Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

de kiem tra tieng Viettiet 74

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.07 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<i><b>Giáo án môn Ngữ Văn</b></i>


Tiết: 74 KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
Ngày soạn:


Ngày dạy:
A. MỤC TIÊU:


1.Kiến thức: Kiểm tra nhận thức của HS về kiến thức Tiếng Việt lớp 9 đã học ở HKI;
kiến thức phần từ vựng đã tổng kết.


2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng dùng từ chính xác trong khi làm bài.


3. Thái độ: Giáo dục HS ý thức nghiêm túc và tự giác trong khi làm bài.
B. PHƯƠNG PHÁP: Trắc nghiệm và tự luận.


C. CHUẨN BỊ:


1. Giáo viên: Ra đề, đáp án, biểu điểm.
2. Học sinh: Ôn tập kĩ, giấy, bút.


D. TIẾN TRÌNH:
I. Ổn định:


II. Bài cũ: Không
III. Bài mới:


Ma trận đề kiểm tra tiếng Việt:
Mức độ


Nội dung



Nhận
biết


Thông hiểu Vận dụng
Tổng số
TN TL TN TL Cao Thấp


Các PC hội thoại c.1
(0,25)


c.2
(0,25)


2 câu
(0,5)
Từ láy; Từ đồng âm;


Từ tượng hình


c.3
(0,25)


c.7
(0,25)
c.8
(0,25)


3 câu
(0,75)


Thành ngữ, Từ trái


nghĩa


c.6
(0,25)


1 câu
(0,25)


Các phép tu từ c.4


(0,25)
c.5
(0,25)


c.2


(4,0)


3 câu
(4,5)


Trường từ vựng c.1


(4,0)


1 câu
(4,0)
PHẦN I:<b> TRẮC NGHIỆM ( </b><i>2 điểm </i>)



 <i>Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất.</i>


<b>Câu 1: Yêu cầu “ khi giao tiếp cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch, tránh cách </b>
<i><b>nói mơ hồ” thuộc về phương châm hội thoại nào?</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<i><b>Giáo án môn Ngữ Văn</b></i>


A.Phương châm lịch sự B. Phương châm về chất.
C. Phương châm quan hệ D. Phương châm cách thức.
<b>Câu 2: Điền từ thích hợp vào chỗ trống:</b>


- Nói chen vào chuyện của người trên khi khơng được hỏi đến là...
A. Nói móc B. Nói mát C. Nói leo D. Nói hớt.


<b>Câu 3 : Từ nào trong các từ sau đây là từ láy:</b>


A. Róc rách B. Rơi rụng C. Xuân xanh D Thử thách.


<b>Câu 4: Câu thơ: “ Mặt trời xuống biển như hòn lửa” đã sử dụng biện pháp tu từ gì?</b>
A. Nhân hóa B. So sánh C. Ẩn dụ D. Nói quá.


<b>Câu 5: Trong câu thơ: “Chỉ cần trong xe có một trái tim ”. Từ “trái tim” được dùng </b>
với phương thức chuyển nghĩa nào?


A. Ẩn dụ B. Hoán dụ C. So sánh D. Nhân hóa.


<b>Câu 6: Cho biết trong các thành ngữ sau, thành ngữ nào có sử dụng cặp từ trái </b>
<b>nghĩa?</b>



A. Mèo mả gà đồng B. Sống chết tết giỗ
C. Nói băm nói bổ D. Mồm loa mép giải.


<b>Câu 7: Từ “ Đường” trong “ Đường ra trận mùa này đẹp lắm!” và “ Ngọt như </b>
<i><b>đường” nằm trong trường hợp nào?</b></i>


A. Từ đồng nghĩa B. Từ trái nghĩa C. Từ đồng âm D. Từ Hán Việt.
<b>Câu 8: Từ nào trong các từ sau khơng phải là từ tượng hình?</b>


A. Loắt choắt B. Nghênh nghênh C. Vật vờ D. Rì rầm.
<b>PHẦN II: TỰ LUẬN ( 8</b><i>điểm</i>)


<b>Câu 1: (4 điểm)Vận dụng kiến thức đã học về trường từ vựng để phân tích cái hay </b>
trong cách dùng từ ở bài thơ sau:


Áo đỏ em đi giữa phố đông
Cây xanh như cũng ánh theo hồng


Em đi lửa cháy trong bao mắt
Anh đứng thành tro, em biết không?


<b>Câu 2: (4 điểm) Vận dụng kiến thức về các phép tu từ từ vựng để phân tích nét </b>
nghệ thuật độc đáo trong đoạn văn sau:


<b>“Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại</b>
bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo
vệ con người.Tre anh hùng lao động! Tre anh hùng chiến đấu!”


<b> ( “Cây tre Việt Nam”- Thép Mới)</b>
<b>*ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM</b>



<b>I.Phần trắc nghiệm.(2 điểm)</b>


1D (0,25), 2C (0,25), 3 A (0,25), 4B (0,25) 5A (0,25), 6.B (0,25), 7.C (0,25),
8.D(0,25)


<b>II.Phần tự luận.(8 điểm)</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<i><b>Giáo án môn Ngữ Văn</b></i>
<b>Câu 1: (4 điểm):</b>


- Các từ: (áo) <i>đỏ</i>, (cây) <i>xanh</i>, (ánh) <i>hồng</i>; <i>ánh</i> (hồng), <i>lửa, cháy, tro</i> tạo thành hai
trường từ vựng: + trường từ vựng chỉ màu sắc: (áo) <i>đỏ</i>, (cây) <i>xanh</i>, (ánh) <i>hồng</i> và
trường từ vựng chỉ lửa và những sự vật, hiện tượng có quan hệ liên tưởng với lửa:


<i>lửa, cháy, tro</i>.


- Các từ thuộc hai trường từ vựng lại có quan hệ chặt chẽ với nhau. Màu áo đỏ
của cô gái thắp lên trong mắt chàng trai (và bao người khác) ngọn lửa. Ngọn lửa đó
lan toả trong con người anh làm anh say đắm, ngất ngây (đến mức có thể cháy thành
tro) và lan ra cả không gian, làm không gian cũng biến sắc (cây xanh cũng như ánh
theo hồng).


Nhờ nghệ thuật dùng từ như đã phân tích, bài thơ đã xây dựng được những hình
ảnh gây ấn tượng mạnh với người đọc, qua đó thể hiện độc đáo một tình yêu mãnh
liệt và cháy bỏng.


<b>Câu 2: (4 điểm)</b>


-Tác giả đã sử dụng phép điệp ngữ (tre, anh hùng, giữ) và phép nhân hóa (Tre xung


phong; Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa; Tre anh hùng; Tre hi
sinh để bảo vệ con người)


-Có tác dụng tạo nhịp điệu câu văn nhịp nhàng;


- Làm cho hình ảnh cây tre trở nên gần gũi, thân thương và sinh động hơn
-Gây ấn tượng mạnh cho người đọc


IV. Củngcố:


GV thu bài và nhận xét thái độ làm bài của HS
V. Dặn dò:


- Xem lại các kiến thức đã học để rút kinh nghiệm cho bài làm sau.
- Chuẩn bị: Kiểm tra thơ và truyện hiện đại.


+ Ôn tấp kĩ các tác phẩm thơ và truyện hiện đại (tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời
của tác phẩm, nội dung, ý nghĩa, tình huống, điểm nhìn, nhân vật...)


<b>E.Rút kinh nghiệm:</b>


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×