Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Tư tưởng hồ chí minh về đạo đức cách mạng với việc giáo dục đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ trẻ ở tp hồ chí minh hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 113 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


PHẠM ANH TÀI

TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG VỚI VIỆC
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG
CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ TRẺ
Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


PHẠM ANH TÀI

TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG VỚI VIỆC
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG
CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ TRẺ
Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY

Chuyên ngành: Triết học
Mã số: 8.22.90.01



LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
PGS.TS. NGUYỄN THẾ NGHĨA

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2019


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài này, ngoài sự nỗ lực, cố gắng của bản thân, tôi đã
nhận được sự giúp đỡ tận tình từ phía gia đình, thầy cô và bè bạn.
Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình đã khơng
ngừng động viên, hỗ trợ, giúp đỡ về cả tinh thần lẫn vật chất.
Kế đến, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS Nguyễn Thế
Nghĩa, người đã tận tâm, nhiệt tình hướng dẫn và động viên tơi trong suốt
q trình nghiên cứu và thực hiện đề tài này.
Sau cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Quý thầy cô Khoa Triết học đã
hướng dẫn tơi trong q trình học tập, cảm ơn các anh chị học viên chung
lớp đã nhiệt tình hỗ trợ và giúp đỡ tơi trong q trình thu thập thông tin, dữ
liệu để thực hiện đề tài.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày …. tháng ….. năm 20….
Tác giả

Phạm Anh Tài


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận văn thạc sĩ về đề tài: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về
đạo đức cách mạng với việc giáo dục đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ

trẻ ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay” do tơi độc lập nghiên cứu và hồn
thiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS.Nguyễn Thế Nghĩa.
Tất cả những số liệu và nhận định trong luận văn hoàn toàn do tơi trực
tiếp thu thập, phân tích và kết luận.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày ….. tháng …. năm 20….
Tác giả

Phạm Anh Tài


MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
Chƣơng 1. TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG ... 12
1.1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC
CÁCH MẠNG ................................................................................................. 12

1.1.1. Điều kiện lịch sử, kinh tế, xã hội, văn hóa cuối thế kỷ XIX - đầu thế
kỷ XX với sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng ... 12
1.1.2. Giá trị văn hóa, đạo đức, truyền thống Việt Nam và nhân loại với sự
hình thành tư tưởng đạo đức cách mạng của Hồ Chí Minh ........................ 16
1.1.3. Vai trị của nhân tố chủ quan trong việc hình thành tư tưởng đạo đức
cách mạng của Hồ Chí Minh....................................................................... 29
1.2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC
CÁCH MẠNG .................................................................................................. 31

1.2.1. Khái niệm, vị trí, vai trị, ý nghĩa của đạo đức cách mạng trong tư
tưởng Hồ Chí Minh ........................................................................... 31
1.2.2. Nội dung và nguyên tắc xây dựng đạo đức cách mạng theo tư tưởng
Hồ Chí Minh................................................................................................ 37

1.2.3. Phương pháp học tập, tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng theo
Hồ Chí Minh................................................................................................ 58
Kết luận chƣơng 1 ..................................................................................... 63
Chƣơng 2. GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG THEO TƢ TƢỞNG
HỒ CHÍ MINH CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ TRẺ Ở THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY ............................................................................... 65
2.1. THỰC TRẠNG VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG THEO TƢ
TƢỞNG HỒ CHÍ MINH CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ TRẺ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH HIỆN NAY............................................................................................. 65

2.1.1. Khái quát đặc điểm đội ngũ cán bộ trẻ ở Thành phố Hồ Chí Minh.. 65


2.1.2. Những thành tựu trong việc giáo dục đạo đức cách mạng theo tư
tưởng Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ trẻ ở Thành phố Hồ Chí Minh .... 72
2.1.3. Những hạn chế trong việc giáo dục đạo đức cách mạng theo tư tưởng
Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ trẻ ở Thành phố Hồ Chí Minh ............... 81
2.2. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP CỦA VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
CÁCH MẠNG THEO TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ TRẺ
Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY ..................................................... 87

2.2.1. Phương hướng trong việc giáo dục đạo đức cách mạng theo tư tưởng
Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ trẻ ở Thành phố Hồ Chí Minh ............... 87
2.2.2. Giải pháp trong việc giáo dục đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ
Chí Minh cho đội ngũ cán bộ trẻ ở Thành phố Hồ Chí Minh ..................... 91
Kết luận chƣơng 1 ..................................................................................... 96
KẾT LUẬN CHUNG ........................................................................................... 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 101



1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hồ Chí Minh – Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế
giới. Người đã dành trọn cuộc đời của mình cho sự nghiệp giải phóng dân
tộc, thống nhất đất nước Việt Nam và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc,
nhân dân và non sông đất nước Việt Nam. Suốt cuộc đời hoạt động cách
mạng, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm tới giáo dục, rèn luyện đạo đức cách
mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Hồ Chí Minh luôn coi đạo đức là nền tảng và là sức mạnh của người
cách mạng, coi đó là cái gốc của cây, ngọn nguồn của sơng nước: Người
cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng thì mới hồn thành
được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang vì sự nghiệp độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội. Người viết: “Cũng như sơng thì có nguồn mới có nước, khơng
có nguồn thì sơng cạn. Cây phải có gốc, khơng có gốc thì cây héo. Người
cách mạng phải có đạo đức, khơng có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng
khơng lãnh đạo được nhân dân” [60, tr.252 – 253]. Người quan niệm đạo
đức tạo ra sức mạnh, nhân tố quyết định sự thắng lợi của mọi công việc:
“Công việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hay kém” [60,
tr.240], một người cán bộ tốt phải có đạo đức cách mạng. Do vậy, đạo đức
cách mạng là vấn đề Người luôn quan tâm hàng đầu và luôn canh cánh, khát
khao đào tạo một đội ngũ cán bộ, đảng viên thật sự cần, kiệm, liêm, chính,
chí cơng vơ tư nhằm xây dựng một nước Việt Nam phồn thịnh, thật sự là của
dân, do dân, vì nhân dân phục vụ. Quan niệm lấy đức làm gốc của Hồ Chí
Minh khơng có nghĩa là tuyệt đối hố mặt đức, coi nhẹ mặt tài. Người cho
rằng có tài mà khơng có đức là người vơ dụng nhưng có đức mà khơng có
tài thì làm việc gì cũng khó. Cho nên, đức là gốc nhưng đức và tài phải kết
hợp với nhau để hoàn thành nhiệm vụ cách mạng.



2

Trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và đổi mới đất nước nói
chung và ở Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, mặt trái cơ chế thị trường
đã tác động không nhỏ đến một bộ phận cán bộ, đảng viên. Đã xuất hiện
một bộ phận cán bộ, đảng viên sa vào lối sống thực dụng, cá nhân chủ
nghĩa, suy thoái đạo đức, lối sống. Những hiện tượng phai nhạt lý tưởng,
giảm sút ý chí, lợi dụng quyền hành, thối hóa, biến chất đã xảy ra, làm
cho uy tín của người cán bộ đảng viên và vai trò của tổ chức đảng giảm
sút. Một bộ phận cán bộ, đảng viên có biểu hiện mơ hồ, thờ ơ với chính
trị, khơng hoặc ít quan tâm đến các vấn đề chính trị - xã hội đang diễn ra;
giảm sút ý chí, niềm tin; ngại và khơng thích tham gia các hoạt động
chính trị - xã hội. Một số cán bộ, đảng viên có lối sống thực dụng, ích kỷ,
chỉ quan tâm đến lợi ích, quyền lợi của cá nhân mà khơng tính đến lợi ích,
quyền lợi của tập thể, của cộng đồng. Trong đó những người cán bộ trẻ là
những người chưa nhiều kinh nghiệm rất dễ bị ảnh hưởng, cám dỗ bởi
những mặt trái của xã hội. Chỉ có rèn luyện đạo đức cách mạng theo tư
tưởng Hồ Chí Minh mới làm cho mỗi cán bộ, đảng viên tự giác hơn.
Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, khi điều kiện cách mạng đã thay
đổi, khi Đảng đã trở thành đảng cầm quyền thì một trong những nguy cơ
rất lớn của Đảng, đảng viên là phai nhạt lý tưởng, xa rời nhân dân; do đó,
việc giáo dục đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên cần phải
được tiến hành thường xuyên, liên tục. Vì thế việc bồi dưỡng, nâng cao
đạo đức cho đội ngũ cán bộ trẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh là yêu cầu cấp
thiết để nâng cao năng lực, phẩm chất cho cán bộ trẻ nói riêng và đội ngũ
cán bộ nói chung nhằm thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công bằng, văn minh”. Chính vì thế, tác giả thực hiện đề tài “Tƣ
tƣởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng với việc giáo dục đạo đức
cách mạng cho đội ngũ cán bộ trẻ ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện

nay” làm luận văn thạc sĩ.


3

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Khi nói về tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng Hồ Chí
Minh về đạo đức cách mạng nói riêng có rất nhiều cơng trình nghiên cứu
dưới những gốc độ khác nhau. Có thể phân chia các cơng trình thành các
nhóm như sau:
Thứ nhất, các cơng trình nghiên cứu về nguồn gốc và q trình
hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng
Cơng trình

ồ Chí Minh i n ni n ti u s (2005), do nhà xuất bản

Chính trị Quốc gia, Hà Nội ấn hành 10 tập . Đây là một cơng trình có giá trị
lịch sử, có ý nghĩa lớn lao vì nó khơng chỉ liệt kê tóm tắt các sự kiện chính,
mà thực sự là một cuốn sử ghi chép lại một cách hết sức chi tiết các sự kiện,
diễn biến trong cuộc đời của Hồ Chí Minh và các hoạt động của Người với
đầy đủ các thông tin về niên đại, nhân vật, sự kiện, hoàn cảnh diễn ra.v .v...
được ghi chép lại theo trình tự thời gian diễn ra các sự việc giúp cho đọc giả
dễ nhận thức về Chủ tịch Hồ Chí Minh, khơng chỉ từ góc độ một vị lãnh tụ
qua những sự kiện lớn, mang tính chất bước ngoặt, mà cịn được thấy hình
ảnh của một con người bình dị, với những chuyện lớn, chuyện nhỏ trong
cuộc sống.
iáo tr nh t t

ng


ồ Chí Minh (2004) do nhà xuất bản Chính trị

Quốc gia, Hà Nội ấn hành. Tác phẩm đề cập đến những vấn đề: Một là,
nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh; Hai là,
những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn dân tộc và cách
mạng giải phóng dân tộc, về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam, về đại đoàn kết dân tộc, kết hợp sức mạnh dân tộc
với sức mạng thời đại, về đảng Cộng sản Việt Nam, về xây dựng nhà nước
của dân, do dân, vì dân, về đạo đức, nhân văn, văn hóa.
D nh nh n

ồ Chí Minh (2000) do nhà xuất bản ao động ấn hành.

Nội dung tác phẩm đề cập (1) quá trình nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí


4

Minh và những mốc son trong hành trình của danh nhân Hồ Chí Minh; (2)
Các nội dung trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh trong đó có nguồn gốc
và quá trình hình thành, nội dung và bản chất và những vấn đề khác của tư
tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức và việc tu dưỡng đạo đức cách mạng.
Tác phẩm Nguyễn Ái Quốc – Từ

u n ến thực tiễn cách mạng Việt

Nam (2013) của PGS. TS. ương Minh Cừ và TS, Nguyễn Tấn Hưng do
nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội ấn hành. Tác phẩm đề cập đến
những vấn đề: Một là, bối cảnh lịch sử và các tiền đề của sự chuyển biến tư
tưởng của Nguyễn Ái Quốc từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa MácLênin; Hai là, nội dung và thực chất quá trình chuyển biến tư tưởng của

Nguyễn Ái Quốc từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác-Lênin.
Tác phẩm Toả sáng t t

ng và ạo ức Hồ Chí Minh (2010) của TS.

Văn Thị Thanh Mai do nhà xuất bản Chính trị Quốc gia ấn hành. Tác phẩm
là những tập hợp những bài viết đề cập đến hai nội dung chính: Một là,
những tư tưởng, đạo đức và sự nghiệp của Hồ Chí Minh trong hành trình
đấu tranh thực hiện khát vọng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải
phóng con người; Hai là, sự nghiệp của Nhà văn hóa kiệt xuất Hồ Chí Minh.
Nhìn chung, nhóm cơng trình nghiên cứu về nguồn gốc và quá trình
hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh đã chỉ rõ những tiền đề lý luận, tiền đề
thực tiễn, những yếu tố khách quan và chủ quản tác động đến sự hình
thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng Hồ Chí
Minh về đạo đức nói riêng.
Thứ hai, các cơng trình nghiên cứu về nội dung tư tưởng Hồ Chí
Minh về đạo đức cách mạng
Cơng trình

ồ Chí Minh tồn t p (2000) do nhà xuất bản Chính trị

Quốc gia ấn hành 12 tập . Tác phẩm là một hệ thống những quan điểm tồn
diện và sâu sắc của Hồ Chí Minh về nhiều vấn đề, nhiều lĩnh vực, trong đó
có tư tưởng về đạo đức cách mạng. Xuyên suốt tác phẩm là những nội dung


5

cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa
xã hội, giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội để tiến tới giải phóng triệt để

con người. Độc lập - Tự do - Hạnh phúc là con đường phát triển, là mục
tiêu, là bước đi của cách mạng Việt Nam, là triết lý phát triển Việt Nam
trong thời đại mới. Để thực hiện được mục tiêu đó, Hồ Chí Minh nhấn mạnh
đến vấn đề con người và đạo đức cách mạng của mỗi người có vai trị quan
trọng để đưa cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi cuối cùng.
Tác phẩm
nh n

n iệt

ồ Ch t h,

nh t

ính y u

gi i

p

ng nh n và

m (1975) của Tổng bí thư Trường Chinh do nhà xuất bản

Sự thật, Hà Nội ấn hành. Tác phẩm đề cập đến những nội dung: Một là, tóm
tắt tiểu sử và sự nghiệp của Hồ Chí Minh; Hai là, đường lối cách mạng của
Hồ Chí Minh. Ba là, đạo đức và tác phong của Hồ Chí Minh.
Tác phẩm Bác Hồ sống mãi với chúng ta (hồi ký, 2005) do nhà xuất
bản Chính trị Quốc gia ấn hành (2 tập). Tác phẩm đề cấp đến các nội dung:
Một là, nêu rõ cuộc đời, sự nghiệp vĩ đại và công lao to lớn của Chủ tịch

Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới; Hai là,
nêu cao tư tưởng vĩ đại, đạo đức trong sáng, tác phong khiêm tốn, giản dị,
gần gũi, sâu sát cuộc sống của chủ tịch Hồ Chí Minh trong cơng tác và sinh
hoạt đời thường; Ba là, qua đó bài tỏ long biết ơn, tình cảm kính u vơ
hạn, thể hiện sự tơn kinh, quý trọng, cảm phục của đồng bào, chiến sĩ các
tầng lớp nhân, kiều bào Việt Nam ở nước ngoài và bạn bè quốc tế đối với
Bác Hồ.
Tác phẩm

t

ng

ồ Chí Minh v

ạo ứ (1996) do tác giả Thành

Duy làm chủ biên được nhà xuất bản Chính trị Quốc gia ấn hành. Tác
phẩm đã làm rõ những nội dung: Một là, những nguồn gốc và đặc điểm tư
tưởng đạo đức Hồ Chí Minh; Hai là, những cơ sở lý luận và nội dung của
tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây
dựng đất nước.


6

Tác phẩm

t


ng ồ Chí Minh v

ạo ứ cách mạng c

ng ời cán

bộ Qu n ội (2004) của tác giả Phạm Văn Nhuận do nhà xuất bản Quân đội
nhân dân ấn hành. Nội dung tác phẩm: Một là, những nội dung cơ bản của tư
tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng của người cán bộ quân đội; Hai
là yêu cầu và phương hướng nâng cao đạo đức cách mạng của người cán bộ
quân đội hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Tác phẩm Ch t h

ồ Chí Minh với v n

ạo ứ

á h mạng

(1986) do nhà xuất bản Thông tin lý luận, Hà Nội ấn hành. Tác phẩm là
tập hợp những tham luận của các nhà khoa học trong hội nghị khoa học
“Chủ tịch Hồ Chí Minh với vấn đề đạo đức cách mạng”. Các tham luận
trong tác phẩm tập trung vào: Một là, phân tích bản chất cách mạng, tính
giai cấp, tính chiến đấu của đạo đức Hồ Chí Minh, phân tích tính dân tộc,
tính nhân dân, tính thực tiễn sâu sắc của kiểu mẫu đạo đức Hồ Chí Minh,
đã lý giải một cách khoa học về đạo đức là gốc cách mạng và vai trò của
con người đạo đức trong sự nghiệp xây dựng đất nước; Hai là, phân tích
các mâu thuẫn về đạo đức trong chặng đường trước mứt của thời kì quá
độ ở nước ta, lý giải mối quan hệ giữa lao động và hưởng thụ, cá nhân và
xã hội, lý tưởng và hạnh phúc, lợi ích dân tốc và nghĩa vụ quốc tế; Ba là,

phân tích sự suy thối trong phẩm chất và đạo đức cách mạng của số cán
bộ của Đảng và Nhà nước đang cản trở bước phát triển đi lên của cách
mạng nước ta và phẫn nộ của đông đỏa quần chúng lao động; Bốn là,
phân tích về nội dung, phương thức, biện pháp giáo dục đạo đức trong
tình hình hiện nay.
Tác phẩm Th m nhuần t t

ng ạo ức Hồ Chí Minh (2007) của tác

giả Phạm Văn Khánh do nhà xuất bản Chính trị Quốc gia ấn hành. Tác phẩm
bao gồm những bài viết luận bàn một số vấn đề cụ thể về đạo đức cách
mạng mà Đảng và Nhà nước, mỗi cán bộ, đảng viên cần phải học tập nhằm
hiện thực hóa tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng và khát vọng


7

của Người về một đất nước trong tương lai có thể sánh vai với các quốc gia
khác trên thế giới.
Tác phẩm ăn hó

ạo ứ trong t t

ng Hồ Chí Minh (2017) của tác

giả Bùi Đình Phong do nhà xuất bản Công an nhân dân ấn hành. Tác phẩm đề
cập đến các nội dung: Một là, tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức; Hai là, một
số vấn đề thực tiễn về đạo đức, văn hóa dưới ánh sáng đại hội X của Đảng.
Các cơng trình này đã nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo
đức cách mạng đã làm sáng rõ những tư tưởng của Hồ Chí Minh về đạo đức

trong sáng, tác phong khiêm tốn, giản dị, gần gũi, sâu sát và những nguyên
tắc đạo đức cần thiết để thực hiện công việc cũng như trong cuộc sống sinh
hoạt hàng ngày.
Thứ 3, các cơng trình nghiên cứu về vận dụng tư tưởng Hồ Chí
Minh về đạo đức cách mạng vào giáo dục, bồi dưỡng đạo đức cách mạng
cho cán bộ nhân dân nói chung và đội ngũ cán bộ trẻ ở thành phố Hồ Chí
Minh nói riêng
Tác phẩm “
d ng c

t

ng Hồ Chí Minh v

ạo ức cách mạng và sự v n

Đảng t trong gi i oạn hiện n y” (2014) của tác giả Nguyễn Thị

Hoài Phương do nhà xuất bản Chính trị Quốc gia ấn hành. Tác phẩm đề cập
đến những nội dung: Một là, những quan điểm cơ bản của Chủ tịch Hồ Chí
Minh về đạo đức cách mạng; Hai là, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo
đức trong xây dựng Đảng.
Tác phẩm V n d ng t t
phong cách làm việc c a cán bộ

ng Hồ Chí Minh vào
nh ạo, quản lý

y ựng Đảng và


nhà n ớc ta hiện nay

(2010) của tác giả Nguyễn Thế Thắng do nhà xuất bản Chính trị Quốc gia ấn
hành. Tác phẩm đề cập đến nội dung: Một là, tư tưởng Hồ Chí Minh về
phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý; Hai là, vận dụng tư
tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo,
quản lý ở nước ta.


8

Tác phẩm Giá tr di sản Hồ Chí Minh trong thời ại ngày nay (2017)
của tác giả Bùi Đình Phong do nhà xuất bản Thanh niên ấn hành. Tác phẩm
khẳng định những giá trị to lớn của di sản Hồ Chí Minh trong thời đại ngày
nay về các phương diện: đạo đức cách mạng, văn hóa, giáo dục, về chủ
nghĩa xã hội trong thời đại ngày nay, về kinh tế, về quyền con người…
Tác phẩm Xây dựng ảng bộ thành phố Hồ Chí Minh trong ơ hế th
tr ờng theo

nh h ớng xã hội ch nghĩ (2002) của nhà xuất bản Thành

phố Hồ Chí Minh ấn hành. Tác phẩm đã đi vào phân tích các nội dung: Một
là, cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác xây dựng Đảng và kinh tế thị
trường xã hội chủ nghĩa; Hai là, thực trạng hơn 10 năm xây dựng đảng bộ
thành phố Hồ Chí Minh trong cơ chế thị trường; Ba là, những giải pháp về
xây dựng đảng bộ thành phố trong cơ chế thị trường theo định hướng xã hội
chủ nghĩa với những giải pháp cụ thể về chính trị tư tưởng, về tổ chức cán
bộ, về phương thức lãnh đạo của Đảng.
Tác phẩm V tác phẩm n ng
nghĩ


o ạo ức cách mạng, quét sạch ch

á nh n (2012) của nhà xuất bản Chính trị quốc gia ấn hành. Tác

phẩm là tập hợp nhiều cơng trình nghiên cứu của các nhà khoa học về tác
phẩm Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân của Hồ
Chí Minh nhằm làm rõ hơn vai trò quan trọng của đạo đức cách mạng. Đồng
thời cần tích cực đấu tranh, quét sạch chủ nghĩa cá nhân trong xây dựng
Đảng trong sạch, vững mạnh.
Tác phẩm

t

ng Hồ Chí Minh v xây dựng Đảng trong sạch, vững

mạnh (2005) của tác giả Phạm Ngọc Anh và Bùi Đình Phong do nhà xuất
bản Lý luận chính trị ấn hành. Tác phẩm đề cập các nội dung cơ bản của tư
tưởng Hồ Chí Minh: Một là, về vai trò lãnh đạo cách mạng của Đảng; Hai
là, về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; Ba là, về việc vận dụng tư
tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh vào công
cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng ở nước ta hiện nay.


9

Tác phẩm

t


ng nh n văn

ồ Chí Minh với việc giáo d

ội ngũ

cán bộ, ảng viên hiện nay (2009) của tác giả Hoàng Trang và Phạm Ngọc
Anh do nhà xuất bản Chính trị Quốc gia ấn hành. Tác phẩm đã cung cấp:
Một là, cơ sở hình thành chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh; Hai là, đặc
điểm và ví trí của tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh; Ba là, nội dung cơ bản
của tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh; Bốn là, vận dụng giáo dục đội ngũ
cán bộ, đảng viên theo tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh trong điều kiện
nước ta hiện nay.
Tác phẩm V n d ng t t

ng Hồ Chí Minh v v n

cán bộ và công

tác cán bộ trong sự nghiệp ổi mới hiện nay (1997) do nhà xuất bản Chính
trị Quốc gia ấn hành. Cuốn sách là tập hợp những nghiên cứu của các nhiều
tác giả. Tác phẩm đã đề cập đến các nội dung: Một là, cơ sở lý luận và thực
tiễn hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề cán bộ, tiêu chuẩn cán bộ,
công tác đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng và chính sách cán bộ; Hai là,
vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề cán bộ và công tác cán bộ vào
thực tiễn công cuộc đổi mới ở nước ta.
Trên phương diện lý luận, nhóm cơng trình này đã chỉ ra những nội dung
cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng và vận dụng nó vào
điều kiện ngày nay. Đồng thời, những cơng trình này cũng đã chỉ ra được
những biện pháp có tính phương pháp luận để bồi dưỡng, nâng cao đạo đức

cách mạng trong thời đại ngày nay.
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu ở trên đa phần nghiên cứu về
lý luận và đưa ra các biện pháp mang tính tổng qt, vĩ mơ tư tưởng Hồ
Chí Minh về đạo đức cách mạng. Khi xem xét các cơng trình nghiên cứu ở
trên, chưa có cơng trình nào nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức
cách mạng dưới góc độ triết học và vận dụng nhằm bồi dưỡng, nâng cao
đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ trẻ của thành phố Hồ Chí Minh
hiện nay. Do vậy, tác giả đã thực hiện luận văn này với nhiệm vụ hệ thống


10

hóa tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng và căn cứ vào những dữ
liệu thực tế về công tác đào tạo, bồi dưỡng đạo đức cho đội ngũ cán bộ trẻ
ở Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó đưa ra các giải pháp cụ thể để bồi
dưỡng, nâng cao đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ trẻ tại Thành phố
Hồ Chí Minh hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu của luận văn
Dưới góc độ triết học, luận văn làm rõ những nội dung cơ bản của tư
tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng. Đồng thời đề xuất phương
hướng và giải pháp để giáo dục đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ trẻ ở
Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Để đạt được mục đích đề ra, tác giả luận văn tập trung giải quyết
những nhiệm vụ sau đây:
hứ nh t, phân tích cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo
đức cách mạng.
Thứ hai, phân tích một cách có hệ thống những nội dung cơ bản trong
tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng.

Thứ ba, phân tích thực trạng việc giáo dục đạo đức cách mạng cho đội
ngũ cán bộ trẻ ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
Thứ t , đề ra phương hướng và giải pháp giáo dục đạo đức cách mạng
cho đội ngũ cán bộ trẻ ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
4. Phạm vi nghiên cứu của luận văn
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc
trên nhiều lĩnh vực. Trong phạm vi của luận văn, tác giả chỉ tập trung làm
sáng tỏ nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng, từ đó vận
dụng vào vấn đề giáo dục đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ trẻ ở
Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.


11

5. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
uận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Về các phương pháp cụ
thể, luận văn sử dụng các phương pháp như: phương pháp logic và lịch
sử; phương pháp so sánh; phương pháp phân tích và tổng hợp …
6. Ý nghĩa về mặt khoa học và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa khoa học của luận văn
uận văn góp phần làm rõ nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức
cách mạng trong thời đại ngày nay, khẳng định giá trị và ý nghĩa khoa học
của tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng. Trên cơ sở kết quả nghiên
cứu, đề tài góp phần luận giải tính tất yếu trong việc tu dưỡng, rèn luyện để
phát triển nhân cách, đạo đức của người cán bộ trẻ hiện nay.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể cung cấp những luận cứ khoa
học cho việc giáo dục đạo đức cho đội ngũ cán bộ trẻ ở Thành phố Hồ Chí
Minh hiện nay nhằm tổ chức thực hiện thắng lợi chủ trương, chính sách của

Đảng, pháp luật của Nhà nước ở Thành phố Hồ Chí Minh cũng như cả nước.
Bên cạnh đó, luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên
cứu, giảng dạy tư tưởng Hồ Chí Minh, cũng như sử dụng làm tài liệu tham
khảo cho tính hiệu quả của Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học
tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và các hoạt
động nhằm phát huy vai trò yếu tố con người, đặc biệt là nhằm nâng cao đạo
đức cách mạng của người cán bộ trẻ hiện nay ở nước ta.
7. Kết cấu cơ bản của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham
khảo, luận văn được kết cấu làm 2 chương, 4 tiết.


12

Chƣơng 1
TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG
1.1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC
CÁCH MẠNG

1.1.1. Điều kiện lịch sử, kinh tế, xã hội, văn hóa cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX với sự hình thành tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đạo đức
cách mạng
Thứ nhất, tình hình thế giới cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX với việc
hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng
Cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản phương Tây đang chuyển từ giai
đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn tư bản độc quyền. Các tổ chức độc
quyền sản xuất, nắm tiềm lực kinh tế và dần dần chi phối nền chính trị ở mỗi
nước. Sự xâm nhập của tư bản độc quyền ngân hàng đã gắn kết thành tư bản
tài chính. Do vậy, chủ nghĩa tư bản tăng cường bốc lột nhằm tạo ra giá trị
thặng dư lớn nhất, và thị trường ở các nước châu Âu chưa thỏa mãn tham
vọng của chúng. Để mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường thu nhiều lợi

nhuận, các nước tư bản mở rộng tốc độ gây chiến tranh để xâm chiếm thuộc
địa. Phần lớn các nước châu

, châu Phi, M

a tinh đã trở thành thuộc địa

và phụ thuộc của chúng. Nhân dân các nước thuộc địa bị chúng chà đạp lên
những giá trị văn hóa, tinh thần, tước đoạt quyền lợi kinh tế và địa vị xã hội
của họ. Sự phát triển lên chủ nghĩa đế quốc, thực dân làm cho mâu thuẫn
giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản trở nên mạnh mẽ và làm nãy sinh mâu
thuẩn giữa các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa thực dân, đế quốc. Mâu
thuẫn này đã trở thành một trong những mâu thuẫn cơ bản của thời đại đế
quốc chủ nghĩa.
Dưới áp bức của chủ nghĩa thực dân, đế quốc phong trào đấu tranh của
giai cấp giai cấp công nhân và nhân dân các nước thuộc địa ngày càng phát


13

triển mạnh. Nhất là phong trào đấu tranh ở các nước thuộc địa đã có sự thức
tỉnh về ý thức dân tộc và phong trào đấu tranh dân tộc để tự giải phóng khỏi
ách thực dân, lập lại các quốc gia dân tộc độc lập. Tuy vậy, các cuộc đấu
tranh chưa tìm ra lối thốt khi chưa có một hệ thống lý luận khoa học với tư
cách là vũ khí, tư tưởng của giai cấp cơng nhân. Trong hồn cảnh đó, chủ
nghĩa Mác ra đời được đánh dấu bằng tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng cộng
sản 1848 của Mác – Ănghen. Chủ nghĩa Mác với tun ngơn, sứ mệnh của
mình là ngọn cờ lý luận của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên
toàn thế giới đấu tranh chống lại giai cấp tư sản và chủ nghĩa tư bản.
Đến đầu thế kỷ XX, trên bình diện thế giới, sự thức tỉnh của các dân

tộc châu Á cùng với phong trào dân chủ tư sản ở Đông Âu bắt đầu từ cách
mạng 1905 ở Nga đã tạo thành một cao trào cách mạng của các dân tộc
phương Đông. Hàng trăm triệu người hướng về một cuộc sống mới với ánh
sáng tự do.
Năm 1917, Cách mạng Tháng Mười Nga thành cơng. Đối với nước
Nga, đó là cuộc cách mạng vơ sản, nhưng đối với các dân tộc thuộc địa
trong đế quốc Nga thì đó cịn là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, bởi
vì trước cách mạng “nước Nga là nhà tù của các dân tộc”. Cuộc cách mạng
vô sản ở nước Nga thành công và sự ra đời của iên bang Cộng hồ xã hội
chủ nghĩa Xơ viết 1922 đã nêu tấm gương sáng về sự giải phóng dân tộc bị
áp bức đã “mở ra trước mắt họ thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại
giải phóng dân tộc” [63, tr. 562]. Nó làm cho phong trào cách mạng vô sản ở
các nước tư bản chủ nghĩa phương Tây và phong trào giải phóng dân tộc ở
các nước thuộc địa phương Đơng có quan hệ mật thiết với nhau trong cuộc
đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc.
Tháng 3-1919, Quốc tế Cộng sản được thành lập Quốc tế III . Tại Đại
hội II của Quốc tế Cộng sản 1920 , Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương
về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I. ênin được công bố. uận


14

cương nổi tiếng này đã chỉ ra phương hướng đấu tranh giải phóng các dân
tộc bị áp bức. Với thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga và sự ra đời
của Quốc tế Cộng sản, nhiều đảng cộng sản trên thế giới đã được thành lập.
Tình hình thế giới nhiều biến động đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến Việt
Nam và sự nghiệp tìm đường cứu nước của Hồ Chí Minh.
Thứ hai, tình hình trong nước cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX với
việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng
Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta. Triều đình nhà

Nguyễn nhu nhược đầu hàng và làm tay sai cho thực dân Pháp thông qua
hiệp ước đầu hàng, thừa nhận nền bảo hộ của thực dân Pháp trên toàn cõi
Việt Nam. Nước ta từ một nước phong kiến độc lập thành nước thuộc địa
nửa phong kiến. Khi thực dân Pháp thực hiện quyền cai trị, chúng đã thực
hiện nhiều chính sách để bốc lột, vơ vét về kinh tế, đàn áp về chính trị, nơ
dịch về văn hóa làm cho nước ta vốn đã nghèo nay càng thêm bần cùng.
Về kinh tế, nhằm tăng cường vơ vét thuộc địa, thực dân Pháp đã tiến
hành hai cuộc khai thác thuộc địa Đông Dương lần thứ nhất (1897 - 1914);
khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 - 1929 , trong đó lấy Việt Nam là trọng
điểm. Chúng cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền, xây dựng một số xi
nghiệp nhà máy chế biến, mở đường giao thông, bến cảng nhằm thuận tiện
trong việc vận chuyển hàng hóa. Tư bản Pháp bỏ vốn nhiều nhất vào nông
nghiệp và ngành khai mỏ để thu lợi nhuận nhiều và nhanh. Ngân hàng Đông
Dương của Pháp độc quyền tài chính, đặt ra hàng trăm thứ thuế, tàn ác nhất
là thuế thân; thi hành rộng rãi chính sách cho vay nặng lãi. Kết quả là nền
kinh tế nước ta có sự phát triển mức độ nào đó theo hướng tư bản chủ nghĩa
nhưng là nền kinh tế thuộc địa, mất cân đối, phụ thuộc vào Pháp. Đời sống
nhân dân ngày càng cơ cực, lầm than.
Về chính trị, thực dân Pháp thi hành chính sách cai trị trực tiếp ở
Đông Dương. Chúng dùng bộ máy quân sự, cảnh sát, nhà tù thủ tiêu mọi


15

quyền dân chủ, đàn áp, khủng bố mọi sự chống đối; dùng chính sách “chia
để trị”, chia nước ta thành ba kỳ với ba chế độ thống trị khác nhau. Thực
dân Pháp duy trì triều đình phong kiến nhà Nguyễn và giai cấp địa chủ làm
công cụ tay sai để áp bức về chính trị và bóc lột kinh tế. Nhân dân ta mất
nước trở thành nô lệ, bị đàn áp, bóc lột, cuộc sống vơ cùng khổ cực.
Về văn hóa, thực dân Pháp thực hiện chính sách nơ dịch văn hoá; xoá

bỏ hệ thống giáo dục phong kiến, thay bằng chế độ giáo dục thực dân hạn
chế. Pháp mở nhà tù, trại giam nhiều hơn trường học; khuyến khích các hoạt
động mê tín, các tệ nạn cờ bạc, rượu chè, hạn chế xuất bản sách báo, gây
tâm lý tự ti dân tộc. Kết quả là hơn 90% nhân dân ta bị mù chữ, bị bưng bít
mọi thơng tin tiến bộ từ bên ngoài. Đời sống của nhân dân ta khơng chỉ bị
đàn áp về chính trị, bốc lột về kinh tế mà cịn bị nơ dịch về văn hóa.
Dưới sự bốc lột của thực dân, phong kiến xã hội Việt Nam cuối thế kỷ
XIX đầu thế kỷ XX đã xuất hiện những giai cấp mới như tư sản, tiểu tư sản,
công nhân bên cạnh giai cấp địa chủ, nông dân đã tồn tại trước đó. Xã hội
Việt Nam nổi lên hai mâu thuẩn: một là, mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc
Việt Nam với thực dân Pháp. Hai là, mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam, đa
số là nông dân với địa chủ phong kiến.
Trong cảnh nước mất nhà tan, các phong trào đấu tranh của nhân dân ta
diễn ra mạnh mẽ tiêu biểu nhất là phong trào Cần Vương với nhiều cuộc khởi
nghĩa vũ trang. Nhân dân ta kẻ trước ngã, người sau đứng dậy, mưu cầu giải
phóng song chưa có đường lối đúng nên cách mạng chưa thành công. Phan
Bội Châu chủ trương cầu ngoại viện, dùng bạo lực để khôi phục độc lập
không thành. Phan Chu Trinh muốn “ỷ Pháp cầu tiến bộ” khai thông dân trí,
nâng cao dân khí để tính chuyện giải phóng lại cũng khơng thành. Người anh
hùng n Thế – Hồng Hoa Thám nổi dậy, dũng cảm trong đấu tranh chống
Pháp, song “cịn nặng cốt cách phong kiến”, chưa có phương hướng chính
xác, chưa có lối thốt rõ ràng. Con đường cứu nước lâm vào tình thế bế tắc.


16

Chính lúc đó, Nguyễn Ái Quốc đã xuất hiện. Vượt lên những hạn chế
của các nhà yêu nước đương thời, Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác –
ênin, tư tưởng tiên tiến nhất của thời đại. Con đường cứu nước đúng đắn
đã được tìm thấy, Hồ Chí Minh khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóng

dân tộc khơng có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản” [56,
tr.9]. Được tư tưởng Hồ Chí Minh soi sáng, những người con ưu tú của đất
Việt tích cực học tập lý tưởng, đường lối, tinh thần cách mạng, kinh nghiệm
và trau dồi cả đức lẫn tài để lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Những con
người ưu tú là những người tiên phong trong việc thành lập Đảng Cộng sản
Việt Nam. Trong hoàn cảnh nước mất nhà tan, các chiến sĩ cộng sản phải
vượt qua nhiều cam go thử thách cả vể thể xác và tinh thần để chiến đấu vì
sự nghiệp cách mạng của dân tộc, vì độc lập của nhân dân. Dưới sự lãnh đạo
của Đảng Cộng sản Việt Nam với những chiến sĩ cách mạng ưu tú thấm
nhuần tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh cách mạng Việt Nam có đường
lối lãnh đạo rõ ràng và đã đem đến những thành công trong sự nghiệp cách
mạng của dân tộc.
1.1.2. Giá trị văn hóa – đạo đức truyền thống Việt Nam và nhân
loại với sự hình thành tƣ tƣởng đạo đức cách mạng của Hồ Chí Minh
Thứ nhất, giá trị văn hóa và đạo đức truyền thống Việt Nam với việc
hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng
Một là, chủ nghĩa yêu nƣớc Việt Nam với việc hình thành tƣ tƣởng
Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng
Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam được hun đúc nên bởi lịch sử ngàn năm
đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Tinh thần yêu nước đã trở
thành đạo lý, triết lý sống, niềm tự hào của con người Việt Nam. Mỗi người
dân Việt Nam ln gắn mình với vận mệnh của Tổ quốc, của dân tộc thì chủ
nghĩa yêu nước ấy lại tăng sức mạnh của bản thân, biến thành một sức mạnh
thúc đẩy mình vượt qua mọi khó khăn, nguy hiểm, mọi thử thách gian nan.


17

Chính từ hoạt động thực tiễn, Hồ Chí Minh đã đúc kết chân lý ấy: “Dân ta
có một lịng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ

xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sơi nổi, nó kết
thành một làn sóng vơ cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm,
khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước” [61, tr.171].
òng yêu nước và chủ nghĩa yêu nước ở Việt Nam hình thành từ rất
sớm, ngay từ buổi đầu dựng nước: từ An Dương Vương chế nỏ thần để giữ
nước, Thánh Gióng nhổ tre để đánh giặc, đến bà Trưng, bà Triệu ra tay khôi
phục giang san, đến những anh hùng dân tộc như ê ợi, Quang Trung…
làm nên những trang lịch sử vẻ vang của dân tộc. Tất cả đã trở thành cái vốn
có, ăn sâu vào máu thịt của mọi người dân Việt Nam, bất kể là già hay trẻ,
trai hay gái. Trải qua một quá trình lâu dài chống giặc ngoại xâm, giữ nước,
truyền thống yêu nước lại càng được bồi đắp phong phú hơn, ngày càng phát
triển hơn. Lịch sử dựng nước và giữ nước đã khẳng định chủ nghĩa yêu nước
Việt Nam đã giúp dân tộc ta chiến thắng bao kẻ thù xâm lược, giữ vững chủ
quyền quốc gia, độc lập dân tộc. Là một quốc gia đất không rộng, người
không đông nhưng với tinh thần yêu nước quật cường, ý chí chiến đấu kiên
trung đã giúp dân tộc ta làm nên sức mạnh hào hùng, khẳng định vị thế của
nước ta trong bối cảnh thời đại.
Chính sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam trở thành động lực
tư tưởng, tình cảm chi phối mọi suy nghĩ, hành động trong suốt cuộc đời Hồ
Chí Minh, là cơ sở dẫn Người đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, tiếp thu lý
luận cách mạng và khoa học đó, để thực hiện sự nghiệp giải phóng dân tộc,
hoài bão của các thế hệ cách mạng Việt Nam. Người nói: “ úc đầu, chính là
chủ nghĩa u nước, chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi tin theo
Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba” [65, tr.128]… Sức mạnh của chủ nghĩa yêu
nước mang tính cộng đồng ấy, đã tạo nên nội lực của bản thân Nguyễn Ái
Quốc để Người có thể vượt lên mọi khó khăn, thử thách, vươn lên hoàn


18


thành sứ mệnh mà lịch sử giao phó. Từ anh phụ bếp Văn Ba trên chiếc tàu
lênh đênh trên biển khơi sang Pháp… rồi anh Ba quét tuyết ở uân Đôn, từ
á sang Âu, từ Phi sang M ; rồi Nguyễn Ái Quốc vào Đảng xã hội Pháp, làm
báo Le Paria; rồi sang Đức sang Nga; rồi qua Trung Quốc.., lăn lội, bôn ba
nơi hải ngoại; đấu tranh, lao động và học tập; vào tù ra tội khơng sờn lịng…
Khi Hồ Chí Minh tìm được con đường cứu nước đúng đắn thì chủ nghĩa yêu
nước Việt Nam lại được nâng lên một tầm cao mới: giải phóng dân tộc, giải
phóng xã hội, giải phóng con người.
Hai là, đạo đức làm ngƣời với việc hình thành tƣ tƣởng Hồ Chí
Minh về đạo đức cách mạng
Bên cạnh chủ nghĩa yêu nước, nhiều giá trị truyền thống đạo đức của
dân tộc Việt Nam đã ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành tư tưởng đạo đức
Hồ Chí Minh mà cốt lõi là đạo đức làm người. Đây là giá trị đạo đức nhân
văn sâu sắc được sinh dưỡng trong chính đau thương, mất mát qua các cuộc
đấu tranh bảo vệ Tổ quốc và cuộc sống lam lũ hàng ngày từ nền sản xuất
nông nghiệp trồng lúa nước của dân tộc Việt Nam. Đạo đức làm người xuất
phát từ tình yêu đối với gia đình, làng xóm và rộng ra là tình u đối với q
hương đất nước. Trong gia đình đó là tình cảm đối với đấng sinh thành “Công
cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”, tình anh em
“như thể tay chân”, tình nghĩa vợ chồng “đầu gối, tay ấp”; rộng hơn là tình
làng xóm láng giềng và bao trùm hơn cả là tình yêu thương đồng loại “Nhiễu
điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng”…
ịng u thương và sống có nghĩa tình cịn được biểu hiện trong sự
tương trợ, giúp đỡ nhau; sự khoan dung, vị tha dành cho cả những người đã
từng lầm đường lạc lối biết lấy công chuộc tội “Đánh kẻ chạy không đánh
người chạy lại”. Không chỉ biểu hiện trong đời sống hàng ngày, tình yêu
thương, sự khoan dung, độ lượng với con người của dân tộc Việt Nam còn
được nâng lên thành những chuẩn mực, nguyên tắc trong các bộ luật của



19

Nhà nước; đồng thời là cơ sở của tinh thần u chuộng hồ bình và tình hữu
nghị với các dân tộc trên thế giới. Trong lịch sử, nhân dân ta ln đề cao và
coi trọng việc giữ tình hồ hiếu với các nước, tận dụng mọi cơ hội có thể để
giải quyết hồ bình các xung đột, cho dù ngun nhân từ phía kẻ thù... Ngày
nay, truyền thống nhân nghĩa tiếp tục được khẳng định và củng cố khi Đảng,
Nhà nước và nhân dân ta thực hiện đường lối nhất quán đường lối đối ngoại
“Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn
đấu vì hồ bình, độc lập và phát triển” [29, tr.9].
Ba là, truyền thống đoàn kết, tƣơng thân tƣơng ái với việc hình
thành tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng
Truyền thống tương thân tương ái, yêu nước thương nòi, thương yêu,
đùm bọc lẫn nhau của người dân lao động. Truyền thống đó là những giá trị
đạo đức xuất hiện từ rất sớm trong những câu chuyện cổ tích, ca dao, tục ngữ
như “bầu ơi thương lấy bí cùng”, “lá lành đùm lá rách”, “nhiễu điều phủ lấy
giá gương”, “thương người như thể thương thân”, “một con ngựa đau cả tàu
bỏ cỏ”... Có lẽ vì được tiếp xúc từ rất sớm như vậy mà những tư tưởng đạo
đức này ăn sâu vào trong máu thịt của người Việt Nam, trong tiềm thức của
mỗi con người nước Việt và trải dài trong suốt chiều dài lịch sử của đất nước.
Ý thức đầu tiên về sự cố kết cộng đồng của người Việt Nam đã được
dân gian thần thánh hóa bằng thiên truyền thuyết đẹp với hình ảnh “bọc trăm
trứng” để lý giải cùng chung nguồn cội con Rồng cháu Tiên. Trải qua thực
tiễn trong cuộc sống lao động cũng như chiến đấu, tinh thần đoàn kết dân
tộc bền chặt càng được đề cao và đã trở thành một triết lý nhân sinh sâu sắc
“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết/ Thành công, thành công, đại thành công”.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, tinh thần đoàn kết dân tộc càng có ý nghĩa
hơn đối với sự nghiệp đổi mới đất nước, do đó tư tưởng chỉ đạo chiến lược
xuyên suốt của cách mạng Việt Nam luôn được Đảng ta nhấn mạnh “Kết
hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức



×