Tải bản đầy đủ (.pdf) (260 trang)

Mối quan hệ biện chứng giữa sự phát triển kinh tế trang trại với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở đồng nai hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.44 MB, 260 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


TRẦN THỊ CHỮ

MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA
SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI
VỚI Q TRÌNH CƠNG NGHIỆP HĨA,
HIỆN ĐẠI HĨA NƠNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
Ở ĐỒNG NAI HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


TRẦN THỊ CHỮ

MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA
SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI
VỚI Q TRÌNH CƠNG NGHIỆP HĨA,
HIỆN ĐẠI HĨA NƠNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
Ở ĐỒNG NAI HIỆN NAY
Ngành: Triết học
Mã số: 62.22.03.01


LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
1. TS. NGUYỄN SINH KẾ
2. TS. LÊ HANH THÔNG
Phản biện độc lập:
Phản biện độc lập 1: PGS.TS. NGUYỄN THANH
Phản biện độc lập 2: PGS.TS. LƢƠNG MINH CỪ
Phản biện:
Phản biện 1: PGS.TS. LƢƠNG MINH CỪ
Phản biện 2: PGS.TS. VŨ ĐỨC KHIỂN
Phản biện 3: PGS.TS. TRẦN MAI ƢỚC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2020


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn khoa Triết học, Trường đại học Khoa học xã hội
& Nhân văn, Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh – nơi đã trang bị tôi thêm
những kiến thức khoa học trong quá trình học tập nâng cao trình độ và nghiên cứu
khoa học của mình.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới TS. Lê Hanh Thông và TS. Nguyễn
Sinh Kế đã hướng dẫn nhiệt tình, giúp đỡ, khích lệ và động viên tơi trong suốt q
trình tơi thực hiện luận án này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Thư viện Trường đại học Khoa học xã
hội & Nhân văn, Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh; Thư viện Khoa học
Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh; Chi cục phát triển nơng nghiệp & nơng thôn
tỉnh Đồng Nai; Sở nông nghiệp & nông thôn tỉnh Đồng Nai; Tỉnh Ủy tỉnh Đồng Nai
và các tác giả của các cơng trình đã cơng bố có liên quan đến đề tài của luận án tôi
thực hiện. Đây là nơi cung cấp cho tôi những tư liệu quan trọng trong q trình tơi

thực hiện đề tài luận án của mình.
Sau cùng, tơi xin gửi tới gia đình, cơ quan công tác, đồng nghiệp và bạn bè
long biết ơn sâu sắc đã ln tạo mọi điều kiện, khích lệ, động viên tơi trong suốt
q trình học tập và thực hiện luận án này.
Xin chân thành cảm ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày

tháng

Tác giả

TRẦN THỊ CHỮ

năm 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tôi, dưới sự
hướng dẫn khoa học của TS. Lê Hanh Thông và TS. Nguyễn Sinh Kế. Tơi xin
hồn tồn chịu trách nhiệm về kết quả nghiên cứu của cơng trình khoa học này.

Tác giả

TRẦN THỊ CHỮ


MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................1
Chƣơng 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN

KINH TẾ TRANG TRẠI VỚI Q TRÌNH CƠNG NGHIỆP HĨA, HIỆN
ĐẠI HĨA NƠNG NGHIỆP, NƠNG THÔN Ở VIỆT NAM .............................20
1.1. KHÁI NIỆM VỀ KINH TẾ TRANG TRẠI VÀ CƠNG NGHIỆP HĨA, HIỆN ĐẠI
HĨA NƠNG NGHIỆP, NÔNG THÔN .........................................................................20

1.1.1. Khái niệm về kinh tế hộ và kinh tế trang trại ................................................20
1.1.2. Quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam về cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
nơng nghiệp, nông thôn và phát triển kinh tế trang trại trong q trình cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nông thôn ở Việt Nam...........................................28
1.2. QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI VỚI Q
TRÌNH CƠNG NGHIỆP HĨA, HIỆN ĐẠI HĨA NƠNG NGHIỆP, NƠNG THƠN ........... 46

1.2.1. Tác động của q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng
thơn đối với phát triển kinh tế trang trại .................................................................46
1.2.2. Phát triển kinh tế trang trại góp phần thúc đẩy q trình cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn ......................................................................58
Kết luận chƣơng 1 .................................................................................................66
Chƣơng 2: QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA PHÁT TRIỂN KINH TẾ
TRANG TRẠI VỚI Q TRÌNH CƠNG NGHIỆP HĨA, HIỆN ĐẠI HĨA
NƠNG NGHIỆP, NÔNG THÔN Ở TỈNH ĐỒNG NAI HIỆN NAY – THỰC
TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ...........................................................69
2.1. NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN MỐI QUAN HỆ GIỮA
PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI VỚI Q TRÌNH CƠNG NGHIỆP HĨA, HIỆN
ĐẠI HĨA NƠNG NGHIỆP, NƠNG THƠN Ở TỈNH ĐỒNG NAI HIỆN NAY .................. 69

2.1.1. Sự tác động của điều kiện địa lý tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Nai
đến phát triển kinh tế trang trại gắn với q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
nơng nghiệp, nơng thơn ...........................................................................................69
2.1.2. Chủ trương, chính sách của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Đồng Nai về phát
triển kinh tế trang trại gắn với q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng

nghiệp, nơng thơn ....................................................................................................85


2.2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA PHÁT TRIỂN
KINH TẾ TRANG TRẠI VỚI Q TRÌNH CƠNG NGHIỆP HĨA, HIỆN ĐẠI HĨA
NƠNG NGHIỆP, NƠNG THƠN Ở TỈNH ĐỒNG NAI ...................................................90

2.2.1. Thực trạng sự tác động của phát triển kinh tế trang trại đến q trình cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn ở tỉnh Đồng Nai - thành tựu, hạn
chế và nguyên nhân .................................................................................................90
2.2.2. Thực trạng sự tác động của q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng
nghiệp, nơng thơn đối với phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Đồng Nai - thành tựu,
hạn chế và nguyên nhân ........................................................................................112
2.3. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỂ THỰC HIỆN HIỆU QUẢ MỐI QUAN HỆ BIỆN
CHỨNG GIỮA PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI VỚI QUÁ TRÌNH CƠNG
NGHIỆP HĨA, HIỆN ĐẠI HĨA NƠNG NGHIỆP, NƠNG THƠN Ở TỈNH ĐỒNG NAI
HIỆN NAY ................................................................................................................................. 123

Kết luận chƣơng 2 ...............................................................................................132
Chƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN HIỆU QUẢ
MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG
TRẠI VỚI Q TRÌNH CƠNG NGHIỆP HĨA, HIỆN ĐẠI HĨA NƠNG
NGHIỆP, NÔNG THÔN Ở TỈNH ĐỒNG NAI HIỆN NAY ..........................136
3.1. PHƢƠNG HƢỚNG THỰC HIỆN MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA PHÁT
TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI VỚI Q TRÌNH CƠNG NGHIỆP HĨA, HIỆN ĐẠI
HĨA NƠNG NGHIỆP, NƠNG THƠN Ở ĐỒNG NAI HIỆN NAY ................................136

3.1.1. Nhận thức đúng đắn về mối quan hệ biện chứng giữa sự phát triển kinh tế
trang trại với q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn ..... 137
3.1.2. Xây dựng hồn thiện các chủ trương, chính sách đúng đắn, phù hợp đảm bảo

cho việc phát triển kinh tế trang trại gắn với quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa nơng nghiệp, nơng thơn .............................................................................. 138
3.1.3. Phát huy mạnh mẽ những nhân tố tác động tích cực đến mối quan hệ giữa
phát triển kinh tế trang trại với q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng
nghiệp nơng thơn ở tỉnh Đồng Nai hiện nay .........................................................141
3.2. NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN HIỆU QUẢ MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁT
TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI VỚI QUÁ TRÌNH CƠNG NGHIỆP HĨA, HIỆN ĐẠI
HĨA NƠNG NGHIỆP, NƠNG THƠN Ở TỈNH ĐỒNG NAI HIỆN NAY ..................... 144


3.2.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý trong q trình phát triển kinh tế trang
trại gắn với cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn ở tỉnh Đồng Nai
hiện nay .................................................................................................................144
3.2.2. Giải pháp mở rộng quy mơ kinh tế trang trại gắn với q trình cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn ............................................................148
3.2.3. Giải pháp phát triển kinh tế trang trại ổn định theo hướng sản xuất lớn đáp ứng
yêu cầu của quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn ........ 156
3.2.4. Giải pháp phát triển và ổn định thị trường nông sản ở tỉnh Đồng Nai .......163
Kết luận chƣơng 3 ...............................................................................................173
KẾT LUẬN CHUNG ..........................................................................................177
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................183
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CƠNG BỐ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN.....................................................................................192
PHỤ LỤC


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nền kinh tế tự nhiên dựa trên một nền tảng kỹ thuật lạc hậu, trì trệ, với

những mối quan hệ lỗi thời không thể phù hợp với sự phát triển kinh tế hàng hóa.
Chính vì vậy, để xây dựng một nền nơng nghiệp hiện đại, phát triển hình thức kinh
tế trang trại là một tất yếu khách quan trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội.
Q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn thành cơng khơng
thể thiếu vai trò của kinh tế trang trại. Phát triển kinh tế trang trại là bước đi tất
yếu, phổ biến của tất cả các nền sản xuất nông nghiệp trên thế giới, Việt Nam cũng
khơng ngồi quy luật đó.
Ở Việt Nam, mơ hình kinh tế trang trại trong những năm gần đây ngày càng
khẳng định vai trị của mình trong q trình xây dựng nơng thơn mới, làm động lực
thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển mạnh mẽ, thực hiện thành cơng q trình
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn. Ngược lại, chính q trình
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn đã tạo điều kiện thuận lợi
cho hình thức tổ chức sản xuất kinh tế trang trại, thể hiện được ưu điểm và sức
mạnh của mình trong việc khai thác hiệu quả các nguồn lực của một nền nông
nghiệp nhiệt đới. Trên cơ sở đó, phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng quan hệ
sản xuất phù hợp trong tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Kinh tế
là một hệ thống của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Chính vì vậy, trong
các tác phẩm Tư Bản (Các Mác), Chống Đuyrinh (Ph. Ăngghen), Chủ nghĩa đế
quốc, giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản (V. I. Lênin), khi nghiên cứu quá
trình phát triển kinh tế, các nhà kinh điển khơng chỉ nêu rõ các biểu hiện bên
ngồi, mà còn liên hệ chúng với bản chất xã hội trong các giai đoạn lịch sử nhất
định để phát triển thực sự con người. Để kinh tế - xã hội phát triển bền vững cần
bảo vệ môi trường, dựa vào sức mạnh nội tại, bình đẳng trong thu nhập, xây dựng
một hệ thống an sinh xã hội. Mục đích việc thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa nơng nghiệp, nơng thôn và phát triển kinh tế trang trang trại xét đến cùng để
phục vụ phát triển con người. Vì vậy, việc xác định mục tiêu đúng đắn và cách
thức tập hợp, sử dụng hiệu quả, phát huy tiềm năng các nguồn lực phục vụ phát


2

triển kinh tế - xã hội bền vững luôn luôn là vấn đề cấp thiết trong hoạt động nhận
thức và hoạt động thực tiễn của con người. Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức
sản xuất hàng hóa trong nơng nghiệp có hiệu quả, khai thác, phát huy những lợi thế
về nguồn tài nguyên đất, về vốn, về lao động, góp phần tạo điều kiện cho q trình
cơ giới hóa trong sản xuất nơng nghiệp diễn ra nhanh và thuận lợi đem lại hiệu quả
kinh tế cao. Phát triển kinh tế trang trại là giải pháp quan trọng trong chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Do đó, kinh
tế trang trại muốn phát huy ưu điểm của nó khơng thể tách rời q trình cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn. Đó là một tất yếu khách quan.
Đồng Nai là một phần lãnh thổ quan trọng ở phía Nam của đất nước. Với vị
trí địa lí thuận lợi đã tạo điều kiện cho tỉnh Đồng Nai phát triển kinh tế - xã hội
vững mạnh. Trong quá trình đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp,
nơng thơn tỉnh Đồng Nai đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng đối với phát triển
kinh tế - xã hội. Là khu vực có nền kinh tế nơng nghiệp phát triển cao, mơ hình
kinh tế trang trại được chú trọng đầu tư phát triển ngày càng lớn cả về số lượng và
chất lượng. Theo số liệu thống kê của Chi cục phát triển nơng nghiệp, nơng thơn
tỉnh Đồng Nai năm 2016 có khoảng 3.811 trang trại hoạt động sản xuất ngày càng
hiệu quả. Theo niên giám thống kê 2013, Nxb thống kê Hà Nội, năm 2014, năm
2013, Đơng Nam Bộ có khoảng 5.565 trang trại trong đó Đồng Nai chiếm đến
1.749 trang trại, xếp vị trí cao nhất của khu vực. Phát triển kinh tế nông nghiệp,
xây dựng nông thôn hiện đại không tách rời sự phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh
Đồng Nai là cơ sở tạo nền tảng phát triển vững chắc và ổn định kinh tế - xã hội của
tỉnh. Thực trạng về phát triển kinh tế trang trại trong q trình cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa nơng nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai cho thấy đã tạo ra
những chuyển biến tích cực về mặt kinh tế, xã hội và mơi trường trong q trình
đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu
quan trọng đáng khích lệ thì cịn bộc lộ những hạn chế nhất định: phát triển kinh tế
trang trại chưa gắn với q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng
thơn; sản xuất của các trang trại chưa thật sự bền vững, phát triển chủ yếu cịn
mang tính tự phát, thiếu định hướng, quy hoạch thiếu đồng bộ còn phân tán, manh



3
mún, chưa gắn với quy hoạch các vùng sản xuất và cơng nghiệp chế biến nơng,
lâm, thủy sản; trình độ nguồn nhân lực còn thấp, chủ trang trại chưa nhạy bén, còn
bị tác động lớn của thị trường; thiếu vốn để đầu tư mở rộng sản xuất; vấn đề ứng
dụng khoa học kỹ thuật vào q trình sản xuất nơng nghiệp cịn khó khăn; mơi
trường chưa đảm bảo cho hoạt động sản xuất nơng nghiệp, tình trạng gây ra ơ
nhiễm môi trường đất, nước… do hoạt động sản xuất của các trang trại ngày càng
phổ biến, cản trở quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn,
gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh hiện nay.
Trước những hạn chế này địi hỏi tỉnh phải nhìn nhận, đánh giá một cách đúng đắn
sự phát triển kinh tế trang trại, kịp thời khắc phục cũng như phát huy hiệu quả ưu
điểm của hình thức tổ chức kinh tế này. Để khắc phục những hạn chế trên thì bên
cạnh việc uốn nắn phát triển đúng định hướng, hiệu quả, việc phát triển kinh tế
trang trại ở tỉnh Đồng Nai phải gắn liền với q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa nơng nghiệp, nơng thơn. Trên cơ sở cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng
nghiệp, nơng thơn sẽ dẫn đến hồn thiện, phát triển hệ thống kinh tế trang trại.
Ngược lại, sự phát triển của kinh tế trang trại sẽ thúc đẩy nhanh hơn q trình cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nơng thơn. Vì vậy, nghiên cứu, làm rõ mối quan hệ biện
chứng giữa sự phát triển kinh tế trang trại với quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa nơng nghiệp, nơng thơn ở Tỉnh Đồng Nai thực sự là một vấn đề mang tính cấp
thiết đối với tỉnh hiện nay. Với ý nghĩa trên tác giả chọn đề tài: “Mối quan hệ biện
chứng giữa sự phát triển kinh tế trang trại với q trình cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa nơng nghiệp, nơng thôn ở Đồng Nai hiện nay” làm luận án tiến sĩ.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Sự nghiệp đổi mới đất nước ln gắn liền với q trình cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn. Trong q trình thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa nơng nghiệp, nông thôn, kinh tế trang trại luôn là vấn đề được sự quan tâm của
các cấp bộ, ngành, và của nhiều nhà khoa học. Số lượng các cơng trình nghiên cứu

đề cập đến vấn đề kinh tế trang trại và cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp,
nơng thơn hiện nay rất phong phú và đồ sộ, trình bày ở nhiều góc độ tiếp cận khác
nhau của các nhà khoa học trong và ngồi nước. Các cơng trình nghiên cứu và bài


4
viết thể hiện trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn. Trong số rất nhiều cơng
trình ấy, có thể tổng quan thành các chủ đề chính như sau:
Thứ nhất, chủ đề nghiên cứu về kinh tế trang trại nói chung
Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước tập trung trình bày
những vấn đề về q trình hình thành, phát triển kinh tế trang trại; về đặc trưng,
các hình thức sản xuất của kinh tế trang trại và vai trò của kinh tế trang trại đối với
đời sống kinh tế - xã hội; tình hình phát triển kinh tế trang trại trên thế giới và ở
Việt Nam.
Khi nghiên cứu về hình thái kinh tế - xã hội, Các Mác, V.I. Lênin đã chỉ ra
con đường phát triển thông qua quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với
tính chất trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Các ông đã dự báo sự hình
thành và phát triển của hình thức kinh tế trang trại trong nông nghiệp, nông thôn
là xu hướng tất yếu khách quan. Phát triển kinh tế trang trại luôn gắn mật thiết
với sự chun mơn hóa trong nơng nghiệp. Kinh tế trang trại là sản phẩm tất yếu
của bước phát triển nền kinh tế từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn. Chính u cầu
khách quan của q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế đã địi hỏi
các nhà sản xuất nơng nghiệp phải phát triển kinh tế trang trại với quy mô lớn để
tạo ra lượng nơng sản hàng hóa phong phú cung cấp làm nguyên liệu cho ngành
công nghiệp chế biến.
Bàn về vấn đề nơng nghiệp, nơng thơn, phát triển nơng nghiệp thương
phẩm, hình thức kinh tế trang trại trong nền nông nghiệp hiện đại, Các Mác và V.I.
Lênin đã có những phân tích sâu sắc về những vấn đề này. Những tư tưởng đó
được biểu hiện rất rõ trong những tác phẩm:
V.I.Lênin (1974), Chủ nghĩa tư bản trong nơng nghiệp, tồn tập, tập 4, Nxb

Tiến bộ Mát - xcơ - va. Tác phẩm bàn về những nghiên cứu của Cau - xky một
cách rất chính xác và sáng tỏ, đặc điểm của nền kinh tế nông dân gia trưởng và của
nông nghiệp trong thời đại phong kiến (đó là một chế độ canh tác hết sức bảo thủ;
bọn quý tộc đại địa chủ đã áp bức và tước đoạt nông dân; nông dân trở thành nghèo
đói...) những hình thức cũ của quan hệ nông thôn và của chế độ sở hữu ruộng đất
đều khơng cịn thích hợp, giai cấp tư sản hình thành cùng với sự phát triển của công


5
nghiệp và của các thành phố, đã phá hủy những hình thức đó và mở đường cho một
nền nơng nghiệp hiện đại hình thành và phát triển mạnh mẽ. Và trong tác phẩm này
tác giả phác hoạ một cách đặc biệt về ý nghĩa của việc tiến hành cách mạng cơng
nghiệp hố trong nơng nghiệp. Theo Cau - xky chính cuộc cách mạng trong nông
nghiệp đã làm cho kỹ thuật thủ cựu của người nông dân biến thành một sự vận dụng
nông học một cách khoa học, đã khuấy động tình trạng trì trệ lâu đời của nơng
nghiệp, đã thúc đẩy (và tiếp tục thúc đẩy) những lực lượng sản xuất của lao động xã
hội phát triển nhanh chóng. Chế độ ln canh liên tiếp được hình thành, việc chăn
ni gia súc và phương pháp canh tác đã được cải tiến và năng suất trồng trọt tăng
lên, việc chuyên môn hóa trong nơng nghiệp ngày càng thể hiện tính chun môn và
khoa học kỹ thuật ngày càng tiến bộ trong tất cả các ngành nơng nghiệp. Qua đó,
chú trọng việc cải tạo, sử dụng nguồn tài nguyên đất hợp lý, việc sử dụng phân bón
nhân tạo theo quy trình căn cứ theo số liệu về sinh lý thực vật; và cũng là tiền đề cho
việc áp dụng vi sinh vật học vào nông nghiệp.
V.I.Lênin (1976), Sự phát triển chủ nghĩa tư bản ở Nga, toàn tập, tập 3, Nxb
Tiến bộ Mát- xcơ-va, tác phẩm gồm có tám chương, tác giả đã giành chương IV nói
về sự phát triển của nền nông nghiệp thương phẩm tất yếu phát triển trong nền nơng
nghiệp hiện đại (hình thức kinh tế trang trại ngày nay). Chính vì vậy, xây dựng nền
nơng nghiệp hiện đại và phát triển hình thức kinh tế trang trại (một trong những hình
thức của nền nơng nghiệp thương phẩm” là một tất yếu khách quan. Khi nghiên cứu
những quan hệ kinh tế - xã hội ở nông thôn nước Nga sau cuộc cải cách năm 1861,

tác giả đã trình bày sự lớn mạnh của nền nông nghiệp thương phẩm vạch ra những
đặc điểm của sản xuất hàng hóa và tư bản trong nơng nghiệp, chỉ ra những tính chất
tiến bộ trong nơng nghiệp so với những tàn tích phong kiến cũng như so với sản xuất
nhỏ, V.I. Lênin đã chỉ rõ ngay cả trong nông nghiệp sản xuất lớn cao hơn sản xuất
nhỏ và tất yếu sẽ lấn át nó, và ông khẳng định kinh tế tiểu nông chỉ tồn tại được chỉ
nhờ phung phí sinh lực của người nơng dân, phung phí sức sản xuất của ruộng đất.
Với nhận định này, V.I. Lênin đã giáng một địn chí mạng vào học thuyết tư sản về “
tính bền vững” của kinh tế tiểu nông. Thật vậy, ngày nay bước vào kinh tế thị trường
nền nơng nghiệp hiện đại nói chung và sự phát triển kinh tế trang trại nói riêng, sản
phẩm nông nghiệp phải đáp ứng yêu cầu, gắn liền với kinh tế thị trường, tức việc sản


6
xuất phải đảm bảo từ khâu chất lượng đến hình thức mẫu mã và quy mô sản xuất
phải lớn mới tạo ra được khối lượng hàng hóa đáp ứng nhu cầu của thị trường. Bên
cạnh đó, để tạo ra nâng suất cao, giảm chi phí sản xuất bắt buộc người chủ trang trại
hay người sản xuất nông nghiệp phải ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật từ khâu
lựa chọn giống, chăm sóc đến khi thu hoạch. Vấn đề này cũng được Các Mác từng
đề cập, ông cho rằng bên cạnh yếu tố đất đai, lao động và vốn khoa học kỹ thuật
cũng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Hoạt động phức tạp của nông nghiệp
thương phẩm được V.I. Lênin nhận định:
“Nơng nghiệp khơng cịn giống như một sự tùy tiện chính của chúa đất
nữa, như một việc ai ai cũng làm được... Không, người ta thừa nhận là ở
đây phải có những tri thức chun mơn... Những cơ sở để tính tốn (để tổ
chức việc sản xuất) thì cũng giống như trong tất cả các chuyên ngành
khác”. (V.I. Lênin toàn tập 1974, tr. 258).
Ngày nay, vấn đề kinh tế trang trại càng được nhiều nhà khoa học trên thế
giới quan tâm nghiên cứu với số lượng công trình khá phong phú, có thể kể đến
một số cơng trình tiêu biểu sau:
A.A. Connugin (1990), trong tác phẩm “kinh tế trang trại Mỹ”, do trường

đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh dịch và xuất bản, với tác phẩm này, tác giả
đã giới thiệu về các mơ hình tổ chức nơng trại của Mỹ, một quốc gia có nền nơng
nghiệp hàng hóa phát triển thuộc bậc nhất trên thế giới. Theo tác giả mỗi mơ hình
tổ chức nơng trại chỉ phù hợp với những điều kiện nhất định về điều kiện tự nhiên,
tập quán sản xuất và mối liên hệ với thị trường. Với cơng trình này, tác giả đã tổng
hợp lại các loại hình nơng trại với những đặc trưng trong tổ chức và quản lý, mức
độ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ và cả vấn đề ưu điểm và nhược
điểm trước sự tác động của nền kinh tế thị trường và đặc biệt là sự tác động của
Nhà nước đến sự phát triển kinh tế trang trại. Với cơng trình này, tác giả đã cung
cấp cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc nghiên cứu, đề xuất những chính sách phát
triển kinh tế trang trại ở một số nước, cho các nhà nghiên cứu liên quan đến vấn đề
kinh tế trang trại.
Ellis Frank, tác phẩm “Kinh tế nông nghiệp: Hộ trang trại và sự phát triển
nông nghiệp” tái bản lần 2, công bố năm 2005 của Trường Đại học Cambrige, tác


7
giả đã cho thấy sự tất yếu khách quan về phát triển mơ hình kinh tế trang trại từ
kinh tế hộ gia đình trong q trình phát triển nơng nghiệp ở các nước trên thế giới.
Chính các trang trại nhỏ có tác động rất lớn đến việc hình thành đơ thị hóa ở khu
vực nơng thơn, giải quyết vấn đề việc làm, nâng cao thu nhập và sự thịnh vượng
cho cộng đồng dân cư nơng thơn trong q trình phát triển.
Ngồi ra, cịn nhiều cơng trình đề cập đến những chính sách tác động đến sự
phát triển của kinh tế trang trại: Cervantes - Godoy, Dalila and Jonathan Brooks
(2008), “Smallholder Adjustment in Middle-Income Countries: Issues and Policy
Responses” (Tạm dịch: Điều chỉnh trang trại quy mô nhỏ ở các nước đang phát triển:
Vấn đề và sự tác động của chính sách); OECD Food, Agriculture and Fisheries
Working Papers, No. 12; Rasmus Heltberg (1998), Rural market imperfections and
the farm size - productivity relationship: Evidence from Pakistan (Tạm dịch: Những
hạn chế của thị trường nông thôn và mối quan hệ giữa năng suất với quy mô trang

trại: Nguồn của Pakisstan). World Development, 26 (10). OECD (Organisation for
Economic Co-operation and Development) (2003), Farm Household Income - Issues
and Policies Respondses (Tạm dịch: Thu nhập trang trại gia đình - Vấn đề và chính
sách tác động). OECD Publications; Gloede, Oliver and Ornsiri, Rungruxsirivorn
(2012). Local Financial Development and Household Welfare: Microevidence from
Thai Households (Tạm dịch: phát triển tài chính địa phương và phúc lợi xã hội: Điển
hình kinh tế trang trại gia đình của Thái). Proceedings of the German Development
Economics Conference, Hannover, No. 38.
Hầu hết các cơng trình trên đề cập đến sự khác nhau giữa kinh tế hộ và kinh
tế trang trại. Theo các tác giả, để phân biệt một cách chính xác giữa kinh tế hộ và
kinh tế trang trại phải dựa trên những tiêu chí cụ thể, giữa hộ và trang trại thường
không thống nhất, phụ thuộc nhiều vào đặc thù về tự nhiên và nhân khẩu của từng
nước, từng vùng. Bên cạnh đó, để kinh tế trang trại phát triển cần có chính sách
đầu tư vào vốn con người thông qua giáo dục, đào tạo, trợ giúp kỹ thuật nhằm
nâng cao năng suất và tạo điều kiện tìm kiếm việc làm phi nơng nghiệp là nhóm
chính sách mang tính dài hạn, đem lại hiệu quả ở nhiều nơi. Bên cạnh đó, có
những chính sách dài hạn thúc đẩy kinh tế trang trại phát triển là đầu tư vào cơ sở


8
hạ tầng để tạo điều kiện tiếp cận thị trường, tạo liên kết giữa các vùng miền, cung
cấp thông tin và tạo việc làm nông thôn cũng hết sức quan trọng. Việc vận dụng và
kết hợp chúng ra sao tùy thuộc vào các điều kiện của từng quốc gia và vùng, cũng
như khoảng thời gian nhất định. Nhìn chung, những cơng trình trên đã làm rõ được
khái niệm kinh tế trang trại, quá trình hình thành, đặc điểm của kinh tế trang trại,
sự khác biệt giữa kinh tế hộ và kinh tế trang trại trong lĩnh vực nông nghiệp. Tuy
nhiên, nhìn chung các cơng trình đều chưa làm rõ sự tác động, hỗ trợ lẫn nhau giữa
kinh tế trang trại với q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng
thơn. Chính vì vậy, phương hướng và giải pháp đề ra chủ yếu nhằm thúc đẩy phát
triển kinh tế trang trại trong nông nghiệp.

Ở Việt Nam, trong suốt quá trình thực hiện đổi mới và hội nhập, vấn đề
phát triển kinh tế trang trại trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
cũng ln được Đảng Cộng Sản Việt Nam quan tâm, khuyến khích phát triển thể
hiện: Chỉ thị 100/CT – TW của BCHTW khoá IV (1981), chủ trương khốn sản
phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động; Nghị quyết 10/ NQ -TW của Bộ
Chính trị (tháng tư/1988) về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp; đến Nghị quyết
TW 5 khoá VII (tháng 6/1993) và luật đất đai (tháng 9/1993); Nghị quyết TW 4
khoá VIII (tháng 12/1997). Và được thể hiện trong Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ
đổi mới và hội nhập, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2013 và Văn kiện
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2016. Đề
tài về kinh tế trang trại còn được nhiều tác giả, nhà khoa học nghiên cứu, phân tích
theo nhiều góc độ khác nhau. Tiêu biểu cho hướng nghiên cứu này có thể kể đến
một số cơng trình sau:
Trần Đức (1997), Kinh tế trang trại sức mạnh của nền nông nghiệp Pháp,
Nxb thống kê Hà Nội; PGS.TS Lê Trọng (chủ biên, 2000), Phát triển và quản lý
trang trại trong kinh tế thị trường, Nxb Văn hố dân tộc, Hà Nội. Những cơng
trình nghiên cứu trên là sự khẳng định giá trị lý luận và thực tiễn, là sự đúc rút
kinh nghiệm từ các chủ trang trại thông qua những con đường, những phương
pháp thực tiễn khác nhau, qua sự hợp tác của các tác giả với các đồng nghiệp, các
nhà khoa học trong và ngoài nước, các nhà báo... các tác phẩm đã đề cập một


9
cách hệ thống những vấn đề cơ bản của kinh tế trang trại trong nền kinh tế thị
trường. Đồng thời, đưa ra một số mơ hình lựa chọn và những bài học kinh
nghiệm về phát triển và quản lý trang trại trong kinh tế thị trường; từ đó, đề ra
phương hướng và những giải pháp chủ yếu để phát triển và quản lý trang trại
trong những năm tới ở Việt Nam.
Ngồi ra cịn nhiều luận án tiến sĩ nghiên cứu liên quan đến vấn đề này:
Tiêu biểu luận án tiến sĩ: Quá trình phát triển kinh tế trang trại gia đình tại tỉnh

Bình Phước giai đoạn 1986 - 2006, của Trần Hán Biên (2010), ĐHQG TP.HCM,
trường ĐHKHXHNV TP.HCM. Luận án đã trình bày một cách tồn diện, có hệ
thống về kinh tế trang trại gia đình ở tỉnh Bình Phước trong suốt hai mươi năm
phát triển. Luận án đã phân tích và làm rõ mối quan hệ về sự phát triển kinh tế
trang trại gia đình với các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong thời
kỳ đổi mới. Cơng trình cịn làm rõ những đặc điểm chung, tính đặc thù riêng của
kinh tế trang trại gia đình ở tỉnh Bình Phước trong sự so sánh với các địa phương.
Là một cơng trình có giá trị cung cấp những cơ sở khoa học làm rõ những vấn đề
đặt ra trong quá trình phát triển kinh tế trang trại; luận án tiến sĩ: Kinh tế trang trại
của đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ tỉnh Đắk Lắk, của Dương Thị Ái Nhi, Viện
hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, học viện khoa học xã hội, Hà Nội, 2016; Tạ
Thị Yến (2003), “Các giải pháp tài chính để phát triển kinh tế trang trại Việt
Nam”. Luận án tiến sĩ, Học viện tài chính, Hà Nội; Nguyễn Thị Tằm (2006), “Các
giải pháp tín dụng ngân hàng nhằm phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn Tây
Nguyên”, Luận án tiến sĩ Học viện chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh;
Phạm Luận Bằng (2007), “Phát triển kinh tế trang trại và vai trị của nó đối với
xây dựng tiềm lực quốc phòng ở các tỉnh Trung du Miền núi phía Bắc nước ta hiện
nay”, Luận án tiến sĩ, Học viện Chính trị qn sự; Đào Hữu Hịa (2009), “Phát
triển kinh tế trang trại vùng Duyên hải Nam Trung Bộ trong q trình cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa”. Luận án tiến sĩ, Học viện chính trị - Hành chính quốc gia Hồ
Chí Minh (HCM). Tất cả các cơng trình kể trên tập trung nghiên cứu phân tích
thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở các vùng, địa phương khác nhau trong cả
nước. Tiến hành phân tích một cách cơng phu, cụ thể tình hình phát triển kinh tế


10
trang trại trên tất cả các lĩnh vực từ các yếu tố sản xuất, kết quả sản xuất kinh
doanh nhất là các phân tích đã có sự so sánh với các hộ gia đình nơng dân trên
cùng địa bàn. Từ đó các nghiên cứu đã chỉ ra hàng loạt các vấn đề phát sinh cần
phải giải quyết từ nhận thức đến thái độ đối với kinh tế trang trại trình độ của chủ

trang trại, chất lượng hiệu quả và khả năng sản xuất kinh doanh… các tác giả đều
sử dụng phương pháp phân tích luận giải để đánh giá thực trạng hình thành và phát
triển kinh tế trang trại, đưa ra được những nhận định về xu hướng phát triển cũng
những đề xuất các giải pháp chung, giải pháp cụ thể, giải pháp ở tầm vĩ mô, tầm vi
mô nhằm phát triển kinh tế trang trại. Những cơng trình này đã góp phần rất lớn
vào việc định hướng cho quá trình nghiên cứu của nghiên cứu sinh. Tuy nhiên, để
thấy được vai trò của kinh tế trang trại trong quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa nơng nghiệp, nơng thơn và ngược lại cần phải nghiên cứu thêm mối quan hệ
tác động lẫn nhau của hai quá trình này. Từ đó mới có cách nhìn nhận, đánh giá
khách quan những vấn đề, hạn chế nảy sinh, khắc phục được thiên kiến chủ quan
trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người. Hạn chế này sẽ
được tác giả tiếp tục nghiên cứu, làm rõ trong luận án của mình.
Thứ hai, chủ đề nghiên cứu về mối quan hệ giữa kinh tế trang trại và
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn ở Việt Nam
Tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin và vận dụng sáng tạo vào sự nghiệp cách
mạng Việt Nam. Hồ Chí Minh khẳng định: Cơng nghiệp hóa là một tất yếu lịch sử
mà Việt Nam phải trải qua. Trong tác phẩm Hồ Chí Minh tồn tập, tập 10, Nxb
Chính trị quốc gia Hà Nội, năm 1996. Người khẳng định ở Việt Nam công nghiệp
hố là một q trình lâu dài và bắt đầu từ lĩnh vực nơng nghiệp và trên cơ sở được
hình thành một nền nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển tồn diện. Đề cập
đến nội dung cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn người cho
rằng, cơng nghiệp hóa nơng nghiệp là trang bị máy móc cho nơng nghiệp, cơ khí
hóa sản xuất. Hồ Chí Minh khẳng định:
“Muốn no thì phải sản xuất nhiều gạo, vải thì nông nghiệp không thể để mãi
như hôm nay mà phải có máy móc, phải có nhiều máy và máy tốt. Máy móc
là q trình cơng nghiệp hóa đem lại” (Hồ Chí Minh, 1996b, tr. 298).


11
Vai trị của việc tập trung, hình thành vùng sản xuất lớn và kinh doanh ở

vùng nông nghiệp tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng cơ giới hóa. Quan
điểm này người viết:
“Như nơi nào sản xuất lúa nhiều và tốt thì nơi đó sẽ thành vùng sản xuất lúa
chính, nơi nào sản xuất chè nhiều và tốt thì nơi đó sẽ thành vùng sản xuất chè là
chính... thì sau này máy móc cũng dễ dùng và tiện” (Hồ Chí Minh, 1996b, tr. 407).
Theo người q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn
sẽ thúc đẩy các hình thức tổ chức sản xuất trong nơng nghiệp theo hướng sản xuất
lớn, phân công lao động hợp lý, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên. Và quá
trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ln gắn liền với việc xây dựng từng bước cơ
sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật ở nông thôn. Về sự tác động giữa nơng nghiệp tồn
diện với cơng nghiệp đồng thời cùng tạo ra thị trường trong và ngồi nước. Chính
nơng nghiệp sẽ cung cấp lương thực, các nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế
biến, cung cấp nông sản để xuất khẩu… Và công nghiệp sẽ cung cấp tư liệu sản
xuất hiện đại và tư liệu thường dùng khác cho nông nghiệp. Nông nghiệp đi trước
một bước tạo tiền đề cho công nghiệp phát triển. Đến lượt mình cơng nghiệp sẽ
cung cấp những phương tiện hiện đại làm tăng năng suất cho nơng nghiệp. Tư
tưởng biện chứng của chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn đề nông nghiệp, nông thôn cho
đến ngày hôm nay khi mà đất nước đang bước vào giai đoạn đẩy mạnh cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì càng có ý nghĩa quan trọng hơn bao giờ hết
cho sự nghiệp xây dựng đất nước. Để đảm bảo cho chủ nghĩa xã hội thắng lợi ở
nông thôn, cần phải xây dựng trong nước một nền công nghiệp xã hội chủ nghĩa
mạnh có khả năng trang bị kỹ thuật mới cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân, trong đó
có cả nơng nghiệp và cần phải trang bị kỹ thuật tốt nhất cho nơng nghiệp.
Nền nơng nghiệp tồn diện, hiện đại là cơ sở để phát triển công nghiệp, thực
hiện thắng lợi cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vì vậy, để phát triển kinh tế
theo Hồ Chí Minh phải phát triển tồn diện các ngành cơng nghiệp, thương nghiệp,
tài chính ngân hàng, giao thơng, kiến trúc, văn hoá, y tế… Song, các ngành này phải
lấy phục vụ nông nghiệp làm trọng tâm. Mặt khác, nông nghiệp muốn làm được
chức năng là cơ sở cho sự phát triển công nghiệp và các ngành kinh tế khác bản thân



12
nó phải là một nền nơng nghiệp tồn diện. Vận dụng quan điểm của Các Mác, V.I.
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào cơng cuộc xây dựng đất nước, cần đẩy mạnh q
trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn, khuyến khích kinh tế
trang trại phát triển, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, chú trọng
công tác tuyên truyền, quản lý vùng dịch bệnh, có chính sách thị trường hợp lý, ln
nâng cao trình độ cơng tác chun mơn, kiến thức nơng học trong trồng trọt và chăn
nuôi, đồng thời phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, các loại hình kinh
tế tập thể để thúc đẩy phát triển nền sản xuất lớn.
Xuất phát, thực tiễn quá trình phát triển kinh tế trang trại của Việt Nam, vấn
đề kinh tế trang trại với q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng
thơn thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học với nhiều góc độ khác
nhau ngày càng phong phú và đa dạng.
Trần Trác - Bùi Minh Vũ (2001), Kinh tế trang trại với nông nghiệp, nông
thôn Nam Bộ, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển
kinh tế trang trại ở Nam Bộ trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng
nghiệp, nơng thơn. Tác giả, đã phân tích thực trạng phát triển của kinh tế trang trại,
làm rõ vai trò của kinh tế trang trại đối với q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
nơng nghiệp, nông thôn Nam Bộ: sử dụng hiệu quả tài nguyên đất đai; có vai trị
quan trọng trong việc khai thác vốn trong dân; vai trò giải quyết lao động xã hội;
vai trị chuyển dịch cơ cấu kinh tế và hình thành quan hệ sản xuất mới trong nông
nghiệp, nông thôn. Đồng thời, dự báo xu hướng phát triển kinh tế trang trại ở Nam
Bộ qua đó đưa ra một số vấn đề cần giải quyết nhằm khuyến khích phát triển kinh
tế trang trại, phát huy tối đa sức mạnh nông nghiệp của Nam Bộ trong q trình
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn.
Nguyễn Đình Hương (2000), Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang
trại trong thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hố ở Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia
Hà Nội. Đây là một cơng trình nghiên cứu lớn về kinh tế trang trại thu hút năm mươi
nhà khoa học ở các trường, viện, bộ, ngành... Cơng trình đề cập khá tồn diện: về lý

luận đi từ khái niệm, bản chất, đặc điểm, điều kiện ra đời, mối quan hệ giữa cơng
nghiệp hố và kinh tế trang trại, xu hướng vận động của kinh tế trang trại trong nền


13
kinh tế thị trường. Về thực tiễn cơng trình đã nghiên cứu từ đại điền trang cổ thời
phong kiến ở Việt Nam, những diễn biến và kinh nghiệm phát triển kinh tế trang trại
trên thế giới. Để đánh giá thực trạng, cơng trình đã có sự điều tra điển hình công phu
với trên 3000 trang trại đại diện cho các địa phương, các vùng, các mơ hình trang
trại... Trên cơ sở nghiên cứu đã đề xuất những khuyến nghị đến Nhà nước về chính
sách và biện pháp thúc đẩy kinh tế trang trại phát triển chất lượng và hiệu quả hơn.
Cơng trình thực sự có ý nghĩa lớn cả về lý luận và thực tiễn. Đây là tài liệu tham
khảo quý giá cho các nhà nghiên cứu và chỉ đạo thực hiện.
Nguyễn Ngọc Lan (chủ nhiệm, 2003), Kinh tế trang trại và những giải
pháp thúc đẩy sự phát triển kinh tế trang trại theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ
chủ nhiệm, Bộ giáo dục và đào tạo, trường Đại học Ngoại Thương, Hà nội. Từ
kinh nghiệm phát triển kinh tế trang trại các nước trên thế giới, vận dụng vào
điều kiện cụ thể Việt Nam tìm ra những giải pháp thúc đẩy sự phát triển kinh tế
trang trại ở nước ta theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng
thơn. Bằng việc tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở
nước ta trong những năm gần đây. Trên cơ sở đó, đưa ra những giải pháp thúc
đẩy sự phát triển kinh tế trang trại theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
nơng nghiệp, nơng thơn ở Việt Nam.
Trương Thị Minh Sâm (2002), Kinh tế trang trại ở khu vực Nam Bộ - Thực
trạng và giải pháp, Nxb H: Khoa học xã hội. Đây là kết quả của cơng trình nghiên
cứu tập thể của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, cán bộ quản lý, nhà hoạt động
thực tiễn thuộc các lĩnh vực khác nhau. Mục đích của cơng trình, cung cấp cho
người đọc, người nghiên cứu cơ sở khoa học để đánh giá đúng đắn thực trạng kinh
tế trang trại ở Nam Bộ, dự báo được phương hương hướng phát triển và tìm ra

những giả pháp thích hợp nhằm khuyến khích kinh tế trang trại ở khu vực Nam Bộ
phát triển đúng hướng; phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của vùng và cả
nước phù hợp với chiến lược phát triển nhanh, bền vững mà Đại hội Đảng Cộng Sản
Việt Nam lần thứ IX đã chỉ ra. Đây là tài liệu tham khảo quý giá cho các nhà nghiên
cứu và chỉ đạo thực hiện


14
Ngồi những cơng trình nghiên cứu khoa học đã nêu trên còn nhiều bài viết
của các tác giả với nhiều cách tiếp cận khác nhau góp phần giải quyết những vấn
đề thực tiễn phát triển kinh tế trang trại, quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
nơng nghiệp, nơng thơn ở Việt Nam. Hầu hết các cơng trình nghiên cứu đã làm rõ
vai trò của kinh tế trang trại trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng
nghiệp, nơng thơn ở Việt Nam. Từ đó, đề xuất phương hướng, giải pháp phát triển
kinh tế trang trại trong quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng
thơn dưới góc độ kinh tế. Vì vậy, chưa thấy rõ được sự tác động, tiền đề, hỗ trợ lẫn
nhau giữa kinh tế trang trại với q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng
nghiệp, nơng thơn trong tiến trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội ở Việt
Nam. Dưới góc độ triết học vấn đề này là một trong những nhiệm vụ cơ bản được
đề cập trong luận án của nghiên cứu sinh.
Thứ ba, những cơng trình nghiên cứu liên quan đến mối quan hệ giữa sự
phát kinh tế trang trại với q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp,
nơng thơn ở Đồng Nai
Cục thống kê Đồng Nai (2012), Thực trạng nông thôn - nông nghiệp tỉnh
Đồng Nai 2006 - 2011, xuất bản thống kê, Đồng Nai, nội dung cuốn sách nhằm:
tổng kết, đánh giá những nội dung cơ bản về thực trạng và tình hình phát triển kinh
tế xã hội nông thôn ở Đồng Nai giai đoạn 2006 - 2011 thông qua hai kỳ tổng điều tra
nông nghiệp, nông thôn và thuỷ sản năm 2006 - 2011. Vấn đề phát triển và vai trò
của kinh tế trang trại trong sản xuất nông nghiệp cũng được nghiên cứu một cách cụ
thể. Thực trạng về kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai cho thấy việc phát

triển kinh tế trang trại đã tạo ra những chuyển biến tích cực về mặt kinh tế, xã hội và
môi trường trong nông nghiệp, nông thôn của tỉnh trong giai đoạn hiện nay. Về mặt
kinh tế: các trang trại đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đầu tư phát triển các
loại giống cây trồng, vật ni có giá trị kinh tế cao, tổ chức sản xuất quy mơ lớn, hạn
chế được tình trạng sản xuất phân tán, manh mún tạo nền những vùng sản xuất tập
trung với trình độ thâm canh cao. Phát triển kinh tế trang trại đã góp phần thúc đẩy
tăng trưởng và phát triển của kinh tế nông thôn, thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng
nông thôn phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Về mặt xã hội: phát triển kinh tế trang


15
trại góp phần quan trọng làm tăng số hộ giàu, tạo công ăn việc làm, thu nhập cho lao
động, thực hiện hiệu quả xóa đói giảm nghèo trong nơng thơn. Và xu hướng người
làm trang trại hiện nay, phần lớn chủ trang trại đã có kinh nghiệm trong tổ chức
quản lý, điều hành sản xuất. Về môi trường: gắn với việc tập trung sản xuất với quy
mô lớn, việc sản xuất kinh doanh tự chủ của các chủ trang trại đã gắn với lợi ích
thiết thực, lâu dài nên các chủ trang trại ln có ý thức khai thác hợp lý các yếu tố
phục vụ sản xuất và cũng quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường hơn, đảm bảo vệ
sinh môi trường sinh thái. Mặc dù kinh tế trang trại là chủ trương nhất quán và lâu
dài của Đảng và Nhà nước ta trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng
nghiệp, nơng thơn đã thể hiện rõ trong nghị quyết 03/2000/NQ-CP. Tuy nhiên, để
kinh tế trang trại phát triển bền vững trong giai đoạn hội nhập hiện nay cần phải xây
dựng, ban hành các chính sách hỗ trợ cụ thể nhằm hỗ trợ cho các trang trại tăng giá
trị sản lượng hàng hóa, giảm giá thành, tăng sức cạnh tranh tại thị trường nội địa,
đẩy mạnh xuất khẩu, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tạo động lực thúc đẩy nền
nông nghiệp của tỉnh Đồng Nai phát triển ổn định trong q trình cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn.
Nguyễn Thị Bình (2013), Nghiên cứu một số hình thức tổ chức lãnh thổ
kinh tế ở tỉnh Đồng Nai, luận án tiến sĩ, trường ĐHSP TP.HCM, với cơng trình
này, tác giả đã cho rằng kinh tế trang trại là một hình thức tổ chức lãnh thổ nông

nghiệp tồn tại và phát triển khá phổ biến ở Đồng Nai và làm rõ vai trò của kinh tế
trang trại đối với sự phát triển nông nghiệp của tỉnh thơng qua tập trung phân tích
thực trạng phát triển và sự phân bố theo lãnh thổ của trang trại ở tỉnh Đồng Nai
giai đoạn 2001 - 2008. Với thực trạng phát triển kinh tế trang trại tác giả luận án
đã cho rằng việc hình thành và phân bố trang trại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
được phát triển dựa vào lợi thế so sánh của từng vùng, nó có vai trò quan trọng:
phát huy lợi thế so sánh của từng vùng; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh
tế theo hướng phù hợp với lợi thế tự nhiên, dân cư và xã hội; góp phần hình
thành những vùng chun canh lớn như bưởi, cá phê và tiêu...; giải quyết việc
làm; xóa đói giảm nghèo ở khu vực nơng thơn. Tác giả cịn chỉ ra những loại hình
trang trại đang hoạt động có hiệu quả ở Đồng Nai trong q trình công nghiệp


16
hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn là: loại hình trang trại chăn ni heo
thịt và gia cầm; loại hình trang trại trồng cây lâu năm trong đó cây cơng nghiệp là
điều, tiêu, cà phê, cao su cịn cây ăn trái: xồi, sầu riêng, bưởi; loại hình trang trại
cây hàng năm ưu thế là lúa, mì và cây ngơ. Bên cạnh đó tác giả cho rằng việc ứng
dụng cơng nghệ khoa học kỹ thuật còn hạn chế, sự liên kết giữa các trang trại với
nhau và giao dịch với các tổ chức kinh tế khác còn ở mức thấp... làm ảnh hưởng
rất lớn đến hoạt động sản xuất cũng như sự phát triển của kinh tế trang trại trong
quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thôn của tỉnh. Mặt
khác, tác giả cũng đánh giá một cách khách quan về mặt hạn chế của kinh tế
trang trại gây trở ngại đến q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp,
nơng thơn của tỉnh khơng bền vững bởi khả năng gây ra ô nhiễm môi trường cao
của sự ra đời của một số loại hình trang trại tự phát. Do đó, trong q trình cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn tỉnh cần phải tăng cường quản lí
và quy hoạch các loại hình trang trại này có như vậy mới thúc đẩy nhanh q
trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn của tỉnh. Như vậy,
việc phát triển kinh tế trang trại và phát huy vai trị của nó trong q trình cơng

nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn là một tất yếu khách quan.
Phạm Văn Sáng (2003), Phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp,
nông thôn tỉnh Đồng Nai, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, luận án tiến
sĩ, Hà Nội. Nội dung của luận án gồm ba chương: Chương một làm rõ một số vấn
đề chung về phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn; chương hai
luận án tập trung làm rõ thực trạng phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp,
nông thôn tỉnh Đồng Nai trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng
nghiệp, nơng thơn; chương ba nội dung của luận án tập trung vào vấn đề đưa ra
quan điểm và giải pháp tiếp tục phát triển công nghiệp phục vụ nơng nghiệp,
nơng thơn Đồng Nai có hiệu quả. Dưới góc độ nghiên cứu tác giả đã làm rõ mối
quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước, đánh giá thực trạng, vai trị của cơng nghiệp và sự tác động của
nó đến phát triển nông nghiệp, nông thôn. Qua vấn đề nghiên cứu luận án đã
đóng góp rất lớn trong hoạt động nghiên cứu và hoạt động thực tiễn đối với ban


17
ngành lãnh đạo của tỉnh cũng như các nhà khoa học nghiên cứu những vấn đề
liên quan.
Bên cạnh đó, cịn có nhiều cơng trình nghiên cứu liên quan như: Uỷ Ban
nhân dân tỉnh Đồng Nai (2002). Đồng Nai 25 năm xây dựng và phát triển kinh tế
xã hội; của Ngô Quang Minh, Phạm Văn Sáng, Nguyễn Hữu Thắng, Đặng Ngọc
Lợi (2005), Xây dựng lộ trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế ở Đồng
Nai đến năm 2020, Nxb lý luận chính trị, Hà Nội; của GS.TS. Nguyễn Thanh
Tuyền (2014), Chuyển đổi mơ hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Đồng Nai theo
hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2011 2020 và tầm nhìn 2015, đề tài nghiên cứu khoa học. Các cơng trình này đã trình
bày thực trạng phát triển các yếu tố trong lực lượng sản xuất ở Đồng Nai qua các
thời kỳ. Phân tích các chủ trương và biện pháp để phát triển nguồn nhân lực, từ
đó đề xuất những giải pháp nhằm phát triển lực lượng sản xuất ở tỉnh Đồng Nai.
Tuy nhiên, cho đến nay chưa có cơng trình nào nghiên cứu liên quan trực tiếp

đến vấn đề mối quan hệ biện chứng giữa phát triển kinh tế trang trại với q trình
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn ở tỉnh Đồng Nai dưới góc
độ triết học. Từ đó, đề xuất phương hướng, giải pháp cụ thể góp phần giải quyết
hiệu quả mối quan hệ giữa kinh tế trang trại với q trình cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn ở tỉnh Đồng Nai hiện nay, đồng thời phát huy
hiệu quả vai trò của kinh tế trang trại và q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
nơng nghiệp, nơng thơn trong tiến trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội.
Yêu cầu này là nhiệm vụ trọng tâm được tác giả, nghiên cứu làm rõ trong quá
trình thực hiện luận án của mình.
Qua những thống kê trên cho thấy, các cơng trình nghiên cứu về kinh tế
trang trại Việt Nam khá phong phú với các cấp độ và hướng tiếp cận khác nhau.
Các cơng trình đã nêu ra và đều mong muốn làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực
tiễn của kinh tế trang trại để tìm ra hướng đi, đề xuất những giải pháp nhằm tháo
gỡ những khó khăn vướng mắc để phát huy vai trò của kinh tế trang trại trong
cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn của đất nước
nói chung trên phạm vi từng địa phương nói riêng. Các cơng trình nghiên cứu và
bài viết kể trên đã cung cấp những kiến thức giá trị với những cách nhìn nhận đa


18
chiều, có tính lý luận và thực tiễn thiết thực về các nội dung liên quan đến sự
phát triển kinh tế trang trại với q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng
nghiệp, nơng thơn. Mỗi một cơng trình nghiên cứu đều có giá trị khoa học, nhưng
vẫn khơng thể tránh khỏi những thiếu sót bởi những lý do khách quan và chủ
quan. Những giá trị vô cùng to lớn mà các cơng trình nói trên đây chính là cơ sở
khoa học để nghiên cứu sinh kế thừa, tiếp tục nghiên cứu và luận giải những vấn
đề lý luận và thực tiễn trong q trình thực hiện luận án.
3.Mục đích, nhiệm vụ, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Mục đích của luận án: Trình bày, phân tích làm sáng tỏ mối quan hệ biện
chứng giữa sự phát triển kinh tế trang trại với q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

nơng nghiệp, nơng thơn ở tỉnh Đồng Nai; trên cơ sở đó đề xuất phương hướng và
những giải pháp để thực hiện tốt, có hiệu quả mối quan hệ biện chứng giữa phát triển
kinh tế trang trại với q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nông thôn
ở tỉnh Đồng Nai hiện nay.
Nhiệm vụ của luận án: Để thực hiện được mục đích nêu trên, luận án có
những nhiệm vụ sau đây:
Một là, trình bày, làm rõ lý luận chung về mối quan hệ giữa phát triển kinh
tế trang trại với q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, nơng nghiệp, nơng thơn ở
Việt Nam.
Hai là, phân tích thực trạng thực hiện mối quan hệ biện chứng giữa phát
triển kinh tế trang trại với quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp,
nơng thơn ở tỉnh Đồng Nai.
Ba là, đề xuất phương hướng và giải pháp để thực hiện tốt mối quan hệ biện
chứng giữa sự phát triển kinh tế trang trại với quá trình cơng nghiệp hố, hiện đại
hố nơng nghiệp, nơng thơn ở tỉnh Đồng Nai hiện nay.
Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của luận án: Đối tượng
nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu mối quan hệ tác động qua lại giữa sự
phát triển kinh tế trang trại với q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng
nghiệp, nông thôn ở tỉnh Đồng Nai hiện nay; Phạm vi nghiên cứu: không gian: các
huyện trên địa bàn tỉnh Đồng Nai; thời gian: từ năm 2000 đến năm 2019.


×