Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức theo luật hình sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (29.91 MB, 130 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

NGƠ TRUNG TÂY

TỘI LÀM GIẢ CON DẤU,
TÀI LIỆU CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC
THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ
ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

TỘI LÀM GIẢ CON DẤU,
TÀI LIỆU CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC
THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự
Định hƣớng ứng dụng
Mã cn: 60380104

Người hướng dẫn khoa học: Ts. Vũ Thị Thúy
Học viên: Ngơ Trung Tây
Lớp: CHL – Bạc Liêu Khóa 1

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi với sự
hướng dẫn của Tiến sĩ Vũ Thị Thúy.
Các thơng tin trích dẫn trong Luận văn đã được nêu rõ nguồn trích dẫn. Các
kết quả trình bày trong Luận văn là trung thực và chưa được cơng bố trong bất cứ
cơng trình khoa học nào trước đây./.
Tác Giả Luận Văn

Ngô Trung Tây


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BLHS

Bộ luật Hình sự

TAND

Tịa án nhân dân

VKSND

Viện kiểm sát nhân dân


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1

CHƢƠNG 1. DẤU HIỆU HÀNH VI KHÁCH QUAN CỦA TỘI LÀM GIẢ
CON DẤU, TÀI LIỆUCỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC .............................................7
1.1. Quy định của pháp luật về dấu hiệu hành vi khách quan của tội làm giả
con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức .................................................................7
1.2. Thực tiễn áp dụng dấu hiệu hành vi khách quan của tội làm giả con dấu,
tài liệu của cơ quan, tổ chức...............................................................................12
1.3. Kiến nghị hƣớng dẫn áp dụng dấu hiệu hành vi khách quan của tội làm
giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức .........................................................24
Kết luận Chƣơng 1 ..................................................................................................26
CHƢƠNG 2. DẤU HIỆU CHỦ THỂ CỦA TỘI LÀM GIẢ CON DẤU, TÀI
LIỆU CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC.......................................................................27
2.1. Quy định của pháp luật về dấu hiệu chủ thể của tội làm giả con dấu, tài
liệu của cơ quan, tổ chức ....................................................................................27
2.2. Thực tiễn áp dụng dấu hiệu chủ thể của tội làm giả con dấu, tài liệu của
cơ quan, tổ chức ..................................................................................................28
2.3. Kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự về tội làm giả con
dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức ......................................................................40
2.3.1. Kiến nghị sửa đổi Bộ luật hình sự ..........................................................40
2.3.2. Kiến nghị hướng dẫn áp dụng Bộ luật hình sự ......................................42
Kết luận Chƣơng 2 ..................................................................................................44
KẾT LUẬN ..............................................................................................................45
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm qua, tình hình tội phạm nói chung và tội phạm xâm phạm
trật tự quản lý hành chính Nhà nước trong lĩnh vực quản lý con dấu, tài liệu của cơ

quan, tổ chức nói riêng diễn biến ngày càng đa dạng, phức tạp và có chiều hướng gia
tăng cùng với sự tăng trưởng, phát triển của nền kinh tế thị trường, đặc biệt là sự bùng
nổ của khoa học công nghệ, internet, công nghệ in ấn… đã làm cho loại tội phạm này
có cơ hội thực hiện với nhiều hình thức đa dạng hơn, tinh vi hơn và phức tạp hơn.
Các hoạt động tội phạm như: Làm giả, mua bán, sử dụng các tài liệu, con dấu của cơ
quan, tổ chức được thực hiện dễ dàng hơn và thuận lợi hơn, từ đó đã làm ảnh hưởng
rất lớn đến tình hình hoạt động bình thường của các cơ quan, các tổ chức, đặc biệt là
các cơ quan hành chính nhà nước, gây thiệt hại lớn không chỉ về tiền bạc, thời gian
mà cả uy tín, danh dự, niềm tin của cơng dân đối với các cơ quan, tổ chức và xã hội,
nó đã tác động và ảnh hưởng xấu đến hoạt động đấu tranh, phòng chống tội phạm của
cơ quan bảo vệ pháp luật, sự thu hút đầu tư trong nước và ngoài nước, sự tăng trưởng
và phát triển của nền kinh tế nước nhà trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.
Dự liệu được loại tội phạm này, từ Bộ luật hình sự năm 1985 các nhà lập pháp
đã có Điều luật quy định liên quan đến loại tội phạm này cụ thể: “Điều 211 - Tội giả
mạo giấy chứng nhận, tài liệu của cơ quan Nhà nước, của tổ chức xã hội”. Tiếp tục
kế thừa, tiếp thu và có sửa đổi, bổ sung quy định từ Bộ luật hình sự năm 1985, Bộ
luật hình sự năm 1999 cũng có điều luật quy định cụ thể đối với loại tội phạm này:
Tại Điều 267: “Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”, nhằm đảm bảo
pháp luật phải được tôn trọng thực hiện nghiêm, mọi người phải sống, làm việc, học
tập theo pháp luật. Mọi hành vi nguy hiểm đáng kể cho xã hội nói chung, hành vi làm
giả, con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức để thực hiện hành vi trái pháp luật sẽ bị
xem là tội phạm và phải bị xử lý theo Bộ Luật hình sự Việt Nam.
Trên cơ sở quy định tại Bộ luật hình sự năm 1985 và Bộ luật hình sự năm
1999, tại Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) tiếp tục kế thừa
các quy định về tội danh này và quy định cụ thể tội danh tại Điều 341: “tội làm giả
con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ
quan, tổ chức”. Tuy nhiên, qua quá trình nghiên cứu các quy định của pháp luật
hình sự hiện hành tại “Điều 341, cũng như việc định tội danh đối với các hành vi tội
phạm có liên quan vẫn cịn một số bất cập nhất định cụ thể như:



2
Việc xác định hành vi khách quan của tội “tội làm giả con dấu, tài liệu của
cơ quan, tổ chức” cịn nhiều quan điểm khác nhau, chưa có sự thống nhất của các
cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án cụ thể. Đối với một
hành vi thực hiện tội phạm giống nhaunhưng tại các bản án cụ thể đã có sự khác
nhau trong việc xác định về khách thể tội phạm, khung hình phạt hoặc đối với các
bản án có xác định giống nhau về khách thể tội phạm nhưng lại có sự khác nhau
về “từ ngữ” tên gọi đối với hành vi phạm tội như: “Tội làm giả con dấu, tài liệu
của cơ quan, tổ chức”; “tội làm giả tài liệu của cơ quan”…hoặc với cùng một
hành vi tội phạm có bản án xử về một khách thể tội phạm có bản án xử về hai
khách thể tội phạm…
Từ những lý do nêu trên, tác giả quyết định chọn đề tài “Tội làm giả con dấu,
tài liệu của cơ quan tổ chức theo luật hình sự Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu luận
văn thạc sĩ của mình, nhằm phân tích, làm rõ các nội dung có liên quan, đồng thời
có ý kiến, đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật hình sự nói
riêng, pháp luật Việt Nam nói chung bằng một cơng trình khoa học cụ thể, mang
tính khách quan, tồn diện, qua đó làm cơ sở và tạo điều kiện thuận lợi cho việc
nghiên cứu khoa học về sau.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Hiện nay trên thực tiễn, các cơng trình nghiên cứu về “tội làm giả con dấu,
tài liệu của cơ quan, tổ chức” là rất hạn chế và chưa có cơng trình nào nghiên cứu
một cách tập trung, đầy đủ và thống nhất. Tác giả đã tiến hành nghiên cứu các nhóm
cơng trình nghiên cứu sau:
* Các giáo trình luật hình sự:
- Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam. Quyển 2. Phần các tội phạm, Trần
Thị Quang Vinh (chủ biên), Tp. Hồ Chí Minh, NXB Hồng Đức, Hội luật gia Việt
Nam (2013).
- Giáo trình Bình luận khoa học BLHS năm (2015), (được sửa đổi, bổ sung
năm 2017); Nguyễn Ngọc Hòa – Chủ biên – NXB Tư pháp;

- Giáo trình Bình luận khoa học BLHS hiện hành; Nguyễn Đức Mai – Chủ
biên – NXB Chính trị Quốc gia sự thật;
- Giáo trình Bình luận khoa học BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017);
Trần Văn Biên và Đinh Thế Hưng – Chủ biên – NXB Thế Giới;
- Giáo trình Luật hình sự Việt Nam – Phần các tội phạm – Trường Đại học
Luật Hà Nội – NXB Công an nhân dân,…


3
Những giáo trình nêu trên có nội dung chủ yếu chỉ dừng lại ở việc phân tích 04
dấu hiệu cấu thành tội phạm của “tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”
nói riêng, những nội dung phân tích đánh giá đối với các tội danh khác nói chung,
chưa phải là một cơng trình khoa học đi sâu vào việc nghiên cứu, phân tích, đánh
giá một cách đầy đủ, toàn diện các quy định và thực tiễn xét xử, áp dụng pháp luật
về “tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”. Tuy nhiên, cần khẳng định
rằng đây là những tài liệu quan trọng sử dụng cho việc tham khảo khi nghiên cứu các
dấu hiệu pháp lý, lý luận về định tội danh đối với “tội làm giả con dấu, tài liệu của
cơ quan, tổ chức” cho tác giả khi thực hiện luận văn của mình.
* Luận văn thạc sĩ:
Luận văn Thạc sỹ Luật học của sinh viên Hoàng Văn Bắc năm 2015 –
Trường Đại học Luật Quốc gia Hà Nội với đề tài: “tội làm giả con dấu, tài liệu của
cơ quan, tổ chức trong Luật hình sự Việt Nam” (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa
bàn tỉnh Phú Thọ).
Luận văn này là một cơng trình nghiên cứu khoa học, tuy nhiên đối tượng và
phạm vi nghiên cứu được quy định tại Điều 267 BLHS năm 1999 (hiện nay đã hết
hiệu lực). Mặt khác, phạm vi mà đề tài nghiên cứu chỉ gói gọn trong phạm vi đìa
bàn một tỉnh cụ thể là Phú Thọ, nên hiện nay chỉ có giá trị tham khảo khơng cịn giá
trị áp dụng trên thực tế.
* Các bài viết:
Hồng Đình Dun (2019) “Vướng mắc về tội làm giả tài liệu của cơ quan,

tổ chức và tội sử dụng con dấu tài liệu của cơ quan tổ chức”, nguồn: http://
tapchitoaan.vn.
Bài viết này nêu được một số vướng mắc trong việc xét xử của Tòa án về
“tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức” và “tội sử dụng con dấu, tài
liệu của cơ quan, tổ chức” và vấn đề áp dụng tình tiết cụ thể để định khung hình
phạt giữa một số bản án cụ thể. Qua đó, tác giả có nêu quan điểm cá nhân về việc
định tội danh và áp dụng hình phạt. Tuy nhiên, vẫn chỉ dừng lại ở mức độ phân tích
của bài viết cá nhân về một khía cạnh tương đối nhỏ về “tội làm giả con dấu, tài
liệu của cơ quan, tổ chức”, chưa phải là một công trình nghiên cứu khoa học, chưa
nhận xét, đánh giá một cách đầy đủ, toàn diện về một vấnđề đang vướng mắc, bất
cập theo quy định của pháp luật cũng như việc áp dụng pháp luật trên thực tiễn.
- Vũ Thị Thúy, (2017), “một số vấn đề về các tội phạm được quy định tại các
Điều 339, 340,341 Bộ luật hình sự năm 2015”, Hội thảo cấp trường về “góp ý dự


4
thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 2015”, do Khoa
Luật - Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh tổ chức ngày / /năm 2017 tại
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.
Ở bài viết này, tác giả Vũ Thị Thúy đã nêu lên quy định về dấu hiệu pháp lý
của các tội phạm được quy định tại các điều 339, 340 và 341 của BLHS năm 2015;
một số điểm bất hợp lý về dấu hiệu định tội tại các Luật nầy, qua đó tác giả kiến
nghị sửa đổi một số nội dung cho phù hợp. Tuy nhiên, đây cũng chỉ dừng lại ở mức
độ của một bài viết với quy định bất cập được tác giả phát hiện qua phân tích, giải
thích ở một số khía cạnh nhất định, vẫn chưa phải là một cơng trình nghiên cứu
khoa học mang tính tổng quát và đi sâu vào thực tiễn phân tích những vướng mắc,
bất cập giữa quy định của pháp luật hình sự hiện hành và quá trình áp dụng pháp
luật trên thực tiễn.
Vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài về “tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan
tổ chức theo luật hình sự Việt Nam” để nghiên cứu làm Luận văn Thạc sỹ của

mình, qua đóphân tích, làm rõ thêm các vấn đề có liên quan mà các cơng trình
khoa học, sách, báo, bài viết…trước đây cịn bỏ ngỏ, chưa đề cập hoặc có đề cập
nhưng cịn mang tính khái quát, chưa cụ thể, nhằm làm cơ sở và tạo điều kiện
thuận lợi cho việc nghiên cứu khoa học cho bản thân và xã hội hiện nay cũng như
trong thời gian tới.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của Luận văn là thông qua việc xác định những vướng
mắc trong thực tiễn áp dụng các quy định của BLHS về xác định dấu hiệu hành vi
khách quan của tội “làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”. Từ đó, tác giả
đưa ra các giải pháp hồn thiện quy định của BLHS để khắc phục những vướng mắc
trong thực tiễn áp dụng pháp luật.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Phân tích, đánh giá việc áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án về
tội “làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”. Từ đó, tìm ra những vấn đề mà
các Cơ quan tiến hành tố tụng còn vướng phải trong việc xác định dấu hiệu hành vi
khách quan của tội phạm này.
Từ việc tìm ra những vướng mắc trong thực tiễn áp dụng, tác giả luận văn sẽ
kiến nghị những giải pháp để hoàn thiện quy định của BLHS về xác định dấu hiệu
hành vi khách quan của “làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức” và dấu hiệu


5
định tội của tội phạm nàyđể làm căn cứ định tội danh và thống nhất trong việc áp
dụng pháp luật.
4. Giới hạn đối tƣợng, phạm vi, nội dung nghiên cứu của đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Đề tài tập trung nghiên cứu các quy
định của pháp luật hình sự Việt Nam và thực tiễn áp dụng tội làm giả, con dấu, tài
liệu của cơ quan, tổ chức, từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm áp dụng thống nhất
quy định của luật hình sự về tội phạm này.

4.2 Phạm vi nghiên cứu đề tài: Phạm vi nghiên cứu của đề tài là trong lãnh
thổ đất nước Việt Nam thông qua các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam hiện
hành, cụ thể là quy định của BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về tội
làm giả, con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức. Trong đề tài, tác giả có nghiên cứu
một số bản án áp dụng quy định của BLHS năm 1999 về tội làm giả, con dấu, tài
liệu của cơ quan, tổ chức để phân tích, nhận xét, đánh giá. Thời gian nghiên cứu từ
năm 2010 đến năm 2019.
4.3 Nội dung nghiên cứu: Các quy định của pháp luật hình sự hiện hành
(BLHS năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017) về “tội làm giả, con dấu, tài liệu
của cơ quan, tổ chức”, qua đó tác giả phân tích đánh giá và nêu ra những vướng
mắc bất cập từ đó đề xuất giải pháp hồn thiện; việc áp dụng quy định của pháp luật
đối với quá trình xét xử thực tế thông qua các bản án cụ thể liên quan đến “tội làm
giả, con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”, qua đó tác giả nêu, phân tích những
vướng mắc, bất cập từ đó kiến nghị, đề xuất giải pháp hoàn thiện.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài này được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lênin với phép duy vật biện chứng, các quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà
nước về đấu tranh phịng chống tội phạm.
Đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:
Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng để phân tích, đánh giá các vụ
án xét xử trong thực tiễn và đánh giá các quy định của pháp luật. Qua đó, phân tích
quy định của pháp luật hình sự hiện hành về các vấn đề liên quan đến hoạt động
định tội của tội “làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”. Phương pháp tổng
hợp được sử dụng song song với phương pháp phân tích để tổng hợp và khái quát
kết quả nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu án điển hình được sử dụng để bình luận các bản án
trong thực tiễn xét xử vào nội dung đề tài nghiên cứu.


6
6. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu

Qua việc nghiên cứu, đề tài góp phần làm rõ các dấu hiệu pháp lý và đánh giá
thực tiễn áp dụng tội làm giả, con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức. Tác giả hy
vọng kết quả nghiên cứu của đề tài này là một nguồn tài liệu tham khảo giúp các cơ
quan tiến hành tố tụng áp dụng thống nhất quy định của BLHS về tội làm giả, con
dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức và người nghiên cứu pháp luật hình sự biết thêm
về thực tiễn áp dụng tội làm giả, con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.
7. Bố cục của luận văn
Ngồi lời nói đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung Luận văn gồm
02 chương:
Chƣơng 1. Dấu hiệu hành vi khách quan của tội làm giả con dấu, tài liệu của
cơ quan, tổ chức
Chƣơng 2. Dấu hiệu chủ thể của tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan,
tổ chức.


7
CHƢƠNG 1
DẤU HIỆU HÀNH VI KHÁCH QUAN CỦA
TỘI LÀM GIẢ CON DẤU, TÀI LIỆUCỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC
1.1. Quy định của pháp luật về dấu hiệu hành vi khách quan của tội làm
giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức
Mặt khách quan của tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức, thể
hiện qua việc người phạm tội có thể thực hiện một trong hai hành vi khách quan, đó
là hành vi làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả của cơ quan, tổ chức. Trong quá
trình định tội danh đối với tội phạm này, nếu người phạm tội chỉ làm giả con dấu thì
chỉ định tội là "làm giả con dấu của cơ quan, tổ chức" hoặc người phạm tội chỉ làm
giả tài liệu hoặc giấy tờ của cơ quan, tổ chức thì chỉ định tội là "làm giả tài liệu,
giấy tờ của cơ quan tổ chức". Bên cạnh đó, nếu người phạm tội bằng tài năng của
mình mà thực hiện hành vi vẽ, đóng dấu hình con dấu giả lên tài liệu, giấy tờ, thì
hành vi này vừa là hành vi làm giả con dấu, vừa là hành vi làm giả tài liệu và bị truy

cứu trách nhiệm hình sự về tội danh đầy đủ như điều luật quy định (chỉ phạm 1 tội).
Hành vi thứ hai thuộc mặt khách quan của tội phạm theo quy định tại Điều
341 BLHS năm 2015 là hành vi sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả nhằm lừa
dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân như: Dùng bằng tốt nghiệp giả để xin việc, xin
đi học, để được xem xét bổ nhiệm, tăng lương; dùng giấy phép lái xe giả để được
nhận lái xe cho cơ quan, tổ chức, cá nhân…
Cả hai tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức và tội sử dụng con
dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức đều có cấu thành tội phạm hình thức. Đối với
tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức, trong mặt khách quan nhà làm
luật quy định hành vi phạm tội kép, người phạm tội phải thực hiện hai hành vi
khách quan là: hành vi sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ giả đó và thực hiện hành vi
trái pháp luật thì mới bị xem là tội phạm.
Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 341 BLHS năm 2015 thì “tội làm giả con
dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức” có hai cách hiểu khác nhau về dấu hiệu khách
quan của tội phạm này, thơng qua nội dung phân tích sau:
Cách hiểu thứ nhất: “Người phạm tội chỉ cần thực hiện hành vi làm giả con
dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức đã bị coi là phạm tội và tội phạm
đã hoàn thành. Dấu hiệu “thực hiện hành vi trái pháp luật ” chỉ là dấu hiệu khách
quan của tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức; trong tội làm giả con


8
dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức không cần người phạm tội phải có dấu hiệu này. Ví
dụ: A thực hiện hành vi làm giả con dấu của Ngân hàng X chi nhánh Y, A khoe với B
về việc này và A chưa thực hiện bất kỳ hành vi trái pháp luật nào thì đã thỏa mãn các
dấu hiệu khách quan của tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”1.
Theo quan điểm của tác giả khơng đồng tình với cách hiểu này, bởi với một
chủ thể nào đó chỉ thực hiện hành vi tạo ra mẫu tài liệu, con dấu “giả” của cơ quan, tổ
chức vì muốn chứng minh tài năng, năng khiếu đặc biệt của mình nhưng khơng thực
hiện bất cứ hành vi vi phạm pháp luật nào mà bị xem là phạm pháp hình sự là chưa

phù hợp. Rõ ràng hành vi này là nguy hiểm cho xã hội nhưng chưa “đáng kể” để quy
kết là tội phạm, về động cơ, mục đích và mặt khách quan của tội phạm là không thỏa
mãn, mối liên hệ về nguyên nhân và hậu quả của hành vi thực hiện tội phạm cũng
không xảy ra. Mặt khác, mục đích của hình phạt trong hình sự khơng chỉ hướng đến
trừng trị mà cịn mang tính giáo dục, răn đe người phạm tội, dẫn dắt họ sửa chữa sai
lầm và hướng họ đến những mặt tích cực giúp ích cho bản thân, gia đình và xã hội.
Đối với những hành vi tuy nguy hiểm nhưng chưa “đáng kể” cho xã hội nếu chúng ta
xem là tội phạm thông qua áp dụng chế tài hình sự thì một mặt vơ tình tự tạo áp lực
cho các cơ quan tiến hành tố tụng thông qua việc phải điều tra, xét xử nhiều bản án
hơn, tạo gánh nặng cho xã hội bởi có nhiều tội phạm hơn, một mặt gây nên suy nghĩ
tiêu cực đối với người bị kết án là tội phạm hình sự trong khi hành vi của họ chỉ dừng
lại ở mức độ chỉ cần giáo dục, răn đe nhắc nhở hoặc chỉ xem xét ở mức độ xử phạt vi
phạm hành chính. Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 8 BLHS năm 2015 đã quy định:
“Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội
khơng đáng kể thì khơng phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác”.
Cách hiểu thứ hai: Mặt khách quan của tội phạm này đòi hỏi người phạm tội
phải thực hiện 2 hành vi là: hành vi làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của
cơ quan, tổ chức và thực hiện hành vi trái pháp luật. Như vậy, “thực hiện hành vi trái
pháp luật” là dấu hiệu khách quan chung của cả hai tội làm giả con dấu, tài liệu của
cơ quan, tổ chức và tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức. Với cách
hiểu này, nếu A thực hiện hành vi làm giả con dấu của Ngân hàng X chi nhánh Y, A
khoe với B về việc này và A chưa thực hiện bất kỳ hành vi trái pháp luật nào thì A

Vũ Thị Thúy (2017), “một số vấn đề về các tội phạm được quy định tại các Điều 339, 340,341 Bộ luật hình
sự năm 2015”, Hội thảo cấp trường về “góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự
năm 2015”, do Khoa Luật - Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh tổ chức ngày / /năm 2017 tại Trường
Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.
1



9
không phạm tội. Nếu A thực hiện hành vi làm giả con dấu của X chi nhánh Y, A đã sử
dụng con dấu này để chiếm đoạt tài sản của B thì A mới phạm tội”2.
Tác giả bài viết cho rằng cách hiểu thứ hai hợp lý hơn. Có nghĩa là người làm
giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức chỉ bị coi là phạm tội nếu họ thực hiện
hành vi trái pháp luật. Nếu làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức nhưng
không thực hiện bất kỳ hành vi trái pháp luật nào thì chưa nguy hiểm đáng kể cho
xã hội nên không cần quy định là tội phạm mà chỉ cần xử phạt vi phạm hành chính.
Tác giả đồng ý theo cách hiểu này, rõ ràng đây là hình vi nguy hiểm “đáng
kể” cho xã hội, các yếu tố về tội phạm đã thỏa mãn cần phải được xử lý chế tài theo
quy định của pháp luật hình sự.
Có một vấn đề đặt ra nữa là trường hợp người phạm tội thực hiện hành “làm
giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức”, đồng thời thực hiện hành vi dùng con
dấu, tài liệu giả đó để “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” thì xử mấy tội danh, một tội là
tội “làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức” hoặc tội “lừa đảo chiếm đoạt
tài sản” hay đồng thời xét xử cả hai tội danh là “làm giả con dấu, tài liệu của cơ
quan, tổ chức” và tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Hiện nay trên thực tế xét xử (thông qua các bản án sẽ được tác giả nêu ở
phần sau) cũng như nhận định của các chuyên gia, diễn giả làm việc, công tác trong
ngành pháp luật vẫn có hai luồng ý kiến trái ngược nhau cụ thể:
* Quan điểm thứ nhất: Chỉ xử một tội là tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”,
tác giả xin trích tóm tắt nội dung vụ án và phân tích như sau:
- Quan điểm của cơ quan tiến hành tố tụng:
Vụ thứ nhất: Theo hồ sơ, tháng 7/2013, Tuyết đến thuê ở phòng trọ của bà
NTH tại một con hẻm trên đường Lương Định Của (phường An Khánh, quận 2).
Thời gian ở trọ, Tuyết nhiều lần mượn tổng cộng hơn 88 triệu đồng của bà H.
Tháng 9/2013, Tuyết nghe lời một người quen làm giả giấy đỏ của dì Tuyết
để đưa cho bà H. làm tin. Người này giới thiệu cho Tuyết một người chưa rõ lai lịch
nhận làm giả giấy đỏ với giá 10 triệu đồng.
Có giấy đỏ giả, Tuyết đưa cho bà H. để mượn thêm tiền nhưng bà H. yêu cầu

giấy đỏ phải được sang tên cho Tuyết thì mới nhận thế chấp. Tuyết lại nhờ người
làm giấy đỏ giả mang tên Tuyết với giá 24 triệu đồng (Tuyết nói dối bà H. là tốn
thêm 24 triệu đồng phí sang tên nên mượn số tiền này).
2

Vũ Thị Thúy (2017), tlđd (1).


10
Đến ngày 10/10/2013, Tuyết đưa giấy đỏ giả mang tên mình cho bà H. để vay
200 triệu đồng. Cấn trừ tiền nợ trước đó, bà H. đưa cho Tuyết 88 triệu đồng. Hai
bên làm giấy vay tiền, hẹn 60 ngày sau Tuyết sẽ trả cả vốn lẫn lãi.
Đến hạn, Tuyết không trả tiền, bà H. nghi ngờ đem giấy đỏ đi hỏi thì phát
hiện giấy giả nên báo cơng an. Các cơ quan tố tụng quận 2 đã khởi tố, truy tố, xét
xử, kết án Tuyết hai năm sáu tháng tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều
139 BLHS3.
Hoặc tại một vụ án khác cơ quan tố tụng cũng xử về một tội danh là “lừa đảo
chiếm đoạt tài sản” tác giả xin trích dẫn như sau:
Vụ thứ hai: Theo hồ sơ, ngày 30/12/2013, ông Nguyễn Trọng Nghĩa đã lập
hợp đồng ủy quyền có cơng chứng cho Trần Tiến Dũng để bán một chiếc xe máy
Honda@, đồng thời giao cho Dũng giấy chứng nhận đăng ký xe. Đến tháng 8/2014,
do muốn bán lại xe với giá cao hơn, Dũng đã nhờ người không rõ lai lịch làm giấy
chứng nhận đăng ký xe giả với giá 5 triệu đồng (trong giấy giả, xe được biến thành
Honda SH). Hai tháng sau, Dũng bán xe cho một người với giá 58 triệu đồng (hợp
đồng bán xe có cơng chứng). Sau đó, người mua xe đem xe đến Đội CSGT quận Gị
Vấp (TP.HCM) làm thủ tục sang tên thì bị tạm giữ xe4.
- Quan điểm của diễn giả chuyên ngành pháp luật:
Trong các trường hợp trên chỉ nên xử nghi can về một tội là lừa đảo chiếm
đoạt tài sản bởi tội này thể hiện mục đích mà nghi can hướng tới. Hành vi làm giả
giấy tờ chỉ là một thủ đoạn gian dối của hành vi lừa đảo nên xét xử các bị cáo về hai

tội độc lập là không hợp lý5
Hành vi làm giấy tờ giả của các nghi can đã bị thu hút vào tội lừa đảo chiếm
đoạt tài sản nên chỉ cần xét xử một tội này là phù hợp với ngun tắc suy đốn có
lợi cho nghi can. Dấu hiệu đặc trưng của tội lừa đảo là dùng thủ đoạn gian dối.
Các nghi can làm giấy tờ giả nhằm mục đích đưa cho người bị hại làm tin. Việc
lừa đảo là một chuỗi hành vi làm giả giấy tờ, dụ dỗ và kết thúc là chiếm đoạt được
tiền của nạn nhân6.
3

(truy cập lúc 08h15, ngày
12/10/2019 - chủ nhật)
4
(truy cập lúc 08h45, ngày
12/10/2019 - chủ nhật)
5
Nguyễn Hữu Thế Trạch (Đoàn Luật sư TP.HCM) nguồn: (truy cập lúc 12h15, ngày 12/10/2019 - chủ nhật)
6
Phạm Công Hùng (nguyên Thẩm phán Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM) nguồn: http://luatsuadong.
vn/chi-tiet-tin/2750-dung-giay-to-gia-lua-dao-xu-may-toi.html (truy cập lúc 12h25, ngày 12/10/2019 - chủ nhật)


11
Tác giả khơng đồng tình với hướng xét xử và nhận định chỉ xử về một tội
danh là “lừa đảo, chiếm đoạt tài sản” bởi các lý do sau:
Hành vi thực hiện tội phạm đã xâm phạm đến 02 khách thể độc lập với nhau
đã được quy định theo pháp luật hình sự.
Tội phạm thứ nhất đã hồn thành kể từ khi hành vi “làm giả con dấu, tài liệu
của cơ quan, tổ chức” được thực hiện xong và tội phạm thứ hai được hình thành kể
từ khi người phạm tội sử dụng con dấu, tài liệu giả để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của
bị hại và tội phạm hoàn thành khi hành vi lừa đảo được thực hiện xong.

* Quan điểm thứ hai: Phải xử cả hai tội danh là tội “lừa đảo chiếm đoạt tài
sản” và tội “làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”, tác giả xin trích tóm
tắt nội dung vụ án và phân tích như sau:
- Quan điểm của cơ quan tiến hành tố tụng:
Vụ thứ nhất: (Nêu trên)
Bản án sơ thẩm đã bị kháng nghị phúc thẩm. Theo Viện Kiểm sát nhân dân
(VKSND) thành phố Hồ Chí Minh, hành vi làm giả giấy đỏ mang tên mình của
Tuyết nhằm mục đích vay và đã lừa dối vay được tiền chưa bị cấp sơ thẩm xử lý.
Trong trường hợp này, Tuyết có dấu hiệu phạm thêm tội làm giả con dấu, tài liệu
của cơ quan, tổ chức theo Điều 267 BLHS năm 1999. Cấp sơ thẩm không xử lý
Tuyết về tội này là bỏ lọt tội phạm7.
Vụ thứ hai: (Nêu trên)
Bản án sơ thẩm cũng bị VKSND thành phố Hồ Chí Minh kháng nghị.
Nhận thấy hành vi của Dũng làm giả giấy tờ xe nhằm mục đích gian dối, bán lại
cho người khác để thu lợi bất chính. Tại các biên bản hỏi cung, Dũng thừa nhận
mục đích làm giấy đăng ký xe giả là để bán được xe với giá cao hơn. Trên thực
tế, Dũng đã thực hiện hoàn thành hành vi gian dối này. Người bị hại đã tưởng
giả là thật nên đã mua xe. Như vậy, hành vi của Dũng đã đủ yếu tố cấu thành
tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Hành vi làm giả giấy chứng nhận đăng ký xe là
thủ đoạn bị cáo dùng để thực hiện hành vi lừa đảo, đồng thời đã cấu thành một
tội độc lập là tội “làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”. Việc cấp sơ
thẩm chỉ truy tố, xét xử bị cáo về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ
chức là bỏ lọt tội phạm.

7

(truy cập lúc 12h45, ngày
12/10/2019 - chủ nhật)



12
- Quan điểm của diễn giả chuyên ngành pháp luật:
Việc xử lý một hay hai tội còn tùy thuộc vào đánh giá của cơ quan pháp luật
với từng trường hợp cụ thể. Nếu nghi can làm giả giấy tờ nhiều lần, giấy tờ liên quan
đến nhà, đất cũng như thủ đoạn tinh vi và lừa nhiều người thì phải xử cả hai tội là lừa
đảo và làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức. Cũng cần nhấn mạnh thêm tội
làm giả giấy tờ của nghi can đã hoàn thành sau khi đã làm xong bộ giấy tờ giả. Tiếp
đó, nghi can dùng giấy tờ giả đi thực hiện hành vi phạm tội khác là lừa đảo8.
Trong thực tiễn xét xử, có thể vì thấy hành vi làm giả giấy tờ có tính nguy
hiểm khơng cao nên các cơ quan tố tụng chỉ xử một tội là lừa đảo. Tuy nhiên,
trường hợp làm giả giấy tờ rồi đem đi lừa đảo, về lý thuyết đã cấu thành hai tội độc
lập. Để răn đe và phòng ngừa tội phạm, trong các trường hợp việc làm giả giấy tờ
mang tính nguy hiểm cao (lừa tài sản có giá trị rất lớn, làm giả nhiều giấy tờ, lừa
nhiều người...) thì cần phải xử cả hai tội mới nghiêm minh9.
Tác giả đồng tình với quan điểm của cơ quan tiến hành tố tụng và các diễn
giả về việc cần xét xử theo hướng định hai tội danh độc lập bởi các lý do sau:
Trên thực tế 02 khách thể tội phạm đã bị xâm hại là trật tự quản lý hành
chính của cơ quan Nhà nước và quyền sở hữu hợp pháp về tài sản của cơng dân;
Đảm bảo tính chính xác của hành vi thực hiện tội phạm và quá trình áp dụng
hình phạt của các cơ quan tiến hành tố tụng, đồng thời đảm bảo tính răn đe, nghiêm
minh của pháp luật, tránh bỏ lọt tội phạm và các nội dung phân tích đã được các
diễn giả nêu ở phần trên;
Phù hợp và thỏa mãn về yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định của pháp
luật hình sự.
1.2. Thực tiễn áp dụng dấu hiệu hành vi khách quan của tội làm giả con
dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức
Hiện nay, trong quá trình giải quyết các vụ án thực tế vẫn còn nhiều quan
điểm khác nhau về hành vi làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức. Đặc biệt,
các Tịa án cịn có nhiều quan điểm khác nhau khi xét xử về hành vi này.
Thứ nhất, thực tiễn phân biệt hành vi làm giả con dấu, tài liệu của cơ

quan, tổ chức và hành vi sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức
Tác giả xin nêu một số vụ án cụ thể như sau:
Vũ Phi Long (Phó Chánh Tịa Hình sự TAND TP.HCM) nguồn: (truy cập lúc 12h15, ngày 12/10/2019 - chủ nhật).
9
Phan Anh Tuấn (Trưởng bộ mơn Luật hình sự Trường ĐH Luật TP.HCM) nguồn: (truy cập lúc 14h15, ngày 12/10/2019 - chủ nhật).
8


13
Vụ án thứ nhất: Bản án hình sự sơ thẩm số 14/2019/HS-ST ngày 19/3/2019
của Tòa án nhân dân thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Nội dung vụ án được tóm
tắt như sau:
“Lê Xn T có 01 xe ơ tơ BKS 92A -035.73 và cùng góp vốn mua thêm xe ô tô
BKS 92A - 046.41 với Phạm Văn A để chạy dịch vụ vận chuyển khách du lịch. Trước
đây, vào các năm 2016, 2017 T có nhờ Hồng Minh L (làm việc tại Cảng hàng không
quốc tế Đà Nẵng) làm giúp 01 thẻ ưu tiên và chỉ được sử dụng trong 01 năm cho xe ô
tô BKS 92A - 036.87 của T để ra vào sân bay khơng tốn phí. Đến năm 2018, do chính
sách của Cảng hàng khơng khó khăn nên Cảng hàng không quốc tế Đà Nằng không
cấp thêm thẻ ưu tiên. Vào đầu tháng 3/2018, T. mượn xe ơ tơ BKS 43A - 267.35 của
Hồng Minh L. để đi lại thì thấy trên xe của L. có thẻ ưu tiên cấp cho xe 43A 267.35, sử dụng trong năm 2018. Để khỏi tốn tiền phí ra vào sân bay Đà Nẵng, T.
đến tiệm photocoppy tại địa chỉ 123 đường C, phường G gặp nhân viên của tiệm là
Hồ Văn Tấn Đ. Tại đây, T. đưa cho Đ. thẻ ưu tiên lấy trên xe của L. và nhờ Đ làm
giúp 03 thẻ ưu tiên giả để ra vào Sân bay Đà Nẵng cho 03 xe ơ tơ có BKS 92A 035.73, 92A - 046.41 và 92A - 030.62 cho T. và bạn T. là Thái Kế M. và Đ. nhận lời.
Đ. đưa thẻ ưu tiên này vào máy Scan nhãn hiệu HP Scanjet 200 và quét hình ảnh của
thẻ ưu tiên rồi đưa lên máy tính. Đ. sử dụng phần mềm Corel X5 trên máy tính để
chỉnh sửa biển số xe 43A-267.35 thành 92A-035.73, 92A-046.41 và 92A-030.62 theo
yêu cầu của T. và in ra, ép plastic. Chiều cùng ngày, T. quay lại lấy và trả tiền công
cho Đ. 200.000 đồng.
Sau khi có các thẻ ưu tiên giả này, T. đã sử dụng để ra vào cổng soát vé của
Sân bay Đà Nẵng khơng mất phí. Từ ngày 19/3/2018 đến ngày 16/5/2018, Lê Xuân T.

đã đưa vào sử dụng thẻ ưu tiên giả để ra vào Sân bay Đà Nẵng khơng tốn phí 10.000
đồng/lượt, cụ thể: Xe ơ tơ BKS 92A-046.41 là 13 lượt, xe ô tô BKS 92A- 035.73 là 14
lượt, xe ô tô biển số 92A-030.62 của ông Thái Kế M. là 18 lượt. Tổng cộng các xe đã
sử dụng thẻ ưu tiên giả để ra vào sân bay khơng mất phí 450.000 đồng/45 lượt”10.
Tại Cáo trạng số 13/CT-VKSHA ngày 22/01/2019 của VKSND thành phố
Hội An truy tố các bị cáo Hồ Văn Tấn Đ. về tội “Làm giả tài liệu của cơ quan,
tổ chức” theo điểm c khoản 2 Điều 341 BLHS năm 2015 và Lê Xuân T. về tội
“Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức” theo điểm b khoản 2 Điều 341
BLHS năm 2015.
10

Bản án số 14 /2019/HS-ST ngày 19/3/2019 của TAND thành phố Hội An, tỉnh Quảng Ninh - nguồn:
(truy cập ngày 12/10/2019)


14
Tại phần nhận định của HĐXX đã thể hiện: Hành vi làm giả 03 thẻ ưu tiên và
con dấu Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng của Hồ Văn Tấn Đ đã cấu thành tội
“Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức” theo điểm c khoản 2 Điều 341
BLHS năm 2015 và Lê Xuân T. đã sử dụng các thẻ ưu tiên này nhiều lần vào, ra
Cảng hàng khơng quốc tế Đà Nẵng nhằm khơng thanh tốn tiền phí đã cấu thành tội
“Sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức” theo điểm b khoản 2
Điều 341 BLHS năm 2015. Qua đó, quyết định tuyên bố:
Bị cáo Hồ Văn Tấn Đ phạm tội “Làm giả tài liệu cúa cơ quan, tổ chức”, theo
điểm c khoản 2 Điều 341 BLHS năm 2015 với mức phạt là 12 (Mười hai) tháng tù
nhưng cho hưởng án treo.
Bị cáo Lê Xuân T. phạm tội“Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”, theo
điểm b khoản 2 Điều 341 BLHS năm 2015 với mức phạt là 18 (Mười tám) tháng tù
nhưng cho hưởng án treo.
Đồng thời, áp dụng khoản 2, 3 Điều 35; khoản 4 Điều 341 BLHS năm 2015

phạt bổ sung mỗi bị cáo số tiền 10.000.000 đồng (Mười triệu đồng).
Theo quan điểm của tác giả việc kết luận xét xử của TAND thành phố Hội
An, tỉnh Quảng Nam là chưa hoàn toàn phù hợp bởi lý do sau:
Qua xem xét hành vi thực hiện tội phạm của bị cáo Hồ Văn Tấn Đ là “đưa
thẻ ưu tiên (thẻ thật) vào máy Scan nhãn hiệu HP Scanjet 200 và quét hình ảnh của
thẻ ưu tiên rồi đưa lên máy tính. Đ. sử dụng phần mềm Corel X5 trên máy tính để
chỉnh sửa biển số xe 43A-267.35 thành 92A-035.73, 92A-046.41 và 92A-030.62
theo yêu cầu của T. và in ra, ép plastic’’. Rõ ràng Hồ Văn Tấn Đ khơng có hành vi
nào là làm giả con dấu như: khắc, đục, tạo mẫu dấu...mà chỉ là hành vi làm giả
(nhân bản) tài liệu thật của của cơ quan tổ chức và có tác động chỉnh sửa (tạo thành
tài liệu giả), mặc nhiên trong tài liệu đó bao gồm cả con dấu của cơ quan có thẩm
quyền, trường hợp nếu khơng có con dấu đóng vào tài liệu đó thì giá trị pháp lý của
tài liệu đó là khơng đảm bảo.
Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hội An truy tố bị cáo Hồ Văn Tấn Đ về tội
“Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức” là phù hợp với hành vi tội phạm đã thực
hiện, tuy nhiên tại phần nhận định của Hội đồng xét xử đã thể hiện: Hành vi làm giả
03 thẻ ưu tiên và con dấu Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng của Hồ Văn Tấn Đ đã
cấu thành tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”là chưa đảm bảo
chính xác đối với hành vi thực hiện tội phạm.


15
Theo cáo trạng của VKSND truy tố bị cáo Hồ Văn Tấn Đ tội “Làm giả tài
liệu của cơ quan, tổ chức”; bị cáo Lê Xuân T. về tội “Sử dụng tài liệu giả của cơ
quan, tổ chức”. Ở phần nhận định của HĐXX thì bị cáo Đ đã cấu thành tội “Làm
giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”, bị cáo T cấu thành tội “Sử dụng con
dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”, tuy nhiên, ở phần tuyên bố bản án thì
HĐXX sử dụng là “Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức” và “Sử dụng tài liệu giả
của cơ quan, tổ chức” là chưa có sự thống nhất trước sau về “từ ngữ” và giữa các
cơ tiến hành tố tụng.

Đối với bị cáo Lê Xuân T, yếu tố cấu thành tội “Sử dụng tài liệu giả của cơ
quan, tổ chức” là đã rõ tác giả khơng phân tích thêm, tuy nhiên vấn đề đặt ra ở
trường hợp này là T có đồng phạm với vai trò là người xúi giục Đ thực hiện hành vi
về tội “làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức” không? Theo quan điểm của tác giả
việc Tịa án xét xử khơng đồng phạm là phù hợp vì:
Hành vi phạm tội của T là nhờ Đ làm 03 thẻ ưu tiên nhằm sử dụng vào việc
ra vào Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng không phải mất tiền, hành vi nhờ Đ làm
thẻ giả là tiền đề, điều kiện để thực hiện việc sử dụng thẻ giả để ra vào cảng. Đây
cũng là hệ quả tất yếu của hành vi phạm tội “sử dụng tài liệu giả” nên việc Tòa án
nhân dân thành phố Hội An chỉ truy cứu T một tội là “sử dụng tài liệu giả của cơ
quan, tổ chức” là phù hợp.
Tương tự vụ án thứ nhất, tuy nhiên, việc định tội danh và hình thức áp dụng
hình phạt trong bản án đã có một số điểm khác biệt nhất định cụ thể như sau:
Vụ án thứ hai: Bản án số 26/2018/HSST ngày 20/4/2018 của TAND thị xã
Tân Uyên (TU), tỉnh Bình Dương (BD). Nội dung vụ án được tóm tắt như sau:
“Nguyễn Minh Q và bà Nguyễn Thị Nh (sinh năm 1984, HKTT: xã Hương
Ngãi, huyện Thạch Thất, Thành phố Hà Nội) là vợ chồng theo Quyết định chứng
nhận kết hôn số 54 ngày 14/10/2004 (BL 113).
Trong quá trình chung sống giữa Q và bà Nh xảy ra mâu thuẫn trầm trọng và
cả hai xác định hôn nhân không thể kéo dài nên cuối năm 2008 Q đã nộp đơn yêu
cầu Tòa án nhân dân huyện Thạch Thất, Thành phố Hà Nội giải quyết việc ly hôn
giữa Q với Nh, tuy nhiên vì Nh khơng có mặt tại địa phương do đã đi xuất khẩu lao
động tại Hàn Quốc nên TAND huyện Thạch Thất không thụ lý. Đến khoảng đầu
năm 2009, Q đến thị xã TU, tỉnh BD để sinh sống và làm việc. Năm 2013, Q quen
biết và sống chung với bà Lê Thị H. Năm 2014, Q và bà H có một người con chung
tên Nguyễn Lê Anh Tuấn. Do Q và bà H chưa đăng ký giấy chứng nhận kết hôn nên


16
Q và bà H không làm giấy khai sinh cho con tên Nguyễn Lê Anh Tuấn được.

Khoảng tháng 10/2014, Q gặp một người bạn tên Khiêm và một người tên Long
(khơng rõ nhân thân, lý lịch), khi nói chuyện với nhau thì Q nói cho Khiêm và Long
nghe việc Q có một người con mà chưa làm giấy khai sinh được vì chưa làm thủ tục
ly hơn với bà Nh. Đối tượng Long nói với Q là làm được Giấy xác nhận tình trạng
hơn nhân cho Q để đăng ký kết hôn lần 2, với điều kiện Q đưa cho Long giấy chứng
minh nhân dân cùng sổ hộ khẩu của Q bản photocopy và số tiền 10.000.000 đồng
(Mười triệu đồng). Trong thời gian khoảng một tháng Long sẽ làm xong Giấy chứng
nhận tình trạng hơn nhân cho Q thì Q đồng ý và biết Long làm Giấy chứng nhận
tình trạng hôn nhân giả để nhằm lừa dối Cơ quan chức năng. Khoảng đầu tháng
11/2014, Long đưa cho Q Giấy xác nhận tình trạng hơn nhân số 363/UBND - XN
ngày 06/11/2014 có chữ ký của ơng Cấn Văn Hg và mộc dấu của UBND xã Phú
Kim, huyện Thạch Thất, Thành phố Hà Nội.
Ngày 12/11/2014, Q đến UBND phường UH, thị xã TU, tỉnh BD nộp Giấy
xác nhận tình trạng hơn nhân giả số 363/UBND - XN ngày 06/11/2014 có chữ ký
ơng Cấn Văn Hg để làm thủ tục đăng ký kết hôn với bà H. Ngày 12/11/2014, UBND
phường UH cấp giấy chứng nhận kết hôn cho Q và bà H. Qua xác minh, ngày
28/6/2017, UBND xã Phú Kim, huyện Thạch Thất, Thành phố Hà Nội phát hiện Q
đã đăng ký kết hôn lần 2 nhưng chưa làm thủ tục ly hôn với bà Nh nên đã gửi Công
văn số 39/UBND-VP ngày 04/8/2017 đến UBND phường UH, thị xã TU, BD đề
nghị xử lý. Căn cứ, theo nội dung công văn của UBND xã Phú Kim, huyện Thạch
Thất, thành phố Hà Nội thì UBND phường UH, thị xã TU, tỉnh BD đã thẩm tra và
ra Quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kết hôn của Nguyễn Minh Q với bà
H. Đồng thời có cơng văn gửi Cơ quan cảnh sát điều tra Công an thị xã TU đề nghị
xử lý hành vi của Q. Quá trình điều tra, Q đã khai nhận hành vi đưa giấy chứng
minh nhân dân và hộ khẩu photocopy và 10.000.000 đồng cho Long để làm giấy
xác nhận tình trạng hơn nhân (BL 04, 39 - 43, 58 - 61, 119, 120)”11.
Riêng đối tượng Long (không rõ nhân thân, lý lịch) đã nhận làm Giấy xác
nhận tình trạng hơn nhân giả rồi giao lại cho Q, kết quả điều tra đến nay chưa xác
định được nhân thân, lý lịch Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thị xã Tân Uyên
tiếp tục điều tra, xác minh và xử lý sau.


Bản án số 26/2018/HSST ngày 20/4/2018 của TAND thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, nguồn:
(truy cập ngày 15/10/2019).
11


17
Tại Cáo trạng số 27/CT-VKS-TU ngày 29-3-2018 của VKSND thị xã Tân
Uyên đã truy tố bị cáo Nguyễn Minh Q phạm tội “Sử dụng con dấu hoặc tài liệu
giả của cơ quan ” theo khoản 1 Điều 341 của BLHS năm 2015.
Tại phần nhận định của HĐXX đã thể hiện: Hành vi của bị cáo Nguyễn Minh
Q đã phạm vào tội: “Sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan” theo khoản 1
Điều 341 của BLHS năm 2015. Qua đó, TAND thị xã Tân Un, tỉnh Bình Dương
đã tuyên bố bị cáo Nguyễn Minh Q phạm tội “Sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả
của cơ quan". Qua đó, xử phạt bị cáo Nguyễn Minh Q 40.000.000 đồng (Bốn mươi
triệu đồng).
Qua nghiên cứu tình tiết của vụ án, theo quan điểm của tác giả việc VKSND
thị xã Tân Uyên truy tố bị cáo Nguyễn Minh Q phạm tội “sử dụng con dấu hoặc
tài liệu giả của cơ quan” và TAND thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương tuyên bố bị
cáo với tội “sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan” là chưa hoàn toàn phù
hợp vì:
Tương tự như hành vi phạm tội của bị cáo Lê Xuân T ở vụ án thứ nhất, ở vụ
án này bị cáo Nguyễn Minh Q thực hiện hành vi phạm tội thông qua việc nhờ Long
làm giả giấy xác nhận tình trạng hơn nhân nhằm sử dụng vào việc hợp thức hóa hồ
sơ để làm giấy chứng nhận kết hôn với bà Lê Thị H, đồng thời làm giấy khai sinh
cho con tên Nguyễn Lê Anh Tuấn mặc dù trước đó Q chưa làm thủ tục ly hơn với
bà Nguyễn Thị Nh. Biết hành vi của mình là vi phạm pháp luật, nguy hiểm cho xã
hội nhưng Q vẫn thực hiện và mong muốn hậu quả xảy ra. Hành vi nhờ Long làm
giấy xác nhận tình trạng hơn nhân giả là tiền đề, điều kiện và hậu quả tất yếu để Q
thực hiện hành vi sử dụng vào mục đích phạm pháp.

Bị cáo Nguyễn Minh Q khơng có hành vi làm, sản xuất con dấu giả bằng các
chất liệu như: kim loại, gỗ…để thực hiện hiện hành vi trái pháp luật mà Q chỉ dùng
“tài liệu giả” đó là giấy xác nhận tình trạng hơn nhân (được làm giả, không được
cấp trên thực tế) để nộp cho cơ quan có thẩm quyền nhằm thực hiện nhu cầu lợi ích
bất hợp pháp của bản thân, tất nhiên trong tài liệu đó bao gồm cả con dấu của cơ
quan có thẩm quyền. Trường hợp nếu khơng có con dấu đóng vào tài liệu đó thì giá
trị pháp lý của tài liệu đó là khơng đảm bảo (như đã nêu ở vụ án thứ nhất).
Vì vậy, việc VKSND thị xã Tân Uyên truy tố bị cáo Nguyễn Minh Q phạm
tội “sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan” và TAND thị xã Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương tuyên bố bị cáo với tội “sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ
quan” là chưa hoàn toàn phù hợp với bản chất hành vi thực hiện tội phạm của bị cáo


18
Q. Theo quan điểm của tác giả với hành vi khách quan của tội phạm mà bị cáo Q đã
thực hiện thì các cơ quan tiến hành tố tụng nên định tội danh với nội dung là “sử
dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức” mới đảm bảo tính chính xác và phù hợp.
Đối chiếu vụ án thứ nhất và vụ án thứ nhất ta thấy: Về bản chất thực hiện
hành vi tội phạm của bị cáo Lê Xuân T và Nguyễn Minh Q là hoàn toàn giống nhau
được quy định tại Điều 341 BLHS năm 2015 đó là tội “Tội làm giả con dấu, tài liệu
của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”. Tuy
nhiên, trong quá trình áp dụng pháp luật các cơ quan tiến hành tố tụng đã không
đảm bảo được sự thống nhất trong việc định tội danh và áp dụng hình phạt đó là:
“Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”hay “Sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả
của cơ quan, tổ chức”.
Về hình thức áp dụng hình phạt cụ thể: Ở bản án thứ nhất cơ quan tiến hành
tố tụng áp dụng hình phạt tù là hình phạt chính, cịn hình phạt tiền là hình phạt bổ
sung; đối với vụ án thứ hai, cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng hình phạt tiền là hình
phạt chính và khơng có hình phạt bổ sung.
Điều này cho thấy với một hành vi thực hiện tội phạm giống nhau và áp dụng

cùng một điều luật (Điều 341) của BLHS năm 2015 nhưng các cơ quan tiến hành tố
tụng đã không áp dụng một cách thống nhất, đồng bộ. Đây là vướng mắc, bất cập cần
được điều chỉnh, hướng dẫn, sửa đổi bổ sung cụ thể bởi các cơ quan có thẩm quyền.
Thứ hai, thực tiễn áp dụng hành vi làm giả, con dấu, tài liệu của cơ quan,
tổ chức trong trường hợp thực hiện hành vi này để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Trong quá trình lừa đảo chiếm đoạt tài sản, để tạo sự tin tưởng cho nạn nhân,
nhiều bị cáo thực hiện hành vi gian dối bằng cách làm giả con dấu, tài liệu của cơ
quan, tổ chức. Trong thực tiễn áp dụng pháp luật, có những vụ án người phạm tội
thực hiện hành vi tương tự nhau, có nơi chỉ xử về một tội là lừa đảo chiếm đoạt tài
sản, có nơi xử về hai tội là lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội làm giả con dấu, tài liệu
của cơ quan, tổ chức.
Vụ án thứ ba: Bản án số 128/2010/HSST ngày 11/5/2010 của TAND thành
phố Hồ Chí Minh. Nội dung vụ án được tóm tắt như sau:
“Cơng ty TNHH Parkson Hải Phịng là cơng ty 100% vốn nước ngồi thành
lập nhiều chi nhánh trên cả nước, trong đó có 02 chi nhánh là Trung tâm thương
mại Parkson Hùng Vương, Trung tâm thương mại Parkson Sài Gòn. Để phục vụ
cho việc kinh doanh, Cơng ty thực hiện chương trình khuyến mãi phiếu tặng quà
cho khách hàng mua hàng hóa tại hệ thống Parkson trong hạn mức, trong dịp lễ


19
hoặc phiếu được bán cho khách hàng có nhu cầu để khách hàng dùng phiếu mua
hàng hóa trong tất cả các trung tâm mua sắm của Parkson trên toàn quốc nhưng
không được quy đổi thành tiền. Phiếu quà tặng được coi là hợp lệ khi còn trong thời
hạn sử dụng và có đầy đủ 3 chữ ký gồm: chữ ký của Tổng Giám đốc, Quản lý trung
tâm hoặc Trợ lý quản lý trung tâm và Trưởng thu ngân trung tâm. Trường hợp
Tổng Giám đốc đi vắng sẽ ủy quyền lại cho Quản lý trung tâm hoặc Trợ lý quản lý
trung tâm ký trên phiếu quà tặng. Khi giao dịch mua bán hàng hóa bằng phiếu q
tặng hồn tất, cơng ty Parkson Hải Phịng có trách nhiệm quy đổi các phiếu quà
tặng thành tiền, ghi nhận doanh thu và thanh toán lại cho các đơn vị bán hàng.

Ngày 28/11/2008, chị Phan Thị Hồng Liên, Trưởng thu ngân của Trung tâm
thương mại Parkson Hùng Vương nhận 2.000 phiếu quà tặng có mệnh giá 100.000
đồng và 500.000 đồng tương ứng với số tiền 600.000.000 đồng để ký và phát hành
cho khách hàng. Chị Liên giao cho Trần Long Ngân, Trợ lý quản lý trung tâm, ký tên
trên phiếu quà tặng. Khoảng 24 giờ cùng ngày, Ngân giao lại số phiếu trên cho chị
Liên để ký và đóng dấu hạn sử dụng. Lát sau chị Liên quay lại báo cho Ngân biết
thiếu 160 phiếu quà tặng mệnh giá 500.000 đồng tương ứng với số tiền 80.000.000
đồng, Ngân nói là số phiếu này bị thất lạc đâu đó chứ khơng thể mất. Chị Liên đã
trình bày việc mất phiếu quà tặng cho Quản lý trung tâm và thông báo cho tất cả các
cửa hàng trong hệ thống Parkson trên cả nước biết số seri các phiếu bị mất.
Khi Ngân trở lại bàn làm việc và phát hiện 160 phiếu quà tặng trong ngăn
kéo nên nảy sinh ý định chiếm đoạt số phiếu này để mua hàng tại hệ thống Parkson
nên đem về nhà cất giấu. Sau đó, Ngân giả chữ ký của chị Liên ở mặt sau phiếu và
ra đường Phạm Hồng Thái, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh mua 01 con dấu ngày
tháng năm về đóng trên mục ngày hết hạn sử dụng của phiếu, nhưng do sơ suất nên
Ngân đóng nhầm ngày 16/11/2008 nên Ngân gạch bỏ, ký tên mình bên cạnh để xác
nhận và đóng lại ngày khác là ngày 16/11/2009, 23/11/2009, 28/11/2009. Khoảng
08 giờ 00 ngày 30/11/2008, Ngân đến nhà bạn là anh Trần Hữu Phát chơi và cho
anh Phát 06 phiếu quà tặng. Sau đó, Ngân gọi cho anh Phát hỏi có mua hàng được
khơng, anh Phát nói đã dùng 06 phiếu trên mua được 01 đôi giầy, 01 áo sơ mi, 01
áo gió tại Trung tâm thương mại Sài Gòn. Khoảng 09 giờ cùng ngày, Ngân dùng 04
phiếu quà tặng mua được 02 chai dầu thơm tại Trung tâm thương mại Sài Gòn.
Khoảng 17 giờ cùng ngày, Ngân rủ anh Phát đem số phiếu quà tặng còn lại đến
Trung tâm thương mại Sài Gòn vào quầy vàng bạc đá quý của Công ty cổ phần
vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) để mua nhẫn hột xoàn 4,5 ly với giá 40.195.000


20
đồng, Ngân sợ bị phát hiện nên đi ra ngoài để anh Phát ở lại đưa phiếu quà tặng
thanh toán. Nhân viên bán hàng đưa anh Phát đến quầy thu ngân thanh toán, anh

Phát đưa 80 phiếu quà tặng tương ứng 40.000.000 đồng và 200.000 đồng tiền mặt
để thanh toán, nhân viên thu ngân viết giấy biên nhận đã thu đủ tiền nên quầy hàng
PNJ giao chiếc nhẫn kim cương và giấy tờ liên quan cho anh Phát và Ngân. Ngân
cầm nhẫn ra trước, anh Phát ở lại quầy để nhận phiếu quà tặng do mua hàng vượt
hạn mức. Một lúc sau, Quản lý trung tâm thương mại Parkson Sài Gịn thơng báo
cho nhân viên quầy hàng PNJ số phiếu anh Phát thanh tốn là khơng hợp lệ nên
báo Cơng an phường Bến Nghé đến giải quyết. Anh Phát báo cho Ngân biết sự việc,
Ngân liền xé bỏ khoảng 10 phiếu quà tặng rồi đem chiếc nhẫn kim cương cùng giấy
tờ về nhà cất giấu (sau này ông Trần Công Võ là cha Ngân phát hiện nên đem giao
nộp lại chiếc nhẫn, cơ quan điều tra đã lập biên bản trả Công ty cổ phần vàng bạc
đá quý Phú Nhuận – PNJ)12.
Tại bản cáo trạng số 26/VKS-P1A ngày 27/01/2010 của VKSND thành phố
Hồ Chí Minh đã truy tố Trần Long Ngân về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo
khoản 1 Điều 139 BLHS năm 1999.
Tại phần nhận định của HĐXX đã thể hiện: Lời khai nhận của bị cáo phù hợp
với lời khai người liên quan, nguyên đơn dân sự, người làm chứng, tang vật thu
được, … Hội đồng xét xử đủ cơ sở kết luận bị cáo Trần Long Ngân có hành vi gian
dối để chiếm đoạt tài sản, nên phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Tội phạm và
hình phạt được quy định tại Điều 139 BLHS năm 1999. Qua đó, xét xử bị cáo Trần
Long Ngân phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” 01 (một) năm 03 (ba) tháng tù.
Theo quan điểm của tác giả việc VKSND thành phố Hồ Chí Minh đã truy tố
Trần Long Ngân về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và TAND thành phố Hồ Chí
Minh xét xử bị cáo Trần Long Ngân phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” là
đúng nhưng chưa đầy đủ với hành vi phạm tội mà bị cáo Ngân đã thực hiện bởi các
lý do sau:
Thứ nhất: Bị cáo Ngân đã có hành vi giả chữ ký của chị Liên ở mặt sau phiếu
và ra đường Phạm Hồng Thái, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh mua 01 con dấu
(dấu giả khơng phải của Cơng ty Parkson) ngày tháng năm về đóng trên mục ngày
hết hạn sử dụng của phiếu. Hành vi này của bị cáo Ngân đã cấu thành tội “làm giả
giấy tờ khác của tổ chức” (cụ thể là Công ty Parkson) theo quy định tại Điều 267

12

Bản án số 128/2010/HSST ngày 11/5/2010 của TAND thành phố Hồ Chí Minh


×