Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

c©u 1 10 ®ióm đề thi tuyển sinh vào lớp 10 thpt chuyên năm học 2009 2010 môn chuyên sinh học thời gian làm bài 150 phút không kể thời gian giao đề đề này có 01 trang câu 1 1 điểm vì sao adn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.6 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN </b>


<b>Năm học 2009-2010</b> MÔN


CHUYÊN: <b>SINH HỌC</b>


<i> Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề )</i>


<i> (Đề này có 01 trang)</i>
Câu 1: (1 điểm). Vì sao ADN rất đa dạng nhưng lại rất đặc thù?


Câu 2: (1,5 điểm). Phân tử ADN tự nhân đôi theo những nguyên tắc nào?


Câu 3: (1,5 điểm). Một bé trai cổ rụt, má phệ, miệng hơi há, lưỡi hơi thè ra, cơ thể phát
triển chậm, si đần...Người mẹ đưa con tới bệnh viện nhờ bác sĩ khám và điều trị.
Bác sĩ cho làm tiêu bản nhiễm sắc thể tế bào và nhận được kết quả: Cậu bé có
2n = 47, cặp nhiễm sắc thể số 21 có 3 chiếc.


Hãy cho biết cậu bé đã mắc bệnh gì? giải thích ngun nhân sinh ra bệnh và
phương hướng điều trị.


Câu 4: (1 điểm). Ưu thế lai là gì? Tại sao khơng dùng cơ thể lai F1 để nhân giống? Ở
thực vật muốn duy trì ưu thế lai thì phải dùng biện pháp gì?


Câu 5: (1 điểm). Giả sử trong một quần xã sinh vật có các quần thể sinh vật sau: Cỏ, thỏ,
dê, chim ăn sâu, sâu ăn cỏ, hổ, vi sinh vật, mèo rừng.


Hãy xây dựng các chuỗi thức ăn có thể có, từ đó vẽ sơ đồ lưới thức ăn của quần
xã sinh vật nêu trên.


Câu 6: (2 điểm). Ở chuột, hai cặp tính trạng về màu thân và hình dạng lơng do hai cặp


gen nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể thường khác nhau quy định.


a) Cho giao phối giữa chuột thuần chủng thân xám lông xù với chuột thuần
chủng thân đen lông thẳng thu được F1 đồng loạt thân xám lông xù. Giải thích
kết quả và lập sơ đồ lai.


b) Trong một phép lai khác, người ta cho giao phối giữa hai chuột P và thống
kê qua nhiều lứa đẻ, thu được ở con lai F1 có:


- 25% chuột thân xám lông xù. - 25% chuột thân xám lông thẳng.
- 25% chuột thân đen lông xù. - 25% chuột thân đen lông thẳng.
Biện luận để xác định kiểu gen, kiểu hình của hai chuột P và lập sơ đồ lai.


Câu 7: (2,0 điểm) Gen <b>D </b>có 186 Nuclêơtit loại Guanin và có 1068 liên kết Hiđrơ. Gen
đột biến <b>d </b>hơn gen <b>D </b>một liên kết Hiđrô, nhưng chiều dài của hai gen bằng nhau.
a) Đây là dạng đột biến nào và liên quan đến bao nhiêu cặp Nuclêôtit ?


b) Xác định số lượng từng loại Nuclêôtit trong gen <b>D </b>và gen <b>d </b>?


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>HƯỚNG DẪN CHẤM ĐÊ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 1O THPT CHUYÊN</b>


<b> </b> <b> NĂM HỌC 2009-2010 </b>


MÔN CHUYÊN: SINH HỌC


<i>Thời gian làm bài: 150 phút ( không kể thời gian giao đề )</i>


<b>Câu</b> <b>Nội dung</b> <b>Điểm</b>


Câu 1


1 điểm


Câu 2
1,5điểm


Câu 3
1,5 điểm


Câu 4
1,0 điểm


Câu 5
1,0 điểm


- ADN có tính đa dạng vì ADN có cấu tạo theo nguyên tắc đa
phân với đơn phân là 4 loại nuclêôtit (A,T,G,X). bốn loại nu này
sắp xếp theo nhiều cách khác nhau tạo ra vô số loại phân tử
ADNkhác nhau


- Tính đặc thù: ADN của mỗi loài được đặc thù bởi thành phần,
số lượng và trình tự sắp xếp của các nuclêơtit.


ADN nhân đôi theo các nguyên tắc:


- Nguyên tắc khuôn mẫu: ADN có mạch mới được tổng hợp dữa
trên mạch khn của ADN mẹ.


- Nguyên tắc bổ sung: Các nu tự do trong môi trường nội bào
liên kết với các nu của mạch khn ADN mẹ theo ngun tắc:
một bazơnitric có kích thước lớn liên kết với 1 bazơnitric có kích


thước bé ( A với T, G với X).


- Nguyên tắc giữ lại một nửa: (Bán bảo toàn - tồn): trong mỗi
phân tử ADN mới, có 1 mạch là mạch cũ của ADN mẹ, còn một
mạch mới được tổng hợp từ nguyên liệu môi trường.


a) - Cậu bé đã mắc bệnh Đao


- Nguyên nhân: Do trong quá trình phát sinh giao tử, ở bố hay mẹ
thường ở mẹ) của cậu bé có cặp NST tương đồng số 21 khơng phân li
nên đã tạo ra loại giao tử mang 2 NST số 21 (n + 1).


Giao tử này thụ tinh với giao tử bình thường (n) tạo nên hợp tử có 3
NST số 21, hợp tử này phát triển thành người bị bệnh Đao.


( 2n +1)


- Phương hướng điều trị : Đây là một bệnh di truyền mà y học hiện
nay chưa có biện pháp chữa trị.


- Ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai F1 khoẻ hơn, sinh trưởng
nhanh, phát triển mạnh, chống chịu tốt, các tính trạng hình thái
và năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội
hơn cả hai dạng bố mẹ.


- Người ta không dùng cơ thể lai F1 làm giống vì nếu làm giống
thì đời sau, qua phân ly, sẽ xuất hiện các kiểu gen đồng hợp về
các gen lặn có hại dẫn đến ưu thế lai giảm.


- Muốn duy trì ưu thế lai phải dùng biện pháp nhân giống vơ tính


(giâm, chiết, ghép...).


<b> </b>


a) - Các chuỗi thức ăn có thể có:


1. Cỏ Thỏ Vi sinh vật


2. Cỏ Thỏ Hổ Vi sinh vật
3. Cỏ Dê Vi sinh vật


4. Cỏ Dê Hổ Vi sinh vật
5. Cỏ Thỏ Mèo rừng Vi sinh vật
6. Cỏ Sâu ăn cỏ Vi sinh vật


<b>0,5 điểm</b>


<b>0,5 điểm</b>


<b>0,5 điểm</b>


<b>0,5 điểm</b>


<b>0,5 điểm</b>


<b>0, 5 điểm</b>
<b>0, 5 điểm</b>


<b>0,25 điểm</b>



<b>0,25 điểm</b>


<b>0,5 điểm</b>


<b>0,25 điểm</b>
<b>0,25 điểm</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Câu 6
2,0 điểm


Câu 7
2,0 điểm


7. Cỏ Sâu ăn cỏ Chim ăn sâu Vi sinh vật
- Lưới thức ăn:


Dê Hổ


Cỏ Thỏ Mèo rừng Vi sinh vật
Sâu ăn cỏ Chim ăn sâu


<b>a</b>) Gi ả i thích và s ơ đồ l ai :


- P : Xám xù (TC) x Đen thẳng (TC) F1 : đồng
loạt Xám xù. Suy ra:


+ P phải thuần chủng, Xám xù là trội hoàn toàn so với đen
thẳng là lặn.


+ quy định gen: Xám : A ; đen : a ; Xù : B ; thẳng : b.


- P : Xám xù (TC) x Đen thẳng (TC)


AABB aabb


GP : AB ab


F1 : 100% AaBb ( 100% Xám xù)
b) Phép lai khác:


Phân tích từng cặp tính trạng ở con lai F1, ta có:


- Về màu thân: Xám / đen = 1 : 1 là tỷ lệ của lai phân tích.
Suy ra:


P : Aa x aa


- Về hình dạng lơng: Xù / thẳng = 1 : 1 là tỷ lệ của phép
lai phân tích. Suy ra:


P : Bb x bb


- Trường hợp 1: P : AaBb x aabb
GP: AB, Ab, aB, ab ab
F1 : Cho kết quả đúng


- Trường hợp 2: P : Aabb x aaBb
Gp: Ab, ab aB, ab
F1 : Cho kết quả đúng


Do gen đột biến <b>d </b>có chiều dài bằng gen bình thường <b>D ,</b> nhưng


gen <b>d </b>nhiều hơn gen <b>D : 1 </b>liên kết H. Vậy đây là đột biến thay
thế 1 cặp Nuclêôtit.


Cụ thể : Cặp <b>A - T </b> của gen <b>D </b>đã bị thay thế bởi cặp <b>G - X </b>


của gen đột biến<b> d. </b>


a) Số lượng từng loại Nu của gen bình thường <b> D </b>là :
Ta có : 2 A + 3 G = 1068


Thay G = 186 == > 2 A + 3 .186 = 1068
Vậy : A = T = 255 Nu


G = X = 186 Nu


* Số lượng từng loại Nu của gen đột biến <b>d </b>là :
A = T = 255 - 1 = 254 Nu


G = X = 186 + 1 = 187 Nu


<b>0,25 điểm</b>


<b>0, 5 điểm</b>


<b>0, 5 điểm</b>


<b>0,25 điểm</b>


<b>0,25 điểm</b>



<b>0,25 điểm</b>


<b>0,25 điểm</b>


<b>0,5 điểm</b>
<b>0,5 điểm</b>


<b>0,25 điểm</b>
<b>0,25 điểm</b>
<b>0,25 điểm</b>


</div>

<!--links-->

×