Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Trách nhiệm hình sự trong đồng phạm theo luật hình sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.97 MB, 114 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HỒ CHÍ MINH

TRẦN VĂN THƢỢNG

TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ TRONG ĐỒNG PHẠM
THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ
ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HỒ CHÍ MINH

TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ TRONG ĐỒNG PHẠM
THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng Hình sự
Định hƣớng nghiên cứu
Mã số: 8380104

Người hướng dẫn khoa học: Pgs.Ts. Nguyễn Thị Phƣơng Hoa
Học viên: Trần Văn Thƣợng
Lớp: Cao học Luật, khóa 25

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020



LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng bản thân tôi dưới sự
hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Nguyễn Thị Phƣơng Hoa. Các nội dung nghiên
cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa cơng bố dưới bất kỳ hình thức
nào trước đây.
Những số liệu, tài liệu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá trong
luận văn được tác giả thu thập từ nhiều nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài
liệu tham khảo.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 06 năm 2020
Ngƣời cam đoan

Trần Văn Thƣợng


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BLHS

: Bộ luật Hình sự

CTTP

: Cấu thành tội phạm

TAND

: Tòa án nhân dân

TANDTC


: Tòa án nhân dân tối cao

TNHS

: Trách nhiệm hình sự


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CỦA LUẬT HÌNH
SỰ VỀ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ TRONG ĐỒNG PHẠM.................................7
1.1. Khái niệm, các dấu hiệu của đồng phạm và trách nhiệm hình sự trong
đồng phạm .......................................................................................................................7
1.2. Các nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự trong đồng phạm ............ 19
1.3. Quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam về trách nhiệm hình sự trong
đồng phạm .................................................................................................................... 25
1.4. Một số hạn chế trong quy định của Bộ luật Hình sự về trách nhiệm hình
sự trong đồng phạm ................................................................................................... 42
CHƢƠNG 2. THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ TRÁCH
NHIỆM HÌNH SỰ TRONG ĐỒNG PHẠM, KINH NGHIỆM NƢỚC NGOÀI
VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ........................................................................................... 47
2.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự Việt Nam về trách nhiệm hình sự
trong đồng phạm ......................................................................................................... 47
2.2. Kinh nghiệm áp dụng pháp luật hình sự một số nƣớc về trách nhiệm
hình sự trong đồng phạm .......................................................................................... 65
2.3. Kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật và áp dụng pháp luật về
trách nhiệm hình sự của những ngƣời đồng phạm ............................................. 77
KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



1
LỜI NĨI ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Đồng phạm là hình thức phạm tội đặc biệt, địi hỏi những điều kiện riêng, khác
với những trường hợp phạm tội riêng lẻ. So với tội phạm do một người thực hiện,
đồng phạm thường nguy hiểm hơn, vì khi một nhóm người cùng cố ý thực hiện
hành vi phạm tội, tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội sẽ tăng lên đáng
kể, nhất là khi có sự câu kết chặt chẽ về tổ chức và cách thức thực hiện, phát triển
thành “phạm tội có tổ chức”. Do đó việc xác định trách nhiệm hình sự (TNHS) đối
với những người đồng phạm có một số điểm khác với những trường hợp phạm tội
riêng lẻ. Trong vụ án đồng phạm, việc xác định mức độ lỗi, vai trò của mỗi người
đồng phạm, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội là những căn cứ
quan trọng để phân hóa TNHS của những người đồng phạm.
Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 đã có những
quy định về TNHS trong đồng phạm thể hiện qua các quy định như nguyên tắc xử
lý “nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy”1 trong vụ án đồng phạm, quy
định về quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm (Điều 53 BLHS
1999),… Tuy nhiên, các quy định của BLHS 1999 về TNHS trong đồng phạm còn
khá chung, mang tính ngun tắc và chưa có sự phân hóa rõ ràng về TNHS trong
đồng phạm. Chính vì vậy, Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 đã
sửa đổi, bổ sung các quy định về đồng phạm và TNHS trong đồng phạm, cụ thể:
Điều 17 BLHS 2015 đã bổ sung thêm nội dung TNHS khi có hành vi vượt q
trong đồng phạm thì “người đồng phạm khơng phải chịu trách nhiệm hình sự về
hành vi vượt quá của người thực hành”, Khoản 2 Điều 54 BLHS 2015 bổ sung về
TNHS đối với người giúp sức trong trường hợp đặc biệt thì “Tịa án có thể quyết
định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng
khơng bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật đối với

người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trị
khơng đáng kể”. Tuy nhiên, các quy định của BLHS 2015 vẫn còn tồn tại một số
bất cập như Điều 17 BLHS 2015 đã bổ sung thêm nội dung “Người đồng phạm
không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành”,
nhưng chưa đưa ra khái niệm hoặc cách thức xác định “hành vi vượt quá” của
người thực hành hoặc ranh giới phân định “hành vi vượt quá” hay “không là hành
1

Khoản 2 Điều 3 BLHS 1999.


2
vi vượt quá” của người thực hành. Đồng thời BLHS 2015 cũng chưa quy định về
các nguyên tắc xác định TNHS trong đồng phạm, vấn đề tự ý nửa chừng chấm dứt
việc phạm tội trong đồng phạm. Do đó, thực tiễn xét xử cho thấy để xác định
TNHS của những người đồng phạm khi có hành vi trong vụ án đồng phạm gặp rất
nhiều khó khăn, việc phân hóa TNHS của những người đồng phạm cũng chưa thật
sự hợp lý, chưa tương xứng với vai trò và mức độ nguy hiểm của họ khi tham gia
vào vụ án đồng phạm. Những vướng mắc trong thực tiễn xét xử bao gồm: xác định
chưa chính xác TNHS trong trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội
trong đồng phạm; áp dụng chưa chính xác các nguyên tắc xác định TNHS trong
đồng phạm như chưa đảm bảo nguyên tắc chịu TNHS chung trong vụ án đồng
phạm (như cùng một tình tiết giảm nhẹ chung trong đồng phạm nhưng có người
được áp dụng tình tiết giảm nhẹ, có người khơng được áp dụng); việc quyết định
hình phạt trong đồng phạm một số trường hợp cũng chưa đảm bảo sự phân hóa
TNHS trong đồng phạm, chưa phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm, mức
độ tham gia vào vụ án của mỗi người đồng phạm.
Chính vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Trách nhiệm hình sự trong đồng phạm
theo luật hình sự Việt Nam” để làm luận văn thạc sĩ luật học. Việc nghiên cứu đề
tài này là quan trọng và cần thiết để hoàn thiện và áp dụng đúng pháp luật hình sự

nhằm bảo đảm xét xử vụ án hình sự được nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng
pháp luật.

2. Tình hình nghiên cứu
Liên quan đến đề tài “Trách nhiệm hình sự trong đồng phạm theo luật hình
sự Việt Nam” đã có khá nhiều các cơng trình nghiên cứu như:
Sách chuyên khảo, giáo trình: Chương X - Đồng phạm trong Giáo trình Luật
hình sự Việt Nam - Phần chung (tái bản lần thứ nhất, có sửa đổi bổ sung) của
Trường Đại học Luật Tp.HCM (TS. Trần Thị Quang Vinh là Chủ biên), Nxb Hồng
Đức - Hội Luật gia Việt Nam, năm 2019; GS.TSKH Lê Cảm với hệ thống sách
chuyên khảo “Các nghiên cứu chuyên khảo về phần chung BLHS” (NXB Công an
nhân dân, 2000) đã nghiên cứu chế định đồng phạm về khái niệm đồng phạm, các
loại người đồng phạm, các hình thức đồng phạm và trách nhiệm hình sự trong
đồng phạm. Tuy nhiên, trong hai cơng trình nghiên cứu trên thì chế định đồng
phạm chỉ là một phần nhỏ trong cơng trình nghiên cứu nên các tác giả chủ yếu
nghiên cứu các quy định của BLHS mà chưa đi sâu vào lý luận cũng như đánh giá
những vướng mắc trong thực tiễn áp dụng TNHS trong đồng phạm. Ngồi ra, cịn


3
có sách chun khảo “Đồng phạm trong luật Hình sự Việt Nam” của TS. Trần
Quang Tiệp (NXB Tư pháp, 2007) với nội dung trình bày về khái niệm đồng
phạm, các loại người đồng phạm, các hình thức đồng phạm và trách nhiệm hình sự
trong đồng phạm. Trong cơng trình nghiên cứu này mặc dù có nghiên cứu về
TNHS trong đồng phạm, có nghiên cứu về lý luận nhưng cũng chưa đánh giá được
vướng mắc trong thực tiễn, đồng thời công trình này nghiên cứu các quy định của
BLHS 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) mà chưa nghiên cứu các quy định của
BLHS 2015 về TNHS trong đồng phạm.
Các đề tài luận văn, luận án: đề tài luận văn cao học của Nguyễn Minh Đức
“Hình thức phạm tội có tổ chức trong chế định đồng phạm theo pháp luật Hình sự

Việt Nam” năm 1997; đề tài luận án của Nguyễn Trung Thành “Phạm tội có tổ
chức trong luật hình sự Việt Nam và việc đấu tranh phòng chống” năm 2002 đề cập
chi tiết đến trường hợp đồng phạm có tổ chức ở cả góc độ khoa học luật hình sự và
tội phạm học. Hai cơng trình trên chủ yếu nghiên cứu về một hình thức đặc biệt của
đồng phạm là “phạm tội có tổ chức”, khơng tập trung nghiên cứu lý luận và thực
tiễn áp dụng các quy định của BLHS 2015 về TNHS trong đồng phạm.
Bên cạnh đó, có một số bài viết nghiên cứu về đồng phạm, chẳng hạn như
“Phạm tội có tổ chức và trách nhiệm hình sự đối với bọn phạm tội có tổ chức” của
tác giả Nguyễn Vạn Nguyên, hay“Vấn đề tội phạm có tổ chức và trách nhiệm hình
sự pháp nhân trong sửa đổi Bộ luật Hình sự năm 1999” của GS.TS. Hồ Trọng Ngũ
đăng trên tạp chí Lập pháp số 6/2009, bài nghiên cứu “Đấu tranh phịng, chống tội
phạm có tổ chức và tội phạm xuyên quốc gia trong hội nhập kinh tế quốc tế” của
PGS.TS Trần Hữu Ứng đăng trên tạp chí Cộng sản điện tử; TS.Nguyễn Khắc Hải:
“Đấu tranh phòng chống tội phạm có tổ chức theo pháp luật hình sự Liên bang
Nga” trong tạp chí Khoa học - ĐHQG Hà Nội số 23/2007, “Nhận diện tội phạm có
tổ chức” (Kỷ yếu hội thảo khoa học về sửa đổi Bộ luật Hình sự năm 1999);“Tội
phạm có tổ chức – lịch sử và vấn đề hôm nay” của GS.TS.Hồ Trọng Ngũ trả lời cho
câu hỏi: “Tội phạm có tổ chức – nhận thức mới hay hiện tượng xã hội mới?”, bài
viết “Tội phạm có tổ chức và việc bổ sung chế định tổ chức tội phạm trong Bộ luật
Hình sự Việt Nam” của TS.Lê Thị Sơn trong tạp chí Luật học số 12/2012. Các bài
viết khoa học này cũng chủ yếu nghiên cứu về một hình thức đặc biệt của đồng
phạm là “phạm tội có tổ chức”, khơng tập trung nghiên cứu lý luận và thực tiễn áp
dụng các quy định của BLHS 2015 về TNHS trong đồng phạm.


4
Như vậy, các cơng trình nghiên cứu trên chủ yếu nghiên cứu về khái niệm và
các dấu hiệu của đồng phạm, các hình thức đồng phạm cũng như các loại người đồng
phạm; hoặc nghiên cứu về một hình thức đặc biệt của đồng phạm là “phạm tội có tổ
chức”, khơng tập trung nghiên cứu lý luận và thực tiễn áp dụng các quy định của

BLHS 2015 về TNHS trong đồng phạm. Vấn đề TNHS trong đồng phạm chỉ là một
nội dung nhỏ trong một vài cơng trình nghiên cứu trên. Nghiên cứu chuyên sâu về
TNHS trong đồng phạm vẫn đang là một vấn đề còn bỏ ngỏ chưa thật sự được quan
tâm trong khoa học luật hình sự. Đặc biệt là các cơng trình trên chủ yếu nghiên cứu
các quy định của BLHS 1999 mà chưa nghiên cứu các quy định của BLHS 2015 về
chế định đồng phạm. Vì thế, nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn về TNHS trong đồng
phạm vẫn đang là điều cần được nghiên cứu để sửa đổi và hồn thiện. Do đó, trong
phạm vi nghiên cứu của luận văn này, tác giả sẽ tiếp tục kế thừa một số nội dung mà
các cơng trình nghiên cứu khác đã thực hiện là những vấn đề lý luận về đồng phạm
như khái niệm, dấu hiệu của đồng phạm, phân loại các loại người đồng phạm, các
nguyên tắc xác định TNHS trong đồng phạm,…Bên cạnh đó, nội dung chính của luận
văn là nghiên cứu về nội dung mà các cơng trình khác chưa nghiên cứu chun sâu:
các quy định của pháp luật hình sự về TNHS trong đồng phạm, cụ thể là các nguyên
tắc xử lý, nguyên tắc xác định TNHS trong đồng phạm, các quy định để phân hóa
TNHS trong đồng phạm, quyết định hình phạt trong đồng phạm,…

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn là tìm ra những bất cập trong quy định của BLHS cũng
như những vướng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật để từ đó đưa ra một số kiến
nghị hồn thiện quy định của pháp luật hình sự và nâng cao hiệu quả áp dụng các
quy định về trách nhiệm hình sự trong đồng phạm.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là:
- Nghiên cứu làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về TNHS trong đồng phạm.
- Phân tích, đánh giá, cũng như tìm ra những bất cấp trong các quy định của
pháp luật hình sự Việt Nam về TNHS trong đồng phạm.
- Phân tích, đánh giá những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng các
quy định về TNHS trong đồng phạm.
- Đề xuất hoàn thiện các quy định của pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng

các quy định TNHS trong đồng phạm.


5

4. Đối tƣợng, nhiệm vụ nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các vấn đề lý luận, quy định của pháp
luật hình sự và thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật hình sự về trách nhiệm
hình sự trong đồng phạm.
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về thời gian: Luận văn nghiên cứu các vụ án có liên quan trách nhiệm
hình sự trong đồng phạm từ năm 2010 đến nay.
Phạm vi về không gian: Luận văn nghiên cứu thực tiễn áp dụng các quy định
của pháp luật hình sự về trách nhiệm hình sự trong đồng phạm trên phạm vi cả nước.
Phạm vi nội dung:
- Đối với luật Việt Nam: Luận văn nghiên cứu các quy định của BLHS 2015
(sửa đổi, bổ sung năm 2017) đối với cá nhân về vấn đề TNHS trong đồng phạm
được quy định tại Phần chung của BLHS.
- Đối với pháp luật hình sự một số nước: Tác giả lựa chọn nghiên cứu hai hệ
thống pháp luật khá tương đồng với Việt Nam là Liên Bang Nga, Trung Quốc và
một quốc gia phát triển là Cộng hòa Liên Bang Đức.

5. Cơ sở phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Cơ sở phương pháp luận của việc nghiên cứu đề tài là phương pháp luận duy
vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin.
Để phục vụ cho việc nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên
cứu cụ thể như: phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp so sánh, phương
pháp nghiên cứu án điển hình và phương pháp phỏng vấn chuyên gia.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp được sử dụng để tiến hành phân tích và

tổng hợp một cách khái quát các nội dung cần nghiên cứu trong Luận văn. Qua đó,
phân tích thành từng vấn đề để tìm hiểu cụ thể quy định về TNHS trong đồng phạm.
Đồng thời, Luận văn tiến hành tổng hợp từng vấn đề lý luận đã phân tích, nhằm xây
dựng một số lý luận mới đầy đủ và cụ thể về TNHS trong đồng phạm.
- Phương pháp so sánh được sử dụng để làm rõ những điểm giống nhau và
khác nhau trong quy định của BLHS hiện hành về TNHS trong đồng phạm với các
giai đoạn trước đó cũng như trong quy định về TNHS trong đồng phạm giữa pháp
luật hình sự Việt Nam với pháp luật hình sự của một số nước khác, để từ đó rút ra
được những ưu điểm và hạn chế trong quy định về TNHS trong đồng phạm.


6
- Phương pháp nghiên cứu án điển hình được sử dụng để nghiên cứu các vụ án
cụ thể trong thực tiễn nhằm tìm ra những vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp
luật để từ đó kiến nghị hồn thiện hoặc hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật.
Tác giả đã tiến hành nghiên cứu 200 vụ án có đồng phạm để phục vụ cho các nội
dung nghiên cứu của luận văn.
- Phương pháp phỏng vấn chuyên gia: tác giả thực hiện phỏng vấn 20 thẩm
phán TAND các cấp để nghiên cứu về thực tiễn xác định TNHS trong đồng phạm;
quan điểm của các chuyên gia về mức độ nguy hiểm và mức độ TNHS của từng loại
người đồng phạm. Kết quả phỏng vấn là nguồn tư liệu tham khảo để tác giả đưa ra
các đề xuất trong luận văn.

6. Đóng góp mới về khoa học của luận văn
Thơng qua những nghiên cứu về những vấn đề lý luận về TNHS trong đồng
phạm, luận văn góp phần làm sáng tỏ một cách hệ thống và toàn diện một số vấn đề
lý luận về TNHS trong đồng phạm, làm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu các đề tài
tiếp theo có liên quan. Bên cạnh đó, luận văn cũng làm rõ thực tiễn xét xử và một
số tồn tại khó khăn, vướng mắc đối với việc áp dụng các quy định về TNHS trong
đồng phạm, Từ đó, đưa ra một số đề xuất hoàn thiện thiện các quy định của BLHS

Việt Nam về TNHS trong đồng phạm và một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp
dụng các quy định này. Chính vì vậy, kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được
sử dụng cho các cơng trình nghiên cứu tiếp theo có liên quan, sử dụng trong việc
kiến nghị hoàn thiện pháp luật, cũng như sử dụng trong các cơ quan tư pháp hình sự
để nghiên cứu áp dụng thống nhất pháp luật.

7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn gồm 02 chương:
Chƣơng 1. Những vấn đề lý luận và quy định của luật hình sự về trách nhiệm
hình sự trong đồng phạm
Chƣơng 2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về trách nhiệm hình sự trong đồng
phạm, kinh nghiệm nước ngoài và một số kiến nghị


7
CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CỦA LUẬT HÌNH SỰ
VỀ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ TRONG ĐỒNG PHẠM
1.1. Khái niệm, các dấu hiệu của đồng phạm và trách nhiệm hình sự trong
đồng phạm
1.1.1. Khái niệm, các dấu hiệu của đồng phạm
Khái niệm
Tội phạm là hiện tượng xã hội tồn tại trong mọi quốc gia, được phản ánh trong
luật hình sự vì trái với chuẩn mực xã hội ở mức cao nhất so với các hiện tượng lệch
chuẩn khác. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 BLHS 2015: “Tội phạm là hành vi
nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS, do người có năng lực trách nhiệm
hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm
độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính
trị, chế độ kinh tế, nền văn hố, quốc phịng, an ninh, trật tự, an tồn xã hội, quyền,

lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp
của cơng dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ
nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự”.
Tội phạm có thể do một người thực hiện nhưng cũng có thể do nhiều người
cùng thực hiện tội phạm. Trong trường hợp tội phạm do một người thực hiện khoa học pháp lý hình sự gọi là phạm tội đơn lẻ2 , trường hợp tội phạm do nhiều
người cùng thực hiện có thể có đồng phạm hoặc cũng có thể là trường hợp những
người thực hiện tội phạm đã hành động trong sự độc lập hoàn toàn với nhau. Tuy
nhiên, so với những trường hợp phạm tội cịn lại thì trường hợp tội phạm được
thực hiện mà giữa những người phạm tội có sự cố ý hoạt động chung, có sự câu
kết với nhau thì thường sẽ có tính nguy hiểm cho xã hội cao. Do đó, vì mục đích
phịng ngừa tội phạm và xác định đúng TNHS của những người tham gia thực
hiện tội phạm trong đồng phạm nên “Đồng phạm” đã được thừa nhận cả về lý luận
lẫn thực tiễn.
Theo Từ điển Tiếng Việt: “đồng” nghĩa là “cùng như nhau”3; “phạm” nghĩa
là làm tổn hại đến cái cần tôn trọng, mắc phải điều cần tránh4. Đồng phạm nghĩa là
2

Trường Đại học Luật Tp.HCM (2019), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam - Phần chung, Nxb. Hồng Đức –
Hội luật gia Việt Nam, tr. 204.
3
truy cập ngày 14.4.2020.
4
truy cập ngày 14.4.2020.


8
cùng phạm tội hiểu theo nghĩa của luật hình sự.5 Theo cách giải thích này, thuật
ngữ “đồng phạm” mới chỉ được xem xét ở góc độ ngữ nghĩa đơn thuần chứ chưa
đưa ra được đặc trưng, bản chất của khái niệm đồng phạm dưới góc độ pháp lý.
Theo Từ điển Luật học thì “Đồng phạm là trường hợp phạm tội đặc biệt so với

trường hợp phạm tội riêng lẻ”.6 Cách giải thích như trong Từ điển Luật học đã đề cập
đến đặc điểm của chế định đồng phạm chứ chưa làm rõ được nội hàm khái niệm này.
Trong pháp luật hình sự, vấn đề đồng phạm đã được quy định rất sớm nhưng
phải đến khi BLHS 1985 ra đời thì khái niệm “đồng phạm” mới lần đầu tiên được
định nghĩa: “Hai hoặc nhiều người cùng thực hiện một tội phạm là đồng phạm”.Tuy
nhiên trong khái niệm đồng phạm này có lỗi kỹ thuật về mặt lập pháp đó là việc sử
dụng cụm từ “hai hoặc nhiều người”có sai sót lặp lại, bởi vì “nhiều người” đã bao
gồm “hai người” trong đó. Bên cạnh đó, khái niệm về đồng phạm trong BLHS 1985
chưa thể hiện được lỗi của những người đồng phạm phải là cùng cố ý. Những thiếu
sót này đã được BLHS 1999 khắc phục bằng cách thay cụm từ “hai hoặc nhiều
người” bằng cụm từ “hai người trở lên” trong quy định về đồng phạm tại Điều 20
BLHS 1999, bổ sung dấu hiệu lỗi “cố ý”. Quy định này tiếp tục được BLHS 2015 bổ
sung và hoàn thiện tại Điều 17 với nội dung: “Đồng phạm là trường hợp có hai
người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm”.
Dưới góc độ khoa học luật hình sự, GS.TSKH Lê Văn Cảm đưa ra định nghĩa
khoa học về khái niệm đồng phạm như sau: “Đồng phạm là hình thức phạm tội do cố
ý được thực hiện với sự cố ý cùng tham gia của hai người trở lên”7. Quan điểm này
có điểm hợp lý là đã đưa ra được khái niệm đồng phạm dựa trên những dấu hiệu
chung của đồng phạm, tuy nhiên lại lặp lại hai lần cụm từ “cố ý”. Từ “cố ý” đầu tiên
trong định nghĩa đã khái qt về lỗi trong đồng phạm chính vì vậy cụm từ “sự cố ý
cùng tham gia của hai người trở lên” không cần thiết. Mặt khác, ở định nghĩa này đã
nêu rõ về số lượng người tham gia đồng phạm, về lỗi cố ý của những người đồng
phạm nhưng cịn thiếu xót do chưa khái qt về chủ thể của đồng phạm.
Chính vì vậy, theo tác giả khái niệm khoa học về đồng phạm có thể được hiểu
như sau: Đồng phạm là trường hợp có từ hai người trở lên có năng lực trách nhiệm
hình sự, đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự cố ý cùng thực hiện tội phạm.
5

/>truy cập ngày 14.3.2020.
6

Bộ tư pháp – Viện khoa học pháp lý (1998), Từ điển Luật học, Nxb Từ điển Bách khoa – NXB Tư pháp, tr.269.
7
Lê Văn Cảm (2005), Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự (Phần chung), Sách chuyên khảo Sau
đại học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.458.


9
Các dấu hiệu của đồng phạm
Đồng phạm là một hình thức phạm tội đặc biệt nên ngoài những dấu hiệu
chung giống như phạm tội riêng lẻ, đồng phạm cịn có những dấu hiệu riêng biệt
khác. Đó là những dấu hiệu khách quan và chủ quan sau đây:
Các dấu hiệu khách quan của đồng phạm
Dấu hiệu khách quan của một vụ án đồng phạm là những dấu hiệu thể hiện ra
bên ngồi khi một vụ án hình sự xảy ra, bao gồm bốn dấu hiệu cơ bản là: dấu hiệu
số lượng người tham gia thực hiện tội phạm, dấu hiệu hành vi khách quan, dấu hiệu
hậu quả phạm tội chung và dấu hiệu mối quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan
và hậu quả phạm tội chung.
Thứ nhất, dấu hiệu về số lượng người tham gia là yêu cầu tiên quyết khi xác
định có đồng phạm hay khơng có đồng phạm. Đồng phạm địi hỏi phải có ít nhất hai
người trở lên cùng tham gia vào việc thực hiện một tội phạm. Những người tham
gia cùng thực hiện một tội phạm này phải thoả mãn đầy đủ các dấu hiệu về chủ thể
của tội phạm. Nghĩa là họ phải có năng lực TNHS và đạt độ tuổi chịu TNHS theo
luật định. Trường hợp có nhiều người cùng tham gia vào việc thực hiện một tội
phạm nhưng chỉ có một người đủ tuổi chịu TNHS và có năng lực TNHS thì khơng
có đồng phạm mà chỉ là phạm tội riêng lẻ.
Ví dụ: A (20 tuổi) đã xúi giục B (12 tuổi) đốt nhà bà M vì mâu thuẫn cá nhân.
Trường hợp này khơng có đồng phạm vì A đủ tuổi chịu TNHS và có năng lực
TNHS cịn B khơng đủ điều kiện là chủ thể của tội phạm.
Bộ luật Hình sự quy định đồng phạm phải từ hai người trở lên vì trên thực tế
hầu hết các trường hợp phạm tội xảy ra gây nguy hại lớn cho xã hội là những trường

hợp có từ nhiều người cùng tham gia thực hiện tội phạm. Thường thì khi phạm tội
riêng lẻ khơng ít người có tâm lý sợ hãi, thiếu quyết tâm, khi gặp khó khăn trở ngại
khơng ít người phạm tội một mình dễ dàng thay đổi ý kiến và có thể dừng lại không
thực hiện hành vi phạm tội nữa. Nhưng khi hoạt động tập thể, người phạm tội
thường có tâm lý dựa vào sức mạnh tập thể nên liều lĩnh hơn, quyết tâm phạm tội
cao hơn, dẫn đến hậu quả nguy hiểm cho xã hội cũng nghiêm trọng hơn. Chỉ khi có
từ hai người trở lên tham gia thực hiện tội phạm thì mới có sự bàn bạc và tham gia
hành động.8 Vì vậy, đồng phạm được đặt ra phải từ hai người trở lên cùng thực hiện
hành vi phạm tội.
8

Lê Cảm (Chủ biên) (2001), Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần chung), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.218.


10
Đồng phạm quy định phải có ít nhất hai người trở lên cùng thực hiện tội phạm.
Hai người trở lên ở đây là những người có hành vi nguy hiểm cho xã hội đến một
mức độ nhất định nào đó. Khi có nhiều người tham gia phạm tội khơng phải mọi
trường hợp những người đồng phạm đều tham gia với mức độ hành vi giống nhau,
mà sẽ có người tham gia ít, có người tham gia nhiều, có người hành vi của họ tác
động và góp phần quyết định đến hậu quả nguy hiểm cho xã hội xảy ra, có những
người mà hành vi của họ tác động nhỏ nhặt, khơng đáng kể đến hậu quả thì vấn đề
đồng phạm chưa cần phải đặt ra. Chính vì vậy, khi đặt ra vấn đề đồng phạm, chúng
ta cần phải xem xét một cách toàn diện các dấu hiệu khách quan và dấu hiệu chủ
quan của hành vi phạm tội.
Thứ hai, dấu hiệu hành vi được quy định tại Điều 17 BLHS 2015 là: “cùng
thực hiện một tội phạm”. Dấu hiệu này có nghĩa là hành vi của mỗi người đồng
phạm phải được thực hiện trong mối liên kết thống nhất với nhau, hành vi của người
này hỗ trợ, bổ sung và là điều kiện cho hành vi của người khác. Hành vi của những
người đồng phạm có ảnh hưởng tác động qua lại lẫn nhau, làm cho hoạt động phạm

tội chung có hiệu quả hơn và nguy hiểm hơn. Hành vi của mỗi người là một khâu
cần thiết cho hoạt động phạm tội chung.9 Trong quá trình “cùng thực hiện một tội
phạm”, tùy từng trường hợp cụ thể mà mỗi người trong đồng phạm có thể tham gia
thực hiện ít nhất một trong bốn loại hành vi sau: Đó là hành vi trực tiếp thực hiện
tội phạm, hành vi xúi giục người khác thực hiện tội phạm, hành vi giúp sức người
khác thực hiện tội phạm và hành vi tổ chức việc thực hiện tội phạm. Nếu hành vi
của một người có liên quan đến việc thực hiện tội phạm của một người khác nhưng
không thuộc một trong bốn loại hành vi kể trên thì khơng thể coi là “cùng thực hiện
một tội phạm” và do đó khơng được coi là đồng phạm. Ví dụ: A và B thực hiện
hành vi trộm cắp tài sản là chiếc xe SH, đem đến tiệm cầm đồ của C để bán với giá
10 triệu đồng. Thấy rẻ nên C vẫn mua mặc dù biết đây là tài sản do phạm tội mà có.
Trường hợp này hành vi của A, B và C mặc dù là có liên quan đến đến vụ việc
phạm tội nhưng chỉ có A và B là đồng phạm chịu TNHS về tội trộm cắp tài sản, cịn
C thì có thể chịu trách nhiệm về tội danh độc lập chứ không phải là đồng phạm
cùng với A và B, bởi không có một trong bốn vai trị nêu trên. Hành vi của C không
được xem là “cùng thực hiện một tội phạm” vì tại thời điểm C biết về hành vi trộm
cắp tài sản và mua chiếc xe SH thì hành vi trộm cắp tài sản của A và B đã kết thúc,
C không cùng tham gia thực hiện hành vi trộm cắp tài sản với A và B.
9

Trường Đại học Luật Tp.HCM (2019), tlđd (2), tr. 206.


11
Thứ ba, hậu quả của tội phạm trong vụ án đồng phạm phải là kết quả chung do sự
phối hợp hoạt động của tất cả những người tham gia vào việc phạm tội mang lại, là kết
quả do hoạt động chung của những người tham gia trong vụ án đồng phạm tạo nên. Ví
dụ: một nhóm người cùng đập phá một chiếc xe ô tô của người khác trị giá 01 tỷ đồng
thì những người này cùng phải chịu TNHS về thiệt hại do hành vi của mình gây ra. Tuy
nhiên, trong quá trình thực hiện tội phạm, nếu một trong những người đồng phạm gây

ra hậu quả riêng thì người đó tự chịu TNHS về hậu quả riêng mà mình gây ra.
Ví dụ: A và B rủ nhau đi trộm cắp tài sản, cả hai cùng bàn bạc thống nhất nội
dung: A vào nhà lấy tài sản, còn B đứng ngồi canh gác, khi A đang cạy tủ thì anh
C là chủ nhà phát hiện và lao vào ôm A, khi cả 2 đang giằng co thì A rút dao đâm
anh C một nhát và tẩu thoát, B đứng ngồi canh gác khơng biết gì về sự việc này.
Trong trường hợp này, giữa A và B là có đồng phạm về hành vi trộm cắp tài sản vì
giữa hai đối tượng này đã có sự bàn bạc thống nhất với nhau về phương án và cách
thức hành động phạm tội, nhưng sau đó q trình thực hiện hành vi phạm tội đã
phát sinh những vấn đề ngoài sự bàn bạc của hai người, do đó việc xử lý đối với A
và B sẽ căn cứ vào nguyên tắc cá thể hoá TNHS và như vậy A và B là đồng phạm
trong “tội trộm cắp tài sản” (ở giai đoạn phạm tội chưa đạt), cịn B phải chịu thêm
tình tiết định khung tăng nặng TNHS là “hành hung để tẩu thốt” vì hành vi A tấn
cơng anh C nằm ngồi sự bàn bạc giữa A và B.
Thứ tư, hành vi của mỗi người đồng phạm phải có mối quan hệ nhân quả với
hoạt động phạm tội chung và với hậu quả chung của tội phạm. Tùy từng trường hợp
mà hành vi của mỗi người đồng phạm có mối quan hệ trực tiếp hay gián tiếp với hậu
quả chung của tội phạm.Trong trường hợp đồng phạm khơng có sự phân cơng vai trò,
tức là tất cả người đồng phạm đều trực tiếp thực hiện tội phạm và hành vi của những
người này đều là nguyên nhân trực tiếp gây ra hậu quả phạm tội chung thì mối quan
hệ nhân quả giữa hành vi của người đồng phạm này và hậu quả phạm tội chung được
gọi là mối quan hệ nhân quả kép trực tiếp. Trường hợp đồng phạm có sự phân cơng
vai trị, tức là có cả người thực hành, người tổ chức, người giúp sức, người xúi giục
thì chỉ có hành vi của người thực hành là nguyên nhân trực tiếp gây ra hậu quả chung,
còn hành vi của những người đồng phạm khác thông qua hành vi của người thực
hành để gây ra hậu quả. Khi đó mối quan hệ giữa hành vi của những người đồng
phạm và hậu quả phạm tội chung được gọi là mối quan hệ nhân quả gián tiếp.10
10

Nguyễn Thị Minh Trâm (2017), Định tội danh trong đồng phạm - Lý luận và thực tiễn, luận văn thạc sĩ
luật học, Trường Đại học Luật Tp.HCM.



12
Trong những dấu hiệu khách quan kể trên thì dấu hiệu về số lượng người tham
gia và dấu hiệu hành vi là hai dấu hiệu bắt buộc trong mọi trường hợp đồng phạm,
còn dấu hiệu hậu quả chung cũng như dấu hiệu mối quan hệ nhân quả giữa hành vi
và hậu quả chỉ là dấu hiệu bắt buộc khi xác định đồng phạm với những tội phạm có
cấu thành tội phạm (CTTP) vật chất.
Các dấu hiệu chủ quan của đồng phạm
Tội phạm là một thể thống nhất giữa mặt khách quan và mặt chủ quan. Trong đó
mặt chủ quan là những hoạt động tâm lý bên trong của người phạm tội. Mặt chủ quan
của đồng phạm bao gồm những dấu hiệu sau: lỗi, động cơ và mục đích phạm tội.
Thứ nhất, dấu hiệu lỗi luôn là dấu hiệu bắt buộc trong mọi trường hợp đồng
phạm. Lỗi là thái độ tâm lí của một người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của
mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra được biểu hiện dưới hình thức cố ý
hoặc vô ý.11 Dấu hiệu lỗi của đồng phạm là “cùng cố ý”. Có nghĩa là khi thực hiện
hành vi nguy hiểm cho xã hội, mỗi người đồng phạm khơng chỉ cố ý đối với hành vi
của mình mà còn biết và mong muốn sự cố ý tham gia của những người đồng phạm
khác. Sự “cùng cố ý” này thể hiện ở cả hai mặt ý thức và ý chí.
Về ý thức đối với hành vi: Mỗi người đồng phạm nhận thức được hành vi của
mình là nguy hiểm cho xã hội đồng thời họ nhận thức được mình đang hoạt động
chung với những người khác. Về ý thức đối với hậu quả: Mỗi người đồng phạm đều
thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi do mình và những người khác
cùng thực hiện. Về ý chí: Mỗi người đồng phạm đều mong muốn có hoạt động
chung và cùng mong muốn có hậu quả xảy ra hoặc có ý thức bỏ mặc cho hậu quả
xảy ra. Nghĩa là trong đồng phạm, thông thường lỗi của những người đồng phạm là
lỗi cố ý trực tiếp, nhưng cũng có thể là lỗi cố ý gián tiếp.
Ví dụ: Vụ án cô giáo Nguyễn Thị H và thầy giáo Vi Văn D điều khiển xe làm
hai em học sinh tiểu học trường tiểu học Vân Hồ (Sơn La) thương vong: Trong giờ
ra chơi, cơ H (chưa có bằng lái xe) đã nhờ thầy D hướng dẫn lái xe trong khuôn

viên nhà trường. Khi cô H lùi xe, do không làm chủ được tốc độ và tay lái nên phần
đuôi xe đã đâm vào hai học sinh. Thời điểm khi xảy ra vụ việc, ngồi bên ghế phụ
của xe là thầy Vì Văn D (SN 1976, trú tại thị trấn Nông trường Mộc Châu), giáo
viên Trường tiểu học Vân Hồ. Do không cẩn thận nên cô H đã lùi xe vào hai em học
sinh, hậu quả là một em tử vong, một em bị gãy chân. Bản án sơ thẩm của Tòa án
11

Trường Đại học Luật Tp.HCM (2019), tlđd (2), tr. 205.


13
nhân dân tỉnh Sơn La tuyên Nguyễn Thị H và Vi Văn D phạm tội vô ý làm chết
người và đối với trường hợp này khơng có đồng phạm xảy ra. Anh D không bị xem
là đồng phạm với cô H về tội vơ ý làm chết người vì hành vi phạm tội được thực
hiện với lỗi vô ý, anh D và cô H không cùng “cố ý” thực hiện một tội phạm nên
khơng có đồng phạm trong vụ án nêu trên.
Thứ hai, những tội phạm nào quy định mục đích là dấu hiệu định tội thì những
người đồng phạm buộc phải có cùng mục đích phạm tội được quy định trong CTTP.
Những tội phạm khơng quy định mục đích là dấu hiệu định tội thì những người đồng
phạm khơng buộc phải có cùng mục đích. Mục đích phạm tội là kết quả trong ý thức
chủ quan mà người phạm tội mong muốn đạt được khi thực hiện hành vi phạm tội.12
Ví dụ: Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân (Điều 109 BLHS
2015) thì mục đích chống chính quyền nhân dân là dấu hiệu bắt buộc. A và B cùng
nhau hoạt động để chống chính quyền Việt Nam. Qua tìm hiểu, biết ơng C chun
chở khách qua nước ngồi bằng đường biển nên đã th ơng chở ra nước ngồi.
Ơng C dù khơng có mục đích chung là chống chính quyền nhân dân với A và B
nhưng biết mục đích A và B ra nước ngồi để chống chính quyền nhân dân. Ơng C
bị coi là đồng phạm với A và B vì biết rõ và tiếp nhận mục đích của A và B về tội
hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân (Điều 109 BLHS 2015).
Thứ ba, cũng tương tự như dấu hiệu mục đích phạm tội, những tội phạm

không quy định động cơ phạm tội là dấu hiệu bắt buộc thì những người đồng phạm
khơng buộc phải có cùng động cơ phạm tội. Tuy nhiên nếu trong CTTP quy định
động cơ phạm tội là dấu hiệu định tội, thì những người đồng phạm đó phải có cùng
động cơ phạm tội được quy định trong CTTP. Trong trường hợp này, nếu họ cố ý
cùng thực hiện một hành vi phạm tội nhưng khơng có cùng động cơ phạm tội thì
cũng khơng được coi là đồng phạm.13
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm của trách nhiệm hình sự trong đồng phạm
Khái niệm
Cho đến nay, vẫn chưa có nhận thức thống nhất về TNHS trong khoa học luật
hình sự. Trong khoa học pháp lý hiện nay, có nhiều quan điểm về khái niệm TNHS,
được phân chia theo từng nhóm như sau:
Nhóm quan điểm thứ nhất: nêu khái niệm TNHS dưới góc độ hậu quả pháp lý:
TNHS được hiểu là “hậu quả pháp lý của việc phạm tội thể hiện ở chỗ người đã gây tội
12
13

Trường Đại học Luật Tp.HCM (2019), tlđd (2), tr. 209
Trường Đại học Luật Tp.HCM (2019), tlđd (2), tr.211.


14
phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước”14. “Trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lý của
việc thực hiện tội phạm và được thể hiện bằng việc áp dụng đối với người phạm tội
một hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế của Nhà nước do luật hình sự quy định”15 .
Nhóm quan điểm thứ hai: nhìn nhận TNHS với tư cách là một dạng của trách
nhiệm pháp lý: “Trách nhiệm hình sự là một dạng trách nhiệm pháp lý, là trách
nhiệm của người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong
pháp luạt hình sự bằng một hậu quả bất lợi do Tòa án áp dụng tùy thuộc vào tính chất
và mức độ nguy hiểm của hành vi mà người đó thực hiện”16 , “Trách nhiệm hình sự là
một dạng của trách nhiệm pháp lý bao gồm nghĩa vụ phải chịu sự tác động của hoạt

động truy cứu trách nhiệm hình sự, chịu bị kết tội, chịu biện pháp cưỡng chế của
trách nhiệm hình sự (hình phạt, biện pháp tư pháp) và mang án tích”17.
Như vậy, các nhà nghiên cứu luật hình sự chỉ mới cùng nhận thức TNHS là
một dạng của trách nhiệm pháp lý và là hậu quả pháp lý của việc thực hiện tội
phạm. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có sự nhận thức thống nhất về nội dung của
TNHS. Nghiên cứu về nội dung của TNHS cần phải bắt đầu từ nhận thức về bản
chất của TNHS. Bản chất của TNHS là sự lên án của Nhà nước đối với người có lỗi
khi thực hiện một hành vi nguy hiểm cho xã hội mà luật hình sự quy định là tội
phạm, là sự phản ứng của Nhà nước đối với tội phạm18. Với ý nghĩa là phản ứng của
Nhà nước đối với tội phạm, nội dung cụ thể của TNHS phải là những tác động pháp
lý bất lợi được quy định trong luật hình sự mà người phạm tội phải gánh chịu trước
Nhà nước vì đã thực hiện một tội phạm. Những tác động bất lợi đó là bị Nhà nước
lên án bằng một bản án kết tội, phải chịu hình phạt, chịu tác động bất lợi khác về
hình sự. Tuy nhiên, không phải hậu quả pháp lý bất lợi nào do việc phạm tội đều là
nội dung cụ thể của TNHS. Việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong quá trình
điều tra tuy là những tác động bất lợi gắn liền với việc phạm tội nhưng không phải
là nội dung cụ thể của TNHS vì mục đích của các biện pháp này là phục vụ điều tra
chứ không phải là sự trừng phạt của Nhà nước đối với người phạm tội.
Như vây, từ sự tìm hiểu các quan điểm khác nhau về TNHS kết hợp với việc
nhận thức một số vấn đề có liên quan đến TNHS, theo tơi, khái niệm TNHS có thể
14

Đào Trí Úc (1993), Mơ hình lý luận về BLHS Việt Nam (Phần Chung) , Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr 41.
Lê Văn Cảm (2005), tlđd (7), tr. 609.
16
Đỗ Ngọc Quang (1997), Tìm hiểu trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về tham nhũng trong luật hình
sự Việt Nam, Nxb Cơng an nhân dân, Hà Nội, tr 14.
17
Trường Đại học luật Hà Nội (2005), Giáo trình Luật hình sự Tập 1, Nguyễn Ngọc Hịa (chủ biên), Nxb
Cơng an nhân dân, tr 210.

18
Kiều Đình Thụ (2000), Tìm hiểu luật hình sự Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, tr.66.
15


15
được định nghĩa như sau: Trách nhiệm hình sự là một dạng của trách nhiệm pháp
lý, là hậu quả pháp lý của việc phạm tội thể hiện ở trách nhiệm của người phạm tội
trước Nhà nước phải chịu những tác động pháp lý bất lợi được quy định trong luật
hình sự do Tịa án áp dụng theo một trình tự tố tụng nhất định.
Đặc điểm trách nhiệm hình sự trong đồng phạm
Trách nhiệm hình sự trong vụ án đơn lẻ chỉ áp dụng cho một cá nhân hoặc
pháp nhân, nhưng TNHS trong đồng phạm khơng chỉ như vậy mà nó cịn được áp
dụng đối với một tập thể người có sự cố ý cùng thực hiện một tội phạm. Vì vậy,
TNHS trong đồng phạm khác với TNHS trong trường hợp do một người thực hiện ở
các điểm sau đây:
Về cơ sở của trách nhiệm hình sự trong đồng phạm
Cơ sở của TNHS là căn cứ chung mà dựa vào đó Nhà nước có thể truy cứu,
áp dụng TNHS đối với một chủ thể nhất định. Cơ sở pháp lý của TNHS trong
đồng phạm là các quy định trong BLHS về một tội phạm. Theo luật hình sự, người
bị coi là tội phạm và phải chịu TNHS về tội cố ý cụ thể, bao gồm người đã thực
hiện hành vi phạm tội được mô tả trong CTTP (cơ bản) và cả người có hành vi cố
ý ảnh hưởng đến việc thực hiện tội phạm. Để có cơ sở pháp lý cho việc truy cứu
TNHS, luật hình sự cịn quy định các CTTP bổ sung của các dạng khác trong hành
vi đồng phạm là CTTP của hành vi tổ chức thực hiện tội phạm, hành vi xúi giục
thực hiện tội phạm và hành vi giúp sức thực hiện tội phạm. Khác với CTTP cơ
bản, CTTP bổ sung (đồng phạm) không được quy định trực tiếp cho từng tội danh.
Dấu hiệu của hành vi tổ chức, xúi giục, giúp sức được quy định trong phần chung
BLHS, có tính chất chung cho tất cả các tội danh nhưng chưa phải là CTTP của
hành vi đồng phạm. Do đó, ngồi hành vi của người thực hành thì hành vi của

người đồng phạm khác đã thực hiện có thể khơng thỏa mãn tất cả các dấu hiệu của
CTTP cụ thể được quy định tại các điều luật quy định các tội phạm cụ thể của
BLHS. Chính vì vậy, CTTP của hành vi đồng phạm được hình thành bởi tổng hợp
các dấu hiệu tại điều luật phần chung quy định về đồng phạm và điều luật phần
quy định các tội phạm của BLHS. “Sự tổng hợp những dấu hiệu của một cấu thành
tội phạm cơ bản với những dấu hiệu của chế định đồng phạm chính là những cấu
thành tội phạm bổ sung cho cấu thành tội phạm cơ bản - cấu thành tội phạm của
hành vi đồng phạm”.
Cơ sở thực tiễn phát sinh TNHS trong đồng phạm bắt đầu từ thời điểm người
đồng phạm thực hiện hành vi phạm tội. Hành vi đồng phạm bao gồm hành vi cố ý


16
thực hiện tội phạm cụ thể và các hành vi cố ý ảnh hưởng đến việc thực hiện tội
phạm. Thời điểm người đồng phạm thực hiện tội phạm là thời điểm người phạm tội
thực hiện hành vi được mô tả trong CTTP được quy định trong luật hình sự. Từ thời
điểm đó, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng có quyền và
nghĩa vụ áp dụng các biện pháp do pháp luật tố tụng hình sự quy định để truy cứu
TNHS đối với người đồng phạm.
Tự do ý chí là cơ sở của TNHS trong đồng phạm và người đồng phạm chỉ phải
chịu TNHS khi họ có sự tự do ý chí. Những người đồng phạm có sự thống nhất ý
chí và hành động, cùng nhau lựa chọn một xử sự phạm tội. Ý chí có ý nghĩa cực kỳ
quan trọng, bởi nó là yếu tố cơ bản, khơng thể thiếu được để hình thành sự liên kết,
từ đó làm phát sinh trách nhiệm pháp lý hình sự của những người đồng phạm. Mỗi
người đồng phạm chỉ bị ràng buộc và phải chịu trách nhiệm bởi ý chí của chính
mình được thể hiện một cách trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc trong trường hợp pháp
luật quy định. Nếu những người phạm tội khơng có ý định tham gia thực hiện tội
phạm chung thì họ khơng phải chịu trách nhiệm với vai trò là những người đồng
phạm mà chịu trách nhiệm riêng rẽ. Ý chí là tự do và ý chí là yếu tố duy nhất hình
thành sự liên kết phạm tội và làm phát sinh trách nhiệm pháp lý.

Về tính chất, mức độ của trách nhiệm hình sự trong đồng phạm
Trách nhiệm hình sự trong đồng phạm trước hết là trách nhiệm chung của
nhóm người cùng tham gia thực hiện tội phạm. TNHS trong đồng phạm không phải
bắt nguồn từ hành vi khởi xướng, xúi giục, giúp sức mà bắt nguồn từ việc tham gia
thực hiện tội phạm với người thực hành. Mỗi người đồng phạm phải cùng chịu trách
nhiệm với “sản phẩm” phạm tội của mình, tức là, cùng chịu sự phản ứng của xã hội
đối với hành vi lệch chuẩn, vi phạm các quy định pháp lý hình sự. Tuy nhiên,
TNHS là dạng trách nhiệm của cá nhân người phạm tội. Mỗi người đồng phạm chịu
trách nhiệm đối với hậu quả phạm tội chung, căn cứ vào mức độ đóng góp vào việc
thực hiện tội phạm hay mỗi người đồng phạm phải đồng thời chịu trách nhiệm
chung về hậu quả phạm tội chung và chịu trách nhiệm độc lập tương xứng với tính
chất đồng phạm, tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi tham gia
phạm tội và mức độ đóng góp vào việc thực hiện tội phạm chung.
Nếu xác định TNHS của mỗi người đồng phạm là trách nhiệm phân chia thì
tổng mức hình phạt của tất cả những người đồng phạm phải chịu sẽ như TNHS đối
với trường hợp phạm tội đơn lẻ, tương tự về hành vi và hậu quả phạm tội. Nếu xác
định TNHS của mỗi người đồng phạm là trách nhiệm hỗn hợp (chung và riêng) thì


17
tổng mức hình phạt của mỗi người đồng phạm sẽ cao hơn hình phạt đối với trường
hợp phạm tội chỉ do một người, có cùng tính chất và đặc điểm hành vi, hậu quả. Để
lý giải cho vấn đề này, một là phải nhận thức tội phạm được thực hiện dưới hình
thức đồng phạm là một thể thống nhất, khơng tách rời; hai là, hai là đồng phạm là
trường hợp phạm tội có sự khác biệt, cao hơn về “chất” so với trường hợp phạm tội
có tính chất đơn lẻ. Mối quan hệ về mặt khách quan và chủ quan của những người
đồng phạm quyết định “lượng” mới có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội
cao hơn trường hợp phạm tội riêng lẻ. Ngoài ra, với việc tham gia đồng phạm, mỗi
người đồng phạm đã từ bỏ “nhận dạng cá nhân của mình” và chịu sự ràng buộc với
tội phạm chung. Do đó, dù đồng phạm khơng được quy định là tình tiết tăng nặng

TNHS thì trong mọi trường hợp TNHS của những người đồng phạm vẫn phải
nghiêm khắc hơn trường hợp phạm tội đơn lẻ. Do vậy, TNHS trong đồng phạm là
trách nhiệm cá nhân của từng người đồng phạm, hỗn hợp giữa trách nhiệm đối với
hậu quả phạm tội chung và trách nhiệm đóng góp của từng người đồng phạm tương
xứng với tính chất và mức độ tham gia phạm tội. Mỗi người đồng phạm phải chịu
trách nhiệm cá nhân đối với việc phạm tội chung.
Về phân hóa trách nhiệm hình sự trong đồng phạm
Việc xác định TNHS trong đồng phạm địi hỏi có sự phân hóa TNHS của
từng người đồng phạm, dựa trên mức độ tham gia của họ. Đây được coi là đặc
điểm phân biệt TNHS trong đồng phạm với TNHS trong vụ án một người phạm
tội. Khác với phạm tội đơn lẻ, phạm tội dưới hình thức đồng phạm bao giờ cũng
có từ hai người trở lên tham gia thực hiện tội phạm do cố ý. Sự khác biệt về số
lượng người phạm tội, đặc điểm chủ quan của đồng phạm, mức độ liên kết, tính
chất hành vi của những người tham gia có thể khác nhau, mức độ đóng góp của họ
đối với việc thực hiện tội phạm chung có thể khác nhau đã chứa đựng những lý do
tất yếu khách quan phải có chính sách phân hóa TNHS phù hợp. Những người
đồng phạm khơng chỉ khác nhau về tính chất, mức độ tham gia vào việc thực hiện
tội phạm chung mà mang những đặc điểm riêng về nhân thân. Mặc dù tất cả
những người đồng phạm phải chịu trách nhiệm chung về toàn bộ tội phạm mà họ
đã cùng cố ý gây ra nhưng mỗi người đồng phạm cũng phải chịu trách nhiệm độc
lập về việc cùng thực hiện vụ đồng phạm. Do đó, để giải quyết một cách cơng
bằng, nhân đạo và hợp lý, TNHS của những người đồng phạm địi hỏi phải có
chính sách phân hóa TNHS trong đồng phạm. Tức là, phân chia các trường hợp
phạm tội trong đồng phạm thành những nhóm khác nhau dựa trên những tiêu chí


18
nhất định. Yêu cầu của tư tưởng giải quyết TNHS cơng bằng địi hỏi việc phân hóa
TNHS trong đồng phạm phải dựa trên sự khác biệt về tính chất hành vi của những
người tham gia thực hiện tội phạm, mức độ tham gia, mức độ đóng góp của họ vào

việc thực hiện tội phạm chung cũng như sự khác biệt về tính chất nguy hiểm cho
xã hội giữa các trường hợp đồng phạm. Mặt khác, tư tưởng nhân đạo lại đòi hỏi
việc cân nhắc các đặc điểm nhân thân của từng người đồng phạm khi giải quyết
vấn đề TNHS đối với họ. Như vậy, gắn liền với tư tưởng công bằng và nhân đạo là
tư tưởng phân hóa TNHS trong đồng phạm. Tư tưởng phân hóa TNHS trong đồng
phạm có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện tư tưởng nhân đạo, thực hiện
mục tiêu công bằng xã hội cũng như đảm bảo hiệu quả của việc áp dụng các quy
định về TNHS trong đồng phạm. Phân hóa TNHS trong đồng phạm tạo cơ sở định
hướng để chủ thể áp dụng pháp luật hình sự thực hiện tốt yêu cầu cá thể hóa
TNHS trong những trường hợp phạm tội dưới hình thức đồng phạm cụ thể. Những
biểu hiện của phân hóa TNHS trong đồng phạm bao gồm: dựa trên sự khác biệt về
vai trị (loại, tính chất) của những người đồng phạm để xác lập nguyên tắc xứ lý
chung nhất đối với từng người đồng phạm; phân hóa trong đường lối xử lý đối với
các hình thức đồng phạm.
Nghiên cứu phân hóa vai trị trong đồng phạm, trong khoa học luật hình sự có
nhiều lý thuyết khác nhau. Lý thuyết về mặt khách quan của đồng phạm đưa ra giải
pháp phân biệt vai trị giữa chính phạm và tịng phạm: chính phạm là bất cứ ai thỏa
mãn yếu tố CTTP bằng hành vi của người đó; tịng phạm là người mà dù khơng tự
mình thực hiện các hành vi thỏa mãn yếu tố CTTP nhưng phải chịu trách nhiệm đối
với việc phạm tội chung bằng việc quy kết cho người tịng phạm tội của chính
phạm. Lý thuyết chủ quan thì ngược lại, nhìn rộng hơn về chính phạm. Một người
bị coi là chính phạm thậm chí trong trường hợp khơng tự mình thực hiện hành vi
phạm tội, miễn là có động cơ, mục đích hành động thực hiện tội phạm. Trong khi
đó, tịng phạm chỉ có động cơ, mục đích tham gia việc thực hiện tội phạm. Nếu lý
thuyết về mặt khách quan bị coi là thiếu sót vì khơng cho phép phân biệt đúng đắn
giữa chính phạm và tịng phạm trong các vụ án có hậu quả tội phạm rõ ràng, xác
định q hẹp phạm vi chính phạm thì lý thuyết về mặt chủ quan lại bị coi là quá
rộng, khó khăn trong thực tiễn về việc xác định chính phạm và tịng phạm vì phải



19
chứng minh động cơ, mục đích của người phạm tội.19 Được coi là bước phát triển
của hai lý thuyết nêu trên đó là sự ra đời của lý thuyết kết hợp về mặt khách quan và
chủ quan, xác định một người là chính phạm nếu một tội phạm xảy ra như một sản
phẩm của cả sự kiện về ý chí chủ động của người đó (mặt chủ quan), và người đó
giữ vai trị chi phối trong hành động để thực hiện tội phạm khi xét đến tầm quan
trọng trong sự tham gia của người đó về mặt khách quan. Ngồi việc phân chia
chính phạm và tịng phạm, căn cứ lý thuyết kết hợp về mặt khách quan và chủ quan,
có thể phân chia các loại người đồng phạm thành ba hoặc bốn dạng người: người
thực hành, người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức, tương ứng với các dạng
hành vi tham gia thực hiện tội phạm. Đây là quan điểm được chấp nhận rộng rãi
trong khoa học luật hình sự hiện đại. Từ sự phân hóa loại người đồng phạm này,
pháp luật hình sự quy định nguyên tắc xứ lý chung giữa chính phạm và tịng phạm
hoặc giữa các dạng người đồng phạm.
Từ những phân tích về đặc điểm của TNHS trong đồng phạm nêu trên, có thể
đưa ra khái niệm về TNHS trong đồng phạm như sau: Trách nhiệm hình sự trong
đồng phạm là hậu quả pháp lý bất lợi đối với những người trong đồng phạm, do
hành vi phạm tội của họ gây ra, tương ứng với vai trị, tính chất và mức độ tham gia
khi thực hiện tội phạm nhằm phân hóa trách nhiệm hình sự và cá thể hóa giữa
những người đồng phạm trên cơ sở ngun tắc cơng bằng của luật hình sự.
1.2. Các nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự trong đồng phạm
Việc xác định trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm không những
phải tuân theo nguyên tắc xác định TNHS đối với người phạm tội nói chung mà cịn
phải tn thủ những ngun tắc có tính riêng biệt, đặc thù trong trường hợp đồng
phạm.
Nguyên tắc chịu trách nhiệm chung về toàn bộ tội phạm
Xuất phát từ mối quan hệ nhân quả giữa nguyên nhân và kết quả, nh
ững người đồng phạm phải chịu trách nhiệm chung về toàn bộ tội phạm. Tội
phạm được thực hiện bởi đồng phạm là kết quả chung trong hoạt động của tất cả
những người đồng phạm. Hành vi của người này là điều kiện, là tiền đề cho hành vi

của người đồng phạm khác và là một khâu cần thiết cho hoạt động phạm tội chung.
Vì thế khơng thể tách rời hành vi của mỗi người đồng phạm và buộc họ phải chịu
trách nhiệm độc lập về hành vi đó mà phải tuân thủ nguyên tắc tất cả các người
19

Phí Thành Trung (2016), Trách nhiệm hình sự trong đồng phạm theo Luật hình sự Việt Nam, luận án tiến sĩ
luật học, Khoa Luật - ĐH Quốc gia Hà Nội.


20
phạm tội phải chịu trách nhiệm chung về toàn bộ tội phạm. Thêm vào đó, cũng
khơng thể đồng tình với quan điểm hậu quả nguy hiểm cho xã hội gây ra cũng giống
như hậu quả của tội phạm do một cá nhân thực hiện (quan điểm của nhà lý luận
pháp luật hình sự tư sản, đại diện là Phơ Bách) nên hậu quả sẽ do người thực hành
chịu trách nhiệm chính cịn những người tổ chức, xúi giục, giúp sức thì khơng phải
chịu TNHS về hậu quả của tội phạm mà chỉ chịu TNHS vì đã giúp chính phạm thực
hiện tội phạm.20
Nội dung nguyên tắc này được thể hiện:
- Tất cả những người đồng phạm đều bị truy tố, xét xử về cùng một tội danh
theo cùng một điều luật và phạm vi chế tài mà điều luật đó quy định.
Ví dụ: A và B có hành vi cùng nhau làm giả tài liệu của cơ quan X nhằm lừa
dối cơ quan, tổ chức, công dân. Cả A và B đều bị xét xử về cùng một tội danh là tội
làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức theo Điều 341 BLHS 2015.
- Tất cả những người đồng phạm cùng phải chịu trách nhiệm về những tình
tiết tăng nặng TNHS quy định tại Điều 52 BLHS 2015 hoặc những tình tiết định
khung tăng nặng TNHS nếu họ cùng thỏa thuận, bàn bạc với nhau hoặc không thỏa
thuận, bàn bạc với nhau nhưng biết rõ các tình tiết đó. Ví dụ: Biết rõ chị M đang
mang thai, nhưng P và Q vẫn cùng nhau thực hiện hành vi hiếp dâm, trường hợp
này cả P và Q đều phải chịu tình tiết tăng nặng TNHS là phạm tội với phụ nữ có
thai quy định tại điểm i, Khoản 1, Điều 52 BLBS 2015.

- Những nguyên tắc chung về thời hiệu truy cứu TNHS, quyết định hình phạt,
xác định tội phạm, xác định giai đoạn thực hiện tội phạm… đối với loại tội phạm
mà họ đã thực hiện được áp dụng chung cho tất cả những người đồng phạm.
Nguyên tắc chịu trách nhiệm độc lập về việc cùng thực hiện tội phạm.
Theo quy định của pháp luật hình sự hiện hành, TNHS đối với người phạm tội
là trách nhiệm cá nhân nên bên cạnh việc phải chịu trách nhiệm chung về mọi tội
phạm, mỗi người đồng phạm còn phải chịu TNHS trên cơ sở hành vi phạm tội của
chính mình.
Cơ sở lý luận của nguyên tắc này là “nguyên tắc chịu trách nhiệm cá nhân” có
nghĩa là một người thực hiện tội phạm chỉ phải chịu trách nhiệm về những gì mà
bản thân họ gây ra. Nội dung nguyên tắc trách nhiệm cá nhân thể hiện ở việc người

20

Criminalizing Complicity – A Compareative Analysis (2007), Markus D.Dubber, Journal of International
Criminal Justice 5.


×