Tải bản đầy đủ (.pdf) (150 trang)

Nghiên cứu điều chế cao định chuẩn từ lá cây lá đắng (vernonia amygdalina del asteraceae)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.27 MB, 150 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-----------------

NGUYỄN HÙNG ANH

NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHẾ CAO ĐỊNH CHUẨN
TỪ LÁ CÂY LÁ ĐẮNG
(Vernonia amygdalina Del. Asteraceae)

Luận văn Thạc sĩ Dược học

Thành phố Hồ Chí Minh – 2018


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-----------------

NGUYỄN HÙNG ANH

NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHẾ CAO ĐỊNH CHUẨN
TỪ LÁ CÂY LÁ ĐẮNG
(Vernonia amygdalina Del. Asteraceae)
Ngành: Công nghệ dược phẩm và Bào chế thuốc


Mã số: 8720202

Luận văn Thạc sĩ Dược học
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Trần Anh Vũ
PGS.TS. Huỳnh Ngọc Thụy

Thành phố Hồ Chí Minh – 2018


i

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được cơng bố trong bất kì cơng trình
nào khác.
Người viết lời cam đoan

Nguyễn Hùng Anh


ii

TĨM TẮT
Luận văn Thạc sĩ Dược học. Khóa 2016 – 2018
NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHẾ CAO ĐỊNH CHUẨN TỪ
LÁ CÂY LÁ ĐẮNG (Vernonia amygdalina Del. Asteraceae)
Nguyễn Hùng Anh
Thầy hướng dẫn: PGS.TS. Trần Anh Vũ, PGS.TS. Huỳnh Ngọc Thụy
Mở đầu

Những năm gần đây, Lá đắng được người dân sử dụng nhiều để hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường
và cho kết quả khả quan. Có nhiều cơng trình khoa học nghiên cứu chứng minh Lá đắng có tác dụng
hạ glucose huyết. Tuy nhiên ở Việt Nam vẫn chưa có chế phẩm thuốc từ dược liệu này. Xuất phát từ
thực tế nói trên, đề tài “Nghiên cứu điều chế cao định chuẩn từ lá cây Lá đắng (Vernonia amygdalina
Del. Asteraceae)” được thực hiện với mục tiêu điều chế và xây dựng tiêu chuẩn cao toàn phần từ lá
cây Lá đắng, làm nguồn nguyên liệu để sản xuất ra các dược phẩm hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo
đường.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Đối tượng: Lá cây Lá đắng thu hái tại tỉnh Tây Ninh, Đắk Lắk và An Giang vào tháng 03/2017.
Phương pháp nghiên cứu:
Bột Lá đắng được chiết ngấm kiệt với ethanol 96% thu được cao toàn phần. Từ cao toàn phần tiến
hành phân lập cynarosid bằng kỹ thuật lắc phân bố, kết tinh phân đoạn, tinh chế bằng HPLC điều
chế; sử dụng phương pháp HPLC để xác định hàm lượng chất cynarosid. Xây dựng quy trình định
lượng đồng thời cynarosid và luteolin trong nguyên liệu và cao bằng HPLC. Kiểm tra và xây dựng
tiêu chuẩn nguyên liệu theo quy định chung của DĐVN.
Khảo sát tối ưu hóa quy trình điều chế cao Lá đắng có hàm lượng hoạt chất và khả năng ức chế ɑglucosidase cao và kinh tế. Xây tiêu chuẩn cao đặc Lá đắng theo quy định chung của DĐVN và một
số chỉ tiêu an toàn về giới hạn kim loại nặng và giới hạn nhiễm khuẩn.
Nâng cỡ lô chiết cao Lá đắng 3 lô (25 kg dược liệu/ lô). Kiểm tra một số chỉ tiêu chất lượng để đánh
giá tính ổn định quy trình.
Kết quả
Từ 10 kg Lá đắng chiết được 1,2 kg cao ethanol toàn phần. Tiếp tục tiến hành phân lập và tinh chế
thu được 85 mg cynarosid. Xây dựng và thẩm quy trình định lượng cynarosid bằng HPLC để đánh
giá chuẩn làm việc (hàm lượng đạt 96,17%).
Đã xây dựng và thẩm định được qui trình định lượng đồng thời cynarosid và luteolin trong nguyên
liệu và cao bằng HPLC.
Đã xây dựng được tiêu chuẩn nguyên liệu lá cây Lá đắng theo quy định chung của DĐVN, định tính
và định lượng dựa vào chất chỉ điểm cynarosid và luteolin.
Đã tìm được điều kiện để điều chế cao đặc Lá đắng có hàm lượng hoạt chất và khả năng ức chế ɑglucosidase cao và kinh tế. Cao được điều chế bằng phương pháp chiết xuất ngấm kiệt với dung môi
ethanol 70%, tỉ lệ dịch chiết: dược liệu là 6,5:1 và làm khô dịch chiết bằng tủ sấy ở nhiệt độ 55 oC
đến khi cao đạt độ ẩm 12-15%.

Đã xây dựng phương pháp điều chế 3 lô cao Lá đắng quy mô pilot (mỗi lô là 25 kg dược liệu). Đã
đánh giá 3 lô cao về các chỉ tiêu như cảm quan, mất khối lượng do làm khơ, định tính và định lượng
và các chỉ tiêu đều đạt.
Đã xây dựng được một số chỉ tiêu để đánh giá chất lượng cho cao đặc Lá đắng về cảm quan, mất
khối lượng do làm khơ, tro tồn phần, giới hạn kim loại nặng, giới hạn nhiễm khuẩn, định tính và
định lượng.
Kết luận: Qua quá trình thực hiện, đề tài đã đạt được các nội dung đặt ra. Sản phẩm cao Lá đắng của
đề tài sau khi thử tác dụng dược lý sẽ được sử dụng làm nguyên liệu để bào chế một số dạng thuốc
theo hướng hạ glucose huyết.


iii

THE ABSTRACT
Master’s thesis of Pharmacy. Academic course 2016-2018
STUDY ON PREPARATION OF STANDARDIZED CONCENTRATED EXTRACT FROM
Vernonia amygdalina Del. Asteraceae
Nguyen Hung Anh
Supervisor: Associate Professor. Tran Anh Vu – Associate Professor. Huynh Ngoc Thuy
Introduction
Recently, Vernonia amygdalina is a medical herb that is widely used in the supplementary treatment for
patients with diabetes mellitus. Some scientific studies show that Vernonia amygdalina has blood
glucoselowering effect. However, in Viet Nam, the number of products originated from Vernonia amygdalina
are still limited. As the matter of fact, the topic of “Study on preparation of standardized concentrated extract
from Vernonia amygdalina Del. Asteraceae” was conducted to prepare and establish standards for concentrated
extract from the leaves of Vernonia amygdalina. This concentrated extract could be used as material for
production medication that potentially supports the diabetes mellitus therapy.
Subject and Method
Subject: Dried leaf of Vernonia amygdalina bulb were harvested from Tay Ninh, An Giang and Dak Lak
province in 03/2017.

Method:
Vernonia amygdalina dried leaf powder was extracted with ethanol 96% using percolation method to make the
total concentrated extract. Cynarosid was isolated from this concentrated extract using the distribution of
liquid-liquid extraction technique, recrystallization of crystals in suitable solvents and preparative HPLC.
HPLC method was used to determine the quantification of cynarosid. HPLC method was also used to establish
the simultaneous quantification process of cynarosid and luteolin in dry material and extract. The standards of
the material were tested and established based on the Vietnamese Pharmacopoeia.
Optimization the preparation process of Vernonia amygdalina extract which economically yielded high content
of active ingredient and the inhibition of α-glucosidase .
Determination of in-house standards of the Vernonia amygdalina concentrated extract was based on the
Vietnamese Pharmacopoeia in relation to the heavy metals and bacteria limit.
Scaling up three batches of Vernonia amygdalina concentrated extract (25 kg of material/batch). Testing some
specifications to evaluate the stability of process.
Result
From 10 kg of dry herba Vernonia amygdalina, 1.2 kg of ethanol concentrated extract was extracted. This
extract was isolated and refined to obtain 85 mg of cynarosid. This study successfully:
Established and validated quantification process of cynarosid using HPLC method. (the content is 96.17%).
Established and validated the simultaneous quantification process of cynarosid and luteolin in dry material and
extract using HPLC method. The standards of the Vernonia amygdalina material was established based on the
Vietnamese Pharmacopoeia. Identification and quantification of active ingredient were conducted based on
the makers that were cynarosid and luteolin.
Identified the optimal condition of preparation process of Vernonia amygdalina extract which economically
yielded high content of active ingredient and the inhibition of α-glucosidase.
The preparation method was percolation extraction with 70% ethanol, the ratio liquid extract: dry herb was
6,5:1, the liquid extract was dried by universal oven at 55 oC until the moisture was about 12-15%.
The preparation method of the three pilot batches of Vernonia amygdalina concentrated extract (25 kg of
material/batch) was also established. The three pilot batches were tested appearance, moisture, qualitative,
quantitative and met the specification standards.
This study also established specifications of Vernonia amygdalina concentrated extract such as appearance,
moisture, total ash, heavy metals limit, bacteria limit, qualitative and quantitative.

Conclusion
This research successfully achieved objectives. The Vernonia amygdalina concentrated extract after
pharmacological study will be used as material for preparation of some blood glucose-reducing medications.


iv

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................. i
BẢN TÓM TẮT LUẬN VĂN BẰNG TIẾNG VIỆT ..................................................... ii
BẢN TÓM TẮT LUẬN VĂN BẰNG TIẾNG ANH ..................................................... iii
MỤC LỤC .................................................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................ vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................... ix
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................... 3
1.1.
DƯỢC LIỆU LÁ ĐẮNG ................................................................................ 3
1.1.1.
Giới thiệu chung .............................................................................................. 3
1.1.2.
Đặc điểm thực vật ............................................................................................ 3
1.1.3.
Thành phần hóa học cây Lá đắng .................................................................... 5
1.1.4.
Một số nghiên cứu về tác dụng dược lý .......................................................... 7
1.2.
CHIẾT XUẤT, PHÂN LẬP VÀ ĐIỀU CHẾ CAO THUỐC ......................... 9
1.2.1.

Một số phương pháp chung về chiết xuất dược liệu ....................................... 9
1.2.2.
Một số nghiên cứu chiết xuất, phân lập hợp chất cynarosid và một số chất
trong dược liệu Lá đắng ................................................................................................... 9
1.2.3.
Cao thuốc ....................................................................................................... 10
1.3.
PHƯƠNG PHÁP SÀNG LỌC TÁC DỤNG SINH HỌC............................. 11
1.3.1.
Khảo sát tác dụng ức chế enzyme α-glucosidase in vitro ............................. 11
1.3.2.
Qui trình tiến hành phản ứng ......................................................................... 13
1.3.3.
Một số nghiên cứu về khả năng ức chế enzym α-glucosidase in vitro.......... 13
1.4.
XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN CHO DƯỢC LIỆU VÀ CAO THUỐC ......... 14
1.4.1.
Nội dung và cách thức xây dựng một tiêu chuẩn dược liệu .......................... 14
1.4.2.
Nội dung tiêu chuẩn cơ sở cho cao thuốc ...................................................... 15
1.4.3.
Một số nghiên cứu về xây dựng quy trình định lượng cynarosid trong một số
loại dược liệu và cao thuốc ............................................................................................ 16
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................... 18
2.1.
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU, DUNG MƠI HĨA CHẤT VÀ THIẾT BỊ ......
....................................................................................................................... 18
2.1.1.
Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 18
2.1.2.

Dung mơi, hóa chất và thiết bị ...................................................................... 18
2.1.3.
Nơi tiến hành ................................................................................................. 20
2.1.4.
Xử lý số liệu .................................................................................................. 20
2.2.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................. 21


v

2.2.1.
Xây dựng tiêu chuẩn nguyên liệu lá cây Lá đắng ......................................... 21
2.2.2.
Phương pháp điều chế cao lá cây Lá đắng .................................................... 33
2.2.3.
Nâng cấp cỡ lô cao lá cây Lá đắng ................................................................ 38
2.2.4.
Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cao lá cây Lá đắng ............................................. 39
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................................... 42
3.1.
XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN NGUYÊN LIỆU LÁ CÂY LÁ ĐẮNG ......... 42
3.1.1.
Điều chế và đánh giá chuẩn làm việc cynarosid ........................................... 42
3.1.2.
Kiểm tra nguyên liệu Lá đắng ....................................................................... 56
3.1.3.
Xây dựng tiêu chuẩn nguyên liệu .................................................................. 76
3.2.
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHẾ CAO LÁ ĐẮNG ........................................... 77

3.2.1.
Khảo sát điều kiện chiết xuất ........................................................................ 77
3.2.2.
Khảo sát điều kiện phù hợp điều chế dịch chiết lá cây Lá đắng ................... 79
3.2.3.
Điều chế dịch chiết ........................................................................................ 81
3.2.4.
Khảo sát điều kiện điều chế cao đặc từ dịch chiết......................................... 81
3.3.
NÂNG CẤP CỠ LÔ CAO LÁ CÂY LÁ ĐẮNG.......................................... 82
3.3.1.
Khảo sát một số thông số kỹ thuật ................................................................ 82
3.3.2.
Tiến hành chiết xuất và điều chế cao đặc ...................................................... 82
3.4.
XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN CƠ SỞ CAO LÁ CÂY LÁ ĐẮNG ............... 85
3.4.1.
Kiểm tra chất lượng cao lá cây Lá đắng ........................................................ 85
3.4.2.
Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cao lá cây Lá đắng ............................................. 87
Chương 4. BÀN LUẬN .............................................................................................. 89
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


Từ viết tắt

Từ nguyên

Nghĩa Tiếng Việt

DĐVN

Dược điển Việt Nam

Dược điển Việt Nam

TCCS

Tiêu chuẩn cơ sở

Tiêu chuẩn cơ sở

TT

Thuốc thử

SKĐ

Sắc ký đồ

SKLM

Sắc ký lớp mỏng


MeOH

Methanol

EtOH

Ethanol

DMSO

Dimethyl sulfoxide

DPPH

2,2-diphenyl-1-picrylhydrazyl

IR

Infrared

Hồng ngoại

UV

Ultraviolet

Tử ngoại

PDA


Photodiode array

Dãy quang điện

NMR

Nuclear Magnetic Resonance

Cộng hưởng từ hạt nhân

IC50

Inhibitory concentration 50%

Nồng độ ức chế 50% đối tượng
thí nghiệm

RSD

Relative Standard Deviation

Độ lệch chuẩn tương đối

OD

Optical density

Mật độ quang

HPLC


High-performance liquid
chromatography

Sắc ký lỏng hiệu năng cao

LOD

Limit of detection

Giới hạn phát hiện

LOQ

Limit of quantitation

Giới hạn định lượng

Sắc ký đồ


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Chương trình pha động methanol và nước acid phosphoric 0,2% ...........16
Bảng 1.2. Chương trình pha động acetoniltril và nước acid acetic 0,4% .................17
Bảng 1.3. Chương trình pha động acetonitril và nước acid formic 0,1% .................17
Bảng 2.1. Danh sách các hóa chất ............................................................................18
Bảng 2.2. Chất chuẩn và sản phẩm đối chiếu ...........................................................19
Bảng 2.3. Danh sách các thiết bị...............................................................................19

Bảng 2.4. Kế hoạch thử nghiệm ...............................................................................35
Bảng 2.5. Thành phần các chất trong các mẫu thử nghiệm trên đĩa 96 giếng ..........37
Bảng 3.1. Bảng so sánh phổ 13C-NMR và 1H-NMR của CYNA1 và cynarosid ......49
Bảng 3.2. Kết quả thăm dò tỷ lệ pha động acetonitril - nước acid phosphoric 0,1% ..50
Bảng 3.3. Kết quả thăm dò tốc độ dòng ...................................................................51
Bảng 3.4. Kết quả thăm dò nhiệt độ cột ...................................................................51
Bảng 3.5. Kết quả xác định tính tương thích hệ thống .............................................52
Bảng 3.6. Số liệu đường tuyến tính của quy trình định lượng cynarosid .................54
Bảng 3.7. Kết quả xác định độ lặp lại của mẫu thử ..................................................55
Bảng 3.8. Kết quả xác định độ đúng.........................................................................55
Bảng 3.9. Kết quả phân tích sơ bộ thành phần hóa thực vật ....................................63
Bảng 3.10. Kết quả xác định độ ẩm ..........................................................................64
Bảng 3.11. Kết quả xác định độ tro của nguyên liệu ................................................64
Bảng 3.12. Kết quả định tính flavonoid trong nguyên liệu ......................................65
Bảng 3.13. Chương trình pha động...........................................................................66
Bảng 3.14. Kết quả các thông số sắc ký của mẫu thử ..............................................67
Bảng 3.15. Chương trình pha động...........................................................................67
Bảng 3.16. Diện tích đỉnh cynarosid và luteolin khi chiết bằng ethanol 70%,
methanol 70% ............................................................................................................68
Bảng 3.17. Diện tích đỉnh của cynarosid và luteolin trong Lá đắng qua 3 lần chiết
...................................................................................................................................68
Bảng 3.18. Kết quả khảo sát tính tương thích hệ thống trên mẫu chuẩn (n=6) ........69
Bảng 3.19. Số liệu đường tuyến tính của quy trình định lượng cynarosid và luteolin
...................................................................................................................................71
Bảng 3.20. Giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng.............................................72
Bảng 3.21. Kết quả xác định độ lặp lại của mẫu dược liệu ......................................73
Bảng 3.22. Kết quả xác định độ lặp lại của mẫu cao ................................................73
Bảng 3.23. Kết quả xác định độ đúng mẫu dược liệu...............................................74
Bảng 3.24. Kết quả xác định độ đúng mẫu cao ........................................................74
Bảng 3.25. Kết quả định lượng cynarosid và luteolin trong nguyên liệu .................75



viii

Bảng 3.26. Tiêu chuẩn cơ sở của dược liệu lá cây Lá đắng .....................................76
Bảng 3.27. Kết quả khảo sát hàm lượng hoạt chất theo phương pháp chiết xuất ....77
Bảng 3.28. Kết quả khảo sát hàm lượng hoạt chất theo nồng độ dung môi chiết ....77
Bảng 3.29. Kết quả khảo sát hàm lượng cynarosid và luteolin theo kích thước dược
liệu .............................................................................................................................78
Bảng 3.30. Kết quả khảo sát hàm lượng cynarosid và luteolin theo tỷ lệ dịch chiết:
dược liệu ....................................................................................................................78
Bảng 3.31. Các yếu tố khảo sát và khoảng thay đổi .................................................79
Bảng 3.32. Ma trận bố trí thử nghiệm và kết quả .....................................................79
Bảng 3.33. Các thí nghiệm ở mức cơ bản.................................................................80
Bảng 3.34. Kết quả tối ưu theo phương pháp Box-Wilson ......................................80
Bảng 3.35. Kết quả thăm dị nhiệt độ làm khơ bằng tủ sấy ......................................81
Bảng 3.36. Kết quả thăm dị lượng dung mơi làm ẩm ..............................................82
Bảng 3.37. Kết quả thăm dò thời gian làm ẩm .........................................................82
Bảng 3.38. Kết quả đánh giá 3 lô cao lá cây Lá đắng qui mô pilot ..........................84
Bảng 3.39. Kết quả mất khối lượng do làm khô của cao..........................................85
Bảng 3.40. Kết quả tro toàn phần của cao ................................................................85
Bảng 3.41. Kết quả định tính bằng phản ứng hóa học..............................................85
Bảng 3.42. Kết quả định lượng cao đặc Lá cây Lá đắng ..........................................87
Bảng 3.43. Tiêu chuẩn cơ sở cho cao đặc lá cây Lá đắng ........................................87


ix

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Các bộ phận của V. amygdalina [62] .........................................................4

Hình 1.2. Đặc điểm hình thái V. amygdalina .............................................................4
Hình 1.3. Cơng thức flavonoid thường gặp trong cây Lá đắng ..................................5
Hình 1.4. Cơng thức một số sesquiterpen lacton trong cây Lá đắng ..........................6
Hình 1.5. Cơng thức một số glucosid steroid trong cây Lá đắng ...............................7
Hình 3.1. Sơ đồ tóm tắt quy trình chiết xuất và tách phân đoạn ..............................43
Hình 3.2. Sắc ký đồ điều chế CYNA1 .....................................................................44
Hình 3.3. Hình sắc ký lớp mỏng kiểm tra tinh khiết của CYNA1 ...........................45
Hình 3.4. Sắc ký đồ định tính bằng HPLC hợp chất CYNA1 phân lập ...................46
Hình 3.5. Cấu tạo phần aglycon của CYNA1 ..........................................................48
Hình 3.6. Cấu trúc hóa học của CYNA1 ..................................................................50
Hình 3.7. Sắc ký đồ tính đặc hiệu .............................................................................53
Hình 3.8. Đường biểu diễn mối liên hệ giữa nồng độ và diện tích đỉnh của
cynarosid ...................................................................................................................54
Hình 3.9. Đặc điểm hình thái cây Lá đắng ...............................................................57
Hình 3.10. Vi phẫu thân cây Lá đắng .......................................................................58
Hình 3.11. Vi phẫu cuống lá cây Lá đắng ................................................................59
Hình 3.12. Vi phẫu gân giữa lá cây Lá đắng ............................................................60
Hình 3.13. Vi phẫu phiến lá cây Lá đắng .................................................................61
Hình 3.14. Hình cấu tử soi bột lá cây Lá đắng .........................................................62
Hình 3.15. Kết quả định tính ngun liệu bằng SKLM ...........................................65
Hình 3.16. SKĐ mẫu thử ..........................................................................................66
Hình 3.17. SKĐ thăm dị dung mơi chiết .................................................................68
Hình 3.18. Sắc ký đồ tính đặc hiệu ...........................................................................70
Hình 3.19. Đồ thị biểu diễn mối liên quan giữa nồng độ và diện tích pic của
cynarosid và luteolin .................................................................................................71
Hình 3.20. Kết quả định tính cynarosid và luteolin trong 3 lơ cao bằng phương pháp
SKLM ........................................................................................................................84
Hình 3.21. Kết quả định tính cynarosid và luteolin trong cao bằng phương pháp
SKLM ........................................................................................................................86
Hình 3.22. SKĐ định tính cao lá cây Lá đắng ..........................................................86



1

MỞ ĐẦU
Theo số liệu ước tính của Liên đồn Đái tháo đường thế giới (IDF), tính đến năm
2015 trên tồn thế giới có khoảng 415 triệu người mắc bệnh đái tháo đường
(ĐTĐ), con số này dự kiến sẽ tăng lên 642 triệu người vào năm 2040. Hiện nay,
cứ 11 người trưởng thành sẽ có một người bị đái tháo đường, và cứ mỗi 6 giây,
trên thế giới sẽ có một người tử vong do căn bệnh này. Tại Việt Nam, năm 2015,
tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường chiếm khoảng 5,6% dân số, và tới năm 2025 tỷ lệ
này sẽ tăng lên gần gấp đôi [42].
Trong những năm gần đây, người dân có xu hướng sử dụng các thuốc dược liệu
để hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường. Điều này đã góp phần trong việc giảm liều
các thuốc tân dược và phòng ngừa biến chứng của bệnh. Trong số đó, cây Lá đắng
với tên khoa học là Vemonia amygdalina Del., thuộc họ Cúc (Asteraceae) hiện
nay được người dân và các thầy thuốc chú ý và sử dụng trong việc hỗ trợ điều trị
bệnh đái tháo đường [21]. Cây Lá đắng có nguồn gốc từ châu Phi được di thực
vào Việt Nam và trồng khá phổ biến ở nước ta [23]. Có nhiều doanh nghiệp trong
nước đã đầu tư trồng cây Lá đắng với số lượng lớn để cung cấp cho thị trường như
Công ty Thảo dược Đức Thịnh, Công ty TNHH Tấn Phát HCM, Công ty Búp
Xanh,… Trên thị trường nước ngoài, viên "Diabetes 5" (Nigeria) chứa tỷ lệ 1:1
hỗn hợp lá V. amygdalina và lá Anisopus manil được sử dụng để điều trị đái tháo
đường [32]. Ở Việt Nam, người dân sử dụng Lá đắng như một loại trà uống hàng

ngày để chữa nhiều bệnh như cao huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu. Tuy
nhiên, thực tế ở Việt Nam chưa có chế phẩm thuốc được bào chế từ lá cây Lá đắng.
Muốn có chế phẩm thuốc có chất lượng từ cây Lá đắng, thì cần có chế phẩm trung
gian có hàm lượng hoạt chất cao, có tác dụng dược lý tốt nhưng khơng gây độc
tính ở liều điều trị.



2

Xuất phát từ thực tế nói trên, trong khn khổ luận văn cao học, đề tài “Nghiên
cứu điều chế cao định chuẩn từ lá cây Lá đắng (Vernonia amygdalina Del.
Asteraceae)” được thực hiện với mục tiêu điều chế và xây dựng tiêu chuẩn cho
cao toàn phần từ lá cây Lá đắng, làm nguồn nguyên liệu để sản xuất ra các dược
phẩm hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường.
Để thực hiện mục tiêu trên, cần thực hiện các nội dung sau:
-

Xây dựng tiêu chuẩn nguyên liệu lá cây Lá đắng.

-

Phương pháp điều chế cao lá cây Lá đắng.

-

Nâng cấp cỡ lô cao lá cây Lá đắng.

-

Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cao lá cây Lá đắng.


3

Chương 1.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.

DƯỢC LIỆU LÁ ĐẮNG

1.1.1. Giới thiệu chung
Trong hệ thống phân loại thực vật, cây Lá đắng được xếp vào lớp 2 lá mầm
(Dicotyledonee), phân lớp Cúc (Asteridae), bộ Cúc (Asterales), họ Cúc
(Asteraceae), chi Vernonia [70].
Lá đắng có tên khoa học Vernonia amygdalina Del.
Đồng danh: Gymnanthemum amygdalinum Del.
Tên tiếng Anh: Bitter leaf.
Tên Việt Nam: Cây Lá đắng.
Tên Việt Nam khác: Cây Mật gấu miền Nam.
Vernonia amygdalina phân bố chủ yếu ở các vùng Tây Phi, Nam Phi, Ấn Độ,
Congo,... Cây Lá đắng có nguồn gốc từ châu Phi được di thực vào Việt Nam và
trồng khá phổ biến ở nước ta [23]. Cây được trồng nhiều tại các tỉnh như Đắk Lắk,
Gia Lai, Lâm Đồng, Tây Ninh, Đà Nẵng, An Giang,…
Vernonia amygdalina được trồng bằng cách giâm cành, nước là yếu tố quan trọng
để lá phát triển và cho năng suất cao vào mùa mưa.
Bộ phận thường dùng làm thuốc là lá và rễ. Lá sau khi thu hoạch thường được sấy
khô ở nhiệt độ dưới 45 °C.
1.1.2. Đặc điểm thực vật

Cây bụi cao 1,5-10 m, vỏ màu xám hoặc nâu. Lá hình mũi mác thn dài khoảng 317 cm, rộng khoảng 1-4 cm, hai mặt lá nhẵn. Cuống lá màu xanh, dài 1-4 cm. Hoa
nhỏ, màu trắng kem, cánh dài khoảng 10 mm. Quả bế màu nâu, hình trụ dài khoảng
2 mm, mặt ngồi có nhiều lơng ngắn, đỉnh quả có mào lơng của đài tồn tại [23], [33].


4


Hình 1.1. Các bộ phận của V. amygdalina [62]
(1): Lá; (2): Cành hoa, (3): Cụm hoa; (4): Quả.

1

2
2

3
2

4
2

Hình 1.2. Đặc điểm hình thái V. amygdalina
(l): Thân bụi; (2), (3): Cụm hoa; (4): Lá.


5

1.1.3. Thành phần hóa học cây Lá đắng
Thành phần hóa học chủ yếu của cây Lá đắng là các flavonoid, saponin, terpenoid,
steroid và một số hợp chất khác như alkaloid, coumarin, acid phenolic, ligan,
xanthon, anthraquinon, edotid [51].
1.1.3.1. Flavonoid
Năm 1994, Godwin O.Igile cùng cộng sự [40] đã nghiên cứu xác định được 3
flavonoid là luteolin, luteolin 7-O-β- glucuronosid và cynarosid trong cây Lá đắng.
Năm 2016, Nguyễn An Kim Thịnh và cộng sự [11] đã phân lập được vitexin từ
cao cồn lá cây Lá đắng.


Luteolin 7-O-β-glucuronosid

Cynarosid

Luteolin

Vitexin

Hình 1.3. Cơng thức flavonoid thường gặp trong cây Lá đắng
1.1.3.2. Sesquiterpen lacton
Năm 1969, Kupchan SM cùng cộng sự đã xác định được 2 hợp chất là vernodalin
và vernomygdin từ dịch chiết cloroform cây Lá đắng [47].
Năm 1983, Iiraj Ganjian tiến hành nghiên cứu trên dịch chiết EtOH từ lá cây Lá
đắng và đã tìm ra được 1 hợp chất mới đó là 11,13-dihydrovernodalin.


6

Năm 2006, P. Erasto đã phân lập và xác định thêm 1 sesquiterpen mới là vernolid
[36].
Năm 2011, Xuan Luo cùng cộng sự đã xác định được 1 sesquiterpen lacton mới
là vernodalinol từ cao butanol của cây Lá đắng [51].
Ngoài ra một số sesquiterpen lacton được phân lập từ cây Lá đắng là vernolepin,
vernomenin, vernolic, hydroxylvernolid, 11,13-dihydrovernorodelin, 4,15dihydrovernodalin.

Vernodalin

Vernomygdin


Vernolid

Vernodalinol

Hình 1.4. Cơng thức một số sesquiterpen lacton trong cây Lá đắng
1.1.3.3. Glucosid steroid
Năm 1991, Hajime Ohigash đã phân lập từ dịch chiết MeOH lá cây Lá đắng được
hai hợp chất là vernoniosid A1 và vernoniosid B1 [63].
Năm 1992, Mitsuo Jisaka từ phân đoạn ethyl acetat của dịch chiết MeOH lá cây
Lá đắng đã phân lập được 5 loại stigmastan-glucosid steroid là vernoniosid Al, A3,
A4, vernoniosid B2 và B3 [45].
Năm 1995, Godwin O.lgile phân lập được 2 hợp chất glucosid steroid mới là
vernoniosid D và vernoniosid E [39].


7

Lá đắng có vị đắng là do thành phần có các vernoniosid Al, A2, A3 và A4. Trong
khi đó, các vernoniosid B1, B2 và B3 không mang vị đắng.

Vernoniosides Al

Vernoniosides A2

Vernoniosides A3

Vernoniosides A4

Hình 1.5. Cơng thức một số glucosid steroid trong cây Lá đắng
1.1.3.4.


Một số hợp chất khác

12 acid béo được phân lập từ cây Lá đắng là acid tetradecanoic, acid 9methyldodecanoic, acid hexadecanoic, acid 14-methylhexadecanoic, acid (Z,Z)9,12-octadecadienoic, acid (Z,Z,Z)-9,12,15-octadecatrienoic, acid octadecanoic,
acid eicosanoic, acid heneicosanoic, acid (Z,Z,Z)-6,9,12-octadecatrienoic, acid
docosanoic, acid tetradocosanoic [36].
1 hợp chất steroidal alcohol được phân lập từ cây Lá đắng là: 7,24(28)stigmastadien-3p-ol [34].
1.1.4. Một số nghiên cứu về tác dụng dược lý
1.1.4.1. Tác dụng hạ glucose huyết
Michael và cộng sự khảo sát hoạt tính hạ đường huyết của metformin và dịch chiết
nước lá cây Lá đắng [59]. Kết quả cho thấy việc sử dụng riêng dịch chiết nước Lá


8

đắng (80mg/kg) và metformin (40mg/kg) cho tác dụng hạ đường huyết trên chuột
tương đương nhau. Ngoài ra việc kết hợp giữa dịch chiết Lá đắng và metformin
cho tác dụng hạ đường huyết mạnh hơn khi sử dụng đơn trị liệu. Sự kết hợp đó
trên bệnh nhân đái tháo đường được khuyến khích bởi vì đảm bảo tác dụng hạ
đường huyết và giảm được tác dụng phụ từ thuốc.
Thành phần lá Lá đắng có chất cynarosid và luteolin được đánh giá có tác dụng
ức chế α – glucosidase in vitro và in vivo [57], [58].
Hlilal và cộng sự tiến hành thử hoạt tính ức chế α-glucosidase in vitro của
cynarosid và luteolin. Kết quả cho thấy cynarosid và luteolin có hiệu quả ức chế
α-glucosidase với giá trị IC50 lần lượt là 0,014 mg/ml và 0,0092 mg/dl khi so với
acarbose (IC50 = 0,28 mg/ml) [56].
Ngồi ra, cynarosid và luteolin có nhiều tác dụng nổi bật như: Chống oxy hóa,
điều trị bệnh tim mạch, kháng viêm, kháng ung thư và kháng dị ứng [46], [50],
[55], [56], [73].
1.1.4.2. Tác dụng bảo vệ gan

Adesanoye và cộng sự nghiên cứu thử tác dụng in vivo của cao methanol lá cây
Lá đắng với liều 250 - 750 mg/kg đường uống trên 2 lơ chuột: Nhóm chuột khỏe
mạnh và nhóm chuột gây bệnh bằng carbon tetraclorid (CCl4). Nhóm chuột bệnh
sau 5 tuần được uống cao methanol Lá đắng thì các chỉ số men gan AST, ALT và
serum alkaline phosphatase (SALP) đều giảm. Kết quả cho thấy cao methanol của
lá cây Lá đắng có tác dụng bảo vệ gan khỏi tác hại gây độc của CCl4 [31]. Dịch
chiết methanol của Lá đắng được chứng minh có tác dụng bảo vệ gan khỏi tác hại
của phản ứng oxy hóa bởi các gốc tự do chứa oxy (ROS) [29].
1.1.4.3. Tác dụng hạ lipid huyết
Một nghiên cứu đánh giá tác dụng hạ lipid máu của dịch chiết methanol cây Lá
đắng trên chuột và so với thuốc hạ lipid máu Cholestyramin [30]. Kết quả cho thấy
ở nhóm chuột uống dịch chiết Lá đắng có sự giảm đáng kể nồng độ LDL-


9

cholesterol trong máu. Từ đó cho thấy hiệu quả của việc sử dụng Lá đắng đối với
tác dụng hạ lipid huyết.
1.1.4.4. Tác dụng chống oxy hóa
Một nghiên cứu so sánh khả năng loại gốc tự do DPPH của các dịch chiết khác
nhau từ Lá đắng, dịch chiết ethanol ức chế tốt nhất ở mức 77%, trong khi dịch
chiết nóng ức chế 63% và dịch chiết lạnh ức chế 49%. Ngoài ra, tất cả các chất
chiết xuất đều có khả năng ức chế phân hủy β-caroten, q trình oxy hóa của acid
linoleic và lipid peroxid gây ra bởi Fe2+ascorbat [48], [64]. Một nghiên cứu khác
cho thấy dịch chiết methanol có khả năng chống oxy hóa cao nhất, tiếp theo là
dịch chiết aceton và dịch chiết nước [42].

1.2.

CHIẾT XUẤT, PHÂN LẬP VÀ ĐIỀU CHẾ CAO THUỐC


1.2.1. Một số phương pháp chung về chiết xuất dược liệu
Chiết xuất là một quá trình kỹ thuật dùng dung môi để chiết tách một hoặc một
vài cấu tử từ một dung dịch hay từ một vật thể rắn hay là q trình hịa tan các
chất dễ tan trong một dung mơi thích hợp, để tách chúng ra khỏi một hỗn hợp chất
rắn hoặc lỏng không tan hoặc rất ít tan trong dung mơi đã được lựa chọn.
Nếu hỗn hợp khơng tan là chất rắn thì gọi là chiết xuất rắn-lỏng, nếu là chất lỏng
thì gọi là chiết xuất lỏng-lỏng [2], [27].
Tùy mục đích sử dụng dịch chiết, căn cứ vào khả năng hòa tan của những chất
trong dược liệu vào dung môi và bản chất dược liệu mà tiến hành chiết xuất theo
một số phương pháp như ngấm kiệt, đun hồi lưu, ngâm [2], [27].
1.2.2. Một số nghiên cứu chiết xuất, phân lập hợp chất cynarosid và một số
chất trong dược liệu Lá đắng
Cynarosid là luteolin 7-O-glucosid, cynarosid và luteolin thuộc nhóm flavon
(flavonoid). Các dẫn chất flavon là các chất kết tinh không màu đến màu vàng
nhạt [10].
Năm 1994, Godwin O.Igile cùng cộng sự [40] đã chiết bột lá cây Lá đắng bằng
phương pháp ngâm với dung mơi methanol 30%, sau đó dịch chiết được bốc hơi


10

dưới áp suất giảm (nhiệt độ 40 oC) thu được cao, từ cao này tách được 3 flavonoid
là luteolin, luteolin 7-O-β- glucuronoside và cynarosid.
Hồ Thị Thúy Linh và cộng sự [5] chiết lá Lá đắng bằng phương pháp chiết nóng
với cồn 96 % được cao cồn. Từ cao cồn qua các kỹ thuật chiết như lắc phân bố,
sắc ký cột và tinh chế thu được hợp chất cynarosid từ phân đoạn ethyl acetat.
Năm 2011, Xuan Luo và cộng sự [51] chiết bột lá cây Lá đắng bằng phương pháp
ngâm với cồn 85%, dịch chiết được cô dung môi tạo cao cồn. Cao cồn được chiết
phân bố và thu được cao n-butanol, từ cao này tách ra được vernodalinol.

1.2.3. Cao thuốc
1.2.3.1. Khái niệm chung
Cao thuốc là chế phẩm được chế bằng cách cô hoặc sấy đến thể chất quy định các dịch
chiết thu được từ dược liệu thực vật hay động vật với các dung mơi thích hợp [2].

Cao thuốc thường có những đặc điểm sau:
- Đã được loại bỏ một phần hoặc hồn tồn các tạp chất: Chất nhày, gơm, chất
béo, nhựa.
- Cao thuốc ít khi được sử dụng trực tiếp, thường dùng để bào chế các dạng thuốc
khác như siro, potio, viên tròn, thuốc mỡ, thuốc đạn, thuốc trứng, viên nén, thuốc
bột.
- Trong q trình điều chế có thể hình thành một số chất là sản phẩm của quá trình
oxy hóa, thủy phân, tác dụng của enzym [1].
Cao thuốc thường được phân loại theo thể chất cao (có ba loại: Cao lỏng, cao đặc
và cao khô).
Cao lỏng: Là chất lỏng hơi sánh, có mùi vị đặc trưng của dược liệu sử dụng, trong
đó cồn và nước đóng vai trị dung mơi chính (hay chất bảo quản hay cả hai). Nếu
khơng có chỉ dẫn khác, quy ước 1 ml cao lỏng tương ứng với 1 g dược liệu dùng
để điều chế cao thuốc.
Cao đặc: Là khối đặc quánh. Hàm lượng dung mơi sử dụng cịn lại trong cao khơng
q 20%.


11

Cao khô: Là khối hoặc bột khô, đồng nhất nhưng rất dễ hút ẩm. Cao khơ khơng
được có độ ẩm lớn hơn 5% [2].
Điều chế cao thuốc thường gồm các giai đoạn điều chế dịch chiết, loại tạp chất
(nếu cần), cô đặc hoặc làm khô để đưa dịch chiết đến thể chất nhất định [6], [27].
1.2.3.2. Một số nghiên cứu về cao thuốc

Mã Đức Nhật Quang và cộng sự [9] đã nghiên cứu điều chế cao đặc Sâm đại hành
như sau: Bột Sâm đại hành được chiết xuất bằng phương pháp ngấm kiệt với dung
môi cồn 70% thu được dịch chiết. Dịch chiết được để lắng qua đêm rồi lọc loại
tạp. Dịch lọc đã được loại tạp chuyển qua thiết bị cô áp suất giảm cho đến khi thu
được cao sệt. Sau đó, tiếp tục cơ trên bếp cách thủy đến thể chất đặc hơn rồi tiến
hành sấy ở 55 oC, tiến hành sấy trong 6 giờ đến độ ẩm nhỏ hơn 15%. Sau khi sấy
xong, thu được cao đặc Sâm đại hành.
Nguyễn Hương Thư và cộng sự [18] đã nghiên cứu điều chế cao đặc Thiên ma với
quy trình như sau: Dược liệu xay nhỏ được chiết xuất bằng phương pháp ngâm
lạnh với dung mơi ethanol 70%. Q trình ngâm gồm 4 lần, mỗi lần ngâm trong
24 giờ. Dịch chiết thu được, lọc và đun cách thủy ở nhiệt độ 60 oC đến khi thu
được cao đặc Thiên ma.
Trần Thị Thu Vân và cộng sự [22] đã nghiên cứu điều chế cao khô Sâm Việt Nam
bằng phương pháp ngấm kiệt với cồn 45%. Sau 24 giờ rút lấy dịch chiết, thu hồi
dung môi bằng cách cô quay ở nhiệt độ 50 oC được dịch chiết đậm đặc, tiếp tục
sấy chân khơng để thu được cao khơ tồn phần.

1.3.

PHƯƠNG PHÁP SÀNG LỌC TÁC DỤNG SINH HỌC

1.3.1. Khảo sát tác dụng ức chế enzyme α-glucosidase in vitro
Tiến hành theo phương pháp của Zhi-Wei Wang và cộng sự (2013)
Nguyên tắc chung của phương pháp:
Dưới tác dụng xúc tác của enzym α-glucosidase, p-nitrophenyl-α-Dglucopyranosid (PNPG) phân giải cho ra hai sản phẩm là α-D-glucose và pnitrophenol. p-nitrophenol là một chất màu vàng, có độ hấp thu ở bước sóng 400-


12

415. Khi mẫu thử nghiệm có sự ức chế enzym α-glucosidase thì hàm lượng pnitrophenol tạo thành sẽ giảm. So sánh hàm lượng p-nitrophenol sinh ra giữa các

mẫu thử nghiệm và mẫu chuẩn (α-glucosidase hồn tồn khơng bị ức chế) để xác
định phần trăm ức chế α-glucosidase của mẫu cao chiết dược liệu [72].
Các chất có tác dụng ức chế α-glucosidase: Gồm aglucosidase, miglitol và
emiglitat. Với cơ chế tác dụng làm giảm sự hấp thu qua ruột của tinh bột, dextrin
và các disaccharid, làm chậm sự hấp thu carbohydrat. Do đó sự tăng đường huyết
sau khi ăn giảm ở cả người bình thường và người bệnh đái tháo đường.
Aglucosidase có hiệu quả nhất khi dùng chế độ ăn tinh bột, có nhiều xơ và ít
glucose, Saccharose. Aglucosidase cũng ức chế cạnh tranh với glucomylase và
sucrase, nhưng có tác dụng yếu trên α-amylase của tụy.
Cơ chế tác dụng của chất ức chế enzym α-glucosidase:
Sau khi ăn, thức ăn được đẩy qua thực quản vào dạ dày, sau đó tới ruột non. Thức
ăn được nghiền nát, bị phân cắt thành các phân tử nhỏ đơn giản hơn nhờ các enzym
có trong ruột. Dịch nhầy trong ruột động vật có vú tiết các disaccharidase như
maltase, lactase, sucrase [28].
Bình thường sẽ có một màng nằm trong biểu mô ruột non liên kết với enzym giúp
cho sự hấp thu glucose vào ruột non nhờ thúc đẩy phản ứng thủy phân cắt các phân
tử oligosaccharid thành monosaccharid diễn ra dễ dàng hơn.
Men α-glucosidase phân bố trong cơ thể vi sinh vật, mô thực vật và động vật, αglucosidase có trong ruột (maltase), nó xúc tác cho phản ứng thủy phân đường
maltose thành các đơn phân glucose, làm tăng nồng độ đường huyết. Glucose sau
khi bị thủy giải sẽ ngấm qua thành ruột non và đi vào máu, cho cơ thể hấp thu. Sự
ức chế enzym α-glucosidase, sẽ làm quá trình thủy giải glucose từ các carbohydrat
của thức ăn bị chậm lại. Aglucosidase là một trong các chất ức chế α-glucosidase.
Aglucosidase là một Oligosaccharid có nguồn gốc từ nấm sacharomyces.
Aglucosidase gây ức chế cạnh tranh cơ chất oligosaccharid tinh bột với enzym αglucosidase, làm giảm quá trình thoái giáng của disaccharid, oligosaccharid và


13

polysaccharid thành monosaccharid là dạng có thể hấp thu được, do đó làm chậm
q trình giải phóng đường glucose cũng như làm chậm lại sự hấp thu glucose, kết

quả nồng độ đường huyết sau ăn sẽ bị giảm xuống giúp ngăn chặn sự tăng đường
huyết sau ăn. Ngoài ra aglucosidase không làm tăng insulin huyết, không gây đề
kháng insulin, bảo vệ tế bào beta, giảm nồng độ triglycerid và giảm các biến chứng
của đái tháo đường.
1.3.2. Qui trình tiến hành phản ứng
Khả năng ức chế enzym α-glucosidase của cao chiết thực vật được thực hiện theo
phương pháp của Zhi-Wei Wang và cộng sự (2013) như sau: 10 µl mẫu thử được
ủ với 10 µl enzym α-glucosidase nồng độ 0,1 U/ml được cho vào trong dĩa 96
giếng có sẵn 170 µl dung dịch đệm phosphat nồng độ 50 mM (pH 6,8). Hỗn hợp
phản ứng được ủ ở 37 °C trong thời gian 60 phút, thêm 30 µl PNPG (pnitrophenyl- α-D-glucopyranosid; 0,1 mM) được cho vào hỗn hợp phản ứng và ủ
30 phút ở 37°C. Sau đó hỗn hợp phản ứng được đo mật độ quang ở bước sóng 415
nm [72].
Mẫu chuẩn: Phản ứng của hỗn hợp mà khơng có mẫu thử nghiệm.
Mẫu trắng: Hỗn hợp chất nền.
Mẫu chứng trắng: Gồm mẫu thử và chất nền mà khơng có enzym α-glucosidase.
Khả năng ức chế α-glucosidase của chất thử được tính tốn như sau:
% ức chế = {1 - ((Abs mẫu thử - Abs mẫu chứng trắng)/( Abs chuẩn - Abs mẫu
trắng)} x 100
(Abs: là độ hấp thụ ở bước sóng 415 nm)
1.3.3. Một số nghiên cứu về khả năng ức chế enzym α-glucosidase in vitro
Nguyễn An Kim Thịnh và cộng sự [11] nghiên cứu tác dụng ức chế enzym αglucosidase in vitro của cao toàn phần chiết bằng cồn 96% từ lá cây Lá đắng và
các phân đoạn cao cloroform, cao ethyl acetat được chiết phân bố lỏng – lỏng từ
cao toàn phần. Kết quả cho thấy ở nồng độ cao 0,25 mg/ml, cao tồn phần có tác


14

dụng ức chế enzym α-glucosidase là 40,37%; cao cloroform và cao ethyl acetat có
tác dụng ức chế enzym α-glucosidase lần lượt là 11,23% và 36,13%.
Lê Nữ Bảo Ngân và cộng sự [8] nghiên cứu tác dụng ức chế enzym ɑ-glucosidase

in vitro của cao cồn 96% trên một số bộ phận dâu tằm. Kết quả cho thấy tác dụng
ức chế ɑ-glucosidase của mẫu cao rễ mạnh hơn mẫu cao thân (ở nồng độ 0,1
mg/ml, cao rễ có tác dụng ức chế ɑ-glucosidase là 97,61%, cao thân có tác dụng
ức chế ɑ-glucosidase là 90,99%).
Quách Ngô Diễm Phương và cộng sự [19] nghiên cứu khả năng ức chế enzym ɑglucosidase in vitro của rễ tơ ké hoa đào (Urena lobata L.). Kết quả cho thấy: Ở
nồng độ 7,813 µg/ml, cao chiết ethanol từ rễ tự nhiên và rễ tơ thủy canh có khả
năng ức chế ɑ-glucosidase đạt 78,65% và 75,44%. Trong khi đó, cao chiết rễ tơ in
vitro chỉ có khả năng ức chế ɑ-glucosidase đạt 54,97%.
Nguyễn Linh Nhâm và cộng sự [16] nghiên cứu tác dụng ức chế enzym ɑglucosidase in vitro của cao cồn 96% trên một số bộ phận của một số họ dâu tằm
(Moraceae). Kết quả cho thấy cao thân vả thu hái tại Bình Dương có tác dụng ức
chế enzym ɑ-glucosidase cao nhất, ở nồng độ 0,01 mg/ml có khả năng ức chế ɑglucosidase đạt 91,95%.

1.4.

XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN CHO DƯỢC LIỆU VÀ CAO THUỐC

1.4.1. Nội dung và cách thức xây dựng một tiêu chuẩn dược liệu
Các chuyên luận về nguyên liệu làm thuốc có nguồn gốc tự nhiên gồm các nội
dung chủ yếu sau:
Định nghĩa
Tên thông dụng của dược liệu, tên khoa học của dược liệu.
Định nghĩa dược liệu, tên thông thường và tên khoa học của lồi cây cung cấp
dược liệu đó [1], [2].
Đặc điểm cảm quan
Mơ tả các đặc điểm hình thái, thể chất, màu sắc, mùi vị của dược liệu.


×