hợp thực tế sử dụng
.......................................................................................................................................52
Bảng 3.11 Số lượng chỉ định xây dựng từ Hướng dẫn điều trị (phác đồ) BYT ............53
Bảng 3.12 Số lượng chỉ định xây dựng từ Hướng dẫn điều trị/phác đồ nước ngồi.....55
Bảng 3.13 Tỷ lệ đơn thuốc và HSBA có thuốc điều trị bệnh nhiễm .............................60
Bảng 3.14 Tỷ lệ đơn thuốc tương ứng với phòng khám................................................60
Bảng 3.15 Tỷ lệ HSBA tương ứng với khoa điều trị.....................................................61
Bảng 3.16 Số lượng đơn thuốc/HSBA ứng với số lượng biệt dược ..............................62
Bảng 3.17 Số lượng đơn thuốc/HSBA ứng với số mã ICD-10 .....................................63
Bảng 3.18 Danh sách 30 nhóm mã sử dụng nhiều nhất trong đơn thuốc ngoại trú ......64
v
.



.

Bảng 3.19 Danh sách 30 nhóm mã sử dụng nhiều nhất trong HSBA ...........................66
Bảng 3.20 Tỷ lệ phù hợp của đơn thuốc và HSBA .......................................................68
Bảng 3.21 Tỷ lệ đơn thuốc có thuốc khơng phù hợp chẩn đốn ứng với số lượng thuốc
.......................................................................................................................................68
Bảng 3.22 Tỷ lệ HSBA có thuốc khơng phù hợp chẩn đoán ứng với số lượng thuốc ..69
Bảng 3.23 Mức độ tin cậy của sự phù hợp thuốc với chẩn đốn ..................................70
Bảng 3.24 Tỷ lệ số lượng thuốc khơng phù hợp trong một đơn thuốc..........................70
Bảng 3.25 Tỷ lệ số lượng thuốc không phù hợp trong một HSBA ...............................71
Bảng 3.26 Tỷ lệ khơng phù hợp nhóm thuốc so với chẩn đốn trong đơn thuốc ngoại trú
.......................................................................................................................................72
Bảng 3.27 Tỷ lệ khơng phù hợp nhóm thuốc so với chẩn đốn trong HSBA ...............73
Bảng 3.28 Tỷ lệ đơn thuốc không phù hợp chẩn đốn tại phịng khám ........................75
Bảng 3.29 Tỷ lệ đơn thuốc khơng phù hợp chẩn đốn tại khoa điều trị........................76
Bảng 3.30 Tỷ lệ thuốc phù hợp với chẩn đốn khi có và khơng có tài liệu nước ngồi
.......................................................................................................................................76

vi
.


.

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Số lượng tử vong do ngun nhân bệnh nhiễm - WHO 2016 .........................4
Hình 1.2 Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới .......................16
Hình 1.3 Website tra cứu danh mục ICD-10 thuộc Cục Quản lý khám chữa bệnh-BYT

.......................................................................................................................................18
Hình 2.1 Xây dựng ICD-10 cho chỉ định “viêm phổi nhiễm khuẩn” ...........................31
Hình 2.2 Xây dựng mã ICD-10 theo cách tìm kiếm chương bệnh ...............................32
Hình 3.1 Chi tiết danh mục thuốc điều trị bệnh nhiễm tại BV Bệnh Nhiệt Đới. .........43

vii
.


.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Sử dụng kháng sinh kháng khuẩn trong điều trị đối với trường hợp không do bệnh lý
nhiễm khuẩn gây ra, sử dụng kháng sinh không phù hợp với loại, chủng vi khuẩn, virus,
ký sinh trùng và việc lạm dụng kháng sinh trong kê toa là nguy cơ tạo ra rất nhiều chủng
vi khuẩn kháng thuốc và gây lãng phí cho người bệnh. Có nhiều trường hợp, trong đó
bác sĩ điều trị đã chỉ định dùng các loại kháng sinh đắt tiền, theo lối bao vây và không
hợp lý. Các nguyên tắc sử dụng kháng sinh có thể bị vi phạm [61].
Theo thống kê của Cơ quan dược phẩm Châu Âu - European Medicines Agency, EMA
nhiễm trùng do vi khuẩn đa kháng thuốc được ước tính gây ra 25.000 ca tử vong ở Châu
Âu mỗi năm . Đề kháng kháng sinh cũng đặt một gánh nặng to lớn cho các hệ thống y
tế và xã hội, với chi phí hàng năm cho chăm sóc sức khỏe ước tính khoảng 1,5 tỷ euro
tại châu Âu [46].
Theo nhận định của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2011, thực trạng sử dụng thuốc
bất hợp lý đang là vấn đề rất nghiêm trọng, mang tính tồn cầu [44]. Một số hậu quả
điển hình của việc sử dụng thuốc khơng hợp lý là nguy cơ gia tăng các biến cố có hại
của thuốc khơng đáng có, gia tăng tính kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh, tăng tỷ lệ
nhập viện, kéo dài thời gian nằm viện cũng như tỷ lệ tử vong và gia tăng gánh nặng kinh
tế [35], [20], [29]. Hội nghị ICIUM (International Conference on Improving Use of
Medicines) của WHO đã họp và đồng thuận về sự cần thiết của việc xây dựng và áp

dụng chỉ số để đánh giá các xu hướng trong quản lý, kê đơn, cấp phát thuốc tại các cơ
sở điều trị cả công lập và tư nhân, đồng thời ICIUM 2014 cũng khuyến cáo nhóm thuốc
đầu tiên cần đánh giá sử dụng trong bệnh viện là kháng sinh vì đây là nhóm thuốc được
kê đơn thường xuyên nhất và nhiều nhất, có 30 - 50% các đơn thuốc có kháng sinh. Vì
vậy, việc xảy ra sai sót trong kê đơn và sử dụng kháng sinh là nhiều nhất cũng như gây
nhiều ADR nhất. Ngoài ra, sử dụng bất hợp lý kháng sinh sẽ dẫn đến hậu quả gia tăng
tính kháng thuốc và dẫn đến hậu quả có thể khơng cịn thuốc điều trị trong tương lai
[25].
Theo một nghiên cứu năm 2013, ít nhất 210.000 người Mỹ đã tử vong mỗi năm do hậu
quả trực tiếp của sai sót trong sử dụng thuốc, đưa nó trở thành nguyên nhân gây tử vong
thứ ba tại nước này, chỉ xếp sau bệnh tim mạch và ung thư [51]. Tại châu Âu, sai sót
1
.


.

trong sử dụng thuốc và các biến cố bất lợi liên quan đến chăm sóc y tế xảy ra trên 8–
12% trường hợp nhập viện, 23% công dân châu Âu tuyên bố từng trực tiếp bị ảnh hưởng
bởi sai sót trong sử dụng thuốc [40].
Mục số 2, điều 3 của thông tư 30/2018/TT-BYT cho biết “2. Quỹ bảo hiểm y tế thanh
toán trong trường hợp chỉ định thuốc phù hợp với chỉ định trong tờ hướng dẫn sử dụng
thuốc kèm theo hồ sơ đăng ký thuốc đã được Bộ Y tế cấp phép hoặc hướng dẫn chẩn
đoán và điều trị của Bộ Y tế” [12]. Theo thống kê từ BHXH, thực hiện giám định trên hệ
thống bằng phần mềm điện tử năm 2018 tổng số tiền bị từ chối thanh toán là 2.268 tỷ
đồng. Trong 8 tháng đầu năm 2019, số tiền từ chối là 441,3 tỷ đồng. Trong đó có các sai
phạm về việc sử dụng thuốc chưa hợp lý [48]. Việc cơ quan BHXH khơng thanh tốn
một số thuốc được sử dụng không phù hợp với chỉ định trong hồ sơ đăng ký thuốc đã
phê duyệt, dẫn đến tình trạng bệnh nhân đang điều trị khơng tiếp tục được thanh toán
thuốc và cơ sở khám chữa bệnh bị xuất toán.

Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới là bệnh viện chuyên khoa đầu ngành Nhiễm trùng - Truyền
nhiễm của Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh khu vực phía Nam. [49]. Vì vậy, trong
các loại thuốc được kê đơn hiện nay tại bệnh viện, thuốc điều trị bệnh nhiễm là loại được
sử dụng nhiều và phổ biến. Việc kiểm tra đơn thuốc trước khi cấp phát đang được quan
tâm tại Bệnh viện. Để thuận tiện cho các cán bộ y tế, ngồi kiểm tra bằng thủ cơng cần
kết hợp với hệ thống công nghệ thông tin. Việc kết hợp này có thể làm giảm tới 30%
thời gian tra cứu bằng tài liệu thông thường [27]. Việc thay thế kê đơn trên giấy bằng
phần mềm kê đơn điện tử là bước tiến lớn tại các bệnh viện, đóng vai trị quan trọng
trong việc giảm thiểu sai sót và cải thiện sự an toàn của bệnh nhân [32], [26], [36].
Năm 2014 SYT Thành phố Hồ Chí Minh khuyến cáo “Bệnh viện khơng ngừng hoàn
thiện phần mềm kê đơn, xây dựng chức năng cảnh báo hỗ trợ kê đơn cho bác sĩ điều trị
như: tương tác thuốc, cảnh báo thực phẩm chức năng, cảnh báo chỉ định thuốc theo độ
tuổi, cảnh báo chẩn đốn bệnh khơng đúng với mã ICD-10, cảnh báo số lượng thuốc,
đơn giá toa thuốc” [18].

2
.


.

Vì các lý do trên, chúng tơi thực hiện đề tài nghiên cứu: “Xây dựng cơ sở dữ liệu thuốc
điều trị bệnh nhiễm để khảo sát sự phù hợp thuốc so với chẩn đoán tại bệnh viện
Bệnh Nhiệt Đới”.
Mục tiêu khái quát:
Khảo sát sự phù hợp của thuốc điều trị bệnh nhiễm so với chuẩn đoán (mã bệnh tật ICD10) tại bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới 6 tháng đầu năm 2019.
Mục tiêu cụ thể:
- Xây dựng cơ sở dữ liệu Thuốc điều trị bệnh nhiễm - Chỉ định - ICD-10
- Khảo sát sự phù hợp trong kê đơn giữa thuốc sử dụng và mã chẩn đoán bệnh ICD-10.


3
.


.

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 TỔNG QUAN VỀ BỆNH NHIỄM VÀ SỰ KHÁNG THUỐC
Theo WHO năm 2008 có khoảng 12,2 triệu lượt tử vong do bệnh nhiễm. Tỷ lệ tử vong
do nhiễm khuẩn hô hấp dưới cao nhất, chiếm tỷ lệ 34% trên tổng số lượt tử vong do
bệnh nhiễm. Tiếp sau đó là bệnh HIV/AIDS, bệnh tiêu chảy nhiễm khuẩn, bệnh lao,
bệnh sốt rét, bệnh nhiễm ở trẻ em, viêm màng não với tỷ lệ lần lượt là 20%, 15%,
11%,7,5%, 6,0% [56].
Cũng theo WHO 2008, số lượng tử vong do bệnh nhiễm ở nhóm nước thu nhập thấp rất
cao, chiếm 74% trên toàn thế giới, tỷ lệ này ở các nước thu nhập dưới trung bình là 16%,
trên trung bình là 6,0%. Trong khi đó ở các nước thu nhập cao, tỷ lệ này chỉ 4,0% [56].
Sau 8 năm – năm 2016 tỷ lệ tử vong do bệnh nhiễm được WHO thống kê như sau [57]:
Nhiễm giun tròn đường ruột

6

Nhiễm khuẩn hô hấp trên và viêm tai giữa

7

STD khơng bao gồm HIV

102

Viêm gan B,C cấp tính


113

Bệnh nhiễm ở trẻ em

156
383

Viêm não và viêm màng não
Bệnh nhiễm khuẩn khác

469

Bệnh sốt rét và ký sinh trùng khác

574
1012

HIV/AIDS
Bệnh lao

1293

Bệnh tiêu chảy

1383

Nhiễm khuẩn hơ hấp dưới

2957

0

500

1000

1500

2000

2500

3000

3500

*Ghi chú: Số lượt tử vong x1000
Hình 1.1 Số lượng tử vong do nguyên nhân bệnh nhiễm - WHO 2016
Số lượng tử vong do bệnh nhiễm chiếm khoảng 15% tên tổng lượt tử vong do tất cả
nguyên nhân. Tỷ lệ tử vong do nhiễm khuẩn hô hấp dưới cao nhất – 35% trên tổng tử
vong do bệnh nhiễm. Sau đó là nhiễm khuẩn đường ruột, bệnh lao, bệnh HIV/AIDS có
số lượng tử vong tương đương nhau, tỷ lệ lần lượt là 16,3%, 15,3%, 12%. Tỷ lệ tử vong
4
.


.

do bệnh nhiễm khuẩn hô hấp trên và viêm tai giữa cùng nhiễm giun trịn đường ruột có
tỷ lệ tử vong thấp nhất lần lượt là 0,09% và 0,07% [57].

Đề kháng thuốc kháng vi sinh vật (AMR)
Kháng thuốc là tình trạng các vi sinh vật (như vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng)
kháng lại các thuốc kháng sinh đã nhạy cảm với các vi sinh vật này trước đây. Sinh vật
đề kháng (vi khuẩn, virus, ký sinh trùng) có thể chịu được sự tấn công của các thuốc
chống vi khuẩn (như thuốc kháng sinh, thuốc kháng virus, thuốc chống sốt rét) dẫn đến
việc áp dụng các phương pháp, thuốc điều trị đặc hiệu sẽ trở nên không hiệu quả, nhiễm
khuẩn kéo dài (thậm chí gây tử vong) và có thể lây lan cho người khác. AMR là hệ quả
tất yếu của quá trình sử dụng thuốc trong điều trị và đặc biệt gia tăng khi việc lạm dụng
thuốc kháng sinh ngày càng phổ biến hơn [47]. Trên thế giới đã xuất hiện các vi khuẩn
kháng với hầu hết kháng sinh, còn gọi là vi khuẩn siêu kháng thuốc.
Ở Việt Nam, hầu hết các cơ sở khám, chữa bệnh đang phải đối mặt với tốc độ lan rộng
các vi khuẩn kháng với nhiều loại kháng sinh. Mức độ và tốc độ kháng thuốc ngày càng
gia tăng, đang ở mức báo động. Gánh nặng do kháng thuốc ngày càng tăng do chi phí
điều trị tăng lên, ngày điều trị kéo dài, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh, cộng đồng
và sự phát triển chung của xã hội. Trong tương lai, các quốc gia có thể phải đối mặt với
khả năng khơng có thuốc để điều trị hiệu quả các bệnh truyền nhiễm nếu khơng có các
biện pháp can thiệp phù hợp [3].
Hiện nay, kháng thuốc không phải là vấn đề mới, nhưng đã trở nên nguy hiểm, cấp bách,
đòi hỏi phải có sự nỗ lực tổng hợp nhằm giúp nhân loại tránh khỏi nguy cơ quay trở lại
thời kỳ chưa có kháng sinh. WHO nhận định, chúng ta đang sống trong kỷ nguyên phụ
thuộc kháng sinh và yêu cầu toàn cầu có trách nhiệm bảo vệ nguồn thuốc kháng sinh
quý giá cho thế hệ sau. Ngày sức khỏe thế giới năm 2011, WHO đã lấy khẩu hiệu phòng
chống kháng thuốc là “Không hành động ngày hôm nay, ngày mai không thuốc chữa”
và kêu gọi các quốc gia phải có kế hoạch kịp thời để đối phó với tình trạng kháng thuốc.
Do đó việc xây dựng Kế hoạch chống kháng thuốc mang tính tồn diện, tổng thể, dài
hạn là hết sức cần thiết đối với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay [3].

5
.



Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

Kháng thuốc trên thế giới
Trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển, vấn đề kháng thuốc đã trở nên báo
động. Gánh nặng về chi phí điều trị do các bệnh nhiễm khuẩn gây ra khá lớn do việc
thay thế các kháng sinh cũ bằng các kháng sinh mới, đắt tiền. Với chi phí hàng năm cho
chăm sóc sức khỏe ước tính khoảng 1,5 tỷ euro tại châu Âu [46].
Năm 2011, tình hình lao kháng thuốc đang xảy ra ở hầu hết các quốc gia. Tồn cầu có
khoảng 640.000 trường hợp lao đa kháng thuốc, trong số đó khoảng 9% là siêu kháng
thuốc [60].
Ký sinh trùng sốt rét Falciparum kháng với artemisinin đang nổi lên ở Đông Nam Á.
Đề kháng với thuốc chống sốt rét thế hệ trước đó như chloroquine và sulfadoxinepyrimethamine là phổ biến ở hầu hết các nước lưu hành sốt rét [52].
Việc tiếp cận toàn cầu đối với các thuốc kháng vi rút để điều trị người bệnh HIV làm
tăng nguy cơ kháng thuốc. Sự kháng của vi rút đối với các thuốc này đang là mối đe dọa
đối với loài người. Khoảng 15% người bệnh được điều trị đã phải dùng đến các thuốc
phác đồ bậc hai và bậc ba. Chi phí các thuốc này gấp 100 lần so với các thuốc phác đồ
bậc một. Sự kháng thuốc của HIV tăng lên đặt ra một thách thức cần phải duy trì chương
trình tiếp cận tồn cầu ở các nước có thu nhập thấp. Các nước này cần phải tăng cường
các dịch vụ y tế và cải tiến chất lượng chăm sóc người nhiễm HIV để giảm tối thiểu việc
lan truyền vi rút kháng [3].
Số liệu nghiên cứu giám sát ANSORP từ tháng 1/2000 đến tháng 6/2001 của 14 trung
tâm từ 11 nước Đông Nam Á cho thấy tỷ lệ kháng cao của vi khuẩn S. pneumoniae.
Trong số 685 chủng vi khuẩn S. pneumoniae phân lập được từ người bệnh, có 483
(52,4%) chủng khơng cịn nhạy cảm với penicillin, 23% ở mức trung gian và 29,4% đã
kháng với penicillin (MIC ≥ 2mg/l). Kết quả phân lập vi khuẩn cho thấy tỷ lệ kháng
penicillin ở Việt Nam cao nhất (71,4%) tiếp theo là Hàn Quốc (54,8%), Hồng Kông
(43,2%) và Đài Loan (38,6%). Tỷ lệ kháng erythromycin cũng rất cao, ở Việt Nam là
92,1%, Đài Loan là 86%, Hàn Quốc là 80,6%, Hồng Kông là 76,8% và Trung Quốc là
73,9%. Số liệu từ nghiên cứu giám sát đa trung tâm đã chứng minh rõ ràng về tốc độ và

tỷ lệ kháng của S. pneumoniae tại nhiều nước châu Á, những nơi có tỷ lệ mắc bệnh nhiều
nhất thế giới [38].

6
.


Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

Theo số liệu nghiên cứu KONSAR từ 2005-2007 ở các bệnh viện Hàn Quốc cho thấy S.
aureus kháng Methicillin (MRSA) 64%, K. pneumoniae kháng cephalosporin thế hệ 3
là 29%; E. coli kháng fluoroquinolone 27%, P. aeruginosa kháng 33%, Acinetobacter
spp. kháng 48%, P. aeruginosa kháng amikacin 19%, Acinetobacter spp. kháng 37%.
E. faecium kháng vancomycin và Acinetobacter spp. kháng imipenem tăng lên dần. Tỷ
lệ kháng phát hiện tại các phòng xét nghiệm của E. coli và K. pneumoniae đối với
cephalosporin thế hệ 3 và P. aeruginosa đối với imipenem cao hơn trong bệnh viện [30].
Các thuốc kháng sinh điều trị hiệu quả bệnh lỵ do Shigella trước đây đã bị kháng, vì vậy
hiện nay WHO đang khuyến cáo dùng ciprofloxacin. Tuy nhiên tỷ lệ kháng
ciprofloxacin tăng lên nhanh chóng đã làm giảm cả độ an tồn và hiệu quả điều trị, đặc
biệt là đối với trẻ em [41].
AMR đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng trong điều trị bệnh lậu (gây ra bởi N.
gonorrhoeae), thậm chí liên quan đến cả cephalosporin uống (phương thuốc cuối trong
điều trị) và ngày càng gia tăng trên toàn thế giới. Nhiễm khuẩn do lậu cầu không thể
điều trị được sẽ dẫn đến tăng tỷ lệ bệnh và tử vong, do đó làm đảo ngược lại các thành
tựu đã đạt được trong chương trình kiểm sốt các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Việc kiểm sốt các loại bệnh này đã và đang chịu sự tác động bất lợi của sự phát triển
và lan rộng của tình trạng kháng thuốc [19].
Cơ chế kháng mới, như beta-lactamase NDM-1, đã nổi lên trong số các trực khuẩn gram
âm. Điều này có thể làm mất hiệu quả của các kháng sinh mạnh - thường là chỉ định
cuối cùng để chống lại các chủng vi khuẩn đa kháng [28].

Kháng thuốc ở Việt Nam
Hội nhập và công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước đã cải thiện việc chăm sóc sức khỏe
tại Việt Nam. Tuy nhiên, việc tiếp cận nhiều với kháng sinh đi kèm với việc sử dụng
kháng sinh gây hại trong bệnh viện và cộng đồng, với sự leo thang có thể dự đốn về
tình trạng kháng vi khuẩn. Sai sót trong việc kê đơn và tự ý dùng thuốc là nguyên nhân
chính dẫn đến kháng thuốc. Nhiều chính sách tồn tại để điều chỉnh việc sử dụng kháng
sinh nhưng việc thực thi là không đủ hoặc thiếu. Tỷ lệ kháng penicillin của vi khuẩn là
cao nhất ở châu Á và vi khuẩn kháng carbapenem (đặc biệt là NDM-1) gần đây đã xuất
hiện. Nhiễm khuẩn mắc phải tại bệnh viện chủ yếu là với các vi khuẩn gram âm kháng
7
.


Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

đa thuốc, gây sức ép lên các tổ chức y tế. Sử dụng kháng sinh rộng rãi trong chăn ni
cũng góp phần gia tăng tình trạng kháng thuốc [34].
Điểm lại kết quả báo cáo tính nhạy cảm của các kháng sinh đã được tiến hành từ năm
2003-2006 cho thấy tỷ lệ đề kháng của Klebsiella spp. đối với các kháng sinh
cephalosporins thế hệ 3, thế hệ 4, fluoroquinolon và aminoglycosid đã tăng nhanh từ
trên 30% trong năm 2003 lên trên 40% trong năm 2006; đối với Pseudomonas spp. từ
trên 40% trong năm 2004 lên trên 50% trong năm 2006 và đối với Acinetobacter spp. từ
trên 50% trong năm 2004 lên trên 60% trong năm 2006. Trong khi imipenem-cilastatin,
carbapenem được đưa vào thị trường Việt Nam mới gần được 10 năm, cũng đã giảm
nhạy cảm đối với các trực khuẩn gram âm không sinh men. Tỷ lệ đề kháng imipenemcilastatin của Pseudomonas spp. tăng dần qua các năm 12,5% (2003), 15,5% (2005) và
18,4% (2006) [43].
Theo số liệu báo cáo của 15 bệnh viện trực thuộc Bộ, bệnh viện đa khoa tỉnh ở Hà Nội,
Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh,… về sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh
giai đoạn 2008-2009 cho thấy: năm 2009, 30-70% vi khuẩn gram âm đã kháng với
cephalosporin thế hệ 3 và thế hệ 4, gần 40-60% kháng với aminoglycosid và

fluoroquinolon. Gần 40% chủng vi khuẩn Acinetobacter giảm nhạy cảm với imipenem
[42].
Sử dụng kháng sinh trung bình là 274,7 DDD/100 ngày - giường. Tỷ lệ này cao hơn
đáng kể so với báo cáo của Hà Lan cùng kỳ là 58,1 DDD/100 ngày - giường và báo cáo
từ 139 bệnh viện của 30 nước châu Âu năm 2001 là 49,6 DDD/100 ngày - giường. Sự
tương quan giữa việc dùng kháng sinh và kháng kháng sinh thể hiện rõ khi tỷ lệ kháng
của vi khuẩn gram âm đối với cephalosporin thế hệ 4 cao ở những nơi việc tiêu thụ
kháng sinh lớn [42].
Theo kết quả “Tìm hiểu thực trạng sử dụng kháng sinh trong nhiễm khuẩn bệnh viện tại
các đơn vị điều trị tích cực ở một số cơ sở khám, chữa bệnh” cho thấy 4 chủng vi khuẩn
phân lập được nhiều nhất là Acinetobacter spp, Pseudomonas spp, E.coli, Klebsiella
spp. Tần xuất nhiễm Acinetobacter spp. hay Pseudomonas spp. chiếm tỷ lệ ưu thế (trên
50%) trong viêm phổi bệnh viện (thở máy hay không thở máy). 4 chủng này đều là vi
khuẩn đa kháng kháng sinh. Sự kháng thuốc cao đặc biệt ở nhóm cephalosporin thế hệ
3, 4 (khoảng từ 66 - 83%) tiếp theo là nhóm aminoglycosid và fluoroquinolon tỷ lệ
8
.


Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

kháng xấp xỉ trên 60% [15]. Sự kháng thuốc cao còn được phản ánh qua việc sử dụng
kháng sinh theo kinh nghiệm ban đầu không phù hợp với kết quả kháng sinh đồ là 74%
[15].
Theo WHO 2004 trong số các nước thuộc mạng lưới giám sát các căn nguyên kháng
thuốc châu Á (ANSORP), Việt Nam có mức độ kháng penicillin cao nhất và kháng
erythromycin đến 91,2% [59]. Kháng thuốc ở vi khuẩn gram âm cũng được ghi nhận.
Đặc biệt, khoảng 70% vi khuẩn gây nhiễm khuẩn bệnh viện kháng với ít nhất một trong
số các kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn thông thường [16].
Lao kháng thuốc

Báo cáo của WHO năm 2012 ước tính, Việt Nam đứng thứ 12 trong 22 nước có gánh
nặng bệnh lao cao trên toàn cầu, đứng hàng thứ 14 trong số 27 quốc gia có gánh nặng
lao đa kháng thuốc trên thế giới [60].
Tỷ lệ lao kháng đa thuốc là 2,7% trong số bệnh nhân lao mới (khoảng 4800 bệnh nhân),
19% trong số bệnh nhân lao điều trị lại (khoảng 3400 bệnh nhân) WHO ước tính năm
2011 có khoảng 3.500 (95% CI: 2.600-4.700) bệnh nhân lao kháng đa thuốc trong số
bệnh nhân lao phổi được khám phát hiện [60]. Tuy nhiên, trong những năm gần đây,
tình hình bệnh lao trở nên phức tạp hơn do có tác động của đại dịch HIV/AIDS và kháng
thuốc [3].
Theo WHO hiện nay bệnh lao kháng thuốc là một vấn đề đặc biệt nghiêm trọng. Kết
quả điều trị với người bệnh kháng thuốc thường không cao, nhất là đối với người bệnh
mắc lao kháng đa thuốc. Chi phí điều trị người bệnh lao kháng đa thuốc tăng lên hàng
trăm lần so với người bệnh lao không kháng thuốc và thậm chí khơng thể điều trị được
ở một số trường hợp [60].
Hiện nay, tỷ lệ kháng đa thuốc ở người bệnh lao mới tại Việt Nam còn ở mức trên 3%,
song với số lượng người bệnh lao phổi AFB (+) mới phát hiện tại Việt Nam hàng năm
vẫn cao thì số lượng người bệnh mắc lao kháng đa thuốc không phải là con số nhỏ. Hơn
nữa mỗi năm có khoảng 350 người bệnh lao phổi mạn tính và hầu hết trong số đó là lao
phổi kháng đa thuốc làm nặng hơn tình trạng kháng thuốc hiện nay [3], [60].

9
.


Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

Kháng thuốc điều trị HIV
Từ trường hợp nhiễm đầu tiên được phát hiện vào năm 1990, tính đến ngày 31 tháng 03
năm 2012, số người nhiễm HIV cịn sống là 199.744 người, trong đó 49.369 người
chuyển sang AIDS và 52.681 người tử vong do AIDS. Tốc độ dịch vẫn đang có chiều

hướng gia tăng, tuy nhiên có dấu hiệu chững lại trong những năm gần đây nhờ sự triển
khai các chương trình can thiệp [3].
Tại Việt Nam, từ giữa thập niên 1990, thuốc ARV đã được sử dụng nhưng rất hạn chế
tại một số tỉnh, thành phố lớn, đặc biệt là ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh với phác
đồ một hoặc kết hợp hai loại thuốc ARV [3].
Từ năm 2005, phác đồ kết hợp ba thuốc theo liệu pháp kháng retro virus hoạt tính cao
(HAART) đã được đề cập trong hướng dẫn quốc gia chẩn đoán và điều trị HIV/AIDS
của Bộ Y tế. Trong đó, vấn đề tuân thủ điều trị ARV được xem như là một trong các
yếu tố tiên quyết cho sự thành công của điều trị [3].
Việc sử dụng thuốc ARV cũng làm xuất hiện các chủng virus HIV kháng ARV và nguy
cơ làm lan truyền các chủng kháng thuốc trong cộng đồng. Ở những nước mà thuốc
ARV đã được đưa vào sử dụng nhiều năm, 5-27 % những người mới nhiễm HIV mang
các chủng vi rút HIV-1 có tính kháng với một hay nhiều loại thuốc ARV [3].
Trong một nghiên cứu về tính kháng thuốc được thực hiện tại thành phố Hồ Chí Minh,
tỷ lệ virus HIV kháng thuốc trên các đối tượng là những người nghiện chích ma túy, gái
mại dâm và người bệnh mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục chưa từng tiếp cận
với ARV là 6,5 %. Các kết quả nghiên cứu của Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh
trên nhóm thai phụ chưa tiếp cận ARV và trên những người mới nhiễm HIV (tuổi dưới
30, số lượng tế bào lympho T CD4+>500 tế bào/mm3 chưa dùng thuốc ARV) đều có tỷ
lệ HIV kháng thuốc thấp dưới 5%. Một nghiên cứu khác tại thành phố Hồ Chí Minh, tỷ
lệ HIV kháng thuốc trên thai phụ tham gia chương trình PLTMC ở thời điểm trước khi
uống thuốc tương đối thấp 0,6 %. Hai tuần sau khi sinh, tỷ lệ thai phụ được phát hiện có
mang virus HIV kháng thuốc là 17,53 % và giảm xuống còn 3,06 % hai tháng sau khi
sinh. Các đột biến kháng 3TC thường phát hiện trong nhóm thai phụ dùng phác đồ kết
hợp AZT+3TC và đột biến kháng NVP ở những phụ nữ mang thai dùng sd-NVP. Các
đột biến kháng 3TC thường phát hiện trong nhóm thai phụ uống phác đồ kết hợp
10
.



Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

AZT+3TC và đột biến kháng NVP ở những phụ nữ mang thai dùng sd-NVP. Mặc dù
sau khi ngưng uống thuốc dự phòng, tỷ lệ virus mang đột biến kháng thuốc giảm dần
theo thời gian, nhưng các chủng kháng thuốc có thể vẫn tồn tại ở mức độ dưới ngưỡng
được phát hiện và có thể tái bùng phát khi người mẹ được điều trị với các phác đồ có
các loại thuốc đã bị kháng [3].
Năm 2008, Bộ Y tế đã xây dựng kế hoạch quốc gia về dự phòng, theo dõi HIV kháng
thuốc theo khuyến cáo của WHO. Kế hoạch quốc gia bao gồm những nội dung liên quan
đến: (1) thu thập các chỉ số cảnh báo sớm HIV kháng thuốc; (2) theo dõi sự xuất hiện
của HIV kháng thuốc trong số những người bệnh điều trị ARV phác đồ bậc 1; và (3)
điều tra sự xuất hiện của HIV kháng thuốc trong số người nhiễm HIV chưa điều trị ARV
[3].
Kể từ năm 2008, hàng năm Việt Nam đã tiến hành thu thập số liệu liên quan đến kết quả
điều trị ARV cùng với việc thu thập các chỉ số cảnh báo sớm HIV kháng thuốc tại các
cơ sở điều trị ARV đại diện trên toàn quốc. Việc giám sát HIV kháng thuốc ở những
người mới nhiễm HIV chưa điều trị ARV đã được một số đơn vị thực hiện cho thấy tỷ
lệ kháng HIV dưới 5% [3].
Nhiễm khuẩn bệnh viện
Nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) là một trong những thách thức và là mối quan tâm
hàng đầu tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. Nhiều nghiên cứu cho thấy NKBV
làm tăng tỷ lệ tử vong, kéo dài thời gian nằm viện, tăng thời gian sử dụng kháng sinh,
làm tăng đề kháng kháng sinh và tăng chi phí điều trị [3].
Thống kê của Mỹ cho thấy: chi phí của một trường hợp NKBV thường gấp 2 đến 4 lần
so với những trường hợp không NKBV. Trong đó chi phí phát sinh do nhiễm khuẩn
huyết có liên quan đến dụng cụ đặt trong lòng mạch là từ 34.508 đô la lên đến 56.000
đô la và do viêm phổi trên người bệnh có thơng khí hỗ trợ là từ 5.800 đô la lên đến
40.000 đô la. Tại Mỹ, hằng năm ước tính có 2 triệu người bệnh bị NKBV, làm 90.000
người tử vong, làm tốn thêm 4,5 tỉ đơ la viện phí [3].
Tình hình NKBV tại Việt Nam chưa được xác định đầy đủ. Có ít tài liệu và giám sát về

NKBV được cơng bố. Những tổn phí về nhân lực và tài lực do NKBV trong toàn quốc
11
.


Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

cũng chưa được xác định. Có ba điều tra cắt ngang tầm quốc gia đã được thực hiện. Điều
tra năm 1998 trên 901 người bệnh trong 12 bệnh viện toàn quốc cho thấy tỷ lệ NKBV
là 11,5%, trong đó nhiễm khuẩn vết mổ chiếm 51% trong tổng số các ca NKBV. Năm
2001 tỷ lệ NKBV là 6,8% trong 11 bệnh viện và viêm phổi bệnh viện là nguyên nhân
thường gặp nhất (41,8%). Điều tra năm 2005 tỷ lệ NKBV trong 19 bệnh viện toàn quốc
là 5,7% và viêm phổi bệnh viện cũng là nguyên nhân thường gặp nhất (55,4%). Chưa
có những nghiên cứu quốc gia đánh giá chi phí của NKBV [3].
Các bệnh phát sinh do NKBV có mức độ đa kháng thuốc kháng sinh cao hơn các bệnh
do nhiễm khuẩn trong cộng đồng. NKBV do vi khuẩn có sự đề kháng cao như S. aureus
kháng methicillin (MRSA) và Enterococci kháng vancomycin, A. baumanni, P.
aeruginosa đa kháng kháng sinh chiếm tỷ lệ đáng kể [3].
1.2 SỬ DỤNG THUỐC AN TOÀN, HỢP LÝ VÀ HIỆU QUẢ
Theo WHO, sử dụng thuốc hợp lý, an toàn là “việc đảm bảo cho người bệnh nhận được
các thuốc thích hợp với yêu cầu của lâm sàng, liều lượng phù hợp với từng cá thể, trong
khoảng thời gian vừa đủ và giá thành thấp nhất cho mỗi người cũng như cho cộng đồng
của họ".
Sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả gồm các tiêu chuẩn chủ yếu sau:
- Thuốc đảm bảo chất lượng;
- Chỉ định thích hợp: kê đơn dựa vào khám lâm sàng;
- Thuốc thích hợp: chú ý tới an tồn, hiệu quả, tính tiện lợi cho người bệnh và với giá
cả hợp lý;
- Liều lượng, đường dùng và thời gian dùng thuốc thích hợp;
- Người bệnh thích hợp: khơng có các chống chỉ định;

- Phân phối (bán, phát) đúng, bao gồm cả việc cung cấp các thông tin thích hợp về các
thuốc đã kê đơn cho người bệnh;
- Người bệnh tuân thủ điều trị.
BYT cũng ban hành các thông tư, hướng dẫn quy định sử dụng thuốc an tồn, hợp lý
trên bệnh nhân nhằm chuẩn hóa quy tình khám chữa bênh, thực hành thuốc trên lâm
sàng, nâng cao chất lượng, uy tín của nền y tế cơ sở [1], [2], [10].

Tuân thủ Luật sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu khi trích dẫn.

12


×