Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

KE HOACH DOI MOI PPDH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.59 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN


<b>KẾ HOẠCH ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC</b>


<b> NĂM HỌC 2009-2010</b>



<i>Họ và tên: <b>Võ Thị Ngọc Lan</b></i>


<i>Giáo viên môn : Vật lý Tổ: Vật Lý - KCN</i>
<i>Giảng dạy : Vật lý 12b5. 12b6,12b8, 11b1, 11b2, 11b5</i>
<i>Kiêm nhiệm : TT, CN 11b1</i>


Thực hiện chủ đề năm học : “ Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo
dục”. Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn trường ,trong quá trình giảng dạy
để nâng cao chất lượng bộ mơn Vật lý nói chung và chất lượng bộ mơn các lớp trực
tiếp giảng dạy nói riêng .Việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa vừa là yêu
cầu, vừa tạo điều kiện cho giáo viên áp dụng đổi mới phương pháp dạy học và kiểm
tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.


Do đó, đổi mới phương pháp dạy học cần được thực hiện ở tất cả các khâu:
xác định mục tiêu bài học; tổ chức hoạt động học tập; ứng dụng CNTT và sử dụng
thiết bị DH; đánh giá kết quả học tập của HS; soạn giáo án (lập kế hoạch bài học):


<i><b>1.Soạn giáo án :</b></i>


+ Xác định đúng mục tiêu bài học:Với định hướng dạy học mới, mục tiêu
của bài học được thể hiện bằng sự khẳng định về kiến thức, kĩ năng và thái độ mà
người học sẽ phải đạt được ở mức độ nhất định cần đạt sau tiết học ( Dựa vào
chuẩn kiến thức và kỹ năng). mục tiêu của bài học sẽ là căn cứ để đánh giá chất
lượng học tập của học sinh và hiệu quả thực hiện bài dạy của GV. Do đó mục tiêu
của bài học phải cụ thể sao cho có thể đo được hay quan sát được, tức là mục tiêu
bài học phải được lượng hóa.



+ Tổ chức chi học sinh hoạt động: Lựa chọn nội dung kiến thức, kỹ năng để tổ
chức cho học sinh hoạt động


SGK đã trình bày các đơn vị kiến thức theo định hướng hoạt động. Trong
từng đơn vị kiến thức, GV có thể tổ chức những hoạt động khác nhau để HS chiếm
lĩnh kiến thức. Căn cứ vào nội dung kiến thức trong SGK, điều kiện thiết bị, thời
gian học tập và khả năng học tập của HS, GV cân nhắc và lựa chọn nội dung để tổ
chức cho HS hoạt động. Một số hoạt động thường gặp trong dạy học vật lí là:


1. <i>Tổ chức tình huống học tập (chủ yếu là xác định nhiệm vụ học tập) </i>
1. Đặt câu hỏi nghiên cứu


2.Nêu dự đoán
3. Đề ra giả thuyết
<i>2. Thu thập thông tin </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

3. Lập kế hoạch khám phá


Ví dụ: Thiết kế thí nghiệm (TN); lựa chọn dụng cụ TN; chỉ ra đại lượng cần
đo; những điều cần xác định trong TN; những yếu tố cần giữ nguyên,
không thay đổi khi làm TN.


4. Tiến hành khám phá


Ví dụ: bố trí, lắp đặt dụng cụ thiết bị TN; thực hiện TN theo hướng dẫn;
thay đổi phương án TN nếu kết quả không phù hợp với vấn đề đặt ra.


5. Ghi các kết quả khám phá



Ví dụ: đọc số chỉ của các dụng cụ TN ở mức độ cẩn thận và chính xác cần
thiết lập; lập bảng kết quả; biểu diễn kết quả bằng đồ thị; sơ đồ...


<i>3. Xử lí thơng tin </i>


1. Lập bảng, biểu, vẽ đồ thị theo những cách khác nhau, từ đó phân tích
dữ liệu và nêu ý nghĩa của chúng.


2.Tìm quy luật từ biểu, bảng, đồ thị.


3.Phân loại dấu hiệu giống nhau, khác nhau, nhận biết những dấu hiệu
bản chất của những nhóm đối tượng đã quan sát.


4.So sánh, phân tích, tổng hợp dữ liệu và rút ra kết luận.
<i>4. Thông báo kết quả làm việc </i>


1.Mơ tả lại những TN đã làm


2.Trình bày, giải thích những việc đã làm bằng: lời, hình vẽ, đồ thị
3.Nêu kết luận đã tìm thấy được


5. <i>Vận dụng, ghi nhớ kiến thức bằng cách: Giải bài tập (định tính, định lượng,</i>
thực nghiệm)


Trong từng hoạt động, Gv có thể phát huy tính tích cực nhận thức,chủ động ,sáng
tạo của HS ở những mức độ khác nhau, theo hướng tích cực hoạt động nhận thức
của HS, trong một tiết học, Gv cần xác định hoạt động trọng tâm (tùy thuộc mục
tiêu đã được lượng hóa của bài học cũng như cơ sở thiết bị dạy học cho phép), phân
bổ thời gian hợp lí để điều khiển hoạt động học tập của HS. Mặt khác, cần dự kiến
hệ thống câu hỏi tình huống có vấn đề hướng dẫn Hs hoạt động.Trong mỗi hoạt


động, Gv dự kiến hệ thống câu hỏi xen kẽ với những yêu cầu Hs hoạt động để
hướng dẫn Hs tiếp cận, tự phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức mới. Mỗi hoạt động
đều nhằm mục tiêu chiếm lĩnh một kiến thức hay rèn luyện một kĩ năng cụ thể phục
vụ cho việc đạt được mục tiêu chung của bài học.


Nên tổ chức cho HS hoạt động trên lớp dưới những hình thức học tập khác nhau


Để tích cực hố hoạt động học tập của HS ngồi hình thức tổ chức học toàn
lớp, nên tăng cường tổ chức cho HS học tập cá nhân và học tập theo nhóm ngay tại
lớp.


<i><b>Hình thức học tập cá nhân:</b></i>Là hình thức học tập cơ bản nhất vì nó tạo điều kiện
cho mỗi HS trong lớp bộc lộ khả năng tự học của mình (được tự nghĩ, được tự làm
việc một cách tích cực) nhằm đạt tới MT học tập.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

+ Hướng dẫn học sịnh tự học ở nhà:Tạo những chủ đề kiển thức bài học
hướng dẫn học sinh tự học ở nhà phát huy tính hiệu quả của bài học.Sau mỗi
chương đều có phần ơn tập chương cho học sinh và được đưa lên trang web cá
nhân.


Đối với các giáo án bài tập, thực hành cũng cần chú trọng đến các kiến thức
và kỹ năng cần đạt được.


<i><b>2. Ứng dụng CNTT và thiết bị dạy học</b></i>:


+ Tăng cường ứng dụng CNTT đối với những bài giảng cần thiết mơ tả bằng
các hình ảnh động, thí nghiệm ảo, các hiện thượng vật lý cần quan sát và kết quả
thu được từ thực nghiệm


+ Sử dụng phần mềm Crocodile minh hoạ các đồ thị biểu diễn các dao động


và các thí nghiệm trong thực tế chưa tiến hành được: Các mạch điện xoay chiều,
mạch dao động, quang học ...


+ Tăng cường sử dụng các thiết bị dạy học, mô tả các hiện tượng trong thực
tế từ đó học sinh lĩnh hội các kiến thức từ thực nghiệm.


<i><b>3.Kiểm tra , đánh giá học sinh:</b></i>


+ Tăng cường kiểm tra việc học sinh lĩnh hội kiến thức, tự học ở nhà. Đề
kiểm tra phù hợp với từng đối tượng đảm bảo yêu cầu của chuẩn kiến thức và kỹ
năng .Đánh giá khách quan và thực chất.


<i><b>4.Lên kế hoạch thao giảng, tham gia dự thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh </b></i>
<i><b>-Tổ chuyên môn , HĐBM góp ý:</b></i>


Bài : Giao thoa sóng


Bài : Các mạch điện xoay chiều
Bài : Phản xạ toàn phần


Bài : Hiện tượng quang điện


<i><b>Triệu phong</b>, ngày 22 tháng 11 năm 2009</i>
<i>Giáo viên </i>


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×