Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Thu ngo cua nha van Bui Minh Quoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.29 KB, 9 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Thư ngỏ của nhà văn Bùi Minh Quốc</b>


<b>Bùi Minh Quốc</b>



<i>Nhà thơ Bùi Minh Quốc</i>


<i>Kính gửi: các đồng nghiệp hội viên Hội Nhà văn Việt Nam và Ủy viên Bộ Chính trị Trương Tấn </i>
Sang cùng Ban chấp hành Hội khóa VIII


Tơi, một lão già 70 xn, bám xe đò lặn lội từ Đà Lạt ra Hà Nội dự Đại hội với một mong muốn
hàng đầu là được nghe đồng nghiệp nói và nói với đồng nghiệp, đồng bào. Nói với nhau và lắng
nghe lẫn nhau, trao đổi, cọ xát các ý kiến để tìm ra lẽ phải. Tôi đem theo bản tham luận “TỔ
<i>QUỐC VÀ TỰ DO” (đã gửi cho Ban tổ chức Đại hội, báo Điện tử Hội Nhà văn Việt Nam từ </i>
ngày 25.07.2010 và liền đó cơng bố trên trang mạng của nhà văn GS Nguyễn Huệ Chi [nhà giáo
Phạm toàn, GSTS Nguyễn Thế Hùng], cùng các trang mạng của nhà thơ Trần Nhương, nhà thơ
Nguyễn Trọng Tạo), với ý định cố giành lấy 10 phút trên diễn đàn để chính thức cất lên tiếng nói
của mình tại Đại hội (nhiều anh chị em đã bảo tôi: “Chắc chắn là người ta sẽ không cho anh lên
diễn đàn đâu”, tôi bảo: “Tôi không chấp nhận quan hệ xin – cho, tơi quyết địi, quyết giành lấy
quyền lên diễn đàn”). Ba lần ráo riết nêu yêu cầu và thúc giục Chủ tịch đoàn, cụ thể là các nhà
thơ Hữu Thỉnh, nhà văn Nguyễn Trí Huân, nhà thơ Trần Đăng Khoa. Lần thứ ba, tơi nói với Hữu
Thỉnh, theo kênh đồng đội chiến sĩ – thi sĩ : “Thỉnh ạ, các cậu khơng để mình lên diễn đàn là các
cậu mang tiếng lắm đấy”. Mãi đến gần cuối giờ làm việc buổi sáng ngày 06.08.2010 tôi mới
được mời lên diễn đàn (về hình thức, đây là ngày làm việc đầu tiên và cũng là cuối cùng, nhưng
thực chất mọi việc đã xong trong ngày 05.08.2010, được gọi là “đại hội nội bộ”, chỉ làm một
việc duy nhất là đề cử, bầu cử, kèm theo phần đọc các tham luận viết sẵn vào giờ chờ kiểm
phiếu).


Trước khi đọc bản tham luận viết sẵn, tôi phát biểu miệng một số ý kiến liên quan đến các ý kiến
tham luận ngày hôm qua và bản báo cáo của Ban chấp hành khoá VII.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

“1/ – Nhiệt liệt hoan nghênh ý kiến của Giáo sự Phong Lê phát biểu chiều hôm qua (trong “đại
hội nội bộ”) đã nhấn mạnh tình hình nguy hiểm của đất nước trước họa bành trướng và trách


nhiệm của nhà văn trong tình hình nghiêm trọng này, tơi đề nghị đại hội ra một bản tuyên bố về
trách nhiệm của nhà văn trước hiểm họa bành trướng đang đe dọa sự mất còn của Tổ Quốc Việt
Nam.


2/ – Tôi hoan nghênh quyết định của Nhà nước trao giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật
cho 4 nhà văn trong nhóm Nhân văn – Giai phẩm: nhà thơ Phùng Quán, nhà thơ Trần Dần, nhà
thơ Lê Đạt, nhà thơ Hoàng Cầm. Đây là một quyết định tuy muộn mằn nhưng rất đáng hoan
nghênh, rất đáng khích lệ. Bốn nhà văn trong nhóm Nhân văn – Giai phẩm sau những năm dài
chịu khổ nạn vì ngịi bút đã được chính thức tơn vinh. Đây là một thắng lợi của đổi mới, cần tiếp
tục bước tiếp theo hướng này, Hội Nhà văn phải có trách nhiệm khuyến khích, giúp đỡ cơ quan
lãnh đạo tiến tới có một nghị quyết về các sai lầm lịch sử từ trước tới nay đối với hoạt động văn
học nghệ thuật. Hội phải đưa vào điều lệ điều khoản xác định nhiệm vụ hàng đầu của Hội là
bênh vực, bảo vệ hội viên khi họ lâm nạn vì ngịi bút.


3/ – Tơi hoan nghênh việc tháng 03.2010 vừa qua Nhà nước ta có quyết định phong danh hiệu
anh hùng cho nhà văn liệt sĩ Chu Cẩm Phong. Quyết định của Nhà nước đã khẳng định một kết
luận quan trọng trong quá khứ tại Hội nghị sáng tác của các nhà văn Khu V do nhà văn Nguyên
Ngọc chủ trì họp tháng 12 năm 1968 tại căn cứ A7 miền Tây Quảng Nam giữa tiếng gầm gào
của máy bay bom pháo địch: các nhà văn trong lực lượng Văn nghệ Giải phóng Khu V chúng ta
đang sống như những người anh hùng. Hội Nhà văn Việt Nam có nhiều nhà văn đã thể hiện trọn
đời phẩm chất anh hùng, Ban chấp hành Hội cần xúc tiến các thủ tục cần thiết để Nhà nước
phong anh hùng cho các nhà văn ấy; nhà văn Chu Cẩm Phong là nhà văn đầu tiên trong Hội
được phong anh hùng với tư cách nhà văn, đây là một sự kiện có ý nghĩa rất lớn, thế nhưng trong
báo cáo của Ban chấp hành khố VII do Chủ tịch Hữu Thỉnh trình bày tại Đại hội lại khơng hề
có một dịng một chữ nào về sự kiện này.Tại sao lại như vậy? Tại sao trong cuộc hội thảo về nhà
văn liệt sĩ Chu Cẩm Phong do Hội Văn nghệ Quảng Nam tổ chức năm 2006 tại Hội An, anh Hữu
Thỉnh được mời dự đã nói những lời rất hùng hồn về phẩm chất anh hùng của Chu Cẩm Phong,
đã hứa rằng Hội Nhà văn sẽ tổ chức hội thảo về Chu Cẩm Phong ở quy mơ tồn quốc, sẽ xúc tiến
ngay các thủ tục cần thiết để đề nghị phong anh hùng cho nhà văn liệt sĩ Chu Cẩm Phong, ấy vậy
mà giờ đây báo cáo của anh đọc tại Đại hội lại khơng có một dịng một chữ nào nhắc đến sự


kiện một nhà văn đầu tiên trong Hội được phong anh hùng với tư cách nhà văn, vậy tấm lòng
thực của anh đối với một truyền thống lớn của Hội ta, truyền thống Chiến sĩ – Nghệ sĩ, là thế nào
? Mấy hôm nay, một số đồng nghiệp thường nhắc tơi đừng nóng nảy, tơi ln cố gắng giữ trầm
tĩnh nhưng quả thật lòng cứ sơi lên vì cảm thấy hồn thiêng người thân của tơi, đồng đội đồng chí
đồng bào của tơi đã hy sinh trong chiến tranh đang hiển hiện trong hội trường này, đang xem xét
chúng ta nói gì làm gì tại Đại hội này, chúng ta có cịn giữ được phẩm giá người chiến sĩ – nghệ
sĩ hay không ?” [Đến chỗ này mọi người trong hội trường vỗ tay và rất cảm động trước ý kiến
phát biểu của nhà văn Bùi Minh Quốc, nhưng lẽ ra anh gửi bản tham luận rất dài lại Chủ tịch
<i>đồn, chỉ nói một câu về nó và dừng ở đây thì đúng lúc vì thì giờ đã hết – BVN chú]</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

một đoạn nữa thì nhà nhiếp ảnh Nguyễn Đình Tốn lên tận nơi đứng ghé sát nói nhỏ: “Anh cứ
mải cúi xuống đọc mà khơng biết ở dưới người ta bỏ ra ngồi kia kìa”. Nghe Tốn bảo, tơi nghĩ
thầm: Một số đồng nghiệp của tôi không muốn nghe, nhưng giờ phút này rất nhiều bạn đọc và
nhân dân cả nước đang nghe. Rồi thì nhà văn Khuất Quang Thụy trong Chủ tịch đồn tun bố
hết giờ làm việc buổi sáng. Tơi phải ngừng bản tham luận đúng giữa đoạn Chủ tịch Hồ Chí Minh
đọc Tun ngơn Độc lập và tồn dân hát vang câu hát hùng tráng của Văn Cao LẬP QUYỀN
DÂN, TIẾN LÊN, VIỆT NAM. Tơi nói lời cuối cùng trước khi rời diễn đàn: “Tôi yêu cầu báo
<i>Văn nghệ và báo Điện tử của Hội có trách nhiệm phải đăng toàn văn bản tham luận này của tôi, </i>
đúng sai thế nào chúng ta tiếp tục thảo luận trên mặt báo”.


Khi tơi lên diễn đàn thì Ủy viên Bộ chính trị, thường trực Ban bí thư Trương Tấn Sang đã ra về.
Tơi có một số ý kiến nung nấu nhiều năm qua muốn trực tiếp nói với người thay mặt cơ quan
lãnh đạo đến dự Đại hội của Hội Nhà văn, vì 15 năm nay mới có một Đại hội tồn thể. Nhưng rất
tiếc anh Trương Tấn Sang đã không ở lại dự trọn vẹn. Vậy nay tơi trình bày các ý kiến đó nhờ
các phương tiện truyền thông chuyển tải đến anh Trương Tấn Sang và tồn thể Bộ chính trị:
1/ – Những ai trong cơ quan lãnh đạo đã chủ trương và thực hiện việc xúc phạm linh hồn anh
Trần Độ ngay trước quan tài anh ấy tại đám tang có đông đảo các lão thành cách mạng, các cựu
chiến binh, các nhà văn và nhân dân tham dự? Tôi cho rằng các hành vi táng tận lương tâm đó có
cùng một bản chất (chỉ khác về mức độ và cách thể hiện) với những hành vi mà Mao Trạch Đơng
đã tiến hành với những người đồng chí thân cận nhưng có quan điểm khác biệt với những quan


điểm sai trái của ông ta. Tôi cho rằng những người chủ trương và thực hiện các hành vi đó phải
bị lên án, xử lý kỷ luật và đưa ra xem xét dưới góc độ pháp lý, nếu Bộ chính trị khơng thực hiện
việc xem xét này thì Bộ chính trị khơng cịn đủ tư cách để nói với các nhà văn chúng tôi và với
bất cứ người Việt Nam nào về đạo lý dân tộc, văn hóa dân tộc và văn hóa nói chung.


2/ – Anh Nguyễn Khoa Điềm, một chiến sĩ – thi sĩ nổi tiếng, nguyên Tổng thư ký Hội nhà văn
Việt Nam, nguyên Ủy viên Bộ chính trị, Trưởng ban Tư tưởng văn hóa trung ương lúc đương
chức bị tố cáo đã đầu hàng phản bội khi ở tù và gian lận đảng tịch khi ra tù. Người tố cáo là anh
Nguyễn Đức Đạo (tức nhà báo Đào Phương Nguyên), từng là Huyện ủy viên, là dũng sĩ diệt Mỹ
thời chiến tranh, nguyên Giám đốc Đài Phát thanh truyền hình Quảng Trị, là cậu vợ anh Điềm.
Tôi yêu cầu Bộ chính trị sớm cơng bố văn bản kết luận về nội dung mà đảng viên Nguyễn Đức
Đạo tố cáo Ủy viên Bộ chính trị, Trưởng ban Tư tưởng văn hóa trung ương Nguyễn Khoa Điềm.
Đây là vấn đề quan hệ đến lợi ích quốc gia đã được thông tin (một cách tự nhiên, tự phát) trên
các phương tiện truyền thông hiện đại nên phải công bố rộng rãi cho toàn dân biết.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

4/ – Một lần nữa, tại Đại hội này, tôi xin nhấn mạnh lại quan điểm của tôi về vấn đề lãnh đạo.
Một đảng phái chính trị muốn được nhân dân tin theo và tôn làm lực lượng lãnh đạo phải đạt
được 3 tiêu chuẩn sau đây :


- Có đường lối đúng;


- Có đội ngũ cán bộ đảng viên gương mẫu về phẩm chất và năng lực;


- Lãnh đạo bằng vận động thuyết phục, lấy sự gương mẫu để vận động thuyết phục chứ
không phải bằng lời nói sng.


Trong 3 tiêu chuẩn trên, thì tiêu chuẩn tiền phong gương mẫu về năng lực và phẩm chất là yếu tố
quyết định. Trước đây, Đảng ta đã có rất nhiều cán bộ đảng viên gương mẫu, suốt đời tận tụy hy
sinh vì nhân dân quên mình nên được nhân dân rất mực tin yêu. Nay thì tình hình đã ngược lại.
Đường lối của Đảng thì sai lầm bế tắc, phản khoa học; “xã hội chủ nghĩa” là một phạm trù mù


mờ mà bản thân những người lãnh đạo cũng không thể làm sáng tỏ nhưng lại cứ cố ý định hướng
cả dân tộc đi vào chỗ mù mờ đó thì hiển nhiên là cố ý chuốc lấy một tội lớn đối với dân tộc. Sự
hư hỏng sa đọa của cán bộ có chức quyền trong các cấp ủy đảng ngày càng tăng và đang diễn ra
theo chiều hướng hầu như khó bề ngăn chặn. Thực ra họ vốn là những con người hiền lành chất
phác trong sáng nhưng cái hệ thống chính trị khơng có cơ chế hãm bên trong và sự giám sát từ
bên ngoài càng vận hành càng mục ruỗng thối nát đã làm họ hư hỏng. Những lời tâm sự chân
thành và can đảm lúc cuối đời của hai nhà văn cách mạng Nguyễn Đình Thi và Nguyễn Khải
là bằng chứng không thể bác bỏ cho tình trạng đó. Và Ban chấp hành khóa VII Hội Nhà văn Việt
Nam, ở Đại hội lần thứ VIII, đã tự bộc lộ một cách điển hình tình trạng thối hóa về tổ chức làm
hư hỏng con người (sẽ nói kỹ thêm ở phần sau).


Ai lãnh đạo nhà văn ?


Không ai cả.Từ xưa vẫn thế và muôn đời vẫn thế.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

nước Việt Nam dân chủ cộng hòa bị đổi thành nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Đối với nhà
văn Việt Nam và toàn thể các công dân Việt Nam, cái mục tiêu XHCN mù mờ đã biến thành một
hiện thực khủng khiếp là thiết chế độc quyền báo chí, độc quyền xuất bản trong tay Nhà nước,
được điều hành bởi những lệnh miệng từ Ban Tuyên giáo trung ương của Đảng. Nghị quyết 23
viết “Đảm bảo tự do dân chủ cho mọi hoạt động sáng tạo văn học nghệ thuật…” nhưng không
ghi rõ đảm bảo bằng cách nào thì cũng chỉ là sự trình diễn một cách mơ hồ thiện chí (tơi tạm tin
là thiện chí thực tâm) của người lãnh đạo để tiếp tục lẩn tránh việc thực hiện quyền ra báo tư
nhân và lập nhà xuất bản tư nhân mà Hiến pháp đã ghi rõ. Mọi sự gọi là lãnh đạo phải được hiện
ra thành luật pháp để tác động đến toàn xã hội, cả người lãnh đạo đến tồn thể các cơng dân đều
phải tuân thủ pháp luật, bình đẳng trước pháp luật. Người lãnh đạo miệng hơ “Khơng có gì q
hơn độc lập tự do” nhưng lại cấm báo chí đăng các bức thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp phát
biểu về những việc quốc gia đại sự ích quốc lợi dân thì chính là tự hủy nhân cách của mình,
khơng ai có thể chấp nhận được một cung cách “lãnh đạo” nói một đằng làm một nẻo như thế.
Trừ các nhà văn là đảng viên và các nhà văn qn đội, cơng an, cơng chức, quan chức có quan hệ
cấp trên cấp dưới, cịn ngồi ra quan hệ giữa giới lãnh đạo và các nhà văn phải là quan hệ bình


đẳng tơn trọng lẫn nhau, thành tâm lắng nghe và tiếp nhận lẫn nhau, làm phong phú lẫn nhau.Từ
ngàn xưa sử sách đã ghi chuyện Tề vương với Nhan Súc. Tề vương bảo: “Súc lại đây!”. Nhan
Súc bảo: “Vua lại đây!”. Nhan Súc giải thích: Nếu vua bảo ta đến mà ta đến thì ta mang tiếng là
người nịnh vua, và vua cũng mang tiếng là khơng tơn trọng kẻ sĩ, cịn nếu ta bảo vua đến mà vua
đến thì vua tỏ ra là người biết coi trọng kẻ sĩ, còn ta giữ được tư thế ung dung của kẻ sĩ. Nghe
vậy, Tề Vương đã đến với Nhan Súc. Thời nay, có chuyện báo chí đã loan tin: Tổng thống Mỹ
Bill Clinton đến thăm Cộng hòa Séc, nhờ Tổng thống Vaxláp Haven mời nhà văn Bohumil
Hrabal mà ông ta hằng ngưỡng mộ tới Phủ Tổng thống để ông được gặp. Bohumil Hrabal ngồi ở
quán bia, bảo với người tới mời: về bảo Clinton muốn gặp thì hãy đến đây. Haven đã thân dẫn
Clinton tới quán bia gặp thăm Hrabal, họ cùng vừa uống bia vừa vui vẻ chuyện trò. Ở ta, vào
tháng 10 năm 1987, với sự chuẩn bị cơng phu của Trưởng ban Văn hóa văn nghệ trung ương
Trần Độ, đã có cuộc gặp mặt thân mật cởi mở giữa Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh với hàng trăm
trí thức văn nghệ sĩ. Tại cuộc gặp này, “mọi người tự do phát biểu ý kiến về mọi vấn đề” (lời Hồ
Chủ tịch), Tổng bí thư cất lời hơ “cởi trói”, các ý kiến của anh chị em trí thức văn nghệ sĩ và
Tổng bí thư gặp nhau và đúc kết thành nghị quyết 05 của Bộ chính trị, một nghị quyết giải phóng
sức sản xuất trên lãnh vực tinh thần làm nức lịng tồn thể giới cầm bút. Tuy nhiên, nghị quyết
05 chưa quy định việc thể chế hóa nguyên tắc tự do sáng tác gắn liền với tự do công bố. Vậy Bộ
chính trị cần chỉ đạo các đảng viên là đại biểu Quốc hội tiến hành ngay trong cuộc họp cuối năm
nay bổ sung vào Luật xuất bản và Luật báo chí điều khoản cơng dân có quyền ra báo và lập nhà
xuất bản tư nhân.


5/ – Những ai trong cơ quan lãnh đạo chịu trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo đại hội VIII Hội Nhà
văn Việt Nam?


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<i>phân tích. Nhà văn Hữu Ước là Tổng biên tập báo Công an nhân dân đã từng đăng nhiều bài lên </i>
tiếng bảo vệ chủ quyền tồn vẹn lãnh thổ Việt Nam. Thế thì tại sao anh lại cho rằng việc Đại hội
lên tiếng bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc là khơng đúng chỗ? Thật khó hiểu.
Càng khó hiểu hơn nữa là nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội liền hai khóa và vừa trúng cử tiếp
khóa nữa, vốn là một anh bộ đội Cụ Hồ, hôm trước ngày họp Đại hội vừa vào lăng viếng Cụ, đi
dưới dịng chữ KHƠNG CĨ GÌ Q HƠN ĐỘC LẬP TỰ DO đắp nổi rất lớn trên lăng, ngồi ở


vị trí trung tâm của Chủ tịch đồn, nghe anh Hữu Ước nói vậy mà lại im lặng, trong khi đáng lẽ
chí ít cũng phải đứng lên thay mặt Chủ tịch đoàn đề nghị Đại hội thảo luận ý kiến của anh Hữu
Ước. Sự khó hiểu khơng chỉ ở Hữu Thỉnh. Trên Chủ tịch đồn có rất nhiều nhà văn vốn là, đang
là anh bộ đội Cụ Hồ, và luôn luôn là người chiến sĩ – nghệ sĩ, từ nhà văn Vũ Tú Nam (nguyên
Tổng thư ký Hội khóa 4), đến những Lê Văn Thảo, Thanh Quế, Khuất Quang Thụy, Hồ Anh
Thái, Trần Đăng Khoa, tất cả đều im lặng. Thế đấy, các chiến sĩ ấy giữ trọng trách chủ tọa một
“sinh hoạt chính trị quan trọng” (chỉ thị của Ban bí thư) mà lại im lặng né tránh một vấn đề hệ
trọng hàng đầu của Tổ quốc, của Nhân dân như vậy thì nhiệm vụ đích thực của họ trên Chủ tịch
đồn là gì? Hay nhiệm vụ đích thực của họ chính là thế: im lặng? Và sự im lặng này đã để cho
phát biểu của Hữu Ước trở thành lời kết thúc Đại hội [theo nhà văn Trần Mạnh Hảo thì ý kiến
<i>của nhà văn Hữu Ước đã bị hội trường vỗ tay mời xuống – BVN chú]. Các nhà văn hội viên rời </i>
Đại hội ra về trong tư thế đúng như câu thơ Thanh Thảo mơ tả : “u Tổ Quốc chỉ cịn nghe ú
ớ”. Và với tư thế “ú ớ” này, làm sao chúng ta cịn dám nhìn mặt nhân dân đây?


Tơi nghe thấy Nhân dân hỏi: các con hãy tính tổng chi phí lấy từ tiền thuế của ta đóng, đem chia
ra xem giá thành một ngày các con họp Đại hội là bao nhiêu, chắc là cao lắm, thế mà cuối cùng
các con đem về cho ta một sự “ú ớ” đáng xấu hổ vậy sao? Các con có biết bọn bành trướng nhìn
thấy sự ú ớ của các con, chúng khối chí ra sao khơng ?


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Theo tiêu chí chính trị Hồ Chí Minh, thì cuộc “sinh hoạt chính trị quan trọng” ở đại hội VIII của
các nhà văn yêu dân yêu nước yêu tự do đạt kết quả âm. Theo tiêu chí chính trị – kinh tế xài tiền
chùa để thực hiện các cuộc đại hội hình thức, hời hợt dựa vào sự ú ớ của số đơng nhằm hợp thức
hóa ghế cho thiểu số quan chức, thì những người trực tiếp dẫn dắt Đại hội đã đạt kết quả ngoạn
mục.


<i>Tôi yêu cầu báo Văn nghệ và báo Điện tử Hội Nhà văn Việt Nam của Hội đăng tải thư này kèm </i>
theo bản thơng báo dưới đây:


<b>THƠNG BÁO</b>



Để bớt đi một gánh nặng chi phí lớn cho Nhà nước (lấy từ tiền dân đóng thuế), tại Đại hội lần
thứ VIII Hội Nhà văn Việt Nam, có 20 nhà văn cùng ký tên nhất trí kiến nghị Đại hội quyết định
<b>dứt khoát rời bỏ cơ chế bao cấp, chuyển từ hội xin tiền nhà nước lâu nay thành hội tự ni tự </b>


<b>quản. 20 nhà văn đó là nhóm khởi xướng kiến nghị, gồm các nhà văn :</b>


1- Nguyễn Huệ Chi
2- Lại Nguyên Ân
3- Trần Nhương
4- Trần Thùy Mai
5- Tô Nhuận Vỹ
6- Nguyễn Quang Hà
7- Nguyễn Khắc Phê
8- Hoàng Phủ Ngọc Tường
9- Lâm Thị Mỹ Dạ


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

16- Dư Thị Hoàn


17- Nguyễn Khắc Thạch
18- Trịnh Hoài Giang
19- Nguyễn Đắc Xuân
20- Cao Duy Thảo


Tiếp sau nhóm khởi xướng, có thêm 8 nhà văn ký tên, gồm các nhà văn:
1- Trần Công Tấn


2- Nguyễn Võ Lệ Hà
3- Hoàng Tiến
4- Lê Vân
5- Thanh Thảo



6- Nguyễn Quang Lập
7- Trần Ninh Hồ
8- Thái Thăng Long


<b>Nhóm khởi xướng cử nhà văn Nguyễn Huệ Chi lên diễn đàn buổi sáng 06.08.2010 công bố kiến </b>


<b>nghị, nhưng sau khi đăng ký phát biểu, chờ mãi vẫn không đến lượt. Buổi chiều 06.08, nhà văn </b>


Nguyễn Huệ Chi nghỉ họp, trao lại cho nhà văn Tô Nhuận Vĩ lên diễn đàn công bố, nhưng rồi
cũng không đến lượt, mặc dù Đại hội cịn khá nhiều thời gian dành cho diễn đàn.


Thơng báo này nhờ cơ quan ngôn luận của Hội công bố, coi như công bố tại Đại hội, để đồng
nghiệp trong ngoài Hội cùng toàn dân biết: trong Hội Nhà văn Việt Nam hiện nay có 28 nhà văn
cùng chung tâm nguyện xây dựng Hội theo con đường tự nuôi tự quản, hội viên nào sau khi đọc
thông báo này nếu cũng cùng chung tâm nguyện xin mời ký tên.


Địa chỉ liên lạc :


1- Nhà văn Nguyễn Huệ Chi, e-mail :
2- Nhà văn Trần Nhương, e-mail :


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

chúng ta góp ý bổ sung có kết quả vào Nghị định 45 của Chính phủ, các đơn vị pháp nhân “văn
đồn”, “văn nhóm”, “trường phái” như thời Tự lực văn đoàn, Xuân Thu nhã tập ngày xưa, chắc
chắn sinh hoạt văn hóa nghệ thuật của đất nước sẽ mau chóng trở nên sầm uất đầy sinh khí mà
không tốn một xu tiền thuế của dân.


(Trong khi chờ cơ quan ngôn luận của Hội công bố, tôi trân trọng nhờ các web, blog của các
đồng nghiệp đăng tải giùm, chân thành cảm ơn)



Đà Lạt 14.08.2010


<b>BMQ</b>


</div>

<!--links-->
Hoàn thiện quản lý thu thuế của nhà nước.pdf
  • 238
  • 568
  • 1
  • ×