Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xâm phạm bí mật đời tư trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1004.83 KB, 77 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT HÀNH CHÍNH

TRỊNH THỊ HUỲNH NGA
MSSV: 1353801014123

XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI HÀNH VI XÂM
PHẠM BÍ MẬT ĐỜI TƢ TRÊN CÁC PHƢƠNG TIỆN TRUYỀN
THÔNG VÀ MẠNG XÃ HỘI

Luận văn tốt nghiệp cử nhân Luật
Niên khóa: 2013 – 2017

Giảng viên hƣớng dẫn: Thạc sĩ Mai Thị Lâm


TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT HÀNH CHÍNH
-----------***------------

TRỊNH THỊ HUỲNH NGA
MSSV: 1353801014123

XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI HÀNH VI XÂM
PHẠM BÍ MẬT ĐỜI TƢ TRÊN CÁC PHƢƠNG TIỆN TRUYỀN
THÔNG VÀ MẠNG XÃ HỘI

Luận văn tốt nghiệp cử nhân Luật
Niên khóa: 2013 – 2017

Ngƣời hƣớng dẫn: Thạc sĩ Mai Thị Lâm



TP.HCM – Năm 2017


LỜI CẢM ƠN

Qua 4 năm học tập và rèn luyện tại trƣờng Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh,
em đã học hỏi, tích lũy đƣợc nhiều kinh nghiệm quý báu, thực hiện đƣợc nhiều ƣớc mơ
của mình và một trong số đó là có cơ hội thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Đến nay, khóa
luận đã hồn thành và để thực hiện đƣợc điều đó, em xin gởi lời cảm ơn chân thành và
kính trọng nhất đến Quý thầy, cơ trƣờng Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh đã
truyền đạt kiến thức trong những năm em học tập. Với vốn kiến thức đƣợc tiếp thu
trong quá trình học khơng chỉ là nền tảng cho q trình nghiên cứu khóa luận mà cịn là
hành trang giúp em vững tin hơn với công việc sau này. Em xin cảm ơn đến Khoa Luật
Hành chính – Nhà Nƣớc đã tạo điều kiện và cơ hội cho em thực hiện khóa luận. Đặc
biệt, em xin gởi lời cảm ơn đến cô Mai Thị Lâm, cô đã đồng hành và giúp đỡ em rất
nhiều trong cả chặng đƣờng hồn thành khóa luận với sự tận tình và chỉ dạy chu đáo.
Nếu khơng có sự hƣớng dẫn của cô chắc hẳn rằng em sẽ gặp rất nhiều khó khăn và
khơng đạt đƣợc kết quả nhƣ hôm nay.
Với kiến thức và kinh nghiệm của bản thân cịn hạn chế, vì vậy, khóa luận sẽ
khơng tránh khỏi những thiếu sót và kính mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp từ
q thầy, cơ để có thể hoàn thiện hơn nữa trong lĩnh vực này.
Cuối cùng, em kính chúc q thầy, cơ thật nhiều sức khỏe và thành công trong sự
nghiệp truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai sau, kính chúc trƣờng Đại học Luật Thành
phố Hồ Chí Minh ngày càng vững mạnh và phát triển với những sứ mệnh cao quý.
Một lần nữa em xin gởi lời cảm ơn chân thành nhất đến với nhà trƣờng.
Sinh viên thực hiện

Trịnh Thị Huỳnh Nga



MỤC LỤC
Lời nói đầu ................................................................................................................... 1
Chƣơng 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM
HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI HÀNH VI XÂM PHẠM BÍ MẬT ĐỜI TƢ TRÊN CÁC
PHƢƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG VÀ MẠNG XÃ HỘI ....................................... 6
1.1 Các khái niệm cơ bản ............................................................................................. 6
1.1.1 Khái niệm về BMĐT, quyền BMĐT ..................................................................6
1.1.2 Khái niệm phương tiện truyền thông và mạng xã hội ...................................13
1.1.3 Khái niệm và đặc điểm của xử phạt VPHC đối với hành vi xâm phạm BMĐT
trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội .........................................................15
1.2 Quy định của pháp luật hiện hành về xử phạt VPHC đối với hành vi xâm phạm
BMĐT trên các phƣơng tiện truyền thông và mạng xã hội ........................................ 19
1.2.1 Hành vi vi phạm .................................................................................................20
1.2.2 Hình thức xử phạt ...............................................................................................26
1.2.3 Thẩm quyền xử phạt ...........................................................................................31
1.2.4 Thủ tục xử phạt ...................................................................................................33
1.2.5 Nguyên tắc xử phạt ............................................................................................35
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI THI HÀNH VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN
THIỆN VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI HÀNH VI XÂM PHẠM
BÍ MẬT ĐỜI TƢ TRÊN CÁC PHƢƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG VÀ MẠNG XÃ
HỘI .............................................................................................................................. 40
2.1 Thực trạng triển khai thi hành xử phạt VPHC đối với hành vi xâm phạm BMĐT
trên các phƣơng tiện truyền thông và mạng xã hội ..................................................... 40
2.1.1 Thực trạng triển khai thi hành xử phạt VPHC đối với hành vi xâm phạm BMĐT
trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội qua một số vụ việc cụ thể....................40
2.1.2 Những bất cập trong hoạt động xử phạt VPHC đối với hành vi xâm phạm
BMĐT trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội ............................................45
2.1.3 Nguyên nhân .......................................................................................................50
2.2 Những kiến nghị hoàn thiện về xử phạt VPHC đối với hành vi xâm phạm BMĐT

trên các phƣơng tiện truyền thông và mạng xã hội ..................................................... 54
2.2.1 Hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến xử phạt VPHC đối với
hành vi xâm phạm BMĐT trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội ...........54


2.2.2 Tăng cường phát triển năng lực chuyên môn và thay đổi nhận thức của các
chủ thể có thẩm quyền xử phạt ...........................................................................................61
2.2.3 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và hoàn thiện về cơ sở vật chất,
khoa học kỹ thuật hỗ trợ cho hoạt động xử phạt VPHC về BMĐT trên các phương tiện
truyền thông và mạng xã hội ..............................................................................................62
2.2.4 Tăng cường tác động thay đổi nhận thức về BMĐT cho các chủ thể trong xã
hội ..........................................................................................................................................64
Kết luận ....................................................................................................................... 67
Danh mục tài liệu tham khảo ...................................................................................... 69


LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong cuộc đời của mỗi ngƣời ai cũng có những chƣơng bí mật muốn giữ cho
riêng mình, bí mật về nỗi đau, bí mật về hạnh phúc, bí mật của quá khứ, bí mật của
hiện tại hơm nay. Dù là bí mật gì, cất giấu ở thời điểm nào đi chăng nữa thì cũng
phải đƣợc tơn trọng từ tất cả mọi ngƣời. Đó khơng chỉ là ngun lý sống mà cịn là
một trong những quyền con ngƣời quan trọng đƣợc pháp luật trong nƣớc và quốc tế
bảo vệ.
Quyền bí mật đời tƣ (the right to privacy) đã đƣợc quy định trong khá nhiều
văn bản quốc tế nhƣ Tun ngơn tồn thế giới về quyền con ngƣời năm 1948
(UDHR), Công ƣớc về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 (ICCPR),… và ở
nƣớc ta, ngay từ bản Hiến pháp đầu tiên đã có ghi nhận bảo vệ quyền con ngƣời
quan trọng này, cụ thể tại Điều 11 Hiến pháp 1946 đã quy định quyền bất khả xâm
phạm về thƣ tín, điện tín của cá nhân. Qua các thời kỳ, quy định này càng đƣợc bổ

sung và hồn thiện, ngày nay quyền bí mật đời tƣ khơng chỉ đƣợc ghi nhận một
cách tồn diện hơn tại Hiến pháp 2013, mà các văn bản pháp luật chuyên ngành
cũng có những quy định tiến bộ điều chỉnh vấn đề này. Thế nhƣng, từ thực tiễn cuộc
sống cho thấy, quyền bí mật đời tƣ khơng đƣợc bảo vệ và đảm bảo thực thi một
cách hiệu quả. Cụ thể, ngày càng nhiều hành vi xâm phạm bí mật đời tƣ diễn ra và
khơng thể kiểm sốt, đặc biệt trên các phƣơng tiện truyền thông và mạng xã hội,
nhất là trong điều kiện công nghệ thông tin phát triển và bùng nổ nhƣ hiện nay. Và
hậu quả mà nó mang lại đang ngày một diễn biến theo chiều hƣớng xấu đi. Nó
khơng chỉ tác động đến giá trị vật chất mà còn gây ra những tổn thất tinh thần hết
sức nặng nề thậm chí dẫn đến cái chết cho ngƣời bị xâm phạm.
Đứng trƣớc thực trạng đó, pháp luật là cơng cụ hữu hiệu để kiểm sốt, quản lý
và bảo vệ quyền bí mật đời tƣ của mỗi cá nhân. Với ý nghĩa và trách nhiệm đó,
pháp luật về xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi xâm phạm bí mật đời tƣ trên
các phƣơng tiện truyền thơng và mạng xã hội đang góp phần ngăn chặn, hạn chế,
răn đe các hành vi vi phạm trong lĩnh vực này, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế.
Các quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi này vẫn cịn nhiều bất
cập, thiếu tính dự báo và chƣa thể hiện đƣợc tính nghiêm minh răn đe của pháp luật.
Đồng thời, các nguyên nhân khách quan và chủ quan xuất phát từ điều kiện xã hội,
trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền, ý thức của ngƣời dân đã hạn chế và giảm
sút hiệu quả bảo vệ bí mật đời tƣ trên các phƣơng tiện truyền thơng và mạng xã hội.
Do đó, để hoạt động xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xâm phạm bí mật
đời tƣ trên các phƣơng tiện truyền thơng và mạng xã hội đƣợc thực hiện một cách
1


hiệu quả hơn qua đó giúp bảo vệ tốt hơn quyền bí mật đời tƣ của mỗi ngƣời địi hỏi
phải có sự hợp tác trên nhiều phƣơng diện, giữa nhiều chủ thể trên cơ sở đánh giá,
nghiên cứu vấn đề này một cách chuyên sâu từ cơ sở lý luận đến việc thực thi trên
thực tiễn. Tuy nhiên, số lƣợng các cơng trình nghiên cứu một cách tồn diện và sâu
sắc về vấn đề xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xâm phạm bí mật đời tƣ

trên các phƣơng tiện truyền thông và mạng xã hội vẫn cịn rất ít và hạn chế.
Trƣớc tốc độ phát triển một cách nhanh chóng cũng nhƣ những hậu quả
nghiêm trọng mà hành vi xâm phạm bí mật đời tƣ gây ra trong xã hội hiện nay,
nhận thấy rằng việc nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành về quyền bí
mật đời tƣ và thực tiễn thi hành quyền này để làm sáng tỏ về mặt khoa học từ đó
đƣa ra giải pháp hồn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả của việc áp dụng những
quy định là thật sự cần thiết. Vì lý do đó, tác giả đã chọn đề tài: “Xử phạt vi phạm
hành chính đối với hành vi xâm phạm bí mật đời tƣ trên các phƣơng tiện truyền
thông và mạng xã hội” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xâm phạm bí mật
đời tƣ trên các phƣơng tiện truyền thông và mạng xã hội, hiện nay có các cơng trình
sau:
- Lê Đình Nghị (2007), “Quyền bí mật đời tƣ theo quy định của pháp luật dân
sự Việt Nam”, Luận văn tiến sĩ Luật học, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội. Trong luận
văn này, tiến sĩ Lê Đình Nghị tập trung nghiên cứu nội dung và việc thực thi quyền
bí mật đời tƣ dƣới góc độ pháp luật dân sự Việt Nam.
- Thái Thị Tuyết Dung (2012), “Quyền tiếp cận thông tin và quyền riêng tƣ ở
Việt Nam và một số thế giới”, NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. Trong
cơng trình nghiên cứu này, tiến sĩ Thái Thị Tuyết Dung phân tích chuyên sâu quy
định pháp luật Việt Nam và một số thế giới về hai quyền cơ bản của công dân là
quyền tiếp cận thông tin và quyền riêng tƣ, làm rõ mối quan hệ giữa hai quyền này
và đƣa ra những kiến nghị hồn thiện về vấn đề trên.
Các cơng trình nghiên cứu trên đã có những đóng góp rất lớn về vấn đề quyền
bí mật đời tƣ của cơng dân dƣới các góc độ của pháp luật dân sự, những quy định
chung của pháp luật Việt Nam và một số thế giới. Dƣới góc độ pháp luật hành
chính, cụ thể là xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xâm phạm bí mật đời tƣ
trên các phƣơng tiện truyền thơng và mạng xã hội thì vẫn chƣa có cơng trình nghiên
cứu chun sâu về vấn đề này. Vì vậy, tác giả hi vọng những nghiên cứu trong khóa
luận sau đây sẽ có một ít đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn đối với hành vi xâm


2


phạm bí mật đời tƣ trên các phƣơng tiện truyền thơng và mạng xã hội, góp phần bảo
vệ và thực thi tốt hơn quyền bí mật đời tƣ của cơng dân.
3. Mục đích, phạm vi nghiên cứu
 Mục đích tổng quát: Qua việc phân tích và đánh giá quy định của pháp luật
hiện hành, thực trạng áp dụng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành
vi xâm phạm bí mật đời tƣ trên các phƣơng tiện truyền thơng và mạng xã hội, từ đó
đƣa ra những kiến nghị hoàn thiện hệ thống pháp luật và những giải pháp nâng cao
hoạt động bảo vệ quyền bí mật đời tƣ của công dân đặc biệt trên các phƣơng tiện
truyền thơng và mạng xã hội.
 Mục đích cụ thể
Phân tích các khái niệm, đặc điểm theo hƣớng khái quát về bí mật đời tƣ,
quyền bí mật đời tƣ, phƣơng tiện truyền thông và mạng xã hội, xử phạt vi phạm
hành chính đối với hành vi xâm phạm bí mật đời tƣ trên các phƣơng tiện truyền
thông và mạng xã hội để làm rõ nội hàm của các thuật ngữ này.
Nghiên cứu và đánh giá pháp luật Việt Nam hiện hành về xử phạt vi phạm
hành chính đối với hành vi xâm phạm bí mật đời tƣ trên các phƣơng tiện truyền
thông và mạng xã hội để thấy đƣợc những điểm tiến bộ và hạn chế của pháp luật, từ
đó có những hƣớng bổ sung và hồn thiện hành lang pháp lý về vấn đề này.
Phân tích thực trạng xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xâm phạm bí
mật đời tƣ trên các phƣơng tiện truyền thơng và mạng xã hội, qua đó nhận thấy
những điểm bất cập của pháp luật cũng nhƣ công tác quản lý, xử phạt vi phạm trong
cuộc sống từ đó có những giải pháp hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động xử
phạt vi phạm, bảo vệ tốt hơn quyền bí mật đời tƣ của cơng dân.
 Phạm vi nghiên cứu
Khóa luận tập trung nghiên cứu những quy định pháp luật Việt Nam hiện hành
về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xâm phạm bí mật đời tƣ trên các

phƣơng tiện truyền thông và mạng xã hội và thực tiễn áp dụng những quy định đó
trong cuộc sống qua những vụ việc tiêu biểu. Qua việc đánh giá từ cơ sở lý luận đến
thực tiễn, sẽ lý giải những nguyên nhân của những hạn chế trong việc xử phạt vi
phạm hành chính đối với hành vi này, từ đó kiến nghị những giải pháp hoàn thiện
thực định và nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền bí mật đời tƣ trên các phƣơng tiện
truyền thông và mạng xã hội ở Việt Nam.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài đƣợc thực hiện trên cơ sở phƣơng pháp luận chủ nghĩa duy vật lịch sử
và chủ nghĩa duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh
về Nhà nƣớc và pháp luật, quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta về xây dựng Nhà
3


nƣớc pháp quyền của dân, do dân và vì dân, về chính sách bảo vệ quyền quyền con
ngƣời. Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả luận văn đã sử dụng các phƣơng
pháp cụ thể nhƣ: phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê để làm rõ các vấn đề nghiên
cứu đặt ra.
5. Bố cục của khóa luận
Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận và pháp lý về xử phạt vi phạm hành chính
đối với hành vi xâm phạm bí mật đời tƣ trên các phƣơng tiện truyền thơng và mạng
xã hội.
Chƣơng 2: Thực trạng triển khai thi hành và những kiến nghị hoàn thiện về xử
phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xâm phạm bí mật đời tƣ trên các phƣơng
tiện truyền thông và mạng xã hội.

4


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BMĐT: bí mật đời tƣ

VPHC: vi phạm hành chính

5


Chƣơng 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ XỬ PHẠT VI
PHẠM HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI HÀNH VI XÂM PHẠM BÍ MẬT ĐỜI TƢ
TRÊN CÁC PHƢƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG VÀ MẠNG XÃ HỘI
1.1 Các khái niệm cơ bản
1.1.1 Khái niệm về BMĐT, quyền BMĐT
Khái niệm về BMĐT
Trong cuộc sống hàng ngày, hầu nhƣ ai cũng có một nỗi niềm muốn giữ cho
riêng mình. Đó có thể là những nốt trầm trong quá khứ hoặc góc khuất của hiện tại
nhƣ hình ảnh riêng tƣ trong chuyện tình cảm; những thông tin liên quan đến các
thành viên của gia đình; những tƣ liệu về mối quan hệ bạn bè, đối tác hay những hồ
sơ, giấy tờ cá nhân…những thông tin hay tƣ liệu đƣợc xem là “bí mật” đó có thể
đƣợc cất giấu, giữ gìn trong tủ khóa bằng phƣơng tiện truyền thống hay hiện đại
hơn cất giữ trong các phƣơng tiện điện tử với sự bảo mật kỹ càng. Dù là thơng tin,
tƣ liệu gì và đƣợc đặt để ở bất cứ đâu, những gì liên quan đến bí mật cá nhân, chúng
ta đều muốn giữ cho riêng mình, khơng chia sẻ hay tiết lộ với bất cứ ai. Và mỗi cá
nhân, đều đƣợc pháp luật bảo vệ quyền BMĐT ấy. Mặc dù, quyền BMĐT đƣợc ghi
nhận trong khá nhiều văn bản pháp luật nhƣng chƣa có văn bản nào chính thức ghi
nhận khái niệm cụ thể của thuật ngữ “bí mật đời tƣ”. Tuy nhiên nếu nhƣ Bộ luật dân
sự 2005 sử dụng thuật ngữ “bí mật đời tƣ” thì các văn bản pháp luật sau này đã
khơng cịn sử dụng thuật ngữ này nữa ví dụ nhƣ Hiến pháp 2013, Bộ luật dân sự
2015, Luật trẻ em 2016 mà thay vào đó là “đời sống riêng tƣ, bí mật cá nhân, bí mật
gia đình”. Vậy khái niệm “bí mật đời tƣ” và “đời sống riêng tƣ, bí mật cá nhân, bí
mật gia đình” có đồng nhất và cùng chung nội hàm với nhau hay không? Để trả lời
cho câu hỏi đó, tác giả sẽ phân tích từng khái niệm nhƣ sau.
Thuật ngữ “bí mật đời tƣ” đƣợc nhiều tác giả định nghĩa khác nhau. Cụ thể,

theo Giáo sƣ Pierre Trudel (Khoa Luật, Đại học Montreal, Canada) cho rằng: “Nội
dung của đời tư thay đổi tùy theo những tình huống, những người có liên quan và
những giá trị của một xã hội hay của một cộng đồng. Nhưng nhìn chung, BMĐT là
những thơng tin liên quan tới đời sống tình cảm hay dục vọng, tình trạng sức khỏe,
đời sống gia đình, quê quán và cả những quan điểm tơn giáo, chính trị hay triết
học… BMĐT được hiểu như là “vùng hoạt động riêng của một người” và cũng là
nơi cấm người khác can thiệp hay nhịm ngó.”1 Tiến sĩ Lê Đình Nghị có định nghĩa

1

Nguyễn Trọng Luận (2013), “Quyền BMĐT-Những vấn đề cần bàn luận”. Link nguồn:
(Truy cập ngày: 15/6/2017)

6


nhƣ sau: “BMĐT là những thông tin, tư liệu (gọi chung là thông tin) về tinh thần,
vật chất, quan hệ xã hội hoặc những thông tin khác liên quan đến cá nhân trong
quá khứ cũng như trong hiện tại, được pháp luật bảo vệ và những thơng tin đó được
bảo mật bằng những biện pháp mà pháp luật thừa nhận.”2 Nhƣ vậy, có thể thấy
rằng, mặc dù các học giả có cách tiếp cận khác nhau đối với khái niệm “bí mật đời
tƣ”, tuy nhiên, nhìn chung hầu hết các tác giả đều đồng ý rằng BMĐT là những
thông tin liên quan và gắn liền với chính chủ thể đó, đó là những nội dung mang
tính chất thầm kín của cá nhân và họ muốn giữ bí mật cho riêng họ, khơng muốn
cơng khai cho ngƣời khác biết. Đó có thể là các thông tin liên quan đến các yếu tố
nhƣ tinh thần, vật chất, các quan hệ xã hội. Tác giả cho rằng tính “bí mật” trong
khái niệm BMĐT chỉ mang tính tƣơng đối. Điều này có nghĩa là, cùng một nội dung
vụ việc có tính chất nhƣ nhau, đối với ngƣời này có thể là bí mật, nhƣng đối với
ngƣời khác thì đây chỉ là một thơng tin bình thƣờng, có thể cơng bố rộng rãi. Đồng
thời, khơng phải mọi thông tin về đời sống riêng tƣ mà cá nhân không muốn công

khai sẽ trở thành BMĐT mà muốn đƣợc pháp luật bảo vệ thì những thơng tin này
phải hợp pháp. Tuy nhiên, để xác định tính hợp pháp này phải căn cứ vào từng
trƣờng hợp, hoàn cảnh sự việc cụ thể, mà ƣu tiên hàng đầu đặt ra là bảo vệ tốt nhất
cho quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân ngƣời trong cuộc.
Mặt khác, đối với khái niệm về đời sống riêng tƣ, bí mật cá nhân, bí mật gia
đình, có quan điểm cho rằng: “Đời sống riêng tư là khái niệm rộng, bao gồm những
suy nghĩ, những hành động có thể bí mật hoặc khơng bí mật và có thể bộc lộ cho
người khác biết và người khác có thể có nghĩa vụ phải tơn trọng. Cịn quyền bí mật
cá nhân là khái niệm hẹp hơn, bao gồm những nội dung mà chủ thể đó khơng cho ai
biết và ln muốn giữ bí mật, pháp luật phải bảo đảm bảo vệ quyền đó của họ.”3 Có
thể nhìn nhận rõ ràng hơn khái niệm này nhờ quy định của pháp luật. Cụ thể, tại
Điều 33 Nghị định 56/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2017 quy định chi tiết một
số điều của Luật trẻ em, đã đƣa ra định nghĩa về thơng tin bí mật đời sống riêng tƣ,
bí mật cá nhân của trẻ em: “Thơng tin bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của
trẻ em là các thông tin về: tên, tuổi; đặc điểm nhận dạng cá nhân; thơng tin về tình
trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong bệnh án; hình ảnh cá nhân; thơng tin về
các thành viên trong gia đình, người chăm sóc trẻ em; tài sản cá nhân; số điện

2

Lê Đình Nghị (2007), “Bàn về khái niệm BMĐT”. Link nguồn:
(Truy cập ngày: 12/6/2017)
3
Huỳnh Quang Thuận và Nguyễn Thị Hoài Trâm (2015), “Quyền BMĐT trong bộ luật dân sự”. Link nguồn:
(Truy cập ngày:
12/6/2017)

7



thoại; địa chỉ thư tín cá nhân; địa chỉ, thơng tin về nơi ở, quê quán; địa chỉ, thông
tin về trường, lớp, kết quả học tập và các mối quan hệ bạn bè của trẻ em; thông tin
về dịch vụ cung cấp cho cá nhân trẻ em.” Định nghĩa trên đƣợc giải thích theo
hƣớng liệt kê, cụ thể những thơng tin bí mật đời sống riêng tƣ, bí mật cá nhân của
trẻ em là các thông tin liên quan đến cá nhân, gia đình, bạn bè, học tập, tài sản, tình
trạng sức khỏe. Với quy định trên, ta có thể xác định dễ dàng nội hàm của thuật ngữ
đời sống riêng tƣ, bí mật cá nhân của trẻ em. Mặc dù, pháp luật chỉ mới đƣa ra định
nghĩa “đời sống riêng tƣ, bí mật cá nhân của trẻ em”, tuy nhiên, đây có thể đƣợc
xem là căn cứ quan trọng để mọi ngƣời có thể hiểu rõ hơn về nội hàm của thuật ngữ
“đời sống riêng tƣ, bí mật cá nhân”. Bên cạnh đó, khái niệm “bí mật gia đình” là
thuật ngữ khá mới mẻ, đƣợc ghi nhận lần đầu tại Hiến pháp 2013, sau đó là Bộ luật
dân sự 2015 và hiện nay vẫn chƣa có văn bản nào giải thích nội hàm của thuật ngữ
này. Theo tác giả, bí mật gia đình cũng là một yếu tố cấu thành bí mật đời tƣ. Nếu
nhƣ bí mật cá nhân gắn liền với một cá nhân riêng biệt thì bí mật gia đình là thơng
tin liên quan đến hai thành viên trở lên trong gia đình và các thành viên này đều có
ý muốn giữ bí mật, khơng cơng khai, không tiết lộ thông tin ấy. Bất cứ việc sử
dụng, công khai thông tin, lƣu giữ, thu thập thông tin thì phải đƣợc các thành viên
gia đình đồng ý4.
Từ các quan điểm và quy định pháp luật trên có thể thấy rằng, thuật ngữ “bí
mật đời tƣ” và “đời sống riêng tƣ, bí mật cá nhân, bí mật gia đình” mặc dù có cách
diễn đạt khác nhau, tuy nhiên nội dung của thuật ngữ này vẫn không thay đổi. Vậy
nên sau đây thuật ngữ “bí mật đời tƣ” hay “đời sống riêng tƣ, bí mật cá nhân, bí mật
gia đình” gọi chung là “bí mật đời tƣ”. Theo đó, “BMĐT là những thông tin, tƣ liệu
(gọi chung là thông tin) về tinh thần, vật chất, quan hệ xã hội hoặc những thông tin
khác gắn liền với cá nhân đƣợc cá nhân đó thấy rằng cần thiết và mong muốn khơng
cơng khai, khơng tiết lộ, đƣợc giữ bí mật bằng các phƣơng pháp không trái với quy
định của pháp luật.”
Khái niệm quyền BMĐT
Quyền BMĐT là một quyền con ngƣời cơ bản đã đƣợc quy định trong nhiều
văn kiện pháp lý của Liên hợp quốc và của các khu vực, trong đó Việt Nam đã tham

gia một số văn kiện nhƣ: Tuyên ngơn tồn thế giới về quyền con ngƣời năm 1948
(UDHR)5, Cơng ƣớc về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 (ICCPR)6,…Với tƣ
4

Điều 38 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm
phạm và được pháp luật bảo vệ…việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, cơng khai thơng tin liên quan đến bí mật
gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác.”
5
Điều 12 Tun ngơn toàn thế giới về quyền con ngƣời năm 1948 quy định: “Không ai phải chịu sự can
thiệp một cách tuỳ tiện vào cuộc sống riêng tư, gia đình, nơi ở hoặc thư tín, cũng như bị xúc phạm danh dự

8


cách quốc gia thành viên, nhà nƣớc Việt Nam có nghĩa vụ chuyển hóa các điều ƣớc
đó vào pháp luật quốc gia và đang ngày càng củng cố và hoàn thiện.
Cụ thể, ngay từ bản Hiến pháp đầu tiên của nƣớc ta - Hiến pháp 1946 đã
khẳng định: “Tư pháp chưa quyết định thì khơng được bắt bớ và giam cầm cơng
dân Việt Nam. Nhà ở và thư tín của công dân Việt Nam không ai được xâm phạm
một cách trái pháp luật”. Quy định này vẫn còn khá đơn giản, chỉ bao quát một khía
cạnh của quyền BMĐT là quyền về thƣ tín, điện tín. Tuy nhiên, đây đƣợc xem là
tiền đề quan trọng để pháp luật các giai đoạn sau có thể củng cố và hồn thiện hơn
quy định về bảo vệ quyền BMĐT. Đến thời điểm hiện tại, đã có những quy định cụ
thể, rõ ràng hơn đối với quyền này của cơng dân. Theo đó, tại Điều 21 Hiến pháp
2013 ghi nhận: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật
cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. Thơng tin về
đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an tồn.
Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi
thơng tin riêng tư khác. Khơng ai được bóc mở, kiểm sốt, thu giữ trái luật thư tín,
điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.”

Tiếp tục phát huy tinh thần đó các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành
cũng đã có những ghi nhận đối với quyền BMĐT. Điển hình là Luật an tồn thơng
tin mạng 2015 và Luật trẻ em 2016, với những quy định hết sức tiến bộ và phù hợp
nhằm bảo vệ quyền BMĐT.
Trong thời đại công nghệ thông tin, chúng ta sử dụng ngày càng nhiều các
giao dịch trực tuyến, thƣơng mại điện tử, ngân hàng điện tử7.... Khi sử dụng các
dịch vụ trên mạng này, ngƣời sử dụng sẽ phải kê khai các thông tin cá nhân nhƣ:
Tên, ngày sinh, địa chỉ liên hệ, số điện thoại hay số chứng minh nhân dân. Những
thông tin này gắn với việc xác định rõ ràng danh tính, nhân thân của một con ngƣời
cụ thể, nhằm phân biệt ngƣời này với ngƣời khác và thuộc phạm trù BMĐT của cá
nhân. Điều đáng lo ngại là ngày càng nhiều thông tin cá nhân của ngƣời sử dụng
đƣợc lƣu trữ trên mạng và nếu những thông tin này khơng đƣợc bảo vệ một cách
thích hợp, kẻ xấu có thể thu thập, khai thác trái phép. Đây là một trong những
nguyên nhân gây ra hiện tƣợng phát tán thông tin cá nhân trên mạng, gây bức xúc
hoặc uy tín cá nhân; mọi người đều có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại sự can thiệp và xâm phạm như
vậy."
6
Điều 17 Công ƣớc về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 quy định: “Khơng ai bị can thiệp một cách
tuỳ tiện hoặc bất hợp pháp vào đời sống riêng tư, gia đình, nhà ở, thư tín, hoặc bị xâm phạm bất hợp pháp
đến danh dự và uy tín. Mọi người đều có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại những can thiệp hoặc xâm
phạm như vậy.”
7
Theo thống kê của VISA, năm 2015 có 70% ngƣời dùng Internet Việt Nam có giao dịch điện tử qua mạng
hoặc điện thoại di động. Link nguồn (Truy cập ngày 15/6/2017)

9


dƣ luận trong những năm gần đây8. Trƣớc những vấn đề trên, ngày 19/11/2015
Quốc hội đã thông qua Luật An tồn thơng tin mạng. Động thái này đã hồn thiện

cơ sở pháp lý về an tồn thơng tin, từ đó các quy định đƣợc áp dụng đồng bộ, khả
thi trong thực tiễn, góp phần đẩy lùi các hành vi xâm phạm BMĐT ra khỏi cuộc
sống. Theo đó, phạm vi điều chỉnh của Luật an tồn thơng tin mạng quy định rõ
trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ có lƣu giữ thông tin cá nhân của
ngƣời sử dụng phải có những biện pháp bảo đảm thơng tin cho khách hàng, đồng
thời chính ngƣời dùng cũng phải có trách nhiệm trong việc bảo vệ thơng tin cá nhân
của mình, trên nguyên tắc chung là “tự bảo vệ thông tin cá nhân và tuân thủ quy
định của pháp luật về cung cấp thông tin cá nhân khi sử dụng dịch vụ trên mạng”.
Luật An tồn thơng tin mạng khi có hiệu lực, kết hợp cùng Bộ luật Dân sự, Luật
Bảo vệ ngƣời tiêu dùng và các văn bản pháp luật chuyên ngành khác nhƣ Luật Viễn
thông, Luật Giao dịch điện tử… sẽ tạo thành hệ thống pháp luật đồng bộ, đầy đủ
cho công tác bảo vệ thông tin cá nhân của ngƣời sử dụng trong kỷ nguyên Internet
hiện nay giúp ngăn chặn các hành vi xâm phạm BMĐT diễn ra, từ đó góp phần thúc
đẩy hơn nữa hoạt động giao dịch điện tử phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất
nƣớc.
Năm 2017 cũng đánh dấu một bƣớc tiến đáng kể của Nhà nƣớc đối với vấn đề
bảo vệ BMĐT, và chủ thể đƣợc quan tâm đặc biệt ở đây là trẻ em. Quyền BMĐT là
một trong những quyền con ngƣời, quyền công dân cơ bản và quyền BMĐT đối với
trẻ em lại càng đặc biệt chú trọng vì trẻ em “nhóm yếu thế”, chƣa phát triển đầy đủ
về nhận thức, thể chất để có thể tự bảo vệ mình trƣớc các hành vi tác động, xâm hại
đến mình. Mặc dù quyền BMĐT của trẻ em đã đƣợc Hiến định cũng nhƣ ghi nhận
trong nhiều Điều ƣớc quốc tế9. Tuy nhiên, trên thực tế, quyền BMĐT của trẻ em lại
rất dễ bị xâm phạm, đặc biệt là trên môi trƣờng mạng với sự phát triển nhƣ vũ bão
của Internet, mạng xã hội và các thiết bị thông minh. Ngƣời thực hiện hành vi xâm
phạm quyền BMĐT của trẻ đôi khi lại chính là ngƣời thân thích của trẻ, là cha, mẹ,
anh, chị… Mặc dù có thể xuất phát từ tình u thƣơng, hồn tồn khơng cố ý nhƣng
vì chủ quan, không hiểu biết đầy đủ quy định của pháp luật nên đã thực hiện hành vi
vi phạm đến quyền tƣ, bí mật cá nhân của trẻ em, đặc biệt là sự xâm phạm về hình
8


Chỉ cần gõ từ khóa là “mua bán dữ liệu khách hàng” trên Google sẽ có ngay gần 6,5 triệu kết quả. Cịn nếu
tìm riêng “danh sách khách hàng tại TP.HCM” cho ra hơn 1 triệu kết quả… Dịch vụ cung cấp danh sách
khách hàng kiểu này rất nhiều. Chỉ cần bỏ ra từ 400.000 - 1,5 triệu đồng, ai cũng có thể nhận danh sách hơn 1
triệu ngƣời. Thậm chí có những danh sách khá cụ thể nhƣ khách hàng VIP của ngân hàng A. với hạn mức gửi
tiết kiệm từ 1 tỉ đồng trở lên; hay danh sách khách hàng đã mua ô tô của hãng X…
9
Điều 16 Công ƣớc quốc tế về quyền trẻ em 1989: “Không trẻ em nào phải chịu sự can thiệp tùy tiện hay bất
hợp pháp vào việc riêng tư, gia đình, nhà cửa hoặc thư tín cũng như những sự cơng kích bất hợp pháp vào
danh dự và thanh danh của các em. Trẻ em có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại sự can thiệp hay cơng
kích như vậy.”

10


ảnh cá nhân. Vì thế, để củng cố hành lang pháp lý trong vấn đề quan trọng này Luật
trẻ em 2016, Nghị định 56/2017/NĐ-CP đã đƣợc ban hành và chính thức có hiệu
lực kể từ ngày 01/6/2017. Cụ thể, có những quy định nổi bật nhƣ sau:
- Trẻ em có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tƣ, bí mật cá nhân và
bí mật gia đình vì lợi ích tốt nhất của trẻ em; trẻ em đƣợc pháp luật bảo vệ danh dự,
nhân phẩm, uy tín, bí mật thƣ tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông
tin riêng tƣ khác; đƣợc bảo vệ và chống lại sự can thiệp trái pháp luật đối với thông
tin riêng tƣ.10
- Hành vi công bố, tiết lộ thông tin về đời sống riêng tƣ, bí mật cá nhân của trẻ
em mà không đƣợc sự đồng ý của trẻ em từ đủ 7 tuổi trở lên và của cha, mẹ, ngƣời
giám hộ của trẻ em là hành vi bị nghiêm cấm.11
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân quản lý, cung cấp sản phẩm, dịch vụ thông tin,
truyền thông và tổ chức các hoạt động trên môi trƣờng mạng phải thực hiện các
biện pháp bảo đảm an tồn và bí mật đời sống riêng tƣ cho trẻ em theo quy định của
pháp luật.12
Những quy định trên vô cùng tiến bộ và hợp lý, nhƣng để phát huy hết hiệu

quả của nó phụ thuộc vào phần lớn ý thức của ngƣời dân, bởi lẽ “pháp luật chỉ có
thể kiểm sốt một phần các đơn vị liên quan đến trẻ, nhưng số lượng cha mẹ tự đưa
thông tin của con trên mạng thì nhiều vơ kể. Quan trọng nhất vẫn là ý thức của mỗi
bậc cha, mẹ trong việc bảo vệ an toàn cho con và cái tâm trong nghề nghiệp của
các đơn vị dịch vụ liên quan đến trẻ”13. Ban đầu có thể gặp chút khó khăn, tuy
nhiên, nếu kiên trì thì kết quả sẽ vơ cùng khả quan.
Qua các quy định của pháp luật nhƣ đã trình bày, về cơ bản có thể hiểu rằng
quyền BMĐT của cá nhân là quyền đƣợc bảo vệ về BMĐT, nói cách khác khơng ai
đƣợc quyền xâm phạm đến BMĐT của cá nhân khi chƣa đƣợc phép. Hay chi tiết
hơn, quyền BMĐT có các đặc điểm sau14:
- Là quyền đƣợc phép giữ kín những thơng tin, tƣ liệu, sự kiện, hồn cảnh liên
quan đến đời tƣ của mình và khơng phải có nghĩa vụ cơng khai;
- Quyền bất khả xâm phạm về thƣ tín, điện thoại, điện tín và các thơng tin điện
tử khác;

10

Khoản 2 Điều 21 Luật trẻ em 2016
Khoản 11 Điều 6 Luật trẻ em 2016
12
Khoản 2 Điều 54 Luật trẻ em 2016
13
Ý kiến của chuyên gia tâm lý Phạm Hiền trong bài viết “Bảo vệ trẻ em trên… mạng Internet”. Link nguồn
(Truy cập ngày 05/6/2017).
14
Thái Thị Tuyết Dung (2012), Quyền tiếp cận thông tin và quyền riêng tư ở Việt Nam và một số quốc gia,
NXB Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, tr.116.
11

11



-

Cá nhân và các chủ thế khác không đƣợc tiếp cận, công bố các thông tin về

đời tƣ cũng nhƣ khơng đƣợc kiểm sốt thƣ tín, điện thoại, điện tín, các thông tin
điện tử khác của cá nhân khi chƣa có sự đồng ý của chủ sở hữu hoặc sự cho phép
của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền.
Mối quan hệ giữa quyền BMĐT và quyền tự do ngôn luận
Trong một xã hội hiện đại và văn minh, các quyền con ngƣời ngày càng đƣợc
chú trọng bảo vệ và đảm bảo thực thi. Quyền BMĐT và quyền tự do ngôn luận cũng
không ngoại lệ. Điều 25 Hiến pháp 2013 quy định: “Cơng dân có quyền tự do ngơn
luận, tự do báo chí, tiếp cận thơng tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện
các quyền này do pháp luật quy định”. Quyền tự do ngôn luận đồng nghĩa với tự do
biểu đạt, tự do diễn đạt hoặc tự do thể hiện, đơi khi cịn đƣợc dùng để nói đến cả
hành động tìm kiếm, tiếp nhận và chia sẻ thơng tin hoặc quan niệm, quan điểm bằng
cách sử dụng bất kể phƣơng tiện truyền thông nào.
Trên thực tế, khi thực thi hai quyền này, chắc hẳn có một sự xung đột nhất
định. Khi một cơng dân có quyền tự do ngôn luận, vậy họ đƣợc quyền phát biểu ý
kiến của mình đối với mọi vấn đề, thậm chí là xâm phạm BMĐT ngƣời khác? Đó là
cách hiểu hồn tồn sai lầm, trái với tinh thần của pháp luật. Bởi lẽ, Bộ trƣởng Bộ
Thông tin và truyền thông Trƣơng Minh Tuấn nhấn mạnh: “Chúng ta khơng sợ phải
nói về vấn đề nhân quyền, tự do ngôn luận. Tự do ngôn luận khơng có nghĩa là tự
do xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác. Tự do ngôn luận không phải là tự
do xuyên tạc, bóp méo sự thật, là tự do mạo danh người khác trên mạng xã hội. Tự
do ngơn luận cũng khơng có nghĩa là tự do bơi xấu, đưa hình ảnh dung tục, khiêu
dâm, kích động bạo lực, kích động chiến tranh, kích động chia rẽ mối hận thù dân
tộc.”15 Vì vậy, tác giả cho rằng, mỗi cơng dân đều có quyền tự do ngơn luận, tự do
trình bày quan điểm nhƣng phải trên tinh thần bảo vệ BMĐT, bảo vệ danh dự và

nhân phẩm của chủ thể khác.
Thế nhƣng, ranh giới giữa tự do ngôn luận và xâm phạm BMĐT hết sức mong
manh. Trong một vài trƣờng hợp, khi có sự xung đột giữa quyền BMĐT và quyền
tự do ngôn luận, ta phải xem xét, cân nhắc trên nhiều phƣơng diện. Ví dụ, thơng tin
của một bài báo có chứa BMĐT của một chủ thể nhƣng vẫn nằm trong quyền tự do
ngôn luận hợp pháp của công dân. Vậy trong trƣờng hợp này, ta giải quyết nhƣ thế
nào? Hƣớng giải quyết tốt nhất là phải biết dung hịa cả hai quyền. Cụ thể, một khi
có sự xung đột này ta cần xem xét tính thực tiễn của bài báo. Nếu bài báo cung cấp
thông tin nhằm phục vụ lợi ích cơng cộng thì có thể hạn chế quyền BMĐT trong
15

/>(Truy cập ngày 20/6/2017)

12


một phạm vi nhất định. Nhƣng nếu chỉ đơn thuần nhằm thu hút sự chú ý của cơng
chúng thì việc bảo vệ quyền BMĐT là sự lựa chọn đƣợc ƣu tiên trên hết. Về mặt lý
thuyết, hai quyền này có thể có sự xung đột với nhau. Nhƣng xét trong tổng thể,
trong mục đích chung, hai quyền này có mối quan hệ, sự hỗ trợ chặt chẽ với nhau.
Bởi lẽ, hai quyền này đều nhằm mục đích xây dựng một nhà nƣớc pháp quyền, một
xã hội văn minh, tiến bộ và lành mạnh. Ở một khía cạnh, quyền BMĐT có thể làm
hạn chế phạm vi quyền tự do ngôn luận. Nhƣng mặt khác, chính quyền tự do ngơn
luận đã trở thành công cụ hữu hiệu giúp Nhà nƣớc, xã hội phát triển theo chiều
hƣớng tích cực hơn. Bởi vì, nhờ quyền tự do ngôn luận mà các cá nhân, nhất là
những ngƣời có thẩm quyền, những ngƣời có ảnh hƣởng nhất định đối với xã hội có
trách nhiệm hơn với đời sống riêng tƣ của mình.
Dù quyền BMĐT hay quyền tự do ngôn luận đều là những quyền nhân thân
quan trọng của mỗi cá nhân. Vì vậy, mỗi cơng dân văn minh cần thực thi các quyền
này trên tinh thần không làm phƣơng hại đến quyền tự do của cá nhân khác. Điều

đó khơng chỉ “hợp lý” mà cịn “hợp tình”. Bởi lẽ, đã là bí mật, thì khi bị xâm phạm,
dù ít hay nhiều, cũng mang lại những tổn thƣơng cho ngƣời bị xâm phạm, về cả vật
chất và tinh thần.
1.1.2 Khái niệm phương tiện truyền thông và mạng xã hội
Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thơng tin, của cơng nghệ hóa việc
chia sẻ, tiếp cận thông tin của mỗi cá nhân đang trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Điều đó dẫn đến các phƣơng tiện truyền thơng đang phát triển khơng ngừng, với
loại hình đa dạng và vô cùng phong phú nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của xã hội
cũng nhƣ bắt kịp xu thế phát triển của đất nƣớc cũng nhƣ toàn cầu.
Khái niệm phương tiện truyền thông
Phƣơng tiện truyền thông là khái niệm có phạm trù khá rộng. Tuy nhiên, có
thể hiểu phƣơng tiện truyền thông (media) là việc vận dụng các khả năng của cơ
thể, sử dụng những phƣơng tiện có sẵn trong thiên nhiên, những cơng cụ nhân tạo
để diễn tả và chuyển tải những thông tin, thông điệp từ bản thân đến ngƣời khác hay
từ nơi này sang nơi khác. Phƣơng tiện truyền thông cũng đƣợc hiểu nhƣ các kênh
truyền thơng qua đó tin tức, giải trí, giáo dục, dữ liệu hoặc tin nhắn quảng cáo đƣợc
phổ biến. Phƣơng tiện truyền thơng có thể bao gồm báo, tạp chí, truyền hình, đài
phát thanh, bảng quảng cáo, gửi thƣ trực tiếp, điện thoại, fax, và internet.16
Khái niệm mạng xã hội
16

/>ng (Truy cập ngày: 02/6/2017)

13


Trong nhịp sống hiện đại, mạng xã hội không chỉ là một diễn đàn khác tồn tại
song song với các phƣơng tiện truyền thơng truyền thống, mà cịn đại diện cho xu
thế của truyền thông mới trong tƣơng lai17. Với nhiều ƣu điểm nổi trội và ngày càng
đổi mới, mạng xã hội đã đi vào cuộc sống hàng ngày của mỗi ngƣời và ngự trị nhƣ

một thói quen khơng thể thay đổi. Thuật ngữ mạng xã hội đƣợc ghi nhận tại khoản
22 Điều 3 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2013 quy định về
Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng nhƣ sau: “Mạng
xã hội (social network) là hệ thống thông tin cung cấp cho cộng đồng người sử
dụng mạng các dịch vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi
thông tin với nhau, bao gồm dịch vụ tạo trang thông tin điện tử cá nhân, diễn đàn
(forum), trò chuyện (chat) trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh và các hình thức
dịch vụ tương tự khác.”
Mạng xã hội xuất hiện ở Việt Nam vào khoảng năm 2005 - 2006 với sự thâm
nhập và phát triển của các mạng xã hội nƣớc ngồi và sự hình thành, phát triển của
mạng xã hội do ngƣời Việt tạo ra. Cùng với sự xuất hiện của hàng loạt các mạng xã
hội lớn trên thế giới nhƣ Linkedin (ra đời năm 2002), Facebook (2004), Youtube
(2005), Twitter (năm 2006), Google+ (2011), có sự xuất hiện và phát triển của hàng
loạt mạng xã hội thuần Việt nhƣ ZoomBan, Yobanbe, FaceViet.com, VietSpace,
Clip.vn. Yume, Tamtay.vn, Truongxua.vn, ZingMe, Go.vn,.. Hiện nay, mạng xã hội
phổ biến nhất là facebook với hơn 1,87 tỉ ngƣời dùng hoạt động thƣờng xuyên.
Trong đó, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 7 về số ngƣời dùng Facebook với 50 triệu
ngƣời (tháng 04/2017). Trung bình mỗi ngày ngƣời Việt Nam lên mạng hơn 5 giờ
bằng máy tính và gần 3 giờ bằng điện thoại.18
Mạng xã hội là phƣơng tiện truyền tải thơng tin phổ biến hiện nay, tuy nhiên,
vì gắn liền với mục đích của ngƣời cơng bố cho nên thơng tin trên mạng xã hội
không mang ý nghĩa nhƣ thông tin từ truyền thơng cơng chúng 19. Theo đó, cần phân
biệt khái niệm truyền thông công chúng và mạng xã hội trên hai phần cơ bản của
truyền thông là sản xuất nội dung và phân phối nội dung. Nếu nhƣ truyền thơng
cơng chúng đề cập hình thức sản xuất, phân phối nội dung một cách có tổ chức trên
phạm vi xã hội, thì mạng xã hội đề cập một tập hợp các phần tử (thành viên) và các
17

Nguyễn Thành Lợi (2017), Sự vận động và phát triển của báo chí hiện đại trong môi trƣờng hội tụ truyền
thông (Kỳ 3/3). Link nguồn: (Truy cập ngày 03/6/2017).

18
Theo thống kê trên trang statista.com trong tháng 4/2017. Link nguồn
/>19
Lam Sơn (2016), “Mạng xã hội không phải là truyền thông công chúng”. Link nguồn
(Truy cập ngày 16/6/2017).

14


quan hệ liên kết giữa họ. Do đó, mạng xã hội khơng phải là truyền thơng cơng
chúng, vì khơng sản xuất, cũng khơng phân phối. Vì vậy, truyền thơng cơng chúng
không phụ thuộc vào mạng xã hội, cũng không thể đánh đồng với thông tin trên
mạng xã hội.
1.1.3 Khái niệm và đặc điểm của xử phạt VPHC đối với hành vi xâm phạm
BMĐT trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội
 Khái niệm
Những hành vi xâm hại đến các quan hệ xã hội đƣợc pháp luật hành chính bảo
vệ gọi là VPHC. VPHC tuy không nguy hiểm bằng tội phạm song diễn ra rất phức
tạp, gây thiệt hại cho lợi ích nhà nƣớc, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức cũng
nhƣ cộng đồng xã hội. VPHC là cơ sở thực tế của trách nhiệm hành chính. Nói cách
khác, hệ quả tất yếu của việc thực hiện hành vi VPHC là phải gánh chịu các biện
pháp trách nhiệm hành chính. Việc truy cứu trách nhiệm hành chính đối với chủ thể
vi phạm gọi là xử phạt VPHC. Cụ thể, “Xử phạt VPHC là việc người có thẩm quyền
xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân,
tổ chức thực hiện hành vi VPHC theo quy định của pháp luật về xử phạt VPHC.”20
“Hành vi xâm phạm BMĐT trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội
được hiểu là toàn bộ những hành động, phản ứng bên ngoài của cá nhân nhằm xâm
hại những thông tin hợp pháp về đời sống tinh thần, vật chất và các mối quan hệ xã
hội của cá nhân khác trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội khi chưa
được sự đồng ý của cá nhân đó hoặc trái với quy định của pháp luật”21. Hành vi vi

phạm này cũng chịu sự điều chỉnh của pháp luật hành chính. Do đó, khi có hành vi
vi phạm xảy ra, chủ thể thực hiện hành vi sẽ bị truy cứu trách nhiệm hành chính.
“Trách nhiệm hành chính được hiểu là sự phản ứng tiêu cực của Nhà nước đối với
người thực hiện VPHC, kết quả là chủ thể thực hiện hành vi phải gánh chịu những
hậu quả bất lợi, thiệt hại về vật chất, tinh thần so với tình trạng ban đầu của họ”22.
Từ các quan điểm trên có thể hiểu khái quát khái niệm xử phạt VPHC đối với hành
vi xâm phạm BMĐT trên các phƣơng tiện truyền thông và mạng xã hội nhƣ sau:
“Xử phạt VPHC đối với hành vi xâm phạm BMĐT trên các phƣơng tiện truyền
thông và mạng xã hội là hoạt động của chủ thể có thẩm quyền, căn cứ vào quy
phạm pháp luật hiện hành về xử phạt VPHC, quyết định áp dụng các hình thức xử
phạt, mức xử phạt và các biện pháp khăc phục hậu quả đối với tổ chức, cá nhân có
20

Khoản 2 Điều 2 Luật xử lý VPHC 2012.
Nguyễn Thị Tứ, Đinh Quang Ngọc, Võ Nguyên Anh (2013), “Thực trạng hành vi xâm phạm bí mật đời tƣ
ngƣời khác của ngƣời trƣởng thành trẻ tuổi ở Thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí khoa học Đại học Sư phạm
TPHCM, số 49, tr.6.
22
Nguyễn Cửu Việt (2013), Giáo trình luật Hành chính Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.507.
21

15


hành vi xâm phạm quyền BMĐT trên các phƣơng tiện truyền thông và mạng xã hội
theo quy định của pháp luật hành chính.”
Để có thể hiểu rõ hơn về hoạt động xử phạt VPHC đối với hành vi xâm phạm
BMĐT trên các phƣơng tiện truyền thông và mạng xã hội, ta cần đi đến phân tích
đặc điểm của hoạt động này.
 Đặc điểm

Thứ nhất, hoạt động xử phạt VPHC đối với hành vi xâm phạm BMĐT trên
các phương tiện truyền thông và mạng xã hội được áp dụng đối với hành vi xâm
phạm BMĐT trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội là VPHC
Hành vi xâm phạm BMĐT trên các phƣơng tiện truyền thông và mạng xã hội
là hành vi VPHC khi:
-

Hành vi vi phạm là hành vi có lỗi:

Trên thực tế, hành vi xâm phạm BMĐT trên các phƣơng tiện truyền thông và
mạng xã hội đƣợc thực hiện bởi cả lỗi cố ý hay vô ý. Cố ý vi phạm thƣờng sẽ gây
những hậu quả nghiêm trọng hơn cho ngƣời bị vi phạm, trong những trƣờng hợp
này, chủ thể vi phạm biết rõ hành vi của mình là vi phạm và sẽ bị xử phạt hành
chính những vẫn cố tình thực hiện vì lợi ích kinh tế, lợi ích cá nhân, ví dụ cơng ty
viễn thơng mua bán thông tin khách hàng, nhà báo tiết lộ BMĐT của ngƣời nổi
tiếng trên báo chí… Tuy nhiên, lỗi vơ ý lại đƣợc thực hiện thƣờng xun và khó
kiểm sốt hơn nhƣ cha, mẹ đăng ảnh riêng tƣ của con trên 7 tuổi lên trang thông tin
cá nhân nhƣ Facebook mà chƣa xin phép, vợ, chồng nghe lén điện thoại của
nhau,… những hành vi này chủ yếu xuất phát từ tình thƣơng yêu, quan tâm của gia
đình cùng với việc hiểu biết pháp luật hạn chế về quyền BMĐT của ngƣời vi phạm.
Dù đƣợc thực hiện với lỗi cố ý hay vơ ý, khi có hành vi cấu thành VPHC đƣợc quy
định trong các văn bản pháp luật, thì chủ thể thực hiện hành vi sẽ bị xử phạt VPHC.
- Hành vi vi phạm xâm hại tới hoạt động quản lý nhà nƣớc về bảo vệ quyền
BMĐT trên các phƣơng tiện truyền thông và mạng xã hội mà không phải là tội
phạm:
Cả VPHC và tội phạm trong hoạt động xâm phạm BMĐT trên các phƣơng tiện
truyền thông và mạng xã hội đều là những vi phạm pháp luật, xâm phạm đến lợi ích
của Nhà nƣớc, tập thể và cơng dân, gây ảnh hƣởng xấu đến đời sống xã hội, là biểu
hiện tiêu cực cần phải loại trừ. Tuy nhiên, vẫn sự khác nhau nhất định. Cụ thể nhƣ
sau: Hành vi xâm phạm BMĐT trên các phƣơng tiện truyền thông và mạng xã hội là

VPHC có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn so với tội phạm và do đó các hình
thức xử phạt hành chính cũng ít nghiêm khắc hơn so với hình phạt áp dụng đối với
tội phạm. Nhƣ vậy, giữa tội phạm và VPHC ln có một ranh giới - đó chính là
16


mức độ nguy hiểm cho xã hội. Đây có thể coi là điểm cơ bản để phân biệt giữa
VPHC và tội phạm. Ví dụ đối với hành vi sử dụng trái phép thông tin của tổ chức,
cá nhân khác trên môi trƣờng mạng mà không đƣợc sự đồng ý hoặc sai mục đích
theo quy định của pháp luật, nếu hành vi trên đƣợc thực hiện và thu lợi bất chính từ
50.000.000 đồng đến dƣới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 100.000.000
đồng đến dƣới 500.000.000 đồng hoặc gây dƣ luận xấu làm giảm uy tín của cơ
quan, tổ chức, cá nhân thì chủ thể thực hiện hành vi sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình
sự với hình phạt là phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo
không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm23. Với cùng
hành vi đó nhƣng mức độ gây nguy hiểm cho xã hội thấp hơn, nghĩa là nguồn thu
lợi bất chính từ hành vi đó thấp hơn 50.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại thấp hơn
100.000.000 đồng hoặc chƣa gây dƣ luận xấu làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức,
cá nhân thì chủ thể vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính với hình thức xử phạt ít
nghiêm khắc hơn là phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 triệu đồng 24. Bên
cạnh đó, một trong những tiêu chí mà Bộ luật hình sự hiện hành dùng để phân biệt
tội phạm và VPHC trong trƣờng hợp chúng cùng xâm hại đến cùng một loại khách
thể đó là hành vi đó đã bị xử lý VPHC hay chƣa. Ví dụ: hành vi xâm phạm bí mật
thƣ tín, điện tín, điện thoại của ngƣời khác… nếu đã bị xử lý phạt VPHC mà cịn vi
phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 159 Bộ luật hình sự
2015.
Chính vì vậy khi xử lý các VPHC, cơ quan, ngƣời có thẩm quyền khơng chỉ
xác định các yếu tố cấu thành VPHC mà còn phải xem xét xem có các yếu tố có thể
làm chuyển hố VPHC thành tội phạm hay khơng để có thể ra quyết định xử phạt
chính xác nhất.

- Hành vi vi phạm phải bị xử phạt VPHC (tức là phải chịu một trong những
hình thức xử phạt đã đƣợc quy định trong Luật xử lý VPHC năm 2012 nhƣ cảnh
cáo, phạt tiền, tƣớc quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn…)
Tính bị xử phạt hành chính là một dấu hiệu cơ bản của VPHC. Trong VPHC,
tính bị xử phạt VPHC phải đƣợc biểu hiện thành nguy cơ của chủ thể vi phạm phải
gánh chịu hình thức xử phạt VPHC tƣơng ứng. Nếu khơng có các hình thức xử phạt
VPHC tƣơng ứng đƣợc quy định cụ thể thì khơng có biểu hiện của tính bị xử phạt
VPHC, do vậy, dẫn đến khơng có VPHC. Có thể nói đây là đặc điểm quan trọng

23

Điều 288 Bộ luật hình sự 2015
Điểm e khoản 3 Điều 66 Nghị định 174/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 quy định về xử phạt VPHC trong
lĩnh vực bƣu chính, viễn thơng, cơng nghệ thơng tin và tần số vô tuyến điện
24

17


nhất vì một hành vi có thể thoả mãn tất cả các điều kiện trên mà khơng có tính bị xử
phạt hành chính thì hành vi đó cũng khơng VPHC.
Thứ hai, hoạt động xử phạt VPHC đối với hành vi xâm phạm BMĐT trên
các phương tiện truyền thông và mạng xã hội được áp dụng đối với tổ chức, cá
nhân có các hành vi xâm phạm BMĐT theo quy định của pháp luật hành chính
Đối với hành vi xâm phạm BMĐT trên các phƣơng tiện thông và mạng xã hội,
bất kỳ tổ chức, cá nhân nào cũng có thể trở thành chủ thể vi phạm. Tuy nhiên, từ
thực tiễn cho thấy các hành vi vi phạm thƣờng đƣợc thực hiện bởi các tổ chức, cá
nhân sau:
Tổ chức: tổ chức kinh doanh dịch vụ viễn thông, kinh doanh dịch vụ mạng xã
hội. Đây là chủ thể nắm giữ rất nhiều thông tin riêng tƣ của khách hàng nhƣ tên,

tuổi, địa chỉ, số máy gọi, số máy đƣợc gọi, vị trí máy gọi, vị trí máy đƣợc gọi, thời
gian gọi và thơng tin riêng khác mà ngƣời sử dụng đã cung cấp khi giao kết hợp
đồng với doanh nghiệp. Vì vậy, các tổ chức này rất dễ có hành vi bán thơng tin của
khách hàng cho các công ty quảng cáo nhằm thu lợi bất chính.
Cá nhân: Phần lớn hành vi xâm phạm BMĐT trên các phƣơng tiện truyền
thông và mạng xã hội đƣợc thực hiện bởi cá nhân. Đặc biệt là các nhóm chủ thể sau:
- Nhà báo: đây là ngành nghề liên quan mật thiết với phƣơng tiện truyền thông
là báo chí và có nguy cơ xâm phạm BMĐT của ngƣời khác cao nhất. “Không xâm
phạm đời tư, làm tổn hại danh dự, nhân phẩm, lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá
nhân” là một trong những quy tắc đạo đức nghề nghiệp của ngƣời làm báo cũng
nhƣ vi phạm quy định của pháp luật25. Thế nhƣng, quy tắc này đang bị xem nhẹ
nhất là trong hoàn cảnh báo chí hiện nay đang phải đối mặt với sức ép cạnh tranh
thông tin từ các trang mạng xã hội đang có sức lan tỏa mạnh mẽ trên khắp thế giới.
Khai thác, nhặt nhạnh thông tin từ mạng xã hội rồi xào xáo để biến thành tin tức của
mình đƣa lên trang báo đang trở thành một xu hƣớng tác nghiệp đƣợc khơng ít
ngƣời làm báo theo đuổi đặc biệt là các nhà báo trẻ. Chính sự tùy tiện này, dẫn đến
thực trạng có rất nhiều ngƣời đặc biệt là ngƣời nổi tiếng bị nhà báo xâm phạm
BMĐT, tùy ý đƣa những hình ảnh, tƣ liệu cũng nhƣ các thơng tin nhạy cảm… lên
các trang báo làm ảnh hƣởng đến tinh thần, sức khỏe, nhân phẩm, cơng việc thậm
chí ảnh hƣởng đến tính mạng của nạn nhân. Trong đó, khơng ít trƣờng hợp dẫn đến
chán nản, tuyệt vọng và đi đến con đƣờng tự tử để giải thoát và tránh khỏi dƣ luận.
Khơng nóng thì khơng cịn là báo chí. Chối bỏ hiện thực càng khơng phải là báo chí.
Tuy nhiên, những ngƣời làm báo không thể chạy theo tin tức, đặt trách nhiệm thấp
25

Điều 4 Quy định đạo đức của ngƣời làm báo: “Nêu cao tinh thần nhân văn, tôn trọng quyền con người.
Không xâm phạm đời tư, làm tổn hại danh dự, nhân phẩm, lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân.”

18



hơn lƣợt truy cập, mà quên đi đạo đức, tính chính xác và trách nhiệm gắn liền với
tác phẩm của mình. “Do vậy báo chí với vai trị to lớn trong việc định hướng dư
luận cần đề cao trách nhiệm trước xã hội, tuân thủ nghiêm túc quy tắc đạo đức
nghề nghiệp và thể hiện được sự bao dung để xác định được giới hạn cần có khi
thơng tin về đời tư cá nhân và khi đó tác phẩm báo chí sẽ thấm đượm tính nhân
văn.”26
- Những ngƣời có mối quan hệ thân thích với ngƣời bị xâm phạm: Nhờ mối
quan hệ thân thích, nên nguy cơ tiếp cận với BMĐT và khả năng thực hiện hành vi
vi phạm của chủ thể này rất cao. Điển hình là trƣờng hợp cha, mẹ tự ý đăng tải
những thơng tin, hình ảnh của con cái đặc biệt trẻ em lên mạng xã hội hay vợ,
chồng tùy tiện xem tin nhắn, nghe lén điện thoại của nhau. Nhiều ý kiến cho rằng,
đã là ngƣời thân thích trong gia đình hồn tồn có quyền đăng tải những hình ảnh
lên mạng xã hội, kiểm sốt, theo dõi tin nhắn, điện thoại của các thành viên trong
gia đình. Ý kiến đó cũng là ý nghĩ của số đơng chủ thể. Vì họ cho rằng đó là lẽ
thƣờng tình, khơng trái với đạo đức, chỉ vì muốn thể hiện tình yêu thƣơng, quan
tâm, muốn con đƣợc giáo dục tốt nhất nên các bậc cha mẹ mới can thiệp vào đời
sống riêng tƣ của con, vợ hoặc chồng chỉ muốn kiểm sốt nhau để giữ gìn hạnh
phúc gia đình. Thế nhƣng, dù nguyên nhân tốt hay xấu đi chăng nữa, xâm phạm vào
cuộc sống riêng tƣ của nhau cũng là hành vi trái pháp luật và nếu vi phạm sẽ gánh
chịu chế tài từ pháp luật. Có rất nhiều phƣơng thức để thể hiện tình cảm, quan tâm,
thấu hiểu, chia sẻ với nhau đâu phải xâm phạm BMĐT của nhau thì mới thực hiện
đƣợc điều đó. Vậy nên, dù là ngƣời thân thích đi chăng nữa, càng phải nên tôn trọng
BMĐT của nhau nhƣ cách mà bản thân mỗi ngƣời gìn giữ bí mật của bản thân.
1.2 Quy định của pháp luật hiện hành về xử phạt VPHC đối với hành vi xâm
phạm BMĐT trên các phƣơng tiện truyền thông và mạng xã hội
Hiện nay pháp luật về xử phạt VPHC đối với hành vi xâm phạm BMĐT trên
các phƣơng tiện truyền thông và mạng xã hội không đƣợc ghi nhận trong một Nghị
định riêng biệt mà đƣợc quy định rải rác trong khá nhiều văn bản. Cụ thể, tại Nghị
định 159/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 quy định về xử phạt vi phạm

hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản, Nghị định 174/2013/NĐ-CP ngày 13
tháng 11 năm 2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bƣu
chính, viễn thơng, cơng nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện.

26

(Truy cập ngày 20/6/2017).

19


1.2.1 Hành vi vi phạm
Hành vi vi phạm là một trong những dấu hiệu cơ bản trong mặt khách quan
của VPHC đối với hành vi xâm phạm BMĐT trên các phƣơng tiện truyền thơng và
mạng xã hội. Nó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là căn cứ pháp lý đầu tiên giúp cơ
quan chức năng xác định một hành vi xâm phạm BMĐT trên các phƣơng tiện
truyền thông và mạng xã hội có phải là hành VPHC hay khơng. Hành vi xâm phạm
BMĐT trên các phƣơng tiện truyền thông và mạng xã hội rất đa dạng và phức tạp,
tuy nhiên, có thể khái quát các nhóm hành vi vi phạm phổ biến sau:
Nhóm 1: Tiết lộ BMĐT của người khác trên báo chí, xuất bản phẩm, trang
thơng tin điện tử, trang thông tin điện tử tổng hợp
Tiết lộ BMĐT trên báo chí
Với tính chất đặc thù của nghề nghiệp, báo chí là lĩnh vực có liên quan nhiều
nhất đến BMĐT cá nhân, đồng thời cũng là lĩnh vực mà việc xâm phạm BMĐT cá
nhân xảy ra một cách thƣờng xuyên, nhƣ một sự việc hiển nhiên của ngành, thậm
chí việc xâm phạm BMĐT là một việc không thể thiếu nếu muốn có một bài báo
“giật gân”, “nổi”, thu hút dƣ luận chú ý27. Và những ngƣời bị báo chí xâm phạm
BMĐT phần lớn là những ngƣời nổi tiếng, bên cạnh đó thì mỗi cá nhân đều dễ dàng
trở thành đối tƣợng bị xâm phạm BMĐT trong giới báo chí. Tuy nhiên, hành vi xâm
phạm đó là hành vi đi ngƣợc với tơn chỉ, mục đích của hoạt động báo chí là phản

ánh và định hƣớng dƣ luận xã hội đến với những thơng tin tốt đẹp, góp phần ổn
định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu văn hóa
lành mạnh của Nhân dân, bảo vệ và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Do
đó, tại khoản 5 Điều 9 Luật báo chí 2016 quy định hành vi tiết lộ BMĐT của ngƣời
khác là một trong những hành vi bị nghiêm cấm đối với ngƣời làm báo.
Hành vi tiết lộ BMĐT của ngƣời khác trên báo chí gây tổn hại nghiêm trọng
đến tinh thần và vật chất cho ngƣời bị xâm hại, do đó, sẽ chịu những chế tài từ pháp
luật, cụ thể là pháp luật hành chính. Vì Luật báo chí 2016 mới có hiệu lực thi hành
từ 01/01/2017 nên chƣa có quy phạm xử phạt tƣơng ứng. Vậy nên, đến thời điểm
này vẫn áp dụng Nghị định số159/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 quy
định về xử phạt VPHC trong hoạt động báo chí, xuất bản để xử phạt VPHC đối với

27

Tại Hội thảo “Trách nhiệm của báo chí trong việc bảo vệ bí mật đời tƣ công dân”, do Trung tâm Nghiên
cứu truyền thông phát triển (RED) và Đại sứ quán Anh tổ chức tại Hà Nội, nhiều ý kiến của đại biểu tham dự
hội thảo cho rằng,xâm phạm BMĐT đã trở thành chuyện thƣờng ngày trên báo chí, chuyện đời tƣ, scandal
đang đƣợc coi là “miếng ngon” của một số báo nhất là báo mạng chạy theo tiêu chí “sốc - sex- sến”. Link
nguồn (Truy cập ngày 10/6/2017)

20


×