Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

HƯỚNG DẪNBÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐỀ TÀI, DỰ ÁN KHCN CẤP NHÀ NƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.01 KB, 23 trang )

BM17-BCTK-VCN
(PHỤ LỤC 1-1)

HƯỚNG DẪN
BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐỀ TÀI, DỰ ÁN
KHCN CẤP NHÀ NƯỚC
(Theo Thông tư số 12/2009/TT-BKHCN ngày 08 tháng 5 năm 2009
của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

Báo cáo tổng hợp kết quả đề tài, dự án (sau đây viết tắt là báo cáo tổng
hợp) là tài liệu tổng hợp quá trình thực hiện và kết quả đạt được khi đề tài, dự
án đến thời hạn kết thúc để phục vụ đánh giá nghiệm thu và sau khi được
chỉnh sửa theo kết luận của hội đồng đánh giá cấp nhà nước được dùng để
công nhận kết quả nghiên cứu, thanh lý hợp đồng và lưu trữ theo quy định.
Để thuận tiện, báo cáo tổng hợp có quy định về hình thức cơ bản như
đối với các loại hình báo cáo khoa học khác và phải phản ánh được các kết
quảnội dung khoa học công nghệ đã nêu trong đề cương thuyết minh đề tài,
dự án, cụ thể như sau:
I. BỐ CỤC CỦA BÁO CÁO TỔNG HỢP
Trang bìa (xem Hình 3.2)
Trang phụ bìa (xem Hình 3.3)
Báo cáo thống kê (xem mẫu)
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
MỞ ĐẦU
Chương 1 1.1………
1.2…….
Chương 2 - ……..


1


Chương ... KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
II. NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÁO CÁO TỔNG HỢP
2.1. Mở đầu:
Giới thiệu vắn tắt về sự hình thành đề tài, dự án;
Nêu mục tiêu, đối tượng, tính cấp thiết, phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa
khoa học và thực tiễn của đề tài;
Tổng quan về tình hình nghiên cứu, phân tích, đánh giá các cơng trình
nghiên cứu đã có trong và ngồi nước liên quan mật thiết đến đề tài; trình độ
cơng nghệ mà dự án cần hồn thiện so với trong nước và quốc tế; cập nhật các
thông tin đến thời điểm báo cáo; nêu những vấn đề còn tồn tại, chỉ ra những
vấn đề mà đề tài, dự án cần giải quyết.
Ghi rõ xuất xứ của dự án từ một trong các nguồn sau:
- Từ kết quả của đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
(R&D) đã được Hội đồng khoa học và công nghệ các cấp đánh giá nghiệm
thu, kiến nghị (tên đề tài, thuộc Chương trình khoa học và cơng nghệ cấp
Nhà nước (nếu có), mã số, ngày tháng năm đánh giá nghiệm thu; kèm theo
Biên bản đánh giá nghiệm thu/ Quyết định công nhận kết quả đánh giá
nghiệm thu của cấp có thẩm quyền)
- Từ sáng chế, giải pháp hữu ích, sản phẩm khoa học được giải thưởng
khoa học và công nghệ (tên văn bằng, chứng chỉ, ngày cấp)
- Kết quả khoa học cơng nghệ từ nước ngồi (hợp đồng chuyển giao
công nghệ; tên văn bằng, chứng chỉ, ngày cấp nếu có; nguồn gốc, xuất xứ, hồ
sơ liên quan)


2


Nêu mục tiêu hồn thiện cơng nghệ, quy mơ và trình độ của cơng nghệ
cần đạt được, tính khả thi và hiệu quả kinh tế của dự án.
2.2. Nội dung khoa học công nghệ đã thực hiện
Phần nội dung KHCN đã thực hiện có thể chia thành nhiều chương tùy
thuộc vào từng chuyên ngành và đề tài, dự án cụ thể.
a) Đối với đề tài:
Với mỗi nội dung nghiên cứu chính, cần trình bày cơ sở lý thuyết, lý
luận, giả thuyết khoa học và phương pháp nghiên cứu đã được sử dụng để
thực hiện các nội dung cơ bản của đề tài.
Phương pháp nghiên cứu, điều tra khảo sát, tính toán và trang thiết bị
nghiên cứu đã sử dụng của đề tài (thể hiện được độ tin cậy, tính đại diện, tính
xác thực, hợp lý...). Luận cứ rõ cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu, phương pháp
nghiên cứu, kỹ thuật đã sử dụng gắn với từng nội dung chính của đề tài; so
sánh với các phương pháp giải quyết tương tự khác và phân tích để làm rõ
được tính mới, tính độc đáo, tính sáng tạo trong q trình giải quyết các vấn
đề đặt ra của đề tài.
Quá trình phối hợp với các tổ chức nghiên cứu và cơ sở sản xuất trong
nước. Tên các tổ chức phối hợp chính và nội dung cơng việc tham gia trong q
trình thực hiện đề tài, kể cả các cơ sở sản xuất hoặc những người sử dụng kết
quả nghiên cứu; khả năng đóng góp về nhân lực, tài chính, cơ sở hạ tầng... (nếu
có).
Q trình hợp tác quốc tế (nếu có): tên đối tác nước ngồi; nội dung đã
hợp tác; hình thức thực hiện; kết quả hợp tác, tác động của việc hợp tác đối
với kết quả của đề tài.
Tùy theo tính chất của từng loại hình đề tài có thể bổ sung hoặc bỏ bớt
nội dung cụ thể như:
Đối với nghiên cứu lý thuyết:

- Nêu rõ các nội dung nghiên cứu lý thuyết và kết quả đạt được;
3


- Các phương pháp nghiên cứu đã tiến hành;
- Các phương pháp tính tốn và kỹ thuật đã sử dụng.
Đối với cơng việc thí nghiệm, thực nghiệm (hoặc điều tra, khảo sát):
- Nêu luận cứ cần thiết của thí nghiệm đã tiến hành;
- Các nguyên lý hoạt động của đối tượng đã nghiên cứu;
- Các đặc điểm của đối tượng cần nghiên cứu, phát triển;
- Những tiêu chuẩn thử nghiệm và đánh giá; liệt kê những thiết bị thí
nghiệm/thử nghiệm đã sử dụng trong quá trình nghiên cứu;
- Số mẫu hoặc số lần thí nghiệm cần thiết để thu được những kết quả
nghiên cứu có độ tin cậy cao;
- Các số liệu thí nghiệm thu được và kết quả kiểm tra, đo đạc, thử
nghiệm;
- Đánh giá sai số đo và tính đại diện của số liệu;
- Nhận xét và đánh giá những số liệu hoặc kết quả thí nghiệm/ thử
nghiệm thu được và rút ra kết luận của từng phần nghiên cứu.
b) Đối với dự án:
Mô tả công nghệ, sơ đồ hoặc quy trình cơng nghệ (là xuất xứ của dự
án) để triển khai dự án
Phân tích những vấn đề mà dự án cần giải quyết về công nghệ (Hiện
trạng của cơng nghệ và việc hồn thiện, thử nghiệm tạo ra cơng nghệ mới;
nắm vững, làm chủ quy trình cơng nghệ và các thông số kỹ thuật; ổn định
chất lượng sản phẩm, chủng loại sản phẩm; nâng cao khối lượng sản phẩm
cần sản xuất thử nghiệm để khẳng định công nghệ và quy mô của dự án sản
xuất thử nghiệm).
Liệt kê và mô tả nội dung, các bước công việc cần thực hiện để giải
quyết những vấn đề đặt ra, kể cả đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công nhân

kỹ thuật đáp ứng cho việc thực hiện dự án sản xuất thử nghiệm.
Tóm tắt q trình tổ chức sản xuất thử nghiệm như:
4


- Năng lực triển khai thực nghiệm và hoàn thiện công nghệ theo mục
tiêu trong dự án; hoạt động liên doanh, phối hợp với các tổ chức KH&CN, các
doanh nghiệp trong việc phát triển, hồn thiện cơng nghệ và tổ chức sản xuất
thử nghiệm;
- Địa điểm thực hiện dự án (nêu địa chỉ cụ thể, nêu thuận lợi và hạn chế
về vị trí địa lý, địa hình, cơ sở hạ tầng.... của địa bàn triển khai dự án); bố trí
nhà xưởng phù hợp hay chưa...;
- Trang thiết bị chủ yếu đảm bảo cho triển khai dự án sản xuất thử
nghiệm (làm rõ những trang thiết bị đã được sử dụng bao gồm cả liên doanh
với các đơn vị tham gia, trang thiết bị thuê, mua hoặc tự thiết kế chế tạo; tình
hình cung ứng trang thiết bị của thị trường cho dự án;......);
- Nguyên vật liệu (tình hình cung ứng nguyên vật liệu chủ yếu cho quá
trình sản xuất thử nghiệm, làm rõ những nguyên vật liệu cần nhập của nước
ngoài; các dự báo về nguồn nguyên vật liệu chủ yếu...);
- Số cán bộ KHCN và công nhân lành nghề tham gia thực hiện dự án;
tình hình tổ chức nhân lực; tình hình đào tạo phục vụ dự án (số lượng cán bộ,
kỹ thuật viên, công nhân);
- Môi trường (đánh giá tác động môi trường do việc triển khai dự án và
giải pháp khắc phục).
2.3. Các kết quả đạt được
Mô tả ngắn gọn các kết quả khoa học công nghệ đã đạt được. Đánh giá
về số lượng và chất lượng so với hợp đồng KHCN và thuyết minh đã đăng ký.
Nhận định các kết quả đạt được.
Phần nhận định các kết quả phải căn cứ vào các dẫn liệu khoa học thu
được trong quá trình nghiên cứu của đề tài hoặc đối chiếu với kết quả nghiên

cứu của các tác giả khác thông qua các tài liệu tham khảo.
a) Nêu các sản phẩm KH&CN chính của đề tài và yêu cầu chất lượng
cần đạt; so với các sản phẩm tương tự trong nước và nước ngoài (Làm rõ cơ
5


sở khoa học và thực tiễn để xác định các chỉ tiêu về chất lượng của các sản
phẩm của đề tài).
- Các sản phẩm “Dạng I”: Mẫu (model, maket); sản phẩm (là hàng hố,
có thể được tiêu thụ trên thị trường); vật liệu; thiết bị, máy móc; dây chuyền
cơng nghệ; giống cây trồng; giống vật nuôi và các loại khác.
- Các sản phẩm “Dạng II”: Nguyên lý ứng dụng; phương pháp; tiêu
chuẩn; quy phạm; phần mềm máy tính; bản vẽ thiết kế; quy trình cơng nghệ;
sơ đồ, bản đồ; số liệu, cơ sở dữ liệu; báo cáo phân tích; tài liệu dự báo
(phương pháp, quy trình, mơ hình,...); đề án, qui hoạch; luận chứng kinh tế-kỹ
thuật, báo cáo nghiên cứu khả thi và các sản phẩm khác.
- Các sản phẩm “Dạng III”: Bài báo; Sách chuyên khảo; và các sản
phẩm khác. Tình hình cơng bố kết quả nghiên cứu (bài báo, ấn phẩm, ...) ở
các tạp chí có uy tín trong, ngồi nước và mức độ trích dẫn.
- Kết quả tham gia đào tạo trên đại học.
- Sản phẩm đã hoặc đang đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp,
quyền đối với giống cây trồng.
Tác động đối với kinh tế, xã hội và môi trường:
- Hiệu quả kinh tế trực tiếp (giá trị làm lợi bằng tiền thông qua ứng
dụng thử nghiệm sản phẩm vào sản xuất và đời sống);
- Mức độ tác động đối với kinh tế, xã hội và môi trường (tạo việc làm,
tạo ngành nghề mới, bảo vệ môi trường...);
- Mức độ sẵn sàng chuyển giao, thương mại hóa kết quả nghiên cứu.
b) Nêu các sản phẩm KH&CN chính của dự án và yêu cầu chất lượng
cần đạt; phân tích, làm rõ các thơng số và so sánh với các sản phẩm cùng loại

trong nước và của nước ngoài.
- Mức độ đầy đủ về số lượng, khối lượng, chủng loại các sản phẩm
khoa học công nghệ chính của dự án so với số lượng, khối lượng, chủng loại
sản phẩm nêu tại Mục 17 và Phụ lục 9 của Thuyết minh dự án và Hợp đồng.
6


- Mức độ hồn thiện cơng nghệ, dây chuyền cơng nghệ, các thiết bị,
quy trình cơng nghệ; chất lượng và yêu cầu khoa học đạt được của các sản
phẩm chính so với Hợp đồng thông qua tài liệu công nghệ, chất lượng của sản
phẩm tạo ra, quy mô sản xuất;
- Sản phẩm đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với
giống cây trồng; Các ấn phẩm; kết quả đào tạo cán bộ.
Tác động đối với kinh tế, xã hội và môi trường:
- Mức độ ứng dụng công nghệ và thương mại hóa sản phẩm (thơng qua
số lượng tổ chức, cá nhân ứng dụng thử nghiệm công nghệ thành công, quy
mô sản xuất sản phẩm…).
- Hiệu quả kinh tế trực tiếp (giảm giá thành, số tiền làm lợi thu được
do ứng dụng sản phẩm trong quá trình thực hiện dự án…).
- Mức độ tác động đối với kinh tế, xã hội và mơi trường, quốc phịng,
an ninh (tạo việc làm, tạo ngành nghề mới, bảo vệ môi trường...)
Phương án phát triển của dự án sau khi kết thúc. Mô tả rõ phương án
triển khai lựa chọn trong các loại hình sau đây: Đưa vào sản xuất cơng nghiệp
của doanh nghiệp; Nhân rộng, chuyển giao kết quả của dự án; Liên doanh,
liên kết; Thành lập doanh nghiệp khoa học và cơng nghệ mới để tiến hành sản
xuất-kinh doanh; Hình thức khác (nêu rõ).
2.4. Kết luận
Trình bày những kết quả mới của đề tài, dự án một cách ngắn gọn,
không có lời bàn và bình luận thêm.
2.5. Kiến nghị

Đề xuất việc sử dụng và áp dụng các kết quả nghiên cứu của đề tài (có
thể áp dụng ngay vào thực tiễn; cần tiếp tục hồn thiện trên cơ sở hình thành
dự án sản xuất thử nghiệm hoặc cần tiến hành những nghiên cứu tiếp theo…);
kiến nghị chuyển giao các kết quả của dự án vào sản xuất ở qui mô cơng
nghiệp, thương mại hóa sản phẩm…
7


2.6. Danh mục tài liệu tham khảo
Chỉ bao gồm các tài liệu được trích dẫn, sử dụng và đề cập tới để
nghiên cứu và bàn luận trong báo cáo.
2.7. Phụ lục
III. TRÌNH BÀY BÁO CÁO TỔNG HỢP
Báo cáo phải được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc, sạch sẽ,
khơng được tẩy xóa, có đánh số trang, đánh số bảng biểu, hình vẽ, đồ thị. Tác
giả cần có lời cam đoan danh dự về cơng trình khoa học này của mình. Báo
cáo hồn chỉnh để lưu trữ được đóng bìa cứng, in chữ nhũ đủ dấu tiếng Việt
(xem Hình 3.2), trang phụ bìa (xem Hình 3.3), báo cáo thống kê (xem mẫu).
3.1. Soạn thảo văn bản
Báo cáo được in trên giấy trắng khổ A4 (210 mm x 297 mm); áp dụng
đối với văn bản được soạn thảo trên máy vi tính sử dụng chương trình soạn
thảo văn bản (như Microsoft Word for Windows hoặc tương đương); phông
chữ Việt Unicode (Times New Roman), cỡ chữ 14, mật độ chữ bình thường,
khơng được nén hoặc kéo dãn khoảng cách giữa các chữ; dãn dòng đặt ở chế
độ 1,5 lines; lề trên 3 cm; lề dưới 3 cm; lề trái 3,5 cm; lề phải 2 cm. Số trang
được đánh ở giữa, phía dưới mỗi trang giấy. Nếu có bảng biểu, hình vẽ trình
bày theo chiều ngang khổ giấy thì đầu bảng là lề trái của trang, nhưng nên hạn
chế trình bày theo cách này.
3.2. Tiểu mục
Các tiểu mục của báo cáo được trình bày và đánh số thành nhóm chữ

số, nhiều nhất gồm bốn chữ số với số thứ nhất chỉ số chương (ví dụ: 4.1.2.1
chỉ tiểu mục 1 nhóm tiểu mục 2 mục 1 chương 4). Tại mỗi nhóm tiểu mục
phải có ít nhất hai tiểu mục, nghĩa là khơng thể có tiểu mục 2.1.1 mà khơng có
tiểu mục 2.1.2 tiếp theo.
3.3. Bảng biểu, hình vẽ, phương trình
8


Việc đánh số bảng biểu, hình vẽ, phương trình phải gắn với số chương;
ví dụ Hình 3.4 có nghĩa là hình thứ 4 trong Chương 3. Mọi đồ thị, bảng biểu
lấy từ các nguồn khác phải được trích dẫn đầy đủ, ví dụ “Nguồn: Bộ Tài
chính 1996”. Nguồn được trích dẫn phải được liệt kê chính xác trong danh
mục Tài liệu tham khảo. Đầu đề của bảng biểu ghi phía trên bảng, đầu đề của
hình vẽ ghi phía dưới hình. Thông thường, những bảng ngắn và đồ thị phải đi
liền với phần nội dung đề cập tới các bảng và đồ thị này ở lần thứ nhất. Các
bảng dài có thể để ở những trang riêng nhưng cũng phải tiếp theo ngay phần
nội dung đề cập tới bảng này ở lần đầu tiên.
Các bảng rộng vẫn nên trình bày theo chiều đứng dài 297 mm của trang
giấy, chiều rộng của trang giấy có thể hơn 210 mm. Chú ý gấp trang giấy này
như minh họa ở Hình 1 sao cho số và đầu đề của hình vẽ hoặc bảng vẫn có thể
nhìn thấy ngay mà khơng cần mở rộng tờ giấy. Cách làm này cũng giúp để
tránh bị đóng vào gáy của báo cáo phần mép gấp bên trong hoặc xén rời mất
phần mép gấp bên ngoài. Tuy nhiên nên hạn chế sử dụng các bảng quá rộng.

Hình 3.1 Cách gấp trang giấy rộng hơn 210 mm

9


Trong mọi trường hợp, bốn lề bao quanh phần văn bản và bảng biểu

vẫn như quy định tại mục 3.1 Hướng dẫn này.
Đối với những trang giấy có chiều đứng hơn 297 mm (bản đồ, bản
vẽ…) thì có thể để trong một phong bì cứng đính bên trong bìa sau báo cáo.
Trong báo cáo, các hình vẽ phải được vẽ sạch sẽ bằng mực đen để có
thể sao chụp lại; có đánh số và ghi đầy đủ đầu đề; cỡ chữ phải bằng cỡ chữ sử
dụng trong văn bản báo cáo. Khi đề cập đến các bảng biểu và hình vẽ phải
nêu rõ số của hình và bảng biểu đó, ví dụ “… được nêu trong Bảng 4…” hoặc
“(xem Hình 3…)” mà không được viết “… được nêu trong bảng dưới đây”
hoặc “…trong đồ thị của X và Y sau”.
Việc trình bày phương trình tốn học trên một dịng đơn hoặc dòng kép
là tùy ý, tuy nhiên phải thống nhất trong toàn báo cáo. Khi ký hiệu xuất hiện
lần đầu tiên thì phải giải thích và đơn vị tính phải đi kèm ngay trong phương
trình có ký hiệu đó. Nếu cần thiết, danh mục của tất cả các ký hiệu, chữ viết
tắt và nghĩa của chúng cần được liệt kê và để ở phần đầu của báo cáo. Tất cả
các phương trình cần được đánh số và để trong ngoặc đơn đặt bên phía lề
phải. Nếu một nhóm phương trình mang cùng một số thì những số này cũng
được để trong ngoặc, hoặc mỗi phương trình trong nhóm phương trình, ví dụ
(5.1) có thể được đánh số là (5.1.1), (5.1.2), (5.1.3)
3.4. Viết tắt
Không lạm dụng việc viết tắt trong báo cáo. Chỉ viết tắt những từ, cụm
từ hoặc thuật ngữ được sử dụng nhiều lần. Không viết tắt những cụm từ dài,
những mệnh đề; không viết tắt những cụm từ ít xuất hiện. Nếu cần viết tắt
những từ, thuật ngữ, tên các cơ quan, tổ chức… thì được viết tắt sau lần viết
thứ nhất có kèm theo chữ viết tắt trong ngoặc đơn. Nếu báo cáo có nhiều chữ
viết tắt thì phải có bảng danh mục các chữ viết tắt (xếp theo thứ tự ABC) ở
phần đầu báo cáo.

10



3.5. Tài liệu tham khảo và cách trích dẫn
Mọi ý kiến, khái niệm có ý nghĩa, mang tích chất gợi ý không phải của
riêng tác giả và mọi tham khảo khác phải được trích dẫn và chỉ rõ nguồn
trong danh mục Tài liệu tham khảo của báo cáo. Phải nêu rõ cả việc sử dụng
những đề xuất hoặc kết quả của đồng tác giả. Nếu sử dụng tài liệu của người
khác và của đồng tác giả (bảng biểu, hình vẽ, cơng thức, đồ thị, phương trình,
ý tưởng…) mà khơng chú dẫn tác giả và nguồn tài liệu thì báo cáo được coi là
khơng trung thực và bị trừ điểm.
Khơng trích dẫn những kiến thức phổ biến, không làm báo cáo nặng nề
với những tham khảo, trích dẫn. Việc trích dẫn, tham khảo chủ yếu nhằm thừa
nhận nguồn của những thông tin có giá trị và giúp người đọc theo được mạch
viết của tác giả, không làm trở ngại việc đọc.
Nếu khơng có điều kiện tiếp cận được tài liệu gốc mà phải trích dẫn
thơng qua một tài liệu khác thì phải nêu rõ cách trích dẫn này, đồng thời tài
liệu gốc đó khơng được liệt kê trong danh mục Tài liệu tham khảo.
Khi cần trích dẫn một đoạn ít hơn hai câu hoặc bốn dịng thì có thể sử
dụng dấu ngoặc kép để mở đầu và kết thúc phần trích dẫn. Nếu cần trích dẫn
dài hơn thì phải tách phần này thành một đoạn riêng khỏi phần nội dung trang
trình bày, với lề trái lùi vào thêm 2 cm, trường hợp này, mở đầu và kết thúc
đoạn trích khơng phải sử dụng dấu ngoặc kép.
Trích dẫn theo số thứ tự của tài liệu ở danh mục Tài liệu tham khảo và
được đặt trong ngoặc vng, khi cần có cả số trang, ví dụ [15, tr.314-315].
Đối với phần được trích dẫn từ nhiều tài liệu khác nhau, số của từng tài liệu
được đặt độc lập trong từng ngoặc vuông, theo thứ tự tăng dần, ví dụ [19],
[25], [41], [42].

11


3.6. Phụ lục của báo cáo

Phần này bao gồm những nội dung cần thiết nhằm minh họa hoặc bổ
trợ cho nội dung báo cáo như số liệu, mẫu biểu, tranh ảnh… Nếu báo cáo sử
dụng những câu trả lời cho một bản điều tra, hỏi đáp thì bản điều tra, câu hỏi
mẫu này phải được đưa vào phần Phụ lục ở dạng nguyên bản đã cùng để điều
tra, thăm dò ý kiến; khơng được tóm tắt hoặc sửa đổi. Cách tính tốn mẫu
trình bày tóm tắt trong các bảng biểu cũng cần nêu trong Phụ lục. Phụ lục
không được dày hơn phần chính của báo cáo.
3.7. Báo cáo Tóm tắt
Báo cáo tóm tắt có tính chất thơng tin nhanh, đủ để người đọc có thể nắm
bắt được các đặc điểm cơ bản, tính độc đáo của đề tài/dự án. Báo cáo tóm tắt
thường khơng q 25 trang khổ A4. Hình thức trình bày như quy định tại mục
3.1 Hướng dẫn này.
Báo cáo tóm tắt phải đủ các thơng tin cơ bản sau:
a) Mở đầu (giới thiệu vắn tắt về xuất xứ của đề tài/dự án).
b) Phương pháp nghiên cứu, điều tra khảo sát, tính tốn và trang thiết bị
nghiên cứu đã sử dụng thực tế (nêu sơ lược, không quá hai trang giấy);
c) Danh mục các kết quả, sản phẩm KHCN đạt được với số lượng,
chủng loại và chỉ tiêu chất lượng, u cầu khoa học chính;
d) Tình hình đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với
giống cây trồng;
đ) Tác động đối với kinh tế, xã hội và mơi trường;
e) Kết luận (tồn văn như báo cáo chính);
f) Kiến nghị (tồn văn như báo cáo chính).

12


BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

CƠ QUAN CHỦ QUẢN X…


CHƯƠNG TRÌNH KHCN CẤP NHÀ NƯỚC KC…
(HOẶC ĐỀ TÀI/DỰ ÁN ĐỘC LẬP CẤP NHÀ NƯỚC)

BÁO CÁO TỔNG HỢP
KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐỀ TÀI/DỰ ÁN
(TÊN ĐỀ TÀI/DỰ ÁN)
(MÃ SỐ ĐỀ TÀI/DỰ ÁN)

Cơ quan chủ trì đề tài/dự án: Viện nghiên cứu A
Chủ nhiệm đề tài/dự án:

TS. Trần Thị X

Hà Nội - 200…

Hình 3.2 Mẫu bìa báo cáo tổng hợp kết quả đề tài/dự án

13


BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

CƠ QUAN CHỦ QUẢN X…

CHƯƠNG TRÌNH KHCN CẤP NHÀ NƯỚC KC…
(HOẶC ĐỀ TÀI/DỰ ÁN ĐỘC LẬP CẤP NHÀ NƯỚC)

BÁO CÁO TỔNG HỢP
KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐỀ TÀI/DỰ ÁN

(TÊN ĐỀ TÀI/DỰ ÁN)
(MÃ SỐ ĐỀ TÀI/DỰ ÁN)
Chủ nhiệm đề tài/dự án:

Cơ quan chủ trì đề tài/dự án:

(ký tên)

(ký tên và đóng dấu)

TS. Trần Thị X

Nguyễn Văn Y

Ban chủ nhiệm chương trình

Bộ Khoa học và Cơng nghệ

(ký tên)

(ký tên và đóng dấu khi gửi lưu trữ)

Lê Văn Z

Nguyễn Văn G

Hà Nội - 200…

Hình 3.3 Mẫu trang phụ bìa báo cáo tổng hợp kết quả đề tài/dự án


14


Mẫu Báo cáo thống kê (trang 3 Báo cáo tổng hợp kết quả đề tài/dự án)
_________________________________________________________________________
(TÊN TỔ CHỨC CHỦ TRÌ
ĐỀ TÀI/DỰ ÁN)
__________________

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
............., ngày

tháng

năm 200...

BÁO CÁO THỐNG KÊ
KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI/DỰ ÁN SXTN
I. THÔNG TIN CHUNG

1. Tên đề tài/dự án:
Mã số đề tài, dự án:
Thuộc:
- Chương trình (tên, mã số chương trình):
- Dự án khoa học và công nghệ (tên dự án):
- Độc lập (tên lĩnh vực KHCN):
2. Chủ nhiệm đề tài/dự án:
Họ và tên: ....................................................................

Ngày, tháng, năm sinh: ............................. Nam/ Nữ: ............................
Học hàm, học vị: .........................................................
Chức danh khoa học: ............................................Chức vụ.....................
Điện thoại: Tổ chức: ................. Nhà riêng: ................ Mobile: ...........
Fax: ....................................... E-mail: ....................................................
Tên tổ chức đang công tác:......................................................................
Địa chỉ tổ chức:........................................................................................
Địa chỉ nhà riêng: ....................................................................................
3. Tổ chức chủ trì đề tài/dự án:
Tên tổ chức chủ trì đề tài: ......................................................................
Điện thoại: .................................. Fax: ..................................................

15


E-mail: ....................................................................................................
Website: .................................................................................................
Địa chỉ: ...................................................................................................
Họ và tên thủ trưởng tổ chức: ................................................................
Số tài khoản: ...........................................................................................
Ngân hàng: .............................................................................................
Tên cơ quan chủ quản đề tài: ..................................................................
..................................................................
II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN

1. Thời gian thực hiện đề tài/dự án:
- Theo Hợp đồng đã ký kết:

từ tháng …./ năm ….đến tháng …/ năm…


- Thực tế thực hiện: từ tháng …./năm

đến tháng …./năm

- Được gia hạn (nếu có):
- Lần 1 từ tháng…. năm…. đến tháng…. năm….
- Lần 2 ….
2. Kinh phí và sử dụng kinh phí:
a) Tổng số kinh phí thực hiện: ………………tr.đ, trong đó:
+ Kính phí hỗ trợ từ SNKH: ………………….tr.đ.
+ Kinh phí từ các nguồn khác: ……………….tr.đ.
+ Tỷ lệ và kinh phí thu hồi đối với dự án (nếu có): ………….
…………………………………….
b) Tình hình cấp và sử dụng kinh phí từ nguồn SNKH:

Số
TT

Theo kế hoạch
Thời gian
Kinh phí
(Tháng, năm)

(Tr.đ)

Thực tế đạt được
Thời gian
Kinh phí
(Tháng, năm)


1
2


16

(Tr.đ)

Ghi chú
(Số đề nghị
quyết toán)


c) Kết quả sử dụng kinh phí theo các khoản chi:
Đối với đề tài:
Đơn vị tính: Triệu đồng

Số
TT

Nội dung
các khoản chi

1

Trả công lao động
(khoa học, phổ
thông)
Nguyên, vật liệu,
năng lượng

Thiết bị, máy móc
Xây dựng, sửa
chữa nhỏ
Chi khác
Tổng cộng

2
3
4
5

Theo kế hoạch
Tổng

SNKH Nguồn
khác

Thực tế đạt được
Tổng

SNKH

Nguồn
khác

- Lý do thay đổi (nếu có):
Đối với dự án:
Đơn vị tính: Triệu đồng

Số

TT

Nội dung
các khoản chi

1

Thiết bị, máy móc
mua mới
Nhà xưởng xây
dựng mới, cải tạo
Kinh phí hỗ trợ
cơng nghệ
Chi phí lao động
Ngun vật liệu,
năng lượng
Th thiết bị, nhà
xưởng
Khác
Tổng cộng

2
3
4
5
6
7

Theo kế hoạch
Tổng


SNKH Nguồn
khác

- Lý do thay đổi (nếu có):

17

Thực tế đạt được
Tổng

SNKH

Nguồn
khác


3. Các văn bản hành chính trong q trình thực hiện đề tài/dự án:
(Liệt kê các quyết định, văn bản của cơ quan quản lý từ công đoạn xác định nhiệm vụ, xét chọn,
phê duyệt kinh phí, hợp đồng, điều chỉnh (thời gian, nội dung, kinh phí thực hiện... nếu
có); văn bản của tổ chức chủ trì đề tài, dự án (đơn, kiến nghị điều chỉnh ... nếu có)

Số
TT

Số, thời gian
ban hành văn
bản

Tên văn bản


Ghi chú

1
2

4. Tổ chức phối hợp thực hiện đề tài, dự án:

Số
TT

Tên tổ chức
đăng ký theo
Thuyết minh

Tên tổ chức đã
tham gia thực
hiện

Nội dung
tham gia
chủ yếu

Sản phẩm
chủ yếu
đạt được

Ghi
chú*


1
2
...
- Lý do thay đổi (nếu có):
5. Cá nhân tham gia thực hiện đề tài, dự án:
(Người tham gia thực hiện đề tài thuộc tổ chức chủ trì và cơ quan phối hợp, không quá 10
người kể cả chủ nhiệm)

Số
TT

Tên cá nhân
đăng ký theo
Thuyết minh

Tên cá nhân
đã tham gia
thực hiện

Nội dung
tham gia
chính

Sản phẩm
chủ yếu đạt
được

Ghi
chú*


1
2
...
- Lý do thay đổi ( nếu có):
6. Tình hình hợp tác quốc tế:
Số
TT

Theo kế hoạch
(Nội dung, thời gian, kinh phí,
địa điểm, tên tổ chức hợp tác, số
đoàn, số lượng người tham gia...)

Thực tế đạt được
(Nội dung, thời gian, kinh phí, địa
điểm, tên tổ chức hợp tác, số
đoàn, số lượng người tham gia...)

1
2
...

18

Ghi
chú*


- Lý do thay đổi (nếu có):


19


7. Tình hình tổ chức hội thảo, hội nghị:

Số
TT

Theo kế hoạch

Thực tế đạt được

(Nội dung, thời gian, kinh phí,
địa điểm )

(Nội dung, thời gian, kinh
phí, địa điểm )

Ghi chú*

1
2
...
- Lý do thay đổi (nếu có):

8. Tóm tắt các nội dung, công việc chủ yếu:
(Nêu tại mục 15 của thuyết minh, không bao gồm: Hội thảo khoa học, điều tra khảo sát
trong nước và nước ngồi)

Số

TT

Các nội dung, cơng việc
chủ yếu
(Các mốc đánh giá chủ yếu)

Thời gian
(Bắt đầu, kết thúc
- tháng … năm)

Theo kế
hoạch

Thực tế đạt
được

Người,
cơ quan
thực hiện

1
2
...
- Lý do thay đổi (nếu có):

III. SẢN PHẨM KH&CN CỦA ĐỀ TÀI, DỰ ÁN

1. Sản phẩm KH&CN đã tạo ra:
a) Sản phẩm Dạng I:


Tên sản phẩm và
Số
chỉ tiêu chất lượng
TT
chủ yếu
1
2
...

Đơn
vị đo

Số lượng

- Lý do thay đổi (nếu có):

20

Theo kế
hoạch

Thực tế
đạt được


b) Sản phẩm Dạng II:

Yêu cầu khoa học
Số
TT


Tên sản phẩm

cần đạt
Theo kế
hoạch

Thực tế
đạt được

Ghi chú

1
2
...
- Lý do thay đổi (nếu có):
c) Sản phẩm Dạng III:

Yêu cầu khoa học
Số
TT

Tên sản phẩm

cần đạt
Theo
kế hoạch

Thực tế
đạt được


Số lượng,
nơi cơng bố
(Tạp chí, nhà
xuất bản)

1
2
...
- Lý do thay đổi (nếu có):
d) Kết quả đào tạo:

Số
TT

Cấp đào tạo, Chuyên
ngành đào tạo

1
2

Thạc sỹ
Tiến sỹ

Số lượng
Theo kế
Thực tế đạt
hoạch
được


Ghi chú
(Thời gian kết
thúc)

- Lý do thay đổi (nếu có):
đ) Tình hình đăng ký bảo hộ quyền sở hữu cơng nghiệp, quyền đối với giống
cây trồng:

Số
TT

Tên sản phẩm
đăng ký

Kết quả
Theo
Thực tế
kế hoạch
đạt được

1
2
21

Ghi chú
(Thời gian kết
thúc)


...

- Lý do thay đổi (nếu có):
e) Thống kê danh mục sản phẩm KHCN đã được ứng dụng vào thực tế
Số
TT

Tên kết quả
đã được ứng dụng

Thời gian

Địa điểm
(Ghi rõ tên, địa
chỉ nơi ứng dụng)

Kết quả
sơ bộ

1
2
2. Đánh giá về hiệu quả do đề tài, dự án mang lại:
a) Hiệu quả về khoa học và công nghệ:
(Nêu rõ danh mục công nghệ và mức độ nắm vững, làm chủ, so sánh với trình độ cơng
nghệ so với khu vực và thế giới…)

b) Hiệu quả về kinh tế xã hội:
(Nêu rõ hiệu quả làm lợi tính bằng tiền dự kiến do đề tài, dự án tạo ra so với các sản phẩm
cùng loại trên thị trường…)
3. Tình hình thực hiện chế độ báo cáo, kiểm tra của đề tài, dự án:

Số

TT
I
II
III

Nội dung

Thời gian
thực hiện

Ghi chú
(Tóm tắt kết quả, kết luận
chính, người chủ trì…)

Báo cáo định kỳ
Lần 1

Kiểm tra định kỳ
Lần 1
….
Nghiệm thu cơ sở
……

Chủ nhiệm đề tài
(Họ tên, chữ ký)

Thủ trưởng tổ chức chủ trì
(Họ tên, chữ ký và đóng dấu)

22



23



×