Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

SKKN đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá với việc rèn luyện năng lực tự tiếp nhận tác phẩm văn học của học sinh thcs

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (301.52 KB, 44 trang )

CHUYÊN ĐỀ:
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA
ĐÁNH GIÁ VỚI VIỆC RÈN LUYỆN NĂNG
LỰC TỰ TIẾP NHẬN TÁC PHẨM VĂN
HỌC CỦA HỌC SINH THCS.
PHẦN MỞ ĐẦU
Kiểm tra đánh giá trong môn Ngữ văn là hoạt
động giáo viên kiểm tra các năng lực của học
sinh. Bộ giáo dục và đào tạo đã đề xuất mục
tiêu và chuẩn chương trình giáo dục sau 2015
trong đó nêu ra các phẩm chất và năng lực các
bộ mơn, dựa trên cơ sở đó để đề xuất các năng
lực chuyên biệt. Dựa trên các năng lực cốt lõi đã
được Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất, dựa trên
quan niệm “năng lực phổ thông”, các năng lực
chuyên biệt cần được hình thành cho HS trong
dạy học mơn Ngữ văn ở trường phổ thông, gồm:
Đọc hiểu văn bản, tạo lập văn bản và năng lực
sử dụng Tiếng Việt. Trong đó năng lực Đọc –
Hiểu văn bản là năng lực quan trọng giáo viên
cần tổ chức cho học sinh rèn luyện trong q
trình học tập mơn Ngữ văn. Mục tiêu cuối cùng
là học sinh có được năng lực tự tiếp nhận văn
bản.
Chính vì thế việc kiểm tra đánh giá năng lực
tự tiếp nhận văn bản của học sinh là vô cùng
1


quan trọng. Kiểm tra đánh giá giúp giáo
viên xác định chính xác năng lực, mức


độ tiếp nhận trong q trình thực hiện
các hoạt động học tập của từng học
sinh. Từ đó giáo viên sẽ có biện pháp
phù hợp từng đối tượng học sinh
nhằm giúp các em phát huy tối đa
năng lực của mình. Chúng tơi đã tiến
hành nghiên cứu các tài liệu, tìm hiểu
đối tượng học sinh trong trường nơi
mà tơi cơng tác và nhận thấy nếu có
phương pháp kiểm tra đánh giá phù
hợp sẽ góp phần rất lớn trong việc rèn
luyện năng lực tự tiếp nhận văn bản
của học sinh, và hiệu quả dạy học sẽ
được nâng cao rõ rệt. Chính vì thế, tổ
văn chúng tơi mạnh dạn xây dựng
chuyên đề: “ Kiểm tra đánh giá với
việc rèn luyện năng lực tự tiếp nhận
tác phẩm văn học của học sinh
THCS”. Chúng tơi tin chun đề của
mình sẽ góp phần nhỏ trong việc đổi
mới phương pháp và nâng cao chất
lượng dạy học mà nền giáo dục nước
nhà đang triển khai.
PHẦN NỘI DUNG
2


A. Giới thiệu chung
Như chúng ta đã biết, kiểm tra,
đánh giá là một phần khơng thể thiếu

được của q trình dạy học. Mục tiêu
quan trọng hàng đầu của kiểm tra
đánh giá là vì sự tiến bộ của HS. Kiểm
tra đánh giá vì sự tiến bộ nghĩa là quá
trình kiểm tra đánh giá phải cung cấp
những thông tin phản hồi giúp HS biết
mình tiến bộ đến đâu, những mảng
kiến thức/kĩ năng nào có sự tiến bộ,
mảng kiến thức/kĩ năng nào cịn yếu
để điều chỉnh q trình dạy và học. Và
khi nói đến đánh giá là vì sự tiến bộ
của HS thì đánh giá phải làm sao để
HS không sợ hãi, không bị thương tổn
để thúc dẩy HS nỗ lực. Đánh giá vì sự
tiến bộ của HS cịn có nghĩa là sự
đánh giá phải diễn ra trong suốt quá
trình dạy học, giúp HS so sánh phát
hiện mình thay đổi thế nào trên con đường đạt
mục tiêu học tập của cá nhân đã đặt ra.
Đối với môn Ngữ văn, kiểm tra đánh giá có
vai trị to lớn trong việc rèn luyện các năng lực
cho học sinh. Ngữ văn là mơn học được tích
hợp từ ba phân môn là Văn, Tiếng Việt, Tập làm
văn (trước đó ba phân mơn này là ba mơn độc
3


lập, có SGK riêng) gồm hai phần ngữ và văn
gắn bó với nhau, bởi “ngơn ngữ là chất liệu làm
nên văn học và văn học chính là nghệ thuật của

ngơn ngữ”. Bởi thế việc rèn luyện năng lực tiếp
nhận tác phẩm văn học là nhiệm vụ trọng tâm
của giáo viên dạy mơn Ngữ văn. Giáo viên chỉ
có thể rèn luyện năng lực tự tiếp nhận tác phẩm
văn học của học sinh một các tốt nhất khi giáo
viên hiểu được từng em học sinh có năng lực
tiếp nhận ở đâu. Để làm được điều đó giáo viên
phải thực hiện kiểm tra đánh giá. Như vậy, kiểm
tra đánh giá có ý nghĩa to lớn trong việc rèn
luyện năng lực tự tiếp nhận tác phẩm của học
sinh.
Cần nhận thức rằng đánh giá là
một quá tŕnh học tập, đánh giá diễn
ra trong suốt quá trình dạy và học.
Khơng chỉ GV biết cách thức, các kĩ
thuật đánh giá HS mà quan trọng
không kém là HS phải học được cách
đánh giá của GV, phải biết đánh giá
lẫn nhau và biết tự đánh giá kết quả
học tập rèn luyện của chính mình. Có
như vậy, HS mới tự phản hồi với bản
thân xem kết quả học tập, rèn luyện
của mình đạt mức nào/đến đâu so với
yêu cầu, tốt hay chưa tốt như thế nào.
4


Với cách hiểu đánh giá ấy mới giúp
hình thành năng lực của HS, cái mà
chúng ta đang rất mong muốn. Đánh

giá phải lượng giá chính xác, khách
quan kết quả học tập, chỉ ra được HS
đạt được ở mức độ nào so với mục
tiêu, chuẩn đã đề ra. Sau khi HS kết
thúc một giai đoạn học thì tổ chức
đánh giá, để GV biết được những kiến
thức mình dạy, HS đã làm chủ được
kiến thức, kĩ năng ở phần nào và phần
nào còn hổng...
Thực tế là giáo viên chắc hẳn ai cũng ln
trăn trở, tìm tịi để phát huy tính tích cực, chủ
động sáng tạo của học sinh, vì đặc trưng của đổi
mới là lấy học sinh làm trung tâm. Nhưng do
trình độ của học sinh trong lớp, trong trường
không đồng đều nên việc đổi mới chưa đạt hiệu
quả cao như mong muốn.
Nhiều năm qua, việc dạy và học môn văn trong
trương phổ thông không đạt được yêu cầu chất
lượng và hiệu quả cần thiết của mơn học này.
Có nhiều ngun nhân dẫn đến tình trạng đó, cả
chủ quan và khách quan, xong nếu nhìn nhận về
phía người thầy thì có một nguyên nhân quan
trọng là hình thức kiểm tra chưa thật sự đánh
5


giá hết năng lực của học sinh trong quá trình
tiếp nhận tác phẩm văn học .
Lâu nay việc Kiểm tra đánh giá đối với
học sinh THCS còn nhiều bất cập. Hầu

hết các trường THCS vẫn chủ yếu dựa
vào kết quả của các bài kiểm tra 1
tiết, học kì, thi tuyển sinh vào 10…
vẫn phụ thuộc nhiều vào cách đánh
giá chủ quan và cảm tính của giáo
viên…
Nội dung kiểm tra vẫn thiên về học
thuộc lịng văn bản, ghi nhớ máy móc
một nội dung nào đó của văn bản,
kiểm tra trí nhớ là chính. Việc kiểm tra
đánh giá đó theo hướng cung cấp nội
dung nên kết quả là học sinh tập
trung học thuộc lòng hoặc sưu tầm
chép những bài văn mẫu.
Tuy nhiên khơng vì vậy mà giáo viên
lại nản lịng, trở lại những phương
pháp kiểm tra đánh giá lỗi thời. Tiếp
tục tìm tịi, đổi mới trong kiểm tra
đánh giá để khích lệ và rèn luyện cho
học sinh năng lực tiếp nhận tác phẩm
văn học là nhiệm vụ hàng đầu của
giáo viên dạy môn văn.
6


Để khắc phục tình trạng trên, tránh
sự khn mẫu và để phát huy tính tích
cực, chủ động, độc lập suy nghĩ của
học sinh thì việc làm cấp bách hiện
nay là phải đổi mới khâu ra đề, kiểm

tra đánh giá năng lực học của học
sinh.
Đánh giá theo yêu cầu phát triển
năng lực cần xác định được khả năng
vận dụng tổng hợp những gì đã học
của học sinh vào việc giải quyết
những tình huống mới.
Phương thức đánh giá khơng chú
trọng u cầu học thuộc, nhớ máy
móc, nói đúng và đầy đủ những điều
thầy, cô đã dạy… mà coi trọng ý kiến
và cách giải quyết vấn đề của mỗi cá
nhân người học; động viên những suy
nghĩ sáng tạo, mới mẻ, giàu ý nghĩa;
tôn trọng sự phản biện trái chiều,
khuyến khích những lập luận giàu sức
thuyết phục…
Muốn thế đề thi và đáp án cần theo
hướng mở; với những yêu cầu và mức
độ phù hợp với năng lực của học sinh,
phù hợp với nội dung, chương trình
giáo dục THCS.
7


Trong q trình trực tiếp giảng dạy
chúng tơi rút ra được một kinh nghiệm
nhỏ để nâng cao chất lượng dạy học,
đó là ln đổi mới kiểm tra, đánh giá
nhằm rèn luyện năng lực tự tiếp nhận

tác phẩm văn học cho học sinh .
B. Khảo sát thực tế:
Chúng tơi đã tìm hiểu thực trạng của đơn vị
mình cơng tác về vấn đề kiểm tra, đánh giá
trong dạy học môn Ngữ văn THCS. Kết quả
như sau:
*) Về học sinh
- 100% học sinh cảm thấy áp lực nặng nề
với các dạng đề kiểm tra đánh giá.
- Khi giáo viên kiểm tra bài cũ rất nhiều em
không trả lời câu hỏi được, không nắm được bài
học, hoặc nếu có trả lời được thì cũng trả lời sáo
rỗng, thiếu cảm nhận cá nhân.
- Nhiều em trả lời rất sợ khi mỗi lần có tiết
kiểm tra.
*) Về phía giáo viên:
- 100% giáo viên quan tâm và đánh giá cao
vai trò của vấn đề kiểm tra, đánh giá, xem đây
là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết
định chất lượng học tập của học sinh.

8


- C. “Kiểm tra đánh giá với việc rèn
luyện năng lực tự tiếp nhận tác phẩm văn
học của học sinh THCS”
I. Một số vấn đề chung về kiểm tra, đánh giá
với việc rèn luyện năng lực tự tiếp nhận tác
phẩm văn học.

1. Các yêu cầu cơ bản của Đọc hiểu văn bản:

Đọc hiểu văn bản chỉ hoạt động tiếp nhận văn bản của bạn đọc
là học sinh, trong môi trường lớp học, có hướng dẫn và có đánh giá. Có
thể mô tả yêu cầu cơ bản của đọc hiểu văn bản theo các cấp độ như
sau:

Cấp độ
1- Nhận
biết

2- Thông
hiểu

Mô tả vắn tắt
· Kể lại câu chuyện, nêu tên nhân
vật, tóm tắt cốt truyện;
· Thuộc lịng bài/ đoạn thơ, nhớ
chính xác từ ngữ,…
· Không nhầm lẫn tên tác giả, tên
tác phẩm, dân tộc, quốc gia, thời
đại,... (gắn với tác phẩm đó)
· Xác định đặc điểm thể loại, hình
thức bố cục, tình huống truyện, mơ
tả hoạt động, tính cách nhân vật; xác
định tư tưởng, phong cách nhà văn
(qua tác phẩm/ đoạn trích), giá trị
(hay đặc điểm) nội dung, nghệ thuật
tác phẩm…
· Xác định cảm xúc chủ đạo/ ý

chính của đoạn, nội dung chính của
bài thơ hoặc các bài kí; xác định đặc
9


điểm nghệ thuật, đặc trưng loại thể,
đặc điểm phong cách nhà văn,…
· Xác định hồn cảnh, tính cách
nhân vật và mâu thuẫn, xung đột
trong kịch; Phát hiện ý nghĩa của
xung đột.
· Vận dụng kiến thức, kĩ năng để
3- Thấp giải quyết các vấn đề bình thường
Vận
trong phạm vi học tập, nhà trường và
dụng
cuộc sống cá nhân..., với yêu cầu
sáng tạo bình thường.
· Vận dụng kiến thức, kĩ năng để
Cao giải quyết các vấn đề tương đói khó
trong phạm vi cuộc sống cá nhân, gia
đình và xã hội với yêu cầu sáng tạo
cao, có chủ kiến cá nhân
2. Các dạng bài tập kiểm tra, đánh giá với
việc rèn luyện năng lực tự tiếp nhận tác
phẩm văn học.
a. Kiến thức kiểm tra về thể loại – kiểu văn
bản
Dạy học văn theo đặc trưng thi pháp - thể loại là
một định hướng dạy học đúng đắn có tính

ngun tắc: ngun tắc tiếp nhận nghệ thuật.
Theo đó, HS sẽ được hướng dẫn nhũng cách
thức để giải mã, khám phasTPVH. Đặc trưng thi
10


pháp này do khung thể loại quy định. Giáo viên
dạy học theo đặc trưng thể loại, triển khai các
bài tập nhận thức và bài tập thực hành theo đặc
trưng thể loại, và vì vậy, việc ra đề kiểm tra kiến
thức về thể loại là khâu khơng thể thiếu trong
q trình hướng tới việc rèn luyện năng lực tự
tiếp nhận TPVH của HS THCS.
* Đề bài nhận dạng thể loại – Kiểu văn bản.
Sử dụng loại đề bài này để kiểm tra kiến thức
đơn giản nhất về thể loại.
Ví dụ:
- Truyện “Con Rồng cháu Tiên” thuộc thể
loại nào?
- Hãy sắp xếp các truyện sau vào các ô thể
loại hợp lý: Thánh Gióng, Sơn Tinh, Thủy
Tinh, Truyền thuyết Hồ Gươm, Thạch Sanh,
Sọ dừa, Em bé thông minh, Ếch ngồi đáy
giếng.
Với đề kiểm tra đánh giá này, GV nên sử dụng
vào hình thức kiểm tra miệng và hình thức kiểm
tra 15 phút
* Đề bài kiểm tra đặc điểm thể loại
Loại đề bài này so với loại đề bài nhận dạng
có khó hơn. Tuy nhiên mức độ khó cũng chỉ

mới dừng lại ở việc địi hỏi HS khả năng “
Nhớ lại những gì mà SGK hoặc GV đã cung
cấp, ít nhất là đã có sẵn trong phần chú thích
11


của sách giáo khoa. Từ việc buộc học sinh
phải “nhớ” lại các đặc điểm thể loại văn bản,
GV định hướng cho học sinh biết liên tưởng,
so sánh với các thể laoij khác (Trong chương
trình học).
Ví dụ:
- Hãy chỉ ra đặc điểm thể loại của truyện
“Ếch ngồi đáy giếng”
- Tại sao truyện “ Thạch Sanh”lại được xếp
vào loại truyện cổ tích?
- Tại sao truyện “ Sự tích hồ Gươm” lại được
xếp vào truyện truyền thuyết?
Với dạng đề này, GV có thể đưa vào kiểm tra
1 tiết.
* Đề bài yêu cầu phân tích, tìm hiểu tác dụng
của thể loại trong việc đọc – hiểu TPVH
Ví dụ:
- Truyện “Thánh Gióng” có liên quan đến sự
thật lịch sử nào?
- Hãy hình dung tưởng tượng và so sánh sự
khác biệt trong dạy học đọc – hiểu “Dế Mèn
phiêu lưu ký” nếu như tác giả Tô Hồi xây
dựng truyện bằng thể loại thơ trữ tình.
- Nếu bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” cảu

Minh Huệ được chuyển thể thành tác phẩm
văn xi thì cách đọc – hiểu có gì khác so
với cách đọc- hiểu của thể loại thơ trữ tình?
12


Những yếu tố nào của thi pháp thể loại quy
định sự khác nhau trong cách đọc – hiểu đó?
b. Đề bài u cầu phân tích, tìm hiểu vai trị
các yếu tố của văn bản, thuộc về văn bản
Với dạng đề này, Gv phải chú ý đến các yếu
tố cấu tạo nên TPVH. Đó là thủ pháp nghệ
thuật, từ ngữ ,chủ đề, là hình ảnh, nhịp điệu,
vần, kết cấu, là nội dung tư tưởng…Hay nói
cách khác, đó chính là nội dung và hình thức
của tác phẩm. Ở đây, người ra đề phải định
hướng cho học sinh cách thức tìm hiểu từ hình
thức nghệ thuật để làm sáng rõ nội dung của
tác phẩm. Nội dung kiểm tra này chiếm tỷ lệ
lớn trong các dạng đề kiểm tra. Có đề kiểm tra
khả năng đọc lướt, đọc thơng; có đề kiểm tra
về khả năng đọc sâu, cảm nhận ngơn từ; có đề
kiểm tra về khả năng đọc hiểu.
Ví dụ:
- Hãy phân tích truyện ngắn “ Lão Hạc” của
nhằ văn Nam Cao
- Xác định các biện pháp tu từ trong bài thơ
Lượm và nêu rõ tác dụng của các biện pháp
đó trong việc thể hiện nội dung của bài thơ.
- Lão hạc vừa đáng thương, vừa đáng kính.

Hãy làm rõ ý kiến trên .
- Lặng lẽ Sa Pa nhưng không lặng lẽ chút
nào. Hãy chứng minh.
13


- Hãy làm rõ tình người ấm áp trong “Gió
lạnh đầu mùa” của Thạch Lam
c. Đề bài yêu cầu phân tích, tìm hiểu các
yếu tố ngồi văn bản.
Đó là các yếu tố thuộc về lý luận văn học, các
kiến thức về văn học sử. Các kiến thức này có
vai trị rất quan trọng trong việc giúp người tiếp
nhận hiểu sâu sắc hơn, căn kẽ hơn, toàn diện
hơn nội dung trọng tâm của TPVH. Về dung
lượng, kiến thức ngoài tác phẩm chỉ nên chiếm
1/5 nội dung một đề bài kiểm tra. Giữa hai
mảng kiến thức này phải có mối liên quan chặt
chẽ với nhau, hỗ trợ cho nhau, làm sáng tỏ cho
nhau.
Ví dụ : Câu 1: Hiện thực xã hội trong Truyện
Kiều của Nguyễn Du. Câu 2: Từ hoàn cảnh xã
hội ấy, từ những hiểu biết về các đoạn trích
trong SGK, hãy bình luận câu thơ sau: “ Đau
đớn thay phận đàn bà- lời rằng bạc mệnh cũng
là lời chung”
d. Đề bài hướng tới việc phát huy ý tưởng
sáng tạo của học sinh
Dạng đề này giúp Gv hiểu rõ đối tượng học sinh
về khả năng đọc- hiểu TPVH, về khả năng đánh

giá nhận xét, thẩm bình một chi tiết nghệ
thuật…dạng đề này chiếm tỷ lệ không nhiều.
14


Ví dụ:
- Nếu em là tác giả dân gian, kết thúc truyện “
Cây bút thần”, em sẽ để cho nhân vật Mã
Lương đi đâu? Tại sao
- Nếu em là Mã Lương, trong tay em có cây
bút thần, em sẽ vẽ gì đầu tiên? Tại sao?
- Giã sử có một phiên tòa kết án tội lỗi của Dế
mèn trong việc gây ra cái chết cho Dế
Choắt. Nếu là luật Sư, em sẽ dùng những lý
lẽ gì để kết tội Dế Mèn hoặc bào chữa cho
Dế Mèn?
Nếu sử dụng dạng đề kiểm tra này trong buổi
ngoại khóa văn học, thảo luận nhóm.
e. Đề bài yêu cầu phân tích tác phẩm
cùng thể loại ngồi chương trình học.
Để kiểm tra dạng này có tác dụng trong việc
giảm thiểu số học sinh có thói quen chép văn
mẫu mịn sáo,có tác động tích cực trong việc
rèn luyện cho học sinh năng lực đọc- hiểu
TPVH theo đặc trưng loại thể. Tuy nhiên, khi
đưa những kiến thức ngoài chương trình ấy vào
đề kiểm tra cần chú ý:
Thứ nhất, nội dung KT phải gần gũi với nội
dung đã được học trong chương trình. Đó là
những đặc điểm về thể loại, đề tài phương thức

biểu đạt. Ví dụ như phần ngữ văn 6, tập một,
muốn kiểm tra kiến thức về thể loại truyền
15


thuyết và cổ tích có thể chọn văn bản cùng đề
tài như truyền thuyết về thời các vua Hùng,
hoặc truyện cổ tích về các nhân vật kỳ tài. Như
vậy học sinh dễ liên tưởng giữa kiến thức văn
học đã học và những kiến thức chưa được học.
Thứ hai,văn bản văn học ngồi chương trình
muốn đưa vào làm nội dung kiểm tra phải được
giáo viên hướng dẫn học sinh tự đọc- hiểu trước
đó.
Thứ ba, khơng nên lấy cả văn bản văn học chưa
được học làm nội dung kiểm tra định kỳ, chỉ
nên chọn và đưa vào một tỷ lệ vừa phải xen kẽ
với nội dung kiến thức đã được học trong
chương trình . Nên tăng cường độ nội dung này
vào bài kiểm tra thực hành.
Như vậy, với nội dung kiểm tra phong phú, đa
dạng, toàn diện (Đặc trưng thể loại, thi pháp,
kiến thức lý luận văn học, kiến thức văn học
trong và ngồi chương trình, kiến thức, kỹ năng
chưa được học trong chương trình,…việc tổ
chức kiểm tra thực sự đã tạo thêm một cơ hội
cho học sinh trong rèn luyện năng lực tiếp nhận,
khám phá tác phẩm văn học một cách sáng tạo.
4. Linh hoạt, sáng tạo sử dụng các hình
thức kiểm tra, đánh giá:

16


Có hai hình thức kiểm tra đánh giá được áp
dụng trong các nhà trường phổ thơng hiện nay
đó là kiểm tra đánh giá định kì và kiểm tra đánh
giá thường xuyên và kiểm tra tổng kết.
Kiểm tra thường xuyên còn được gọi là
kiểm tra hàng ngày vì nó được diễn ra hàng
ngày. Kiểm tra thường xuyên được người giáo
viên tiến hành thường xuyê. Mục đích của kiểm
tra thường xuyên là kịp thời điều chỉnh hoạt
động dạy học của thầy giáo và học sinh, thúc
đẩy học sinh cố gắng tích cực làm việc một cách
liên tục, có hệ thống. Tạo điều kiện vững chắc
để quá trình dạy học chuyển dần sang những
bước mới. Kiểm tra hàng ngày được tiến hành:
quan sát hoạt động của lớp, của mỗi học sinh có
tính hệ thống, qua q trình học bài mới, qua
việc ơn tập, củng cố bài cũ, qua việc vận dụng
tri thức vào thực tiễn.
Kiểm tra định kỳ thường được tiến hành
sau khi học xong một số chương, học xong một
phần chương trình, học xong một học kỳ. Do
kiểm tra sau một số bài, chương, học kỳ của
một môn học nên khối lượng tri thức, kỹ năng,
kỹ xảo nằm trong phạm vi kiểm tra là tương đối
lớn. Tác dụng của kiểm tra định kỳ là giúp thầy
trị nhìn nhận laị kết quả hoạt động sau một thời
gian nhất định, đánh giá được việc nắm tri thức,

17


kỹ năng, kỹ xảo của học sinh sau một thời hạn
nhất định, giúp cho học sinh củng cố, mở rộng
tri thức đã học, tạo cơ sở để học sinh tiếp tục
học sang những phần mới, chương mới.
Kiểm tra tổng kết được thực hiện vào cuối
giáo trình, cuối mơn học, cuối năm. Kiểm tra
tổng kết nhằm đánh giá kết quả chung, củng cố,
mở rộng toàn bộ tri thức đã học từ đầu năm, đầu
mơn học, đầu giáo trình, tạo điều kiện để học
sinh chuyển sang học môn học mới, năm học
mới.
Khi tiến hành kiểm tra đánh giá giáo viên
cần lưu ý:
+ Giáo viên không nên chỉ căn cứ vào kết
quả kiểm tra định kỳ, kiểm tra tổng kết để đánh
giá học sinh, phải kết hợp với việc kiểm tra
thường xuyên, phải theo dõi hàng ngày mới
giúp cho người giáo viên đánh giá đúng, chính
xác thực chất trình độ của học sinh.
+ Khi tiến hành kiểm tra cần chú ý tránh có
lời nói nặng nề, phạt học sinh. Nên khuyến
khích, động viên những tiến bộ của học sinh dù
cho đó là những tiến bộ nhỏ. Khi phát hiện được
nguyên nhân những sai sót, lệch lạc nên có biện
pháp giúp đỡ kịp thời.
+ Tạo điều kiện cho tất cả học sinh trả lời
đầy đủ câu hỏi đề ra

18


+ Giáo viên nghiên cứu kỹ những kiến thức
cơ bản của bài, nắm chắc chương trình, chuẩn bị
kiến thức tối thiểu do quy định.
+ Dung lượng kiến thức trong mỗi câu hỏi
vừa phải, sát trình độ học sinh, học sinh có thể
trả lời ngắn gọn trong vài phút.
+ Sau khi nêu câu hỏi cho cả lớp, cần có
thời gian ngắn để học sinh chuẩn bị, sau đó mới
chỉ định học sinh trả lời câu hỏi.
+ Thái độ và cách ứng xử của giáo viên đối
với học sinh có ảnh hưởng trong kiểm tra.
+ Sự hiểu biết của giáo viên về tính cách
của học sinh, sự tế nhị và nhạy cảm là những
yếu tố giúp cho người thầy giáo thấy rõ thực
chất trình độ kiến thức, kĩ năng của học sinh
được kiểm tra.
+ Cần kiên trì nghe học sinh trình bày.
+ Khi cần thiết, phải biết gợi ý, không làm
cho các em sợ hãi lúng túng.
+ Yêu cầu học sinh trả lời sao cho cả lớp
nghe được và yêu cầu cả lớp theo dõi câu trả lời
của bạn và bổ sung khi cần thiết.
+ Phải có nhận xét ưu khuyết điểm trong
câu trả lời của học sinh về hình thức trình bày,
nội dung, tinh thần thái độ .
+ Phải công bố điểm công khai.
19



+ Phải ghi điểm vào sổ điểm của lớp và sổ
điểm cá nhân của mình.
+ Ra đề bài phải rõ ràng, chính xác, hiểu
thống nhất ở tất cả học sinh, sát trình độ của các
em, phù hợp thời gian làm bài, phát huy trí
thơng minh của các em.
+ Giáo dục cho các em tinh thần tự giác,
nghiêm túc trong khi làm bài, tránh tình trạng
nhìn bài nhau, nhắc bạn, sử dụng tài liệu trong
khi làm bài.
+ Tạo điều kiện cho học sinh làm bài cẩn
thận, đầy đủ, không làm cho các em mất tập
trung tư tưởng, phân tán chú ý.
+ Thu bài đúng giờ
+ Chấm bài cẩn thận
+ Có nhận xét chính xác, cụ thể
+ Trả bài đúng hạn
+ Có nhận xét chung, nhận xét riêng về nội
dung, hình thức trình bày, tinh thần thái độ
trong khi làm bài…
+ Khuyến khích học sinh tiến bộ, nhắc nhở
học sinh sa sút
+ Câu hỏi trong bài kiểm tra viết thường có
hai loại chính sau: Câu hỏi với mục đích địi hỏi
học sinh phải tái hiện các kiến thức sự kiện, đòi
hỏi phải ghi nhớ và trình bày một cách chính
xác, hệ thống, chọn lọc .Câu hỏi yêu cầu năng
20



lực nhận thức địi hỏi học sinh phải thơng hiểu,
phân tích, tổng hợp, khái qt hóa, hệ thống
hóa, vận dụng tri thức vào tình huống cụ thể.
Trong quá trình kiểm tra, cần sử dụng phối hợp
cả hai loại câu hỏi trên.
+ Theo dõi trình tự, độ chính xác, trình độ
thành thạo của các thao tác
+ Kết hợp kiểm tra lý thuyết - cơ sở lý luận
của các thao tác thực hành.
Điều quan trọng nhất là giáo viên phải linh
hoạt, sáng tạo sao cho hoạt động kiểm tra đánh
giá năng lực tự tiếp nhận tác phẩm của học sinh
trở nên nhẹ nhàng mà hiệu quả, không biến
kiểm tra đánh giá trở thành áp lực, gánh nặng,
nỗi khiếp sợ của học sinh. Muốn vậy giáo viên
phải khơng ngừng tìm tịi, đổi mới phương pháp
kiểm tra, đánh giá, để kiểm tra đánh giá vừa là
cách giúp giáo viên nắm được năng lực của
từng học sinh, vừa là động lực thúc đẩy học
sinh không ngừng tiến bộ, vừa là yêu cầu để
giáo viên phải tìm tịi phương pháp dạy học sao
cho phù hợp với năng lực tự tiếp nhận tác phẩm
văn học của từng học sinh. Sau đây là một số
phương pháp kiểm tra đánh giá mà chúng tôi đã
áp dụng và đạt được hiệu quả cao.

21



a. Kiểm tra đánh giá năng lực tự tiếp
nhận văn bản của học sinh thông qua các
nhiệm vụ yêu cầu HS thực hiện ở nhà:
- Để hoạt động tự tiếp nhận tác phẩm văn học ở
nhà của HS được thực hiện hiệu quả nhất GV
cần chú ý các điểm sau:
+ Gv có thể nêu các nhiệm vụ cho các cá
nhân học sinh, hoặc cho các nhiệm vụ thực hiện
theo nhóm.
+ Yêu cầu phải rõ ràng, có sự gắn kết chặt
chẽ với nội dung bài học.
+ Yêu cầu phải phù hợp với mức độ năng
lực của từng học sinh.
+ Yêu cầu về nhà không nhất thiết là các câu
hỏi nhàm chán mà giáo viên có thể cho học sinh
tập đóng vai người dẫn chương trình, hướng dẫn
viên du lịch, tập làm người sưu tầm, tập thực
hiện các dự án….
Ví dụ: Bài 1, Tiết 2: Phong cách Hồ Chí
Minh: Ngữ văn 9
Cuối tiết học thứ nhất, để chuẩn bị cho tiết
học tiếp theo giáo viên giao nhiệm vụ cho mỗi
nhóm như sau:
Nhóm 1: +) Tìm hiểu nơi ở và làm việc của
Bác.

22



+) Kể ngắn gọn một câu chuyện hoặc
giới thiệu một số tranh ảnh đã sưu tập được về
vấn đề nhóm phải thảo luận.
Nhóm 2: +) Tìm hiểu trang phục của Bác
+) Kể ngắn gọn một câu chuyện hoặc
giới thiệu một số tranh ảnh đã sưu tầm được về
vấn đề nhóm phải thảo luận.
Nhóm 3: +) Tìm hiểu việc ăn uống của Bác.
+) Kể ngắn gọn một câu chuyện hoặc
giới thiệu một số tranh ảnh đã sưu tập được về
vấn đề nhóm phải thảo luận.
- GV kiểm tra việc thực hiện yêu cầu của các
thành viên và các nhóm trong tiết học tiếp theo,
có nhận xét, đánh giá, có thể cho điểm với các
nhóm, cá nhân xuất sắc.
b. Sử dụng đồ dùng dạy học, công nghệ
thông tin trong kiểm tra đánh giá năng lực tự
tiếp nhận tác phẩm văn học của học sinh:
- Đồ dùng có thể do giáo viên chuẩn bị cũng có
thể GV hướng dẫn HS làm để phát huy tính
sáng tạo của học sinh.
- Gv có thể sử dụng bản đồ tư duy trống, có thể
sử dụng các clip, hình ảnh qua đó cho HS thể
hiện năng lực tự tiếp nhận tác phẩm văn học.
Ví dụ:
Tiết 36: Kiều ở lầu Ngưng Bích –
Ngữ văn 9.
- GV chiếu hình ảnh.
23



24


? Dựa vào các hình ảnh trên máy chiếu, bằng
kiến thức đã học ở tiết trước và chuẩn bị bài ở
nhà hãy kể tóm tắt tình huống truyện dẫn tới
đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích?
- GV: Người con gái tuyệt thế giai nhân đang
sống hạnh phúc trong cảnh êm đềm trướng rũ
màn che bỗng tai ương ở đâu ập xuống gia đình
nàng. Chứng kiến cảnh cha và em bị trói bắt:
25


×